Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về quyền con người theo Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc
Tóm tắt: Bảo đảm quyền con người là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong lịch sử lập pháp của mọi
quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, việc ban hành Hiến pháp mới năm
2013 và tham gia Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc đã thể hiện rõ là một trong những
nước có trách nhiệm và luôn đề cao quyền con người. Đặc biệt, khi ban hành Bộ luật Hình sự năm
2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, Việt Nam đã khẳng
định sự hướng đến tôn trọng và đề cao quyền con người, các quyền cơ bản của công dân vào các
quy định của pháp luật Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về quyền con người theo Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về quyền con người theo Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc
54 Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về quyền con người theo Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc Trương Đức Thuận1 1 Toà án quân sự Quân khu 1. Email: truongducthuan67@gmail.com Nhận ngày 15 tháng 1 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 3 năm 2019. Tóm tắt: Bảo đảm quyền con người là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong lịch sử lập pháp của mọi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, việc ban hành Hiến pháp mới năm 2013 và tham gia Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc đã thể hiện rõ là một trong những nước có trách nhiệm và luôn đề cao quyền con người. Đặc biệt, khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, Việt Nam đã khẳng định sự hướng đến tôn trọng và đề cao quyền con người, các quyền cơ bản của công dân vào các quy định của pháp luật Việt Nam. Từ khóa: Quyền con người, Bộ luật Hình sự, Công ước chống Tra tấn, pháp luật. Phân loại ngành: Luật học Abstract: Ensuring human rights is a fundamental objective throughout the legislative history of all countries in general and of Vietnam in particular. In Vietnam, the enactment of a new Constitution in 2013 and the country’s participation in the UN Convention against Torture has made clear that it is one of the countries taking responsibility for and always upholding human rights. In particular, when promulgating the 2015 Criminal Code, the 2015 Criminal Procedure Code and the 2017 Law on Mutual Legal Assistance, Vietnam concretised and affirmed its direction towards the respect for and upholding of human rights as well as basic civil rights in the provisions of the Vietnamese law. Keywords: Human rights, Criminal Code, Convention against Torture, law. Subject classification: Jurisprudence 1. Đặt vấn đề Việt Nam tham gia Công ước chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người ngày 07/11/2013 là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị của nước ta trong ghi nhận và bảo đảm thực thi nhân quyền Trương Đức Thuận 55 theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế. Việc ký kết này càng có ý nghĩa chính trị pháp lý quan trọng khi 11 ngày sau đó, ngày 28/11/2013 bản Hiến pháp mới, mà quyền con người được đề cao đã được ban hành. Tiếp theo đó là ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với xu hướng tôn trọng và đề cao quyền con người, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Bài viết này giới thiệu một số quy định mới trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đảm bảo quyền con người và việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc. 2. Một số quy định mới trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đảm bảo quyền con người 2.1. Sự cần thiết, mục tiêu Bộ luật Hình sự (BLHS) số100/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được sửa đổi bổ sung ngày 20/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Việc ban hành BLHS năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thể chế hoá chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đặc biệt là tạo ra cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và tăng cường hội nhập quốc tế. Xây dựng BLHS có tính minh bạch, tính khả thi và tính dự báo cao hơn nhằm phát huy hơn nữa vai trò của BLHS với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới; góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân; đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. 2.2. Nội dung - Về tội phạm. a. Thay đổi quan điểm về chuẩn bị phạm tội (Điều 14 BLHS) Khái niệm chuẩn bị phạm tội, không chỉ tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện, tạo ra điều kiện để thực hiện tội phạm; mà cả việc thành lập, tham gia nhóm tội phạm; Chỉ chuẩn bị phạm những tội được quy định ở phần các tội phạm mới phải chịu trách nhiệm hình sự (4 nhóm tội là: tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; tội xâm phạm sở hữu; tội xâm phạm an toàn công cộng); Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác và sở hữu; Hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể. b. Đã bổ sung một chương riêng (chương IV) với 07 điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó, tiếp tục duy trì và cụ thể hóa 04 trường hợp như: sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 56 sự là: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các Điều 24, 25, 26 BLHS) nhằm tạo hành lanh pháp lý an toàn để khuyến khích người dân an tâm, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học có tính chất “đột phá” vì lợi ích chung. c. Đã bổ sung và cụ thể hóa các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 BLHS). Quy định của BLHS được bổ sung, cụ thể hóa các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo hướng sau đây: Một là, phân biệt rõ trường hợp đương nhiên hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Những trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là khi chính sách, pháp luật thay đổi làm cho hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc khi có quyết định đại xá. Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu do chuyển biến tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc người phạm tội mang bệnh hiểm nghèo không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội hoặc tự thú, khai rõ sự việc, hạn chế hậu quả và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà nước và xã hội thừa nhận (quy định ở Khoản 1 và Khoản 2, Điều 29 BLHS). Hai là, cụ thể hóa và bổ sung một số trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể: người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (quy định ở Khoản 3, Điều 29 BLHS). Về hình phạt, BLHS tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do đối với người phạm tội. Cụ thể như sau: Một là, hình phạt tiền được mở rộng khả năng áp dụng là hình phạt chính không chỉ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (như quy định của BLHS năm 1999) mà còn được áp dụng ngay cả đối với người phạm các tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường thì hình phạt phạt tiền còn có thể áp dụng đối với một số tội rất nghiêm trọng. Hai là, sửa đổi hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng tăng cường tính cưỡng chế, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của loại hình phạt này. Theo quy định tại Điều 36 BLHS, trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ, với thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong một tuần, trừ đối tượng phạm tội là người già yếu, phụ nữ có thai. Ba là, BLHS khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý (Khoản 2, Điều 38 BLHS); tại Phần các tội phạm, số lượng các khoản không quy định hình phạt tù tăng từ 06 khoản lên 31 khoản so với quy định của BLHS năm 1999. Bốn là, BLHS tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Theo đó; Điều 40 của BLHS đã khoanh phạm vi áp dụng loại hình phạt này chỉ đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm Trương Đức Thuận 57 tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. BLHS đã bổ sung thêm các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình. Theo đó, Tòa án không áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử; hình phạt tử hình không thi hành đối với người bị kết án tử hình nhưng đến thời điểm thi hành án người bị kết án đủ 75 tuổi trở lên hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình đối với họ. Quy định này nhằm góp phần hạn chế tử hình trên thực tế. BLHS bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh gồm: tội cướp tài sản; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy; tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chống mệnh lệnh; tội đầu hàng địch; tội hoạt động phỉ (do BLHS đã bỏ tội danh này). Như vậy, cho đến thời điểm này, chúng ta còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh trong số 314 tội danh được quy định trong BLHS. Năm là, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (Điều 54 BLHS): Đối với người lần đầu phạm tội với vai trò giúp sức trong vụ án đồng phạm có vai trò không đáng kể và quyết định hình phạt không cần thiết bắt buộc trong khung hình phạt liền kề. Sáu là, án treo (Điều 65 BLHS). Bên cạnh việc quy định rõ, chi tiết về án treo đòi hỏi cần hiểu chính xác 3 điều kiện cho hưởng án treo, Toà án tuyên thực hiện nghĩa vụ của người bị kết án được hưởng án treo và ngoài phạm tội mới, người được hưởng án treo buộc chấp hành hình phạt tù trong trường hợp cố ý vi phạm nghĩa vụ án treo theo quy định của Luật Thi hành án hình sự (Khoản 5 Điều 65 BLHS). Do có những quy định mới về án treo nên ngày 15/5/2018 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo thay thế Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP và những quy định trước đây về án treo. Bảy là, BLHS đã bổ sung chế định tha tù trước hạn có điều kiện (Điều 66 BLHS) với những quy định hết sức chặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình và xã hội, đồng thời tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong môi trường xã hội bình thường, có sự giám sát của chính quyền địa phương và của gia đình. Nếu trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước hạn cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới thì phải trở lại cơ sở giam giữ để chấp hành tiếp phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. Tám là, án tích và xoá án tích có những điểm mới như sau: người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do vô ý, người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. Nhìn chung, người bị kết án đương nhiên được xoá án tích. Toà án chỉ quyết định xóa án tích đối với người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) và tội chống loài người, tội phạm chiến tranh (Chương XXVI). Thời hạn xoá án tích được rút ngắn và thời hạn đó được tính kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính. Toà án không có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận xoá án tích. Việc xoá án tích sẽ được tự động cập nhật ở trung tâm lý lịch tư pháp và thông qua lý lịch tư pháp. - Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Lần đầu tiên trong lịch sử Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 58 lập pháp hình sự nước ta, BLHS đã quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm, được thể hiện tập trung tại Chương XI của BLHS, gồm 16 điều (từ Điều 74 đến Điều 89) và trong một số điều, khoản cụ thể khác của BLHS (các Điều 2, 3, 8, 33, 46). Đây là điểm đổi mới nổi bật, mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự nước ta, làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt được quy định trong BLHS. Sau 20 năm (từ 1999 đến nay) kiên trì, bền bỉ nghiên cứu, Chính phủ đề xuất và đã được Quốc hội chấp thuận bổ sung vấn đề này vào trong BLHS, góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân trong thời gian qua, nhất là những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, do vậy, để bảo đảm sự thận trọng trong việc quy định chính sách mới, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, BLHS đã xác định rõ giới hạn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng hẹp cả về chủ thể lẫn về loại tội mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Về chủ thể, BLHS quy định chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, đây là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Về loại tội, Bộ luật quy định pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 31 tội danh được liệt kê cụ thể tại Điều 76 của BLHS. Đây là các tội danh mang tính chất thuần túy về kinh tế và môi trường, tội rửa tiền và tài trợ khủng bố. Về điều kiện pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, Điều 75 BLHS quy định rõ 04 điều kiện để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, bao gồm: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Về các chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội (Điều 33 và Điều ... ớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và có nguyện vọng làm việc trong Ủy ban chống tra tấn. Thứ ba, việc bầu chọn thành viên của Ủy ban được tiến hành tại hội nghị thường kỳ 2 năm một lần của các quốc gia thành viên do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập. Hội nghị chỉ được tiến hành nếu có hai phần ba số quốc gia thành viên tham dự, những người được bầu vào Ủy ban là những người đạt số phiếu cao nhất và đạt đa số tuyệt đối số phiếu bầu của đại diện các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu. Thứ tư, lần bầu chọn đầu tiên sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng sau ngày Công ước này có hiệu lực. Tối thiểu 4 tháng trước ngày bầu chọn, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư đề nghị các quốc gia thành viên gửi các đề cử của mình trong thời hạn 3 tháng. Tổng thư ký sẽ lập danh sách tất cả những người được đề cử theo thứ tự bảng chữ cái, có ghi rõ quốc gia thành viên đã đề cử và gửi danh sách đó cho các quốc gia thành viên. Thứ năm, những thành viên của Ủy ban sẽ được bầu chọn trong một nhiệm kỳ 4 năm. Họ có thể được bầu lại nếu như được tái đề cử. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 5 thành viên được bầu chọn trong lần bầu chọn đầu tiên sẽ kết thúc vào cuối năm thứ hai; ngay sau lần bầu chọn đầu tiên, tên của 5 thành viên này sẽ được chọn bằng cách rút thăm Trương Đức Thuận 65 bởi Chủ tịch của hội nghị theo quy định tại khoản 3 Điều này. Thứ sáu, nếu một thành viên của Ủy ban bị chết hoặc từ chức hoặc do một nguyên nhân khác không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong Ủy ban thì quốc gia thành viên đã đề cử người đó phải cử một chuyên gia khác là công dân của mình để tiếp tục công việc trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ của thành viên đó và người này phải được sự chấp thuận của đa số các quốc gia thành viên. Việc đề cử sẽ được coi là được thông qua nếu trong vòng sáu tuần sau khi được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông báo về việc đề cử, một nửa hoặc hơn một nửa số quốc gia thành viên không phản đối. Thứ bảy, quốc gia thành viên phải chịu chi phí cho hoạt động của các thành viên của Ủy ban trong khi thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban. Khoản 3 Điều 20 Công ước chống Tra tấn quy định cho quan chức của Uỷ ban chống tra tấn “có thể chỉ định một hay nhiều thành viên của Ủy ban tiến hành điều tra bí mật và khẩn trương báo cáo cho Ủy ban”. 3.3. Nội luật hóa các quy định của Công ước chống Tra tấn trong lĩnh vực tố tụng hình sự Công ước chống Tra tấn đã quy định toàn diện, đầy đủ về trách nhiệm của quốc gia thành viên liên quan đến tố tụng hình sự; trong đó có các nội dung quan trọng như trách nhiệm về xác lập quyền tài phán, về biện pháp ngăn chặn, về thủ tục tố tụng và chứng minh và về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự liên quan đến xử lý các tội phạm tra tấn. Từ góc độ tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhất là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành đã cơ bản nội luật hóa các Điều ước quốc tế, các quy định của Công ước chống Tra tấn đề cao và đảm bảo quyền con người; các điều luật cơ bản phù hợp với Công ước, bao gồm việc xác định quyền tài phán, áp dụng biện pháp ngăn chặn, các thủ tục tố tụng và hợp tác quốc tế. - Quy định thẩm quyền tài phán. Theo quy định của Điều 2, Điều 170, Điều 171, Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự, mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của Bộ luật. Mọi tội phạm liên quan đến tra tấn theo pháp luật hình sự Việt Nam do bất kỳ ai thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hoặc do người Việt Nam thực hiện ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam. Các quy định này hoàn toàn phù hợp với Công ước. Về quyền tài phán, pháp luật Việt Nam chưa có quy định quyền tài phán đối với những hành vi phạm tội được thực hiện bất kỳ ở đâu, nhưng người bị tình nghi đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và không dẫn độ người đó đến quốc gia có thẩm quyền. Tuy nhiên, Điều 28, Điều 30 Luật Tương trợ tư pháp, Việt Nam và quốc gia có hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quyền đề nghị quốc gia đối tác truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không dẫn độ người phạm tội cho quốc qua có quyền tài phán. - Quy định biện pháp ngăn chặn. Các quy định về biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam đã tương thích với quy định của Công ước về việc bắt, giam giữ người bị nghi phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để dẫn độ. - Quy định về chứng minh và thủ tục tố tụng hình sự. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định đầy đủ, cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng để truy cứu một cách chính xác, khách quan các hành vi phạm tội liên quan đến tra tấn ở Việt Nam từ góc độ Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 66 chứng cứ, chứng minh cũng như các trình tự, thủ tục tố tụng khác. Chương III Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam quy định tương đối đầy đủ về tương trợ, ủy thác tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với các quốc gia khác với phạm vi rất rộng. - Quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Phần thứ tám của Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định cụ thể, chi tiết về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự của Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài như nguyên tắc hợp tác quốc tế, thực hiện tương trợ tư pháp và dẫn độ, chuyển giao. Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự được cụ thể hóa chi tiết trong Luật Tương trợ tư pháp về tương trợ, ủy thác tư pháp hình sự, về dẫn độ, chuyển giao. Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, của Luật Tương trợ tư pháp đã cơ bản thể hiện đầy đủ nội dung Công ước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác quốc tế có hai vấn đề chưa có sự giống nhau hoàn toàn trong pháp luật Việt Nam và Công ước là: (1) về việc từ chối dẫn độ theo điểm d Khoản 1 Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự và điểm d Khoản 1 Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp thì “Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị”. Trong khi đó, Điều 3 Công ước lại quy định Quốc gia thành viên không được trục xuất, trả về hoặc dẫn độ một người cho một quốc gia khác, nếu có lý do thực tế để tin rằng người đó có nguy cơ bị tra tấn mà không gắn điều kiện chính trị vào quy định này; (2) theo Công ước thì quốc gia thành viên có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ đối với những hành vi phạm tội này nếu pháp luật quốc gia chưa có quy định (áp dụng trực tiếp Công ước). Còn theo Khoản 2, Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu theo pháp luật hình sự Việt Nam hành vi đó không phải là tội phạm. 3.4. Triển khai thực hành Công ước trong Quân đội nhân dân Việt Nam Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc, Bộ Quốc phòng đã ban hành Đề án “Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước của Liên Hợp Quốc về chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; quy định của pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong Quân đội giai đoạn 2016 - 2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1291/QĐ-BQP ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). - Mục tiêu. a) Mục tiêu chung. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về Công ước chống Tra tấn, quy định của pháp luật Việt Nam về chống tra tấn; nghĩa vụ của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước chống Tra tấn, từ đó giáo dục ý thức tôn trọng và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong chấp hành Công ước chống Tra tấn, chấp hành pháp luật Việt Nam về chống tra tấn; bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Quân đội trong thời kỳ mới. b) Mục tiêu cụ thể. Đến năm 2020, có 90% quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng nói chung và 100% người trực tiếp làm công tác điều tra, được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, người làm công tác kiểm sát, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án và thực hiện hoạt Trương Đức Thuận 67 động xử lý vi phạm hành chính được phổ biến, nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản của Công ước chống Tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn để tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm thực hiện đúng trong thực thi công vụ, không để xảy ra sai sót, vi phạm. Đến năm 2020, có 100% cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thông tin, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để tự bồi dưỡng nội dung cơ bản của Công ước chống Tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn, bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về chống tra tấn đến cán bộ, chiến sĩ. Đến năm 2020, có 100% các đối tượng trong Quân đội và có liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng được tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Công ước chống Tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn; những quy định của Bộ Quốc phòng về chống hành vi quân phiệt, từ đó có hiểu biết đầy đủ và triển khai thực hiện tốt các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phát hiện, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Thường xuyên nêu cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở trong chấp hành các quy định của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng về phòng, chống hành vi quân phiệt; phấn đấu đến hết năm 2020 không còn tình trạng quân phiệt trong quản lý bộ đội, nhất là số cán bộ chỉ huy, quản lý ở đơn vị cơ sở. - Đối tượng tuyên truyền, phổ biến. Cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân, nhất là những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và hoạt động trong xử lý vi phạm hành chính; đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; các lực lượng tham gia hoạt động quân sự, quốc phòng; nhân dân địa phương nơi các đơn vị đóng quân, chú trọng có nguy cơ bị xâm phạm quyền không bị tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục (người có hành vi vi phạm pháp luật; người bị phạt tù được hưởng án treo; người bị tạm giam, tạm giữ; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính). - Nội dung phổ biến. Nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước chống Tra tấn; quy định của pháp luật Việt Nam về chống tra tấn và các quy phạm pháp luật liên quan. Nội dung các quyền và quy định bảo đảm các quyền tố tụng của bị can, bị cáo, các quyền bồi thường của nạn nhân bị tra tấn, quyền được bảo vệ của nhân chứng và nạn nhân bị tra tấn. Các quy định, chính sách sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; tình hình triển khai thực hiện Công ước chống Tra tấn, quy định của Bộ Quốc phòng về chống các hành vi quân phiệt. Những thành tựu đạt được của cả nước nói chung và trong Quân đội nói riêng về đảm bảo quyền không bị tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục. - Hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành các tài liệu để tuyên truyền, phổ biến; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu đối với những người trực tiếp làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thực thi pháp luật; bổ sung vào chương trình đào tạo trong các học viện, nhà trường trong Quân đội. - Tổ chức triển khai. Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị là cơ quan thường trực của Đề án có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan (Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, cơ quan báo chí trong Quân đội, Cục Tài chính, Cục Nhà trường, Cục Điều tra hình sự, Tòa án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 68 Ban Thanh niên, Ban Phụ nữ Quân đội, Ban Công đoàn Quốc phòng, các cơ quan có chức năng xử lý vi phạm hành chính trong Quân đội và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng) tổ chức thực hiện Đề án. - Trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan đoàn thể, đơn vị và trách nhiệm của quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng. Căn cứ vào nội dung Đề án, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nội dung của Đề án trong cơ quan, đơn vị mình; chú trọng quán triệt, phổ biến pháp luật về chống tra tấn, quy định của Bộ Quốc phòng về phòng, chống các hành vi quân phiệt, nhục hình cho những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý vi phạm hành chính và cán bộ quản lý, chỉ huy ở đơn vị cơ sở; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đóng quân, nhất là các đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Công ước chống Tra tấn, pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong Nhân dân; tổ chức sơ kết, báo cáo theo quy định. 4. Kết luận Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhất là Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật Tương trợ tư pháp cơ bản đã phù hợp với các nội dung của Công ước, với quy định của Hiến pháp mới. Tuy nhiên, trong thực tiễn phong phú sẽ không tránh khỏi vẫn còn một số quy định chưa phù hợp hoặc thiếu một số quy định để nội luật hóa các quy định của Công ước. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, mà chủ yếu là Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tương trợ tư pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và kịp thời (xác định chủ yếu là các nội dung về quyền tài phán đối với tội tra tấn, quy định về biện pháp ngăn chặn, quy định về thủ tục tố tụng và chứng minh, quy định về dẫn độ), được đặt trong bối cảnh về chính trị, kinh tế, an ninh, xã hội đặc thù của Việt Nam. Việc tham gia Công ước chống Tra tấn là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền và tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt động phòng, chống tra tấn ở nước ta hiện nay. Sự kiện Việt Nam tham gia Công ước chống Tra tấn và nội dung cơ bản của Công ước đã được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, để nội dung Công ước được phổ biến hơn và đi vào cuộc sống, thì mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị trong Quân đội cần thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật. Tài liệu tham khảo [1] Liên Hợp Quốc (1987), Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác, New York (Bản dịch tiếng Việt). [2] Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. [3] Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. [4] Quốc hội (2007), Luật Tương trợ tư pháp, Hà Nội. [5] Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH2013, Hà Nội.
File đính kèm:
- quy_dinh_cua_bo_luat_hinh_su_viet_nam_ve_quyen_con_nguoi_the.pdf