Sức mạnh của thương hiệu trên thị trường sản phẩm

TÓM TT

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng một thương hiệu mạnh đủ sức

cạnh tranh là vấn đề cấp thiết và sống còn đối với một danh nghiệp. Một doanh nghiệp

muốn đứng vững và phát triển trên thị trường phải có thương hiệu đủ mạnh. Thương hiệu

và vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng hóa lại trở thành chủ đề thời sự được các doanh

nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại và các nhà nghiên cứu kinh

tế ở Việt Nam quan tâm đặc biệt. Có rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm và rất nhiều

bài viết về vấn đề này. Vậy, có phải đây là vấn đề thực sự nóng bỏng, thực sự là yêu cầu

cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường? hay chỉ mang tính hình

thức, phong trào?

pdf 9 trang yennguyen 8600
Bạn đang xem tài liệu "Sức mạnh của thương hiệu trên thị trường sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức mạnh của thương hiệu trên thị trường sản phẩm

Sức mạnh của thương hiệu trên thị trường sản phẩm
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 94 
S2C M=NH C0A THƯƠNG HIU TRÊN TH* TRƯNG 
SN PH1M 
TRƒN VN ðkT 
Khoa Qu3n tr4 Kinh doanh & Du l4ch – Trng ðHCN Thc phm Tp.HCM 
TÓM TT 
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng một thương hiệu mạnh đủ sức 
cạnh tranh là vấn đề cấp thiết và sống còn đối với một danh nghiệp. Một doanh nghiệp 
muốn đứng vững và phát triển trên thị trường phải có thương hiệu đủ mạnh. Thương hiệu 
và vấn đề phát triển thương hiệu cho hàng hóa lại trở thành chủ đề thời sự được các doanh 
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại và các nhà nghiên cứu kinh 
tế ở Việt Nam quan tâm đặc biệt. Có rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm và rất nhiều 
bài viết về vấn đề này. Vậy, có phải đây là vấn đề thực sự nóng bỏng, thực sự là yêu cầu 
cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường? hay chỉ mang tính hình 
thức, phong trào? 
STRONG BRANDS IN THE MARKET 
ABSTRACT 
Building a strong brand is an urgent requirement nowadays, a strong BRAND OF 
FIRM makes a business viable and aids in business development and achieving market 
penetration. Branding and brand development are of great interest to firms, authorities, 
researchers, and commercial associations. Brand development is discussed in numerous 
seminars and is actively researched by Vietnamese writers who are interested in the field. 
Is interest in brand development a real concern that affects people, or merely an academic 
formalism? In this report, we share various viewpoints about branding and the impact of 
brand development on business development. 
“Trong bài này, tôi muốn trình bày một số số ý kiến về sức mạnh của một thương 
hiệu trên thị trường sản phẩm”. 
1. Khái nim v$ nhãn hiu và thương hiu 
1.1. Nhãn hi7u (trademarrk ): 
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng lọai 
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình 
ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”[13,349] 
Như vậy nhãn hiệu có thể hiểu là một tên gọi hay một biểu tượng (hình vẽ, ký hiệu, 
logo, kiểu dáng,) dùng để xác định hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hàng (hay 
của một nhóm người bán hàng), phân biệt những hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp 
với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nhãn hiệu giúp cho khách hàng nhận biết được 
nguồn gốc sản phẩm, tính năng riêng biệt của sản phẩm cùng loại do nhiều doanh nghiệp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 95 
cung cấp. Cho nên, nhãn hiệu hàng hóa giúp bảo vệ cả khách hàng và doanh nghiệp cung 
cấp những sản phẩm có vẽ đồng nhất. 
Thương hiệu có chức năng khắc sâu vào tâm trí, tạo sự liên tưởng nơi khách hàng 
mỗi khi có nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm; nó sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng đi đến 
quyết định chọn lựa sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại nhưng do nhiều doanh 
nghiệp cung cấp. 
Trong khi sản phẩm chỉ thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tiện tích hay giá trị sử 
dụng (utility) cho khách hàng trong quá trình sử dụng, thì thương hiệu lại tạo ra một giá trị 
cho sản phẩm; làm cho khách hàng có cảm giác sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn, có 
tính năng vuợt trội hơn sản phẩm cùng lọai của các doanh nghiệp khác; từ đó làm gia tăng 
giá trị sản phẩm về mặt vô hình. 
Vì vậy mỗi lọai sản phẩm có một nhãn hiệu riêng, và thậm chí trong cùng một loại 
sản phẩm cũng có nhiều nhãn hiệu khác nhau phụ thuộc chất lượng, giá cả, tính năng, Ví 
dụ: sữa bột dùng cho trẻ em, sữa bột dùng cho phụ nữ, cho bà mẹ, cho người già, 
Có cả hệ thống nhãn hiệu trong doanh nghiệp; nhãn hiệu gắn liền với từng sản phẩm 
riêng biệt; trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp có những nhãn hiệu mất đi đồng thời 
cũng có những nhãn hiệu mới ra đời. Có những nhãn hiệu sản phẩm tồn tại và gắn liền với 
sự tồn tại của doanh nghiệp và nó sẽ trở thành thương hiệu riêng biệt của doanh nghiệp. Ví 
dụ: khi nói đến bia 333 là nhớ ngay đến Công ty bia Sài Gòn; thuốc lá Vinataba là nhớ 
ngay đến nhà máy thuốc lá Sài Gòn, nói đến sữa là nhớ đến Công ty Vinamilk, 
1.2. Brand - Thương hi7u: (brand) 
Thương hiệu không phải là từ mới mà là một thuật ngữ sử dụng rất rộng rãi trong 
marketing và trong các doanh nghiệp, trong đời thường. 
Trong marketing, thương hiệu được sử dụng khi muốn nói tới: 
a. Nhãn hiệu hàng hóa (đã được trình bày ở phần 1.1) 
b. Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. 
Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động 
kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 
- Là tập hợp những chữ cái, chữ số, phát âm được. 
- Có khả năng phân biệt được chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể 
kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. 
c. Các địa chỉ và tên gọi của xuất xứ hàng hóa. 
“Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của 
mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất 
lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, 
con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó” [14,349]. 
Như vậy, có thể nói thương hiệu mang tính chất phức tạp hơn nhiều so với tính chất 
của nhãn hiệu; nó bao hàm luôn cả ý nghĩa của nhãn hiệu. Thương hiệu là những gì còn 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 96 
đọng lại trong tâm tưởng của khách hàng, của thị trường và xã hội, những gì mà người 
tiêu dùng cảm nhận về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ và con người của doanh 
nghiệp [5]; tạo ra ấn tượng về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra niềm tin, 
sự tin cậy, uy tín, địa vị và nhận thức của người tiêu dùng đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà 
doanh nghiệp cung cấp. 
Giá trị của một thương hiệu [brand value] (khái niệm mang tính định lượng) là tổng 
thu nhập tài chính mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Thương hiệu chỉ trở thành 
tài sản vô hình của doanh nghiệp khi nó đã in sâu vào tâm trí của khách hàng. 
Giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp có thể xem là phần chênh lệch giữa giá trị 
thị trường của doanh nghiệp và giá trị tài sản của doanh nghiệp được phản ánh trên sổ sách 
kế toán. Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng giá trị thương hiệu là một hàm số của khoản 
chênh lệch giá phải trả cho một sản phẩm có thương hiệu với giá trị một sản phẩm chung y 
hệch sản phẩm đó mà không có thương hiệu. 
Biểu hiện của giá trị thương hiệu khi giá trị thị trường (hoặc cổ phiếu) của doanh 
nghiệp lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp. Giá trị này càng lớn khi niềm tin của 
khách hàng đối doanh nghiệp càng cao hoặc lợi ích của khách hàng được nâng cao. 
Thương hiệu mạnh là thương hiệu được nhiều người trung thành, ưa thích, tin tưởng 
và biết đến. Thương hiệu càng mạnh thì giá trị vô hình của nó càng lớn. 
1.3. S/ khác nhau gia thương hi7u và nhãn hi7u 
Có thời gian ở Việt Nam người ta đồng nhất khái niệm thương hiệu với nhãn hiệu 
hàng hoá. 
Tuy nhiên, thương hiệu là khái niệm rộng hơn nhiều, nó là bất cứ cái gì được gắn với 
sản phẩm (hoặc dịch vụ) nhằm nhận biết một cách dễ dàng sự khác biệt vượt trội về sản 
phẩm của nó với sản phẩm cùng lọai do nhiều doanh nghiệp sản xuất. 
Theo chiều hướng phân tích trên ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa thương 
hiệu và nhãn hiệu như sau: 
Nhãn hiệu thuộc phạm trù của mắt, [4] chỉ là những gì mà thông qua đó doanh 
nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng, là tín hiệu gửi đi (sending messege); giúp khách 
hàng nhận dạng sản phẩm và tạo ra sự liên tưởng đến sản phẩm dịch vụ, con người và kể 
cả danh tiếng của doanh nghiệp. 
Thương hiệu bao gồm tất cả những gì mà khách hàng/thị trường/xã hội thật sự cảm 
nhận về doanh nghiệp hay về những sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng bởi doanh nghiệp. 
Thương hiệu thuộc phạm trù tín hiệu thu nhận được (receiving messege) bởi khách hàng, 
còn đọng lại trong tâm trí (mind) khách hàng. 
Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ, giá trị trong thời gian 
dài và được chứng nhận qua sự thỏa mãn của khách hàng (Kevin Lane Keller). 
Nhãn hiệu mang nặng hình thức vật thể đập vào mắt, vào các giác quan trong khi 
thương hiệu lại mang tính siêu vật thể [4]. Nó có giá trị rất lớn, đôi lúc vượt cả giá trị vật 
chất của doanh nghiệp nhưng lại không được phản ánh vào sổ sách kế toán; khó xác định 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 97 
mức tăng giảm cụ thể; giá trị của thương hiệu có thể tăng rất nhanh nhưng cũng có thể 
giảm mạnh trong thời gian rất ngắn.[4,20] 
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của doanh nghiệp sẽ có sự chuyển hóa từ giá trị 
vật thể sang giá trị siêu vật thể; nghĩa là sự chuyển hóa từ nhãn hiệu thành thương hiệu. 
Lúc này giá trị một thương hiệu đích thực trở thành giá trị tài sản vô hình và sẽ đảm bảo 
cho quá trình phát triển bền vững của một doanh nghiệp trên thương trường. Thông thường 
mỗi doanh nghiệp chỉ cho mình một thương hiệu nhưng lại có nhiều sản phẩm mang nhãn 
hiệu khác nhau. Ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu qua bảng 1.1. 
B6ng 1.1. S> khác bit gi@a nhãn hiu và thương hiu 
Nhãn hiệu (trademark) Thương hiệu (brand) 
Nhìn từ góc độ pháp lý, hiện diện trên văn 
bản pháp lý 
Nhìn ở góc độ tiếp thị, hiện diện trong 
tâm thức khách hàng 
Được bảo hộ bởi pháp luật, được cơ quan 
chức năng công nhận 
Được doanh nghiệp xây dựng và khách 
hàng chấp nhận 
Do luật sư đảm nhận Do phòng marketing và cả công ty xây 
dựng 
Là dấu hiệu để phân biệt, nhận dạng, là hữu 
hình, là phần xác 
Là vô hình, là tình cảm, kỳ vọng, niềm tin 
của khách hàng 
Nguồn: [17,22] 
2. Sc cZnh tranh cga thương hiu 
- Sức cạnh tranh của một thương hiệu là sự vượt trội của một sản phẩm so với sản 
phẩm cùng loại do các đối thủ cạnh tranh cung cấp trên cùng một thị trường . Từ đây, ta có 
thể thấy được việc xác định một thương hiệu có sức cạnh tranh hay không trên thị trường 
là thông qua mức độ tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm về giá cả, tính năng, đổi 
mới công nghệ, dịch vụ bán hàng, hậu mãi, so với sản phẩm cùng lọai mà đối thủ cạnh 
tranh cung cấp trên cùng một thị trường mà không quan tâm đến việc nó có vượt trội với 
mọi sản phẩm xuất khẩu tại chỗ hay không. 
Mặt khác sức cạnh tranh của một thương hiệu sản phẩm chính là năng lực nắm giữ 
và nâng cao thị phần của lọai sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và cung ứng với sản 
phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh ở cùng khu vực thị trường và ở cùng thời gian 
nhất định. 
Như vậy, sức cạnh tranh của một thương hiệu được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong 
đó với những yếu tố chính là: “Khả năng sử dụng và thay thế cho sản phẩm khác tương tự 
về chất lượng sản phẩm, về giá cả, sự cung ứng sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu cao 
hơn của khách hàng; ngoài ra còn những yếu tố khác như mẫu mã, kiểu dáng, hình thức, 
phương tiện tiêu thụ, quảng cáo,” 
- Một thương hiệu được coi là có sức cạnh tranh khi thương hiệu đó đủ sức duy trì và 
đảm bảo sự tồn tại các sản phẩm của mình trên thị trường cùng với các sản phẩm cùng lọai 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 98 
của thương hiệu khác, hoặc có thể đưa ra những sản phẩm thay thế với mức giá thấp hơn 
hoặc cung cấp những sản phẩm tương tự có các đặc tính, chất lượng hay dịch vụ ngang 
bằng hoặc tốt hơn. 
- Sức cạnh tranh của một thương hiệu được thể hiện qua khả năng nhận biết, sự trung 
thành, sự lôi kéo của khách hàng đối với sản phẩm hoặc tên tuổi của doanh nghiệp. 
- Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của một thương hiệu còn được hiểu là sự tích hợp tất 
cả các khả năng và nguồn lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những 
ưu thế cạnh tranh của thương hiệu đó trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trực 
tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu nhất định. Cho nên một thương hiệu có sức 
cạnh tranh cao phải là một thương hiệu mạnh. 
- Một thương hiệu mạnh sẽ nâng cao niềm tin khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi 
cho sản phẩm dễ dàng chiếm lĩnh thị trường, giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra quyết 
định chọn lựa sản phẩm và đồng thời một thương hiệu mạnh sẽ củng cố thêm sức mạnh, 
nâng cao uy tín, tăng doanh thu cho một sản phẩm. Một sản phẩm có thể mất đi nhanh 
chóng nhưng thương hiệu mạnh sẽ tồn lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng. 
Như vậy, một thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh là thương hiệu có thể đảm bảo sự 
tồn tại của sản phẩm mình trên thị trường một cách vững chắc bằng niềm tin, sự nhận biết, 
sự trung thành cũng như sự lôi kéo của khách hàng bằng những sản phẩm có tính năng 
vượt trội, chất lượng cao, giá rẻ, và với chi phí sản xuất thấp hơn chi phí trung bình trên 
thị trường. 
2.1. Thương hi7u m-nh trên th trưng s,n phEm 
Thương hiệu chỉ có giá trị đối với doanh nghiệp khi nó là một thương hiệu mạnh. 
Đặc trưng cơ bản của một thương hiệu mạnh và thành công là nó không chỉ tăng thêm khả 
năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mà còn làm tăng thêm giá trị sản 
phẩm cung cấp nhờ đáp ứng được những nhu cầu tâm lý của họ. Giá trị tăng thêm đó được 
đo lường qua sự hài lòng về sản phẩm, niềm tin về thương hiệu, về hi vọng chất lượng sản 
phẩm được nâng cao hơn so với sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Cơ bản là 
thương hiệu đem lại cho khách hàng giá trị biểu tượng (symbolic value), ấn tượng của vị 
thế và đẳng cấp, một yếu tố cơ bản của giá trị gia tăng ngoại sinh (exogenous added value). 
Một thương hiệu thành công được xem là sự tổng hợp của ba yếu tố: Sản phẩm hiệu 
quả (P); mức độ nhận biết sự khác biệt (D) và giá trị tăng thêm (AV). Công thức để xác 
định sức mạnh của thương hiệu là:[5,15] 
 S = P * D * AV 
Hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm có thể đo lường bằng cách thử nghiệm sản 
phẩm khi không có thương hiệu so sánh với các sản phẩm cạnh tranh; mức độ nhận biết sự 
khác biệt có thể đo lường qua điều tra sự nhận biết của khách hàng; giá trị tăng thêm có thể 
đo lường bằng nghiên cứu nhận thức và hình ảnh của thương hiệu. Không có sản phẩm tốt 
thì không tạo ra được một thương hiệu thành công và không có phát triển sự khác biệt 
được khách hàng cảm nhận thì sẽ không tiêu thụ được sản phẩm.[3,23-24] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 99 
Một thương hiệu mạnh sẽ có nhiều ưu thế trên thị trường. Một số ưu thế thường thấy 
là: 
• Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp giành ưu thế dẫn đầu trong ngành 
họat động: Khách hàng bị lôi cuốn bởi những thương hiệu nổi tiếng, thị 
phần của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. 
• Thương hiệu mạnh sẽ chiếm ưu thế về giá cả và thu được lợi nhuận siêu 
ngạch. 
• Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp vượt qua được những thời kỳ khó 
khăn. 
• Chu kỳ sống của sản phẩm có thương hiệu mạnh thường được kéo dài hơn: 
Các thương hiệu mạnh có thể tồn tại trên thị trường trong thời gian dài. Nó 
hầu như không phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm, ít bị sức ép cạnh 
tranh nên tạo cho sản phẩm có những khả năng cạnh tranh riêng và kéo dài 
chu kỳ sống hơn các sản phẩm cùng lọai khác. 
• Thương hiệu mạnh có khả năng vượt ra khỏi biên giới một quốc gia: 
Thương hiệu mạnh có thể vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia một cách 
dễ dàng bởi nó dễ thích nghi với điều kiện thay đổi địa phương, văn hóa 
cũng như sở thích của người sử dụng. Một thương hiệu mạnh rất phức tạp, 
đa dạng, có thể là một ma lực thu hút khách hàng, làm cho doanh thu của 
doanh nghiệp không ngừng tăng lên 
• Thương hiệu mạnh thường có khả năng phân phối sản phẩm rộng khắp và 
nhanh chóng: Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến và các nhà 
phân phối lớn dễ dàng chấp nhận bán sản phẩm; điều nầy làm cho sản phẩm 
của nó đến khách hàng một cách nhanh chóng và rộng khắp. 
• Thương hiệu mạnh là một động lực thúc đẩy lao động làm việc hăng say và 
là niềm tự hào của mỗi lao động: Hình ảnh về thương hiệu mạnh luôn ở 
trong tâm trí của người tiêu dùng, sản phẩm của họ được nhiều người sử 
dụng, công lao đóng góp vào xã hội của doanh nghiệp càng lớn vì thế người 
lao động cũng tự hào vì họ cũng là người góp phần vào sự cống hiến đó và 
ra sức làm việc nhiều hơn. 
Tóm lại, thương hiệu mạnh có những giá trị vô hình được gắn kết vào sản phẩm 
hoặc dịch vụ, giúp cho nó có vị trí khác biệt so với những thương hiệu khác; có một sức 
hút mạnh đối với người tiêu dùng và tạo cho doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngạch. 
2.2. Thương hi7u m-nh là mt tài s,n lJn c*a doanh nghi7p: 
Tài sản thương hiệu (BRAND EQUITY) (là khái niệm mang tính định tính) thể hiện 
mức độ nhận biết, sự cảm nhận, sự liên tưởng, độ trung thành của khách hàng; trademark, 
patent và các tài sản độc quyền khác [David Aaker]. 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 100
Tài sản thương hiệu dương (positive brand equity) là trường hợp khách hàng có đáp 
ứng thuận lợi hoặc thiện cảm (react favourably) đối với các chương trình marketing dành 
cho thương hiệu. 
Tài sản thương hiệu âm (negative brand equity) là trường hợp ngược lại. [17,270] 
Một thương hiệu mạnh có thể đảm bảo mức độ “an toàn” lâu dài, phát triển nhanh 
với một tỉ suất lợi nhuận cao, ổn định của doanh nghiệp nhờ vào tính năng khác biệt sau: 
• Sự khác biệt trong cạnh tranh. 
• Sản phẩm có mức giá hớt váng cao. 
• Sản lượng bán ra lớn trong khoảng thời gian. 
• Chi phí sản xuất thấp và dễ dàng đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. 
• Đảm bảo cho nhu cầu ổn định và tăng trưởng. 
Tài sản của một thương hiệu là tài sản vô hình phụ thuộc vào sức mạnh của nó trên 
thị trường, mà muốn có nó doanh nghiệp phải tốn nhiều công sức, trí tuệ, tâm huyết của cả 
tập thể lao động trong một thời gian dài và xuyên suốt. Thương hiệu càng mạnh thì giá trị 
càng lớn, nhưng muốn giữ được phải phấn đấu lâu dài; muốn xây dựng nên một thương 
hiệu mạnh thì cực kỳ gian khó, nhưng lại dễ dàng bị đánh mất trong thời gian ngắn. Điều 
này được minh chứng qua bảng 1.2. 
B6ng 1.2. Giá trf 10 thương hiu ñ†t giá nh/t hành tinh 
Thứ hạng Thương hiệu 
Giá trị 2012 
(tỉ USD) 
Giá trị 2013 
(tỉ USD) 
Tỉ lệ tăng 
(%) 
1 Apple 86,91 104,3 20 
2 Microsoft 54,51 56,7 4 
3 Coca Cola 50,36 54,9 9 
4 IBM 48,28 50,7 5 
5 Google 37,53 47,3 26 
6 Mc Donald’s 37,52 39,4 5 
7 General Eclectric(GE) 33,52 34,2 2 
8 Intel 32,18 30,9 - 4 
9 Samsung 19,28 29,5 53 
10 Louis Vuiton 24,48 28,4 16 
Nguồn: Theo www.dna.com.vn 
2.3. S/ cZn thi9t khách quan ph,i xây d/ng mt thương hi7u m-nh trong giai ño-n hi7n 
nay 
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất 
hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất càng phát triển, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 101 
thì hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đông thì cạnh tranh ngày 
càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ làm một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt bỏ ra 
khỏi thị trường, trong khi đó các doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển mạnh hơn 
nữa. Cũng chính vì sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo 
hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội - yếu tố đảm bảo sự giàu mạnh của 
một doanh nghiệp, một quốc gia trên con đường phát triển. 
Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi không phụ 
thuộc vào ý muốn của riêng ai, nên cạnh tranh là quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát 
triển. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế phải tự mình vận động để 
đứng được trong cơ chế này. Doanh nghiệp nào không thích nghi được với cơ chế mới sẽ 
bị phá sản và bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó thị trường lại mở đường cho các doanh 
nghiệp biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh của mình và hạn chế được tối 
thiểu những bất lợi trong cạnh tranh. 
Tóm lại, cạnh tranh là quy luật khách quan vốn có trong nền kinh tế thị trường, nó 
chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp và là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp tồn tại và 
phát triển. Vì thế doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển lâu dài trong cơ chế kinh tế 
thị trường phải tạo được một thương hiệu mạnh đủ sức cạnh tranh. 
TÀI LIU THAM KHO 
1. Lê Xuân Tùng (2005). Xây dựng và phát riển thương hiệu. Nhà xuất bản Lao động 
xã hội Hà Nội. 
2. Lê Anh Cường (2004). Tạo dựng và quản trị thương hiệu. Nhà xuất bản Lao động 
xã hội Hà Nội. 
3. Chủ biên: TS Trương Đình Chiến (2005). Quản trị thương hiệu hàng hóa – Lý 
thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 
4. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005). Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị- tập 1. 
Nhà xuất bản Trẻ. 
5. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005). Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị- tập 2. 
Nhà xuất bản Trẻ. 
6. Dương Hữu Hạnh (2005). Quản trị tài sản thương hiệu: Cuộc chiến giành vị trí 
trong tâm trí khách hàng. Nhà xuất bản Thống kê Tp. HCM 
7. Thanh Hoa (2004). Sức mạnh của nhãn hiệu công nghiệp trong marketing. Nhà 
xuất bản Thanh Niên. 
8. Đào Công Bình (2004). Quản trị tài sản nhãn hiệu. Nhà xuất bản Trẻ. 
9. Thu Thủy- Mạnh Linh- Minh Đức (2005). Thành công nhờ thương hiệu. Nhà xuất 
bản Văn hóa thông tin. 
 10. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2005). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp 
thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội. 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 102
11. Tạp chí thương hiệu Việt. Số 1,2 3,4 năm 2005. Trung tâm Công nghệ Thông tin 
& Tư vấn quản lý doanh nghiệp. 
 12. Bộ Luật Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà xuất bản 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 
13. Web: www.thuonghieuviet.com 
14. Web:  
15. Keller KL (1998), Strategic Brand Management, Upper Saddle River,NJ: Prentic 
Hall. 
16. Aaker DA (1991), Managing Brand Equity, New York, The Free Press. 
17. Phan Đình Quyền (2013): Markerting căn bản, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 

File đính kèm:

  • pdfsuc_manh_cua_thuong_hieu_tren_thi_truong_san_pham.pdf