Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay

Abstract: After three decades of reform, Vietnam is catching up with the explosion of the

industrial revolution 4.0 and implementing industrialization in parallel with developing

knowledge-based economy. It is also an essential trend that promotes the development of

productive forces in our country. In the knowledge-based economy, knowledge is the key factor

of production, the advantage of competition and the quality of human resources and knowledge of

human is acquired through education and training. Therefore, education and training development

is a driving force, the resource of knowledge-based economy development, and is a vital issue in

the current trend of globalization and international integration.

pdf 5 trang yennguyen 3800
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay

Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 
110 
Email: hien062008@gmail.com 
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
Nguyễn Thị Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Công nghiệp 
Ngày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 25/06/2018. 
Abstract: After three decades of reform, Vietnam is catching up with the explosion of the 
industrial revolution 4.0 and implementing industrialization in parallel with developing 
knowledge-based economy. It is also an essential trend that promotes the development of 
productive forces in our country. In the knowledge-based economy, knowledge is the key factor 
of production, the advantage of competition and the quality of human resources and knowledge of 
human is acquired through education and training. Therefore, education and training development 
is a driving force, the resource of knowledge-based economy development, and is a vital issue in 
the current trend of globalization and international integration. 
Keywords: Education and training, knowledge-based economy, education and training role. 
1. Mở đầu 
Thực tiễn đã chứng minh, kinh tế tri thức (KTTT) là 
giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội; 
phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất 
vật chất của xã hội. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phải 
gắn với phát triển KTTT. Phát triển KTTT tạo nên bước 
đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và đó 
cũng chính là cách thức để “rút ngắn” quá trình CNH, 
HĐH. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để tạo 
động lực cho sự phát triển KTTT, phải chú trọng đến phát 
triển GD-ĐT là vấn đề sống còn ở nước ta hiện nay. 
Vai trò của GD-ĐT được thể hiện rõ trong quan điểm 
của Đảng ở các kì đại hội. Tại Nghị quyết Trung ương 2 
(khoá VIII) đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là nền 
tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH trong giai 
đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay” [1]. Tiếp đó, Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: GD-ĐT 
là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, 
HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu 
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh 
và bền vững. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước 
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát 
triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: GD-ĐT có sứ mệnh 
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng 
nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây 
dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Trong chiến 
lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 được thông 
qua tại Đại hội XI, vai trò của GD-ĐT lại được làm rõ: 
GD-ĐT cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn 
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến 
Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) tiếp tục khẳng định: 
GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, 
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư 
cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương 
trình, kế hoạch phát triển KT-XH. 
Xuyên suốt các kì Đại hội, Đảng ta luôn coi GD-ĐT 
là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, là phương 
tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền 
tảng của chiến lược con người. Từ thực tiễn phát triển 
của các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá 
trình thực hiện bước chuyển tiếp trình độ phát triển từ 
kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và KTTT. 
Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ 
hiện đại đã biến tri thức thành yếu tố quan trọng bên trong 
quá trình sản xuất và quyết định sự phát triển của nền 
kinh tế. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố 
quyết định nhất đối với sự phát triển KT-XH. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức 
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IX 
của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuật ngữ “KTTT” được 
chính thức sử dụng và trở thành một nội dung quan trọng 
trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. KTTT là 
nền kinh tế, trong đó khoa học - công nghệ trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu 
việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát 
triển. Theo OECD, KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản 
sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định 
nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao 
chất lượng cuộc sống. 
Cho đến nay, khái niệm “KTTT” vẫn còn nhiều bàn 
luận, do đó có thể khái quát nội hàm của khái niệm này 
trên cơ sở nhận dạng các đặc trưng của KTTT, gồm: 
2.1.1. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức mà căn bản 
là tri thức khoa học - công nghệ hiện đại 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 
111 
Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, 
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ 
năng lượng mới và năng lượng tái sinh, khoa học kĩ thuật 
không gian, khoa học kĩ thuật hải dương. Trong đó, khoa 
học - công nghệ cao đóng vai trò là nền tảng của KTTT 
[2]. Nếu trong giai đoạn kinh tế tài nguyên (kinh tế công 
nghiệp), các yếu tố của sản xuất chủ yếu là tài nguyên, 
lao động, vốn, thì ngược lại, trong giai đoạn KTTT, nhân 
tố tri thức được xếp ở hàng đầu của những nhân tố tăng 
trưởng kinh tế. Tri thức được hiểu là những hiểu biết có 
hệ thống về một khách thể (đối tượng) nhất định. Cụ thể, 
tri thức là sự hiểu biết về một cụm thông tin và biết sử 
dụng thông tin đó tốt nhất, trong đó quan trọng nhất là tri 
thức về khoa học - công nghệ, quản lí và thực hành. 
2.1.2. Nhân tố sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của 
sự phát triển 
Trong nền KTTT, tri thức, trí tuệ con người và kĩ 
năng lao động trở thành lợi thế phát triển lớn nhất, quyết 
định nhất. Khoa học - công nghệ được thừa nhận là lực 
lượng sản xuất thứ nhất (yếu tố quan trọng và quyết định 
tiến trình phát triển kinh tế). Vì tri thức và công nghệ cao 
đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, do tri 
thức, kĩ năng, nguồn phát minh và công nghệ hiện đại đã 
trở thành lợi thế cạnh tranh quyết định việc nâng cao 
năng lực sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các thành tựu 
khoa học - công nghệ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của 
các nỗ lực phát triển. 
Trong nền kinh tế công nghiệp, nâng cao năng lực 
cạnh tranh chủ yếu là bằng cách tối ưu hóa (hoàn thiện 
cái đã có) để giảm chi phí sản xuất; còn trong KTTT, cái 
quyết định năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái 
mới có chất lượng cao hơn. Công nghệ đổi mới rất nhanh, 
“vòng đời” công nghệ rất ngắn, các doanh nghiệp muốn 
tồn tại và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ và sản 
phẩm, phải tìm chọn các công nghệ mới. Có thể nói sáng 
tạo là linh hồn của KTTT [2]. 
2.1.3. Các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ 
thông tin, được áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời 
sống xã hội 
Công nghệ thông tin dựa vào 2 lĩnh vực chủ lực là 
công nghệ tin học và công nghệ viễn thông, tạo ra mạng 
Internet. Hầu hết các quốc gia đều xếp các lĩnh vực sau 
đây vào danh mục công nghệ thông tin và viễn thông: 
lĩnh vực “tin học” (gồm tất cả các ngành sản xuất thiết bị 
và các dịch vụ đi kèm, chủ yếu là dịch vụ vận hành, khai 
thác, bảo trì); lĩnh vực “điện tử” cùng với hoạt động sản 
xuất linh kiện điện tử và một số loại máy móc; lĩnh vực 
“viễn thông” (các hoạt động dịch vụ và sản xuất thiết bị). 
Quá trình tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ, và quản 
lí là cốt lõi của quá trình chuyển sang KTTT và tin học 
là ngành hạt nhân của các ngành mới nổi lên (gọi là 
ngành sản xuất thứ tư). Chức năng của tin học là chuyển 
hóa tri thức khoa học và kĩ thuật thành sức sản xuất; tỉ 
trọng của nó tăng lên không ngừng và sẽ phát triển thành 
ngành chủ đạo. 
Công nghệ thông tin nói chung đem lại năng suất và 
chất lượng lao động cao trong công tác quản lí KT-XH. 
Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy cập vào 
các “kho” thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt 
động trong xã hội đều có sự tác động của công nghệ 
thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. 
Vì vậy, nhiều người gọi giai đoạn phát triển KTTT là nền 
kinh tế số hay kinh tế mạng. Thương mại điện tử, thị 
trường ảo, tổ chức ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa... được 
thiết lập làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh rất 
nhanh nhạy, linh hoạt, khoảng cách địa lí giảm dần, ý 
nghĩa của vị trí địa lí giảm đi. Nhiều quốc gia trên thế giới 
đã coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn 
thúc đẩy sự phát triển và đã, sẽ mang lại những biến đổi 
kì diệu trong cả đời sống kinh tế và đời sống xã hội. 
2.1.4. Kinh tế tri thức được tổ chức quản lí theo mô hình 
phi tập trung, mô hình mạng 
Nền kinh tế thế giới hiện đại đang được cấu trúc thành 
một mạng lưới toàn cầu. “Mạng” là thuộc tính phân biệt 
chủ yếu hệ thống này với các hệ thống trước; là cơ sở để 
nói đến tính cách mạng/bước ngoặt lịch sử của quá trình 
chuyển sang KTTT đang diễn ra. Mạng lưới toàn cầu của 
nền KTTT đang diễn ra được kiến tạo bởi: Các “chất 
liệu” phát triển cơ bản khác trước (những công cụ mới, 
như: máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, các loại 
vật liệu mới, công nghệ “gen”, thương mại điện tử...) 
những nhân vật mới (nhà lao động trí thức, các “siêu” 
công ty xuyên quốc gia...) vận động theo nguyên lí mới. 
Mô hình này phát huy được tính năng động sáng tạo của 
mọi người, các doanh nghiệp; vì thế nó dễ thích nghi và 
đổi mới. Hiện nay, những doanh nghiệp của các nước 
công nghiệp phát triển được trang bị các thiết bị thông tin 
hiện đại, lập nên một mạng các công ty con nằm tại nhiều 
nơi trong nước và trên toàn thế giới; nhưng mối liên kết 
trong mạng lưới công ty rất chặt chẽ; công tác quản lí, 
thiết kế, tiêu thụ sản phẩm, việc giao nhận hàng hóa 
nhanh chóng và kịp thời. 
2.1.5. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế học hỏi 
Ở bất kì trình độ phát triển nào của nền kinh tế thế 
giới, trong KTTT, con người vẫn là nhân tố quyết định 
sự phát triển, nhưng không phải con người với bất kì tri 
thức và năng lực nào, mà buộc phải là con người có tri 
thức khoa học, có năng lực sáng tạo: “Con người trong 
KTTT là con người sáng tạo chứ không phải là một bộ 
phận của hệ thống máy móc trên dây chuyền sản xuất 
của doanh nghiệp” [3; tr 21]. Tri thức là vốn quý nhất, là 
nguồn lực hàng đầu của sự tăng trưởng kinh tế; quyền sở 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 
112 
hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất; ai chiếm 
hữu được nhiều tài sản tri thức hơn thì người ấy sẽ thắng. 
Để có tri thức thì phải học tập; vì thế, nền KTTT đòi hỏi 
con người phải không ngừng học tập, học suốt đời và 
dưới mọi hình thức. 
2.1.6. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa 
KTTT sẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hợp tác 
kinh tế quốc tế. Với tốc độ phát triển khoa học - công 
nghệ hiện nay, không một quốc gia nào có thể đi đầu 
trong tất cả các ngành công nghệ cao; vì thế, chuyên môn 
hóa sản xuất trở nên sâu sắc, đòi hỏi sự hợp tác sản xuất 
quốc tế; vì vậy, rất ít có sản phẩm do một nước sản xuất 
ra, mà là kết quả hợp tác của nhiều nước. Công nghệ 
thông tin, nhất là mạng Internet làm cho không gian trở 
nên nhỏ bé. Tri thức, công nghệ, vốn, lao động được luân 
chuyển trên phạm vi toàn cầu; thị trường và sản phẩm 
mang tính toàn cầu. 
2.1.7. Đóng góp của tri thức 
Đóng góp của tri thức thông qua các ngành sản xuất, 
dịch vụ ứng dụng công nghệ cao và sử dụng lao động tri 
thức chiếm trên 2/3 giá trị sản phẩm và tổng sản phẩm 
quốc nội (GDP). 
2.1.8. Kinh tế tri thức bảo đảm sự phát triển bền vững, 
không hủy hoại môi trường, sinh thái 
KTTT dựa trên cơ sở kĩ thuật - công nghệ cao sử dụng 
một cách khoa học, hợp lí, hiệu quả các nguồn tài 
nguyên, không gây ô nhiễm môi trường sống của con 
người. Các khu công nghệ cao đã được hình thành là 
những khu công nghệ sạch khác xa với khu sản xuất 
truyền thống. 
Khái quát lại, theo quan điểm Triết học và Kinh tế 
chính trị Mác-Lênin, KTTT là khái niệm dùng để chỉ một 
trình độ phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất mà 
trong nền tảng lực lượng sản xuất chủ yếu của nó là các 
ngành kĩ thuật công nghệ cao; khoa học đã trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp và có vai trò quyết định đối với 
nền kinh tế. 
Vì vậy, để phát triển KTTT, nghiên cứu của Ngân 
hàng Thế giới cho rằng, các nước cần xây dựng và củng 
cố bốn trụ cột; trong đó, trụ cột cơ bản nhất là GD-ĐT, 
đóng vai trò quyết định trong phát triển KTTT. Nội hàm 
của bốn trụ cột đó được tóm tắt tại bảng 1: 
Qua bảng 1, có thể thấy, các trụ cột môi trường kinh 
doanh và thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin và đổi mới 
sáng tạo chỉ có thể phát huy hết chức năng của nó khi 
nằm trong mối quan hệ với trụ cột GD-ĐT. Theo đó, một 
nền KTTT chỉ có thể phát triển khi có mặt của bốn trụ 
cột trên. 
2.2. Vai trò của giáo dục và đào tạo với tư cách là “trụ 
cột” phát triển kinh tế tri thức 
Trong phát triển KTTT, các trụ cột được xác định 
gồm: môi trường kinh doanh và thể chế; hạ tầng công 
nghệ thông tin; đổi mới sáng tạo; GD-ĐT. Trong đó, GD-
ĐT không chỉ là trụ cột mà còn đóng vai trò là động lực 
trong phát triển KTTT, bởi: Không có tri thức, hiểu biết 
về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ 
luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh 
cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình. Vị trí, 
vai trò của con người được xác định: Con người vừa là 
mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn 
phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể 
chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế 
giới để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội 
ngày càng văn minh. 
GD-ĐT góp phần nâng cao dân trí và tạo ra hệ thống 
giá trị xã hội mới. Trong nền KTTT, tri thức là sản phẩm 
của GD-ĐT, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con 
người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan 
trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Trong các 
Bảng 1. Bốn trụ cột của nền KTTT 
Bốn trụ cột 
của nền KTTT 
Nội hàm của trụ cột 
GD-ĐT Người dân cần GD-ĐT kĩ năng để có khả năng sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tốt tri thức 
Môi trường kinh 
doanh và thể chế 
Chế độ kinh tế, thể chế cung cấp những chính sách kinh tế và thể chế đảm bảo sự huy động và 
phân bổ nguồn lực hiệu quả, khuyến khích và tạo động lực sử dụng hiệu quả những kiến thức 
hiện tại, sáng tạo kiến thức mới 
Hạ tầng công 
nghệ thông tin 
Hạ tầng thông tin năng động cần thiết để tạo điều kiện trao đổi, phổ biến và xử lí thông tin 
Đổi mới 
sáng tạo 
Hệ thống đổi mới, gồm: doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm tư vấn và các 
tổ chức khác, phải có khả năng tiếp nhận khối lượng kiến thức ngày càng lớn của nhân loại, hấp 
thụ và áp dụng theo nhu cầu và tạo ra kiến thức mới 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 
113 
nguồn lực phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, 
vốn, khoa học - công nghệ, thể chế và nguồn lực con 
người có tri thức thì nguồn lực con người có tri thức là 
cơ bản nhất, quyết định nhất. Ngoài ra, GD-ĐT còn góp 
phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. 
Bởi, chúng góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình 
độ cao, làm giàu của cải vật chất cho xã hội, đồng thời có 
bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại 
các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội 
nhập quốc tế, và chính GD-ĐT bảo vệ cho nền KTTT 
phát triển bền vững. 
GD-ĐT có vai trò to lớn bồi dưỡng nhân tài, xây dựng 
đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. 
Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng 
phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của 
KTTT. Bởi vậy, các quốc gia phát triển đều xây dựng cho 
mình chiến lược phát triển GD-ĐT. Trong Báo cáo giám 
sát toàn cầu giáo dục cho mọi người, tổ chức UNESCO 
cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% 
GDP cho GD-ĐT. Hơn nữa, GD-ĐT còn cung cấp 
nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế 
của mỗi quốc gia. Đến nay, Việt Nam đang tiến hành phổ 
cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông 
còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% 
lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng 
KTTT. Chúng ta tập trung phát triển GD-ĐT nhằm phát 
huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian 
CNH, HĐH đất nước. 
Vốn tri thức có các đặc điểm khác với các nguồn vốn 
khác ở chỗ: vốn tri thức khi chuyển giao cho người khác 
thì người sở hữu tri thức không bị mất tri thức, mà tri thức 
được nhiều lên gấp đôi; khi truyền bá tri thức cho nhiều 
người thì vốn tri thức được nhân lên gấp bội và đòi hỏi ít 
chi phí. Rõ ràng, tri thức không những không bị hao mòn 
trong quá trình sử dụng mà còn được nâng cao lên. Trong 
nền KTTT, những hoạt động cơ bản nhất là tạo ra, truyền 
bá và sử dụng tri thức. Hoạt động tạo ra tri thức là mục 
đích của nghiên cứu sáng tạo, do những người được đào 
tạo bài bản thực hiện. Hoạt động truyền bá tri thức tức là 
nhân lên vốn tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên 
nhanh chóng, đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của GD-ĐT. 
GD-ĐT góp phần tạo ra tri thức, đồng thời cũng quảng 
bá tri thức. Đây là lí do các nhà quản lí coi GD-ĐT là 
ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền KTTT. Sử dụng tri 
thức là quá trình đổi mới, biến tri thức thành giá trị, đưa 
tri thức vào trong các hoạt động xã hội của con người; 
đây cũng là nhiệm vụ của GD-ĐT, nhất là giáo dục 
thường xuyên, “học tập suốt đời”, “học kết hợp với 
hành”, giáo dục kết hợp hoạt động thực tiễn... 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình tạo 
ra tri thức, truyền bá tri thức và sử dụng tri thức không 
còn là quá trình kế tiếp nhau mà trở thành đan xen nhau, 
tương tác với nhau; trong đó quan trọng nhất là sử dụng 
tri thức, biến tri thức thành giá trị. Theo đó, vai trò của 
GD-ĐT phải đào tạo ra con người có tri thức và biết sử 
dụng tri thức trong hoạt động thực tiễn để tạo ra nhiều giá 
trị mới phục vụ xã hội. Ngày nay, trong nền KTTT, GD-
ĐT cũng đang thay đổi, dịch chuyển tích cực, như: dịch 
chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống (coi đào tạo và 
làm việc là hai giai đoạn tách biệt nhau), sang mô hình 
đào tạo (học tập) suốt đời. Nếu ở mô hình “giáo dục 
truyền thống”, nhà trường đào tạo rèn luyện để người học 
có được một vốn tri thức, một kĩ năng nhất định để có thể 
ra làm việc suốt đời, thì trong mô hình “học tập suốt đời”, 
nhà trường trang bị cho người học một vốn tri thức và kĩ 
năng cơ bản để người học ra đời có thể sớm ra làm việc, 
tiếp tục giúp đỡ người lao động vừa làm vừa tiếp tục học 
tập, học tập suốt đời, phát triển kĩ năng liên tục. Do vậy, 
sự dịch chuyển là phù hợp với bối cảnh mới: học đi đôi 
với hành, đào tạo gắn liền với sử dụng, giáo dục gắn liền 
với việc làm, với thị trường lao động. 
Hiện nay, GD-ĐT đã trở thành bộ phận quan trọng, 
có tính quyết định của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề 
quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, từ 
kinh tế, chính trị, văn hoá đến quốc phòng và an ninh. Vì 
vậy, để thúc đẩy sự phát triển của KTTT và tạo đà cho 
nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, GD-
ĐT nước ta không có con đường nào khác là phải có 
chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với điều kiện 
hoàn cảnh đất nước và bắt nhịp được xu thế của thời đại. 
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục 
- đào tạo thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức 
Để phát triển KTTT, phát huy vai trò của GD-ĐT, 
trước mắt cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải 
pháp sau: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí 
của Nhà nước đối với đổi mới GD-ĐT, bắt nhịp với xu 
thế phát triển KTTT của thế giới; - Tập trung đổi mới 
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo 
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người 
học. Căn cứ vào mục tiêu đổi mới cần xác định rõ và 
công khai mục tiêu, Chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn 
học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo; 
- Tiếp tục đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, 
kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT, bảo đảm trung 
thực, khách quan; - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục 
quốc dân theo hướng “hệ thống giáo dục mở”, “học tập 
suốt đời” và xây dựng “xã hội học tập”. Đồng thời, 
nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp 
với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo 
dục của thế giới. Theo đó, thực hiện phân tầng cơ sở giáo 
dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 
114 
thực hành [4]; - Chủ động đổi mới căn bản công tác quản 
lí GD-ĐT, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự 
chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học; 
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng 
yêu cầu đổi mới GD-ĐT; đặc biệt quan tâm đến lương 
của nhà giáo, phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ 
thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm 
phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, miền; 
- Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động 
sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả 
đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân 
sách; từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên 
môn cho các cơ sở GD-ĐT công lập...; - Phải có chính 
sách trọng dụng nhân tài, coi “hiền tài là nguyên khí của 
quốc gia”, tạo điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy năng 
lực của “cán bộ giỏi đầu đàn” trong các lĩnh vực khoa 
học - công nghệ; - Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu 
quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc 
biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí. Tích cực, 
chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế 
trong GD-ĐT; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin 
và sử dụng mạng Internet trong GD-ĐT, trong dạy học, 
phát triển các hình thức tự học; nâng cao trình độ ngoại 
ngữ cho cả người dạy và người học; thực hiện xã hội hóa 
học tập và xã hội hóa thông tin là tiền đề cho nền KTTT. 
3. Kết luận 
Phát triển KTTT là đòi hỏi mà tất cả các nước tiên 
tiến trên thế giới đã và đang vươn tới. Đối với Việt Nam, 
phát triển KTTT là một tất yếu, trong đó GD-ĐT là trụ 
cột quan trọng nhất. Trong thời gian tới, cần tạo động lực 
và huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả GD-
ĐT. Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp 
nêu trên và sự vào cuộc của tất cả các lực lượng sẽ tạo ra 
bức tranh KT-XH toàn diện hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2000). Nghị quyết số 02-
NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến 
lược khoa học và công nghệ trong thời đại công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. 
[2] Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung ương 
(2000). Nền kinh tế tri thức, nhận thức và hành 
động. NXB Thống kê. 
[3] Ban Chấp hành Trung ương (2002). C. Mác - Ph. 
Ăngghen toàn tập (tập 64). NXB Chính trị Quốc gia 
- Sự thật. 
[4] Lê Thị Hồng Diệp (2012). Phát triển nguồn nhân 
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền 
kinh tế tri thức ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc Gia 
Hà Nội. 
[5] Nguyễn Văn Hòa (2009). Phát triển giáo dục và đào 
tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở 
nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 4 (215), tr 
26-30. 
[6] Tần Ngôn Trước (2014). Thời đại kinh tế tri thức. 
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Phạm Văn Đức - Josef Sayer - Đặng Hữu Toàn - 
Nguyễn Đình Hòa - Ulrich Dornberg (2010). Trách 
nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường. NXB 
Khoa học xã hội. 
KHAI THÁC PHẦN MỀM GEOGEBRA... 
(Tiếp theo trang 167) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bùi Minh Đức (2017). Sử dụng phần mềm 
GeoGebra hỗ trợ dạy học giải bài toán Hình học 
không gian bằng thủ pháp trải hình. Tạp chí Giáo 
dục, số đặc biệt tháng 3, tr 122-125. 
[2] Trần Trung (2014). Sử dụng phần mềm GeoGerba 
hỗ trợ dạy học quỹ tích ở trường phổ thông. Tạp chí 
Khoa học Giáo dục, số 100, tr 23-26. 
[3] Lê Minh Cường (2017). Rèn luyện cho sinh viên đại 
học Sư phạm ngành Toán kĩ năng ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông. 
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học 
Sư phạm Hà Nội. 
[4] Markus Hohenwarter - Judith Hohenwater - Yves 
Kreis - Zsolt Lavicza (2008). Teaching and calculus 
with free dynamic mathematics software GeoGebra. 
ICME 11, Mexico. 
[5] Hélia Jacinto - Susana Carreira (2017). 
Mathematical Problem Solving with 
Technology: the Techno-Mathematical Fluency 
of a Student - with - GeoGebra. International 
Journal of Science and Mathematics Education, 
Springer, Vol. 15, issue 6. 
[6] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn 
Toán. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Phan Đức Chính (tổng chủ biên) (2012). Toán 9 (tập 
2). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[8] Trịnh Thanh Hải - Trần Việt Cường - Trịnh Thị 
Phương Thảo (2013). Ứng dụng tin học trong dạy học 
Toán (Giáo trình đại học). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[9] Kin Keung Poon (2018). Learning fraction 
comparison by using a dynamic mathematics 
software - GeoGebra, International Journal of 
Mathematical Education in Science and 
Technology. Taylor & Francis, Vol. 49, issue 3. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_giao_duc_va_dao_tao_trong_phat_trien_kinh_te_tri.pdf