Phát triển năng lực tự học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Abstract: Self-learning competency is the ability to identify learning tasks in a self-conscious,

proactive way; set one’s own goals to require the effort to implement; implement effective learning

methods; adjust one’s own limitations when performing learning tasks. Developing English selflearning competency is to improve creative thinking competency for students, which is an

important task of education. The article provides an overview of self-learning competency, English

self-learning competency of students at the National University of Art Education; Since then, we

propose some measures to develop English self-learning competency for Art students to meet the

requirements of education innovation.

pdf 5 trang yennguyen 4900
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực tự học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực tự học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phát triển năng lực tự học tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 249-253 
249 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TIẾNG ANH 
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 
NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 
Trịnh Thị Hà - Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 
Ngày nhận bài: 13/02/2019; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 05/03/2019. 
Abstract: Self-learning competency is the ability to identify learning tasks in a self-conscious, 
proactive way; set one’s own goals to require the effort to implement; implement effective learning 
methods; adjust one’s own limitations when performing learning tasks. Developing English self-
learning competency is to improve creative thinking competency for students, which is an 
important task of education. The article provides an overview of self-learning competency, English 
self-learning competency of students at the National University of Art Education; Since then, we 
propose some measures to develop English self-learning competency for Art students to meet the 
requirements of education innovation. 
Keywords: Art students, self-learning competency, goal, learning method. 
1. Mở đầu 
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, vấn đề tự học 
trong các trường đại học, cao đẳng càng được quan tâm 
hơn bao giờ hết. Tự học cần phải trở thành một trong 
những năng lực quan trọng của mỗi cá nhân. Phát triển 
năng lực tự học (NLTH) cho sinh viên (SV) nhằm nâng 
cao năng lực của SV là nhiệm vụ quan trọng của công tác 
giáo dục chuyên nghiệp nói chung và dạy học ở đại học, 
cao đẳng nói riêng; đồng thời, cũng là mục tiêu hướng 
tới của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học đang 
được đặt ra trong toàn ngành GD-ĐT. 
Trong nghiên cứu về việc áp dụng hệ thống quản lí 
chương trình tự học tiếng Anh tại Đại học King Mongkut 
Thonbury (Thái Lan), Sanprasert khẳng định giảng viên 
nhất thiết phải xây dựng được thái độ học tập ngoại ngữ 
tích cực cho SV, qua đó góp phần cải biến hành vi học 
ngoại ngữ - đặc biệt là quá trình tự học [1]. 
Bài viết phân tích khái quát về NLTH, tìm hiểu về 
NLTH tiếng Anh của SV Trường Đại học Sư phạm Nghệ 
thuật Trung ương; từ đó đề xuất một số biện pháp phát 
triển NLTH tiếng Anh cho SV khối ngành Nghệ thuật. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái quát về năng lực tự học 
Trong lịch sử giáo dục, “tự học” là một khái niệm 
được đề cập rất sớm, thường được sử dụng với ý nghĩa là 
người học tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động học 
tập của mình. Khái niệm “NLTH” là khả năng người học 
thực hiện các hoạt động tự học. Do vậy, khi nói đến tự 
học và NLTH, một số tác giả coi đó là hai khái niệm có 
chứa cùng một nội dung. 
Theo Phạm Minh Hạc, “năng lực” là một tổ hợp đặc 
điểm tâm lí của một người, tổ hợp này vận hành theo một 
mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào 
đấy [2]. 
Theo Đặng Thành Hưng, năng lực được cấu thành từ 
các bộ phận như: tri thức về hoạt động hay quan hệ đó; 
kĩ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến ứng xử với quan 
hệ đó; những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực hiện tri 
thức và kĩ năng nào đó trong một cơ cấu thống nhất và 
theo một định hướng rõ ràng. Tương ứng là 3 dạng năng 
lực chuyên biệt: năng lực biết, năng lực làm, năng lực 
biểu cảm [3]. 
Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về NLTH như 
sau: “NLTH được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức 
hợp. Nó bao gồm kĩ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động 
cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp 
ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” [4]. NLTH 
là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng học và nội dung học: 
“NLTH là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác 
động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề 
khác nhau”[5]. NLTH là những thuộc tính tâm lí mà nhờ 
đó chúng ta giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách 
hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành 
sở hữu của riêng mình. 
NLTH cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn 
có” của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, NLTH luôn luôn biến 
đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi 
trường văn hóa - xã hội. NLTH là khả năng “bẩm sinh” 
của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong 
hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 249-253 
250 
điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là 
khả năng tiềm ẩn. 
Như vậy, NLTH là khả năng xác định được nhiệm vụ 
học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu 
học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện 
các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai 
sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học 
tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, 
bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn 
trong học tập. 
NLTH là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi 
rất nhiều yếu tố. Để xác định được sự thay đổi các yếu tố 
của NLTH sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu 
đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của 
NLTH được bộc lộ ra ngoài. 
Candy đã liệt kê 12 biểu hiện của người có NLTH. 
Ông chia thành 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố nào sẽ 
chịu tác động mạnh từ môi trường học tập (hình 1)[6]. 
- Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp 
học, chứa đựng các kĩ năng học tập cần phải có của người 
học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá 
trình học, do đó phương pháp dạy của giáo viên sẽ có tác 
động rất lớn đến phương pháp học của học trò, tạo điều 
kiện để hình thành, phát triển và duy trì NLTH. 
- Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình 
thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động 
sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố 
tâm lí. Chính vì điều đó mà giáo viên nên tạo môi trường 
để người học được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, 
đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc 
nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động 
lực để người học phấn đấu, cố gắng tự học. 
Taylor đã xác định NLTH có những biểu hiện sau 
(xem hình 2 trang bên) [7]: 
Taylor đã xác nhận người tự học là người có động cơ 
học tập, bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định 
hướng mục tiêu, có kĩ năng hoạt động phù hợp. Thông 
qua mô hình trên, tác giả đã phân tích ra có 3 yếu tố cơ 
bản của người tự học, đó là thái độ, tính cách và kĩ năng. 
Có thể nhận thấy, sự phân định đó để nhằm xác định rõ 
ràng những biểu hiện tư duy của bản thân và khả năng 
hoạt động trong thực tế. 
Từ những tìm hiểu về biểu hiện NLTH, theo chúng 
tôi, NLTH là một bộ phận của năng lực chung; tuy nhiên, 
mức độ biểu hiện NLTH đến đâu còn phụ thuộc vào từng 
cá nhân. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra và chú trọng 
đề cập NLTH tiếng Anh gồm 4 thành tố và 13 biểu hiện 
được cụ thể hóa như hình 3 (trang 252). 
Theo sơ đồ hình 3, tự học không những có vai trò 
mang ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt 
của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập 
mà còn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo 
trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Trong quá trình tự 
học, SV luôn tự chủ, năng động và sáng tạo, biết học hỏi 
và đánh giá, biết so sánh và đối chiếu, biết kiểm nghiệm 
và xử lí tình huống. Quan trọng hơn là SV phải biết tự 
tìm cho mình một cách tự chiếm lĩnh tài liệu. Với môn 
Tiếng Anh, tự học sẽ giúp SV phát triển được kĩ năng 
nghe - nói - đọc - viết. Đây cũng là cơ hội giúp các bạn 
SV có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh theo đáp ứng 
nhu cầu xã hội. Tự học giúp SV có tính chủ động học tập, 
xác định được nhiệm vụ học, đặt ra mục tiêu cho môn 
học, đưa ra kế hoạch học tập, hình thành tính cách, đưa 
ra phương pháp học, tự tìm hiểu nguồn tài liệu học để 
Hình 1. Sơ đồ biểu hiện NLTH theo Candy 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 249-253 
251 
phát huy tích cực tính tự học và trách nhiệm trong việc 
học của mình. Đó là con đường dẫn đến sáng tạo, khơi 
nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ. 
2.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng 
lực tự học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Sư 
phạm Nghệ thuật Trung ương 
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 
đang thực hiện lộ trình đào tạo theo hệ thống chế tín chỉ 
trên cơ sở Quy chế 43 của Bộ GD-ĐT. Một trong những 
nội dung quan trọng của quy chế học tín chỉ như Điều 
3, mục 3 đã quy định “Đối với học phần lí thuyết hoặc 
thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, SV 
phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân” [8]. SV có 
thể thực hiện 30 giờ chuẩn bị cá nhân (giờ tự học) tại 
thư viện, tại nhà hay bất kì nơi nào mà họ thích, có thể 
tự lựa chọn phương pháp tự học thích hợp (học nhóm, 
học cá nhân,...). 
Tiếng Anh là một môn học có tính thực hành cao. 
Theo xu hướng hiện nay, việc học Tiếng Anh luôn yêu 
cầu người học luôn phải cố gắng vận động theo hướng 
tích cực, chủ động tìm tòi và tích luỹ kiến thức, kĩ năng 
sử dụng ngôn ngữ này. 
Thực tế cho thấy, NLTH môn Tiếng Anh của SV 
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương còn rất 
hạn chế. Trình độ SV không đồng đều nên khả năng học 
tập tiếp thu môn Tiếng Anh là khác nhau. SV cũng không 
có động lực hay hứng thú học môn Tiếng Anh. Phần lớn 
SV khối ngành Nghệ thuật chưa quan tâm đến môn Tiếng 
Anh, hầu hết SV chỉ học trên trường, có rất ít SV học ở 
trung tâm, học ở nhà và học trên mạng, thời gian SV dành 
cho môn học tiếng Anh rất ít, mà tiếng Anh là ngôn ngữ 
cần phải có nhiều thời gian học tập và thường xuyên 
luyện tập thực hành. Đa số SV không tự đánh giá và điều 
chỉnh kế hoạch học tập trong quá trình học cũng như sau 
quá trình học. Vì vậy, SV không chủ động và cũng không 
biết được trình độ và lượng kiến thức, năng lực mình đạt 
ở ngưỡng nào. Đây là một trong những yếu tố gây ảnh 
hưởng tới chất lượng môn học còn thấp, chưa đạt được 
yêu cầu của nhà trường đặt ra và chưa đáp ứng được yêu 
cầu đổi mới giáo dục. 
Để khắc phục phần nào hạn chế trên, chúng tôi 
đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển NLTH 
tiếng Anh của SV Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật 
Trung ương. 
2.2.1. “Động cơ hóa” hoạt động tự học tiếng Anh của 
sinh viên 
“Động cơ hoá” có vai trò tích cực đối với hiệu quả 
hoạt động tự học của SV, làm tăng cường hứng thú học 
tập của SV, là hành trang cần thiết cho mỗi SV vững 
bước trên con đường học tập nói chung và tự học ngoại 
ngữ nói riêng. Họ cần có động cơ để phát triển NLTH 
tiếng Anh thông qua việc kiên trì tự học một cách khoa 
học và kỉ luật. Trong quá trình đó, giảng viên tích cực 
tham gia xây dựng động cơ, mục tiêu cho SV bằng 
những hoạt động dạy học cụ thể như hướng dẫn chiến 
lược tự học rõ ràng và giám sát việc tự học ngoài giờ 
của họ, thường xuyên hỗ trợ cá nhân tại lớp và phản hồi 
trực tuyến. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 249-253 
252 
Cần để SV ý thức được là họ phải học, thấy được rằng 
mình thực sự đang thiếu tri thức mới. Cảm nhận được sự 
thiếu hụt sẽ là một yếu tố kích thích SV tìm kiếm một sự 
cân đối mới, thỏa mãn nhu cầu tri thức của mình. Để làm 
như vậy, việc đánh giá giờ tự học của SV cần được thay 
thế và bổ sung bằng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, 
nhằm đảm bảo đánh giá chính xác và toàn diện hơn. Các 
hình thức này có thể bao gồm: chấm điểm hồ sơ học tập 
điện tử, kiểm tra bài tập nhóm lớn, chấm điểm tần suất 
tương tác nhóm hay phản hồi với GV. Nhằm tạo động cơ 
tự học rõ ràng cho SV, các lượt đánh giá này cần được 
phân bổ đều vào đầu, giữa và cuối mỗi học phần. Song 
song với hoạt động lên lớp, GV cũng có thể khuyến khích 
SV tham gia các hoạt động nhóm, sinh hoạt định kì Câu 
lạc bộ Ngoại ngữ của nhà trường hay giao lưu với người 
nước ngoài vào cuối tuần sẽ góp phần biến kiến thức sách 
vở của SV thành tri thức và kĩ năng sống thực tiễn và 
hiệu quả. Cùng với việc định hình và rèn luyện các kĩ 
năng, các hoạt động này sẽ giúp SV duy trì hứng thú và 
động cơ học tiếng Anh. 
2.2.2. Tăng hứng thú học tập ở sinh viên bằng các 
phương pháp, hình thức dạy học tích cực 
Đổi mới phương pháp giảng dạy cần tập trung dạy 
cách học, phương pháp học tập, phương pháp tự học. SV 
phải được học thông qua hoạt động, vui chơi và tăng 
cường học từ thực tiễn. Giảng viên (GV) cần sử dụng tối 
đa các nguồn lực dạy học và tạo không gian hoạt động 
đa dạng, dễ thay đổi, nâng cao khả năng hợp tác giữa GV 
với SV, giữa SV với SV. Ví dụ: 
- Tổ chức các hoạt động học tập cho SV làm việc theo 
nhóm kết hợp với thảo luận nhằm bảo đảm quá trình học 
tập diễn ra tích cực và hiệu quả, đồng thời việc học của 
SV trở nên linh hoạt, không máy móc, rập khuôn. Thông 
qua môi trường học tập hợp tác, SV không chỉ học được 
tri thức, kinh nghiệm, thái độ mà còn học được các kĩ 
năng thực hành, kĩ năng hợp tác, cộng tác, học cách 
tương tác. Qua việc hợp tác giữa các SV mà kiến thức trở 
nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ. Đồng thời, SV học được 
cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe, có phê 
phán ý kiến của bạn, từ đó SV dễ hòa nhập, tạo cho các 
em sự tự tin, hứng thú trong học tập. Ngoài ra, học tập 
theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp SV 
phát triển ý thức, trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học 
tập, NLTH, năng lực tổ chức, quản lí, tự quản của SV. 
- Khuyến khích và khơi gợi SV tự tìm hiểu, tự khám 
phá kiến thức thông qua các phương pháp dạy học tích 
cực như học theo dự án, nêu vấn đề, theo tình huống. 
- Tạo ra được tình huống thực tế có ý nghĩa với SV, 
khơi dậy ở người học hứng thú, làm cho SV muốn tự 
mình tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Ngày nay, nhu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 249-253 
253 
cầu học tập, tìm hiểu và nhận thức cái mới của SV cũng 
rất cao, việc sử dụng phương pháp này cũng không phải 
là khó. Điều quan trọng là GV phải tạo ra những nội dung 
mới, đột ngột, bất ngờ, những yếu tố chứa đựng mâu 
thuẫn liên quan đến quyền lợi và hứng thú của các em. 
- Sử dụng các công cụ đa phương tiện thu thập những 
nguồn tư liệu phong phú. Nếu người dạy chỉ sử dụng các 
số liệu trong tài liệu giảng dạy mà thiếu thông tin mới sẽ 
không thuyết phục được người học, do đó phải biết kết 
hợp với những kiến thức bổ trợ khác. Ngày nay, các điều 
kiện thông tin rất thuận lợi, nếu biết tận dụng, khai thác 
sẽ là nguồn tư liệu phong phú và quý giá phục vụ cho quá 
trình dạy học. Trong giờ dạy, việc sử dụng phương tiện 
nghe nhìn sẽ giúp cho bài dạy sôi động và thu hút được 
SV. Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo điều kiện để 
SV tham gia vào các hoạt động một cách thuận lợi, dễ 
dàng. Tùy vào bài học cụ thể, GV khuyến khích, giao cho 
SV thu thập tài liệu, tình huống liên quan đến nội dung 
bài học. Những tư liệu mà SV tìm được sẽ là minh chứng 
sống động làm cho giờ học trở nên thực tế hơn. Hơn nữa, 
SV sẽ phấn khởi, tự tin khi kiến thức mà mình thu thập 
được thầy cô ứng dụng vào bài học. 
2.2.3. Đổi mới cách thức tổ chức giờ tự học tiếng Anh 
Giờ tự học tiếng Anh cần tích hợp vào chương trình 
học tiếng Anh chính khoá. Mỗi SV cần thực hiện ít nhất 
1 giờ tự học tại phòng LAB mỗi tuần và cài đặt chương 
trình theo dõi quá trình đăng nhập - học tập tiếng Anh 
của SV trong giờ hành chính cũng như vào buổi tối. Với 
module tự học này, SV có thể tự lựa chọn các chương 
trình, trang web học tiếng Anh lưu trên máy tính hoặc 
trên trang web thư viện của nhà trường; có thể lựa chọn 
nâng cao kiến thức ngữ pháp, thực hành các kĩ năng nghe 
- nói - đọc - viết một cách riêng lẻ hay kết hợp những kiến 
thức và kĩ năng này vào hoạt động giao tiếp trong các 
tình huống thường gặp trong cuộc sống. 
Ngoài ra, GV có thể tư vấn cho SV nhiều chương 
trình học tiếng Anh hay trò chơi trên nền tảng máy 
tính/điện thoại thông minh giúp việc tự học trở nên phong 
phú, đa dạng và thú vị hơn dạng bài tập in trên giấy 
truyền thống. Việc SV sở hữu thiết bị thông minh phổ 
biến (trên 90%) cùng với Wi-fi phủ sóng toàn bộ khuôn 
viên nhà trường chính là điều kiện lí tưởng để hiện thực 
hoá quá trình tự học tiếng Anh trên nền tảng công nghệ. 
Tuy nhiên, những hoạt động tự học này cần được tiến 
hành dưới sự hướng dẫn và quản lí của GV hay cán bộ kĩ 
thuật của thư viện nhằm đảm bảo hiệu quả và đúng 
hướng. Sau các giờ tự học, SV cần ghi chép lại vào hồ sơ 
học tập điện tử (e-portfolio) những thu hoạch của mình, 
khó khăn gặp phải hay những câu hỏi cần GV giải đáp. 
3. Kết luận 
Phát triển NLTH tiếng Anh cho SV là hình thành cho 
các em lòng say mê học hỏi, năng lực độc lập suy nghĩ, 
tư duy sáng tạo, bồi dưỡng cho SV ý thức tự giác, thái độ 
tích cực trong học tập; giúp các em tự tạo ra cho mình 
nhu cầu, động cơ, hứng thú trong học tập, nâng cao ý chí 
và huy động sức lực vượt qua những khó khăn để tiếp thu 
tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; và điều cốt yếu là rèn 
luyện cho các em thói quen làm việc độc lập. Thói quen 
này sẽ giúp SV khi rời giảng đường vẫn có khả năng tự 
học tập suốt đời để không ngừng nâng cao kiến thức và 
trình độ chuyên môn cho mình. 
Để thực hiện được điều đó, GV không chỉ cung cấp 
kiến thức cho SV trong giờ học, mà GV cần phải cố gắng 
tạo cho SV một ý thức tự giác học tập, một phương pháp 
tự học, tự củng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ 
học. Bằng cách này, qua bài học, GV có thể hình thành 
cho SV một số kĩ năng tự học như kĩ năng thu thập tư 
liệu, hình ảnh minh họa, kĩ năng ứng dụng kiến thức đã 
học vào thực tiễn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Sanprasert, N. (2010). The application of a course 
management system to enhance autonomy in 
learning English as a foreign language. System, 
Vol. 38, pp. 109-123. An International Journal of 
Educational Technology and Applied Linguistics. 
[2] Phạm Minh Hạc (1992). Một số vấn đề về tâm lí học. 
NXB Giáo dục. 
[3] Đặng Thành Hưng (2004). Hệ thống kĩ năng học tập 
hiện đại. Tạp chí Giáo dục, số 78, tr 25-27. 
[4] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Học và dạy cách học. 
NXB Giáo dục. 
[5] Nguyễn Cảnh Toàn (1999). Luận bàn kinh nghiệm 
về tự học. NXB Giáo dục. 
[6] Philip Candy (1991). Self-direction for lifelong 
Learning: A comprehensive guide to theory and 
practice. San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers. 
[7] Taylor, B. (1995). Self-Directed Learning: 
Revisiting an Idea Most Appropriate for Middle 
School Students. Paper presented at the Combined 
Meeting of the Great Lakes and Southeast 
International Reading Association, Nashville, TN, 
Nov 11-15. 
[8] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 43/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 15/08/2007 ban hành Quy chế đào 
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống 
tín chỉ.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_tu_hoc_tieng_anh_cho_sinh_vien_truong_da.pdf