Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, việc thực hiện kỷ cương nền

nếp giảng dạy là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả

giáo dục. Tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, kỷ cương, nền nếp của nhà trường

nói chung và nền nếp giảng dạy nói riêng luôn được coi trọng. Trong nhiều năm qua, nhiều biện

pháp đã được xây dựng nhằm đảm bảo kỷ cương của nhà trường cũng như nền nếp trong giảng

dạy của giảng viên. Song trong bối cảnh liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nên uy tín và

học hiệu của nhà trường, chúng tôi đề xuất xây dựng “Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại

trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.

pdf 10 trang yennguyen 7440
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đánh giá về chất lượng giáo dục đại học 
(GDĐH), Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 
nêu rõ: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo 
còn thấp so với yêu cầu.”, đồng thời khẳng định 
một trong những nguyên nhân của hạn chế và yếu 
kém là do “công tác quản lý chất lượng chưa 
được coi trọng đúng mức” (Ban Tuyên giáo Trung 
ương, 2014). Việc chưa coi trọng đúng mức công 
tác quản lý chất lượng trong các cơ sở GDĐH 
được xem xét ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ 
vi mô. Ở cấp độ vi mô, yếu tố mang tính nền tảng, 
NGUYỄN THỊ KIM YẾN*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ntkyen@ufl.udn.vn
Ngày nhận bài: 27/4/2018; ngày sửa chữa: 31/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NỀN NẾP GIẢNG DẠY
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ 
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT
Chất lượng giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, việc thực hiện kỷ cương nền 
nếp giảng dạy là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả 
giáo dục. Tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, kỷ cương, nền nếp của nhà trường 
nói chung và nền nếp giảng dạy nói riêng luôn được coi trọng. Trong nhiều năm qua, nhiều biện 
pháp đã được xây dựng nhằm đảm bảo kỷ cương của nhà trường cũng như nền nếp trong giảng 
dạy của giảng viên. Song trong bối cảnh liên tục nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nên uy tín và 
học hiệu của nhà trường, chúng tôi đề xuất xây dựng “Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy tại 
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
Từ khóa: chất lượng giáo dục, kỷ cương, nền nếp giảng dạy, quy trình, quản lý 
có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra chất lượng 
và tính bền vững của chất lượng chính là văn hóa 
chất lượng (Trần Văn Hùng, 2014). Văn hóa chất 
lượng được nhận diện bởi hai yếu tố, trong đó có 
yếu tố cấu trúc/quản lý với quy trình được xác định 
rõ nhằm mục đích nâng cao chất lượng và nhằm nỗ 
lực phối hợp thực hiện của cá nhân (EUA 2006).
Trong thời gian gần đây, chất lượng giáo dục 
và đào tạo được sự quan tâm chú ý của mọi tầng 
lớp trong xã hội. Do vậy, năm học 2017 - 2018, 
căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn 
ngành tập trung triển khai chín nhiệm vụ chủ yếu 
102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhằm tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao 
chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo (Chỉ 
thị số 2699/CT-BGDĐT, ngày 08/8/2017 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nhà trường là 
đối tượng trực tiếp và cơ bản nhất của quản lý giáo 
dục (QLGD), trong đó đội ngũ giảng viên (GV) và 
người học là đối tượng quản lý quan trọng nhất, 
nhưng đồng thời lại là chủ thể trực tiếp quản lý 
quá trình giáo dục thông qua hoạt động dạy – học 
và giáo dục. Quản lý nhà trường là một cấp độ của 
quản lý giáo dục ở tầm vi mô. Nhà trường là khách 
thể quản lý cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo 
dục, đồng thời là một hệ thống độc lập tự quản 
của xã hội. Lý do tồn tại của các cấp QLGD trước 
hết là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà 
trường mà trung tâm là hoạt động dạy và học. 
Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, “Quản lý nhà 
trường là một hệ thống những tác động có mục 
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý 
nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối 
và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất 
nhà trường XHCN, để tiến tới mục tiêu giáo dục, 
mục tiêu đào tạo đối với các ngành giáo dục, với thế 
hệ trẻ, với từng học sinh” (Đặng Quốc Bảo, 2005).
Bản chất của việc quản lý nhà trường đại học 
là quản lý hoạt động dạy – học, hoạt động giáo 
dục, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động 
dạy nghề, rèn luyện tay nghề, quản lý tài chính và 
cơ sở vật chất Tức là làm sao đưa các hoạt động 
này vào quỹ đạo nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. 
Thời gian qua, công tác xây dựng kỷ cương, 
nền nếp giảng dạy và làm việc ở trường Đại học 
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHNN – ĐHĐN) 
nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát các 
hoạt động của nhà trường đã có nhiều chuyển biến 
tích cực. Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã 
quan tâm chỉ đạo Phòng Thanh tra – Pháp chế 
(TTr-PC) thực hiện việc kiểm tra nền nếp giảng 
dạy và làm việc của cán bộ, viên chức (CBVC) 
nhà trường. Nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp để 
quản lý chặt chẽ hơn việc thực hiện kỷ cương, nền 
nếp trong trường. Phòng TTr-PC cũng nhận được 
sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan, tuy nhiên, 
kết quả đạt được chưa như mong muốn. Để xây 
dựng kỷ cương, nền nếp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn 
hiện nay, cần thiết phải xây dựng quy trình quản 
lý nền nếp giảng dạy tại trường, trong đó, có sự 
phân công cụ thể trách nhiệm và các bước thực 
hiện của các đơn vị liên quan. Ngoài ra, nhà trường 
cần xây dựng quy chế thực hiện nền nếp để làm cơ 
sở pháp lý cho việc thực hiện các quy trình quản 
lý. Do vậy, chúng tôi thấy rằng, việc đề xuất xây 
dựng quy trình quản lý nền nếp giảng dạy trong 
nhà trường hiện nay là vấn đề cần thiết để nâng cao 
chất lượng đào tạo và khẳng định thương hiệu mà 
trường đã xây dựng trong hơn 30 năm qua.
2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN NỀN 
NẾP GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
NGOẠI NGỮ – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Năm học 2016 - 2017, Trường ĐHNN – ĐHĐN 
đã triển khai thực hiện phần mềm quản lý đào tạo 
hệ thống tín chỉ trong toàn trường, trong đó có áp 
dụng việc báo nghỉ dạy, báo dạy bù trên hệ thống 
tác nghiệp của phần mềm.
Phòng TTr-PC được giao nhiệm vụ kiểm tra nền 
nếp giảng dạy của GV toàn trường dựa trên cơ sở dữ 
liệu đã được nhập vào hệ thống tác nghiệp của trường.
Sau khi triển khai và hướng dẫn việc áp dụng 
phần mềm quản lý đào tạo đến toàn thể cán bộ GV 
của trường, GV đã thực hiện tương đối tốt việc 
đăng ký báo nghỉ, đăng ký dạy bù trên hệ thống 
phần mềm quản lý.
Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nền nếp 
giảng dạy tại trường, chúng tôi đã lấy ý kiến khảo 
sát đối với 30 cán bộ quản lý (CBQL) và 100 GV.
Khi được hỏi mức độ thường xuyên sử dụng hệ 
thống tác nghiệp của trường, 70% ý kiến của GV 
cho rằng thường xuyên sử dụng phần mềm quản 
lý, 21% ý kiến của GV cho rằng thỉnh thoảng sử 
dụng, 4% ý kiến cho rằng ít khi sử dụng và 5% ý 
kiến của GV cho rằng chưa bao giờ sử dụng.
103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Giải thích cho lý do vì sao GV thường xuyên 
sử dụng phần mềm để đăng ký nghỉ dạy và dạy bù, 
hầu hết GV trả lời rằng, phần mềm rất thuận tiện 
và dễ sử dụng, thông tin nghỉ dạy và dạy bù được 
chuyển đến trang web của sinh viên nên sinh viên 
nắm bắt được thông tin; GV thuận lợi trong việc 
tìm được thời gian trống và phòng học trống để 
dạy bù; các đơn vị chức năng liên quan cũng biết 
được GV nghỉ dạy hoặc dạy bù để quản lý. Lý do 
ít khi sử dụng và chưa sử dụng phần mềm quản lý 
do GV không có nhu cầu đăng ký nghỉ dạy và dạy 
bù trong thời gian vừa qua.
Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về việc thực 
hiện nền nếp giảng dạy của GV tại trường, chúng 
tôi thu được kết quả như sau: 76% ý kiến của GV 
và 60% ý kiến của CBQL cho rằng, GV thực hiện 
nghiêm túc nền nếp giảng dạy, 10% ý kiến của GV 
và 40% ý kiến của CBQL cho rằng, GV thực hiện 
chưa nghiêm túc, 5% ý kiến của GV cho rằng GV 
không nghiêm túc khi thực hiện nền nếp giảng dạy 
tại trường. 
Khi được hỏi: “Có cần thiết kiểm tra nền nếp 
giảng dạy của GV không?”. 31% ý kiến của GV 
cho rằng rất cần thiết, trong khi 70% ý kiến của 
CBQL đồng ý rất cần thiết; 60% ý kiến của GV 
và 30% ý kiến của CBQL cho rằng cần thiết; 9% 
ý kiến của GV cho rằng không cần thiết và chưa 
cần thiết.
Từ cách nhìn nhận và đánh giá của GV và 
CBQL, ta thấy rằng GV đánh giá việc thực hiện 
nền nếp là tương đối tốt nên việc kiểm tra nền 
nếp cũng cần thiết ở mức độ trung bình, trong khi 
CBQL nhìn nhận việc thực hiện nền nếp của GV 
chưa tốt nên rất cần thiết để triển khai việc kiểm 
tra nền nếp giảng dạy của GV. Điều này hoàn toàn 
hợp lý đối với ý kiến chủ quan của người thực hiện 
và ý kiến khách quan của người quản lý.
Từ học kỳ 1, năm học 2016-2017, Phòng TTr-
PC đã triển khai việc kiểm tra nền nếp giảng dạy, 
ra vào lớp của GV trong trường trên hệ thống phần 
mềm đào tạo tính chỉ của trường. Với chức năng 
được phân quyền trên hệ thống tác nghiệp, chúng 
tôi triển khai kiểm tra và cập nhật tình hình thực 
hiện nền nếp hàng ngày của GV, qua đó có thể 
thống kê hàng ngày, hàng tuần, hàng học kỳ số 
tiết vắng, nghỉ, dạy bù của GV để gửi về các đơn 
vị. GV vi phạm quy định nền nếp là GV giảng dạy 
không đủ số tiết học phần quy định, GV lên lớp trễ, 
ra về trước giờ quy định.
Trong thời gian vừa qua, Phòng TTr-PC đã 
tổng hợp số lượt GV vi phạm quy định về nền nếp 
giảng dạy như sau:
Bảng 1: Thống kê số lượng học phần có giảng viên đảm nhận vi phạm quy định về nền nếp giảng dạy
Khoa chuyên môn
Học kỳ I, 
2016 - 2017
Học kỳ II, 
2016 - 2017
Học kỳ I, 
2017 -2018
Khoa tiếng Anh 120 19 32
Khoa tiếng Anh chuyên ngành 46 40 28
Khoa Sư phạm ngoại ngữ / 07 07
Khoa tiếng Nga 05 01 0
Khoa tiếng Pháp 28 08 02
Khoa tiếng Trung 33 07 09
Khoa tiếng Nhật – Hàn - Thái 20 10 03
Khoa Quốc tế học 22 03 10
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nhìn chung, qua việc kiểm tra nền nếp hàng 
ngày, tình hình thực hiện nền nếp của nhà trường 
đã dần dần được cải thiện và số lượt GV vi phạm 
quy định nền nếp giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, 
việc kiểm tra cũng chỉ dừng lại ở việc báo cáo, 
thống kê chứ chưa được giải quyết triệt để và đề 
xuất biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm.
Chúng tôi đã lấy ý kiến khảo sát đối với CBQL 
và GV của trường về việc có cần thiết xây dựng 
quy trình kiểm tra nền nếp giảng dạy của GV trong 
trường hay không? Kết quả như trong bảng 2:
Bảng 2: Khảo sát việc cần thiết xây dựng quy 
trình kiểm tra nền nếp giảng dạy của GV
Stt Mức độ
CBQL (30) GV (100)
Ý 
kiến
% Ý 
kiến
%
1
Rất cần 
thiết
21 70 31 31
2 Cần thiết 9 30 62 62
3
Chưa cần 
thiết
0 0 3 3
4
Không 
cần thiết
0 0 4 4
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng, cần 
thiết xây dựng quy trình kiểm tra nền nếp giảng 
dạy của GV (100% CBQL, 93% GV).
Khi được hỏi: “Ai hoặc đơn vị nào sẽ chủ trì kiểm 
tra thực hiện nền nếp giảng dạy của Trường?”, kết 
quả như sau: 22% ý kiến GV cho rằng thủ trưởng 
của các đơn vị; 86% ý kiến của GV và 76.67% ý 
kiến của CBQL cho rằng Phòng TTr-PC, 05% ý kiến 
của GV cho rằng Ban Thanh tra Nhân dân; 23,33% 
ý kiến của CBQL cho rằng, thành lập Đoàn kiểm 
tra gồm đại diện lãnh đạo Phòng TTr-PC, Phòng 
Tổ chức – Hành chính, Ban Thanh Tra Nhân dân 
để chủ trì kiểm tra nền nếp giảng dạy tại trường.
Khi được hỏi: “Thầy/cô đề xuất chế tài đối với 
các trường hợp vi phạm nền nếp giảng dạy?”. Ý 
kiến của CBQL nhà trường như sau: 20/30 ý kiến 
cho rằng không bình xét thi đua, khen thưởng đối 
với các trường hợp vi phạm; 19/30 ý kiến đồng ý 
áp dụng tính điểm theo quy định xếp loại CBVC 
để phân bổ quản lý phí và lương tăng thêm theo 
các mức A,B,C,D; 9/30 ý kiến đề nghị trừ tiền giờ 
giảng đối với các trường hợp dạy chưa đủ số tiết 
theo quy định.
3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ
3.1. Các nguyên tắc để đề xuất quy trình 
quản lý
Nguyên tắc QLGD là những luận điểm cơ bản, 
những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây 
dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan QLGD. 
Bản thân các nguyên tắc cũng phát sinh từ các quy 
luật khách quan, từ các quá trình phát triển nhất 
định, từ những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến 
quá trình QLGD. Do đó, có thể coi nguyên tắc như 
“ngọn đèn pha” về quan điểm và tư tưởng chỉ đạo 
soi sáng cho hoạt động QLGD (Trần Kiểm, 2004).
Để đề xuất quy trình quản lý, chúng tôi dựa 
trên các nguyên tắc của quản lý chất lượng được 
tổng kết và khái quát hóa từ những kinh nghiệm 
quản lý tiên tiến trên thế giới, đó là:
Nguyên tắc 1 - Sự lãnh đạo 
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích 
và phương pháp của tổ chức, trên cơ sở đó tạo ra 
và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn 
lôi cuốn mọi người tham gia nhằm đạt được các 
mục tiêu của tổ chức. Nguyên tắc này giữ vai trò 
rất quan trọng, quyết định sự thành công của quy 
trình quản lý, xuyên suốt toàn bộ quá trình QL. 
Vận dụng nguyên tắc này, để thực hiện tốt quy 
trình đề ra, cần phải có sự thống nhất cao trong 
tập thể về nhận thức vai trò và tầm quan trọng của 
việc thực hiện kỷ cương, nền nếp để nâng cao chất 
lượng đào tạo của nhà trường.
105KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Nguyên tắc 2 - Sự tham gia của mọi người
 Mọi người ở tất cả các cấp đều là yếu tố của 
một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ 
sẽ sử dụng và phát huy được năng lực của họ (sự 
năng động, đổi mới, sáng tạo được kích thích, ý 
thức trách nhiệm được phát huy và sự tham gia 
liên tục có hiệu quả vào quá trình cải tiến nâng cao 
chất lượng vì lợi ích của tổ chức. Vận dụng nguyên 
tắc này, chúng tôi huy động lực lượng CBQL, GV 
thực hiện trên cơ sở phát huy tính tự giác, tuân thủ 
pháp luật, quy định của các cấp, tinh thần trách 
nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nguyên tắc 3 - Tiếp cận quản lý theo quá trình 
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu 
quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan 
được quản lý như một quá trình. Việc xây dựng 
quy trình quản lý nền nếp giảng dạy phải được lập 
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra 
thường xuyên từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 
Nguyên tắc 4 - Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là 
mục tiêu thường trực của tổ chức nhằm tạo ra sự 
linh hoạt, nhanh nhạy trước các cơ hội cải tiến, 
gia tăng chất lượng, trên cơ sở phát huy hiệu quả 
của các phương pháp và công cụ cải tiến cùng với 
việc duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động 
cải tiến của mọi thành viên và môi trường văn hoá 
chất lượng trong tổ chức. Đối với việc xây dựng 
quy trình quản lý nền nếp giảng dạy, kết quả thực 
hiện hàng tuần, hàng tháng sẽ được thông báo đến 
từng cá nhân liên quan, trên cơ sở đó, việc thực 
hiện nền nếp sẽ từng bước cải tiến để nâng cao 
chất lượng đào tạo tại trường.
Nguyên tắc 5 - Quan hệ hợp tác chặt chẽ với 
người cung ứng, phục vụ (ở công đoạn trước của 
quá trình). 
Sự phối hợp hoạt động giữa các khoa và các 
phòng chức năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào 
tạo chính là sự vận dụng sâu sắc nguyên tắc này.
Nguyên tắc 6 - Hiệu quả quản lý
Hiệu quả quản lý là thước đo năng lực của 
người quản lý (Trần Kiểm, 2002).
Hiệu quả của việc tổ chức thực hiện quy trình 
quản lý nền nếp giảng dạy sẽ được xác định bởi 
các yếu tố: thực trạng ban đầu, yếu tố quản lý và 
kết quả. Sự chênh lệch giữa yếu tố kết quả và thực 
trạng ban đầu trong công tác quản lý chính là hiệu 
quả của việc thực hiện quy trình đề xuất. Nói cách 
khác, quy trình đưa ra cần tạo được sự chuyển biến 
tích cực trong việc thực hiện nền nếp giảng dạy tại 
Trường ĐHNN – ĐHĐN.
3.2. Đề xuất quy trình quản lý
Dựa vào các nguyên tắc chỉ đạo trên, căn cứ 
tình hình thực tế của trường, căn cứ thực trạng việc 
thực hiện nền nếp giảng dạy của GV, căn cứ kết 
quả khảo sát lấy ý kiến của GV và CBQL, chúng 
tôi đề xuất quy trình quản lý nền nếp giảng dạy của 
GV như sau: (xem bảng 3)
Bảng 3: Quy trình quản lý nền nếp giảng dạy của giảng viên
TT Nội dung
Đơn vị
 chủ trì
Đơn vị 
phối hợp
Thời gian
1 Nhập dữ liệu phân công cán bộ GV vào hệ 
thống tác nghiệp, sau khi có sự thống nhất 
về thời khóa biểu giữa Phòng Đào tạo và 
các Khoa chuyên môn.
Phòng 
Đào tạo
Các khoa 2 tuần trước khi 
bắt đầu học kỳ
2 Phân quyền quản lý cho các đơn vị liên 
quan
Admin 
phần mềm
Các đơn vị 
liên quan
2 tuần trước khi 
bắt đầu học kỳ
106 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3 Kiểm tra việc thực hiện nền nếp lên lớp 
giảng dạy của GV (đi trễ, về sớm, nghỉ 
dạy, dạy bù)
Phòng 
TTr-PC
Các khoa Hàng ngày
4 Thống kê số tiết nghỉ dạy, dạy bù, đi trễ, về 
sớm của GV để gửi về các Khoa
Phòng 
TTr-PC
Các khoa Hàng tuần
5 Thông báo đến GV tình hình thực hiện nền 
nếp trong tuần
Các khoa Phòng 
TTr-PC
Hàng tuần
6 Phản hồi tình hình thực hiện nền nếp trong 
tuần
Các khoa Phòng 
TTr-PC
Hàng tuần
7 Thống kê số tiết nghỉ dạy, dạy bù, đi trễ, 
về sớm của GV trong cả học kỳ để gửi về 
các Khoa
Phòng 
TTr-PC
Các khoa Cuối tuần thứ 16 
của học kỳ
8 Phản hồi tình hình thực hiện nền nếp của 
GV trong học kỳ
Các khoa Phòng
 TTr-PC
Cuối tuần thứ 18 
của học kỳ
9 Thống nhất kết quả thực hiện nền nếp của 
GV trong học kỳ (có xác nhận của các 
Khoa và Phòng TTr-PC)
Phòng 
TTr-PC
Các khoa Tuần 20 của học 
kỳ
10 Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp giảng 
dạy của GV để xét thi đua, xếp loại cán bộ 
viên chức hàng năm
Phòng 
TTr-PC
Phòng 
TC-HC
Các đơn vị
Thời điểm xét thi 
đua và xếp loại 
cán bộ viên chức 
3.3. Cách thức thực hiện quy trình
Bước 1: Nhập dữ liệu phân công cán bộ GV 
vào hệ thống tác nghiệp, sau khi có sự thống nhất 
về thời khóa biểu giữa Phòng Đào tạo và các Khoa 
chuyên môn.
Căn cứ kế hoạch năm học, căn cứ chương trình 
đào tạo của các khóa, Khoa chuyên môn phân 
công GV giảng dạy các học phần được quy định, 
gửi về Phòng Đào tạo để kiểm tra tính hợp pháp 
của việc phân công.
Phòng Đào tạo và Khoa chuyên môn thống 
nhất thời khóa biểu của học kỳ, thống nhất phân 
công GV giảng dạy theo thời khóa biểu để SV 
đăng ký tín chỉ.
Sau thời hạn đăng ký tín chỉ dành cho SV kết 
thúc, Phòng Đào tạo kiểm tra lại toàn bộ các học 
phần trên thời khóa biểu. Phòng Đào tạo sẽ hủy 
những học phần không đủ số lượng SV đăng ký 
và thông báo kết quả cho các Khoa chuyên môn 
liên quan.
Hai tuần trước khi bắt đầu học kỳ, Phòng Đào 
tạo và Khoa chuyên môn thống nhất thời khóa biểu 
lần cuối để cập nhật thông tin và thời khóa biểu 
vào phần mềm quản lý đào tạo.
Bước 2: Phân quyền quản lý cho các đơn vị 
liên quan.
Sau khi đã cập nhật dữ liệu vào hệ thống tác 
nghiệp, admin phần mềm sẽ phân quyền quản lý 
cho các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ của 
đơn vị: Khoa chuyên môn để quản lý GV, Phòng 
TC-HC phục vụ phòng học, Phòng KH-TC quản 
lý việc thu học phí của SV, Phòng TTr-PC quản lý 
nền nếp giảng dạy của GV
Bước 3: Kiểm tra việc thực hiện nền nếp lên 
lớp giảng dạy của GV (đi trễ, về sớm, nghỉ dạy, 
dạy bù).
107KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Sau khi được phân quyền quản lý, Phòng TTr-
PC cử cán bộ kiểm tra việc thực hiện nền nếp hàng 
ngày của GV, nhập dữ liệu các trường hợp GV 
nghỉ dạy, dạy bù, đi trễ, về sớm vào hệ thống tác 
nghiệp của nhà trường.
Bước 4: Thống kê số tiết nghỉ dạy, dạy bù, đi 
trễ, về sớm của GV để gửi về các Khoa.
Dựa trên số liệu đã cập nhật hàng ngày trên hệ 
thống tác nghiệp, hàng tuần Phòng TTr-PC thống 
kê tình hình thực hiện nền nếp của GV để gửi về 
các Khoa chuyên môn.
Bước 5: Thông báo đến GV tình hình thực 
hiện nền nếp trong tuần.
 Sau khi nhận được báo cáo thống kê tình hình 
thực hiện nền nếp của GV từ Phòng TTr-PC, Ban 
chủ nhiệm các khoa thông báo đến từng GV của 
khoa biết và nhắc nhở GV bố trí thời gian dạy bù 
hoặc chấn chỉnh việc thực hiện giờ giấc theo quy 
định (nếu có).
Bước 6: Phản hồi tình hình thực hiện nền nếp 
trong tuần
 Sau khi thông báo đến từng GV liên quan biết, 
các Khoa chuyên môn tổng hợp ý kiến của GV và 
phản hồi về Phòng TTr-PC để biết và điều chỉnh 
cho đúng với thực tế.
Bước 7: Thống kê số tiết nghỉ dạy, dạy bù, đi trễ, 
về sớm của GV trong cả học kỳ để gửi về các Khoa.
Sau khi kết thúc 15 tuần học của học kỳ và 01 
tuần dự trữ, trong tuần thứ 16 của học kỳ, Phòng 
TTr-PC tổng hợp toàn bộ tình hình thực hiện nền 
nếp giảng dạy của GV trong học kỳ và gửi về cho 
các khoa chuyên môn. Ban Chủ nhiệm các khoa 
chuyên môn có trách nhiệm thông báo kết quả 
thực hiện nền nếp giảng dạy đến tất cả GV trong 
khoa được biết.
Bước 8: Phản hồi tình hình thực hiện nền nếp 
của GV trong học kỳ.
Hai tuần sau khi gửi thông báo đến toàn thể 
GV, đến tuần thứ 18 của học kỳ, Khoa chuyên môn 
tổng hợp ý kiến phản hồi của GV đến Phòng TTr-
PC để thống nhất kết quả thực hiện nền nếp giảng 
dạy trong học kỳ.
Bước 9: Thống nhất kết quả thực hiện nền nếp 
của GV trong học kỳ (có xác nhận của các Khoa 
và Phòng TTr-PC).
Sau khi thống nhất kết quả thực hiện nền nếp 
của GV trong học kỳ, Phòng TTr-PC và các khoa 
chuyên môn ký xác nhận bảng thống kê tình hình 
thực hiện nền nếp giảng dạy của GV.
Bước 10: Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp 
giảng dạy của GV để bình xét thi đua, xếp loại 
CBVC hàng năm.
Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường sử 
dụng kết quả thực hiện nền nếp của GV để bình xét 
thi đua năm học.
 Nhà trường sử dụng kết quả thực hiện nền nếp 
của GV để tính điểm xếp loại CBVC cuối năm.
(Xem Lưu đồ quản lý nền nếp giảng dạy của GV)
3.4. Điều kiện để thực hiện quy trình 
Để triển khai tốt quy trình này cần phải thực 
hiện đồng bộ các yếu tố sau đây: 
- Cần phải tuyên truyền nâng cao hơn nữa ý 
thức chấp hành kỷ cương, quy định của nhà trường 
đối với CBVC, người lao động. Mỗi CBVC, người 
lao động của đơn vị cần phải có ý thức tự giác, 
thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn 
của mình; chấp hành và tổ chức thực hiện nghiêm 
túc sự chỉ đạo của cấp trên, làm việc có nguyên 
tắc, kỷ cương, công tâm, có lý, có tình, không lạm 
dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc.
- Có đội ngũ đảm bảo thường xuyên việc kiểm 
tra nền nếp giảng dạy của GV ở 02 cơ sở 41 Lê 
Duẩn và 131 Lương Nhữ Hộc. Đội ngũ kiểm tra 
nền nếp phải đề cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt 
tình, ghi chép đầy đủ, trung thực, nghiêm minh và 
công tâm. 
108 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Lưu đồ quản lý nền nếp giảng dạy của giảng viên
109KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
- Thông báo rộng rãi quy trình quản lý nền nếp 
cho CBVC trong toàn trường. Thông báo kết quả 
kiểm tra nền nếp cho CBVC được biết để nhắc nhở 
thực hiện nghiêm túc nền nếp của nhà trường.
- Phòng TTr-PC tham mưu cho nhà trường xây 
dựng quy định khen thưởng đối với các cá nhân, 
tập thể chấp hành tốt nền nếp của nhà trường và xử 
lý kỷ nghiêm túc đối với các trường hợp vi phạm 
để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm trong việc 
thực hiện nền nếp.
- Đề nghị nhà trường xây dựng lại Hướng 
dẫn về việc thực hiện đánh giá các mặt công tác 
của CBVC (Hướng dẫn số 479/ĐHNN, ngày 
05/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại 
ngữ) để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của 
trường và là cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp 
vi phạm nền nếp giảng dạy.
- Quy trình quản lý nền nếp cần phải được duy 
trì thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ và 
nghiêm túc trong trường để hình thành thói quen 
thực hiện nền nếp trong CBVC, tránh tình trạng 
“đánh trống bỏ dùi”, chỉ thực hiện một thời gian 
ngắn rồi bị lãng quên sẽ làm cho CBVC xem 
thường nội quy, quy định đề ra của nhà trường. 
- Không nên chỉ coi trọng vai trò quản lý của 
các chủ thể quản lý như Ban Giám hiệu, lãnh đạo 
các đơn vị, các phòng chức năng liên quan mà xem 
nhẹ vai trò cùng tham gia quản lý của mỗi CBVC 
trong toàn trường trên cơ sở cộng đồng và cam 
kết trách nhiệm. Như vậy, sẽ không làm triệt tiêu 
tính tích cực chủ động của một lực lượng đông đảo 
người lao động tham gia vào quá trình xây dựng kỷ 
cương, nền nếp của nhà trường.
4. KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ TÍNH 
HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA QUY 
TRÌNH ĐỀ XUẤT
4.1. Tổ chức quá trình khảo sát
Để kiểm chứng tính hợp lý và tính khả thi của 
quy trình được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành lấy 
ý kiến của 30 CBQL của Trường ĐHNN - ĐHĐN, 
phiếu khảo sát nêu rõ các nội dung của quy trình 
và hỏi rõ mức độ hợp lý và mức độ khả thi.
- Về mức độ hợp lý: rất hợp lý, hợp lý, ít hợp 
lý, không hợp lý
- Về mức độ khả thi: rất khả thi, khả thi, ít khả 
thi, không khả thi 
4.2. Phân tích kết quả khảo sát
Nhìn chung, quy trình đề xuất có mức độ hợp 
lý cao. Kết quả có 23.33% ý kiến của CBQL đánh 
giá rất hợp lý, 76.67% ý kiến đánh giá hợp lý. 
Khảo sát tính khả thi của quy trình, chúng tôi 
nhận được sự nhất trí cao của các nhà quản lý với 
kết quả 83,33% ý kiến của CBQL cho rằng quy 
trình này khả thi, 16,67% ý kiến của CBQL cho 
rằng rất khả thi khi thực hiện quy trình này trong 
toàn trường. Điều này chứng tỏ quy trình đề xuất 
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của trường.
5. KẾT LUẬN
Kỷ cương, nền nếp đóng vai trò quan trọng 
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Kỷ 
cương, nền nếp làm nên chất lượng giáo dục đồng 
thời là chìa khóa cho đổi mới giáo dục. Nhà trường 
xây dựng kỷ cương, nền nếp là góp phần xây dựng 
một xã hội ổn định, trật tự và phát triển. 
Quản lý nền nếp giảng dạy của GV tại Trường 
ĐHNN - ĐHĐN là một vấn đề rất cần thiết và 
quan trọng nhằm xây dựng một môi trường đại học 
kỷ cương, chuyên nghiệp, thể hiện văn hóa chất 
lượng của cơ sở đào tạo.
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung 
nghiên cứu thực trạng việc thực hiện nền nếp 
giảng dạy và công tác quản lý nền nếp giảng dạy 
tại trường ở khía cạnh thực hiện giờ giấc giảng dạy 
của GV tại Trường ĐHNN – ĐHĐN, trên cơ sở đó, 
đề xuất xây dựng quy trình quản lý nền nếp giảng 
dạy để áp dụng tại Trường ĐHNN – ĐHĐN. Quy 
110 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 14 - 7/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trình đề xuất nhận được đánh giá là hợp lý và có 
tính khả thi cao./.
Tài liệu tham khảo:
Ban Tuyên giáo Trung ương (2014). Tài liệu học 
tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp 
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 
khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
tr.25-26.
Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc 
vận dụng vào quản lý nhà trường, Hà Nội.
Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT, ngày 08/8/2017 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu 
của năm học 2017 - 2018. 
Trần Văn Hùng (2014), Xây dựng văn hóa chất 
lượng trong các cơ sở giáo dục đại học Việt 
Nam.
Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục, 
một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo 
dục, Hà Nội. 
Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường 
phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Hướng dẫn số 479/ĐHNN, ngày 05/9/2013 về việc 
thực hiện đánh giá các mặt công tác của cán 
bộ, viên chức của Hiệu trưởng Trường Đại học 
Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.
EUA (2006), Quality Culture in European 
Universities: a bottom-up approach, Brussels.
PROCEDURES FOR THE MANAGEMENT OF TEACHING DISCIPLINES
 AT UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGE STUDIES - UNIVERSITY OF DANANG
NGUYEN THI KIM YEN
Abstract: The educational quality in higher education is being influenced by many factors. Among 
those, the compliance with teaching disciplines of the university is very important contributing to 
the quality and effectiveness of training. In recent years, the university regulations and disciplines, 
particularly teaching disciplines, have been emphasizing at University of Foreign Language 
Studies-The University of Danang (UFLS-UD). Furthermore, different measures have been applied 
to maintain regulations of the university and teaching disciplines of lecturers. To further enhance 
training quality and academic prestige of UFLS-UD in the context of continuous improvement in 
higher education, this paper suggests “The procedure for managing teaching disciplines at University 
of Foreign Language Studies -University of Danang” which focuses on the improvement of learning 
and teaching quality at UFLS-UD..
Keywords: educational quality, discipline, proceduce, management, managing teaching discipline
Received: 27/4/2018; Revised: 31/5/2018; Accepted for publication: 20/6/2018

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_quan_ly_nen_nep_giang_day_tai_truong_dai_hoc_ngoai.pdf