So sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng (KTBT) là yếu tố nguy cơ chính của quá kích
buồng trứng (QKBT), là một biến chứng trầm trọng của KTBT. Dự đoán đáp ứng nhiều giúp chọn lựa phác đồ KTBT phù hợp, đem lại sự an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
Mục tiêu: So sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng nhiều.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 820 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được làm cả 3 xét nghiệm
AMH, FSH và AFC vào ngày 2 của chu kỳ. Đáp ứng nhiều được chẩn đoán là >15 noãn.
Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng nhiều là 21,8%. AMH có giá trị dự đoán tốt nhất, tiếp theo là AFC và cuối là FSH.
AMH > 3,57 ng/ml dự đoán đáp ứng nhiều >15 noãn với độ nhạy 83,7% và độ đặc hiệu 79,8%. Cả 3 xét nghiệm đều có độ tin cậy tốt.
Kết luận: AMH có giá trị tốt nhất và độ tin cậy cao trong dự đoán đáp ứng nhiều với KTBT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 16 SO SÁNH GIÁ TRỊ DỰ ĐOÁN VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC XÉT NGHIỆM AMH, FSH VÀ AFC ĐỐI VỚI ĐÁP ỨNG NHIỀU Ở BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM Vương Thị Ngọc Lan*, Võ Minh Tuấn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng (KTBT) là yếu tố nguy cơ chính của quá kích buồng trứng (QKBT), là một biến chứng trầm trọng của KTBT. Dự đoán đáp ứng nhiều giúp chọn lựa phác đồ KTBT phù hợp, đem lại sự an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Mục tiêu: So sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng nhiều. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 820 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được làm cả 3 xét nghiệm AMH, FSH và AFC vào ngày 2 của chu kỳ. Đáp ứng nhiều được chẩn đoán là >15 noãn. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng nhiều là 21,8%. AMH có giá trị dự đoán tốt nhất, tiếp theo là AFC và cuối là FSH. AMH > 3,57 ng/ml dự đoán đáp ứng nhiều >15 noãn với độ nhạy 83,7% và độ đặc hiệu 79,8%. Cả 3 xét nghiệm đều có độ tin cậy tốt. Kết luận: AMH có giá trị tốt nhất và độ tin cậy cao trong dự đoán đáp ứng nhiều với KTBT. Từ khóa: Giá trị dự đoán, AMH, FSH, AFC, đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng ABSTRACT COMPARISON OF THE PREDICTIVE VALUE AND THE RELIABILITY OF AMH, FSH, AND AFC FOR IDENTIFYING HYPER-RESPONSE IN IN-VITRO FERTILIZATION Vuong Thi Ngoc Lan, Vo Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 2 - 2014: 16 - 21 Introduction: Hyper-response is a primary risk factor of ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS), a serious side-effect of controlled ovarian stimulation (COS). Prediction of hyper-response is vital for choosing an appropriate COS protocol, increasing safety and efficacy of COS. Objectives: To compare the predictive value and the reliability of AMH, FSH, and AFC for identifying hyper-response. Methods: A prospective cohort study was conducted on 820 patients. Each patient had AMH, FSH and AFC measured on cycle day 2. Hyper-response was diagnosed when patients had >15 oocytes retrieved. Results: The rate of hyper-response was 21.8%. The AMH test was the most accurate in predicting hyper- response, followed by AFC, and the least accurate predictive test was the FSH. AMH >3.57 ng/ml predicted hyper-response with a sensitivity of 83.7% and specificity of 79.8%. All three tests had good reliability. Conclusion: AMH has a good reliability and the best predictive value for predicting hyper-response. Keywords: predictive value, AMH, FSH, AFC, hyper-response ĐẶT VẤN ĐỀ Đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng (KTBT) là từ dùng để chỉ các trường hợp có số noãn thu được nhiều sau khi buồng trứng được kích thích với phác đồ chuẩn. Tùy theo nghiên cứu mà tiêu chuẩn chẩn đoán đáp ứng nhiều được sử dụng là >15 noãn(4) hay >20 noãn(6). Đáp ứng nhiều gây ra tình trạng căng đau bụng và * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM, Tác giả liên lạc: ThS. Vương Thị Ngọc Lan, Email: drlan@yahoo.com.vn, ĐT: 0903008889 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 17 nguy cơ hủy chu kỳ do liên quan với quá kích buồng trứng – một biến chứng trầm trọng của KTBT, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Đáp ứng nhiều thường tạo ra nhiều noãn, nhưng không đồng nghĩa với có nhiều phôi chất lượng tốt và ngoài ra, cơ hội có thai còn có thể giảm(8). Do đó, việc tránh đáp ứng nhiều với KTBT sẽ đem lại sự an toàn, thành công và giảm chi phí cho kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Dự phòng đáp ứng nhiều cần được chú trọng và bắt đầu bằng việc sử dụng các công cụ có độ tin cậy và chính xác cao để dự đoán những bệnh nhân nào thuộc nhóm nguy cơ. Dự đoán đáp ứng buồng trứng chủ yếu được dựa trên các xét nghiệm khảo sát dự trữ buồng trứng, gồm AMH, FSH và AFC. Không có nhiều nghiên cứu về giá trị của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng buồng trứng nhiều, hơn nữa, các nghiên cứu đa số là hồi cứu, cỡ mẫu không đủ lớn, tiêu chuẩn chẩn đoán và loại xét nghiệm sử dụng rất khác nhau(4). Ở Việt nam, dự đoán đáp ứng nhiều có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng hiệu quả, giảm biến chứng và chi phí điều trị có liên quan với biến chứng cho bệnh nhân. Chỉ có hai nghiên cứu về vấn đề này ghi nhận AMH, FSH và AFC có liên quan với đáp ứng buồng trứng nhiều(5,9). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào so sánh giá trị dự đoán và độ tin cậy của các xét nghiệm này nhằm tìm ra xét nghiệm tốt nhất giúp dự đoán đáp ứng nhiều. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: - So sánh giá trị dự đoán của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều với kích thích buồng trứng thụ tinh ống nghiệm. - Xác định độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn nhận -Tuổi ≤ 45, BMI ≤ 25 kg/m2. KTBT làm TTTON lần đầu bằng phác đồ GnRH đối vận, có chọc hút noãn. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại Có sử dụng thuốc KTBT trong vòng 2 tháng trước lần điều trị này Hội chứng buồng trứng đa nang, hiện đang có u buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, rối loạn nội tiết như tăng prolactin máu, bệnh lý tuyến giáp, suy tuyến yên. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại đơn vị hỗ trợ sinh sản bệnh viện An Sinh từ 12/2012 đến 12/2013. Phương pháp tiến hành Định lượng AMH, FSH và AFC Được thực hiện vào ngày 2 của chu kỳ kinh. Bệnh nhân được rút 3 ml máu cho vào ống nghiệm không có chất chống đông, sau đó, tách huyết thanh trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu để định lượng FSH và AMH. Mẫu huyết thanh sau đó được trữ lạnh ở -200C. Xét nghiệm được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi lấy máu. Định lượng FSH được thực hiện bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (Electrochemilunescence, Roche, Đức). Định lượng AMH trong máu được thực hiện sử dụng AMH Gen II Elisa assay (Beckman Coulter, Mỹ). Mẫu huyết thanh được chuyển đến 2 phòng xét nghiệm độc lập là MEDIC và An Sinh. Đếm AFC được thực hiện bằng siêu âm đầu dò âm đạo với tần số 7,5 MHz (Capasee II, Toshiba, Nhật) bởi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 18 người thực hiện đề tài và một bác sĩ có kinh nghiệm theo qui trình đã được chuẩn hóa. Kích thích buồng trứng Kích thích buồng trứng được thực hiện với phác đồ GnRH đối vận. Bệnh nhân được tiêm FSH tái tổ hợp (Gonal F, Merck-Serono, Mỹ) dưới da bụng từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. GnRH đối vận (Cetrotide, Merck-Serono, Mỹ) được bắt đầu tiêm dưới da bụng từ ngày 5 của FSH với liều 0,25mg/ngày cho đến ngày khởi động trưởng thành noãn. Liều đầu FSH: được xác định dựa trên tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân < 36 tuổi, liều đầu 225 IU/ngày; bệnh nhân ≥ 36 tuổi thì sử dụng liều đầu 300 IU/ngày(6). Khởi động trưởng thành noãn bằng 1 trong 2 kiểu: hCG hay GnRH đồng vận. Tiêm dưới da hCG 250 mcg (Ovitrelle, Merck-Serono, Mỹ) khi có ≥ 2 nang noãn đạt kích thước ≥ 17 mm trên 2 buồng trứng. Tiêm dưới da GnRH đồng vận 0,2mg (Triptoreline, Beaufour Ipsen, Pháp) khi bệnh nhân có ≥ 20 nang phát triển (≥ 12mm ở ngày khởi động trưởng thành noãn). GnRH đồng vận có tác dụng tạo đỉnh LH nội sinh gây trưởng thành noãn. Cách làm này đã được chứng minh tránh quá kích buồng trứng cho bệnh nhân và không ảnh hưởng đến số lượng noãn và sự trưởng thành của noãn thu được(1). Chọc hút noãn, thụ tinh và chuyển phôi Chọc hút noãn được tiến hành 36 giờ sau tiêm thuốc gây trưởng thành noãn. Thụ tinh được thực hiện bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Chuyển phôi được thực hiện 2 ngày sau chọc hút noãn. Thai lâm sàng được xác nhận khi có túi thai có phôi và hoạt động tim thai trong buồng tử cung. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu để so sánh 2 diện tích dưới đường cong ROC dành cho thiết kế không bắt cặp, sau đó được hiệu chỉnh cho thiết kế bắt cặp (công thức Hanley và McNeil) vì các xét nghiệm được thực hiện trên cùng một bệnh nhân. Tỉ lệ đáp ứng buồng trứng nhiều là 24,4%(9). Các diện tích dưới đường cong của các xét nghiêm dự đoán đáp ứng nhiều với KTBT là: của AMH là 0,85(3) và của AFC là 0,93(3). Cỡ mẫu tính được sau khi hiệu chỉnh mất mẫu 10% là 410 bệnh nhân. Ngoài ra, để khử yếu tố gây nhiễu kết quả đáp ứng buồng trứng là liều đầu FSH, cỡ mẫu tối thiểu cuối cùng cần thu thập là 820. Các biến số cần nghiên cứu Biến số nền: tuổi, BMI, thời gian vô sinh, loại vô sinh, chỉ định TTTON Biến số độc lập: AMH, FSH, AFC, tổng liều FSH, thời gian KTBT Biến số phụ thuộc: tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng nhiều (> 15 noãn), thai lâm sàng, QKBT. Thu thập và xử lý số liệu Số liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi. Xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 19.0 và MedCalc 12.0. Giá trị p <0,0,5 được xem là có ý nghĩa thống kê. Đạo đức nghiên cứu Đây là một nghiên cứu không can thiệp, do đó, không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Các thông tin của bệnh nhân được ghi nhận và bảo mật. Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức Đại học Y Dược TPHCM thông qua (Quyết định số 53 ĐHYD-HĐ). KẾT QUẢ Từ tháng 12/2012 đến 12/2013, có 820 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu. Trong đó, 30 trường hợp (3,7%) bị loại khỏi nghiên cứu với lý do không hoàn thành kích thích buồng trứng. Có 790 bệnh nhân được chọc hút noãn và 719 trường hợp có chuyển phôi. Đặc điểm bệnh nhân trước KTBT Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 19 cứu này là 34,9 ± 5 với BMI (kg/m2) 20,93 ± 1,95. Thời gian vô sinh trung bình là 48 tháng. Chỉ định TTTON gồm bệnh lý ống dẫn trứng chiếm 22,4%; do chồng 43,7%; chưa rõ nguyên nhân 16,3%; lớn tuổi 9,5% và nguyên nhân khác 8,1%. Trung vị và khoảng tứ phân vị của các xét nghiệm khảo sát dự trữ buồng trứng như sau: AMH 2,44 (1,23 – 4,42) ng/ml, FSH 6,82 (5,80 – 8,47) IU/L và AFC 9 (6 – 14). Thời gian KTBT trung bình là 8,96 ± 1,4 ngày với tổng liều FSH sử dụng là 2346 ± 516 IU. Kết quả kích thích buồng trứng và chuyển phôi Số noãn chọc hút được là 10,5 ± 6,8, số noãn trưởng thành là 8,8 ± 5,7 và số phôi tạo được là 6,3 ± 4,5. Có 719 trường hợp có chuyển phôi. Số phôi chuyển trung bình là 3,02 ± 0,9 (1 – 5). Tỉ lệ thai lâm sàng chung tính trên số chu kỳ nhận vào nghiên cứu là 32,4% (256 / 790), tính trên số trường hợp có chuyển phôi là 35,6% (256 / 719). Tỉ lệ đa thai (≥ 2 thai), thai lưu, thai ngoài tử cung lần lượt là 7,6%, 2% và 1%. Tỉ lệ làm tổ của phôi là 15,6% (339/2171). Có 4 trường hợp quá kích buồng trứng, chiếm tỉ lệ 0,5%, trong đó 2 trường hợp mức độ trung bình và 2 nhẹ. Có 172 trường hợp đáp ứng nhiều, tỉ lệ 21,8%. Tỉ lệ có thai ở nhóm đáp ứng nhiều là 35% (60/172). So sánh giá trị dự đoán của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều. Phân tích đường cong ROC cho thấy cả 3 xét nghiệm đều có giá trị dự đoán đáp ứng nhiều với diện tích dưới đường cong (AUC) lần lượt là: AUC (AMH) = 0,89 (95% KTC 0,87-0,91, p<0,01); AUC (FSH) = 0,72 (95% KTC 0,69-0,75, p<0,01); AUC (AFC) = 0,86 (95% KTC 0,83-0,88, p<0,01). Giá trị ngưỡng dự đoán đáp ứng nhiều của AMH là >3,57 ng/ml (độ nhạy 83,7%, độ đặc hiệu 79,8%, giá trị dự đoán dương 53,5% và giá trị dự đoán âm 94,6%), của FSH ≤ 7,36 IU/L (độ nhạy 88,4%, độ đặc hiệu 46,9%, giá trị dự đoán dương 31,7% và giá trị dự đoán âm 93,5%), của AFC >12 (độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 81,7%, giá trị dự đoán dương 53,7% và giá trị dự đoán âm 92,5%). Khi so sánh sự khác biệt giữa các diện tích dưới đường cong (AUC) của AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng buồng trứng nhiều (phương pháp Hanley và McNeil), kết quả cho thấy AMH có độ chính xác cao nhất, kế đến là AFC và cuối cùng là FSH (p< 0,05) (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. So sánh các diện tích dưới đường cong của AMH, FSH và AFC trong dự đoán đáp ứng nhiều với KTBT. Độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC Độ tin cậy của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC được xác định bằng cách phân tích hệ số tương quan nội lớp ICC (Intra-class Correlation). Hệ số tương quan nội lớp đơn của AMH là 0,88 (95% KTC 0,87-0,89), của FSH là 0,93 (95% KTC 0,92-0,94) và của AFC là 0,83 (95% KTC 0,79-0,86) (tất cả p < 0,000). Như vậy độ tin cậy của cả 3 xét nghiệm đều tốt. BÀN LUẬN Tiêu chuẩn chẩn đoán đáp nhiều Tiêu chuẩn chẩn đoán đáp ứng nhiều rất khác nhau trong các nghiên cứu. Trong nghiên 0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100 100- Độ đặc hiệu Đ ộ n h ạy AMH AFC FSH Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 20 cứu này chúng tôi chọn > 15 noãn, thấp hơn Nelson 2007 là > 20 noãn(6) vì chúng tôi muốn phát hiện sớm nhóm nguy cơ QKBT để có chiến lược điều trị phù hợp, tránh QKBT. Tỉ lệ QKBT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp, không có trường hợp nặng do chúng tôi thay thế hCG bằng GnRH đồng vận để khởi động trưởng thành noãn. Đây là phác đồ được nghiên cứu áp dụng trên thế giới và đã được chứng minh không ảnh hưởng đến số lượng noãn và tỉ lệ trưởng thành của noãn thu được(1). Giá trị dự đoán và độ tin cậy của AMH, FSH và AFC đối với đáp ứng nhiều Nghiên cứu này ghi nhận cả 3 xét nghiệm AMH, FSH và AFC đều có giá trị dự đoán đáp ứng nhiều, khác với nghiên cứu của Esposito cho rằng FSH không có giá trị trong dự đoán đáp ứng buồng trứng nhiều. Trong cả 3 xét nghiệm này, AMH có giá trị tốt nhất, kế đến là AFC và cuối cùng là FSH. Giá trị ngưỡng để dự đoán đáp ứng nhiều của AMH (>3,57ng/ml) trong nghiên cứu này khá phù hợp với nghiên cứu của Polyzos 2013, cũng sử dụng bộ kit AMH Gen II là >3,52 ng/ml(7). Giá trị ngưỡng của AFC cũng nằm trong giới hạn của các nghiên cứu khác từ 9 -14(4). Phân tích hệ số tương quan nội lớp của các xét nghiệm ghi nhận cả 3 xét nghiệm đều có độ tin cậy tốt, trong đó, FSH ổn định nhất, kế đến là AMH và sau cùng là AFC. Xét nghiệm AMH đòi hỏi qui trình kỹ thuật chuẩn và các điều kiện thu nhận, xử lý mẫu huyết thanh nghiêm ngặt nhằm hạn chế các sai số của kết quả. Một số báo cáo gần đây ghi nhận, giá trị xét nghiệm AMH không ổn định khi các điều kiện sau đây không được đảm bảo: (i) mẫu máu phải được tách huyết thanh và thực hiện xét nghiệm trong vòng 8 tiếng sau khi thu nhận mẫu ở nhiệt độ phòng, (ii) nếu xét nghiệm không được thực hiện ngay thì mẫu huyết thanh phải được trữ lạnh ở nhiệt độ phù hợp từ -200C đến -800C và không quá 1 tuần(2). Về AFC, đây là chỉ số đo đạc được thực hiện bởi con người nên có tính chủ quan và phụ thuộc vào kỹ thuật rất nhiều, do đó, độ tin cậy không cao như xét nghiệm máu AMH và FSH. Qui trình thực hiện xét nghiệm AMH, FSH và đếm AFC trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nghiêm ngặt, theo phác đồ đã được chuẩn hóa, do đó, kết quả đáng tin cậy. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lâm sàng Nghiên cứu tìm thấy AMH có giá trị dự đoán đáp ứng nhiều tốt nhất, kế đến là AFC và cuối cùng là FSH. Cả 3 xét nghiệm đều có độ tin cậy tốt. Kết quả có thể được áp dụng vào lâm sàng như sau: Giảm số xét nghiệm cần thực hiện, góp phần giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Việc chọn lựa một xét nghiệm để dự đoán đáp ứng nhiều cần xem xét điều kiện thực tế của trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm và các yếu tố liên quan khác như sự thuận tiện của bệnh nhân, chi phí xét nghiệm (bảng 1). Bảng 1. So sánh các đặc điểm của các xét nghiệm dự đoán đáp ứng buồng trứng nhiều AMH FSH AFC Độ chính xác trong dự đoán đáp ứng nhiều +++ + ++ Độ tin cậy ++ +++ ++ Thuận tiện cho bệnh nhân +++ + + Chi phí thấp + + + + + + thấp, + + trung bình, + + + cao AMH được ghi nhận có ưu điểm hơn so với AFC và FSH là không cần phải thực hiện ở đầu chu kỳ kinh, giá trị của AMH khá ổn định trong suốt chu kỳ kinh, giữa các chu kỳ kinh và sau các đợt sử dụng GnRH đồng vận hay thuốc viên ngừa thai. Đôi khi kết quả các xét nghiệm không thống nhất, có thể chọn giá trị của xét nghiệm có giá trị dự đoán chính xác hơn để đưa ra quyết định điều trị. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này được KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận, và với các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học 21 bệnh nhân đáp ứng nhiều > 20 nang, GnRH đồng vận được thay thế bằng hCG để khởi động trưởng thành noãn. Do đó, tỉ lệ và độ nặng của QKBT là thấp. Phác đồ này nên được áp dụng cho các bệnh nhân được dự đoán là đáp ứng nhiều bằng các xét nghiệm AMH, FSH và AFC làm cho KTBT trở nên an toàn hơn. Giá trị xét nghiệm AMH được ghi nhận thay đổi theo chủng tộc và đặc điểm bệnh nhân. Nghiên cứu này được thực hiện trên một cỡ mẫu lớn người Việt Nam, có các đặc điểm nhân chủng học của người Việt Nam và bộ kit xét nghiệm được sử dụng là loại mới nhất (AMH Gen II assay), do đó, có thể sử dụng các giá trị ngưỡng tìm thấy để dự đoán đáp ứng nhiều cho bệnh nhân người Việt Nam. Tuy nhiên, các giá trị ngưỡng của các xét nghiệm có giá trị dự đoán dương khá thấp, trong khi giá trị dự đoán âm khá cao. Như vậy, khi sử dụng các xét nghiệm và giá trị ngưỡng để tư vấn cho bệnh nhân trước điều trị, cần xem xét thêm các dữ kiện lâm sàng khác của bệnh nhân. KẾT LUẬN AMH có giá trị dự đoán đáp ứng nhiều tốt nhất, kế đến là AFC và cuối cùng là FSH. Các giá trị ngưỡng để dự đoán đáp ứng buồng trứng nhiều của các xét nghiệm lần lượt là: AMH > 3,57 ng/ml (độ nhạy 83,7%, độ đặc hiệu 79,8%, giá trị dự đoán dương 53,5%, giá trị dự đoán âm 94,6%); FSH ≤ 7,36 IU/L (độ nhạy 88,4%, độ đặc hiệu 46,9%, giá trị dự đoán dương 31,7%, giá trị dự đoán âm 93,5%) và AFC >12 (độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 81,7%, giá trị dự đoán dương 53,7%, giá trị dự đoán âm 92,5%). Cả 3 xét nghiệm đều có độ tin cậy tốt. Chọn lựa một xét nghiệm để dự đoán đáp ứng buồng trứng của bệnh nhân cần xem xét điều kiện của trung tâm và các dữ kiện lâm sàng khác của bệnh nhân. Lời cảm ơn: Xin cám ơn Ban Giám đốc Trung tâm MEDIC đã hỗ trợ một phần kinh phí cho xét nghiệm AMH và FSH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Griesinger G, Diedrich K, Devroey P and Kolibianakis EM (2006). GnRH agonist for triggering final oocyte maturation in the GnRH antagonist ovarian hyperstimulation protocol: a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update 12:159-168. 2. Han X, McShane M, Sahertian R, White C, Ledger W (2013). Pre-mixing samples Pre-mixing samples with assay buffer is an essential pre-requisite for reproducible Antimullerian Hormone (AMH) measurement using the Beckman Coulter Gen II assay (Gen II). Hum. Reprod. 28 (suppl 1): i76-i78, doi:10.1093/humrep/det181. 3. Kwee J, Schats R, McDonnell J, Themmen A, de Jong F, Lambalk C (2008). Evaluation of anti-Mu¨llerian hormone as a test for the prediction of ovarian reserve. Fertil Steril 90:737-43 4. La Marca A and Sunkara SK (2014). Individualization of controlled ovarian stimulation in IVF using ovarian reserve markers: from theory to practice. Hum Reprod Update, 20:124- 40. 5. Lê Viết Nguyên Sa, Cao Ngọc Thành (2013). Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FSH, E2, AMH huyết thanh và chỉ số AFC với đáp ứng kích thích buồng trứng ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm. Tạp chí Phụ Sản 11(4):20-25 6. Nelson SM, Yates RW, Fleming R (2007). Serum anti- Mu¨llerian hormone and FSH: prediction of live birth and extremes of response in stimulated cycles–implications for individualization of therapy. Hum Reprod 22:2414–2421 7. Polyzos NP, Tournaye H, Guzman L, Camus M, Nelson SM (2013). Predictors of ovarian response in women treated with corifollitropin alfa for in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm injection. Fertil Steril 100: 430-7. 8. van der Gaast MH, Eijkemans MJ, van der Net JB, de Boer EJ, Burger CW, van Leeuwen FE, et al (2006). Optimum number of oocytes for a successful first IVF treatment cycle. Reprod Biomed Online 13(4):476-80 9. Vương Thị Ngọc Lan, Giang Huỳnh Như, Hồ Mạnh Tường (2012). Tương quan giữa nồng độ anti-mullerian hormone và đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 16, phụ bản số 1, chuyên đề Sức khỏe Sinh sản và Bà mẹ - Trẻ em, 201 – 210. Ngày nhận bài báo: 02/01/2014 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/03/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
File đính kèm:
- so_sanh_gia_tri_du_doan_va_do_tin_cay_cua_cac_xet_nghiem_amh.pdf