Phương pháp thiết kế bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài

TÓM TẮT

Trong giảng dạy ngoại ngữ, kiểm tra - đánh giá luôn gắn liền với hoạt động dạy và học; có tác

dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động của người dạy và người học; cho phép chứng nhận đạt

chuẩn trình độ sau một quá trình học tập. Tùy theo mục đích của hoạt động kiểm tra - đánh giá mà

người thực hiện phải tiến hành qua nhiều công đoạn, với nhiều thao tác và sử dụng nhiều công cụ

đánh giá khác nhau. Bài viết này tập trung giới thiệu các bước cơ bản cần thực hiện để xây dựng

một bài kiểm tra - đánh giá đạt chất lượng đối với kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài

pdf 5 trang yennguyen 12720
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp thiết kế bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp thiết kế bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài

Phương pháp thiết kế bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147 
 143
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ 
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 
 Hoàng Văn Tiến1*, Nguyễn Thị Huệ2 
1Học viện Khoa học Quân sự 
2Học viện Cánh sát Nhân dân Hà Nội 
TÓM TẮT 
Trong giảng dạy ngoại ngữ, kiểm tra - đánh giá luôn gắn liền với hoạt động dạy và học; có tác 
dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động của người dạy và người học; cho phép chứng nhận đạt 
chuẩn trình độ sau một quá trình học tập. Tùy theo mục đích của hoạt động kiểm tra - đánh giá mà 
người thực hiện phải tiến hành qua nhiều công đoạn, với nhiều thao tác và sử dụng nhiều công cụ 
đánh giá khác nhau. Bài viết này tập trung giới thiệu các bước cơ bản cần thực hiện để xây dựng 
một bài kiểm tra - đánh giá đạt chất lượng đối với kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài. 
Từ khóa: Thiết kế, kiểm tra, đánh giá, dạy học ngoại ngữ. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Kiểm tra - đánh giá là một công việc gắn liền 
với quá trình dạy học nói chung và trong 
giảng dạy ngoại ngữ nói riêng. Kiểm tra - 
đánh giá có ba chức năng chính: định hướng, 
điều chỉnh và chứng nhận đạt chuẩn. Người ta 
thường đề cập nhiều đến chuẩn đánh giá như 
là căn cứ, tham chiếu để thiết kế các bài kiểm 
tra - đánh giá. Thực tế, kiểm tra - đánh giá 
vừa là một quá trình và vừa là một sản phẩm 
[3]. Là quá trình vì nó bao gồm nhiều các 
hoạt động và nhiều giai đoạn, thao tác được 
tiến hành cụ thể, theo trình tự mà người đánh 
giá phải tuân theo. Là sản phẩm vì kết quả 
của quá trình này là có một công cụ đánh giá 
chuẩn, đủ khả năng đo các loại kiến thức hay 
kĩ năng cần đánh giá theo những mục đích 
xác định. Song thực tế, không phải lúc nào 
việc kiểm tra - đánh giá cũng thực hiện được 
chuẩn đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ. 
Chúng tôi xin trình bày phương pháp thiết kế 
bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu đạt 
chuẩn dựa trên cả cở sở lí luận và thực tiễn. 
THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KĨ 
NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 
Nguyên tắc chung 
Trước hết, khi tiến hành kiểm tra - đánh giá, 
phải xác định được chính xác, rõ ràng mục 
tiêu đánh giá, tức phải trả lời câu hỏi “Tại sao 
phải kiểm tra - đánh giá?”. Để đạt được mục 
tiêu đề ra của kiểm tra - đánh giá cần trả lời 
*
 Tel: 0979750576, Email: vantienhoang19051976@yahoo.fr 
các câu hỏi sau: “Khi nào kiểm tra - đánh 
giá?”, “Kiểm tra - đánh giá cái gì?”, “Kiểm 
tra - đánh giá như thế nào?”, “Thế nào là 
một công cụ đánh giá có độ tin cậy và có 
hiệu lực cao?” và “Phải sử dụng các công 
cụ đánh giá nào?”. 
Trong thực tế, người ta tiến hành kiểm tra - 
đánh giá ở các giai đoạn khác nhau của quá 
trình dạy và học tuỳ theo mục đích đề ra. 
Trước khi bắt đầu quá trình dạy và học, người 
ta tiến hành đánh giá chẩn đoán (Evaluation 
diagnostique) để khảo sát trình độ kiến thức 
và năng lực sẵn có của người học, cho phép 
người dạy và người học định hướng và xây 
dựng kế hoạch, phương pháp dạy và học phù 
hợp với điều kiện, trình độ và khả năng của 
người học để đạt mục tiêu của khoá học đó. 
Trong quá trình dạy và học, tiến hành đánh 
giá quá trình đào tạo (Evaluation formative) 
được thực hiện sau mỗi bài hay nhóm bài học 
cho phép đánh giá việc tiếp thu kiến thức và 
kĩ năng của người học, kịp thời phát hiện 
những sai sót, lỗ hổng kiến thức ở người học 
và có các tác động hỗ trợ, bổ sung để đảm bảo 
quá trình dạy và học được tiến hành theo 
đúng hướng và đạt hiệu quả. Khi kết thúc quá 
trình dạy và học, người ta tiến hành đánh giá 
tham chiếu tiêu chí (Evaluation critériée) hay 
đánh giá tham chiếu qui chuẩn (Evaluation 
normative) đối với các kiến thức và kĩ năng 
thực hành mà người học lĩnh hội được so với 
chuẩn kiến thức cần đạt và chứng nhận đạt 
chuẩn trình độ đó. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147 
 144
Ngày nay, trong giảng dạy ngoại ngữ cần tập 
trung đánh giá trình độ, năng lực sử dụng 
ngoại ngữ trong các hoàn cảnh giao tiếp đa 
dạng, gần gũi với thực tế đời sống văn hóa - 
xã hội mà người học phải tiếp xúc, đối diện. 
Một bài kiểm tra - đánh giá được coi là “tốt” 
hay “chuẩn” phải cho phép đo được điều cần 
đo. Để làm được việc đó, nó phải đảm bảo đạt 
các tiêu chí sau: tính khách quan (objectivité), 
độ hiệu lực (validité) và độ tin cậy (fiabilité) 
cao. Tính khách quan của bài kiểm tra - đánh 
giá thể hiện trong việc xác định rõ điều kiện 
thực hiện, biểu điểm chấm rõ ràng và thống 
nhất cho mọi đối tượng người học tham gia 
làm bài kiểm tra - đánh giá. Độ hiệu lực thể 
hiện việc bài kiểm tra - đánh giá đó cho phép 
đo đúng kiến thức và năng lực của người học 
mà người giáo viên muốn kiểm tra; sự phù 
hợp giữa nội dung, mục tiêu của bài học hay 
khóa học với nội dung được kiểm tra. Độ tin 
cậy của bài kiểm tra - đánh giá thể hiện ở tính 
ổn định trong kết quả bài kiểm tra của người 
học, không phụ thuộc vào hoàn cảnh chấm, 
người chấm. 
Do đó, việc lựa chọn công cụ đánh giá phù 
hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 
việc đánh giá chính xác và hiệu quả từng cấp 
độ nhận thức cũng như từng loại kiến thức và 
kĩ năng [4]. Mức độ khó và phức tạp của mục 
tiêu cũng như nội dung cần đánh giá đòi hỏi 
các loại công cụ đánh giá khác nhau. Chẳng 
hạn như để đánh giá năng lực nhận biết hay 
hiểu thông tin của người học thì chỉ cần dùng 
trắc nghiệm khách quan. Nhưng nếu muốn 
đánh giá năng lực phân tích, tổng hợp hay 
đánh giá của người học thì công cụ trắc 
nghiệm khách quan tỏ ra kém hiệu quả hơn so 
với các công cụ đánh giá “mở”. 
Đọc hiểu một văn bản là một quá trình tương 
tác tích cực giữa ba yếu tố: văn bản, người 
đọc và hoàn cảnh đọc [5,7]. Khi đọc hiểu một 
văn bản, người đọc không chỉ cần có các kiến 
thức ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp) mà cần cả 
những kiến thức văn hoá - xã hội liên quan 
đến nội dung đề cập trong văn bản và các 
chiến lược đọc hiểu. Trong quá trình đọc văn 
bản, người đọc sử dụng nhiều chiến lược, 
phương pháp đọc khác nhau để hiểu văn bản 
ở các mức độ khác nhau: hiểu tổng quan (hiểu 
nội dung chính của văn bản đó), hiểu chi tiết 
(hiểu đầy đủ các thông tin tường minh và hàm 
ẩn trong văn bản, hiểu thái độ của tác giả thể 
hiện trong văn bản), phân tích, đánh giá nội 
dung thông tin của bài đọc. 
Kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu cũng 
nhằm đánh giá mức độ hiểu của người đọc 
khi đọc một văn bản. Tương ứng với từng 
mục tiêu cần kiểm tra - đánh giá mà giáo viên 
có thể sử dụng các công cụ khác nhau như 
câu hỏi đóng (câu hỏi với nhiều lựa chọn - 
QCM, bảng các phát ngôn để người đọc lựa 
chọn Đúng/Sai/Không có thông tin theo nội 
dung bài đọc), câu hỏi mở yêu cầu người đọc 
phải tự viết câu trả lời, các bài khoá đục lỗ 
hay các phát ngôn còn khuyết một bộ phận 
cần người đọc hoàn thành nhờ các thông tin 
có trong bài, sắp xếp các phát ngôn theo logic 
của bài đọc, tóm tắt ý chính của bài  Các 
dạng bài kiểm tra đọc hiểu đó tương ứng với 
độ khó khác nhau trong kiểm tra đánh giá kĩ 
năng đọc hiểu. 
Các giai đoạn trong thiết kế một bài kiểm 
tra – đánh giá 
Việc thiết kế một bài kiểm tra đọc hiểu đòi hỏi 
quá trình kiểm soát chặt chẽ từ khâu lên kế 
hoạch, lựa chọn bài đọc đến khâu thiết kế các 
dạng câu hỏi kiểm tra. Sau đây, chúng tôi xin 
giới thiệu khái quát các giai đoạn trong thiết kế 
một bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu: 
- Xác định mục đích của bài kiểm tra - đánh 
giá: Xuất phát từ việc nắm vững điều kiện 
học tập và trình độ của đối tượng người 
học, nội dung chương trình, mục đích muốn 
kiểm tra - đánh giá nhóm kĩ năng đọc hiểu 
cần đạt được ở người học tại một giai đoạn 
nào đó của quá trình đào tạo, giáo viên sẽ 
xác định các mục tiêu và nội dung cần kiểm 
- đánh giá: khả năng hiểu các thông tin 
tường minh hay hàm ẩn trong văn bản, khả 
năng tổng hợp, phân tích hay đánh giá các 
thông tin trong văn bản, ... 
- Lựa chọn bài đọc: Việc lựa chọn bài đọc 
phải dựa trên yêu cầu về nội dung chương 
trình học (chủ đề, lĩnh vực), yêu cầu về chuẩn 
trình độ của giai đoạn đào tạo và trình độ của 
đối tượng người học. Hiện nay, việc giảng 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147 
 145
dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói 
riêng tại Việt Nam đang áp dụng rộng rãi 
chuẩn trình độ các kĩ năng giao tiếp theo 
Khung tham chiếu các năng lực ngoại ngữ 
chung Châu Âu [2], theo đó năng lực ngoại 
ngữ được chia làm 6 trình độ (A1, A2, B1, 
B2, C1, C2). Trong đào tạo bậc đại học, các 
nhà trường thường sử dụng khung tham chiếu 
năng lực này để xác định trình độ giao tiếp 
của người học ở từng giai đoạn. Ví dụ như tại 
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia 
Hà Nội, kết thúc năm thứ 2 đào tạo cử nhân 
ngoại ngữ, sinh viên phải đạt trình độ ngoại 
ngữ B2 [6]. Do đó, giáo viên phải nắm vững 
yêu cầu trình độ cụ thể đối với từng kĩ năng ở 
từng giai đoạn đào tạo để lựa chọn bài đọc phù 
hợp về chủ đề, thể loại, loại hình và độ phức tạp 
của văn bản (độ dài văn bản, trường từ vựng, 
các hiện tượng ngữ pháp). Ngoài ra, cần phải 
chú ý đến tính đích thực (authenticité) của văn 
bản bởi đây là một ưu tiên trong lựa chọn tài 
liệu giảng dạy trong phương pháp dạy học 
ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp. Chúng 
tôi giới thiệu sau đây phần miêu tả các yêu cầu 
cụ thể ở các trình độ kĩ năng đọc hiểu theo 
Khung tham chiếu các năng lực ngoại ngữ 
chung Châu Âu [2]. (xem trang bên) 
- Thiết kế các dạng bài kiểm tra kĩ năng đọc 
hiểu: Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là 
giáo viên phải xác định được công cụ kiểm tra 
- đánh giá nào là phù hợp nhất với những mục 
tiêu muốn kiểm tra (kiểm tra loại kiến thức 
hay kĩ năng cụ thể nào ở người học?). Như 
bên trên chúng tôi đã đề cập, có rất nhiều 
công cụ để kiểm tra mức độ hiểu của người 
đọc. Các câu hỏi với nhiều lựa chọn (QCM) 
hay bảng các phát ngôn để người đọc lựa 
chọn Đúng/Sai/Không có thông tin thường 
được sử dụng như những công cụ kiểm tra - 
đánh giá khách quan. Bên cạnh đó, những câu 
hỏi mở, tóm tắt ý chính của bài thường bị 
xem như công cụ đánh giá mang tính chủ 
quan. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức 
rằng mỗi công cụ đánh giá đó có thế mạnh 
riêng và phù hợp để kiểm tra một loại kiến 
thức hay kĩ năng riêng biệt. Chẳng hạn các 
câu hỏi QCM tập trung kiểm tra khả năng 
hiểu các thông tin của bài trong khi câu hỏi 
mở cho phép đánh giá khả năng tổng hợp, 
phân tích - đánh giá cũng như k ĩ năng diễn 
đạt viết của người học. Dạng bài tóm tắt bài 
đọc cho phép kiểm tra khả năng hiểu, phân 
biệt các ý quan trọng của bài với các ý phụ, 
không quan trọng và khả năng diễn đạt viết. 
Việc lựa chọn công cụ đánh giá còn phụ 
thuộc một phần vào trình độ của người học. 
Chúng tôi xin lưu ý rằng việc thiết kế một câu 
hỏi kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu cần 
đảm bảo một số quy tắc sau. Thứ nhất, các 
câu hỏi phải nhằm kiểm tra mức độ hiểu đối 
với các thông tin quan trọng của bài, tránh đặt 
câu hỏi về các thông tin thứ yếu, không quan 
trọng đối với ý nghĩa của toàn văn bản. Thứ 
hai, câu hỏi trong bài kiểm tra kĩ năng đọc 
hiểu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để tránh 
trường hợp người học không hiểu yêu cầu của 
câu hỏi. Để đảm bảo độ khách quan, tin cậy 
của các câu hỏi kiểm tra, chúng ta có thể yêu 
cầu một đồng nghiệp khác đọc và nhận xét về 
sự phù hợp của chúng. 
Ngoài ra, trong bài kiểm tra - đánh giá kĩ 
năng đọc hiểu, yêu cầu đưa ra cho người tham 
gia kiểm tra phải rõ ràng, chính xác về nhiệm 
vụ mà họ phải thực hiện trong khi làm bài: 
Đánh dấu ⌧ vào câu trả lời đúng/Đánh dấu 
⌧ vào đúng ô tương ứng trong bảng sau/Trả 
lời các câu hỏi sau  Giáo viên khi thiết kế 
các bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu 
cần luôn đặt ra câu hỏi “Yêu cầu đề bài đã rõ 
ràng, dễ hiểu chưa?”, “Yêu cầu đó có phù 
hợp với dạng bài kiểm tra này không?”. Giáo 
viên cần hết sức cẩn thận khi đưa ra các yêu 
cầu đề bài cũng như khi đặt các câu hỏi kiểm 
tra mức độ hiểu văn bản đọc. 
Một yếu tố không kém phần quan trọng là 
việc xây dựng đáp án chấm cần chính xác, tỉ 
mỉ và có tính dự báo cao nhất đối với các đáp 
án có thể cho một câu hỏi kiểm tra đọc hiểu. 
Đối với các câu hỏi với nhiều lựa chọn 
(QCM) thì thường chỉ có một đáp án duy nhất 
đúng hay chính xác nhất bên cạnh các phương 
án gây nhiễu, đánh lừa người đọc [1]. Đối với 
các câu hỏi mở mà người đọc phải tự viết câu 
trả lời thì nhà thiết kế bài kiểm tra phải đưa ra 
được nhiều nhất số đáp án có thể chấp nhận 
và thang điểm chấm tương ứng. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147 
 146
Bảng Khung tham chiếu các năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu 
A1 Người đọc có thể hiểu được các từ, các câu đơn giản trong các thông báo, áp phích, quảng 
cáo rao vặt. 
A2 
Người đọc có thể hiểu được thư giao dịch, các văn bản ngắn, đơn giản, tìm ra được thông 
tin đặc biệt, có thể hiểu nội dung các tài liệu thông thường như quảng cáo, tờ rơi, thực 
đơn, giờ tàu. 
B1 
Người đọc có thể hiểu được các văn bản được viêt bằng ngôn ngữ thông dụng liên quan 
đến công việc của mình, hiểu được các cách miêu tả sự kiện, biểu hiện tình cảm, mong 
muốn trong các bức thư cá nhân. 
B2 Người học có thể hiểu đọc các bài báo, báo cáo về các chủ đề thời sự, trong đó tác giả thể hiện thái độ riêng hay quan điểm nào đó. 
C1 
Người đọc có thể hiểu được các văn bản dài, phức tạp về các sự kiện thời sự hay văn 
học. Hiểu được các bài báo chuyên ngành, các chỉ dẫn về kĩ thuật không thuộc chuyên 
môn của mình. 
C2 
Người đọc có thể đọc được tất cả các loại văn bản, dù có nội dung trừu tượng hay 
phức tạp, chẳng hạn một cuốn sách giáo khoa, một bài báo chuyên ngành hay một 
tác phẩm văn học. 
 - Đánh giá mức độ phù hợp của bài kiểm tra: 
Đây là một bước không thể bỏ qua trong quá 
trình xây dựng một bài kiểm tra - đánh giá. 
Quá trình thiết kế một bài kiểm tra - đánh giá 
kĩ năng đọc hiểu phải được bắt đầu bằng việc 
xác định mục đích của nó, đánh giá về cách 
thức sử dụng nó (khi nào và sử dụng cho đối 
tượng nào?), mức độ tin cậy và độ hiệu lực của 
công cụ đó, tác dụng của nó đối với quá trình 
dạy và học Những suy nghĩ thường trực này 
giúp chúng ta đi đúng hướng, điều chỉnh quá 
trình kiểm tra - đánh giá cho phù hợp với mục 
tiêu đề ra, phát huy tác dụng tích cực của quá 
trình kiểm tra - đánh giá trong dạy và học 
ngoại ngữ nói chung, dạy và học kĩ năng đọc 
hiểu nói riêng. Việc rút kinh nghiệm sau mỗi 
lần thực hiện việc kiểm tra đánh giá giúp cho 
người dạy có những điều chỉnh, bổ sung hợp lí 
cho những lần tiếp sau. 
KẾT LUẬN 
Như vậy, kiểm tra - đánh giá là một công việc 
luôn gắn liền với hoạt động dạy và học ngoại 
ngữ nói chung và kĩ năng đọc hiểu nói riêng. 
Người ta sử dụng nhiều loại hình, công cụ 
kiểm tra - đánh giá khác nhau để đánh giá khả 
năng đọc hiểu của người học sau một quá 
trình hay một giai đoạn học tập. Làm tốt công 
tác kiểm tra - đánh giá kĩ năng này có những 
tác động tích cực đến chất lượng dạy và học 
nó. Việc thiết kế một bài kiểm tra - đánh giá 
kĩ năng đọc hiểu đòi hỏi người giáo viên 
tiến hành theo nhiều công đoạn với nhiều 
thao tác khác nhau như chúng tôi trình bày 
trên đây cho phép đánh giá đúng trình độ, 
năng lực giao tiếp của người học và đạt 
được mục tiêu đề ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hữu Hải (2007), Nghiên cứu xây dựng 
chuẩn kiểm tra-đánh giá kĩ năng đọc hiểu, Luận 
án Tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội. 
2. Hội đồng Châu Âu (2001), Khung tham chiếu 
các năng lực ngôn ngữ Châu Âu, Didier, Paris. 
3. Nguyễn Quang Thuấn (2011), « Chuẩn đánh giá 
trong dạy và học ngoại ngữ », Tạp chí Khoa học (2), 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 115-123. 
4. Abernot (1996), Les méthodes d’évaluation 
scolaire, 2e éd, Dunod, Paris. 
5. Cornaire C-L. (1999), Le point sur la lecture, 
Clé International, Paris. 
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Chương trình 
đào tạo đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
7.
 Giasson J. (1990), La compréhension en 
lecture, Gaëtan Morin Editeur. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147 
 147
SUMMARY 
METHOD TO DESIGN AN ASSESSMENT TEST 
ON THE FOREIGN LANGUAGES READING COMPREHENSION SKILL 
Hoang Van Tien1*, Nguyen Thi Hue2 
1Academy of Military Science 
2The People Police Academy - Hanoi 
In teaching foreign languages, assessment tests are always closely associated with active teaching 
and learning which help to orient activities of teachers and learners, certify a standard level after a 
learning period. Depending on the purposes of assessing activities, executors must carry out the 
task through several stages with many procedures using different assessment tools. This article 
will focus on introducing basic steps to build a quality assessment test on the foreign languages 
reading comprehension skill. 
Key words: design, test, assessment, teaching foreign languages. 
Ngày nhận bài:21/05/2012; Ngày phản biện:04/06/2012; Ngày duyệt đăng: 12/06/2012
*
 Tel: 0979750576, Email: vantienhoang19051976@yahoo.fr 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_thiet_ke_bai_kiem_tra_danh_gia_ki_nang_doc_hieu.pdf