Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 2)
5. Kỹ năng quan sát
Trong tập huấn và sinh hoạt CLB, kỹ năng quan
sát rất được chú trọng. Thông thường giảng
viên/cán bộ điều hành cần quan sát gì? Sau khi
quan sát và phát hiện ra vấn đề sẽ xử lý ra sao?
Cán bộ điều hành cần quan sát gì?
• Mức độ hứng thú của mỗi người tham gia và
cả lớp trong mỗi bài học và trong cả chương
trình
• Khả năng nhận thức, mức độ hiểu bài của mỗi
người tham gia và cả lớp nói chung
• Mức độ tham gia của mỗi người tham gia và
các hoạt động học tập và các hoạt động khác
trong lớp
• Mối quan hệ, sự tin tưởng của học viên đối với
cán bộ điều hành
• Những yếu tố cản trở khiến học viên không tập
trung học tập (ồn, nóng, đông đúc, thiếu nước
uống, thời gian)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay 6: Kỹ năng làm giảng viên (Phần 2)
18 5. Kỹ năng quan sát Trong tập huấn và sinh hoạt CLB, kỹ năng quan sát rất được chú trọng. Thông thường giảng viên/cán bộ điều hành cần quan sát gì? Sau khi quan sát và phát hiện ra vấn đề sẽ xử lý ra sao? Cán bộ điều hành cần quan sát gì? • Mức độ hứng thú của mỗi người tham gia và cả lớp trong mỗi bài học và trong cả chương trình • Khả năng nhận thức, mức độ hiểu bài của mỗi người tham gia và cả lớp nói chung • Mức độ tham gia của mỗi người tham gia và các hoạt động học tập và các hoạt động khác trong lớp • Mối quan hệ, sự tin tưởng của học viên đối với cán bộ điều hành • Những yếu tố cản trở khiến học viên không tập trung học tập (ồn, nóng, đông đúc, thiếu nước uống, thời gian) 19 Những yếu tố gì cần quan sát? Mỗi hành vi của người tham gia đều thể hiện tâm tư tình cảm và sự tập trung của họ đối với buổi sinh hoạt. Cán bộ điều hành cần xem những biểu hiện sau đây: • Người thiếu tập trung vào nội dung: nói chuyện riêng liên tục, ngồi ngả lưng ra sau ghế và liếc nhìn đồng hồ, ngồi vặn lưng và thay đổi tư thế liên t ục, nghe điện thoại từ 2 lần trở lên, • Người không hiểu nội dung: ngồi im sau khi được giao bài tập hoặc chia nhóm thực hành, không nêu đư ợc thông điệp chính khi được yêu cầu • Người không có vị trí ngồi thích hợp: nghẹo đầu nghẹo cổ hoặc dướn cổ liên tục để nhìn màn hình, ng ồi chen chúc, nghiêng tai đ ể lắng nghe. • Môi trường sinh hoạt CLB không thoải mái: ồn ào bên ngoài, người đi qua lại, phòng nóng oi bức, thiếu nước uống, bảng tranh treo hoặc màn hình xa với vị trí quan sát của người tham gia, tiếng trẻ em khóc ho ặc nghịch. Mỗi cử chỉ hành vi của người tham gia đều có ý nghĩa, khi cán bộ điều hành quan sát thấy cử chỉ của người tham gia, cần có những hành vi điều chỉnh phù hợp 20 Những điều chỉnh sau khi quan sát • Điều chỉnh tốc độ nói/làm nhanh hơn hoặc chậm lại cho phù hợp với tốc độ của người tham gia. Hỏi người tham gia ở phía cuối phòng có nghe được âm thanh từ loa và xem được màn hình • Tạm thời ngừng ngắt băng đĩa để thảo luận hoặc chốt thông tin hoặc chuyển sang thực hành • Điều chỉnh nội dung: xác định nhanh điều người tham gia muốn học và điều chỉnh phần bài cần tập trung cho phù hợp • Khởi động không khí vui vẻ: đưa vào một trò chơi để đổi chỗ người tham gia hoặc kể một câu chuyện vui có liên quan chặt chẽ đến nội dung bài học (trong trường hợp cả lớp không hứng thú/tập trung vào bài giảng) • Đặt cho lớp một vài câu hỏi và chỉ định người trả lời (trong trường hợp chỉ một vài người tham gia không tập trung) • Đóng cửa sổ, mượn thêm quạt, yêu cầu bố trí nước uống • Nói chuyện với người tham gia thể hiện ít quan tâm, hứng thú hoặc không tập trung để tìm hiểu nguyên nhân (sau bài giảng) 21 6. Kỹ năng lắng nghe và tóm tắt Tập huấn và sinh hoạt CLB đòi h ỏi kỹ năng lắng nghe tích cực hay còn gọi là lắng nghe chủ động. Cán bộ điều hành và người tham gia phải ngừng suy nghĩ và làm việc riêng của mình để hoàn toàn tập trung nội dung buổi sinh hoạt. Các nguyên tắc của lắng nghe tích cực (Biết lắng nghe) • Thể hiện rằng bạn muốn nghe: lời nói và cử chỉ của bạn sẽ cho người khác thấy bạn đang chăm chú lắng nghe. Hãy gật đầu, mỉm cười, giao tiếp bằng mắt. Hãy để khuôn mặt thể hiện sự quan tâm của bạn. Hãy đưa ra những câu nói mang tính khích lệ “hay quá” “rất đúng” hoặc các từ trung tính “vâng” “uh” • Tránh sự phân tán: không nên gõ tay xuống bàn, bấm đầu bút bi tanh tách, vẽ nghệch ngoạc, sắp xếp giấy tờ, điều đó cho thấy bạn không thực sự lắng nghe họ nói. Phòng tập huấn nên chọn nơi yên tĩnh. Tuy nhiên, bạn có thể đóng cửa (nếu bên ngoài gây tiếng ồn) lại hoặc yêu cầu mọi người trong lớp giữ trật tự bằng cách dùng tay ra hiệu hoặc “suỵt” nhẹ trên môi. • Đồng cảm với người nói: Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh người nói và xem xét đến các quan điểm khác 22 • Kiên nhẫn: Hãy lắng nghe cho hết ý kiến của người khác, không cắt ngang. Đôi khi nếu người nói trình bày không rõ ràng, vòng vo thì có thể đặt m ột số câu hỏi để làm rõ và giúp người nói tập trung hơn vào điều định nói. • Giữ bình tĩnh: Nếu vì một lý do nào đó, bạn cảm thấy rất tức giận thì bạn cần phải thay đổi tâm trạng trước khi bạn lắng nghe (uống nước hoặc đề nghị cán bộ điều hành khác thay thế điều hành lớp...) Một người tức giận không thể lắng nghe và thường hiểu sai vấn đề. • Đặt câu hỏi: Việc đặt câu hỏi thể hiện bạn lắng nghe và rất quan tâm đến vấn đề đang nói, điều này khuyến khích người nói. Tuy nhiên những câu hỏi bạn đưa ra phải phù hợp và logic. Đó phải là những câu hỏi giúp bạn làm sáng tỏ thêm những điều bạn chưa rõ chứ không phải là những câu hỏi yêu cầu người nói nhắc lại những điều họ đã nói (hỏi như vậy thể hiện bạn đã không nghe) 23 Những nguyên tắc tóm tắt hiệu quả • Ngắn gọn, đầy đủ và chính xác: nêu rõ thông điệp bạn muốn truyền tải đến người tham gia. Chốt thông điệp sau mỗi phần của bài. • Không sử dụng phần tóm tắt để bắt đầu một bài học khác hoặc để đưa ra các ý mới • Dừng tóm tắt khi cần thiết và không cố tóm tắt một lần nữa các cuộc thảo luận dài hoặc phức tạp của nhóm. • Yêu cầu người tham gia tóm tắt. Đây chính là cơ hội bạn dành cho người tham gia để họ thực hành bài học • Xem lại Sổ tay sinh hoạt CLB để biết các thông điệp cần chốt trước khi kết thúc buổi sinh hoạt. 7. Kỹ năng đặt câu hỏi Để trở thành cán bộ điều hành tốt, chúng ta cần hoàn thiện kỹ năng đặt câu hỏi. Chúng ta cần biết và luyện tập các dạng hỏi khác nhau và các tính huống khác nhau phù hợp với từng dạng câu hỏi. Phương pháp tập huấn có sự tham gia trong sinh hoạt CLB phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đặt câu 24 hỏi của cán bộ điều hành. Có thể nói, có đến hơn 80% từ ngữ của cán bộ điều hành được đưa ra dưới dạng câu hỏi. Đặt câu hỏi thành công giúp cán bộ điều hành thu nhận được các ý kiến, quan điểm và kinh nghiệm của người tham gia. Trong buổi sinh hoạt CLB, câu hỏi được sử dụng để làm gì? • Hỗ trợ người tham gia liên hệ giữa bài học và thực tiễn • Khuyến khích người tham gia tìm hiểu nội dung • Mời người tham gia chia sẻ kinh nghiệm • Hướng dẫn người tham gia phân tích một vấn đề, giúp gợi mở các hướng phân tích • Giúp người tham gia xem lại, ôn lại bài học, rút ra bài học kinh nghiệm • Tìm hiểu đánh giá xem học viên hiểu thế nào về bài học • Thu hút sự c hú ý c ủa học viên , tạo sự vận động, năng động suy nghĩ của học viên 25 Thế nào là một câu hỏi tốt? Câu hỏi tốt là câu hỏi ngắn gọn, rõ ý hỏi, giúp đối tượng trả lời định hướng suy nghĩ và suy nghĩ hiệu quả. • Ý hỏi rõ ràng, tránh chung chung. • Ngắn gọn. Tránh những câu hỏi dài, có quá nhiều giải thích. • Chỉ có một ý hỏi. Tránh đưa ra nhiều ý hỏi cùng một lúc khiến người trả lời không biết bắt đầu từ đâu. • Từ ngữ phù hợp với vốn từ và trình độ, kinh nghiệm của người nghe. Có những loại câu hỏi gì? MỞ Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có sẵn các phương án trả lời và để trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Tại sao? Do đâu? - Trước đây, chúng ta thường có thói quen huấn luyện con ăn như thế nào? ... Ví dụ: - Chúng ta nên làm gì trong tình huống này? 26 ĐÓNG Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi biết trước được các phương án trả lời và trả lời cho câu hỏi Có hoặc Không? Đúng hoặc Sai - Chúng ta có nên chạy theo con để đút ăn không? ? hoặc chọn một trong các phương án trả lời đã được liệt kê sẵn. Ví dụ: - Chúng ta có nên đưa trẻ đi khám bác sỹ? Nguyên tắc hỏi chung và hỏi riêng Trong buổi sinh hoạt, cán bộ điều hành thường hướng câu hỏi về nhiều bà mẹ (câu hỏi chung). Tuy nhiên, cũng có m ột số trường hợp câu hỏi được chỉ định riêng cho một bà mẹ (câu hỏi trực tiếp) • Câu hỏi trực tiếp: là câu hỏi được đưa ra cho một bà mẹ cụ thể. Ví dụ: Chị Lan, sau khi áp dụng bài học lần trước, chị gặp khó khăn gì hu ấn luyện con tự ngủ? Loại câu hỏi này thường được sử dụng để kiểm tra xem bà mẹ hiểu, nhớ thông điệp hoặc đã thực hiện hành vi tại nhà như thế nào. Loại câu hỏi này cũng được sử dụng nhằm khuyến khích bà mẹ ít nói tham gia tích cực hơn, ngăn 27 cản một vài cá nhân quá nổi bật lấn át những thành viên khác. Trong trường hợp lớp học hơi trầm và không ai muốn phát biểu ý kiến, loại câu hỏi chỉ định trực tiếp phát huy tác dụng phá tan tảng băng. Câu hỏi trực tiếp với cá nhân có đầu óc phân tích tốt có vai trò như một bàn đạp để khuyến khích cả lớp tham gia thảo luận sôi nổi. • Câu hỏi chung: là loại câu hỏi được đưa ra chung cho cả lớp, không nhằm vào một bà mẹ cụ thể nào. Ví dụ: Có các biện pháp nào để giảm ốm nghén? Câu hỏi chung được sử dụng để khuyến khích sự suy nghĩ c ủa cả lớp về bài học. Sau khi giành đủ thời gian cho các bà mẹ suy nghĩ, cán bộ điều hành sẽ đề nghị một bà mẹ trả lời. Các bà mẹ khác bổ sung ý kiến. 28 Các bước đặt câu hỏi 1) Đưa ra câu hỏi cho cả lớp. 2) Ngừng: o Cho tất cả bà mẹ có thời gian để suy nghĩ. o Thời gian ngừng dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ khó dễ của câu hỏi. 3) Chỉ định người trả lời hoặc một bà mẹ tự đưa ra câu trả lời 4) Đánh giá câu trả lời: o Khen ngợi những câu trả lời đúng. o Những câu trả lời đúng một phần cũng cần được khen ngợi phần đúng. 5) Hỏi xem có ai có ý kiến khác không 6) Tổng kết nội dung Một số lưu ý trong quá trình đặt câu hỏi • Tránh chỉ gọi một vài người. • Tránh lặp đi lặp lại một câu hỏi. • Không tự trả lời câu hỏi của chính mình. • Nhắc lại và nhấn mạnh những câu trả lời đúng để tăng mức độ tiếp thu của học viên. 29 • Giữ giọng nói bình thường, thân thiện. • Tránh việc cả lớp đồng thanh trả lời. 8. Kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng Kỹ năng phản hồi thực chất là kỹ năng nhận xét và góp ý hoặc làm rõ nghĩa của lời phát biểu. Phản hồi có thể được thực hiện theo hai cách: Phản hồi xây dựng (hay còn gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo kiểu phê phán. • Phản hồi mang tính xây dựng là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện. • Phản hồi theo kiểu phê phán (tiêu cực) là những đánh giá tập trung vào điểm yếu của người trình bày, tập trung vào con người thay vi hành vi, đưa ra nhận xét mang tính cá nhân. 30 Bốn nguyên tắc chính cần nhớ khi đưa ý kiến phản hồi xây dựng: 1. Khen trước, góp ý điểm cần cải thiện sau. 2. Khen 3 hành vi, góp ý 1 hoặc 2 hành vi. 3. Khi đưa nhận xét về điểm cần cải thiện, tập trung vào hành vi, không tập trung vào con người 4. Chỉ góp ý những điểm cần cải thiện có thể thay đổi Cách góp ý tích cực: “Cảm ơn mẹ Nga đã chia sẻ. Mẹ Nga đã thực hành tại nhà rất tốt việc nói chuyện với con trong lúc thay tã, hát cho con nghe, mát-xa cho con 2 lần mỗi ngày. Vai trò của người bố cũng rất quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Nếu người bố có thể cùng tham gia chơi với con, nói chuyện với con tối thiểu 10 phút mỗi lần và 1-2 lần mỗi ngày thì sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ và tình cảm của con. Tối này về nhà, chúng ta hãy cùng hướng dẫn các bố cách chơi với con đúng cách để trẻ có được sự chăm sóc và tình yêu thương của cả bố mẹ và gánh nặng chăm con của các mẹ được chia sẻ với các bố”. Cách nói tiêu cực: Cảm ơn mẹ Nga đã chia sẻ. Mặc dù mẹ Nga đã thực hành tại nhà rất tốt việc nói chuyện với con trong lúc thay tã, hát cho con nghe, mát-xa cho con 2 lần mỗi ngày, nhưng chúng ta không thấy vai trò của bố Toàn trong việc chăm con. Mẹ Nga không thể một mình 31 gánh vác toàn bộ việc chăm con mà phải yêu cầu bố Toàn cùng làm. Trẻ con cần được chơi và cần có được sự chăm sóc và tình yêu thương của cả bố mẹ”. 9. Kỹ năng hướng dẫn Trong tổng số 24 bài sinh hoạt CLB, 22 bài có hướng dẫn các kỹ năng cần thực hành ngay trên lớp. Do vậy cán bộ điều hành cần nắm rõ kỹ năng hướng dẫn, hay còn gọi là kỹ năng làm mẫu. Làm mẫu tắm bé, chăm sóc rốn, hạ sốt, chơi với trẻ Bước 1 Giới thiệu với người tham gia về bài tập sẽ thực hành (có thể giới thiệu các bước trên lý thuyết) Bước 2 Làm mẫu cho cả lớp quan sát, vừa làm vừa nói hướng dẫn các bước. Bước 3 Làm mẫu từng bước, hướng dẫn cả lớp làm theo Bước 4 Mời một vài học viên lên thực hành toàn bộ quy trình Bước 5 Cả lớp nhận xét về phần thực hành của nhóm học viên trước. Nhóm học viên 2 thực hành tiếp (nếu cần). Thực hành đến khi cả lớp hiểu rõ quy trình và các lưu ý. Bước 6 Tổng kết quy trình từng bước và các lưu ý (các bà mẹ tổng kết. Cán bộ điều hành đặt câu hỏi) 32 Làm mẫu tập thể dục Bước 1 Giới thiệu với người tham gia về bài tập sẽ thực hành và tác dụng Bước 2 Cả lớp chuẩn bị vị trí, tư thế, đồ dùng cho luyện tập và âm nhạc Bước 3 Giảng viên tập mẫu từng động tác (vừa làm vừa nói), các bà mẹ làm theo. Có thể lặp lại 2 lần nếu cần. Chuyển sang nhóm 2 khi nhóm bà mẹ 1 kết thúc phần tập. Bước 4 Tổng kết bài tập, khuyến khích bà mẹ thực hành hàng ngày tại nhà, hướng dẫn bà mẹ cách đánh dấu vào Bảng Tập Thể Dục 10. Kỹ năng chia nhóm thực hành Chia nhóm thực hành là phương pháp được áp dụng thường xuyên trong sinh hoạt CLB. Các cách chia nhóm: • Chia theo đếm 1-2-3: áp dụng cho chia 3 nhóm và số lượng người tham gia dưới 30 người. • Chia theo vị trí ngồi: Bên trái nhóm 1, bên phải nhóm 2, ở giứa nhóm 3 • Chia theo thôn: tất cả các phụ nữ ở cùng thôn về một nhóm • Chia theo số lượng: 6-10 người ngồi cạnh nhau tạo thành 1 nhóm. 33 Các thông tin cần làm rõ trước khi chia nhóm: • Yêu cầu bài tập: làm gì? • Thời gian: làm trong bao lâu, từ khi nào đến khi nào? • Kết quả sau buổi chia nhóm: các bà mẹ cần được thông báo rõ kết quả mong đợi của bài tập từ phía cán bộ điều hành. Ví dụ: sau phần thực hành, CB điều hành sẽ chọn ngẫu nhiên 1 bà mẹ lên bảng thực hành để cả lớp xem; hoặc mỗi nhóm cử 1 thành viên lên trình bày tóm tắt kết quả thảo luận đã viết trên giấy A0. • Ai là trưởng các nhóm? • Vị trí các nhóm ở chỗ nào trong phòng hoặc chuyển sang phòng nào khác? • Lấy trang thiết bị để phục vụ thực hành ở đâu? Khi thực hành xong hoàn trả trang thiết bị cho ai? Vai trò của cán bộ điều hành trong quá trình nhóm làm việc: • Cán bộ điều hành cần đi xung quanh hỗ trợ, đảm bảo các bà mẹ thực hành đúng • Quan sát mức độ tham gia của các bà mẹ, khuyến khích người ít giao thiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nhóm. • Nhắc nhở cả lớp còn 10 hoặc 5 phút nữa. • Cung cấp thêm dụng cụ cho nhóm thực hành (nếu cần) 34 Các bước cần làm khi kết thúc thực hành nhóm: • Yêu cầu các nhóm trở lại vị trí ngồi cũ. Cảm ơn và khen ngợi các bà mẹ đã thực hành, • Hỏi các bà mẹ (bố, ông bà) đã n ắm rõ quy trình của hoạt động chăm sóc trẻ và cách làm. • Mời một người lên làm mẫu trước lớp (nếu cần) • Cảm ơn và chuyển sang phần tiếp theo. 11. Kỹ năng sử dụng giáo cụ trực quan Băng đĩa và tranh treo: Người tham gia là phụ nữ đang nuôi con nhỏ hoặc mang thai (bố, ông bà) được bố trí ghế ngồi theo vòng tròn hoặc hình chữ U, mọi người hướng về tranh treo truyền thông/màn hình ti vi, tăng kh ả năng tương tác với người điều hành lớp tập huấn. Cán bộ điều hành lớp đứng ở vị trí phù hợp, gần với tranh treo truyền thông hoặc ti vi. Lúc cần, người điều hành có thể bấm nút tạm dừng tivi hoặc chỉ vào bức tranh để thảo luận sâu thông điệp vừa đưa ra. 35 NÊN • Dùng xong TV, mới chuyển sang treo tranh. • Hỏi cả lớp có nhìn rõ màn hình TV hoặc tranh treo. • Yêu cầu một số người ngồi lên trên hoặc đứng gần để xem rõ • Kéo bảng tranh treo lại gần học viên KHÔNG • Chiếu một lúc tất cả các phần của bài hoặc chiếu nhiều bài cùng một lúc. • Treo đồng thời cả tranh treo và chiếu phim Dụng cụ tắm, chăm sóc bé, đồ chơi: NÊN • Khuyến khích các bà mẹ quan sát và sờ vào đồ vật. • Kiểm đếm lại dụng cụ và cất gọn gàng sau khi hoàn thành phần thực hành. • Làm vệ sinh sạch sẽ dụng cụ định kỳ. KHÔNG • Cho mượn đồ thực hành của lớp mang về nhà. • Không để đồ ở khu vực ẩm ướt, dễ gây ẩm mốc. 36 Bảng to: Bảng to dự án cung cấp (160 x 120 cm) là bảng nam châm, có ba tính năng: • Dùng làm màn chiếu máy projector (mặt trắng) • Dùng làm bảng treo tranh, hoặc giấy trắng A0 để thảo luận (mặt trắng) • Dùng làm bảng viết phấn (mặt xanh) hoặc bảng viết bút (mặt trắng) NÊN • Dùng khăn ẩm lau bảng, lau sạch ngay khi kết thúc buổi sinh hoạt KHÔNG • Dùng băng dính để dán tranh treo, phải dùng kẹp nam châm 37 PHẦN 3: BẢNG KIỂM . 1 tuần trước tập huấn Vấn đề cần chuẩn bị Có Đã báo học viên tham gia theo đúng đối tượng Đã thống nhất vai trò điều hành giữa các thành viên và vai trò hỗ trợ, hậu cần Đã báo với cán bộ giám sát tỉnh và huyện về ngày tập huấn, bài tập huấn Đã có băng video, tranh treo Đã báo với UBND hoặc trạm y tế để mượn phòng Đã chọn được bài cho buổi tiếp theo để nhắc các học viên quan tâm, sau khi lớp kết thúc 38 30 phút trước tập huấn Vấn đề cần chuẩn bị Có Đã đọc kỹ tài liệu, xem băng và nội dung tranh treo, các bước tiến hành Đã chuẩn bị các câu hỏi để gợi mở cho lớp Đã có tranh và xác định vị trí sẽ treo Đã có băng video, hình ảnh-âm thanh tốt Đã có đầy đủ dụng cụ điều hành: bảng, bút Ghế ngồi đã kê theo hình chữ U hoặc các vị trí đều quan sát rõ màn hình Đã có đầy đủ dụng cụ thực hành: tắm, tập thể dục, chơi với trẻ.., tờ rơi Đã có nước uống Đã qua nhắc và thuyết phục một số thành phần ít tham gia Đã có bảng tên để các gia đình đánh dấu khi đến tham gia 39 Kết thúc tập huấn Vấn đề cần chuẩn bị Có Đã chốt lại thông điệp chính các gia đình cần nhớ Đã chốt các hành vi tốt cần thực hành Đã phát tờ rơi cho hộ gia đình (tùy theo bài) Đã nhắc các hộ gia đình về bài cho buổi tiếp theo và đối tượng cần tham gia, ngày giờ Cảm ơn các gia đình đã tham gia. Kết thúc lớp học Đã kiểm tra lại dụng cụ, đóng gói gọn gàng và bàn giao lại nơi quản lý 40 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) là cơ quan chịu trách nhiệm kỹ thuật và quản lý toàn bộ dự án. Trung tâm RTCCD có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, thực hiện nghiên cứu, đưa ra tiếng nói độc lập với các minh chứng khoa học để vận động chính sách. RTCCD cũng là tổ chức sáng tạo xây dựng các mô hình can thiệp cộng đồng giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Ban nghiên cứu Jean Hailes là tổ chức thuộc trường đại học Monash (Úc). Ban Jean Hailes đã h ợp tác với Việt Nam trong việc thiết kế và triển khai các dự án về chăm sóc sức khỏe tâm trí phụ nữ có thai và sau sinh. Trường đại học tổng hợp Melbourne là đối tác lâu dài với hệ thống y tế tỉnh Hà Nam. Trường Melbourne đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho dự án triển khai tại 104 xã trên toàn tỉnh về lĩnh vực phòng chống thiếu máu thiếu sắt và đã tham gia h ỗ trợ triển khai các nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai- sau sinh và chăm sóc trẻ em. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam (HPN) là cơ quan tiếp nhận và quản lý dự án Câu lạc bộ học tập cộng đồng vì sự phát triển toàn diện của trẻ. HPN sẽ phối hợp với Trạm y tế xã triển khai các hoạt động dự án tới người dân. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hà Nam (YTDP) là cơ quan giữ vai trò độc lập, có nhiệm vụ đánh giá tác động của dự án can thiệp Câu lạc bộ học tập cộng đồng vì sự phát triển toàn diện của trẻ. CÁC ĐỐI TÁC THAM GIA DỰ ÁN
File đính kèm:
- so_tay_6_ky_nang_lam_giang_vien_phan_2.pdf