Quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Giáo dục và đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay đang tiếp tục

thực hiện đổi mới toàn diện ở các cấp, trong đó có các trung tâm Giáo dục

nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). Tuy nhiên, quản lý

hoạt động dạy học tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện vẫn còn

những bất cập, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá thực trạng

để nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học là hết sức

cấp thiết, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa

bàn huyện, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của thành phố là vấn

đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

pdf 7 trang yennguyen 4400
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)/2019: tr.151-157 
Ngày nhận bài: 12/5/2019; Hoàn thiện phản biện: 10/6/2019; Ngày nhận đăng: 12/6/2019 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM 
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 
CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHÙNG ĐÌNH MẪN1, HUỲNH CÔNG MẪN2 
1Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Đại học Huế 
2Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Giáo dục và đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay đang tiếp tục 
thực hiện đổi mới toàn diện ở các cấp, trong đó có các trung tâm Giáo dục 
nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). Tuy nhiên, quản lý 
hoạt động dạy học tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện vẫn còn 
những bất cập, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá thực trạng 
để nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học là hết sức 
cấp thiết, góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa 
bàn huyện, đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của thành phố là vấn 
đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
Từ khóa: Quản lý hoạt động dạy học, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - 
Giáo dục thường xuyên. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong mỗi giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội, con người được xem là vốn quý, 
là một thành tố cấu thành nền kinh tế - văn hóa - chính trị của một quốc gia. Vì vậy, 
ngày càng có nhiều các tổ chức giáo dục trên thế giới được thành lập với mục đích kêu 
gọi các nước hãy đầu tư cho nguồn lực kinh tế tri thức bằng một phương tiện giáo dục 
rất có hiệu quả, đó là giáo dục thông qua việc dạy - học suốt đời. 
Giáo dục và Đào tạo nước ta trong giai đoạn hiện nay đang tiếp tục thực hiện đổi mới 
toàn diện ở các cấp, trong đó có GDNN-GDTX. Quản lý hoạt động dạy học giữ vai trò 
đặc biệt quan trọng, vì nó tạo ra sản phẩm phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước. Trong quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học giữ vai trò 
quan trọng và mang tính chủ đạo vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả 
đào tạo, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các cơ sở đào tạo nói chung, các 
trung tâm GDNN-GDTX nói riêng. 
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GDNN-GDTX 
CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
2.1. Về tình hình kinh tế - xã hội 
Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận nội thành và 
5 huyện ngoại thành với 322 phường - xã, thị trấn. 
Các huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi huyện Củ Chi, huyện Hóc 
Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ. 
152 PHÙNG ĐÌNH MẪN, HUỲNH CÔNG MẪN 
Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc, Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc, Bình Chánh nằm ở 
phía Tây, Nhà Bè nằm ở phía Đông Nam và Huyện Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam 
thành phố. 
2.2. Về tình hình giáo dục cấp huyện 
Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng sự nghiệp giáo dục 
của các huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực và 
phát triển vững chắc. Đặc biệt được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa 
phương, đến nay, ngành giáo dục và đào tạo của các huyện trên địa bàn thành phố Hồ 
Chí Minh đã thực sự đạt được kết quả khả quan về nhiều mặt. 
Phát triển quy mô các lớp học, ngành học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao 
chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương 
pháp, nội dung, và cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo 
viên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDĐT, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho 
việc dạy và học trong nhà trường, ngày càng khẳng định chất lượng GDĐT cao của từng 
địa phương. 
2.3. Về tình hình giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện 
Hiện nay, mỗi huyện trên địa bàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, đều có 01 trung tâm 
GDNN-GDTX, đó là Trung tâm GDNN-GDTX huyện Củ Chi, Trung tâm GDNN-
GDTX huyện Hóc Môn, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Chánh, Trung tâm 
GDNN-GDTX huyện Nhà Bè và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cần Giờ. 
Tiền thân các trung tâm GDNN-GDTX trước kia là các trường BTVH, đến năm 2000, 
các trường BTVH này chuyển thành các trung tâm GDTX được tổ chức và hoạt động 
theo Quyết định số 43/2000/BGD-ĐT, đến năm 2018, các Trung tâm GDTX sáp nhập 
với Trung tâm dạy nghề và Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp hợp thành Trung tâm 
GDNN-GDTX theo Quyết định số 6223/QĐ/UBND của UBND TPHCM. 
2.4. Về chất lượng đào tạo tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 
Các trung tâm GDNN-GDTX huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức 
thi tuyển mà chỉ xét tuyển, người học có nguyện vọng và hồ sơ hợp lệ là có thể vào học, 
nguồn học viên các trung tâm này rất đa dạng, gồm học sinh học yếu kém từ các trường 
phổ thông chuyển sang, học sinh bị gián đoạn việc học nhiều năm hoặc người dân từ các 
tỉnh mới chuyển về sinh sống. Như vậy, trình độ chênh lệch nhiều, độ tuổi khác nhau, 
điều kiện học tập cũng khác nhau và chất lượng đầu vào các lớp đầu cấp là thấp. 
Kết quả học lực và hạnh kiểm học sinh trong 3 năm học gần đây chưa cao, đây không 
phải là biểu hiện của sự đi xuống của giáo dục mà là sự chuyển biến tích cực trong việc 
đánh giá học viên theo tinh thần đổi mới. Tuy vậy, với tỉ lệ học sinh giỏi còn ít, tỉ lệ học 
sinh yếu kém nhiều, trong những năm học tiếp theo, các trung tâm cần phải tìm kiếm 
các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao 
của xã hội. 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ... 153 
3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM 
GDNN-GDTX CẤP HUYỆN 
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 70 CBQL và GV cơ hữu, 
cụ thể bao gồm: 20 CBQL là GĐ, PGĐ, tổ trưởng chuyên môn, 50 GV cơ hữu của 5 
trung tâm GDNN-GDTX của các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần 
Giờ. Việc khảo sát thực trạng quản lý đã tập trung vào các nội dung cốt lõi, đó là quản 
lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý việc lập kế hoạch dạy học, 
thực hiện hồ sơ chuyên môn của giáo viên quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp 
và quản lý giờ lên lớp của giáo viên; quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi 
mới kiểm tra, đánh giá học viên; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động 
dạy học; quản lý hoạt động học của học viên; quản lý hoạt động tổ chuyên môn; quản lý 
sử dụng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên. 
Trên cơ sở khảo sát, phân tích và bình luận thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi 
nêu lên những nhất định, đánh giá cụ thể như sau: 
- Về ưu điểm: Trong những năm gần đây, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo 
dục có quan tâm nhiều đến hoạt động dạy học tại các trung tâm GDNN-GDTX, cùng 
với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBGV và học viên nên chất lượng giáo dục đào tạo 
ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc củng cố các tiêu chí phổ cập 
giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc 
biệt là trong công tác xây dựng xã hội học tập tại địa phương. 
Các cán bộ quản lý rất quan tâm đến nền nếp dạy học, thông qua việc xây dựng và thực 
hiện các quy định đã đề ra. Mặt khác, đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất 
chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, 
tập thể sư phạm đoàn kết, giáo viên yên tâm công tác. Trình độ chuyên môn của cán bộ, 
giáo viên ngày càng được nâng cao, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhìn chung 
đáp ứng được yêu cầu đổi mới. 
- Về hạn chế: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới 
giáo dục. Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn đơn điệu nặng nề về hành chính 
chưa thực sự có hiệu quả, khai thác các chuyên đề không sâu. Việc kiểm tra đánh giá 
hoạt động dạy học còn nặng về hình thức, nể nang và mang tính chất phong trào ở từng 
thời điểm. Việc dự giờ đột xuất hầu như rất ít. 
Việc phối hợp 3 lực lượng giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội chưa được chú ý 
đúng mức, việc huy động đóng góp nguồn lực cho hoạt động dạy học rất hạn chế. 
Trình độ học viên đầu vào thấp do điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó 
khăn, thu nhập chủ yếu là lao động phổ thông, làm thuê, buôn bán lẻ, nên việc đầu tư 
cho hoạt động học tập cho con em rất hạn chế. 
Những tác động mặt trái của sự phát triển của xã hội theo cơ chế kinh tế thị trường, 
games online đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, giáo dục và hiệu quả đào tạo 
tại các trung tâm GDNN-GDTX huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 
154 PHÙNG ĐÌNH MẪN, HUỲNH CÔNG MẪN 
Việc đầu tư xây dựng mới các trung tâm GDNN-GDTX các huyện trên địa bàn thành 
phố Hồ Chí Minh còn chậm do không có quỹ đất, phòng chức năng và phương tiện dạy 
học thiếu nhiều so với nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 
4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GDNN-
GDTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt động dạy học tại các trung tâm 
GDNN-GDTX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cần triển khai thực hiện đồng bộ 
các biện pháp sau: 
4.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên, học viên và các lực lượng xã hội về sự cấp 
thiết phải nâng cao chất lượng dạy học 
- Đối với giáo viên: 
Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà 
nước bằng các hình thức phù hợp, cụ thể các nghị quyết, phương hướng, chỉ thị của địa 
phương và của ngành vào từng công việc, gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân và 
tập thể. 
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh 
thần chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng. Chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 
33/2006/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành 
tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng BGD&ĐT và Chỉ thị 
số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm 
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
- Đối với học viên: 
Vào đầu năm học tổ chức cho học viên học tập những quy định cụ thể của trung tâm đối 
với học viên dưới các hình thức sau: Tổ chức toàn trung tâm và các lớp ký cam kết thực 
hiện các tiêu chí trong kế hoạch đã đề ra. 
Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các đợt thi đua học tập tốt lập thành tích chào 
mừng các ngày kỷ niệm trong năm: Cụ thể là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày 
thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 
- Đối với phụ huynh học viên và các lực lượng xã hội khác 
 Thông qua tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ 
giáo viên nhà trường, thông qua sự truyền đạt của học viên giúp họ thấy được thực chất 
chất lượng giáo dục của trung tâm, để từ đó họ có thái độ đúng đắn về nâng cao chất 
lượng giáo dục của trung tâm. 
4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học 
Lập kế hoạch về nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cơ hữu. 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ... 155 
Căn cứ vào kế hoạch phát triển hàng năm những biến động về đội ngũ các năm tới cùng 
với sự phát triển lâu dài của trung tâm, phù hợp với yêu cầu trung tâm GDNN-GDTX 
có kế hoạch biên chế đội ngũ giáo viên phù hợp. 
Lập kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng thỉnh giảng phải đảm bảo tính khả thi và đạt được 
mục tiêu duy trì đội ngũ đủ về số lượng và cân đối giữa các bộ môn và tay nghề của 
giáo viên. 
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên về nâng cao trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vì nhiệm vụ này có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy 
học, chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực, ý thức của giáo viên 
đối với nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt, đặc biệt là các buổi sinh 
hoạt tổ nhóm chuyên môn, tổ chức hội giảng, trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, giờ 
dạy mẫu ở các tổ chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm có chất lượng, đồng thời tổ chức 
tham quan, giao lưu với các trung tâm giảng dạy tốt trong thành phố. Tạo điều kiện cho 
đội ngũ nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm, 
làm đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn, trao đổi trên các tạp chí chuyên ngành. Bên 
cạnh đó cần tạo điều kiện, động viên kịp thời để mỗi giáo viên tự vượt qua chính bản 
thân mình, động viên họ khi thành công cũng như khi gặp khó khăn. 
4.3. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên và 
tổ chuyên môn 
- Quản lý kế hoạch tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng 
dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân 
phối cương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của trung 
tâm. 
- Quản lý kế hoạch dạy của giáo viên: Kế hoạch dạy của giáo viên là cụ thể hoá nhiệm 
vụ giảng dạy theo chương trình. Kế hoạch phải thể hiện nội dung phương pháp, thời 
lượng của từng bài, từng phần giảng, kế hoạch phải có tính hệ thống, đủ, đúng chương 
trình, phù hợp với đối tượng, đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu đặt ra. 
- Quản lý việc xây dựng thời khoá biểu: Thời khoá biểu chính là cụ thể hoá kế hoạch 
dạy học dẫn đến việc phân công lao động của GV trong từng ngày, từng tuần, từng 
tháng, trong năm học. Vì vậy, việc xây dựng thời khoá biểu phải đảm bảo tính khoa học, 
tính hợp lý, tính hiệu quả, phải quan tâm đến giờ dạy của từng GV để bố trí đảm bảo 
xen kẽ giữa các lớp cũng như giữa các bộ môn tự nhiên, bộ môn xã hội cho phù hợp, bố 
trí thời khóa biểu phù hợp để GV trong tổ, nhóm chuyên môn có điều kiện dự giờ của 
nhau, day thay nhau, lấp giờ khi cần thiết đồng thời xem xét các GV có hoàn cảnh đặc 
biệt, nhà xa, con nhỏ, sức khoẻ yếu, bố trí giờ hợp lý trên cơ sở tuân theo Thông tư 
28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành. 
- Quản lý giờ lên lớp của GV: Quản lý giờ lên lớp của GV là căn cứ theo quy chế 
chuyên môn để đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc quy định chuyên môn. 
Phân phối thời gian hợp lý cho từng phần giảng, tiết giảng. Giảng bài phải phát huy 
156 PHÙNG ĐÌNH MẪN, HUỲNH CÔNG MẪN 
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình củng cố kiến thức 
cũ, xây dựng kiến thức mới. Cần hướng học viên vào những vấn đề trọng tâm của bài, 
phần này giáo viên khắc sâu và giảng kỹ hơn. Chú ý quan tâm đến các đối tượng yếu, 
kém, trung bình và phát huy đối tượng khá, giỏi. Giáo viên phải chú trọng đến nguyên 
tắc, giảng những gì mà bài giảng yêu cầu, giảng những gì mà học sinh cần chứ không 
phải là giảng những gì mình có. 
4.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá 
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH, 
đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Sự kết hợp nhiều 
phương pháp sẽ phát huy tính tích cực, tạo tâm thế cho mọi người sẵn sàng thực hiện 
một quy trình mới trong cải tiến các PPDH ở từng bộ môn. 
4.5. Quản lý hoạt động học tập của học viên 
Chỉ đạo GVCN, tổ chức điều tra cơ bản học viên vào đầu mỗi năm học để nắm được 
trình độ, năng lực và sở trường từ đó đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp với từng 
nhóm đối tượng. 
Kết hợp với đoàn thanh niên, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật. Thông qua việc 
tổ chức phát thanh, tuyên truyền, thi tìm hiểu, hình thành ở học sinh những tình cảm tốt 
đẹp, tự hào về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương trong sự nghiệp phát 
triển GD&ĐT của huyện từ đó giáo dục ý thức học tập và tu dưỡng cho học viên. 
Xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học, nề nếp này trở thành thói quen cho giáo viên và 
học viên. 
Phối hợp đoàn thanh niên, hội cha mẹ học viên trong việc giáo dục học sinh 
Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, nhất trí, tôn trọng giúp đỡ nhau trong học tập. 
4.6. Huy động các nguồn lực tài chính từ cộng đồng tăng cường cơ sở vật chất, 
trang thiết bị dạy học 
Xây dựng kế hoạch thu ở các nguồn quỹ, vận động tốt sự đóng góp của phụ huynh, sự 
hỗ trợ của nhà hảo tâm, căn cứ vào những nhu cầu chi thật cần thiết do các tổ bộ phận 
đề nghị, đầu năm học BGĐ, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, kế toán họp bàn 
việc xây dựng kế hoạch chi. Từ đó thông báo mức kinh phí trường sẽ chi cho các tổ bộ 
phận, cá nhân khi thực hiện các công việc theo kế hoạch. Thực hiện điều này sẽ tạo cho 
giáo viên chủ động trong khi thực hiện công việc. 
5. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các 
trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề 
xuất 6 biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học. 
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học viên và các lực lượng xã hội về sự cần thiết 
phải nâng cao chất lượng dạy học. 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ... 157 
- Xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 
- Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ 
chuyên môn 
- Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. 
- Quản lý hoạt động học tập của học viên 
- Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cấp thiết và tính khả thi cao. 
Nếu thực hiện đồng bộ, sẽ nâng cao được chất lượng dạy học tại các trung tâm GDNN-
GDTX cấp huyện trênh địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu đổi mới và 
nâng cao chất lượng GDNN-GDTX hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn (2007). Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục. 
[2] Phùng Đình Mẫn (2016). Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học, đáp ứng yêu 
cầu đổi mới giáo dục từ xa trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. 
Title: MANAGING TEACHING ACTIVITIES AT VOCATIONAL EDUCATION - 
CONTINUING EDUCATION CENTERS IN HO CHI MINH CITY 
Abstract: Education and Training in our country have been implemented comprehensively at 
all levels, including at Center of Vocational Education - Continuing Education. However, 
managing teaching activities at Center of Vocational Education – Continuing Education at 
District level remains plenty of limitations. Therefore, surveying to assess the current situation 
to suggest potential strategies to manage teaching activities. This urgent activity will improve 
the quality of education and training at the district level, which in turns contribute to developing 
educational quality at the city level. 
Keywords: Managing teaching activities, Center of Vocational Education - Continuing 
Education. 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_day_hoc_tai_cac_trung_tam_giao_duc_nghe_ng.pdf