Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

TÓM TẮT. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng cân bằng gồm 54 quan sát của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2009 - 2017. Nghiên cứu thực hiện hồi quy với 2 mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa dịch vụ có tác động cùng chiều tới SSL của các NHTM. Tác động ngược chiều đến SSL gồm TLA, TEA, DEPL và nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê giữa quy mô ngân hàng với SSL của các NHTMCP Việt Nam.

pdf 5 trang yennguyen 6060
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU  
Tp chí Khoa hc Lc Hng      
Tp chí Khoa hc Lc Hng132
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN SUẤT SINH LỢI 
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
The impact of diversification on return at commercial banks in Vietnam 
Trương Vũ Tuấn Tú* 
Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Lâm Đồng 
TÓM TẮT. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng cân bằng gồm 54 quan sát của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) 
Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2009 - 2017. Nghiên cứu thực hiện hồi quy với 2 mô hình tác động cố định (FEM) và mô 
hình tác động ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa dịch vụ có tác động 
cùng chiều tới SSL của các NHTM. Tác động ngược chiều đến SSL gồm TLA, TEA, DEPL và nghiên cứu không tìm thấy 
tác động có ý nghĩa thống kê giữa quy mô ngân hàng với SSL của các NHTMCP Việt Nam. 
TỪ KHOÁ: Đa dạng hóa thu nhập; Suất sinh lợi; Việt Nam 
ABSTRACT. This paper investigates the impact of diversification on return at commercial banks in Vietnam, with data are 
collected from 2009 to 2017. The estimation methods are fixed effects model (FEM) and Random effects model (REM) for 
balanced panel data. The findings show that diversification (HHI), TLA, TEA, DEPL have impact on stock return with 
statistical significance. Besides, this paper shows no evidence of the impact of SIZE on stock return. 
KEYWORDS: Diversification; Return; Vietnam 
1. GIỚI THIỆU 
Trong những năm gần đây, xu thế hội nhập quốc tế đã 
mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như 
ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam, và sự cạnh tranh giữa 
các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng ngày càng gay gắt. 
Tại Việt Nam, đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng hiện 
nay là một nội dung cấp bách và các cơ quan quản lý nhà 
nước cũng đã nhận thấy được sự cần thiết của nó, được thể 
hiện qua Quyết định số 254/QĐ-TTg và 1058/QĐ-TTg Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ 
chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 và gắn với xử lý nợ xấu 
giai đoạn 2016 - 2020. Chính sự cạnh tranh khắc nghiệt này 
làm cho thu nhập từ các hoạt động truyền thống ngày càng 
thu hẹp lại. [1] cho thấy các NHTM có xu hướng đa dạng hóa 
dịch vụ do nguyên nhân từ áp lực cạnh tranh hoặc bị hấp dẫn 
bởi lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính. Điều này đã 
dẫn đến xu hướng các ngân hàng dịch chuyển từ hoạt động 
cho vay truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống 
nhằm gia tăng đa dạng hóa thu nhập nhằm tiếp tục giữ vững 
và gia tăng khả năng sinh lời. 
Khả năng sinh lợi là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng 
thương mại, hiện nay việc đa dạng hóa đến từ các sản phẩm, 
dịch vụ mới phong phú hơn như thu phí từ hoạt động cung 
cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ không dùng tiền mặt 
và các dịch vụ khác là những phương thức căn bản để nâng 
cao lợi nhuận trên thị trường của các ngân hàng. Nhiều 
nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến xu hướng đa dạng dịch 
vụ đến hiệu quả sinh lời và các lợi ích mang lại từ đa dạng 
hóa dịch vụ có tính lâu dài [2]. [3] cho thấy các ngân hàng 
có quy mô khác nhau và hoạt động đa dạng hóa khác nhau sẽ 
đem lại lợi nhuận khác nhau. 
Các nghiên cứu của [4-5] cho rằng đa dạng hóa là công cụ 
để gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, trong nghiên 
cứu của [6] lại cho rằng việc đa dạng hóa làm giảm lợi nhuận 
của ngân hàng. [7-8] lại bác bỏ lợi ích về mặt lợi nhuận khi 
các ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ. [9] cho rằng có mối 
tương quan thuận của khả năng sinh lời NHTM với tỷ lệ dư 
nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng. [10- 12] 
thì những ngân hàng lớn hơn đạt được lợi nhuận nhiều hơn 
từ việc đa dạng hóa so với các ngân hàng nhỏ hơn. [13] tìm 
thấy rằng việc đa dạng hóa tài sản tác động cùng chiều, còn 
đa dạng hóa các khoản cho vay thì tác động ngược chiều đến 
khả năng sinh lời của ngân hàng. 
Có rất ít các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập tác động 
đến suất sinh lời đối với ngành ngân hàng, đa phần các 
nghiên cứu trước nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thông 
tin kế toán (thông tin trên BCTC) và giá cổ phiếu. [14] được 
xem là người tiên phong trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết 
để giải thích cho mối quan hệ giữa các thông tin kế toán và 
giá cổ phiếu và được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia 
khác nhau [16] đã chỉ ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách có 
mối tương quan thuận, ngoài ra các công ty có tần suất lỗ 
tăng lên sẽ làm suy giảm mạnh mối liên hệ giữa lợi nhuận và 
giá cổ phiếu. 
Đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam về đa dạng hóa thu 
nhập tác động đến lợi nhuận của các NHTM có nghiên cứu 
của [15-16]. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các hoạt động 
tạo lợi nhuận điều chỉnh rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn các 
ngân hàng chủ yếu thực hiện các hoạt động trung gian truyền 
thống. [15] cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ 
cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều 
có tương quan thuận với lợi nhuận của các NHTM. [17] cho 
thấy việc đa dạng hóa có tác động tích cực đến rủi ro và tiêu 
cực đến sự ổn định của ngân hàng, các ngân hàng thay vì lạm 
dụng quá nhiều việc gia tăng thu nhập từ đa dạng hóa sản 
phẩm dịch vụ nên tập trung vào các hoạt động truyền thống 
là cho vay. 
Việc mở cửa thị trường tài chính làm các NHTMCP Việt 
Nam phải đối mặt với cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng 
nước ngoài, nên vấn đề cấp thiết hiện nay là làm cách nào để 
tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững vừa phải gia tăng SSL 
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Do vậy, 
nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét việc đa dạng 
hóa thu nhập tác động đến SSL đến các NHTMCP niêm yết 
hiện nay. Từ đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị 
Received: January, 11st, 2018 
Accepted: May, 31st, 2018 
 *Corresponding author. 
E-mail: tutvt.ld@mbbank.com.vn3c 
 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 133
Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam 
đối với các các nhà quản trị các NHTM, các nhà đầu tư về 
vấn đề đa dạng hóa thu nhập nhằm đem lại SSL cao hơn. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1 Khái niệm 
Đa dạng hóa dịch vụ: Đa dạng hóa là một trong những 
quyết định mang tính chiến lược và có ảnh hưởng quan trọng 
đến luồng vốn vào và luồng vốn ra của những thị trường mới 
và sản phẩm mới, việc đa dạng hóa có hàm ý sâu xa về cấu 
trúc của một tổ chức, hệ thống, quy trình và kết quả hoạt 
động kinh doanh. Có 2 loại đa dạng hóa (i) sự đa dạng hóa 
có liên quan và đa dạng hóa không có sự liên quan giữa các 
sản phẩm dịch vụ. Theo [18] thì hoạt động đa dạng hóa thu 
nhập ngân hàng được giải thích thông qua sự thay đổi giữa 
thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi. Hoạt động đa dạng hóa 
thu nhập của ngân hàng thường tập trung vào lĩnh vực kinh 
doanh thương mại và các hoạt động tạo phí và hoa hồng. 
Suất sinh lợi: Theo [19] thì tỷ suất sinh lời được định 
nghĩa là tỷ lệ giữa khoản thu nhập và giá gốc cũng như các 
chi phí đầu tư của một chứng khoán bao gồm cả các khoản 
thuế phải nộp. 
2.2 Các lý thuyết liên quan 
Lý thuyết nguồn lực (The Resource-based view): [20] là 
người đầu tiên xây dựng nền tảng cho lý thuyết nguồn lực 
của các doanh nghiệp. Lý thuyết nguồn lực này kết hợp 
những quan điểm truyền thống về chiến lược liên quan đến 
những năng lực đặc biệt của doanh nghiệp, và sự không đồng 
nhất của năng lực các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi doanh 
nghiệp sử dụng lý thuyết này trong hoạt động của mình sẽ 
mang đến giá trị gia tăng thông qua sự đa dạng hóa trong 
nguồn lực. Các nguồn lực cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi 
thế kinh tế theo quy mô thông qua việc sử dụng một cách 
hiệu quả các nguồn lực. [21] cho thấy có lợi ích của việc phân 
bổ những nguồn lực hữu hình, bí quyết sản xuất, các chiến 
lược phối hợp và hội nhập hàng dọc tối ưu. 
Lý thuyết tín hiệu: Lý thuyết về thị trường với thông tin 
bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. 
Theo đó, thông tin bất cân xứng xảy ra khi người mua và 
người bán có các thông tin khác nhau. Lý thuyết này nêu ra 
hậu quả tất yếu của thông tin bất cân xứng là tạo ra những 
lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Nghiên cứu của [22] cho 
thấy cơ chế phát tín hiệu để khắc phục hiện tượng bất cân 
xứng thông tin. Bên có nhiều thông tin hơn có thể phát tín 
hiệu đến bên có ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. 
Theo đó, thuyết này phát biểu rằng bằng cách tăng tỷ lệ vốn 
chủ sở hữu, cho thấy các nhà quản trị ngân hàng đang phát 
tín hiệu về triển vọng lợi nhuận tốt trong tương lai 
2.3 Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân 
hàng 
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chỉ tiêu này 
thường được sử dụng để đánh giá về sức mạnh vốn của ngân 
hàng. Đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì 
sẽ an toàn hơn và vẫn có thuận lợi trong kinh doanh hơn ngay 
cả khi gặp khủng hoảng về kinh tế. Ngoài ra, vốn của ngân 
hàng còn là tấm đệm nhằm chống lại nguy cơ rủi ro thanh 
khoản của ngân hàng, các ngân hàng có xu hướng đối mặt 
với nguồn chi phí thấp hơn do giảm chi phí phá sản tiềm năng 
[23- 23]. [24] cũng khẳng định rằng có một mối liên hệ tích 
cực giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của các ngân 
hàng. Mặt khác, các ngân hàng có tỷ lệ này cao có nhiều cơ 
hội hơn trong việc cho vay các khoản vay trung và dài hạn, 
và sẽ có nhu cầu thấp hơn các nguồn tài trợ từ bên ngoài từ 
đó sẽ giảm chi phí và đem lại lợi nhuận cao hơn. [25] thì các 
ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn có lợi thế cung 
cấp nhiều loại dịch vụ tài chính hơn cho khách hàng của họ. 
Hơn thế nữa, niềm tin của công chúng đối với các ngân hàng 
có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thường cao hơn đối với các ngân 
hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn. Tuy nhiên theo [26] thì các ngân 
hàng có tỷ lệ vốn cao nhận ít rủi ro hơn và lợi nhuận thấp 
hơn vì họ nhận thức được an toàn hơn. 
Tỷ lệ dư nợ: Tỷ lệ được tính bằng tổng dư nợ cho vay trên 
tổng tài sản của ngân hàng bởi vì các khoản cho vay chính là 
nguồn thu nhập chủ yếu và dự kiến sẽ có tác động tích cực 
đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này được coi là quan 
trọng và là đại diện cho một dấu hiệu của hoạt động truyền 
thống của ngân hàng [25]. Với những điều kiện khác không 
đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều 
hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được 
lợi nhuận cao hơn. [1] cho thấy thu nhập từ lãi là thu nhập ổn 
định, vì khách hàng thường ít thay đổi quan hệ tín dụng với 
ngân hàng. Mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là 
nguồn chính của doanh thu và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi 
nhuận tích cực, tuy nhiên, nếu một ngân hàng có một tỷ lệ 
cho vay trên tổng tài sản cao hơn sẽ làm tăng chi phí hoạt 
động như chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay điều 
này sẽ làm giảm lợi nhuận. Trong khi các nghiên cứu [25] 
cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ cho vay và khả 
năng sinh lời, nghiên cứu [27] cho thấy một tỷ lệ cho vay cao 
hơn lại có tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời. 
Tỷ lệ tiền gửi: là chỉ số phản ánh tỷ lệ huy động vốn của 
ngân hàng i trong năm t, được đo bằng tiền gửi khách hàng 
chia cho tổng nợ phải trả. Tỷ lệ tiền này càng lớn nghĩa là 
ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động 
đầu tư và cho vay. Theo [25] tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên 
tổng nợ phải trả được dùng để đo lường hiệu quả của cấu trúc 
tài trợ đến khả năng sinh lời. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu vay 
vốn không đủ, tiền gửi nhiều hơn trong thực tế có thể làm 
suy giảm thu nhập, do đó tiền gửi là kinh phí tốn kém trong 
điều kiện phải mở rộng mạng lưới của ngân hàng để huy 
động vốn. Tuy nhiên, [28] cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ 
cao về thời gian và tiền gửi tiết kiệm phát sinh chi phí tài trợ 
cao và do đó có lợi nhuận ít hơn, và mối quan hệ này là tiêu 
cực đối với lợi nhuận của các ngân hàng. 
Việc đa dạng hóa dịch vụ: Thông qua chỉ số đo lường sự 
đa dạng hóa dịch vụ này, chúng ta có thể phân tích thu nhập 
ròng hoạt động từ hai nguồn thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài 
lãi. Khi ngân hàng tăng các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài 
lãi sẽ góp phần ổn định và gia tăng lợi nhuận ngân hàng. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy ngân hàng theo đuổi chiến lược 
đa dạng hóa dịch vụ thì lợi nhuận ngân hàng tăng thêm [29- 
32]. Tuy nhiên [33] lại cho thấy mối tương quan giữa tăng 
trưởng thu nhập từ lãi và làm giảm lợi nhuận. 
Quy mô: Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây thì quy 
mô là biến số được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đánh giá 
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Thông 
thường, quy mô của ngân hàng lớn do lợi thế về kinh tế được 
tìm thấy trong các nghiên cứu của [1, 34- 35]. Tuy nhiên, [9, 
36- 37] lại cho thấy tồn tại ảnh hưởng ngược chiều của quy 
mô đến lợi nhuận của các ngân hàng vì nếu các ngân hàng có 
quy mô càng lớn, sẽ càng khó khăn trong việc quản lý và vì 
thế sẽ thu được lợi nhuận không cao. 
Tp chí Khoa hc Lc Hng134
Trương Vũ Tuấn Tú 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các NHTMCP niêm yết tại 
thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Nghiên cứu sử 
dụng dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các BCTC được kiểm 
toán và công bố hằng năm của các ngân hàng trong giai đoạn 
2009-2017 từ website  hsx.vn, 
 www.cophieu68.vn để đại diện cho đối 
tượng khảo sát. Mô hình nghiên cứu được dựa theo mô hình 
của [9] xử lý bằng phần mềm Stata 12.0. Mô hình nghiên cứu 
đề xuất như sau: 
RETURN = β0 + β1HHI + β2SIZE+ β3TLTA 
 + β4TETA + β5 DEPTL + μ 
Bảng 1. Tóm tắt cách tính toán, thu thập của các biến 
Biến 
(Ký hiệu) 
Nguồn dữ liệu Tác giả nghiên cứu trước 
Suất sinh lợi 
( Return) 
Pt - Pt - 1 
Pt - 1 
Theo Erlynda Y. Kasim 
(2013) 
Chỉ số đa dạng 
hóa dịch vụ 
(HHI) 
Báo cáo kết quả 
HĐKD; 
Bảng CĐKT 
-Elsas (2010) 
-Gurbuz và ctg(2013) 
-Sanya và wolfe(2011) 
-Trujillo-Ponce(2013) 
Quy mô ngân 
hàng (SIZE) = 
Logarit (Tổng tài 
sản) 
Bảng CĐKT 
(Acharya và ctg. 2006; 
Gurbuz và ctg 2013; Lee và 
ctg 2014; Sanya & Wolfe 
2011). 
Dư nợ cho 
vay/Tổng tài sản 
(TLA) 
Bảng CĐKT 
- DeYoung & Rice (2004) 
và Stiroh (2004b) 
Vốn chủ sở hữu/ 
Tổng tài sản 
(TEA) 
Bảng CĐKT -Sanya và wolfe(2011) 
-Stiroh (2004b) 
Tiền gửi khách 
hàng/Tổng nợ 
phải trả (DEPL) 
Bảng CĐKT 
-Devinaga Rasiah(2010) 
Trong đó: Biến phụ thuộc là RETURN thể hiện suất sinh 
lời. Biến kiểm soát bao gồm HHI: chỉ số đa dạng hóa dịch 
vụ. Được đo lường theo Trujillo‐Ponce (2013) bởi chỉ số 
HHI (rev) bao gồm thu nhập từ lãi (NET) và thu nhập ngoài 
lãi (NON). Chỉ số HHI được tính toán như sau: HHI = 1- 
((INT/TOR)2 + (COM/TOR) 2 + (TRAD/TOR) 2 + 
(OTH/TOR) 2) 
Trong đó: INT là thu nhập từ lãi (Gross Interest Income); 
COM: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (Commission, Fee 
Revenue); TRAD: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu 
tư (Trading Revenue); OTH: Thu nhập từ hoạt động khác 
(Other gross operating income); TOR: Tổng thu nhập hoạt 
động (Total operating revenue); HHI =0 khi tổng thu nhập 
được tạo ra từ duy nhất một nguồn (100% thu nhập của ngân 
hàng chỉ có từ một nguồn hoạt động tín dụng hay thu nhập 
từ lãi). Như vậy, chỉ số HHI càng cao thì mức độ đa dạng hóa 
dịch vụ của các ngân hàng càng cao. 
TLA là tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng tài sản. 
TEA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản. 
DEPL tỷ lệ tiền gửi khách hàng/Tổng nợ phải trả. 
4. KẾT QUẢ 
4.1 Thống kê mô tả 
Thống kê mô tả tại bảng 2 cho thấy các biến quan sát thu 
thập được có dao động ổn định, đa phần các giá trị độ lệch 
chuẩn của mẫu nghiên cứu đều nhỏ hơn so với giá trị trung 
bình, phù hợp để thực hiện các kiểm định thống kê và hồi 
quy. 
Kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong 
mô hình theo Bảng 3 cho thấy, không tồn tại các hệ số tự 
tương quan cặp giữa các biến lớn hơn 0,8; do đó không tồn 
tại hiện tượng đa cộng tuyến. 
Bảng 2. Thống kê mô tả 
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max 
RETURN 58 0,0112 0,0324 -0,2213 0,1768 
HHI 58 0,1245 0.0231 0.1125 0.1724 
SIZE 58 17,432 1.4784 12.718 21.253 
TLTA 58 0,5231 0,1234 0,1891 0,8654 
TETA 58 0,1326 0,0982 0,0547 1,0651 
DEPTL 58 1,1897 0,3875 0,4201 3,1993 
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12.0 
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 
 RETURN SIZE HHI TLA TEA DEPL 
RETURN 1 
SIZE 0,365 1 
HHI 0,249 0,268 1 
TLA 0,147 0,167 0,19 1 
TEA -0,163 0,242 0,26 0,046 1 
DEPL -0,026 -0,19 0,02 -0,762 0,093 1 
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12.0 
4.2 Kết quả hồi quy 
Nghiên cứu tiến hành hồi quy theo phương pháp FEM và 
phương pháp REM giữa biến đa dạng hóa thu nhập (HHI) và 
các biến kiểm soát SIZE, TLA, TEA, DEPL với biến 
RETURN. Kết quả ước lượng theo FEM cho thấy giá trị P-
value = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên mô hình có ý 
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biến HHI tác động tích 
cực đến biến RETURN ở mức ý nghĩa 5%. Biến TLA, TEA, 
DEPL có tác động tiêu cực đến biến RETURN và có ý nghĩa 
thống kê. Riêng biến SIZE tác động đến RETURN không có 
ý nghĩa thống kê được trình bày ở Bảng 4. 
Tiếp tục thực hiên hồi quy theo phương pháp tác động 
ngẫu nhiên (REM), kết quả như Bảng 4 cho thấy giá trị p-
value =0,0015 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, do đó phương pháp 
ước lượng theo REM cũng phù hợp. Tương tự phương pháp 
FEM, biến HHI tác động tích cực đến biến RETURN. Biến 
TEA, DEPL có tác động tiêu cực đến biến RETURN và có ý 
nghĩa thống kê. Riêng biến SIZE và TLA tác động đến 
RETURN vẫn không có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 4. Kết quả hồi quy theo các phương pháp 
Biến 
Biến phụ thuộc (RETURN) 
FEM REM 
HHI 
0,632** 
(4,62) 
0,525** 
(2,25) 
SIZE 
-1,456 
(-2,75) 
-1,427 
(-2,29) 
TLA 
-0,0085* 
(0,25) 
-0,0068 
(-0,17) 
TEA 
-0,072** 
(3,32) 
-0,871*** 
(3,75) 
DEPL 
-0,016* 
(2,65) 
-0, 136* 
(-2,15) 
Hệ số chặn -0,096 0,045 
P-value 0,0000 0,0015 
 Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata 12.0 
Ghi chú: ***,**, * lần lượt là biểu thị mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% 
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn 
phương pháp nào phù hợp, nếu kiểm định Hausman cho một 
kết quả có ý nghĩa thì mô hình FEM phù hợp hơn so với mô 
hình REM. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị p-
Tp chí Khoa hc Lc Hng 135
Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam 
value = 0,042 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, vì vậy phương pháp 
FEM phù hợp hơn phương pháp REM. Do đó, nghiên cứu sử 
dụng kết quả hồi quy theo phương pháp FEM để tiến hành 
phân tích. Kiểm tra các điều kiện như tự tương quan (Durbin-
watson =1,87), đa cộng tuyến, phương sai thay đổi đều đạt 
yêu cầu.Kết quả tại Bảng 4 cho thấy đa dạng hóa dịch vụ 
HHI tác động cùng chiều tới SSL của các NHTM, việc đa 
dạng hóa giúp NHTM tận dụng được lợi thế kinh tế thông 
qua chia sẻ các nguồn lực và hoạt động hiệu quả các nguồn 
lực sẵn có. Đa dạng hóa dịch vụ làm tăng lợi nhuận giúp ngân 
hàng có thể khai thác triệt để các cơ hội sản xuất làm tăng lợi 
nhuận, kết quả này cũng ủng hộ lý thuyết về nguồn lực của 
[20]. 
Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng có tác động cùng chiều tới 
SSL của các NHTM tại Việt Nam còn có thể được giải thích 
theo lý thuyết tín hiệu thì việc mở rộng các dịch vụ của ngân 
hàng đã tạo ra tín hiệu tới khách hàng rằng ngân hàng đang 
kinh doanh phát triển, tạo niềm tin và tăng độ uy tín của ngân 
hàng, hứa hẹn một triển vọng tốt hơn trong tương lai. Chính 
vì thế, tín hiệu này sẽ giúp việc kinh doanh tốt hơn, đem lại 
SSL của các ngân hàng được cải thiện. Kết quả này cũng 
tương đồng với kết quả của các nghiên cứu về khả năng sinh 
lời của [31-32]. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy TLA, TEA, DEPL có 
tác động ngược chiều tới SSL của các NHTM. Điều này cho 
thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao nhận ít rủi ro hơn 
và lợi nhuận thấp hơn đồng nghĩa là điều này làm giảm lợi 
nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ tiền gởi 
khách hàng trên tổng nợ phải trả cao sẽ phát sinh chi phí tài 
trợ cao và do đó có lợi nhuận ít hơn các khoản tín dụng không 
đạt tiêu chuẩn đã thực sự làm giảm SSL. Kết quả này cho 
thấy các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu nếu 
huy động được càng nhiều tiền gửi tiết kiệm cam kết thời 
gian dài thì sẽ thu về SSL càng thấp. Bên cạnh đó các 
NHTMCP có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản cao càng làm 
giảm SSL của ngân hàng. 
Kết quả thực nghiệm này phù hợp với thực trạng các 
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2017 sau một thời 
gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh và liên tục, cùng những 
yếu tố bất lợi của nền kinh tế như lạm phát cao, sản xuất kinh 
doanh cũng chưa thu được nhiều lợi nhuận. Nghiên cứu này 
cũng không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê giữa quy 
mô ngân hàng với SSL của các NHTM. 
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Nghiên cứu tiến hành xem xét tác động của đa dạng hóa 
thu nhập đến SSL của các NHTMCP Việt Nam từ 2009 - 
2017. Kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập thực sự làm gia 
tăng SSL của các NHTMCP. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả 
đề xuất một số khuyến nghị như sau: 
Đối với các nhà quản trị các NHTMCP nên tăng cường đa 
dạng hóa dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Các ngân hàng nên 
tận dụng các nguồn lực sẵn có làm cơ sở đa dạng hóa dịch 
vụ, từ đó giúp ngân hàng có thể khai thác triệt để các cơ hội 
sản xuất làm tăng SSL. Khi đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, 
các ngân hàng có thể bù giá chéo hay trợ cấp cho các dịch vụ 
khác, giảm giá phí hoặc tăng khuyến mãi. Điều này làm tăng 
rào cản cho các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, để tăng lợi 
nhuận ngân hàng các nhà quản trị cần lưu ý không phải khi 
nào tăng trưởng cho vay cũng hiệu quả, cần lưu ý đến chất 
lượng của các khoản cho vay. 
Đối với các nhà đầu tư, nên quan tâm tới sự đa dạng hóa 
của ngân hàng, vì yếu tố này có tác động cùng chiều đến SSL 
của các NHTMCP. Bên cạnh đó cần cân nhắc đến việc đầu 
tư vào các ngân hàng khi có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài 
sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, và tiền gửi khách hàng 
trên tổng nợ phải trả cao, vì từ kết quả nghiên cứu cho thấy 
các tỷ số này có tác động ngược chiều đến SSL. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trong điều 
kiện TTCK chưa thực sự phát triển, và khung pháp lý về hoạt 
động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN còn chưa 
hoàn thiện. Bên cạnh đó, số lượng quan sát của nghiên cứu 
này còn khá hạn chế nên kết quả nghiên cứu chưa thể mang 
tính bao quát, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm 
vi, mẫu nghiên cứu trên toàn khu vực, nghiên cứu thêm các 
yếu tố khác bao gồm các yếu tố vĩ mô và vi mô khác để có 
cái nhìn toàn diện hơn về tác động của đa dạng hóa thu nhập 
đến SSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN. 
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] DeYoung, R.; Roland, K. P. Product mix and earnings 
volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total 
leverage model. Journal of Financial Intermediation, 2001, 
10(1), 54-84. 
[2] Demirgüc Kunt; A. and Huizinga; H. Bank Activity and 
Funding Strategies: The Impact on Risk and Returns. Journal 
of Financial Economics, 2010, 98, 626650. 
[3] Matthias Köhler. Does non-interest income make banks more 
risky? Retail- versus investment-oriented banks. Discussion 
Paper, 2013, Deutsche Bundesbank 
[4] Acharya, V.V.; Hasan, I; Saunders, A. Should banks be 
diversified? Evidence from Individual Bank Loan Portfolios'. 
The Journal of Business, 2006, 79(3), 1355-1412. 
[5] Lepetit, L.; Nys, E.; Rous, P.; Tarazi, A. bank income 
structure and risk: An empirical analysis of European banks'. 
Journal of Banking and Finance, 2008, 32(8), 1452-1467. 
[6] Maksimovic V.; Phillips GM. Do conglomerate firms allocate 
resources inefficiently across industries? Theory and evidence. 
J. Finance, 2002, 57:721–67 
[7] DeYoung, R.; Rice, T. Non-interest income and financial 
performance at US commercial banks. TheFinancial Review, 
2004, 39(1), 456-478. 
[8] Stiroh, K. J. Diversification in banking: Is non-interest income 
the answer?. Journal of Money, Credit, and Banking. 36(5), 
2008b, 853-882. 
[9] Trujillo‐Ponce, A.What determines the profitability of banks? 
Evidence from Spain. Accounting & Finance, 2013, 53(2), 
561-586. 
[10] Bebczuk, R., & Galindo, A., Financial crisis and sectoral 
diversification of Argentine banks, 1999–2004, Applied 
Financial Economics, 2008, 18(3), 199-211. 
[11] Syafri, M. Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia, 
The 2012 International Conference on Business and 
Management, 2012, 237. 
[12] Cotugno, M.; Stefanelli, V. Geographical and product 
diversification during instability financial period: Good or bad 
for banks? 2012. Available at SSRN 1989919. 
[13] Fang, Y.; Hasan, I.; Marton, K. Institutional development and 
its impact on the performance effect of bank diversification: 
Evidence from transition economies. Emerging Markets 
Finance and Trade,2011, 47(sup4), 5-22. 
[14] Ohlson, J. Earnings, book values, and dividends in equity 
valuation. Contemporary Accounting Research, 1995, 11, 
661–687. 
[15] Võ Xuân Vinh; Trần Thị Phương Mai. Lợi nhuận và rủi ro từ 
đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. 
Tạp chí Phát triển Kinh tế, 2015, 26(8), 54-70. 
[16] Hồ Thi Hồng Minh; Nguyễn Thị Cành. Đa dạng hóa thu nhập 
và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng 
thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 2015, 
106. 
[17] Nguyễn Thị Liên Hoa; Nguyễn Thị Kim Oanh. Đa dạng hóa 
thu nhập và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại – bằng 
chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học 
Tp chí Khoa hc Lc Hng136
Trương Vũ Tuấn Tú 
An ninh tài chính của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, 2018, 
ISBN 978-604-922-620-5 
[18] Rose S. P., Hudgins C. S. Banking management and financial 
services. The McGraw-Hill Companies, Inc. translate: Data 
Status, Belgrade 2005, 724. 
[19] Erlynda Y. Kasim. The effect of discretionary accrual in stock 
return -difference between company audited by big 4 and non-
big 4- foreign affiliates accounitng firm-: Indonesia evidence. 
South East Asia Journal of Contemporary Business. 
Economics and Law, 2013, 2, Issue 1 (June). 
[20] Wernerfelt, B. A resource-based view of the firm. Strategic 
Management Journal, 1984, 5(2), 171-180. 
[21] Goold, M.; Campbell, A. Desperately seeking synergy. 
Harvard Business Review, 2008, 76(5), 131-143. 
[22] Spence, M. Job market signaling. The Quarterly Journal of 
Economics, 1973, 355-374. 
[23] Dietrich, A. Wanzenried, G. Determinants of bank 
profitability before and during the crisis: Evidence from 
Switzerland. Journal of International Financial Markets, 
Institutions and Money, 2011, 21(3), 307-327. 
[24] Staikouras, C.; Wood, G. The determinants of bank 
profitability in Europe. Paper presented at the European 
Applied Business Research Conference, 2003, 9-13 June, 
Venice, Italy. 
[25] Vong, Anna PI; Chan, H. S. Determinants of bank profitability 
in Macao. Macau Monetary Research Bulletin, 2009, 12(6), 
93-113. 
[26] Ahmad, S.; Nafees, B.; Khan, Z. A. Determinants of 
profitability of pakistani banks: Panel data evidence for the 
period 2001-2010. Journal of Business Studies Quarterly, 
2012, 4(1), 149-165. 
[27] Staikouras, C. K; Wood. G. E. The determinants of European 
Bank Profitability. International Business and Economics 
Research Journal, 2004, 3(6), 57-68. 
[28] Heggestad; Arnold J. Market structure, risk and profitability in 
commercial banking. Journal of Finance, 1977, 32(4), 207-
1216. 
[29] Smith, R.; Staikouras, C.; Wood, G. Non-interest income and 
total income stability. Bank of England, 2003. 
[30] Carlson, M. Are branch banks better survivors? Evidence from 
the depression era, Economic Inquiry, 2004, 42(1),111-126. 
[31] Elsas,R.; Hackethal, A.; Holzhäuser, M. The anatomy of bank 
diversification. Journal of Banking and Finance, 2011, 34(6), 
1274-1287. 
[32] Gurbuz, A. O.; Yanik, S.; Ayturk, Y. Income diversification 
and bank performance: Evidence from Turkish banking sector. 
Journal of BRSA Banking and Financial Markets, 2013, 7(1), 
9-29. 
[33] Stiroh, K. J.; Rumble, A. The dark side of diversification: The 
case of US financial holding companies. Journal of Banking 
and Finance, 2009, 30(8), 2131-2161. 
[34] Hamdi, H.; Hakimi, A.; Zaghdoudi, K. Diversification. Bank 
performance and risk have Tunisian banks adopted the new 
business model? Financial Innovation, 2017, 3(22). 
[35] Meng, X.; Cavoli, T.; Deng, X. Determinants of income 
diversification: evidence from Chinese banks. Applied 
Economics 2017, 50(17), 1934-1951. 
[36] Athanasoglou. The effect of mergers and acquisitions on bank 
efficiency in Greece. Bank of Greece Economic Bulletin 2005, 
22, 7-34. 
[37] Atellu. Determinants of non-interest income in Kenya’s 
commercial banks 2012, < ac.ke/ 
bitstream/ handle/11295/74846/Atellu_Determinants%20of% 
20noninterest%20income%20in%20Kenya%E2%80%99s%2
0commercial% 20banks.pdf?sequence=1&isAllowed=y> 
[38] Sanya Rasiah. Theoretical framework of profitability as 
applied to commercial banks in Malaysia, European Journal 
of Economics, Finance and Administrative Sciences, 2010, 23, 
149-160. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_da_dang_hoa_thu_nhap_den_suat_sinh_loi_cua_cac.pdf