Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ

TÓM TẮT

Mục đích của bài viết là nhằm củng cố các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí và tính trọng điểm

của kỹ năng nghe trong việc học tiếng Anh và tập trung vào những khó khăn khi nghe hiểu mà phần lớn các

sinh viên không chuyên năm thứ nhất khóa 40 của trường Đại học Quy Nhơn gặp phải, từ đó, đề xuất một

số kiến nghị để cải thiện kĩ năng nghe cho các em.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dành cho 400 sinh viên không

chuyên năm thứ nhất trường Đại học Quy Nhơn. Các sinh viên này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Để

phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng, và thống kê mô tả. Các

kết quả thu được chỉ ra rằng sự thiếu hụt từ vựng, kiến thức nền, bài nghe dài và nhiều chủ đề lạ là các

nguyên nhân chính dẫn đến kết quả nghe kém của các sinh viên. Hi vọng rằng các giải pháp được đề xuất

trong phạm vi bài báo này sẽ giúp sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Quy Nhơn khắc phục được

những khó khăn cũng như nâng cao vốn từ vựng và sử dụng tốt các phương pháp nghe trong quá trình học

của mình

pdf 9 trang yennguyen 5980
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ

Phương pháp cải thiện kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ
83
Tập 12, Số 4, 2018
PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE HIỂU TIẾNG ANH
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ
NGUYỄN LƯƠNG HẠ LIÊN*, NGUYỄN THỊ THANH HÀ
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn
TÓM TẮT
Mục đích của bài viết là nhằm củng cố các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí và tính trọng điểm 
của kỹ năng nghe trong việc học tiếng Anh và tập trung vào những khó khăn khi nghe hiểu mà phần lớn các 
sinh viên không chuyên năm thứ nhất khóa 40 của trường Đại học Quy Nhơn gặp phải, từ đó, đề xuất một 
số kiến nghị để cải thiện kĩ năng nghe cho các em.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi dành cho 400 sinh viên không 
chuyên năm thứ nhất trường Đại học Quy Nhơn. Các sinh viên này được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Để 
phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng, và thống kê mô tả. Các 
kết quả thu được chỉ ra rằng sự thiếu hụt từ vựng, kiến thức nền, bài nghe dài và nhiều chủ đề lạ là các 
nguyên nhân chính dẫn đến kết quả nghe kém của các sinh viên. Hi vọng rằng các giải pháp được đề xuất 
trong phạm vi bài báo này sẽ giúp sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Quy Nhơn khắc phục được 
những khó khăn cũng như nâng cao vốn từ vựng và sử dụng tốt các phương pháp nghe trong quá trình học 
của mình.
Từ khóa: Kỹ năng nghe hiểu, Kỹ năng nghe hiểu đối với sinh viên không chuyên, Phương pháp cải 
thiện kỹ năng nghe.
ABSTRACT
Methods of Improving Listening Skills for Non-English Major Students
The purpose of this paper is to rake up the basic notions that interdepend to the place and 
momentousness of listening skill in learning English as the second language, and to focus on the difficulties 
in listening comprehension which non-English major students are encountered. Thenceforth, it aims to 
provide some recommendation for improvement. We carried out a survey by using a questionare to elicit data 
from 400 randomly selected freshmen from Quy Nhon University. To analyze the data, descriptive statistics, 
factor analyses, and multiple regression analysis were used. The findings indicated that lack of vocabulary, 
background knowledge, long listening texts, unfamiliar topics are the main problems for learners to 
understand the listening texts. Suggested solutions may help students to overcome those difficulties, increase 
vocabulary knowledge, exposure to multiple fields in listening topics and different accents.
Keywords: Listening comprehension, Listening comprehension for Non-English Major Students, 
Methods of improving listening skill.
1. Giới thiệu
Hơn nửa thế kỷ qua, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế 
giới. Đối với Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế đang ngày càng phát triển, sự hội nhập cũng như 
Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 4, 2018, Tr. 83-91
*Email: liennguyen1906@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/3/2018; Ngày nhận đăng: 15/6/2018
84
Nguyễn Lương Hạ Liên, Nguyễn Thị Thanh Hà
toàn cầu hóa đòi hỏi ở bất kỳ công việc nào, hay chính xác là một người thực hiện công việc gì 
muốn đạt hiệu quả phải biết sử dụng tiếng Anh, đó là xu thế của nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, 
việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp phải cần quá trình học và luyện tập chăm chỉ, thường 
xuyên, lâu dài mới mang lại kết quả tốt. Hiện nay tại trường Đại học Quy Nhơn, chúng tôi nhận 
thấy sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh. Đặc biệt, theo phản hồi từ sinh 
viên các khối ngành không chuyên, đại đa số sinh viên gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng nghe 
hiểu tiếng Anh so với các kỹ năng còn lại như đọc, viết và nói. KỸ NĂNG NGHE đóng vai trò 
có thể nói là quan trọng nhất trong việc giúp sinh viên tiếp nhận ngôn ngữ, nâng cao khả năng 
phát âm và giao tiếp. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi mạnh dạn xin giới thiệu một số phương 
pháp hiệu quả giúp sinh viên có thể tự cải thiện và nâng cao kỹ năng nghe cho bản thân.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Ðịnh nghĩa về Nghe
Anderson & Lynch (1988: 21) đưa ra định nghĩa về nghe hiểu như sau: “Nghe hiểu nghĩa 
là hiểu những gì mà người nói đã nói. Người nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình 
nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có 
thể hiểu phát ngôn của người nói”.
Ðịnh nghĩa về nghe hiểu, theo Văn Tân và Nguyễn Văn Ðạm (1997) trong “Từ điển tiếng 
Việt” thì nghe là quá trình tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và từ đó chuyển đến hệ thống thần 
kinh trung ương. Tại hệ thống thần kinh trung ương, các âm thanh này sẽ được phân tích và sau 
đó chuyển thành những tín hiệu để truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của 
con người đối với những âm thanh.
Field (1998: 38) thì cho rằng “Nghe là một quá trình trí tuệ không nhìn thấy được, do đó 
rất khó mô tả. Người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, 
nắm được trọng âm và ý định của người nói, có thể nhớ lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn 
hóa - xã hội của phát ngôn”.
Từ các định nghĩa trên có thể thấy NGHE HIỂU là một kỹ năng phức tạp. Không chỉ là tiếp 
nhận âm thanh mà còn đòi hỏi sự phân tích và nắm được thông điệp nội dung của lời nói. 
Chính vì vậy, nghe là một kĩ năng chiếm thời lượng lớn trong các lớp học ngoại ngữ. Rost 
(1994), chỉ ra rằng kỹ năng nghe đóng một vai trò thiết yếu trong lớp học ngôn ngữ bởi vì nếu 
không có kỹ năng nghe thì sẽ không hiểu nguồn đầu vào ở mức độ phù hợp thì việc học không 
thể bắt đầu được. Vì thế, kĩ năng Nghe đóng vai trò nền tảng cho kĩ năng Nói. Hai tác giả Field 
(2008) và Plonsky (2011) cũng có cùng một quan điểm rằng Nghe được xem như là một kỹ năng 
khó nhất để dạy và học. Thì khi đó (Cross, 2011; Graham & Macaro, 2008; Yan, 2012; Yeldham 
& Gruba, 2016) mới đưa ra giải pháp cần phải cải thiện việc nghe hiểu ở sinh viên và nâng cao sự 
công hiệu của việc tự học, động lực, và sự tự tin.
Gần đây, Renukadevi (2014) cho rằng nghe là phần quan trọng nhất của giao tiếp vì nó quan 
trọng trong việc cung cấp một sự trả lời có nghĩa. Đặc biệt trong việc học một ngôn ngữ cho mục 
đích giao tiếp, nghe đóng một vai trò quan trọng, vì nó giúp người học ngôn ngữ có được cách 
85
Tập 12, Số 4, 2018
phát âm, từ vựng, cú pháp, và hiểu được các thông điệp có thể dựa trên giọng nói, và chỉ có thể khi 
chúng ta lắng nghe. Nếu không có sự hiểu biết đầu vào một cách thích hợp, học tập chỉ đơn giản là 
sự phát triển không có được bất kỳ cải tiến. Ngoài ra, không có kỹ năng nghe, không thể giao tiếp.
Thông qua nhận định của các học giả, cũng như thực tế về các hoạt động giao tiếp, kỹ năng 
này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày kể cả trong việc học ngôn ngữ. Việc học 
ngôn ngữ, qua cách nghe, sinh viên có thể quen dần với những âm trong tiếng Anh, từ đó phát âm 
sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đa phần các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng cho rằng khi học bất kỳ một 
ngôn ngữ nào, người học phải tiếp xúc với ngôn ngữ đó mà cách tốt nhất là thông qua nghe hiểu, 
trên cơ sở đó, người học được tiếp xúc với ngôn ngữ và nền văn hóa của ngôn ngữ.
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được áp dụng cho nghiên cứu này bao gồm phiếu điều tra và phỏng vấn 
nhóm với đối tượng là 400 sinh viên Khóa 40 không chuyên ngữ tại trường Đại học Quy Nhơn. 
Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, đa số các em đã học tiếng Anh 7 năm (từ lớp 6 đến 
lớp 12) ở trường phổ thông và khoảng 1/5 số sinh viên còn lại là học 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). 
Tuy nhiên, thời gian học tiếng Anh dài hay ngắn trước khi bước chân vào giảng đường Đại học 
không dẫn đến sự khác biệt lớn nào trong kết quả nghe của các em. Bởi vì nếu người học xem 
tiếng Anh là nền tảng nhất định cần phải đạt được và luôn có một thái độ tích cực đối với việc học 
tiếng Anh cũng như xem tiếng Anh là một trong những sự ưu tiên hàng đầu thì tất cả những cố 
gắng đã bỏ ra sẽ đem lại cho người học một kết quả tích cực mà không phụ thuộc vào thời gian 
học. Hơn nữa, học sinh ở đa số các trường phổ không có nhiều thời gian luyện tập kỹ năng như 
nghe - nói vì chương trình học quá nặng về ngữ pháp. Ngoài ra, hầu hết các em tham gia khảo sát 
đều chưa từng hoặc ít có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài. Một phiếu khảo sát với 
20 câu hỏi và các câu trả lời đóng, mở. (Với câu trả lời đóng, giảng viên đã đưa ra một số đáp án 
nhằm gợi ý cho sinh viên đa dạng các cách trả lời cũng như các câu trả lời; bên cạnh đó thì chúng 
tôi đã sử dụng những câu hỏi mở để cho các sinh viên có cơ hội để bày bỏ quan điểm, những khúc 
mắc, khó khăn, và mong muốn của mình đến các thầy cô) đã được sử dụng để tập trung vào các 
khó khăn mà sinh viên gặp phải khi nghe, các phương pháp học cải thiện kĩ năng nghe của các 
em, suy nghĩ của các em về nội dung và thời lượng nghe trong giáo trình và đề xuất của các em 
đối với việc học nghe. Số phiếu hợp lệ là số phiếu trả lời đầy đủ các câu trong bảng khảo sát, thu 
được là 400 trong tổng số 400 phiếu phát ra.
3. Kết quả khảo sát, nhận định và đề xuất: Khó khăn và giải pháp.
Để nhận dạng các vấn đề, đa số sinh viên được yêu cầu trả lời về tần suất gặp các khó khăn 
từ luôn luôn đến không bao giờ. Các vấn đề được phân loại theo các tiêu chí khác nhau cụ thể là 
các vấn đề xuất phát từ người nghe đến tài liệu nghe.
3.1. Các vấn đề xuất phát từ người nghe và biện pháp khắc phục 
- Vấn đề đầu tiên xuất phát từ phía người nghe là việc đoán trước nội dung bài sẽ nghe. Chỉ 
có 49% số người được hỏi luôn luôn hoặc thỉnh thoảng làm điều này. Số còn lại (51%) thì không 
bao giờ đoán và chỉ đơn giản chờ bài nghe bắt đầu. Trên thực tế, việc đoán trước nội dung sẽ nghe 
này đem đến khá nhiều lợi ích cho việc nghe hiểu. Theo Hasan (2000), khó khăn trong việc đoán 
86
Nguyễn Lương Hạ Liên, Nguyễn Thị Thanh Hà
trước nội dung nghe xuất phát từ thói quen nghe từng từ một của người học. Những sinh viên 
luôn cố gắng hiểu nghĩa của từng từ một trong bài nghe không bao giờ tập trung vào một gợi ý 
nào cụ thể để đoán trước nội dung nghe và chỉ nghe theo quán tính. Tuy nhiên, trong mỗi một bài 
tập nghe các gợi ý thường được đưa ra một cách gián tiếp mà người nghe có kĩ năng hoặc có kinh 
nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra. Ví dụ như tiêu đề của bài nghe có thể giúp người học đoán được ý 
chính của bài họ sắp nghe. Thêm vào đó, việc đoán trước có thể dựa vào các bức ảnh, bản đồ, biểu 
đồ hay bất kì thứ gì có trong bài nghe. 
Có một vấn đề nhỏ ở đây là các bài nghe trong giáo trình Solutions lại ít khi có biểu đồ hay 
tranh ảnh phục vụ cho bài nghe nên sinh viên không thể lấy các yếu tố đó làm gợi ý cho mình. 
Thay vào đó, các bài học (unit) lại được thiết kế tập trung theo chủ điểm, trong đó các kĩ năng 
Nghe, Nói, Đọc, Viết cùng hướng đến một chủ đề nhất định. Do đó, nếu sinh viên đọc bài, nắm 
được chủ điểm của bài đó và học các từ vựng liên quan thì việc đoán trước nội dung sẽ dễ dàng 
hơn. Bên cạnh đó, việc tự đặt ra các câu hỏi có liên quan đến chủ đề nghe sẽ giúp sinh viên tích 
cực hơn và cải thiện được tình hình nghe. Kể cả khi những câu hỏi họ tự đặt ra không khớp với ý 
chính của bài nghe thì ít nhất sinh viên cũng đã tự tạo cho mình thói quen tốt ấy để áp dụng cho 
các bài nghe sau này. Berman (2003: 30) cho rằng việc tạo ra các câu hỏi dự đoán sẽ có thể duy 
trì sự tập trung của sinh viên vào bài tập. Bằng cách này, việc dự đoán câu hỏi là cách làm hữu ích 
cho việc cải thiện nghe hiểu.
- Khó khăn thứ hai mà sinh viên gặp khi nghe là việc đoán nghĩa những từ hoặc cụm từ họ 
không biết. Khó khăn này xuất phát từ sự hạn chế về vốn từ vựng và kiến thức nền về chủ đề của 
bài nghe của sinh viên. Có tới 89% sinh viên tham gia khảo sát luôn luôn bế tắc và không đoán 
được nghĩa của các từ mới và kết quả là họ nghe nhưng không hiểu hết nội dung bài. Đa số họ 
nghĩ rằng đáp án đã nằm lại trong các từ mà họ không nghe được cho nên họ cần có một lượng 
lớn từ vựng để có thể nắm được nội dung cần nghe. Chỉ có số ít (11%) trong số sinh viên là thỉnh 
thoảng không đoán được nghĩa của từ mới. Khi gặp từ mới, sinh viên thường có xu hướng tìm 
nghĩa của từ hơn là đoán nghĩa của nó dựa vào ngữ cảnh. Sinh viên có thể tham khảo một số biện 
pháp sau để có thể đưa ra các đáp án đúng với nội dung nghe mà không nhất thiết phải ngồi học 
một lượng lớn từ vựng như: sử dụng các gợi ý là các từ hoặc cụm từ xung quanh các từ mới, sử 
dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa để hiểu nghĩa của các từ mới. Tuy nhiên, sinh viên phải chắc 
chắn rằng họ không dành quá nhiều thời gian vào việc đoán nghĩa từ họ không biết, nếu không họ 
sẽ bỏ lỡ ý tiếp theo của bài.
- Vấn đề thứ ba mà sinh viên thường gặp là việc nhận ra các ý chính trong bài nghe hiểu. 
Nếu sinh viên không thể nắm được ý chính nào của bài nghe thì thất bại là điều không thể tránh 
khỏi. Có tới 84% sinh viên luôn luôn hoặc thỉnh thoảng không thể nhận ra ý chính trong khi nghe 
bởi vì họ chỉ tập trung nghe từng từ một cho đến khi sắp xếp thông tin đã nghe được để đưa ra 
câu trả lời thì lại không đúng. Vì vậy các em không thể nhận ra các từ khóa hay các từ chứa nội 
dung của bài nghe. Chỉ có 16% sinh viên không gặp khó khăn trong việc nắm ý chính hoặc yêu 
cầu của bài nghe. Tuy nhiên, một số giáo sư cùng với Berman đã đề xuất một số biện pháp giúp 
người nghe thuận lợi hơn trong việc xác định các ý chính trong khi nghe như sau:
* Dấu hiệu diễn ngôn (Discourse markers) là các từ và các nhóm từ thường được sử dụng 
trước, giữa hoặc cuối một đoạn hội thoại nhằm triển khai các ý và kết nối chúng với nhau và thể 
hiện hay nhấn mạnh quan điểm của người nói. Chính những dấu hiệu này sẽ là cầu nối dẫn đến 
87
Tập 12, Số 4, 2018
các ý chính của bài. Các dấu hiệu diễn ngôn khác nhau với các cách nói cụ thể giữ người nghe bắt 
kịp các ý trong bài. Trong các bài nghe của giáo trình Solutions (Elementary và Pre-intermediate) 
thường có các dấu hiệu diễn ngôn phổ biến như sau:
+ Dấu hiệu thêm vào (markers of addition: in addition, moreover, furthermore, etc) dùng để 
thông báo các bổ nghĩa hay bổ sung thêm cho một quan điểm.
+ Dấu hiệu chỉ nguyên nhân và hậu quả (Markers of cause and sequence: because, due to 
the fact that, consequently,) lại thông báo cho chúng ta lí do và kết quả của sự việc hay hành 
động. Nếu sinh viên chú ý đến các dấu hiệu diễn ngôn này thì sẽ cải thiện được khả năng nắm bắt 
ý chính của bài nghe khá nhiều.
* Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại một thông tin nào đó cũng được cho là tín hiệu giúp người 
nghe nắm được các ý chính của bài. Khi một từ hay cụm từ được nhắc lại vài lần, có khả năng nó 
liên quan đến các ý chính của bài. 
* Tốc độ của bài nói cũng là yếu tố cung cấp các gợi ý để người nghe nắm được ý chính. 
Thật ra nếu người bản xứ nói chuyện thì thường nói với tốc độ khá nhanh so với khả năng nghe 
của những người học tiếng Anh như ngoại ngữ nên nó có thể gây khó khăn cho họ. Tuy nhiên, 
trong khi nghe sinh viên có thể nhận thấy rằng thỉnh thoảng người ta nói hơi chậm và rõ ràng hơn 
một chút so với trước đó. Đây có khả năng sẽ là ý chính của bài nghe. Việc nhấn mạnh là yếu tố 
tự nhiên trong khi nói nên người nói thường nhấn mạnh để đưa ra tín hiệu về các ý quan trọng 
nhất. Những gì sinh viên nên làm là chú ý đến tốc độ và ngữ điệu của người nói rồi nhận dạng các 
ý chính. Trong cuốn sách “Các chiến lược nghe”, Berman (2003: 6) đã cho rằng: Nhịp độ là tốc 
độ của bài nói. Các ý không quan trọng hay các tiểu tiết thường được nói nhanh hơn, các ý quan 
trọng thường được nói chậm hơn và rõ ràng hơn.
- Còn một vấn đề hết sức quan trọng mà phần lớn sinh viên phải đương đầu và có ảnh 
hưởng không nhỏ đến kết quả nghe của sinh viên chính là lỗi phát âm. Đa số các em phát âm sai 
mà không biết là mình sai. Từ việc phát âm sai sẽ dẫn đến nghe sai và kết quả thấp trong khi nghe 
là điều tất yếu. Để khắc phục vấn đề này, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên cài đặt các phần 
mềm từ điển có cả phần phát âm trên máy tính hoặc trên điện thoại hay các em có thể tự luyện đọc 
ở nhà thông qua các trang có hướng dẫn phát âm chuẩn như: 
Cambridge Dictionary (https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/), hoặc 
Oxford Dictionary (https://www.oxforddictionaries.com/).
Thêm vào đó, nếu các sinh viên không có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ thì giảng viên 
giới thiệu và hỗ trợ để các em tham gia vào câu lạc bộ tiếng Anh, tự tạo cho bản thân cơ hội tiếp 
xúc với môi trường thực hành tiếng thực sự. Nếu sinh viên chăm chỉ luyện đọc và tham gia vào 
các hoạt động thì khả năng nghe sẽ được cải thiện đáng kể.
Trên đây là những khó khăn mà sinh viên thường mắc phải khi học Nghe, tổng hợp theo 
Hình 1 (số liệu được tính theo đơn vị %): 
88
Nguyễn Lương Hạ Liên, Nguyễn Thị Thanh Hà
Hình 1. Thống kê về các vấn đề từ phía người nghe
3.2. Các khó khăn xuất phát từ tài liệu nghe và biện pháp cải thiện
Những khó khăn xuất phát từ tài liệu nghe được tóm tắt qua Hình 2 (số liệu được tính theo 
đơn vị %):
Hình 2. Thống kê về các khó khăn gặp phải xuất phát từ tài liệu nghe
Hình 2 chỉ ra rằng có tới 91% người tham gia khảo sát gặp khó khăn khi gặp phải các bài 
nghe có chủ đề lạ. Chỉ có số ít còn lại là thỉnh thoảng thấy chủ đề lạ làm họ bối rối. Tài liệu nghe 
có thể chứa khá nhiều chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ như trong 
giáo trình Solutions (Elementary và Pre-Intermediate) là kì nghỉ cuối tuần, mua sắm, hỏi và chỉ 
đường, hội họa, du lịch, thể thao, những bài nghe này có thể có các từ, cụm từ hay các thuật 
ngữ lạ đối với người nghe. Và vì chúng hoàn toàn lạ đối với họ cho nên sẽ rất khó để nắm được 
thông tin chính nếu bài nghe chứa nhiều thuật ngữ. Giải pháp lúc này là yêu cầu sinh viên thực 
89
Tập 12, Số 4, 2018
hành càng nhiều càng tốt về các nội dung tương ứng với nội dung nghe trong giáo trình này. Qua 
các dạng bài tập luyện nghe với các chủ đề khác nhau đó, lượng từ vựng của các em sẽ tăng lên 
nhanh chóng. Từ đó, các em có thể quen với việc nghe các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau 
mà không gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung nữa.
Vấn đề thứ hai là các giọng nói khác nhau cũng gây ra khó khăn cho sinh viên trong việc 
nghe hiểu vì họ không có nhiều cơ hội nghe nhiều loại giọng khác nhau. Hơn nữa người nói trong 
các bài nghe thường nói với tốc độ khá nhanh. Có 78.5% sinh viên được hỏi luôn luôn thấy các 
giọng nói khác nhau cũng như tốc độ nói nhanh gây khó khăn cho họ trong việc nắm bắt nội dung. 
Về đặc điểm ngôn ngữ này, sinh viên cần được tiếp xúc nhiều hơn với các kiểu giọng khác nhau. 
Yagang (1994) khẳng định rằng người nghe có xu hướng thấy quen thuộc với các giọng mà họ 
hay nghe nhất. Nếu người nghe được tiếp xúc với giọng Anh hay giọng Mỹ chuẩn thì họ sẽ khắc 
phục được các vấn đề trong việc nghe hiểu các bài nghe trong giáo trình Solutions mà họ đang 
học. Để nâng cao khả năng nhận biết các giọng khác nhau và làm quen dần với tốc độ nói của bài 
nghe sinh viên có thể truy cập vào các trang web dưới đây để luyện nghe:
* VOA Learning English
+ Words and their story: Đây là loạt bài hết sức hấp dẫn nói về câu chuyện và nghĩa của 
các từ, loại từ đặc biệt trong tiếng Anh giao tiếp kiểu Mỹ
+ Learn English TV - Chương trình TV luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hiệu quả: Đây 
là 1 chương trình luyện nghe tiếng Anh ở dạng video. Các Chủ đề chính là về Kinh tế, giọng đọc 
chậm, rõ ràng, có transcript trực tiếp bên dưới video. 
+ English in a Minute - Tiếng Anh giao tiếp trong một phút: Chương trình luyện nghe 
thông qua các bài nghe ngắn, có thời lượng chỉ trong 1 phút.
* VOA Special English
- BBC learning English
- Talkenglish.com
- Thông qua Youtube, các sinh viên có thể theo dõi các kênh học tiếng Anh miễn phí, vừa 
không nhàm chán lại vừa học được nghe, học được từ vựng ngữ pháp: CNN, TED Talks, The 
Ellen Show
Thêm vào đó, các đặc trưng ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn đối với sinh viên. Có 73% 
sinh viên cho rằng sự nối vần, sự nối giữa từ đầu và từ đứng sau nó bắt đầu bằng nguyên âm là 
trở ngại phổ biến nhất khi nghe vì sinh viên đã quen với việc nghe các từ riêng biệt trong câu và 
các bài nói chậm. Do đó, họ có thể hiểu nhầm các từ nối hoặc không biết nghĩa được chuyển tải 
là gì. Một vấn đề khác trong khi nghe là sự nuốt âm hay chính xác hơn là từng âm tiết trong một 
từ. Vì vậy, sinh viên không dễ dàng nhận ra và hiểu được những từ mà họ nghe thấy. Đây cũng là 
những yếu tố gây khó khăn cho người nghe mà Yagang (1994) đã đề cập đến. Thông thường thì 
họ đã quen với các từ được viết ra rõ ràng mạch lạc như trong sách. Vì vậy, khi nghe sinh viên 
không thể nhận ra các từ ấy khi chúng đã được đọc nối hay nuốt âm. Chỉ có 2% sinh viên trong 
số họ không bao giờ gặp khó khăn với việc nuốt âm hay nối từ này. 
Không chỉ có vậy, độ dài của bài nghe cũng là yếu tố khiến sinh viên gặp khó khăn trong 
khi nghe. Có tới 84.2% sinh viên tham gia khảo sát luôn luôn cho rằng bài nghe dài cũng là một 
trở ngại đối với sinh viên trong khi nghe. Thực sự thì nếu như sinh viên nghe trong thời gian dài 
90
sẽ phải chịu áp lực lớn. Và tất nhiên điều này không đem lại kết quả cao cho sinh viên. Thêm vào 
đó, nếu bài nghe quá dài, người nghe sẽ được yêu cầu kĩ năng ghi chú. Tuy nhiên, ghi chú không 
phải là điều dễ dàng đối với sinh viên. Hầu hết các sinh viên thấy khó ghi chú khi nghe vì họ 
không được rèn luyện kĩ năng này.
Thời gian tập trung nghe quá dài có thể khiến sinh viên gặp khó khăn về việc ghi nhớ hay 
thậm chí mệt mỏi và điều này có thể gây xao nhãng sự chú ý của họ trong việc nắm ý của bài 
nghe. Và người học có thể bỏ lỡ phần còn lại của bài khóa khi có sự gián đoạn trong việc tập trung 
nghe. Kĩ năng ghi chú dường như là cách hữu hiệu nhất khi sinh viên phải đối mặt với bài nghe 
dài. Ghi chú sẽ giúp sinh viên ghi nhớ các ý chính hay các thông tin có giá trị. Các sinh viên nên 
viết ra các ý chính hoặc phát triển các chữ hay biểu tượng của chính mình. Như Berman (2003: 7) 
đã nói: “việc ghi chú hiệu quả yêu cầu người nghe phải ghi lại thông tin một cách nhanh chóng”. 
Để làm được điều này, người giỏi ghi chú không viết ra tất cả các từ hay viết thành các câu hoàn 
chỉnh mà họ chỉ viết các từ khóa hoặc các cụm từ quan trọng. Thêm vào đó, một người giỏi ghi 
chú sử dụng tốc ký khi họ ghi chú. Nói cách khác, họ sử dụng biểu tượng để diễn đạt từ hay các 
ý theo cách riêng của mình.
Bên cạnh những biện pháp khắc phục khó khăn như đã đề xuất ở trên, giảng viên cũng đóng 
vai trò quan trọng trong quá trình giúp sinh viên rèn luyện và nâng cao kĩ năng nghe. Trong giờ 
học, giảng viên có thể giúp sinh viên duy trì sự rèn luyện bằng cách thường xuyên giao tiếp với họ 
bằng tiếng Anh và hạn chế tối đa sử dụng chữ viết khi học kĩ năng nghe. Giảng viên cũng có thể 
nói chuyện, giao lưu với các em và yêu cầu các em phản hồi ngay bằng tiếng Anh. Như vậy, sinh 
viên sẽ có nhiều cơ hội để rèn luyện và đạt được kết quả cao trong kĩ năng này.
4. Kết luận
Có thể nói rằng kỹ năng nghe đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ 
vì nó tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như: nói, đọc, viết. Kĩ năng nghe giúp người học 
luyện và nâng cao khả năng phát âm và mở mang vốn từ vựng, phát triển trình độ sử dụng ngôn 
ngữ và phát triển kỹ năng nói một cách tổng thể. Qua khảo sát 400 sinh viên khóa 40 của trường 
Đại học Quy Nhơn, có thể thấy sinh viên gặp khá nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan 
trong quá trình nghe hiểu. Để khắc phục những khó khăn trên, người học cần tìm ra nguyên nhân 
của chúng để từ đó có cách giải quyết hợp lý. Hi vọng những giải pháp đưa ra trong bài viết này 
có thể phát huy hiệu quả nếu được người học áp dụng một cách đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan 
trọng là bản thân người học phải kiên trì, bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với 
trình độ và hoàn cảnh của mình.
Nguyễn Lương Hạ Liên, Nguyễn Thị Thanh Hà
91
Tập 12, Số 4, 2018
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berman, M., Listening strategy guide, Dyed international Inc, (2003). 
2. Renukadevi, D., The Role of Listening in Language Acquisition, the Challenges &Strategies in 
Teaching Listening, Available online:
  (2014). 
3. Hasan, A., Learners’ perceptions of listening comprehension problems, Language, Culture and 
Curriculum, 13, 137-153, (2000).
4. Duzer, C.V., Improving ESL Learners’ Listening Skills: At The Workplace And Beyond, Available 
online: 
  (1997).
5. Nunan, D., & Miller, L. (Eds.)., New Ways in Teaching Listening. Alexandria, VA: Teachers of English 
to Speakers of Other Languages, ERIC Document Reproduction Service No. ED 388 054, (1995). 
6. Yagang, F. (1993), Listening: Problems and solutions, Available online:
7. Yagang, F., Listening: Problems and solutions. In T. Kral (ed.) Teacher Development: Making the 
Right Moves. Washington, DC: English Language Programs Divisions, USIA, (1994).
8. Field, J., Listening in the language classroom, Cambridge: Cambridge University Press, (2008).
9. Plonsky, L., The effectiveness of second language strategy instruction: A meta-analysis, Language 
Learning, (2011).
10. Yeldham, M., & Gruba, P., The development of individual learners in an L2 listening strategies 
course, Language Teaching Research, (2016).
11. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi & Hoàng Thị Xuân Hoa, Ðổi mới phương pháp dạy tiếng Anh ở 
Trung học Phổ thông Việt Nam, (2006).
12. Văn Tân, Nguyễn Văn Ðạm, Từ điển tiếng Việt, (1997).

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_cai_thien_ky_nang_nghe_hieu_tieng_anh_cho_sinh_v.pdf