Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII

Dẫn nhập: Vấn đề cấu trúc không gian của lịch sử Việt Nam

Tiếp cận không gian lịch sử Việt Nam thường gắn liền với các mối quan tâm

nội cấu trúc (internal structure), đặc biệt là tương tác giữa các vùng miền. Keith

Taylor (1998) gợi ý về các xung đột vùng ở Việt Nam và lý giải tại sao chúng

tạo ra các không gian người Việt khác nhau. Li Tana (1998) phát triển thêm một

bước từ bản luận án (1992, ANU) và lập luận rằng Đàng Trong phản ánh một cách

thức khác để trở thành “Việt Nam”. Trường phái học thuật này có xu hướng cho

rằng bản sắc của Đàng Trong mang nhiều màu sắc “Đông Nam Á” hơn là so với

Đàng Ngoài “Hán hóa” (K. W. Taylor 1998; Tana 1998b). Victor Lieberman mượn

cách nói của Pierre Gourou khi cho rằng khu vực duyên hải phía đông của Đông

Nam Á lục địa là vùng đất có liên hệ lãnh thổ lỏng lẻo nhất trên thế giới [the least

coherent territory in the world] (Gourou 1936, 8; Lieberman 2003, 338). Trong khi

đó Alexander Woodside (1988), Nola Cooke (1992; 1997, 269-95) và Choi Byung

Wook (2004) đề cập đến "dự án chính trị" (political project) của Minh Mệnh nhằm

tập trung hóa quyền lực, thống nhất lãnh thổ và truyền bá mô hình chính trị Nho

giáo vào hạ lưu sông Mekong chính là cách thức mà khu vực này trở thành một

bộ phận lãnh thổ của Việt Nam ở thế kỷ XIX. Rõ ràng là bằng cách này hay cách

khác, các học giả này tìm cách đưa ra một mẫu hình mới cho sự đa dạng không

gian của lịch sử Việt Nam, và tìm kiếm con đường Đông Nam Á của việc trở thành

Việt Nam hiện đại. Diễn ngôn lịch sử này hướng đến việc thách thức cách tiếp cận

của các học giả dân tộc chủ nghĩa, những người luôn tìm cách hạ thấp sự đa dạng

và tính độc lập của mô hình lịch sử được phát triển ở Đàng Trong từ thế kỷ XVI.

pdf 31 trang yennguyen 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII

Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII
12 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
 Tác giả xin chân thành cảm ơn GS Huệ Tâm Hồ Tài và nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân về 
những góp ý quan trọng và phê bình sắc sảo cho bài viết. Những khuyết điểm của bài viết 
thuộc về tác giả.
TÁI ĐỊNH VỊ XỨ ĐÀNG TRONG TRONG KHÔNG GIAN 
ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á, THẾ KỶ XVI-XVIII
 Vũ Đức Liêm*
“Tây phương khôn nẻo tới
Phía Bắc khó đường qua
Đường Nam phương thấy đó chẳng xa
Thì những sợ nhiều quân Đá Vách.”
 Nguyễn Cư Trinh (1750)
Dẫn nhập: Vấn đề cấu trúc không gian của lịch sử Việt Nam 
Tiếp cận không gian lịch sử Việt Nam thường gắn liền với các mối quan tâm 
nội cấu trúc (internal structure), đặc biệt là tương tác giữa các vùng miền. Keith 
Taylor (1998) gợi ý về các xung đột vùng ở Việt Nam và lý giải tại sao chúng 
tạo ra các không gian người Việt khác nhau. Li Tana (1998) phát triển thêm một 
bước từ bản luận án (1992, ANU) và lập luận rằng Đàng Trong phản ánh một cách 
thức khác để trở thành “Việt Nam”. Trường phái học thuật này có xu hướng cho 
rằng bản sắc của Đàng Trong mang nhiều màu sắc “Đông Nam Á” hơn là so với 
Đàng Ngoài “Hán hóa” (K. W. Taylor 1998; Tana 1998b). Victor Lieberman mượn 
cách nói của Pierre Gourou khi cho rằng khu vực duyên hải phía đông của Đông 
Nam Á lục địa là vùng đất có liên hệ lãnh thổ lỏng lẻo nhất trên thế giới [the least 
coherent territory in the world] (Gourou 1936, 8; Lieberman 2003, 338). Trong khi 
đó Alexander Woodside (1988), Nola Cooke (1992; 1997, 269-95) và Choi Byung 
Wook (2004) đề cập đến "dự án chính trị" (political project) của Minh Mệnh nhằm 
tập trung hóa quyền lực, thống nhất lãnh thổ và truyền bá mô hình chính trị Nho 
giáo vào hạ lưu sông Mekong chính là cách thức mà khu vực này trở thành một 
bộ phận lãnh thổ của Việt Nam ở thế kỷ XIX. Rõ ràng là bằng cách này hay cách 
khác, các học giả này tìm cách đưa ra một mẫu hình mới cho sự đa dạng không 
gian của lịch sử Việt Nam, và tìm kiếm con đường Đông Nam Á của việc trở thành 
Việt Nam hiện đại. Diễn ngôn lịch sử này hướng đến việc thách thức cách tiếp cận 
của các học giả dân tộc chủ nghĩa, những người luôn tìm cách hạ thấp sự đa dạng 
và tính độc lập của mô hình lịch sử được phát triển ở Đàng Trong từ thế kỷ XVI. 
13Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
Phía bên kia của câu chuyện học thuật về Đàng Trong mô tả lịch sử khu vực 
này trong một viễn cảnh hoàn toàn khác bằng cách đề cập đến ý đồ chính trị của 
chúa Nguyễn và họ Mạc Hà Tiên như là các mô hình chính trị Đông Á được cài 
đặt trên khung cảnh Đông Nam Á (Trần 1956: 77-140; 1960; 1979). Một trong các 
khía cạnh nổi bật được quan tâm bởi khuynh hướng học thuật này là Nho giáo. 
Liam Kelley đã thách thức lập luận của Li Tana rằng để tồn tại ở Đàng Trong thì 
chúa Nguyễn buộc phải tìm kiếm những cách thức thực hành tôn giáo và chính trị 
khác biệt so với Đàng Ngoài (Li 1998b, 101).Thay vào đó, ông lập luận rằng mặc 
dù chúa Nguyễn cai trị trên những vùng đất mới lạ, họ vẫn tiếp tục những truyền 
thống chính trị và ý thức hệ được sử dụng ở Đàng Ngoài, từ việc tôn thờ các tín 
ngưỡng bản địa, bảo trợ Phật giáo, cho đến các cách thức thực hành chính trị Nho 
giáo (Kelley 2006, 346).
Tuy nhiên trong lúc cả hai khuynh hướng này tranh luận về tính chất Đông 
Nam Á hay tính chất Trung Hoa của xã hội Đàng Trong, không ai dành những 
quan tâm xứng đáng nhằm định vị xứ Đàng Trong trong không gian địa lý xã hội 
và nhân văn (human geography) gồm chứa các mạng lưới thương mại, chính trị, 
và tôn giáo mà từ đó vùng đất này được định hình nên. Bài viết này, thay vì tham 
gia vào diễn ngôn về tính chất Ấn, Đông Nam Á, hay Hoa, sẽ tập trung khảo sát 
cách thức người Đàng Trong tư duy về không gian của mình, và cách thức họ vận 
hành các mạng lưới dọc theo dãy Trường Sơn và vùng duyên hải kéo dài đến tận 
bờ đông vịnh Thái Lan. Nói cách khác, nó phân tích cách thức người Đàng Trong 
tự định vị mình trong không gian khu vực. Theo đó, bài viết này sẽ tái định hướng 
vị trí xứ Đàng Trong như một khu vực kết nối giữa Đông và Đông Nam Á thông 
qua khảo sát sự mở rộng lãnh thổ, kết nối các mạng lưới giao thương, và xác lập 
cấu trúc quyền lực vùng. Nó lập luận rằng Đàng Trong đã phát triển một khuynh 
hướng tiếp cận không gian độc đáo dựa trên các mạng lưới nằm xen lẫn giữa hai 
khu vực mà ngày nay được gọi là Đông và Đông Nam Á, và cung cấp một mẫu 
hình thú vị về tương tác nội Á với tư cách là một môi trường trung gian mà ngày 
nay các sử gia khu vực có nhiều cách khác nhau để gọi tên: thế kỷ của người 
Hoa - “Chinese century” (Wang and Ng 2004), mạng lưới người Hoa - “Chinese 
circulation” (Tagliacozzo and Chang 2011), quá trình văn minh hóa - “civilizing 
process” (Faure and Siu 1995), Những trùng hợp ngẫu nhiên trên lục địa Á-Âu - 
“Eurasian Strange Parallels” (Lieberman 2003; 2009), và đường biên lỗ chỗ ở 
Đông Nam Á - “Southeast Asian porous borders” (Tagliacozzo 2005). 
Tiếp cận của bài viết này coi không gian địa lý Đàng Trong không phải là một 
chỉnh thể đóng, thống nhất và bất biến mà co dãn theo sự chuyển dịch của các làn 
sóng người (human mobility) dọc theo các dòng chảy thương mại, tương tác văn 
hóa, bảo trợ chính trị và xung đột quân sự để định vị vùng đất này trong các tưởng 
14 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
tượng không gian mới (spatial imaginations). Bằng cách đó, chúng ta có thể đưa ra 
những tri thức mới về bản sắc, cấu trúc, và cách thức vận hành của xứ Đàng Trong 
(van Schendel 2002, 647-68; Kratoska, Raben và Nordholt 2005, 3). Thế kỷ XVII-
XVIII là một thời kỳ năng động để khảo sát những nhân tố này ở Đàng Trong vì 
nó bao gồm một loạt các sự kiện và diễn trình nhộn nhịp trong khu vực, bao gồm 
các dòng chảy di cư, chuyển giao công nghệ, tôn giáo, thương mại, chiến tranh, mở 
rộng lãnh thổ, gia tăng dân số, và thậm chí là cướp biển trên vùng biển từ miền nam 
Trung Hoa đến eo Malacca trong thời kỳ được gọi là kỷ nguyên thương mại ở khu 
vực (Reid 1988; 1993; Antony 2007). Được mô tả như một tiểu Địa Trung Hải, các 
xã hội bao quanh Biển Đông được coi là đã tham gia vào một khung cảnh tương 
tác sôi động trong hàng nghìn năm (Solheim, David và Ambika 2006; Ptak 2008, 
53-72). Vì thế, Đàng Trong với các đường bờ biển dài, vũng, vịnh, đảo, nhiều sông 
ngòi, các mối liên hệ thượng nguồn, hạ lưu và không gian tộc người đa dạng là ví 
dụ cho một xã hội mà cấu trúc và bản sắc được định hình bởi những thăng trầm 
theo dòng chảy của các nhóm người di cư, mở rộng lãnh thổ, xác lập các khu định 
cư, thương mại. 
Phạm vi của không gian xứ Đàng Trong 
sẽ được phân tích thông qua các mạng 
lưới, vai trò của các chủ thể, và dòng chảy 
của các tương tác. Vì thế, cách thức tiếp 
cận này không giới hạn trong các đường 
ranh giới dân tộc hay khu vực hiện nay. 
Các đường này đơn thuần là sản phẩm 
của thời hiện đại, phản ánh ý đồ địa chính 
trị và lợi ích của của các thế lực thực dân 
hay cường quốc mà không hề tham khảo 
các không gian hoạt động của các cộng 
đồng bản địa trong lịch sử. Trong không 
gian này, người Đàng Trong có vị thế 
đặc biệt, như một sự pha trộn của nhiều 
khuynh hướng lãnh thổ, di cư, mở rộng 
của quyền lực chính trị, tổ chức xã hội và 
các hoạt động kinh tế trao đổi. Lịch sử về 
sự hưng khởi của nó bắt đầu từ một nhóm 
người Việt từ phía Bắc đã bứt phá trên con 
đường tìm kiếm không gian mới, kết hợp 
với các nhóm bản địa, xây dựng vùng đất 
của mình vươn lên thịnh vượng như một 
THANH
NGHE
Hình 1. Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII.
(Lieberman 2003, 339)
15Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
không gian của các tương tác từ miền nam Trung Hoa, Nhật Bản và từ vịnh Thái 
Lan và Đông Nam Á hải đảo. Đàng Trong vì thế cung cấp một mẫu hình thú vị về 
tương tác nội Á (Inter-Asian Connection) thời sơ kỳ hiện đại. Anthony Reid (2015) 
lập luận rằng không gian Đông Nam Á đặc biệt vì nó “không Hoa cũng chẳng Ấn” 
(2015, 26-28). Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác nó là gì thì Reid vẫn bỏ ngỏ câu 
trả lời. Bằng cách lần theo các mạng lưới và nhận diện chủ nhân của nó trên vùng 
đất Đàng Trong, cách tiếp cận này có thể là một nỗ lực để trả lời câu hỏi trên bằng 
cách đặt Đàng Trong trong những không gian lịch sử và xã hội mở. 
Ý niệm không gian xứ Đàng Trong
Về các cảng của họ (Đàng Trong), điều tuyệt vời là trên một dải bờ biển 
dài chừng 100 leagues (560km), có hơn 60 bến đỗ rất tiện lợi, bởi vì có
nhiều nhánh biển lớn.
Borri (1621)
Mùa đông năm 1558, hàng nghìn binh lính và những người trung thành với 
dòng họ Nguyễn giong buồm về phía nam, khu vực ngày nay thuộc miền Trung 
Việt Nam. Thủ lĩnh của họ, Nguyễn Hoàng, một chỉ huy quân sự 33 tuổi là con thứ 
của vị tướng đầy quyền uy Nguyễn Kim, người đã đưa vua Lê quay trở lại ngai 
vàng và tiến hành cuộc chiến tranh với nhà Mạc ở phía Bắc. Không may là ông 
bị đầu độc vào năm 1545, và vị trí của ông rơi vào tay người con rể Trịnh Kiểm. 
Sự thay đổi này nhanh chóng biến những người con của Nguyễn Kim trở thành 
đối tượng thanh trừng của họ Trịnh. Lo lắng cho tương lai của mình, như bản thân 
chính sử nhà Nguyễn chép lại, Nguyễn Hoàng cử người đến tham vấn Nguyễn 
Bỉnh Khiêm và nhận được lời chỉ dạy, “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” 
(Một dải Hoành Sơn, dung thân muôn đời) (ĐNTL I, 19; Taylor 1993, 42-65). Lời 
chỉ dẫn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ mở ra thời đại của các chúa Nguyễn, 
mà còn cả vương triều Nguyễn sau này. Lịch sử Việt Nam hiện đại đã được bắt đầu 
từ một chỉ dẫn địa lý.(1) 
Đối lập với vùng châu thổ rộng lớn, bằng phẳng, không bị chia cắt và cư dân 
đông đúc ở phía bắc, Đàng Trong được tạo dựng trên không gian địa lý đa dạng 
phức tạp và không thống nhất. Phần phía bắc của nó là một dải gần 800km bờ biển 
dài và hẹp chạy dọc dãy Trường Sơn chắn ở phía tây, nơi hẹp nhất như ở Quảng 
Bình chỉ chưa đến 50km, thường xuyên bị cắt xẻ bởi các đèo, núi, cửa sông, vũng, 
vịnh, và đầm phá. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho các tương tác dọc sông 
và duyên hải. Theo các mạng lưới giao thương trên môi trường nước này mà các 
cư dân ở đây tổ chức hệ thống xã hội và các liên hệ chính trị của mình (Wheeler 
2006, 123-53; Vũ 2016a). Gần một nghìn cây số về phía nam cách nơi Nguyễn 
Hoàng dựng trị sở là một không gian tự nhiên và tộc người khác của vùng châu thổ 
Mekong. Nola Cooke và Li Tana (2004) gọi đây là đường biên nước [Water frontier], 
16 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
tuy nhiên, có lẽ chính xác hơn thì đây là thế giới của nước, một khu vực ngập lụt với 
đầm lầy và rừng rậm (Cooke và Li 2004). Nơi đây từng là không gian của vương 
quốc Phù Nam trước khi nó bị người Khmer chinh phục. Tân Đường thư nói rằng 
vùng đất này sau đó thuộc về Thủy Chân Lạp khi người Khmer bắt đầu phân tán. 
Trong nhiều thế kỷ sau đó, dù có sự cư trú rải rác của những người hạ Khmer (Khmer 
Krom), phần lớn khu vực này hầu như chưa được khai phá. Ghi chép của sứ giả nhà 
Nguyên thế kỷ XIII là Chu Đạt Quan đi qua vùng đất này cho thấy dọc theo hai bên 
bờ sông không có gì khác hơn là rừng rậm bao trùm và các đàn trâu hoang (Trần 
1975, 57). Nhiều khu vực trong số này, sau khi phù sa làm tắc nghẽn các dòng sông 
bao quanh, đã bị người Khmer bỏ hoang trong khoảng gần 1.000 năm, ví như khu 
vực Đồng Tháp Mười. Ngay cả biên niên sử Campuchia cũng cho thấy rằng vào cuối 
thế kỷ XVII, chính quyền Udong không hề kiểm soát vùng hạ lưu Mekong (Sakurai 
2004, 38, 40). Cho đến thế kỷ XIX, khu vực này vẫn là một không gian mở cho các 
cuộc di cư tự do, khai phá đất đai mà nhiều vùng đất nằm ngoài kiểm soát của bất cứ 
vương quốc nào. Người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer sẽ theo dòng 
chảy di cư và viễn chinh quân sự để vào vùng đất này. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ 
thấy, sự mở rộng lãnh thổ của Đàng Trong là hệ quả của một diễn trình chính trị và 
lãnh thổ phức tạp mà ở đó sự mở rộng không gian địa lý như một sự phản ánh cho 
các nhu cầu cấp thiết về tài nguyên, di cư, và lãnh thổ. 
Cái gọi là “không gian xứ Đàng Trong” và tư duy lãnh thổ của nó cũng là một 
cấu trúc động, thường xuyên co dãn trong suốt thế kỷ XVII-XVIII. Đàng Trong 
là một thực thể địa lý năng động và có tính mở. Chúng ta thấy điều đó ở sự hình 
dung về không gian của vùng đất này vào các thời điểm khác nhau. Vào năm 1613, 
những lời trăn trối cuối cùng của Nguyễn Hoàng cho con trai mình cũng không gì 
khác hơn là những chỉ dẫn địa lý và quân sự:
 “Đất Thuận Quảng phía bắc có núi Ngang [Hoành Sơn] và Sông Gianh 
[Linh Giang] hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia [Thạch Bi Sơn] 
vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh 
hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ 
nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ 
cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”. (ĐNTL I, 29).
Đàng Trong của Nguyễn Hoàng là một không gian phòng thủ và đối phó, 
một không gian tự giới hạn và tự vệ theo địa hình để tồn tại. Hơn một thế kỷ sau, 
Nguyễn Phúc Khoát có một hình dung địa lý khác về không gian mà ông ta cầm 
quyền khi tuyên bố rằng mình đã có được một nửa sơn hà và bày tỏ ý đồ giành lấy 
phần còn lại. Bằng việc lên ngôi vương, thay đổi phong tục và sắp đặt lại hệ thống 
hành chính, Đàng Trong của vị chúa này là một không gian để khẳng định, để vươn 
lên quyền lực, và để thịnh vượng (ĐNTL I, 136-137). Diễn ngôn về bản sắc không 
gian này chắc chắn là có liên hệ với tư duy không gian của vị kiến trúc sư trưởng 
17Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
của ông trong ý đồ mở rộng lãnh thổ, Nguyễn Cư Trinh. Và đây là hình dung địa lý 
của nhà chiến lược này vào năm 1750, chỉ 5 năm trước khi ông cầm quân đi ngược 
sông Mekong, hướng đến đường biên Việt Nam-Campuchia ngày nay:
“Tây phương khôn nẻo tới
 Phía Bắc khó đường qua
 Đường Nam phương thấy đó chẳng xa
 Thì những sợ nhiều quân Đá Vách.”
 (Nguyễn Cư Trinh 1750, 56-57; Hardy và Đông 2013)
Đây rõ ràng là sự chiêm nghiệm về không gian của Đàng Trong và ý đồ mở 
rộng lãnh thổ mà Nguyễn Cư Trinh được giao phó. Nó phản ánh tầm nhìn của giới 
tinh hoa trên vùng đất này và khuynh hướng dịch chuyển không gian của Đàng 
Trong về phía nam, như lời ông tuyên bố trong cuộc viễn chinh 1756 rằng “Từ xưa 
việc dụng binh chẳng qua là để trừ diệt bọn đầu sỏ và mở mang thêm đất đai” và 
hiến kế “tàm thực” như một phương tiện dần dần mở rộng lãnh thổ vào khu vực 
sông Mekong (ĐNTL I, 147). Tư duy về không gian lãnh thổ này rõ ràng là không 
giống với cách thức chinh phục của các nhóm cư dân Đông Nam Á lục địa khác, 
những người tìm kiếm cư dân hơn là đất đai. Nguyên nhân là đất đai ở đây phong 
phú mà cư dân thì thưa thớt, chính vì vậy mục tiêu của chiến tranh và mở rộng là 
hướng đến bắt dân đưa về vùng đất của mình chứ không phải tìm kiếm thêm đầm 
lầy và rừng rậm (Pawakapan 2014, 1; Scott 2009, 64-72). Rõ ràng đây là cách 
Nguyễn Cư Trinh tư duy về không gian Đàng Trong và cách thức mà chính thể 
này được mở rộng theo không gian, khác hẳn với các nước láng giềng phía nam và 
tây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các kiến trúc sư chính trị ... .
62. Matsuda, Matt. 2012. Pacific Worlds: A History of Seas, Peoples, and Cultures. Cambridge: 
Cambridge University Press.
63. Mus, Paul. 1952. sociologie d’une Guerre. Paris: Éditions du Seuil.
64. Nguyễn, Cư Trinh. 1750. Sãi Vãi. Unpublishe. Yale University Library, AB.383.
65. Nguyễn, Văn Hầu. 1970. “Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long” [The Annexation 
and Exploitation of Tầm Phong Long].” Sử địa 19-20: 3-24.
66. Nöel, Péri. 1923. “Essai sur les relations du Japon et de l’Indochine aux XVIe et XVIIe siècles.” 
Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême-Orient 23 (1): 1-104.
67. Paul H. Kratoska, Remco Raben, and Henk Schulte Nordholt, eds. 2005. Locating Southeast 
Asia: Geographies of Knowledge and Politics of Space. Singapore University Press.
68. Pawakapan, Puangthong R. 2014. “Warfare and Depopulation of the Trans-Mekong Basin 
and the Revival of Siam’s Economy.” City University of Hong Kong: Southeast Asia Research 
Centre Working paper series, No. 156.  
- WP - Dr Puangthong.pdf.
69. Pelliot, Paul. 1903. “Le Fou-Nan.” Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 3 (1): 248-303.
70. Pham, Charlotte Minh Hà. 2016. “European Navigation, Nautical Instructions and Charts of 
the Cochinchinese Coast (16th-19th Centuries).” Moussons, no. 27: 101-29.
71. Phạm, Văn Sơn. 1961. Việt sử tân biên. Tập 4. Sài Gòn: Tủ sách Sử học Việt Nam.
72. Pires, Tome. 1967. The Suma Oriental of Tome Pires. London: The Hakluyt Society.
73. Poivre, Pierre. 1769. Travels of a Philosopher, Or, Observations on the Manners and Arts of 
Various Nations in Africa and Asia. London: T. Becket.
74. Ptak, Roderich. 2008. “The Gulf of Tongking: A Mini-Mediterranean?” In The East Asian 
Mediterranean: Maritime Crossroads of Culture, Commerce and Human Migration, edited 
by Angela Schottenhammer, 53-72. Harrassowitz Verlag-Wiesbaden.
75. Quách Tấn, and Quách Giao. 1988. Nhà Tây Sơn. Quy Nhơn: Sở Văn hóa và Thông tin 
Nghĩa Bình.
76. Reid, Anthony. 1988. Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680, Volume One: The 
Lands below the winds. New Haven: Yale University Press.
77. ———. 1993. Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680. Vol. 2. New Haven: Yale 
University Press.
39Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
78. ———. 1999. Charting the Shape of Early Modern Southeast Asia. Chiangmai: Silkworm Books.
79. ———. 2004. “Chinese Trade and Southeast Asian Economic Expansion in the Later 
Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: An Overview.” In Water Frontier: Commerce 
and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880, edited by Nola Cooke and Tana 
Li, 21-34. Boulder: Rowman & Littlefield.
80. ———. 2015. A History of Southeast Asia: Critical Crossroads. Chichester, England: Wiley Blackwell.
81. Rochon, Alexis Marie de. 1793. A Voyage to Madagascar and the East Indies. London: E. Jeffery.
82. Rungswasdisab, Puangthong. 1995. “War and Trade: Siamese Interventions in Cambodia, 
1767-1851.” Ph. D dissertation, University of Wollongong.
83. Sakurai, Yumio. 2004. “Eighteenth-Century Chinese Pioneers on the Water Frontier of 
Indochina.” In Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-
1880, edited by Nola Cooke and Tana Li, 32-52. Boulder: Rowman & Littlefield Publishers.
84. Sakurai, Yumio, and Takako Kitagawa. 1999. “Hatien or Banteay Meas in the time of the fall 
of Ayutthaya.” In From Japan to Arabia: Ayutthaya’s Maritime Relations with Asia, edited by 
Kennon Breazeale, 150-220. Bangkok: Toyota Thailand Foundation.
85. Scott, James C. 2009. The Art of Not Being Governed: An Anarchist History of Upland 
Southeast Asia. Yale University Press.
86. Sellers, Nicholas. 1983. The Princes of Ha-Tien (1682-1867). Belgium: Thanh-long.
87. Solheim, Wilhelm G, Bulbeck David, and Flavel Ambika. 2006. Archaeology and Culture in 
Southeast Asia: Unraveling the Nusantao. Mannila: University of the Philippines Press.
88. Tagliacozzo, Eric. 2005. Secret Trades, Porous Borders: Smuggling and States Along a 
Southeast Asian Frontier, 1865-1915. New Haven: Yale University Press.
89. Tagliacozzo, Eric, and Wen-Chin Chang, eds. 2011. Chinese Circulations: Capital, 
Commodities, and Networks in Southeast Asia. Durham, NC: Duke University Press.
90. Tana, Li, and Anthony Reid, eds. 1993. Southern Vietnam under the Nguyễn: Documents 
on the Economic History of Cochinchina (Đàng Trong), 1602-1777. Singapore: Institute of 
Southeast Asian Studies.
91. Taylor, K. W. 1998. “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and 
Region.” The Journal of Asian Studies 57 (4): 949-78. doi:10.2307/2659300.
92. Taylor, Keith. 1993. “Nguyễn Hoàng and the Beginning of Việt Nam’s Southward Expansion.” 
In Southeast Asia in the Early Modern Era: Trade, Power, and Belief, edited by Anthony 
Reid, 42-85. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press.
93. Trần, Chính Khâm, ed. 2001. 广州十三行沧桑 [Quảng Châu thập tam hãng thương tang]. 
Quảng Châu: 广东地图出版社.
94. Trần, Chính Tường. 1975. 真臘風土記研究 [Chân Lạp phong thổ ký nghiên cứu]. Hongkong: 
香港中文大學.
95. Trần, Kinh Hòa. 1956. “He Zhen Ye Zhen Mo Shi Jia Pu Zh Shi” [Notes on the Genealogy of 
the Mac Family from Ha Tien].” Quo Lo Taiwan de Xue Wen Shi Zhe Xue Bao [Bullentin of 
the College of Arts of Taiwan National University] 5: 77-140.
96. ———. 1957. 清初華舶之長崎貿易及日南貿易 [Thanh sơ hoa bạc chi trường khi mậu dịch 
cập Nhật Nam mậu dịch].” 南洋學報 13 (1): 1-52.
40 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
97. ———. 1960a. “Shi Qi Ba Shi Ji Hui An Zhi Tang Ren Jie Ji Qi Shang Ye [The Chinese Town 
of Hoi An and its trade during the seventeenth and eighteenth centuries].” Xin Ya Xue Bao 
(New Asia Journal) 3 (1): 273–332.
98. ———. 1960b. 十七世紀廣南新史料 [Thập thất thế kỷ Quảng Nam tân sử liệu]. Hongkong: 
中華叢書.
99. ———. 1964. 承天明鄉社陳氏正譜 [Thừa Thiên Minh Hương xã Trần thị chính phả]. 
Hongkong: Southeast Asia Studies Section, New Asia Research Institute, Chinese University 
of Hong Kong.
100. ———. 1967. “Kasen Tei Shi No Bungaku Katsudo, Tokuni Kasen Jyuei Ni Tsuite” [On the 
Literary Works of the Mạc, Governor of Hà Tiên, with special reference to the Hà Tiên thập 
vịnh].” Shigaku 史學 [The Historical Science] 40 (2-3): 149-211.
101. ———. 1979. “Mac Thien Tu and Phraya Taksin: A Survey on their Political Stand, Conflicts 
and Background.” In Proceedings of the Seventh International Association of Historians of 
Asia (IAHA) Conference, Vol. 2, 1535-75. Bangkok: Chulalongkorn University Press.
102. Trương, Minh Đạt. 2008. Nghiên cứu Hà Tiên. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.
103. Turner, Frederick Jackson. 1994. “The Significance of the Frontier in American History.” 
In Rereading Frederick Jackson Turner: “The Significance of the Frontier in American 
History” and Other Essays, edited by John Mack Faragher, 31-60. New Haven, CT: Yale 
University Press.
104. Van Schendel, Willem. 2002. “Geographies of Knowing, Geographies of Ignorance: Jumping 
Scale in Southeast Asia.” Environment and Planning D: Society and Space 20 (6). SAGE 
Publications: 647-68. doi:10.1068/d16s.
105. Vickery, Michael. 2011. “1620, A Cautionary Tale.” In New Perspectives on the History and 
Historiography of Southeast Asia, Continuing Explorations, edited by Michael Arthur Aung-
Thwin and Kenneth R. Hall, 157–66. London: Routledge.
106. Võ, Vinh Quang. 2013. “Lược khảo văn bản ‘An Nam quốc thư’.” Tạp chí Nghiên cứu và Phát 
triển 9 (107): 61-71.
107. Volkov, Alexei. 2013. “Evangelization, Politics, and Technology Transfer in 17th-Century 
Cochin- China: The Case of João Da Cruz.” In Europe and China: Science and Arts in 
the 17th and 18th Centuries, edited by Louis Saraiva, 31-67. Singapore: World Scientific 
Publishing Co. Pte. Ltd.
108. Vu, Duc Liem. n.d. “The Age of Sea Falcons: Naval Warfare in Vietnam, 1771-1802.” 
In Warring Societies of Pre-Colonial Southeast Asia: Local Cultures of Conflict Within a 
Regional Context, edited by Kathryn Wellen and Michael Charney. Copenhagen: Nordic 
Institute of Asian Studies, forthcoming.
109. ———. 2016. “The Rise of Ha Tien in the Context of Autonomous History.” The 4th Nicholas 
Tarling Conference: Challenges of Writing Inclusive National Histories, National Historical 
Commission of the Philippines, Manila: 1-2 February 2016.
110. Vũ, Thế Dinh. 1818. 河仙鎮叶鎮鄚氏家譜 [Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả]. Viện Hán 
Nôm, A.1321. Unpublished.
111. Wang, Gungwu, and Chin-Keong Ng, eds. 2004. Maritime China in Transition 1750-1850. 
Harrassowitz Verlag.
41Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
112. Wheeler, Charles. 2006. “Re-Thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society in the 
Integration of Thuâ[dot Under]n-Qua[hook Above]ng, Seventeenth-Eighteenth Centuries.” 
Journal of Southeast Asian Studies 37 (1). Cambridge University Press: 123-53.
113. ———. 2007. “Buddhism in the Re-Ordering of an Early Modern World: Chinese Missions 
to Cochinchina in the Seventeenth Century.” Journal of Global History 2 (3). Cambridge 
University Press: 303-24.
114. Wheeler, Charles James. 2001. “Cross-Cultural Trade and Trans-Regional Networks in the 
Port of Hoi An: Maritime Vietnam in the Early Modern Era.” ProQuest Dissertations and 
Theses, 292-292 .
115. Wilcox, Wynn W. 2006. “Transnationalism and Multiethnicity in the Early Nguyen Anh Gia 
Long Period.” In Viet Nam: Borderless Histories, edited by Nhung Tuyet Tran and Anthony 
Reid, 194-218. Madison: University of Wisconsin Press.
116. Willmott, W. E. 1966. “History and Sociology of the Chinese in Cambodia Prior to the French 
Protectorate.” Journal of Southeast Asian History 7 (1): 15-38.
117. Wong Tze-Ken, Danny. 2011. “Vietnam-Champa Relations during the Seventeenth and 
Eighteenth Centuries.” In The Cham of Vietnam, edited by Bruce Lokchart and Tran Ky 
Phuong, 238-62. Singapore: NUS Press.
118. ———. 2012. “The Destruction of the English East India Company Factory on Condore 
Island, 1702-1705.” Modern Asian Studies 46 (5). Cambridge University Press: 1097-1115.
119. Woodside, Alexander. 1988. Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of 
Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century. CA, MA: 
Council on East Asian Studies, Harvard University.
120. Wook, Choi Byung. 2004. Southern Vietnam under the Reign of Minh Mạng (1820-1841): Central 
Policies and Local Response. Ithaca, NY: Cornell University Southeast Asia Program Publications.
121. Zottoli, Brian A. 2011. “Reconceptualizing Southern Vietnamese History from the 15th to 18th 
Centuries: Competition along the Coasts from Guangdong to Cambodia”. Phd dissertation, 
The University of Michigan.
TÓM TẮT
Trước khi chủ nghĩa thực dân xác lập các đường phân chia địa lý ở Đông Nam Á theo các 
lợi ích riêng của họ, cư dân ở khu vực này có những cách thức tư duy không gian riêng. Nhờ 
cách thức định nghĩa và tiếp cận không gian này mà họ có cách thức khác để phân chia bề mặt 
Trái đất thành phạm vi địa lý đặc thù với các mạng lưới và lợi ích của chính họ. Vào thế kỷ XVI, 
có một nhóm người Việt như thế đã lựa chọn đi về phía nam, và bắt đầu xác lập ở khu vực thuộc 
miền Trung Việt Nam ngày nay. Cùng với các cư dân bản địa, họ thiết lập nên một chính quyền 
tự trị so với Đàng Ngoài, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay Cochinchina. Trong vòng hai 
thế kỷ, bằng cách tạo ra một không gian địa lý riêng với việc mở rộng lãnh thổ về phía nam và 
thúc đẩy các tương tác với cả các nhóm miền núi và mạng lưới nội Á bằng đường biển, chính thể 
mới không chỉ đứng vững trước các cuộc tấn công từ phía bắc mà còn phát triển thịnh vượng. 
Bài viết này sẽ tái định hướng không gian của xứ Đàng Trong như một khu vực kết nối giữa Đông 
và Đông Nam Á thông qua khảo sát sự mở rộng lãnh thổ, kết nối các mạng lưới giao thương, và 
xác lập cấu trúc quyền lực vùng. Nghiên cứu này sẽ lập luận rằng Đàng Trong đã phát triển một 
khuynh hướng tiếp cận không gian độc đáo dựa trên các mạng lưới nằm xen lẫn giữa hai khu 
42 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016
vực mà ngày nay được gọi là Đông và Đông Nam Á, và cung cấp một mẫu hình thú vị về tương 
tác nội Á (Inter-Asian Connection). Thể chế này, trong khi hướng về phương bắc để tìm kiếm các 
mẫu hình chính trị, sức mạnh văn hóa và tôn giáo để thiết kế các cấu trúc chính trị mà nó muốn 
xây dựng, đã hướng về phương nam để tìm kiếm các nguồn lực, không gian lãnh thổ, và dân số 
để biến ý đồ chính trị đó thành hiện thực. Anthony Reid (2015) lập luận rằng không gian Đông 
Nam Á đặc biệt vì nó “không Hoa cũng chẳng Ấn”. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác nó là gì 
thì Reid vẫn bỏ ngỏ câu trả lời. Bằng cách lần theo các mạng lưới và nhận diện chủ nhân của nó 
trên vùng đất Đàng Trong, cách tiếp cận này có thể là một nỗ lực để trả lời câu hỏi trên bằng cách 
đặt Đàng Trong trong những không gian lịch sử và tương tác xã hội mở. 
ABSTRACT
CONNECTING NETWORKS AND ORIENTING POLITICS OF SPACE:
 RELOCATING NGUYỄN COCHINCHINA BETWEEN EAST AND SOUTHEAST ASIA 
IN THE SIXTEENTH TO EIGHTEENTH CENTURIES
Before colonial empires dominated geopolitical and economic interest in Southeast Asia, 
the local had built their own economic and political networks. By the sixteenth century, a group of 
Vietnamese people left behind their traditional base in the Red River delta and moved southward 
to the areas of present-day central and southern Vietnam. They established an autonomous 
domain called the Inner Region (Đàng Trong), or known to the west as the Nguyễn Cochinchina. 
Growing prosperously for two centuries, the region was not only able to defense itself from the 
northern rival in Hanoi, but also to expand dramatically into the lower Mekong, and Khmer frontier 
along Vietnamese-Cambodian border. Its rulers presented a unique geographical consciousness 
in order to position themselves in the world of Asia Pacific. In the sixteenth to the eighteenth 
centuries, there is no better place can reveal the idea of connecting geography and orienting 
political space between East and Southeast Asia than the Nguyễn Cochinchina.This paper 
examines early modern Vietnam’s geographical configuration through connecting economic 
network and orienting political landscape. It argues that the Nguyễn Cochinchina had developed 
a unique perspective of geographical orientation along the frontier between East and Southeast 
Asia. It looked norh for political model and administrative technique, but looked south for territorial 
expansion and resources to implement their political project. By doing this, Nguyen Cochinchina 
offered a fascinating example of those standing at the crossroad of Asian networks, between 
the two geopolitical spaces which we now label as East and South East Asia. Anthony Reid 
(2015) recognizes Southeast Asia as a space of “not China, not India”, but unable to precisely 
define what it is in the between. By tracing the networks and identifying the spatial aspect of 
political acclimatization, this paper attempts to answer that issue by placing the Inner Region in 
the historical backgrounds and open social interaction.

File đính kèm:

  • pdftai_dinh_vi_xu_dang_trong_trong_khong_gian_dong_a_va_dong_na.pdf