Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang
Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp không chỉ giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề, hứng thú nghề
nghiệp theo phân công lao động xã hội mà còn hướng tới tiềm năng lao động trẻ của đất nước,
nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, phát
huy hết sở trường năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh trường trung học phổ thông
tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy, cần phải quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học
cơ sở trung học phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học Phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 44-50 This paper is available online at QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Vũ Đình Hưng1 Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp không chỉ giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp theo phân công lao động xã hội mà còn hướng tới tiềm năng lao động trẻ của đất nước, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, phát huy hết sở trường năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy, cần phải quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trung học phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang. Từ khóa: Quản lý, giáo dục hướng nghiệp, học sinh, trung học phổ thông, nguồn nhân lực, Tuyên Quang. 1. Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng giáo dục và đào tạo và đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . . . Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, đảm bảo mọi người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngành giáo dục tỉnh cần coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp là khâu đột phá và là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo viên, cần quan tâm đầu tư đồng bộ về nhiều phương diện. Ngày nhận bài: 05/11/2017. Ngày nhận đăng: 12/12/217. 1Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; e-mail: vdhung@tuyenquang.edu.vn. 44 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. Đa dạng hóa các loại hình trường công lập và tư thục. Nhà nước cần tập trung đầu tư tốt cho hệ thống công lập, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho các trường tư thục trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm, đạo đức nhà giáo đối với đội ngũ giáo viên các cấp. Cần đổi mới công tác quản lý nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo và năng lực cống hiến của đội ngũ giáo viện. Các trường học cần phải chuẩn hóa về cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện ngày càng tốt về phương tiện giản dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Cần tạo tính cạnh tranh trong hoạt động giữa khu vực công và khu vực tư trong hệ thống giáo dục, trong đó khu vực công phải là nơi định hướng, thu hút lực lượng giáo viên giàu tâm huyết, có năng lực tham gia giảng dạy. Phát triển hệ thống các trường nghề, đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho người lao động là một nội dung cấp thiết hiện nay ở Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng, nhất là tại các địa phương còn khó khăn Tuyên Quang. Phát triển hệ thống đào tạo nghề theo cơ cấu hợp lý và có tính liên kết giữa các cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng. Khuyến khích và tạo điều kiện để các công ty, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào các cơ sở đào tạo nghề gắn với các công ty, các khu công nghiệp. Khuyến khích tư nhân đầu tư, xây dựng các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động nhằm phục vụ nhu cầu thị trường lao động địa phương. Để mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động tỉnh Tuyên Quang, thời gian tới tỉnh phải đầu tư vào hai khâu đột phá. Đó là: phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề các cấp; chính quyền tỉnh cần tăng cường hỗ trợ và làm cầu nối với nước ngoài nhằm trang bị đầy đủ các cơ sở cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Thực hiện chủ trương hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Tuy vậy, hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, nhiều học sinh rất lúng túng trong việc lựa chọn hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và không xác định được khả năng của mình để định hướng nghề nghiệp tương lai. Đa số học sinh có tâm lý học xong trung học cơ sở phải vào trung học phổ thông, học xong trung học phổ thông phải vào đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh chấp nhận vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề, mặc dù xã hội rất cần các nghề ở hệ trung cấp. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Tình trạng học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều em không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Mục tiêu của hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản là Tuyên Quang chưa có định hướng tốt cho việc đào tạo công nhân lành nghề, việc quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chưa có hiệu quả. Chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông và nhất là các trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Để đáp ứng với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, giáo dục và đào tạo Tuyên Quang cần phải 45 Vũ Đình Hưng JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang 2.1. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông - Quản lý giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông là một bộ phận của quản lý giáo dục phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa vào chương trình giảng dạy giúp học sinh biết cách chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Nhờ đó học sinh dễ tìm được công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình trong công việc và cuộc sống. Hướng nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường, là biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. - Trong chương trình trung học phổ thông, mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề. Thông qua giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực. - Thực tế hiện nay cho thấy, việc chọn nghề của giới trẻ chủ yếu theo cảm tính, nhiều người ưa thích, theo phong trào hoặc đơn giản là dễ thi đậu,. . . Ngành nghề trong xã hội rất phong phú và đều có những đặc điểm riêng biệt, trong khi học sinh hầu như chưa có khả năng xác định sự phù hợp tương đối giữa năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn lựa; ý thức về sự ảnh hưởng của các yếu tố như: sức khỏe, năng lực, tố chất, thiên hướng, ngoại hình, năng khiếu, gia đình, điều kiện kinh tế,... đối với việc chọn nghề chưa được hiểu biết sâu sắc. Vì vậy, cần thay đổi tư duy về việc quản lý lựa chọn nghề trong tương lai của các em. Để xác định cho mình một nghề phù hợp, bản thân phải có nhận thức đúng đắn về nghề và khả năng đáp ứng nhu cầu của nghề đó, cá nhân phải có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của loại hình lao động để đi tới quyết định trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân, đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì thế, xác định nghề cần có sự định hướng của xã hội; hay nói khác hơn, cần phải được hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông không chỉ tác động đến nhận thức của cá nhân đối với nghề định chọn mà còn làm cho cá nhân đó hiểu hệ giá trị của nghề, hình thành hứng thú, say mê với nghề đã chọn. Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học phổ thông giúp các em có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, do đó, rất cần sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội, trong đó không thể thiếu vai trò quan trọng của nhà trường phổ thông. 2.2. Quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp theo yêu cầu tạo nguồn nhân lực Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông được đề xuất căn cứ vào các mục tiêu giáo dục nói chung, gắn với quan điểm về đổi mới giáo dục phổ thông và bốn trụ cột của giáo 46 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. dục thế kỷ XXI (học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống cùng nhau), trong đó, có thể xem giáo dục hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo, trực tiếp và gián tiếp giúp cho học sinh thực hiện mục tiêu "học để làm việc" (learning to do). Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp phải hướng tới việc thực hiện các mục tiêu "Nâng cao dân trí" và "Đào tạo nhân lực"; phải đạt được các yêu cầu về "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa"; từng bước hướng tới mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học với những chương trình và hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông phải bám sát quan điểm của Đảng đã được cụ thể hóa trong chỉ đạo về đổi mới mục tiêu chương trình trung học phổ thông, đó là: nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông; giúp học sinh làm tốt hơn những công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Cần phải giúp người học phát triển những năng lực cần thiết của người lao động trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, của thời đại. Đó là: năng lực hành động có hiệu quả, vận dụng kiến thức được học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và trong sản xuất; năng lực thích ứng với những thay đổi trong xã hội; năng lực giao tiếp, ứng xử và lòng nhân ái và năng lực tự khẳng định của bản thân. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông phải hướng tới việc tìm ra miền chọn nghề tối ưu cho mỗi cá nhân học sinh. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, một mặt, phải trang bị cho các em những kiến thức Phổ thông cơ bản, những kỹ năng nghề nghiệp ban đầu, những phẩm chất đạo đức của người lao động trong thời kỳ mới, đồng thời, làm cho các em có những nhận thức đúng đắn về thế giới nghề nghiệp để từ đó định hướng phân luồng cho học sinh một cách phù hợp, đảm bảo sự kết hợp giữa các yếu tố: năng lực, nguyện vọng của bản thân cá nhân học sinh, điều kiện hoàn cảnh của gia đình, yêu cầu và xu hướng phát triển nhân lực của địa phương và xã hội. Mục tiêu mà hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông hướng tới, đó là tìm ra điểm chung nhất trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong chỉnh thể các thành phần có ảnh hưởng đến định hướng chọn nghề của các em học sinh. Các em không những cần thiết phải biết được mình có năng lực gì, sở trường, thiên hướng, mong muốn nghề nghiệp của bản thân, các điều kiện hoàn cảnh của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nguyện vọng nghề nghiệp mà còn phải biết đặt nó trong mối quan hệ với những nhu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Sự phù hợp nghề ở đây chính là sự phù hợp giữa ba yếu tố: tôi thích (hứng thú) - tôi có thể (năng lực) - tôi cần phải (nhu cầu xã hội). Đối với học sinh trung học phổ thông, ngoài ba yếu tố trên, cần phải tính đến những điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bản thân em trong việc tạo điều kiện cho các em theo đuổi nghề mình đã lựa chọn. Miền chọn nghề tối ưu được mô tả tại Hình 1. 47 Vũ Đình Hưng JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. Hình 1. Sơ đồ mô tả miền chọn nghề tối ưu 2.3. Quản lý nội dung hướng nghiệp sát với yêu cầu tạo nguồn nhân lực Trong quá trình xây dựng các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, cần phải quan tâm đến các yêu cầu sau: - Nội dung giáo dục hướng nghiệp phải đáp ứng mục tiêu đào tạo con người một cách toàn diện, có tính năng động sáng tạo, có khả năng thích ứng với mọi tình huống và có khả năng di chuyển nghề nghiệp một cách linh động. - Nội dung giáo dục hướng nghiệp phải có tính mềm dẻo, có sự phân hóa phù hợp với năng lực, sở trường của học sinh. Tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp. - Nội dung giáo dục hướng nghiệp phải đổi mới vừa mang tính cơ bản, tinh giản, thiết thực, vừa có tính chất "chìa khóa", nhằm hướng cho học sinh tiếp nhận được các nội dung khác và có khả năng phát triển sâu, rộng hơn các nội dung đã học. - Nội dung giáo dục hướng nghiệp phải hướng cho học sinh biết tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, đồng thời giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa du nhập, vừa khôi phục phát triển các nghề thủ công truyền thống của từng địa phương. - Bảo đảm sự cân đối giữa tri thức văn hóa - khoa học công nghệ và HN; tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng tiếp cận với nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và đất nước. - Đảm bảo cho người lao động được học tập suốt đời để có đủ tri thức, kỹ năng tương đương với các nước trong khu vực và quốc tế. 2.4. Quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp linh hoạt Tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có để tổ chức các hoạt động lao động và giảng dạy kỹ thuật nghề nghiệp, tạo điều kiện để phát huy năng lực, sở trường của các em. Các hình thức triển khai thực hiện bao gồm: - Tổ chức các hoạt động lao động thủ công mang ý nghĩa giáo dục ý thức lao động như: trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong trường và xung quanh trường; lao động vệ sinh, tu sửa nhỏ bàn 48 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. ghế, phòng học. - Tổ chức các tổ, nhóm ngành nghề: sau quá trình học nghề Phổ thông, sơ cấp nghề, lựa chọn các em có năng khiếu và hứng thú, tổ chức các em thành những đội chuyên tham gia các hoạt động lao động chuyên đề của trường (nhóm nghề điện - điện tử, nhóm nghề gia chánh, phục vụ khách sạn, nhóm nghề thêu, đan, làm hoa - cắm hoa, nhóm nghề may dân dụng, may công nghiệp...). Bên cạnh việc tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, nhà trường cần khuyến khích giáo viên liên hệ với các cơ sở sản xuất và đứng ra nhận hàng hóa gia công, sửa chữa để tạo điều kiện cho các em tham gia lao động sản xuất làm ra sản phẩm có ích cho xã hội. - Khuyến khích học sinh tự rèn luyện tay nghề bằng cách tổ chức các cuộc thi, thực hiện một số nội dung về lao động sản xuất trong hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn (20/11, 9/1, 8/3, 26/3....). Có thể phối hợp với các công ty, cơ sở sản xuất để xin nguồn kinh phí và qua đó tạo điều kiện để họ theo dõi, phát hiện năng khiếu của học sinh, định hướng nghề nghiệp cho các em và bước đầu tuyển chọn nghề. - Tăng cường thêm các hoạt động giáo dục lao động kỹ thuật nghề nghiệp thông qua giáo dục nghề phổ thông... (chuẩn bị cho học sinh tiếp cận với các ngành nghề của địa phương). - Trong quá trình triển khai việc học nghề cho học sinh trung học phổ thông, cần lựa chọn những ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Chủ động phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, đào tạo theo hướng liên thông hoặc theo đơn đặt hàng, góp phần giới thiệu và tạo việc làm cho học sinh khi ra trường. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các cơ sở dạy nghề để tổ chức hội thi khéo tay kỹ thuật cho học sinh trung học phổ thông, qua đó để kích thích sự say mê lao động và phát hiện khả năng nghề nghiệp của các em, góp phần vào việc tuyển chọn nghề. Đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa có tính hướng nghiệp theo chương trình và nội dung giáo dục hướng nghiệp dựa trên những hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Phổ thông, tổ chức các hoạt động để giới thiệu hoạt động nghề, kết hợp với việc hướng dẫn học sinh chọn nghề. Những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa HN cho học sinh trung học phổ thông bao gồm: - Tổ chức các buổi tọa đàm về nghề nghiệp để giúp các em học sinh có được cái nhìn tổng thể về thế giới nghề nghiệp, về tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu nhân lực của địa phương, đặc biệt là nhu cầu lao động có tay nghề trong thời gian trước mắt. Tọa đàm nghề nghiệp có thể tổ chức cho bản thân học sinh hoặc có thể mời cha mẹ học sinh tham gia để phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc hướng đẫn học sinh lựa chọn nghề. Các câu lạc bộ, diễn đàn, đối thoại, ngoại khóa hướng nghiệp là những hoạt động hoàn toàn mới mẻ, có tác dụng quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin cần thiết về hướng nghiệp một cách có hệ thống, có chủ đích của các trung tâm giáo dục thường xuyên. - Tham quan học tập tại các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục để minh họa thực tế hình ảnh về thế giới nghề nghiệp mà các em học sinh đã được trang bị. Cần phải nghiên cứu, bố trí thời gian phù hợp để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại các nhà máy, xưởng sản xuất, các loại hình hoạt động quản lý Nhà nước để các em tiếp cận với các nghề trong xã hội. Tổ chức cho học sinh tham 49 Vũ Đình Hưng JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. gia các buổi tham quan tại các nhà máy, xí nghiệp, lâm trường, nông trường, hoặc tổ chức sinh hoạt thường xuyên tại các câu lạc bộ, thư viện, trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương. Đồng thời, tổ chức cho các em tham quan ở các cơ sở đào tạo: trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề trên địa bàn hoặc trong khu vực để giúp các em hiểu thêm về hệ thống ngành nghề, các yêu cầu trong quá trình tham gia học tập và những kỹ năng mà mình sẽ được trang bị nếu tham gia học nghề. Các hoạt động tham quan, học tập cần được tổ chức theo các chuyên đề về nghề nghiệp với học sinh từng khối lớp, các trương theo vùng miền. 3. Kết luận Đào tạo theo nhu cầu xã hội được thực hiện với mức độ và phương pháp khác nhau tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học phổ thông tỉnh Yên Bái nói chung là chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, góp phần tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng tạo ngồn nhân lực là xuất phát từ yêu cầu tạo nguồn nhân lực để thực hiện và tổ chức tác động một cách đồng bộ đến tất cả các thành tố của giáo dục hướng nghiệp. Quản lý hướng nghiệp học sinh trung học phổ thông theo định hướng nguồn nhân lực là một đòi hỏi tất yếu trong đổi mới giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông ở nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi (1989), Một số vấn đề về Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] K. Mác - Ph. Ănghen (1960), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà nội. [3] Lê Thị Minh Thư (2005), Một số vấn đề về hướng nghiệp, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Đối thoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam. [4] Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ABSTRACT Managing vocational education for pupils at the upper secondary schools orientation human resources in Tuyen Quang province Vocational education not only helps to regulate the motivation of choosing a career, the excitement of the profession in terms of social labor, but also the potential of young people in the country, improving the human resource capacity, To bring into full play the creative capacity of the young generation, especially the pupils of Tuyen Quang upper secondary schools. Therefore, it is necessary to manage vocational education for the upper secondary school pupils in Tuyen Quang province. Keywords: Management, vocational education, pupils, the upper secondary school, human resources, Tuyen Quang. 50
File đính kèm:
- quan_ly_giao_duc_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_tho.pdf