Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán quản trị và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tóm tắt: Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN

4.0) làm thay đổi phương thức hoạt động của hầu hết các lĩnh vực nói chung và kế toán nói

riêng. CMCN 4.0 đang từng bước tham gia và cải thiện hiệu quả hoạt động kế toán. Đồng

thời, CMCN 4.0 cũng đã và đang có những tác động đáng kể đến Kế toán quản trị (KTQT)với

mục tiêu tạo ra những thông tin phục vụ nhu cầu quản lý doanh nghiệp (DN) một cách dễ

dàng, kịp thời và chính xác và đưa KTQT trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác

quản lý hơn bao giờ hết. Trước sự phát triển của KTQT trong thời đại CMCN 4.0, Việt Nam

cần phải có những thay đổi tích cực trong kế toán nói chung và KTQT nói riêng để có thể bắt

kịp đà phát triển của thế giới

pdf 7 trang yennguyen 7880
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán quản trị và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán quản trị và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kế toán quản trị và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 129
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
#Ths. Nguyễn Ánh Hồng 
Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 
Tóm tắt: Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 
4.0) làm thay đổi phương thức hoạt động của hầu hết các lĩnh vực nói chung và kế toán nói 
riêng. CMCN 4.0 đang từng bước tham gia và cải thiện hiệu quả hoạt động kế toán. Đồng 
thời, CMCN 4.0 cũng đã và đang có những tác động đáng kể đến Kế toán quản trị (KTQT)với 
mục tiêu tạo ra những thông tin phục vụ nhu cầu quản lý doanh nghiệp (DN) một cách dễ 
dàng, kịp thời và chính xác và đưa KTQT trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác 
quản lý hơn bao giờ hết. Trước sự phát triển của KTQT trong thời đại CMCN 4.0, Việt Nam 
cần phải có những thay đổi tích cực trong kế toán nói chung và KTQT nói riêng để có thể bắt 
kịp đà phát triển của thế giới. 
Từ khóa: CMCN 4.0, KTQT, DN 
Abstract: The world is entering the digital era with Industrial Revolution 4.0 which changes 
the operation method of most areas in general and accounting in particular. Industrial 
Revolution 4.0 is gradually taking part and improving the efficiency of accounting activities. 
At the same time, Industrial Revolution 4.0 has also had significant impacts on management 
accounting with the aim of creating information for business management needs easily, 
promptly and accurately and Making Management Accounting a more effective tool in 
management than ever before. Prior to the development of Management Accounting in the 
Industrial Revolution 4.0 era, Vietnam needs to make positive changes in accounting in 
general and management accounting in particular in order to catch up with the rise of the 
world.. 
Keywords: Industrial Revolution 4.0, management accounting, enterprise 
1. CMCN 4.0 và tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động sản xuất kinh doanh 
CMCN 4.0 lần đầu tiên được nhắc tới tại Đức vào năm 2011 là cuộc Cách mạng Công 
nghiệp lần thứ 4 tiếp nối ba cuộc Cách mạng trước đó, bao gồm: Cuộc cách mạng đầu tiên về 
năng lượng và hơi nước diễn ra tại Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng 
thứ hai về ứng dụng điện năng sản xuất hàng loạt diễn ra ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ vào 
cuối thế kỷ XIX và cuộc cách mạng thứ ba về sử dụng điện tử, công nghệ thông tin để tự động 
hóa diễn ra vào những thập niên 70 của thế kỷ XX. Với sự hội tụ của nhiều công nghệ khác 
nhau mà nền tảng là công nghệ số, CMCN 4.0 là bước tiến lớn mà kết quả là Internet kết nối 
vạn vật, công nghệ thực tế - ảo, công nghệ đám mây, tự động hóa và trí thông minh nhân tạo 
đã làm thay đổi một cách mạnh mẽ đến tiến trình kế toán nói chung, KTQT nói riêng cũng 
như thay đổi cơ cấu lao động và thị trường lao động trong lĩnh vực này. 
Nguyên tắc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên những thay đổi căn 
bản trong khái niệm sản xuất công nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra trong các nhà 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 130 
máy thông minh. Những nhà máy này sẽ dựa trên một khái niệm hoàn toàn mới. Mọi nguồn 
lực, mọi thông tin, mọi quá trình sản xuất, cách thức vận hành sẽ chia sẻ thông tin lẫn nhau. 
Tất cả các quy trình sẽ được phân cấp, sẽ có ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả của toàn bộ 
quá trình sản xuất. Các quy trình sản xuất thông minh và toàn bộ công nghệ sẽ là thành phần 
chính của các nhà máy thông minh 
Một thành phần quan trọng khác của CMCN 4.0 là “Internet of Things”. Tất cả các 
thành phần trong các nhà máy thông minh sẽ thu thập dữ liệu (Big Data). Dữ liệu này sẽ được 
phân tích thông qua công nghệ máy tính với những thông tin về nhu cầu, hành vi và yêu cầu 
của khách hàng, nhằm giúp DN sản xuất hay cung cấp những sản phẩm phù hợp. Điều này 
dẫn đến sự tham gia của khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Khách hàng 
sẽ nhận được sản phẩm theo mong muốn của mình còn DN sẽ có thể đáp ứng hiệu quả những 
mong muốn và yêu cầu của khách hàng. Nhờ quá trình khép kín, theo trình tự, và quy trình tự 
động sẽ giúp DN giảm chi phí tổng thể trong toàn bộ quá trình sản xuất. (Shrouf & 
Miragliotta, 2015). Điều này sẽ giúp các DN gia tăng hiệu quả tài chính. 
Nhìn chung, CMCN 4.0 là một cuộc cách mạng về nhân sự, về con người, về cơ cấu tổ 
chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự lan tỏa của CMCN 4.0 đã có những tác động nhất 
định đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và đồng thời kéo theo sự thay đổi của kế toán. 
Lịch sử đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của kế toán luôn luôn gắn liền với sự phát triển 
của nền kinh tế. Bởi vậy, khi nền kinh tế phát triển thì các phương pháp kế toán cũng dần thay 
đổi và đặc biệt là các công cụ phục vụ nhà quản trị cũng ngày một hoàn thiện hơn. Một trong 
những công cụ đắc lực cho các nhà quản trị đó chính là KTQT. Sự ra đời của KTQT bên cạnh 
sự tồn tại của Kế toán tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và tư vấn cho 
các nhà quản trị ra quyết định. Bởi vậy cần phải xác định rõ sự tác động của CMCN 4.0 đến 
KTQT để kịp thời điểu chỉnh nhằm phát huy hết hiệu quả của công cụ quản lý này trong thời 
đại mới. 
2. Tác động của CMCN4.0 đến KTQT 
 Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cho 
đến sự lan tỏa của CMCN 4.0, đã có nhiều những nghiên cứu về tác động của mạng máy tính, 
của công nghệ thông tin cũng như CMCN 4.0 đến KTQT. 
Burns, J., Scapens, R. và Turley, S. (1996) đã từng thảo luận về vai trò hiện tại và 
tương lai của KTQT cũng như định hướng thương mại và tác động của công nghệ thông tin 
đối với KTQT và đưa ra những quan điểm mới về xu hướng phát triển của Kế toán. 
Anastas, M. (1997) đã thảo luận về vai trò thay đổi của quản lý kế toán và quản lý tài 
chính như là một nhà tư vấn nội bộ và các nhà chiến lược, ra quyết định thành viên trong 
nhóm, và khởi xướng việc triển khai ứng dụng Internet trong kế toán nói chung và KTQT nói 
riêng. 
Scot M. Boggs (2003) đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự thay đổi của DN trong bối 
cảnh công nghệ số có những bước tiến vượt bậc. Ông tin rằng công nghệ số đã thay đổi từ 
một thập kỷ trước, nhờ sự tác động của máy tính cá nhân (PC) và Mạng cục bộ (LAN) quá 
trình làm việc của tổ chức và cá nhân trở nên đơn giản hơn. Ông cũng cho rằng công nghệ kỹ 
thuật số sẽ giúp người dùng thu thập thông tin từ nhiều nơi khác nhau và thao tác các dữ liệu 
thông qua sàng lọc, phân loại, biên dịch, phân tích để tạo ra các báo cáo cần thiết phục vụ cho 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 131
việc ra quyết định. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng với công nghệ kỹ thuật số, các công ty sẽ có 
thể đạt được nhiều giá trị hơn trong chiến lược kinh doanh và dành ít thời gian hơn trong việc 
xử lý giao dịch(2). 
Micheal Gilman (2003) đã thảo luận về công nghệ khai thác dữ liệu và tầm quan trọng 
của công nghệ số trong việc cung cấp thông tin từ KTQT mang tính hiệu quả hơn dẫn đến các 
quyết định kinh doanh được cải thiện. Việc khai thác dữ liệu quá khứ hoặc dữ liệu lịch sử 
giúp các nhà quản trị có khả năng hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu với hiện tại để đưa ra 
những quyết định phù hợp cho tương lai. Đây là chìa khóa để các công ty thành công trong 
đầu tư. 
Cũng trong năm 2003, David Hurwitz (2003) đã thảo luận về những thách thức và cơ 
hội của Công nghệ số trong thế kỷ 21 và sự gia tăng của quản lý danh mục đầu tư trong thế 
giới mạng máy tính, việc quản lý danh mục đầu tư này sẽ được dựa trên các mô hình phân bổ 
tài sản phân tích mục tiêu, chi phí mức độ rủi ro và lợi nhuận dự báo(2). 
Connor & Martinsons (2006) thì nhận xét rằng, Internet là một sự hỗ trợ quý báu bởi 
vì nhờ đó mà DN được cung cấp thông tin để đưa ra quyết định. Dechow et. al., (2007) nhấn 
mạnh tầm quan trọng của mạng máy tính trong kiểm soát quản lý. Mạng máy tính, công nghệ 
số đang thay đổi hệ thống kế toán quản lý để trở nên tích hợp với tiêu chuẩn hóa và phổ biến 
trong một tổ chức (Granlund, 2007) (2). 
Như vậy, thông qua những nghiên cứu kể trên cùng nhiều nghiên cứu khác cho thấy 
rằng mạng máy tính, công nghệ số ngày càng tham gia sâu vào tiến trình Kế toán nói chung 
và KTQT nói riêng. Sự kế thừa và hội tụ của mạng máy tính, công nghệ số trong CMCN 4.0 
với bước tiến xa hơn là Internet kết nối vạn vật hay quy trình tự động hóa, công nghệ đám 
mây và trí thông minh nhân tạo vẫn được tiếp tục nghiên cứu và đã được các cơ quan chuyên 
môn về KTQT bao gồm CIMA và Hiệp hội Kế toán Công chứng (ACCA) nhấn mạnh, nhờ 
ứng dụng thành tựu từ CMCN 4.0 giúp cho việc giải quyết vấn đề hay ra quyết định được tốt 
hơn trong tương lai từ những thông tin mà KTQT cung cấp. 
Thành tựu từ CMCN 4.0 khi được vận dụng vào trong KTQT sẽ cùng với kế toán tài 
chính thiết lập nên hệ thống kế toán hoàn chỉnh bao gồm hệ thống ngân sách, hệ thống lập kế 
hoạch đầu tư, hệ thống chi phí tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát nội bộ. Ứng dụng thành tựu 
của CMCN 4.0 trong KTQT đã, đang và sẽ thay đổi vai trò và trách nhiệm của kế toán. Người 
làm KTQT trong bối cảnh CMCN 4.0 sẽ phải đảm bảo được trang bị những kỹ năng sau: 
1) Kỹ năng máy tính (Computer skills) 
2) Mô hình hóa dữ liệu (Data modeling) 
3) Dự báo và dự đoán (Making forecasting and projections) 
4) Phát triển các giả định và tiêu chí (Developing assumptions and criteria) 
5) Chiến lược và mong đợi (Strategic and looking forward) 
6) Định hướng công nghệ (Technology – oriented) 
7) Tính sáng tạo và khả năng thích ứng (Creativity and adaptability) 
8) Trình xây dựng và tư vấn chiến lược (Strategy formulator and consultant) (2) 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 132 
KTQT sẽ đóng vai trò chi phối hơn trong chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai 
khi được xây dựng, phát triển trên nền tảng CMCN 4.0. Đã đến lúc kế toán viên cần phải vứt 
bỏ suy nghĩ cũ và thích ứng với các công nghệ mới. KTQT cần tăng cường việc ứng dụng 
công nghệ từ CMCN 4.0 cho quá trình làm việc. Các công nghệ như Internet kết nối vạn vật 
và công nghệ đám mây cho phép khai thác dữ liệu và làm cho kho dữ liệu trở nên phong phú 
và rất có giá trị. CMCN 4.0 với hệ thống Internet kết nối vạn vật, cho phép người làm KTQT 
có khả năng thu thập thông tin kế toán mà không bị giới hạn bởi các khoảng cách địa lý. Nhất 
là hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh như Tập đoàn, công ty đa quốc gia, hoạt động 
ở khắp mọi nơi trên thế giới, rõ ràng sự có mặt của Internet kết nối vạn vận cho phép KTQT 
có thể ngồi tại một vị trí bất kỳ vẫn có thể thu thập, tổng hợp các thông tin bao gồm cả bên 
trong DN (các chi nhánh trên thế giới) và bên ngoài DN (các đối thủ cạnh tranh, môi trường 
pháp lý, nhu cầu tiêu dùng,) mà không mất quá nhiều thời gian. Việc lập ngân sách, lập kế 
hoạch được lập trên sự hỗ trợ của hệ thống thông minh, của trí tuệ nhân tạo, giúp cho thông 
tin trong bản kế hoạch được cụ thể, chi tiết và có độ sâu. Với những bản kế hoạch này, DN có 
thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư nhằm đảm bảo tài chính trong quá trình thực hiện. Hệ thống 
internet kết nối cho phép các DN thúc đẩy cạnh tranh trên toàn cầu cũng như tận dụng được 
thị trường toàn cầu. CMCN 4.0 giúp KTQT cung cấp thông tin nội bộ hiện tại và phân tích để 
hỗ trợ ra quyết định hiện tại. 
Với quy trình tự động và trí thông minh nhân tạo được tạo ra từ CMCN 4.0 cho phép 
người làm kế toán nói chung và KTQT nói riêng được đơn giản hóa quy trình tính toán. 
Người làm kế toán chỉ cần tiến hành “Nhập liệu”, quy trình tự động sẽ “Xử lý, chế biến” dựa 
trên nền tảng trí tuệ nhân tạo để cho các thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo có thể so sánh 
được. Quá trình này thậm chí có thể xử lý được những vấn đề phức tạp mà không tốn quá 
nhiều thời gian. Tự động hóa cũng được xem là một công nghệ đầy tiềm năng có thể được sử 
dụng trong KTQT để tự động thu hồi dữ liệu, giới thiệu các quyết định và chuẩn bị các báo 
cáo hoặc các bài thuyết trình. Nhờ kỷ nguyên số hóa, KTQT cũng đã sử dụng hệ thống 
Internet kết nối vạn vật và công nghệ đám mây để thu thập thông tin từ các ứng dụng và cơ sở 
dữ liệu khác nhau sau đó sử dụng trí tuệ nhân tạo cho ra các báo cáo nhanh chóng. Hầu hết 
các công ty đa quốc gia đều lựa chọn mạng máy tính để lấy dữ liệu từ các phòng ban và văn 
phòng khu vực trên toàn thế giới. 
Trong quá trình thực hiện theo mô hình kế toán truyền thống, phản hồi cho thông tin 
KTQT có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn nhưng với công nghệ số thời đại CMCN 4.0, thông 
tin đã sẵn sàng ngay lập tức. Với công nghệ đám mây giúp thông tin được lưu trữ với khối 
lượng lớn, không bị giới hạn và được lưu trữ theo thời gian thực (realtime), CMCN 4.0 cho 
phép KTQT có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin một cách hệ thống và khoa học. Công 
nghệ này có khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu (Big Data) và cũng để thực hiện cùng lúc 
nhiều nhiệm vụ để đạt được kết quả mong muốn. Các công nghệ hiện tại cũng cho phép người 
dùng chọn thiết kế báo cáo với một vài cú click chuột. Hệ thống KTQT cũng có khả năng tạo 
ra các biểu đồ 3D cho các bài thuyết trình giúp các nhà quản trị nhìn rõ hơn các vấn đề trong 
báo cáo. 
Kế toán hiện nay có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng khác được thực hiện 
bởi nhân viên KTQT như phân tích tài chính, ra quyết định, tư vấn quản lý và thiết kế mô 
hình kinh doanh thay vì ghi chép sổ sách như trước đây. Điều này là do ứng dụng Internet kết 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 133
nối vạn vật, lưu trữ và phân tích thông tin trên nền tảng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong 
kế toán giúp cho việc thu thập, tính toán và báo cáo dữ liệu đơn giản và nhanh chóng hơn để 
những người làm kế toán tập trung vào các trách nhiệm sản xuất cao hơn 
3. Những yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam 
Trước sự tác động của CMCN 4.0 với các yếu tố kể trên đã tạo ra xu hướng mới đối 
với KTQT. Công bằng mà nói thì KTQT ở Việt Nam hiện nay là khá non trẻ so với quá trình 
hình thành và phát triển của KTQT trên thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, KTQT 
được phát triển dựa trên nền tảng của CMCN 4.0 với những hiệu quả mang lại thì những 
thách thức đặt ra đối với Việt Nam là không hề nhỏ. Trước bối cảnh đó, Việt Nam cần phải 
cách mạng, thay đổi một cách toàn diện về tư duy, phát triển Kế toán, đặc biệt là tư duy về 
KTQT nhằm tạo ra một công cụ hỗ trợ quản lý hữu hiệu mang tầm vĩ mô. Để thực hiện được 
cuộc Cách mạng này cần có sự chung tay, phối hợp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ 
chức nghề nghiệp, các DN và đặc biệt là những người làm kế toán Việt Nam bắt kịp với đà 
phát triển và xu hướng của thế giới. 
¾ Về phía cơ quan quản lý Nhà nước 
Một là, các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán 
cần nắm bắt xu hướng và ban hành những văn bản quy định rõ ràng về vai trò, chức năng, 
nhiệm vụ và việc tổ chức, triển khai KTQT trong DN. Tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài 
chính mới chỉ ban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN” 
vào ngày 12/06/2006 và có được nhắc đến một cách mờ nhạt trong Luật Kế toán số 
88/2015/QH13. Xét về mặt thời gian lẫn nội dung Hướng dẫn về KTQT ở Việt Nam gần như 
là đã quá cũ khi mà thực tế KTQT đã trải qua khá nhiều giai đoạn phát triển và đặc biệt dần 
trở nên bùng nổ khi được phát triển trên nền tảng của CMCN 4.0. Bộ Tài chính và các cơ 
quan liên quan cần xây dựng chiến lược phát triển KTQT mang tầm vĩ mô và có văn bản 
hướng dẫn thi hành cụ thể cho từng khối ngành, từng lĩnh vực cụ thể. 
Hai là thành lập cơ quan chuyên trách về KTQT thực hiện việc nghiên cứu và phát 
triển KTQT trên phạm vi cả nước. Ở các nước phát triển, hầu hết đều có những bộ phận 
chuyên nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về việc phát triển KTQT cho từng giai đoạn 
khác nhau. Ví dụ ở Mỹ là Viện KTQT Hoa Kỳ (IMA), Hiệp hội Kế toán viên hợp chủng quốc 
Hoa Kỳ, 
Ba là, ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên KTQT. Ở Mỹ, IMA 
đã sử dụng một chuẩn mực đạo đức được gọi là Quy định về đạo đức nghề nghiệp để miêu tả 
chi tiết trách nhiệm đạo đức của các nhân viên KTQT với 4 lĩnh vực: 
1) Duy trì khả năng chuyên môn cao 
2) Xử lý những tình huống nhạy cảm với sự bảo mật 
3) Duy trì tính chính trực cá nhân 
4) Công khai thông tin trong hình thức đáng tin 
Như vậy, cho dù có sự tham gia của CMCN 4.0, con người vẫn là một yếu tố quan 
trọng và là thành phần không thể thiếu. Thành tựu đến từ CMCN 4.0 giúp cho công việc kế 
toán KTQT trở nên nhanh chóng, kịp thời kết hợp với yếu tố con người sẽ trở nên hoàn hảo 
giúp kế toán quản trị trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 134 
¾ Về phía các tổ chức nghề nghiệp 
Một là, nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp như: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt 
Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Chi hội Kế toán hành nghề 
Việt Nam (VICA), Các tổ chức nghề nghiệp cần thể hiện vai trò của mình qua việc trở 
thành cầu nối trong việc xây dựng và phát triển KTQT tại các DN thông qua các văn bản quy 
định, hướng dẫn, đồng thời trở thành một trong các cơ quan ngôn luận giúp các nhà quản lý 
nắm được vai trò quan trọng của KTQT trong quản lý DN. 
Hai là, các tổ chức nghề nghiệp trong nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức 
nghề nghiệp ở khu vực ASEAN để tăng cường sự hiểu biết và liên thông trình độ giữa các kế 
toán. Đồng thời tiếp thu và góp phần đưa các xu hướng phát triển KTQT trong khu vực và 
trên thế giới không còn quá xa lạ ở Việt Nam. 
¾ Về phía các DN 
Một là, các DN cần thay đổi tư duy về Kế toán và nhận thức được vai trò của KTQT. 
Có rất ít các DN ở Việt Nam tổ chức bộ máy KTQT trong hoạt động của mình. Giải thích cho 
việc một bộ phận lớn các DN chưa tổ chức bộ máy KTQT của mình đó do thiếu hiểu biết về 
vai trò, kiến thức của KTQT. Một bộ phận các DN của Việt Nam đang hoạt động với mục tiêu 
lợi nhuận ngắn hạn mà không hướng tới mục tiêu dài hạn. Việc tiếp cận các báo cáo tài chính, 
báo cáo quản trị mới chỉ quan tâm đến những con số ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trong 
tương lai các DN sẽ cần phải thay đổi cách tiếp cận báo cáo tài chính thông qua việc sử dụng 
phân tích dự đoán chung, mô hình dự báo và mô hình hóa mô hình. Phân tích dự đoán chung 
tạo ra thông tin tại sao tình huống xảy ra. Mô hình dự báo sẽ dự đoán có hiệu quả các biến thể 
của sự phát triển trong tương lai. Mô hình hóa mô phỏng dựa trên thông tin tốt nhất có thể xảy 
ra. Tất cả các phương pháp này sẽ phải sử dụng Big Data, từ đó chúng sẽ chỉ lọc ra các thông 
tin liên quan cần thiết cho các quyết định quản lý và quản lý tài chính của công ty. (Havelka, 
2016). Nếu các DN không có khả năng phát triển KTQT và đặc biệt là ứng dụng thành tựu 
CMCN 4.0 vào KTQT đồng nghĩa với việc DN sẽ đánh mất đi lợi thế cạnh tranh của mình 
Hai là, các DN của Việt Nam phần lớn là các DN vừa và nhỏ, số vốn đầu tư chưa 
nhiều. Trong khi đó, để phát huy tối đa hiệu quả của KTQT trong thời đại CMCN 4.0 cần 
phải có nguồn lực tài chính để đầu tư cho công nghệ, cho nguồn nhân lực có khả năng vận 
hành hệ thống đó. Bởi vậy mà để có thể ứng dụng việc phát triển KTQT trong thời đại CMCN 
4.0, các DN Việt Nam phải chấp nhận việc đầu tư cho hiện tại thì mới đủ khả năng cạnh tranh 
và tồn tại, phát triển trong tương lai xa. 
¾ Về phía người làm kế toán 
Có thể thấy những yếu tố của cuộc CMCN 4.0 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh 
việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo. Để có thể đương đầu với thách thức này con người 
mà cụ thể là những người được đào tạo và những người hành nghề Kế toán cần phải có những 
thay đổi để đảm bảo không bị “lạc” trong không gian kỹ thuật số mà CMCN 4.0 tạo ra. 
Một là, người hành nghề Kế toán nói chung phải có những tư duy thay đổi. Kế toán 
không đơn thuần là ghi chép sổ sách, tính toán chi phí, giá thành, lợi nhuận hay đến cuối 
năm thực hiện quyết toán năm, lập báo cáo tài chính theo quy định nộp cho các cơ quan chức 
năng. Kế toán, đặc biệt là KTQT phải trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 135
việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Muốn làm được điều đó, Kế toán phải 
là người hội tụ đủ kiến thức về Kế toán tài chính, KTQT, các vấn đề về kinh tế, xã hội, 
Hai là, KTQT viên phải không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Đặc 
biệt Kế toán viên đó phải là người hiểu biết về công nghệ và sử dụng công nghệ cho công việc 
của mình. Nhân viên kế toán nói chung và Nhân viên KTQT nói riêng cần chủ động cập nhật 
kịp thời và ứng dụng những tiến bộ công nghệ vào quá trình làm việc để tiết kiệm được thời 
gian và công sức. Ngoài kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng kỹ thuật 
số, Kế toán viên cần trau dồi vốn ngoại ngữ để tăng khả năng thu nhận thông tin, trao đổi và 
làm việc trong bối cảnh toàn cầu hóa. 
Ba là, đạo đức nghề nghiệp. Khi mọi công việc đều có thể xử lý bằng công nghệ thì 
đạo đức nghề nghiệp trở thành yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết, có như vậy mới có thể xây 
dựng và xác định hình ảnh chân thực của DN. Chỉ có những kế toán viên có đạo đức nghề 
nghiệp, tôn trọng sự thật mới có khả năng tạo dựng giá trị chân thực cho cổ đông để các cổ 
đông tiếp tục đầu tư vào DN. Chỉ có những kiểm toán viên có đạo đức nghề nghiệp mới có thể 
giúp nhà đầu tư xác định hướng đi ít rủi ro và nhiều cơ hội, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng 
của công chúng. 
Để tận dụng hiệu quả các cơ hội trong kỷ nguyên số, trước hết buộc mỗi kế toán viên 
phải nắm rõ được nguyên tắc cơ bản cho mọi ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, để biết hành 
vi đó là đúng hay không đúng chuẩn mực, nguyên tắc đề ra và phải hiểu được những kiến 
thức cơ bản nhất, sau đó mới có thể tiến đến những kiến thức cấp cao hơn trong tiến trình trở 
thành các kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp. 
Như vậy, Cuộc CMCN 4.0 đã và đang đem đến những thay đổi lớn trong nền kinh tế, 
trong lĩnh vực Kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Trước bối cảnh đó, Kế toán nói chung 
và KTQT nói riêng ở Việt Nam cần được Cách mạng để kế toán Việt Nam bắt kịp đà phát 
triển và vươn tầm khu vực cũng như là thế giới.‡ 
------------------------ 
Tài liệu tham khảo 
1. Josef Horák, Does industry 4.0 influence efficiency of financial management of a company, The 10th 
International Days of Statistics and Economics, Prague, September 8-10, 2016. 
2. M. Krishna Moorthy, Ong Oi Voon, Cik Azni Suhaily Binti Samsuri , M. Gopalan, King-Tak Yew , Application 
of Information Technology in Management Accounting Decision Making, International Journal of Academic 
Research in Business and Social Sciences, March 2012 
3. https://baomoi.com/ke-toan-kiem-toan-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0/c/25208392.epi 
4. https://vietstock.vn/2017/09/cach-mang-40-anh-huong-the-nao-den-bo-phan-tai-chinh-ke-toan-cua-doanh-
nghiep-4262-558966.htm. 
------------------------ 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_ke_toan_quan_tri.pdf