Tài liệu học tập Công tác xã hội với nhóm

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

1.1 Khái niệm

1.1.1 Nhóm:

Hai hay nhiều người có mối quan hệ tương hỗ nhau về mặt tinh thần hoạt động như một tập thể, có những mối quan tâm chung, sử dụng việc tương tác mặt đối mặt để chia sẻ, nhất trí và làm việc để đáp ứng nhu cầu, các vấn đề thuộc về giá trị chung của họ hoặc của người khác.

 Các yếu tố hình thành một nhóm:

 Có cùng chung mục đích và chia sẻ trách nhiệm

 Có mối quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau

 Sinh hoạt theo quy tắc và tiêu chuẩn riêng

 Mỗi thành viên có một hay nhiều vai trò nhất định tuỳ tình huống

1.1.2 Nhóm trong cuộc sống:

 Nhóm tự nhiên: trong gia đình, bạn bè.

 Nhóm thành lập: cơ quan, tổ chức.

Khi tham gia nhóm, chúng ta được:

- Được bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm

- Được công nhận

- Được tình bạn

- Được quan tâm đến

- Được an toàn

- Được cảm giác gắn bó hay thuộc về một tổ ấm

- Được khẳng định và phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, hội hoạ, giao tiếp, lãnh đạo ).

à Khi tham gia nhóm: ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

1.1.3 Phân loại nhóm:

- Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách

- Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi.)

- Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ khuyết tật).

- Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.

- Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.

- Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.

 

doc 89 trang yennguyen 32220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu học tập Công tác xã hội với nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Công tác xã hội với nhóm

Tài liệu học tập Công tác xã hội với nhóm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ-GIÁO DỤC
TÀI LIỆU HỌC TẬP
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM
ĐÀ NẴNG - 2016CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 
Khái niệm 
Nhóm: 
Hai hay nhiều người có mối quan hệ tương hỗ nhau về mặt tinh thần hoạt động như một tập thể, có những mối quan tâm chung, sử dụng việc tương tác mặt đối mặt để chia sẻ, nhất trí và làm việc để đáp ứng nhu cầu, các vấn đề thuộc về giá trị chung của họ hoặc của người khác.
 Các yếu tố hình thành một nhóm:
Có cùng chung mục đích và chia sẻ trách nhiệm
Có mối quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau
Sinh hoạt theo quy tắc và tiêu chuẩn riêng
Mỗi thành viên có một hay nhiều vai trò nhất định tuỳ tình huống 
Nhóm trong cuộc sống:
	Nhóm tự nhiên: trong gia đình, bạn bè..
	Nhóm thành lập: cơ quan, tổ chức.
Khi tham gia nhóm, chúng ta được:
Được bộc lộ tâm tư, chia sẻ, thông cảm
Được công nhận
Được tình bạn
Được quan tâm đến
Được an toàn
Được cảm giác gắn bó hay thuộc về một tổ ấm
Được khẳng định và phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, hội hoạ, giao tiếp, lãnh đạo).
à Khi tham gia nhóm: ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
1.1.3 Phân loại nhóm: 
- Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách
- Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng ( Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi..)
- Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm các phụ huynh trẻ khuyết tật).
- Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.
- Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.
- Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.
1.1.4 Định nghĩa công tác xã hội với nhóm: 
	CTXH với nhóm (làm việc với nhóm) là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:
    -   Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm) 
    -   Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề 
    -   Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Trong phương pháp CTXH cá nhân, đối tượng được tác động chính là cá nhân người được giúp đỡ. Công cụ chính là mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ.
Trong phương pháp CTXH nhóm, đối tượng tác động là toàn nhóm, là mối tương tác giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. CTXH là sử dụng cơ cấu nhóm và năng động nhóm trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẽ kinh nghiệm và sử dụng nguồn lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ.
Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là làm tăng khả năng giải quyết vấn đề cho cộng đồng.
 Thí dụ : - Nhóm trẻ đá banh của lớp học tình thương (Nguyên Hương)
              - Nhóm của 3 sinh viên kết hợp làm bài tập lớn, v.v...
Lịch sử phát triển CTXH với nhóm
Hình thành từ thập niên 1960 tại Anh bắt nguồn từ sinh hoạt riêng của các nhóm NVXH để đánh giá và đánh giá hiệu quả của CTXH cá nhân
Cùng thời ấy, CTXH nhóm cũng đã xuất hiện tại Bắc Mỹ cùng những nghiên cứu về năng động nhóm. Từ ảnh hưởng của Mỹ, CTXH nhóm dần được sử dụng nhiều hơn vào thập niên 1970 để cải tiến phương pháp can thiệp
Công tác nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến động và thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng đã thu hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khu công nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Lôn Đôn. Việc tập trung số lượng người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như nhà ở, vệ sinh và tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giải quyết những vấn đề này. 
Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vào giới chủ nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộc vào giới chủ để hưởng long. Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ không biết dựa vào cái gì để sống. Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình. Sự nghèo đói lan rộng đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trung vào một nhóm thiểu số.
Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, lao động trẻ em. Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân và gia đình khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo.
Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộc tầng lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những ngườii có trách nhiệm làm cho cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềm tin rằng tương lai của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ.
Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm. Một số tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trung tâm và cung cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần. 
Các tổ chức khác như hướng đạo,cung cấp các chương trình sinh hoạt lưu động. 
Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo là Samuel Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tại Anh với các hoạt động : triễn lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt cho người nghèo.
Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dục người nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện để cứu rỗi linh hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.
Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt.
Tại Mỹ: Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội. Kỹ nghệ phát triển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điều kiên khó khăn và không an toàn. Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có tay nghề 10 xu/giờ. Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục, vui chơi giải trí... Nhiều tổ chức, hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lại tại Mỹ và Canada.
Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, người thì coi nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ. Các tổ chức trung tâm cộng đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ. Đại học Toronto thì định nghĩa chức năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dục của cộng đồng, dịch vụ bao gồm câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn cho người lớn, câu lạc bộ bạn bè cho trẻ em, lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đi làm.
Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách và nâng cao sự phát triển của trẻ em. Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm có trách nhiệm, quan tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và giá trị của xã hội rộng lớn hơn.
Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạt động để choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta có thể ứng phó với thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiện trong đời sống hằng ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan.
Mục tiêu của CTXH với nhóm
CTXH với nhóm nhắm vào các mục tiêu như sau:
-  Đánh giá (thẩm định) cá nhân: về nhu cầu/khả năng/hành vi qua  việc tự đánh giá của nhóm viên, đanh giá cùa tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, trẻ em đường phố)
   -  Duy trì và hỗ trợ cá nhân : hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyết tật).
   -  Thay đổi cá nhân: nhiều loại từ  hành vi cho đến phát triển nhân cách: kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai; xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực); phát triển nhân cách (nhóm T group).
   -  Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ, nhóm tình nguyện viên).
   -  Giải trí ( vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống). Nếu một người cô đơn hay suy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi, người khuyết tật có tâm trạng chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém sống tách biệt với những người xung quanh. Chính môi trường sinh hoạt vui chơi giải trí trong nhóm giúp con người cảm thấy lạc quan, yêu đời và tăng cường mối quan hệ. Chính vì thế cần tại điều kiện cho cá nhân có môi trường tốt giữa cá nhân và một nhóm hệ thống xã hội.
Nhóm PN nghèo Quỹ vay vốn
NVXH
 - Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnh viện
   -  Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền thông, nhóm trẻ phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat động tích cực.
   -  Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường, ...
   -  Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức của cá nhân và tái phân phối quyền lực (nhóm chính quyền địa phương)
Các đặc điểm của CTXH với nhóm
    -  Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Thông qua môi trường sinh hoạt nhóm cá nhân được đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Mối quan hệ tương tác trong nhóm giúp họ chấp nhận nhau, tôn trọng nhau từ đó nhờ vào sự tác động của NVXH tạo được một môi trường thuận lợi cho việc phát huy năng lực.
    -  Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm. Chính mối quan hệ tương tác này là công cụ chính trong CTXH nhóm để đạt được các mục tiêu xã hội.
    -  Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua ảnh hưởng của người khác, cá nhân bắt chước và học tập kinh nghiệm của người khác.
    - Ảnh hưởng nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân
    -  Nhóm là môi trường bộc lộ về các mặt: cá tính, suy nghĩ, tâm sự,...
 - Chương trình hoạt động là công cụ của CTXH nhóm: 
	+ Trị liệu thông qua nhóm giúp thân chủ bộc lộ được cảm xúc, diễn đạt cảm nghĩ, tâm tư của mình. 
	+ Trong CTXH nhóm, chương trình là công cụ chủ yếu nhất là khi CTXH hướng vào mục đích xã hội hóa. Các hoạt động giải trí, thể dục thể thao, học kỹ năng sẽ là điểm thu hút và quy tụ nhóm viên.
	+ Chương trình còn giúp giới trẻ phát huy tiềm năng học tập các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Chương trình đối với nhóm hành động có thể là cải thiện môi sinh, giải quyết vấn đề khu phố.
    -  Các yếu tố cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố
        * Đối tượng là ai?
        * Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt?
        * Nhu cầu gì cần được đáp ứng?
        * Mục tiêu cần đạt được là gì?
        * Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì?
        * Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào?
        * Phương cách thực hành ; cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ  bên trong và bên ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức ...
Các loại hình CTXH với nhóm
Nhóm giải trí : rèn luyện và phát triển nhân cách. Mỗi hình thức và nội dung được NVXH lựa chọn đều có mục đích xã hội.
Mục đích là cung cấp các hoạt động vui chơi giải trí có mục đích cho các thành viên trong nhóm, qua các hoạt động vui chơi trong nhóm, các thành viên giúp nhau xây dựng những tính cách cần thiết. Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên, tại đây có các hoạt động nhằm phát triển nhân cách, đồng thời qua hoạt động hè nhằm ngăn chặn những hành vi sai trái có thể có
Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng
Nhằm truyền đạt những kiến thức hay kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như: Kỹ năng đọc sách và tài liệu, Kiến thức chăn nuôi bò.
Nhóm tự  giúp 
Nhóm tự giúp là những nhóm nhỏ có tính chất tình nguyện với mục đích hỗ trợ qua lại lẫn nhau để hoàn thành mục đích cụ thể, nhóm này thường được thành lập bởi những người cùng cảnh ngộ tập hợp lại nhau để giúp đỡ lẫn nhau cùng đáp ứng những nhu cầu chung, giúp nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống và tạo ra những thay đổi cá nhân hay xã hội cần thiết. Việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong nhóm là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên đối với họ. Qua việc giúp đỡ người khác cảm nhận về hoàn cảnh của mình và ít bi quan hơn từ đó cuộc sống của họ trở nên có giá trị. Ví dụ: nhóm những bố mẹ có con bị chậm khônNgười điều động trong nhóm này là những thành viên trong nhóm có cùng cảnh ngộ. Vai trò của nhân viên công tác xã hội là tạo điều kiện để tập hợp và hoạt động thông qua sinh hoạt nhóm.
Nhóm với mục đích xã hội hóa
Mục đích là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội của cá nhân, từ đó thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân theo hướng tích cực. Ví dụ: nhóm nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, tính tự tin, khả năng đề ra kế hoạch cho tương lai Ở đây người điều động nhóm cần có kỹ năng kiến thức về hành vi con người và cách tác động nhóm.
Nhóm trị liệu
Mục đích của loại hình nhóm này là giúp cho cá nhân chia sẻ những cảm xúc với các thành viên khác từ đó hiểu rõ vấn đề tình cảm của mình và đưa ra kế hoạch giải quyết các vấn đề mắc phải. Ví dụ: nhóm đồng đẳng để trị liệu về vấn đề HIV/AIDS, mai dâm, tội phạmNgười điều động nhóm cần phải có sự hiểu biết về cơ chế tâm sinh lý xã hội và hành vi con người, có kỹ năng tham vấn nhóm, năng động nhóm, cần sử dụng các kỹ thuật trị liệu đồng bộ để giúp đối tượng giải quyết những vấn đề tình cảm cá nhân.
Nhóm trợ giúp
Mục đích là tạo điều kiện để cá nhân nhìn nhận lại bản thân và tăng cường khả năng đồng cảm với người khác nhằm phát triển các mối tương tác có hiệu quả hơn. Loại hình nhóm này đòi hỏi sự thân mật tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trong công tác xã hội các nhân viên công tác xã hội thường sử dụng loại hình nhóm này để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những cảm nhận trong các trường hợp khó xử, loại hình nhóm này đặc biệt được dùng trong những nhóm huấn luyện các nhà tư vấn chuyên nghiệp giúp họ tăng cường khả năng đồng cảm khi làm việc với đối tượng.
	CTXH phải nhắm vào người bình thường cũng như những người có vấn đề nhưng ở mức độ vừa phải. NVXH giúp TC sáng tỏ và có sức mạnh nội tâm để giải quyết vấn đề của mình bên cạnh đó, NVXH còn phải giúp TC vận dụng những nguồn tài nguyên trong xã hội như tìm công ăn việc làm, nắm vững luật BHXH, biết cách xin trợ cấp,... Trong CTXH nhóm không chỉ thảo luận trao đổi mà còn cần đến nhiều loại hình sinh hoạt khác như thể dục thể thao, ca hát,... 
1. 6 Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
     1.6.1 Những thuận lợi:
      Nhóm giúp có những kinh nghiệm xã hội: trao đổi và bộc lộ cho nhau.
Nhóm là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề.
      Có thể thay ... ề tiềm năng của nhau, sự chia sẻ về tâm tư tình cảm, sự khẳng định mình của các thành viên khi tham gia trò chơi. Trên cơ sở đó, nhân viên xã hội sẽ triển khai các hoạt động can thiệp với sự tham gia nhiệt tình của họ. 
Người điều hành nhóm cần có được trạng thái tâm lý tươi trẻ khi điều hành một số nhóm thanh niên trong mô hình phóng ngừa hoặc phát triển để tạo ra được sự gần gũi thân mật với thành viên nhóm. 
Chấp nhận các phản ứng và hành vi mang tính đặc thù của thanh niên sẽ tránh những xung đột do sự khác biệt tuổi tác, giúp tăng cường được bầu không khí nhóm, đặc biệt khi thành viên nhóm là những người hết sức nhạy cảm và dễ tự ái.
Ngoài ra, nhân viên xã hội cần chú ý tới việc khai thác tiềm năng và khích lệ các thành viên nhóm bộc lộ tiềm năng của mình sẽ giúp họ tăng thêm niềm tin vào chính mình, trên cơ sở đó duy trì mục tiêu khi tham gia vào nhóm.
THỰC HÀNH CTXH NHÓM VỚI NHÓM PHỤ NỮ
Một số loại nhóm 
- Nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con 
- Nhóm phụ nữ hỗ trợ làm ăn kinh tế
- Nhóm phụ nữ thiếu kĩ năng chăm sóc con cái
- Nhóm phụ nữ gặp khó khăn trong giao tiếp
- Nhóm phụ nữ có nhu cầu trang bị kiến thức nội trợ gia đình
- Nhóm phụ nữ với các tệ nạn xã hội
- Nhóm phụ nữ bị bạo hành 
.............................................................
Một số lưu ý khi làm việc với các nhóm phụ nữ
Với mỗi nhóm phụ nữ có vấn đề và nhu cầu khác nhau, nhân viên xã hội cần tìm hiểu về đặc điểm tâm lý và các đặc điểm nhu cầu khác để có được phương pháp điều hành và các kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả. 
Với các nhóm phụ nữ thuộc mô hình trị liệu, chẳng hạn như nhóm phụ nữ bị bạo hành, nhóm phụ nữ có hành vi lệch chuẩn, nhân viên xã hội cần nắm vững về tình trạng tâm lý của thành viên nhóm vì việc thay đổi trạng thái cảm xúc, tâm lý và nhận thức của họ chính là mục tiêu của trị liệu nhóm. Thông qua việc xây dựng và cải thiện các mối tương tác trong nhóm, sử dụng các phương pháp trị liệu phù hợp, nhân viên xã hội sẽ hỗ trợ thành viên nhóm đạt được mục tiêu của mình và của nhóm đề ra.
Trong khi đó, làm việc với nhóm phụ nữ có nhu cầu được phát triển hay thiếu kiến thức kĩ năng nào đó, nhân viên xã hội cần trang bị cho mình một số kiến thức, kĩ năng xã hội cơ bản để luôn có nguồn lực sẵn sàng cho hoạt động nhóm. Việc tạo lập mối quan hệ với các nhóm, tổ chức có nguồn lực về ngân sách cũng như kĩ thuật, sẽ thúc đẩy nhóm hoạt động tốt hơn. Ví dụ, khi làm việc với nhóm phụ nữ nghèo do thiếu vốn làm ăn hoặc thiếu kĩ năng làm một nghề phụ nào đó, sự hỗ trợ ngân sách từ hội phụ nữ hay hỗ trợ kĩ thuật từ cán bộ khuyến nông sẽ thúc đẩy tiến trình nhóm tới mục tiêu thuận lợi hơn. 
THỰC HÀNH CTXH NHÓM VỚI NHÓM NGƯỜI CAO TUỔI
Một số loại hình nhóm người cao tuổi
Nhóm người cao tuổi có nhu cầu giải trí
Nhóm người cao tuổi có nhu cầu được cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Nhóm người cao tuổi bị con cái sao nhãng, bỏ rơi
Nhóm người cao tuổi gặp khó khăn trong đi lại
Nhóm người cao tuổi có xung đột với con cái
Nhóm người cao tuổi có nhu cầu thể dục dưỡng sinh.
Nhóm người cao tuổi có nhu cầu tham gia các hoạt động văn hóa tập thể
Nhóm người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe
...............
Một số lưu ý khi làm việc với người cao tuổi
Khi có một cuộc sống tinh thần lành mạnh, người cao tuổi có suy nghĩ tình cảm cân bằng và không bị tổn thương. Các thành viên như vậy thường sẽ tham gia vào các nhóm giải trí, hoặc các nhóm có các hoạt động văn nghệ thể thao. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người cao tuổi rơi vào tình trạng khủng hoảng vì nhiều lý do. Có thể đó là do tình trạng sức khỏe bệnh tật của bản thân, hoặc do bản chất “trái tính, trái nết” của tuổi già, hay sự thay đổi môi trường đột ngột. Chính vì vậy, đối tượng trong công tác xã hội nhóm theo mô hình trị liệu sẽ thường là các cụ đang ở trạng thái bị khủng hoảng tâm lý. 
Để làm việc với các nhóm đặc thù này, nhân viên xã hội cần nắm vững đặc điểm tâm lý của các cụ để có thể tổ chức hoạt động nhóm một cách hiệu quả. 
Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý của các cụ trong thời gian khủng hoảng và các điểm cần lưu ý của nhân viên xã hội khi làm việc với các nhóm loại này:
1) Suy nghĩ hỗn độn không rõ ràng do họ thường có cảm giác sợ hãi, lo lắng, sốc, mất tự chủ ngoài dự kiến, vô vọng, bị tổn thương, giận dữ và tự trách cứ bản thân khi không làm được điều gì đó hoặc cảm giác bị coi thường bởi ai đó. Do vậy, sự nhạy cảm, thái độ tôn trọng, lắng nghe của nhân viên xã hội cũng như của các thành viên nhóm sẽ giúp các cụ giảm bớt các phản ứng tiêu cực trong các hoạt động tương tác.
2) Người bị khủng hoảng gặp rất nhiều khó khăn để suy nghĩ một cách khách quan. Các chi tiết quan trọng có thể bị lờ đi hoặc không nhìn thấy được, các ý kiến không rõ ràng, khó kết nối, bối rối trước thực tế và không có khả năng đánh giá thực tế. Điều này có thể làm tổn hại năng lực hình thành các giải pháp và đánh giá hiệu quả. Nhân viên xã hội cần có được sự kiên trì và khả năng diễn đạt mạch lạc, đơn giản, dễ hiểu giúp các cụ hiểu rõ vấn đề mà các cụ đang quan tâm hoặc đưa ra kế hoạch cho bản thân.
3)Thiếu khả năng thực hiện các chức năng có hiệu quả 
Trong và sau khủng hoảng, người ta có thể làm thái quá những chuyện đơn giản mà họ có thể kiểm soát và làm chủ với mục đích làm dịu đi những căng thẳng do thiếu khả năng đương đầu với khủng hoảng. Để các cụ tham dự tạm thời vào những công việc lặp đi lặp lại dễ mang lại hiệu quả sẽ khiến các cụ có cảm giác an toàn thỏa mãn vì thấy mình đã hoàn thành chúng và đánh giá cao bản thân. 
4) Sự thù địch và thái độ xa cách về tình cảm
Người già khi khủng hoảng sẽ trở nên vô cùng thất vọng về việc mất tự chủ và cảm giác bơ vơ không nơi nương tựa, từ đó mà họ sẽ trở nên thù địch với mọi người. Họ có thể phẫn nộ trước những đòi hỏi của bản thân hay cảm xúc bị tổn thương của chính mình. Vai trò tham vấn trong công tác xã hội nhóm sẽ được phát huy để giúp các thành viên chia sẻ giãi bầy những cảm xúc này với nhau. Việc lắng nghe của nhân viên xã hội hay các thành viên khác sẽ hỗ trợ các cụ giảm bớt đi những khó khăn này. Họ dễ dàng trút giận có thể bằng lời nói hoặc hành động lên nhân viên xã hội hoặc có thể im lặng không giao tiếp. Do vậy thái độ chấp nhận trạng thái cảm xúc tâm lý của các cụ và chuẩn bị tâm thế để đối phó hiệu quả nhất cho mối quan hệ giúp đỡ cần được nhân viên xã hội chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động sinh hoạt nhóm. 
Ngoài việc quan tâm tới tình trạng tâm lý của các cụ, nhân viên xã hội cần chuẩn bị cho bản thân các kiến thức và liệu pháp trị liệu để sử dụng trong khi làm việc nhóm, giúp các cụ có một cuộc sống tinh thần lành mạnh vượt qua các khó khăn của tuổi già, chẳng hạn như liệu pháp giúp ngủ ngon, các cách thư giãn xoa bóp cơ huyệt, các loại dược liệu có trong địa phương Bên cạnh đó, cần chú ý đến các mô hình câu lạc bộ, thành phần có cả cha mẹ ông bà và cháu. Đưa người già vào sinh hoạt nhóm theo mô hình này sẽ giúp các thành viên gia đình có cơ hội chia sẻ suy nghĩ tình cảm của bản thân, qua đó, các cụ sẽ hiểu hơn về con cháu, giảm đi các xung đột thế hệ hiện đang tồn tại trong rất nhiều gia đình, giúp các cụ có một cuộc sống tốt về tinh thần và tình cảm.
6. THỰC HÀNH CTXH NHÓM VỚI NHÓM NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
Người nghiện ma túy khi tham gia vào nhóm có thể ở mọi độ tuổi: vị thành niên, thanh niên, trung niên và cả người già. Tuy nhiên, theo Vietnamnet, số người nghiện ma túy hiện nay ở Việt Nam hầu hết rơi vào người trẻ tuổi (70%) 
. Do vậy, CTXH nhóm với người nghiện ma túy hầu hết là làm việc với thanh niên. Vì thế, cần quan tâm tới các đặc điểm tâm lý của thanh niên khi tổ chức thực hiện các hoạt động nhóm thuộc loại này.
Đặc điểm của nhóm người nghiện ma túy và lưu ý với nhân viên xã hội
Theo “Đánh giá đặc điểm nhân cách của người nghiện ma túy” của tác giả Đặng Thanh Tùng, hầu hết những người nghiện là những người trẻ tuổi và họ có tuýp nhân cách chống đối xã hội. Theo Jaffe SL., và Simkin DR., (2002), những người nghiện trẻ tuổi thường có các rối loạn tâm thần kèm theo, đặc biệt là rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi - ứng xử. Như vậy, người nghiện thường có những biểu hiện khác lạ so với người bình thường khác về tâm sinh lý. Tuy nhiên, điều không kém quan trọng khi làm việc với người nghiện là quan tâm tới tình cảm, cảm xúc của họ. Họ đang không hài lòng với chính bản thân mình, cảm thấy buồn chán lo lắng. Họ dè chừng, sợ hãi với thái độ, cách cư xử của những người thân trong gia đình cũng như cộng đồng đối với họ. Hầu hết, khi đến với nhóm họ ở trong tình trạng bị đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần và tình cảm. Dù lý do gì đưa họ tới tình trạng nghiện, nhân viên xã hội cần nhận thức được rằng mỗi thành viên đến với nhóm đều đang muốn thay đổi cuộc sống hiện tại của mình. Do vậy, cần phải nỗ lực hỗ trợ họ một cách hiệu quả nhất.
Một số lưu ý khi làm việc với nhóm người nghiện ma túy
Với đặc điểm đươc trình bày ở trên, nhân viên xã hội cần có thái độ chấp nhận tình trạng tâm thần với các biểu lộ hành vi ứng xử của họ, đồng thời cũng chuẩn bị tâm thế ứng phó với các tình huống liên quan tới thái độ và hành vi chống đối của họ trong điều hành nhóm.
 Với đặc trưng tâm lý lứa tuổi thường dễ bị tác động bởi các tác nhân gây stress, vai trò nhất định của áp lực từ bạn đồng lứa, thiếu các kỹ năng xã hội, đây là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tái nghiện. Do vậy, việc chuẩn bị các nội dung liên quan đến các kĩ năng xã hội, chẳng hạn như các kĩ năng nói “không”, kĩ năng “Quản lý thời gian”, kĩ năng “quản lý cảm xúc” để triển khai trong hoạt động can thiệp, giúp họ có khả năng đối phó với sự lôi kéo sau khi tái hòa nhập cộng đồng. 
Một nghiên cứu liên quan đến ma túy và xã hội cho thấy, số người nghiện heroin chưa kết hôn thường có nét nhân cách chống đối xã hội hơn (60%); trong khi đó những người đã kết hôn hoặc đã ly dị/ly thân thì có nét nhân cách trầm cảm hơn (lần lượt là 37,5% và 50%). Điều này có thể là do nhóm người nghiện đã có gia đình, hiện đang bị tách biệt ra khỏi cuộc sống đời thường, cảm thấy áp lực từ phía trách nhiệm với gia đình của mình, còn nhóm người nghiện ly hôn/ly thân thì đã phải trải nghiệm stress trong cuộc sống.
Với đặc điểm tâm lý này, việc điều hành nhóm có được môi trường chia sẻ bộc lộ sẻ giúp tăng cường cảm giác thuộc về nhóm, tạo ra sự gắn bó với nhóm, và họ sẽ giảm đi cảm giác cô đơn khi bị tách biệt khỏi cuộc sống gia đình với các hoạt động đời thường trong gia đình và xã hội. 
Ngoài ra, việc trang bị các kiến thức về nghiện và các chất gây nghiện, các phương pháp cai nghiện rất cần thiết với nhân viên xã hội trong việc thúc đẩy môi trường nhóm. Các thành viên nhóm sẽ tin tưởng hơn vào người điều phối. xây dựng đươc một mạng lưới liên quan đến việc hỗ trợ người nghiện sẽ tạo cho nhân viên xã hội có nguồn lực dồi dào để điều hành nhóm.
THỰC HÀNH CTXH NHÓM VỚI NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/AIDS
Đặc điểm tâm lý và các nhu cầu đặc biệt của người nhiễm HIV/AIDS
Người bị nhiễm HIV/AIDS thường bị kì thị và tư kì thị bởi gia đình và xã hội, do vậy họ luôn có cảm giác thiếu an toàn với các cảm xúc lo lắng sợ hãi và căng thẳng. 
Người bị nhiễm HIV/AIDS thường trải qua các cảm xúc đau buồn vì gia đình họ có thể có người đã bị mất vì HIV/AIDS.
Họ cũng có thể đã trải qua các giai đoạn khủng hoảng nào đó nên dẫn tới việc bị lây nhiễm HIV/AIDS
Ngoài ra, với người nhiễm HIV/AIDS, các nhu cầu của họ rất đa dạng, liên quan tới nhiều lĩnh vực và đòi hỏi sự thường xuyên lâu dài. Các nhu cầu đó thường liên quan đến chăm sóc y tế, dinh dưỡng, tâm lý, pháp lý, giáo dục, nhà cửa, việc làm...
Tùy theo từng độ tuổi, các nhu cầu cần được đáp ứng này có sự thay đổi. Chẳng hạn, với nhóm trẻ em bị nhiễm, ngoài các gói nhu cầu liên quan đến dinh dưỡng, y tế, pháp lý, nhà cửa, quần áo, tham vấn, nhu cầu về học tập cần được quan tâm. 
Các lưu ý khi làm việc với nhóm bị nhiễm HIV/AIDS
Với các đặc điểm của nhóm người bị nhiễm HIV/AIDS, nhân viên xã hội cần chú ý tới việc các hoạt động tham vấn tâm lý, tạo môi trường để họ có thể bộc lộ tâm tư suy nghĩ giảm đi các cảm xúc suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc sống. 
Việc tìm hiểu các nhu cầu về việc làm để giúp thành viên nhóm sống độc lập là hoạt động cần được thực hiện trong quá trình điều hành nhóm đồng hành với việc tìm kiếm các nguồn lực để kết nối cho nhóm. 
Với nhóm trẻ bị nhiễm, tìm ra các loại trò chơi phù hợp sẽ giúp tăng tính hiệu quả hỗ trợ tâm lý trong hoạt động nhóm. Các trò chơi có thể là tô, xé, cắt, vẽ tranh, nặn tượng, kể chuyện sẽ giúp các em nhanh chóng tham gia vào hoạt động nhóm. Ngoài ra, nhân viên xã hội cần chú ý tới việc lựa chọn trò chơi hay hoạt động sinh hoạt phù hợp để trị liệu giúp trẻ vượt qua trạng thái tâm lý khủng hoảng. Sắm vai cũng sẽ giúp trẻ có thể bộc lộ được tình cảm suy nghĩ của mình dễ hơn, trên cơ sở đó, thành viên nhóm sẽ hiểu hơn về trẻ và giúp tăng được sự gắn kết, nhân viên xã hội sẽ có được cách làm việc phù hợp với mỗi trẻ trong quá trình điều hành nhóm.
Nhân viên xã hội cần trang bị các kĩ năng như xây dựng mạng lưới, huy động nguồn lực, biện hộ, đặc biệt là các kĩ năng giao tiếp với trẻ nếu làm việc với nhóm trẻ. 
Câu hỏi ôn tập
Hãy liệt kê một số nhóm trẻ em có thể được thành lập tại địa phương của bạn. Nêu một số yêu cầu cần thiết đối với nhân viên xã hội khi tổ chức hoạt động nhóm cho các nhóm này.
Hãy nêu một số đặc điểm chung của thanh niên và yêu cầu đối với nhân viên xã hội trong hoạt động thực hành với nhóm này.
Nhóm người cao tuổi có vấn đề về khủng hoảng tâm lý có những đặc điểm tâm lý như thế nào? Để hỗ trợ tốt loại nhóm này nhân viên xã hội cần chú ý tới những điểm gì khi tổ chức các hoạt động?
Hãy trình bày vai trò và các kĩ năng cơ bản của nhân viên xã hội khi làm việc với nhóm trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
Công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ bị bạo hành đòi hỏi gì về kiến thức kĩ năng của người điều phối nhóm? Cho ví dụ chứng mình.
Hãy nêu các đặc điểm của nhóm người nghiện ma túy. Nhân viên xã hội cần có các kiến thức kĩ năng gì để tổ chức nhóm hoạt động hiệu quả?
Tài liệu tham khảo
Tài liệu nước ngoài
1. Anderson, J (1979). social work practicce with groups in gernetics base of social wotk practice. social work with groups 181-293
2. Boyle, Swet al, 2006. Direct practice in social work, Pearson Education, Inc, ULA.
3. Charles Zastrow, (1985), The practice of social work. Dorsey press.
4. Collins, D et al, (2007), An introduction to family social work. 2 ed Ed, Thomas Brooks
5. Harford, M (1971) Group in social work. Columbia Unversity, Press New York, USA.
6. Ried, E, Kenneth (1997). Social work pracice with groups: A clinical perspecive 2 nd ED. Brooks/Code Publishing Company, USA.
6. Ronald W. Toseland, Group work practice, Allyn and Bacon, 2001
Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Thị Vân và Bùi T Chớm, Công tác xã hội nhóm, 1998, tài liệu hệ cao đẳng Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội
2. Nguyễn Thị Thai Lan và các tác giả, Giáo trình Công tác Xã hội nhóm, 2008, Nhà xuất bản Lao động
3. Từ điển xã hội phương tây hiện đại. Đa Vư Đốp, (1990). (phiên bản tiếng Nga)
4. Nguyễn thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, công tác xã hội cá nhân và nhóm. Nhà xuất bản giáo dục. Tp Hồ Chí Minh. 
5. Lê Văn Phú, 2004. Công tác xã hội. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. 
6. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011. Tập bài giảng công tác xã hội nhóm. Trường ĐH Lao động – Xã hội

File đính kèm:

  • doctai_lieu_hoc_tap_cong_tac_xa_hoi_voi_nhom.doc