Cấu trúc ngữ pháp của câu khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

Abstract: Basing on the framework of Critical Discourse Analysis (CDA) suggested by

Fairclough (1989), the syntactic structures of Vietnamese socio-political slogans are

analysed following the principles of Halliday’s Systemic Functional Grammar (SFG) to

unveil the ideologies, thoughts and other social practices reflected in the linguistic uses

within Vietnamese social-political slogans.

pdf 7 trang yennguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc ngữ pháp của câu khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu trúc ngữ pháp của câu khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán

Cấu trúc ngữ pháp của câu khẩu hiệu tiếng Việt nhìn từ góc độ lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán
Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
29 
CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU KHẨU HIỆU 
TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ G C ĐỘ LÍ THUYẾT PHÂN 
TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 
SYNTACTIC STRUCTURES OF VIETNAMESE SOCIO-POLITICAL 
SLOGANS FROM THE PERSPECTIVES OF 
CRITICAL DISCOURSE ANALYSIS THEORY 
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 
(ThS; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) 
Abstract: Basing on the framework of Critical Discourse Analysis (CDA) suggested by 
Fairclough (1989), the syntactic structures of Vietnamese socio-political slogans are 
analysed following the principles of Halliday’s Systemic Functional Grammar (SFG) to 
unveil the ideologies, thoughts and other social practices reflected in the linguistic uses 
within Vietnamese social-political slogans. 
Key words: Critical Discourse Analysis (CDA); Systemic Functional Grammar (SFG); 
socio-political slogans; syntactic structures. 
1. Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical 
Discourse Analysis- CDA) là thuật ngữ chỉ 
một phương pháp phân tích diễn ngôn xuất 
phát từ lí thuyết ngôn ngữ học phê phán 
(Critical Linguistics-CA) với nhiệm vụ phân 
tích các mối quan hệ giữa suy nghĩ, thái độ, 
hệ tư tưởng và cách thể hiện chúng qua ngôn 
ngữ, đựợc các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu 
như Kress & Hodge (1979), Fowler và cộng 
sự (1979), van Dijk (1985), Fairclough 
(1989) và Wodak (1989) khởi xướng và phát 
triển. Với quan điểm xem diễn ngôn là một 
thực tiễn xã hội và đồng thời còn là sự phản 
ánh thực tiễn đó, CDA đã dựa trên nền tảng 
của ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic 
Functional Grammar- SFG) của M.A.K 
Halliday (1984) để phân tích ngôn ngữ và 
làm rõ các cấu trúc ngôn ngữ thể hiện quyền 
lực trong các văn bản, trên cơ sở 3 siêu chức 
năng của ngôn ngữ, đó là chức năng ý niệm 
(kinh nghiệm của người nói về thế giới), 
chức năng liên nhân (quan hệ xã hội của 
người nói và người nghe) và chức năng tạo 
văn bản (cấu trúc diễn ngôn). Trong bài viết 
này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích 
diễn ngôn phê phán được Fairclough đề xuất 
với 3 thao tác miêu tả, hiểu và giải thích, 
trong đó, thao tác miêu tả tập trung vào vấn 
đề sử dụng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc 
diễn ngôn của văn bản để phân tích 169 cú 
trong 130 diễn ngôn khẩu hiệu chính trị-xã 
hội tiếng Việt. Tuy nhiên, do hạn chế của 
phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ trình bày 
phần phân tích cấu trúc ngữ pháp của khẩu 
hiệu tiếng Việt trên các chủ đề An toàn giao 
thông; Hạnh phúc gia đình và Quyền trẻ em. 
2. Khẩu hiệu chính trị xã hội là loại hình 
tuyên truyền phổ biến trong xã hội hiện đại 
nhằm mục đích giáo dục và thuyết phục 
cộng đồng về những vấn đề chính trị- xã hội 
của một quốc gia. Ở Việt Nam, loại hình 
khẩu hiệu này đã có từ thời kháng chiến 
chống Pháp và chống Mĩ. Trong giai đoạn 
xây dựng và phát triển đất nước, nhất là 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 
30 
trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khẩu hiệu 
truyền thông càng chứng tỏ là một trong 
những kênh tuyên truyền quan trọng nhằm 
giúp các cơ quan chức năng tuyên truyền 
giáo dục việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, 
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà 
nước ta. Khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng 
Việt là một thể loại diễn ngôn đặc biệt, “là 
một hay nhiều câu ngắn gọn có nội dung 
tuyên truyền, cổ động để tập hợp quần 
chúng, để tỏ quyết tâm để đấu tranh” [Từ 
điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2000]. 
Lời lẽ xúc tích, ngắn gọn, cách sử dụng từ 
ngữ văn phong khúc chiết, có giá trị biểu 
cảm cao đã làm cho khẩu hiệu trở thành 
công cụ tuyên truyền hiệu quả khi thực hiện 
các chức năng của nó bao gồm tuyên truyền, 
vận động, thuyết phục, giáo dục,Cũng 
thông qua các chức năng này của khẩu hiệu 
mà hệ tư tưởng, suy nghĩ, thái độ cũng như 
các giá trị văn hóa-xã hội của các tổ chức 
chính quyền, cơ quan đoàn thể ban hành 
khẩu hiệu cũng được bộc lộ. Chính vì thế, 
khẩu hiệu đã trở thành đối tượng của phân 
tích diễn ngôn phê phán vì việc phân tích sẽ 
giúp bộc lộ các quan hệ quyền - thế và các 
quan hệ xã hội khác ẩn chứa đằng sau việc 
sử dụng ngôn ngữ trong khẩu hiệu. 
3. Mô hình phân tích diễn ngôn phê phán 
của Fairclough sử dụng ngữ pháp chức năng 
hệ thống của Halliday làm khung lí thuyết đã 
xem xét các cấu trúc ngữ pháp theo các giá 
trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm, liên 
kết câu/ mệnh đề,tương ứng với 3 siêu 
chức năng của ngôn ngữ. 
Thứ nhất là, giá trị kinh nghiệm của các 
hiện tượng ngữ pháp. 
Quan hệ chuyển tác là một trong những 
khái niệm quan trọng của ngữ pháp chức 
năng hệ thống của Halliday. Quan hệ này 
phản ánh các sự kiện, trạng thái hay hành 
động xảy ra trong thế giới tự nhiên. Theo 
Halliday (1994), thế giới kinh nghiệm được 
hệ thống chuyển tác phân thành một tập hợp 
các kiểu quá trình bao gồm 3 thành phần: 
Quá trình, tham thể và chu cảnh. Nguyễn 
Hòa (2005, tr.21) cho rằng, trong quan niệm 
của SFG, chuyển tác là công cụ để làm nổi 
bật trước tính “tác nhân” của các tham thể. 
Halliday phân chia các quá trình thành các 
kiểu: quá trình vật chất, hành vi, tinh thần, 
phát ngôn, quan hệ và tồn tại. Hoàng Văn 
Vân (2002) khẳng định rằng ,khung lí thuyết 
này phổ quát cho mọi ngôn ngữ, do đó có 
thể áp dụng vào phân tích cách thể hiện kinh 
nghiệm trong cú tiếng Việt. 
 ng dụng để phân tích các quan hệ 
chuyển tác trong khẩu hiệu chính trị-xã hội 
tiếng Việt, có thể thấy các kiểu quá trình chủ 
yếu được dùng trong khẩu hiệu là quá trình 
vật chất, hành vi và quan hệ. Kết quả khảo 
sát 169 cú phức thuộc 130 mẫu diễn ngôn 
khẩu hiệu cho kết quả như sau: 
Kiểu quá 
trình 
Số lượng 
N = 169 
Tỉ lệ 
(%) 
Vật chất 80 47.33 
Hành vi 41 24.26 
Tinh thần 3 1.77 
Phát ngôn 3 1.77 
Quan hệ 31 18.34 
Tồn tại 14 6.50 
Nhìn vào bảng tóm tắt các kiểu quá trình 
thể hiện quan hệ chuyển tác của khẩu hiệu 
cho thấy thế giới kinh nghiệm trong khẩu 
hiệu chính trị xã hội tiếng Việt là thế giới 
của vật chất, hành vi và các mối quan hệ. 
Thế giới này được hình thành chủ yếu bởi 
quá trình vật chất bao gồm các hành động 
tạo dựng, thay đổi, tác động và các hành 
động. Bên cạnh đó, các quá trình hành vi 
cũng là cách thể hiện sự ứng xử của xã hội 
đối với các vấn đề chính trị-xã hội đang diễn 
ra. Quá trình quan hệ cũng có tiềm năng khá 
lớn trong việc mô tả kinh nghiệm với tác 
dụng kết nối mối quan hệ giữa các sự vật, 
hiện tượng và kết nối các mối quan hệ sở 
hữu giữa các thuộc tính của chúng. Có thể 
hình dung bằng bảng dưới đây: 
Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
31 
Vị trí tiềm 
năng 
Kiểu quá 
trình 
Tỉ lệ Ví dụ 
Thứ nhất VẬT 
CHẤT 
 48% Thanh niên hãy h nh động vì một môi trường giao thông lành 
mạnh. 
Hãy để tình yêu thương suởi ấm ngôi nhà bạn. 
Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế chung tay xây dựng bình đẳng giới. 
Thứ hai HÀNH VI 25% Không kh n nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ 
em gái. 
Mỗi gia đình, mỗi địa phương, đơn vị cùng có những việc làm 
cụ thể để biểu thị tình thương và trách nhiệm với trẻ em. 
Thứ ba QUAN HỆ 19% Phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn là tội ác. 
Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc. 
Theo Halliday (1994), quá trình tinh thần, 
vật chất và quan hệ là những quá trình chính 
tạo nên thế giới kinh nghiệm. Ba quá trình 
còn lại (phát ngôn, hành vi và tồn tại) chỉ là 
các quá trình trung gian và thứ yếu. Tuy 
nhiên trong trường hợp thế giới kinh nghiệm 
của khẩu hiệu, công việc khảo sát lại cho kết 
quả chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của 
ông. Khác với các kiểu bài xã luận, phát biểu 
chính trị,nơi mà quá trình tinh thần được 
sử dụng khá nhiều để bày tỏ thái độ và quan 
điểm chính trị của người phát ngôn thì ở 
khẩu hiệu, quá trình vật chất, hành vi và 
quan hệ lại giúp xác định các giá trị và thực 
hiện các chức năng chính của nó, đó là giáo 
dục và thuyết phục. Có thể dễ dàng hiểu 
được tại sao quá trình vật chất chiếm vị trí 
tiềm năng nhất trong diễn tả kinh nghiệm 
của khẩu hiệu và đứng thứ hai là quá trình 
hành vi. Hai quá trình với ranh giới cách biệt 
không mấy rõ ràng này đã giúp biến sự hiểu 
biết của người phát ngôn về các vấn đề 
chính trị xã hội đương thời thành những 
hành động cụ thể làm “thay đổi, tạo dựng” 
những giá trị hay và đẹp cho cuộc sống, 
cũng như giúp “điều chỉnh những ứng xử” 
của con người cho phù hợp với các quy tắc 
xã hội- đó cũng chính là đang thực hiện 2 
chức năng chủ yếu của khẩu hiệu. Thực ra, 
Halliday vẫn cho rằng tinh thần là một quá 
trình chính để mô tả kinh nghiệm. Tuy 
nhiên, do chúng tôi chọn phân tích khẩu hiệu 
chính trị xã hội, nên chắc chắn những nhận 
định chỉ mang tính đặc trưng trong thế giới 
kinh nghiệm của riêng diễn ngôn khẩu 
hiệu.Trong các văn bản này, đối tượng được 
khai thác thuộc thế giới kinh nghiệm bên 
ngoài chủ thể phát ngôn, chứ không phải là 
thế giới nội tâm của con người, ví như trong 
văn chương hay thi ca. Đây là các văn bản sẽ 
được đưa ra công chúng nhằm mục đích 
thuyết phục và hướng dẫn thực hiện các quy 
tắc xã hội, nên độ khách quan và tin cậy cần 
được đảm bảo. Trong khi đó, quá trình tinh 
thần lại thiên về bày tỏ thái độ đánh giá chủ 
quan, hoặc bình luận của người phát ngôn, 
nên nó không được sử dụng đáng kể trong 
khẩu hiệu. Ngoài ra, các kiểu quá trình khác 
như phát ngôn và tồn tại cũng được sử dụng 
trong khẩu hiệu nhưng không mang tính đại 
diện cao (ví dụ: các kiểu quá trình tinh thần 
là 1.77%, phát ngôn là 1.77% và tồn tại là 
6.5%). Các phát ngôn trong khẩu hiệu đã 
được “trực tiếp hóa” trong các hành động tại 
lời nên không thường thấy xuất hiện các vị 
từ như nói, hỏi, phát biểu, cho rằng,hoặc 
là xuất hiện các cấu trúc tường thuật các 
phát ngôn trong khẩu hiệu, mặc dù thoạt 
nghe ai cũng nghĩ đã là khẩu hiệu thì phải 
“hô”, phải “nói”. 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 
32 
Bên cạnh quan hệ chuyển tác, giá trị kinh 
nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp còn 
được thể hiện trong việc sử dụng các hiện 
tượng danh hóa trong khẩu hiệu. Đinh Văn 
Đức (1986) nhận xét, “trong tiếng Việt, mỗi 
động từ, tính từ có khả năng có một danh từ 
tương ứng bằng cách kết hợp với yếu tố ngữ 
pháp chuyên dùng”. Còn Nguyễn Thị Bích 
Ngoan (2013) thì giải thích “hiện tượng 
danh hóa là quá trình ngữ pháp để biến đổi 
và thành lập danh từ hoặc cụm từ từ tính từ 
hay động từ hoặc một mệnh đề bằng cách 
thêm vào động từ, tính từ, hay mệnh đề đó 
một yếu tố danh hóa nhất định” (tr.13). 
Trong khẩu hiệu, xuất hiện khá nhiều hiện 
tượng danh hóa như: 
 Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Đầu tư cho công tác dân số mang lại hiệu 
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. 
Sàng lọc trước sinh, sơ sinh góp phần hạn 
chế dị tật bẩm sinh trẻ em. 
Tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ là bí quyết 
gìn giữ hạnh phúc gia đình. 
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nuôi 
dạy con cái là trách nhiệm của cả vợ lẫn 
chồng. 
Xây dựng quy mô gia đình ít con nông 
thôn để nhanh chóng thoát nghèo. 
Có thể thấy rằng đa số các hiện tượng 
danh hóa trong các diễn ngôn khẩu hiệu 
thuộc phạm vi khảo sát là danh hóa động từ. 
Và trong tình huống mà các danh từ hoặc tổ 
hợp danh từ đó có nguồn gốc là động từ, thì 
chúng thường xuất hiện ở vị trí đề ngữ, 
nhằm mục đích thông báo các thông tin mới, 
phục vụ cho mục tiêu thông tin và vận động 
của khẩu hiệu. Còn lại, một số trường hợp 
khác là các danh từ được danh hóa từ tính từ 
thường xuất hiện ở vị trí thuyết ngữ trong 
khẩu hiệu, nhằm cung cấp thêm các thông 
tin bổ sung cho đề ngữ trước đó. Nhờ hiện 
tượng danh hóa mà câu văn đạt được sự chặt 
chẽ và mạch lạc hơn,và cho phép người viết 
gói gọn thông tin hơn trong phạm vi cụm từ 
được danh hóa. Hơn nữa, hiện tượng danh 
hóa trong khẩu hiệu không cần có thêm 
những yếu tố danh hóa như việc, sự, nỗi, 
để tối ưu hóa sự ngắn gọn và nâng tính khúc 
chiết của khẩu hiệu lên cao, nhằm đạt được 
mục tiêu tuyên truyền hiệu quả (dễ hiểu, dễ 
nhớ). 
 Cuối cùng, chúng tôi bàn về việc sử 
dụng các cấu trúc câu chủ động và bị động 
trong khẩu hiệu. Đây là một trong những yếu 
tố quan trọng giúp phát hiện các nguồn lực 
tạo nghĩa, theo lí thuyết phân tích diễn ngôn 
phê phán. Trong số 169 cú phức của 130 
mẫu khẩu hiệu được khảo sát, có 97.05% 
câu chủ động và chỉ có 2.95% câu bị động. 
Thông qua cách dùng tuyệt đại đa số các câu 
chủ động, khẩu hiệu tỏ rõ tác nhân hành 
động của những lời kêu gọi, thuyết phục. 
Điều này càng làm tăng tính trách nhiệm của 
người tuyên truyền và hành động thuyết 
phục trong khẩu hiệu. Ví dụ: 
Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình 
không có bạo lực. 
Sử dụng còi đúng cách là ứng xử có văn 
hóa. 
Tuổi trẻ Đại học Đà ẵng tích cực hư ng 
ứng thập kỉ hành động vì đường bộ 2011-
2020. 
 Trong các ví dụ trên, việc nhấn mạnh tác 
nhân của hành động là rất quan trọng trong 
chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp của 
khẩu hiệu. Chủ thể của các hành động trên 
cũng chính là người có trách nhiệm thực 
hiện các hành động được kêu gọi trong khẩu 
hiệu. Nhấn mạnh tác nhân là thật sự cần thiết 
và phù hợp với mục tiêu của khẩu hiệu, bởi 
đó chính là đối tượng mà khẩu hiệu nhắm 
đến cho mục đích vận động, thuyết phục của 
mình. 
Việc khẩu hiệu xuất hiện một số ít mẫu 
câu bị động cũng là do lí do đã chỉ ra trên 
đây, khi mà người phát ngôn mong muốn 
được chỉ rõ tác nhân hơn là đề cao hành 
Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
33 
động. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, 
cấu trúc bị động cũng đã được khéo léo sử 
dụng để đề cao chủ thể của hành động như 
trong khẩu hiệu về quyền trẻ em “Trẻ em 
cần được chăm sóc, bảo vệ tốt” (lúc này “trẻ 
em” mới chính là yếu tố được quan tâm nhấn 
mạnh, chứ không phải người chăm sóc hay 
hành động chăm sóc) hoặc như trong khẩu 
hiệu “Hãy báo tin cho cán bộ nơi bạn cư trú 
nếu bạn bị bạo lực gia đình” (“bạn”-người 
phụ nữ bị tác động bởi bạo lực gia đình- mới 
là yếu tố được quan tâm hơn cả người gây ra 
bạo lực và hành động bạo lực). Khi linh hoạt 
chuyển đổi các vế câu chủ động và bị động, 
ý đồ của người phát ngôn trong khẩu hiệu sẽ 
liên tục dịch chuyển để khéo léo tạo ra hiệu 
ứng cho người nghe, người đọc. Tuy nhiên, 
vẫn không thể phủ định một điều rằng, đối 
với diễn ngôn khẩu hiệu, câu chủ động vẫn 
có nhiều giá trị thuyết phục hơn câu bị động. 
Thứ hai là, giá trị quan hệ của ngữ pháp. 
Trong CDA, theo Fairclough, để khảo sát 
các giá trị ngữ pháp của diễn ngôn, người 
phân tích cần xem xét các kiểu phát ngôn và 
cách sử dụng đại từ xưng hô trong diễn 
ngôn. Trở lại với chức năng của khẩu hiệu, 
có thể nhận thấy một trong những mục đích 
rõ rệt nhất của khẩu hiệu là đưa thông điệp 
của người phát ngôn đến với cộng đồng, làm 
cho mọi người nhớ và trở nên quen thuộc 
với thông điệp. Với tư cách là một công cụ 
hoặc sản phẩm tuyên truyền, khẩu hiệu cần 
có 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác 
động. Barton (1999) khẳng định, khẩu hiệu 
giúp chia sẻ thông tin và quan điểm đối với 
thông tin đó đồng thời tác động để thiết lập 
sự liên kết giữa các thành viên cũng như 
điều phối các vấn đề phức tạp giữa họ. 
Chính hai chức năng chính này đã quy định 
các kiểu phát ngôn cho khẩu hiệu. Kết quả 
khảo sát 147 câu thuộc 130 diễn ngôn khẩu 
hiệu cho thấy hai kiểu phát ngôn chủ yếu 
của khẩu hiệu là câu mệnh lệnh và câu trần 
thuật. Có 57.15% kiểu phát ngôn mệnh lệnh 
và 42.85% kiểu phát ngôn trần thuật. Ví dụ: 
 Gia trư ng là nguyên nhân chính dẫn 
đến bạo hành trong gia đình. (Câu trần thuật 
khẳng định giúp thông tin đến người nghe về 
một trong các nguyên nhân dẫn đến bạo lực 
gia đình). 
 Không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết 
thống để đảm bảo hạnh phúc gia đình và 
tương lai của các con. (Câu mệnh lệnh phủ 
định giúp khuyến cáo những người sắp sửa 
hoặc có ý định kết hôn về hậu quả của một 
việc làm thiếu hiểu biết trong sức khỏe hôn 
nhân và sức khỏe sinh sản). 
Đây là chủ ý của người phát ngôn khi sử 
dụng kiểu phát ngôn trần thuật và mệnh 
lệnh, cầu khiến trong tuyên truyền nhằm một 
mặt là thông báo, thông tin về chế độ, chính 
sách, những điều hay lẽ phải cần làm; mặt 
khác là tác động qua khuyến khích, động 
viên (hoặc biện pháp mạnh hơn là bắt buộc, 
nghiêm cấm) người dân thực thi pháp luật, 
trật tự xã hội và không vi phạm pháp luật. Ở 
đây, trong khi xét các kiểu phát ngôn, khẩu 
hiệu còn được xem là những hành động 
ngôn từ. Một nghiên cứu mới đây của Đỗ 
Thị Xuân Dung và đồng sự (2013) cũng đã 
chỉ ra rằng, khi xem xét dưới góc độ hành 
động ngôn từ, khẩu hiệu thực hiện một số 
chức năng cơ bản của nó chủ yếu thông qua 
hành động thông tin và hành động cầu/khiến. 
Các hành động tại lời của khẩu hiệu mang 
chức năng khuyến cáo, ra lệnh, hay thông 
tin, tuyên bố đều thuộc các nhóm hành vi tại 
lời mà Austin (1962) và Searle (1969) đã 
phân loại bao gồm phán xử, hành xử, cam 
kết, trình bày, ứng xử (cách phân loại của 
Austin) và đại diện, điều khiển, cam kết, 
biểu cảm, tuyên bố. 
Hơn nữa, tuy việc xưng hô “chúng ta” 
“các bạn” không xuất hiện phổ biến trong 
khẩu hiệu với tỉ lệ là 4,6% lượt dùng đại từ 
“chúng ta” và 8,4% lượt dùng từ “bạn” 
“các bạn”, nhưng mối quan hệ giữa người 
 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 
34 
phát ngôn với người tiếp nhận không vì thế 
mà trở nên kém hiệu quả thuyết phục, do sự 
thân tình và đồng cảm còn được thể hiện 
trong việc dùng phụ từ “hãy” trong cấu trúc 
hô gọi ở khẩu hiệu (22,3% lượt). Bản thân từ 
“hãy” đã tỏ rõ sự cam kết trách nhiệm và kết 
nối “chúng tôi” và “các bạn”, tạo nên sự 
đồng cảm và cho thấy người phát ngôn đã 
kết nối với cộng đồng để cùng nhau gánh 
vác trách nhiệm thực hiện các vấn đề xã hội. 
 Như vậy, khẩu hiệu đã trở thành công cụ 
nói lên tiếng nói và thái độ của người ban 
hành - ở đây là các cơ quan chức năng- và 
nhằm mục đích sâu xa hơn là thể hiện hệ tư 
tưởng của giai cấp-cơ quan quyền lực thông 
qua việc tuyên truyền thực thi pháp luật, các 
chế độ chính sách xã hội mà Đảng và nhà 
nước ban hành. 
 Thứ ba là, giá trị biểu cảm của ngữ pháp 
Thông thường giá trị biểu cảm của các 
hiện tượng ngữ pháp được thể hiện thông 
qua sự cảm nhận vấn đề và hiện thực hóa 
vấn đề vào trong cách đánh giá của người sử 
dụng ngôn ngữ. Mục tiêu của những người 
phát ngôn khẩu hiệu là đạt đến giá trị cao 
nhất của hành vi thông tin và vận động đối 
với người tiếp nhận thông điệp. Cho nên, 
việc lựa chọn câu chữ cũng phải phục vụ cho 
mục đích đó. Hơn bất cứ điều gì, các cấu 
trúc câu phải đạt được mức độ biểu cảm tình 
thái cao để nâng tính thuyết phục. Trong các 
hiện tượng ngữ pháp được sử dụng, cấu trúc 
hô ứng “hãy” được sử dụng đi sử dụng lại 
trong rất nhiều diễn ngôn khẩu hiệu. Đó là 
lời kêu gọi tha thiết và cũng là cách vận 
động dễ đi vào lòng người nhất, dễ đạt đựợc 
hiệu ứng biểu cảm cao nhất. Trong khi sử 
dụng cấu trúc hô ứng này, người phát ngôn 
đã hàm ý kết nối cả yếu tố liên nhân, nghĩa 
là vừa kêu gọi người khác, vừa tự cam kết 
bản thân cùng tham gia. Như vậy, lời kêu 
gọi sẽ càng đạt giá trị biểu cảm và thuyết 
phục cao vì người nghe sẽ nhận thấy một “ 
sự cam kết đồng lòng, chung tay” thực hiện 
trong lời kêu gọi đó. Ngoài ra, các kiểu biến 
diễn ngôn khẩu hiệu thành diễn ngôn thơ 
hay văn vần, hoặc chọn kiểu trích dẫn các 
câu danh ngôn và cách nói trào phúng, bình 
dân,cũng làm cho thông điệp khẩu hiệu 
đến được với người dân một cách tự nhiên 
mà không hề khiên cư ng. Đa số người dân 
đều cảm thấy dễ bị thuyết phục bởi lối sử 
dụng văn phong này, bởi họ cho rằng cách 
dùng những câu chữ cổ động truyền thống 
vừa mang tính nghiêm túc vừa mang tính 
mệnh lệnh khó làm người ta để ý và nhớ, 
chứ chưa nói đến chuyện tự giác thực hiện. 
Ví dụ: Một pa-nô hai mặt ở trung tâm thị 
trấn Sao Đỏ, Chí Linh- tỉnh Hải Dương có 2 
khẩu hiệu là trích dẫn hai câu của Nguyễn 
Trãi “ iệc nhân nghĩa cốt yên dân” và 
“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đây là 
kiểu trích dẫn danh ngôn để dễ tác động đến 
người đọc (Tuy nhiên loại khẩu hiệu này 
không thuộc phạm vi khảo sát của bài viết 
này). 
 Có thể bắt gặp những khẩu hiệu giao 
thông được gieo vần “ngộ nghĩnh” ở Hà 
Nội: gười Hà nội, không vội được đâu;Đi 
thong thả, cho đỡ vất vả; Đi theo làn, thấy 
thật an nhàn. Khẩu hiệu giao thông ở Bình 
Dương lại dùng hai câu lục bát “bình dân”: 
Xi nhan không phải là “hâm”/ Xi-nhan để 
khỏi bị đâm vỡ đèn. Ở Đà Nẵng xuất hiện 
khẩu hiệu sau (đi kèm hình ảnh một người 
đàn ông rất đĩnh đạc, tự tin): Mình là đàn 
ông, mình hiểu bạo lực gia đình là vi phạm 
pháp luật (kiểu xưng danh và thể hiện cái 
tôi, cái tự trọng của đàn ông). 
3. Trong phần trình bày trên đây, chúng 
tôi đã cố gắng dựa trên các nguyên tắc cơ 
bản nhất của lí thuyết phân tích diễn ngôn 
phê phán, mà cụ thể là đuờng hướng của 
Fairclough cũng như sử dụng các phương 
pháp phân tích ngữ pháp theo khung lí 
thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của 
Halliday để làm rõ các mối quan hệ chính 
trị-xã hội, các quan hệ quyền-thế ẩn chứa 
Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 
35 
đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ của diễn 
ngôn khẩu hiệu. Việc thể hiện tư tưởng, thái 
độ của người phát ngôn trong các khẩu hiệu 
cũng thông qua cách lựa chọn các kiểu quá 
trình trong quan hệ chuyển tác, sử dụng các 
hiện tượng danh hóa, kiểu câu phát ngôn, 
cấu trúc câu bị động, chủ độngđã được chỉ 
ra và thảo luận nhằm chứng minh giá trị của 
diễn ngôn trong bối cảnh xã hội. Theo đó 
diễn ngôn không những là thực tiễn và tập 
quán xã hội, mà còn là sự phản ánh thực tiễn 
đó. Quan hệ hỗ tương này càng chứng tỏ tầm 
quan trọng và vai trò vị trí của ngôn ngữ 
trong đời sống của xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Austin, J. (1962), How to do things 
with words. Cambridge, MASS: Harvard 
University. 
2. Barton, E. L. (1999), Informational 
and interactional functions of slogans and 
sayings in the discourse of a support group. 
Discourse & Society 10: Pp 461-486. 
3. Cao Xuân Hạo (2004), Sơ thảo ngữ pháp 
chức năng tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Diệp Quang Ban (1998), ăn bản và 
liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng 
Việt- từ loại. Nxb Đại học và Trung học chuyên 
nghiệp, Hà Nội. 
6. Đỗ Hữu Châu. (2010), Đại cương 
ngôn ngữ học- ngữ dụng học. (tái bản lần 
thứ 5). NXB Giáo dục Việt Nam. 
7. Đỗ Thị Xuân Dung & Hoàng Tất 
Thắng (2013), Diễn ngôn khẩu hiệu tiếng 
Việt nhìn từ góc độ thuyết hành động ngôn 
từ. Tạp chí Khoa học Đại học Huế tập 86, số 
8-2013. 
8. Fairclough, N. (1989), Language and 
power. London, UK: Longman. 
9. Fairclough, N. (1995), Critical 
discourse analysis: The critical study of 
language. London and New York: 
Longman. 
10. Fowler et al. (1979), Language and 
control. London: Routledge and Kegan Paul. 
11. Halliday M.A.K (Hoàng Văn Vân 
dịch - 2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
12. Halliday, M.A.K. (1994), An 
introduction to functional grammar. Second 
edition. London: Edward Arnold. 
13. Hoàng Phê, (2000), Từ điển tiếng 
Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 
14. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp 
kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo 
quan điểm chức năng hệ thống, Nxb Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
15. Kress G. & B. Hodge (1979), 
Language as ideology. London: Routledge. 
16. Lâm Bá Nam, (2011), Chính sách 
dân tộc của Đảng trong thời kì đổi mới, Báo 
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 
nkien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&s
ubtopic=463&leader_topic=&id=BT291211
37533 (truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014) 
17. Nguyễn Hoà (2003), Phân tích diễn 
ngôn: một số vấn đề lí luận và phương pháp, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
18. Nguyễn Hoà (2005), Phân tích diễn 
ngôn phê phán là gì?, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 
2), tr. 13 - 26. 
19. Nguyễn Hoà (2006), Phân tích diễn 
ngôn phê phán: lí luận và phương pháp, Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
20. Nguyễn Thị Bích Ngoan (2013), So 
sánh đối chiếu hiện tượng danh hóa động từ 
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí KHOA 
HỌC ĐHSP TPHCM Số 46-2013. 
21. Searle, J. (1969), Speech Acts. 
Cambridge University Press. 
22. Van Dijk T. A (1985), Handbook of 
discourse analysis. Vol 4-Discourse analysis 
in society. London: Academic Press 
23. Wodak, R. (1989), Introduction. In 
R. Wodak (ed). Language, Power and 
Ideology. Amsterdam: 
(Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 17-04-2014) 

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_ngu_phap_cua_cau_khau_hieu_tieng_viet_nhin_tu_goc_d.pdf