Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

Tóm tắt: Sự thiếu hụt học liệu có chất lượng phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu

đang là vấn đề lớn trong các trường đại học Việt Nam, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

và nghiên cứu của các trường đại học. Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) được coi là một giải pháp

khả thi cho vấn đề này. TNGDM sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực cũng như năng lực tự chủ, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu làm

sáng tỏ thực trạng và vai trò của TNGDM trong các trường đại học qua đó đề xuất hướng phát triển

TNGDM cho giáo dục đại học Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:

TNGDM là gì và tại sao lại có vai trò quan trọng đối với việc đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam?

TNGDM đang được phát triển ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta đang đối mặt với những thách thức

cũng như đứng trước cơ hội nào (yếu tố tác động) trong việc phát triển TNGDM? Trên cơ sở phân tích

kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển

TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây dựng một nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao để dùng

chung cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam

pdf 12 trang yennguyen 2960
Bạn đang xem tài liệu "Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
TS Đỗ Văn Hùng
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
Tóm tắt: Sự thiếu hụt học liệu có chất lượng phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu 
đang là vấn đề lớn trong các trường đại học Việt Nam, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 
và nghiên cứu của các trường đại học. Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) được coi là một giải pháp 
khả thi cho vấn đề này. TNGDM sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân 
lực cũng như năng lực tự chủ, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu làm 
sáng tỏ thực trạng và vai trò của TNGDM trong các trường đại học qua đó đề xuất hướng phát triển 
TNGDM cho giáo dục đại học Việt Nam. Để đạt mục tiêu này, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: 
TNGDM là gì và tại sao lại có vai trò quan trọng đối với việc đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam? 
TNGDM đang được phát triển ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta đang đối mặt với những thách thức 
cũng như đứng trước cơ hội nào (yếu tố tác động) trong việc phát triển TNGDM? Trên cơ sở phân tích 
kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển 
TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây dựng một nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao để dùng 
chung cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam.
Từ khóa: Tài nguyên giáo dục mở; học liệu mở; giáo dục đại học; học tập suốt đời; thư viện 
đại học; đổi mới giáo dục.
Open educational resources - positive elements for higher education reform and 
national sustainable development goals
Abstract: The shortage of quality learning materials for learning, teaching and research is 
a major problem affecting the quality of education and research at universities in Vietnam. Open 
Educational Resources (OER) is considered a feasible solution to this problem. OER enable 
universities to improve the quality of human resource training as well as their self-reliant capacity 
and sustainable development. The objective of this study is to identify the current status and role of 
OER at universities, thereby to recommend the development orientation of OER for higher education 
in Vietnam. In order to achieve this goal, the study answers the following questions: What are 
“Open Educational Resources” and why are they important for higher education reform in Vietnam? 
How are OER being developed in Vietnam? What are the challenges and opportunities (influential 
factors) in the development of OER?. Then, based on a survey of 40 universities and technology 
companies, the study team recommends developing OER at national scale in order to build high 
quality educational resources for students, lecturers and researchers at universities in Vietnam.
Keywords: open educational resources; open learning materials; university education; 
lifelong learning; university library; education reform.
TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - YẾU TỐ TÍCH CỰC CHO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 
ĐẠI HỌC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA1
1 Nghiên cứa được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Đặt vấn đề 
Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu 
phát triển bền vững trong chương trình 
nghị sự 2016-2030, một trong những mục 
tiêu quan trọng đó là đảm bảo giáo dục 
công bằng và chất lượng toàn diện, thúc 
đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi 
người (United Nations, 2016). UNESCO 
tin tưởng rằng tiếp cận phổ cập giáo dục 
chất lượng cao là chìa khóa để xây dựng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
4 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội bền 
vững và đối thoại liên văn hóa. Tổ chức 
này cho rằng tài nguyên giáo dục mở 
(TNGDM) - Open Educational Resources 
(OER) cung cấp cơ hội mang tính chiến 
lược cho việc nâng cao chất lượng giáo 
dục và tạo điều kiện để đối thoại chính 
sách, chia sẻ tri thức và xây dựng năng lực 
cho mỗi cá nhân (UNESCO, 2016). Trong 
bản kế hoạch hành động quốc gia của Mỹ 
về chính phủ mở khẳng định TNGDM là 
đầu tư cho phát triển con người một cách 
bền vững. TNGDM giúp tăng cường khả 
năng tiếp cận đến giáo dục chất lượng 
cao và làm giảm giá thành của giáo dục 
trên toàn thế giới (US Government, 2015). 
TNGDM đang được xem là một nguồn tài 
nguyên thông tin khoa học để hỗ trợ cho 
việc phổ cập giáo dục. TNGDM tạo ra sự 
bình đẳng cho mọi người việc tiếp cận 
nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao 
và miễn phí với giấy phép mở. Bất kỳ ai 
ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể 
chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức. 
TNGDM tạo cơ hội để các nước đang 
phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa 
học chất lượng cao. Điều 26.1 của Tuyên 
ngôn quốc tế về nhân quyền nêu rõ, tất 
cả mọi người đều có quyền được tiếp cận 
giáo dục (United Nations, 1948). TNGDM 
được coi là một trong những công cụ để 
hỗ trợ thực hiện quyền này.
Chính phủ các nước, các trường đại 
học, các tổ chức quốc tế như UNESCO, 
Commonwealth of Learning, Ngân hàng 
thế giới World Bank, đang có những hoạt 
động tích cực thúc đẩy truy cập mở đến 
các nguồn tài nguyên tri thức (The World 
Bank, 2016). Cùng với giáo dục mở, xuất 
bản mở và rộng hơn nữa là khoa học mở, 
TNGDM đang tạo ra cơ hội và phương 
thức mới trong việc tạo lập, chia sẻ và tiếp 
cận thông tin và tri thức. Với sự phát triển 
của Internet, công nghệ nội dung số, công 
nghệ lưu trữ và sự thay đổi trong cách tiếp 
cận giáo dục của cá nhân đang tạo ra môi 
trường thuận lợi để TNGDM phát triển 
(Marcus-Quinn and Diggins, 2013).
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới 
giáo dục căn bản và toàn diện. Đổi mới 
mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương 
trình, nội dung, phương pháp, hình thức 
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng 
phát triển năng lực và phẩm chất của 
người học (Nghị quyết số 29-NQ/TW). 
Trong đó, giáo dục đại học chú trọng 
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân 
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất 
lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường 
lao động” (BGDĐT, 2015). Với xu hướng 
quốc tế hóa hiện nay, nguồn nhân lực 
cần phải có năng lực làm việc trong môi 
trường quốc tế và đặc biệt phải có năng 
lực tự học suốt đời. Để đổi mới nội dung 
đào tạo và phương pháp giảng dạy, cần 
có một yếu tố quan trọng đó là nguồn học 
liệu chất lượng. Khảo sát chỉ ra rằng, các 
đại học Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu 
cầu về học liệu của giảng viên, sinh viên 
và nhà nghiên cứu. Việc thiếu hụt các tài 
nguyên học tập đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Có 
một nghịch lý là các trường đại học đang 
tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
5THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
tăng cường tính tự học, tự tìm tòi khám 
phá tri thức, trong khi đó lại thiếu hụt học 
liệu có chất lượng - yếu tố quan trọng nhất 
của việc thúc đẩy tính tự học, tự nghiên 
cứu của sinh viên. Trong điều kiện kinh 
phí hạn hẹp để mua các nguồn học liệu 
cần thiết, bên cạnh đó nguồn TNGDM 
và miễn phí trên thế giới còn hạn chế, 
cũng như việc bản địa hóa nguồn học liệu 
này không thực sự dễ dàng, thì việc các 
trường đại học Việt Nam cùng hợp tác xây 
dựng TNGDM nội sinh có thể coi là một 
giải pháp tốt cho vấn đề này.
Mỗi một trường đại học, cao đẳng tham 
gia hệ thống học liệu mở sẽ như một đơn 
vị sản xuất nội dung và cùng chia sẻ 
nguồn tài nguyên này. Như vậy, số lượng 
học liệu sẽ tăng lên cấp số nhân, tránh 
được việc biên soạn nội dung trùng lặp, 
giảm chi phí biên soạn bài giảng và giáo 
trình, chất lượng được nâng cao khi có 
sự phản biện độc lập, và quan trọng hơn 
nguồn TNGDM này sẽ mở rộng cho tất 
cả những ai có nhu cầu sử dụng cho mục 
đích học tập, giảng dạy, nghiên cứu và 
làm việc của mình. TNGDM sẽ giúp đổi 
mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại 
học, thực hiện cơ chế tự chủ và giúp các 
trường đại học Việt Nam hội nhập và phát 
triển cùng các trường đại học trong khu 
vực và quốc tế.
2. Khái niệm và lợi ích của tài nguyên 
giáo dục mở
2.1. Khái niệm về tài nguyên giáo dục 
mở
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và 
Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), 
TNGDM có thể được coi là bất cứ tài liệu 
giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền 
công cộng (public domain) hoặc được 
phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ 
ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi 
và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu 
này. TNGDM có thể là giáo trình, khung 
chương trình đào tạo, đề cương môn học, 
bài giảng, bài luận, các bài kiểm tra, các 
kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các 
video và hình ảnh động (UNESCO & COL, 
2015). 
TNGDM bao gồm ba nhóm thành phần 
cơ bản: (1) nội dung học tập: đó là các 
khóa học, tài liệu học tập, bộ sưu tập, hay 
tạp chí; (2) các công cụ để phát triển, sử 
dụng, tái sử dụng và phân phối nội dung 
học tập, cũng như việc tìm kiếm và tổ chức 
nội dung, hệ thống quản trị học tập, công 
cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng 
học tập; và (3) nguồn lực để thực hiện: đó 
là các giấy phép về quyền sở hữu trí tuệ 
để thúc đẩy xuất bản các tài liệu mở, đó là 
những nguyên tắc để triển khai cũng như 
bản địa hóa nội dung. TNGDM sẽ tuyên 
bố một hoặc tất cả năm quyền sau là: giữ 
lại (Retain), tái sử dụng (Reuse), sửa đổi 
(Revise), trộn lẫn (Remix) và phân phối 
lại (Redistribute). Các quyền này đi kèm 
sẽ giúp cho TNGDM được chia sẻ thuận 
lợi và người dùng chủ động trong việc khai 
thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
6 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận 
TNGDM bao gồm tất cả những tài liệu giảng 
dạy, học tập và nghiên cứu được lưu giữ ở bất 
kỳ phương tiện nào, dưới định dạng số hoặc 
in ấn, nằm trong phạm vi công cộng hoặc 
được phát hành theo một giấy phép mở để 
bất cứ ai cũng có thể sử dụng, sao chép, sửa 
đổi, chia sẻ và phân phối lại một cách hợp 
pháp và không bị tính phí hoặc không bị cản 
trở bởi một giới hạn hoặc hạn chế nào ngoài 
việc phải công nhận nguồn gốc. Giấy phép 
mở được áp dụng trên khuôn khổ của quyền 
sở hữu trí tuệ được xác định bởi các công ước 
quốc tế có liên quan và Luật sở hữu trí tuệ với 
những quy định về việc tôn trọng quyền tác 
giả của tác phẩm. TNGDM phải đảm bảo 3 
yếu tố: chất lượng được kiểm soát, miễn phí 
và giấy phép mở.
2.2. Lợi ích của tài nguyên giáo dục mở
Với những đặc trưng và ưu điểm của mình, 
TNGDM có những lợi ích cơ bản sau:
Mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. 
TNGDM tạo ra cơ hội để tất cả người học và 
người dạy tiếp cận đến nguồn học liệu chất 
lượng cao. Thông qua đó, tạo ra sự bình đẳng 
trong tiếp cận tri thức và giáo dục.
Tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên 
cứu của các trường đại học. Chất lượng đào 
tạo và nghiên cứu của các trường đại học sẽ 
được nâng cao khi có nhiều nguồn thông tin 
chất lượng miễn phí và dễ truy cập. TNGDM 
thúc đẩy các trường đại học mạnh dạn đổi 
mới nội dung chương trình đào tạo và phương 
pháp giảng dạy.
Giảm giá thành phát triển học liệu của các 
trường đại học. Về tổng thể TNGDM sẽ giảm 
giá thành xây dựng và phát triển học liệu của 
các trường đại học và tăng tính hiệu quả trong 
sử dụng kinh phí đầu tư. Nếu các trường đại 
học cùng hợp tác xây dựng TNGDM thì mỗi 
một trường đại học chỉ phải đầu tư cho một 
phần học liệu của mình, họ sẽ chia sẻ và 
sử dụng chung các phần học liệu của các 
trường đại học khác.
Giảm giá thành giáo dục. Ở cấp độ quốc 
gia có thể giảm giá thành đào tạo do người 
dùng có thể tự học tập, các tổ chức đào tạo 
và các trường đại học không phải bỏ một 
khoản ngân sách lớn của Chính phủ để phát 
triển học liệu.
Tri thức luôn được cập nhật và phát triển. 
Với tính mở của mình, một tài liệu như giáo 
trình, bài giảng hay sách tham khảo luôn 
được tái sử dụng và được phép sửa đổi kịp 
thời cho phù hợp với sự phát triển của khoa 
học và công nghệ cũng như sự thay đổi của 
kinh tế xã hội.
Lưu trữ OER
(OER Repositories)
Các công cụ để
phát triển,
quản trị OER
Cộng đồng
sử dụng
OER
Hệ thống
giấy phép
và chính sách
Nội dung học tập
(Learning content)
Xuất bản OER
(OER Publishers)
Hình 1. Các thành phần cơ bản của TNGDM
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
7THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
Cung cấp nguồn học liệu có chất lượng. 
Với tính mở của mình, chất lượng các tài liệu 
được kiểm soát và đánh giá bởi cộng đồng và 
chuyên gia. Khi thực hiện việc xuất bản mở, 
tác giả sẽ nhận được những phải hồi, đánh 
giá của cồng đồng các chuyên gia, những 
phản biện này sẽ giúp nâng cao chất lượng 
của tài liệu đó.
Thúc đẩy sự minh bạch trong học thuật. 
Các kết quả nghiên cứu (đề tài, luận văn, 
luận án), các bài giảng, giáo trình hay tài 
liệu tham khảo được công khai, được cộng 
đồng sử dụng, đánh giá và ghi nhận. Bất cứ 
sự gian lận trong kết quả nghiên cứu, sự sao 
chép đều dễ dàng bị phát hiện. Cơ sở dữ 
liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng 
làm công cụ phòng chống đạo văn trong các 
trường đại học.
Giải quyết được vấn đề bản quyền trong 
quá trình sử dụng và chia sẻ học liệu. Áp dụng 
hệ thống giấy phép cho các tài liệu được tạo 
mới cũng như phái sinh sẽ giúp TNGDM loại 
bỏ việc vi phạm bản quyền, đồng thời qua 
đó thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong cộng 
đồng.
Tạo nền tảng cơ sở phát triển bền vững 
và tự chủ cho các trường đại học. TNGDM 
tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền 
vững của các trường đại học Việt Nam. Sử 
dụng công nghệ mở và cung cấp các dịch vụ 
trên nền tảng mở là xu hướng chủ đạo của 
các trường đại học trên thế giới. Trong xu thế 
tự chủ của các trường đại học, hợp tác cùng 
phát triển để giảm giá thành đầu tư và mang 
lại hiệu tốt nhất sẽ là lựa chọn của các trường 
đại học.
3. Tài nguyên giáo dục mở tại các 
trường đại học Việt Nam
3.1. Thực trạng học liệu trong các 
trường đại học
Khảo sát của chúng tôi chỉ ra một số vấn 
đề đang tồn tại trong các trường đại học liên 
quan đến vấn đề học liệu, bài giảng giáo 
trình, năng lực sinh viên và việc tuân thủ bản 
quyền tác giả. Cụ thể như sau: 
Các thư viện đại học không đáp ứng đủ 
nhu cầu bạn đọc. Khảo sát cho thấy 36% 
bạn đọc phản hồi thư viện đáp ứng rất ít hoặc 
hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu của bạn 
đọc, 44% chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu, và chỉ có 
19% bạn đọc khẳng định thư viện cung cấp 
gần nhu đầy đủ nhu cầu tài liệu của họ. Bình 
quân mỗi người dùng (giảng viên và sinh 
viên) có 03 cuốn sách.
Kinh phí bổ sung tài liệu cho và thư viện 
đại học rất hạn hẹp. Các thư viện đại học đều 
khẳng định, kinh phí hàng năm rất hạn chế. 
Họ đứng trước sức ép về nhu cầu bạn đọc 
ngày càng tăng và đa dạng với nguồn kinh 
phí cấp luôn ở mức độ khiêm tốn.
Phát triển bài giảng, giáo trình, tài liệu 
tham khảo cũng như xuất bản các kết quả 
nghiên cứu tại các trường đại học còn hạn 
chế. Kinh phí hàng năm cho hoạt động này 
không nhỏ, tuy nhiên tình trạng thiếu tài liệu 
nội sinh cho học tập và giảng dạy vẫn còn 
tồn tại, các kết quả nghiên cứu ít được sử 
dụng vào đào tạo. 
Tình trạng dạy chay và học chay vẫn tồn 
tại. Mặc dù các trường đại học đã tích cực đổi 
mới nội dung, chương trình đào tạo, phương 
pháp giảng dạy, phát huy tính sáng tạo và 
tự học của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề tồn 
tại là sinh viên không có các nguồn học liệu 
pho ...  
học, đó là: (1) ở cấp cơ sở, nhận thức về lợi 
ích của TNGDM trong các trường đại học còn 
thấp và các trường chưa có chính sách cụ 
thể để phát triển nguồn tài nguyên này; (2) ở 
cấp quốc gia, thiếu sự chỉ đạo của Nhà nước 
trong việc đưa ra chính sách chung để hương 
dẫn và chỉ đạo các trường đại học phát triển 
TNGDM.
Công nghệ mở
Xu hướng nguồn mở (open sources) đang 
phát triển nhanh tại Việt Nam, các trường 
đại học học đã bắt đầu quan tâm đến các 
sản phẩm công nghệ mở. Hiện tại Việt Nam 
đã có hai tổ chức lớn liên quan đến công 
nghệ mở, đó là: Câu lạc bộ Phần mềm Tự 
do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) với các 
hội viên là các công ty công nghệ và các tổ 
chức quan tâm đến công nghệ mở, và Trung 
tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về 
Công nghệ mở - RDOT. Hai tổ chức này 
đang có những hoạt động thúc đẩy việc ứng 
dụng công nghệ mở cho cả khu vực công và 
tư nhân. Cộng đồng sử dụng đã bắt đầu sử 
dụng các phần mềm nguồn mở trong hoạt 
động ứng dụng công nghệ thông tin. Vai trò 
của các công ty công nghệ là rất quan trọng 
trong việc tư vấn và phát triển nền tảng công 
nghệ và các chuẩn mở cho việc tạo lập, lưu 
trữ, đánh giá, khai thác và chia sẻ TNGDM. 
Một trong những khuyến nghị quan trọng của 
những người tham gia khảo sát đưa ra, đó là: 
cần chỉ ra được lợi ích bền vững để các công 
ty phát triển công nghệ mở tham gia vào phát 
triển công nghệ cho TNGDM.
Vai trò của lãnh đạo các trường đại học
Đối với cán bộ lãnh đạo là quản lý các 
trường đại học, kết quả phỏng vấn chỉ ra rằng, 
họ đều nghĩ mình hiểu thế nào là TNGDM. 
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 1/3 lãnh đạo 
hiểu rõ TNGDM. Họ cho rằng, TNGDM là 
nguồn tài liệu dành cho học tập, được xuất 
bản dưới dạng điện tử và được chia sẻ trên 
mạng cho người dùng sử dụng. Họ thường 
đồng nghĩa nguồn TNGDM hay học liệu mở 
với cơ sở dữ liệu toàn văn của các công ty 
mà thư viện trường mua lại, hoặc do thư viện 
xây dựng để cho người dùng tin trong trường 
được sử dụng miễn phí. Họ cũng cho rằng khi 
phổ biến các tài liệu này cũng cần phải chú 
ý đến vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, cũng có 
người chưa biết đến các thuật ngữ về giấy 
phép sử dụng của TNGDM.
Vai trò của lãnh đạo - mà cụ thể là ban 
giám hiệu các trường đại học được khẳng 
định là rất quan trọng trong việc ra những 
chính sách để triển khai TNGDM. 67.8% 
người được hỏi khẳng định rằng chính sách 
cho TGNDM trong trường đại học là rất quan 
trọng để tạo động lực cho việc tạo lập và sử 
dụng TNGDM. Chính sách này chỉ có thể 
được quyết định bởi lãnh đạo nhà trường khi 
họ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng 
của TNGDM đối với các hoạt động đào tạo 
và nghiên cứu của một trường đại học.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
12 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
4. Hướng dẫn các bên liên quan trong 
việc phát triển tài nguyên giáo dục mở
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra 
các bên liên quan (stakeholders) và vai trò 
của họ trong việc thúc đẩy TNGDM trong các 
trường đại học Việt Nam, đó là: Chính phủ 
(các bộ liên quan), các trường đại học, giảng 
viên, sinh viên, thư viện, các tổ chức kiểm 
định và các công ty công nghệ.
Chính phủ
Chính phủ Việt Nam cần xây dựng chính 
sách phát triển cho nguồn tài nguyên giáo 
dục mở kết hợp với giấy phép mở trong giáo 
dục đại học, đồng thời cần có một kế hoạch 
tổng thể cho việc đổi mới giáo dục, góp 
phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành 
để người dân có khả năng tiếp cận các hệ 
thống giáo dục đại học. Các chính sách về 
TNGDM phải bám sát nhu cầu thực tiễn, yêu 
cầu của thị trường lao động và nhu cầu học 
tập của xã hội trên tinh thần hội nhập và mở 
cửa. Nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở 
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát triển 
đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình, quy 
trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, 
kiểm định chất lượng đào tạo. Ngoài ra chính 
phủ cần xây dựng, ban hành các văn bản 
quy phạm pháp luật quy định xuất bản mở, 
việc sử dụng cấp phép mở theo các hình thức 
cấp phép đa cấp để tăng cường tính hiệu quả 
của đầu tư công, bằng cách tạo điều kiện cho 
việc khai thác và phổ cập TNGDM một cách 
rộng rãi và tránh việc xây dựng trùng lặp.
Các trường đại học
Các trường đại học đóng vai trò hết sức 
quan trọng trong việc hỗ trợ đội ngũ giảng 
viên tạo lập môi trường học tập và giảng dạy 
hiệu quả, đồng thời cung cấp cho họ cơ hội 
phát triển chuyên môn của mình. Xây dựng 
và phát triển tài nguyên học tập đều là những 
phần không thể thiếu của quá trình này. Các 
cơ sở giáo dục đại học cần chủ động tạo 
ra TNGDM, đồng thời tích cực sử dụng tài 
nguyên bên ngoài. Thực tế cho thấy rằng, 
khi các cơ sở giáo dục đại học có các khoá 
học/tài liệu có chất lượng được đăng tải trực 
tuyến, họ có thể thu hút sinh viên mới, mở 
rộng thương hiệu, danh tiếng và nâng cao vai 
trò dịch vụ công của mình. Các cơ sở giáo dục 
cần có các chiến lược và chính sách khuyến 
khích phát triển và sử dụng TNGDM, công 
nhận chính thức nguồn học liệu này, xem xét 
đưa ra các chính sách bản quyền linh hoạt 
với các tài liệu nội sinh, và đảm bảo cơ sở 
hạ tầng cần thiết để giảng viên và sinh viên 
khai thác TNGDM thuận lợi. Xây dựng mô 
hình phát triển TNGDM cho các trường đại 
học là một trong những nhiệm vụ chiến lược 
của chương trình TNGDM quốc gia (Chen, 
Nasongkhla and Donaldson, 2015).
Giảng viên
Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng 
trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và 
học tập cho sinh viên của các cơ sở giáo dục 
đại học. Giảng viên trực tiếp tạo ra TNGDM. 
Giảng viên lựa chọn, hướng dẫn, đưa ra 
những quy định cho sinh viên về việc đọc 
tài liệu/giáo trình, gợi ý những tài liệu tham 
khảo. Vì vậy, chất lượng của TNGDM chủ 
yếu phụ thuộc vào tài nguyên nào giảng viên 
chọn để sử dụng, họ điều chỉnh chúng thế 
nào cho phù hợp với bối cảnh cụ thể và họ 
tích hợp chúng thế nào vào các hoạt động 
giảng dạy, đào tạo và học tập. Giảng viên hợp 
tác với đồng nghiệp (bao gồm cả việc đánh 
giá đồng nghiệp) để công bố công nguồn tài 
nguyên do mình tạo ra và khai thác các tài 
liệu hiện đang được soạn thảo cho giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu. Việc giảng viên chấp 
nhận chia sẻ nguồn học liệu của họ đóng vai 
trò quan trọng trong việc phát triển TNGDM 
(Acker et al., 2014).
Sinh viên
Trong cộng đồng người dùng của TNGDM, 
sinh viên sẽ là nhóm sử dụng chính, vì vậy vai 
trò của họ là rất quan trọng. Các trường đại 
học, giảng viên cần có hướng dẫn cụ thể cho 
việc sinh viên tham gia sử dụng, đánh giá và 
đóng góp cho TNGDM. Sinh viên cần được 
yêu cầu sử dụng nguồn học liệu này vào việc 
nâng cao hiểu biết, làm các bài nghiên cứu, 
cũng như hoàn thành các bài tập trong từng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
13THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
môn học. Đồng thời họ cần được trang bị cho 
mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về 
việc đánh giá các nguồn tài liệu, các kiến 
thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, bản quyền và 
giấy phép, họ cần tôn trong tri thức của sáng 
tạo và ý thức được cần phải tránh đạo văn.
Thư viện
Thư viện đại học là đơn vị quản lý và cung 
cấp TNGDM (Salem, 2016). Với chức năng 
cơ bản của mình là cung cấp học liệu cho 
hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu, 
thư viện là nơi tốt nhất cho việc thu thập, lưu 
trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài nguyên 
giáo dục mở của trường đại học. Với nghiệp 
vụ và cơ sở hạ tầng của mình, các thư viện sẽ 
tổ chức nguồn học liệu, kết nối và cung cấp 
nguồn học liệu cho cộng đồng sử dụng. Thư 
viện làm việc với giảng viên và nhà nghiên 
cứu trong trường đại học để khuyến khích 
họ công bố mở, bên cạnh đó tích cực tìm 
kiếm các nguồn học liệu mở bên ngoài để 
giới thiệu cho người dùng. Xây dựng nguồn 
TNGDM, tạo lập cộng đồng người dùng và 
hướng dẫn sử dụng là những nhiệm vụ chính 
của các thư viện đại học.
Các tổ chức kiểm định
Đảm bảo chất lượng trước hết thuộc về 
trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. 
Khi đánh giá chất lượng giảng dạy, các tổ 
chức đảm bảo chất lượng cần xem xét các 
nguồn tài nguyên giáo dục do các cơ sở giáo 
dục xây dựng, chỉnh sửa và sử dụng (kể cả 
học liệu mở). TNGDM cần được xem như là 
một tiêu chí đánh giá, kiểm định các trường 
đại học. Vì vậy, các tổ chức đảm bảo chất 
lượng có vai trò trong việc đảm bảo rằng 
trường đại học phải có các chính sách để hỗ 
trợ cho việc sử dụng các học liệu mở.
Các công ty công nghệ
Công nghệ mở giúp cộng đồng cùng tạo 
lập, đóng góp, lưu trữ và chia sẻ nội dung 
TNGDM. Một tài liệu của TNGDM phải được 
định dạng mở để có thể sửa đổi, cập nhật để 
tạo ra những bản phái sinh, cũng như có thể 
sử dụng trên các nền tảng công nghệ khác 
nhau. Việc tạo ra các chuẩn công nghệ mở 
cho TNGDM là điều cần thiết để nguồn học 
liệu này có thể tiếp cận đến người dùng với 
điều kiện và công nghệ khác nhau. Các công 
ty công nghệ sẽ hỗ trợ việc phát triển và ứng 
dụng công nghệ mở tại Việt Nam.
5. Kết luận và khuyến nghị
Trên cơ sở số liệu nghiên cứu, kết hợp 
với thực tiễn triển khai TNGDM, chúng tôi 
đưa ra một số khuyến nghị về việc triển khai 
TNGDM trong các trường đại học Việt Nam.
Xây dựng một chính sách quốc gia về tài 
nguyên giáo dục mở. Hiện nay chúng ta chưa 
có một văn bản có tính pháp lý nào về phát 
triển tài nguyên giáo dục mở. Do vậy, việc 
cần làm ngay là xây dựng văn bản pháp lý 
về TNGDM, đó sẽ là “mỏ neo” để các trường 
đại học, các doanh nghiệp và cá nhân cùng 
tham gia phát triển TNGDM. Việc xây dựng 
chính sách có thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo 
phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực 
hiện trên cơ sở tập hợp các chuyên gia về 
TNGDM tại Việt Nam, cũng như tham khảo 
kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế.
Thành lập một Ủy ban quốc gia về 
TNGDM. Ủy ban này có trách nhiệm thúc 
đẩy và đưa TNGDM vào đời sống thực tế 
thông qua các hoạt động xây dựng chính 
sách, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức hội thảo 
và hướng dẫn triển khai TNGDM ở các cấp 
học khác nhau trong hệ thống giáo dục Việt 
Nam, trong đó có giáo dục đại học.
Thực hiện chiến dịch quảng bá rộng rãi 
trong cộng đồng về TNGDM. Mục tiêu là giúp 
các bên có liên quan như các nhà làm chính 
sách, lãnh đạo các trường đại học, lãnh đạo 
các thư viện, các giảng viên, nhà nghiên cứu, 
và sinh viên hiểu rõ hơn về TNGDM. Đồng 
thời, kêu gọi sự tham gia tích cực của các 
trường đại học và các doanh nghiệp trong 
việc cung cấp nội dung và phát triển công 
nghệ cho TNGDM.
Xây dựng mô hình hợp tác phát triển 
TNGDM phù hợp với điều kiện Việt Nam. 
Có thể kết hợp mô hình lai giữa tập trung và 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
14 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
phân tán. Đó là có sự đầu tư cơ bản của nhà 
nước, của các trường đại học lớn, bên cạnh 
đó kêu gọi sự tình nguyện đóng góp của cộng 
đồng. Với điều kiện đảm bảo quyền lợi giữa 
các bên. Trên cơ sở này có thể thiết lập một 
mô hình kinh doanh để đảm bảo cho sự phát 
triển bền vững TNGDM. 
Tạo lập một hệ sinh thái TNGDM cho các 
đại học Việt Nam, bao gồm: cộng đồng phát 
triển và sử dụng, nguồn học liệu/nội dung 
mở, các dịch vụ và sản phẩm, và các nhà/
kênh phân phối thông tin. Hệ sinh thái này là 
sự cộng sinh giữa các bên cung cấp nội dung 
(các trường đại học, giảng viên), bên cung cấp 
giải pháp công nghệ (các công ty công nghệ 
kinh doanh công nghệ mở) và người sử dụng.
Cần tạo lập môi trường hợp tác giữa cùng 
có lợi giữa các bên, tránh sự xung đột lợi ích 
giữa các bên tham gia đóng góp nội dung. 
Cần có chính sách dung hòa lợi ích của 
TNGDM và truy cập mở, đặc biệt là lợi ích 
của các nhà xuất bản. Chính phủ phải là cơ 
quan đứng đầu điều phối mối quan hệ này. 
Tóm lại, để thực hiện mục tiêu phát triển 
bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng giáo 
dục đại học tiệm cận với các nước trong khu 
vực và thế giới thì Chính phủ Việt Nam và 
các trường đại học đang nỗ lực đổi mới và hội 
nhập quốc tế, tiếp cận các xu hướng mới của 
giáo dục đại học quốc tế. TNGDM, giáo dục 
mở, xuất bản mở và khoa học mở đang được 
các quốc gia trên thế giới tham gia thúc đẩy 
phát triển. Việt Nam đã có những bước đi ban 
đầu trong việc hòa nhập với các xu thế này. 
Việc nghiên cứu thực trạng tài nguyên học 
tập trong các trường đại học Việt Nam, nhận 
dạng các yếu tố tác động đến việc thúc đẩy 
phát triển TNGMD, và đưa ra các khuyến 
nghị mang tính định hướng là những bước đi 
cần thiết ban đầu để tìm ra những giải pháp 
phát triển nguồn học liệu trong các trường 
đại học học Việt Nam, giúp các trường đại 
học hoàn thành tốt các chức năng xã hội của 
giáo dục đại học cũng như tham gia trực tiếp 
vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển 
bền vững quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acker, F.V., Vermeulen, M., Kreijns, K., Lutgerink, J. and 
Buuren. H. V. (2014). The role of knowledge sharing 
self-efficacy in sharing Open Educational Resources. 
Computers in Human Behavior, 39, pp. 136-144.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 
(2013). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về 
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Số: 
29-NQ/TW.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2016). Chỉ thị số 3031/CT-
BGDĐT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về 
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành 
Giáo dục.
4. Marcus-Quinn, A. and Diggins, Y. (2013). Open 
educational resources - 3rd World Conference on 
Learning, Teaching and Educational Leadership 
(WCLTA-2012). Procedia - Social and Behavioral 
Sciences, 93, pp. 243-246.
5. Salem, J.A. (2016). Open pathways to student success: 
academic library partnerships for open educational 
resource and affordable course content creation and 
adoption. The Journal of Academic Librarianship. In 
Press, Corrected Proof, Available online. 
6. Chen, S., Nasongkhla, J. and Donaldson, J.A. (2015). 
From vision to action - a strategic planning process 
model for open educational resources. Procedia - 
Social and Behavioral Sciences. 174, pp. 3707 - 3714.
7. Quacquarelli Symonds. (2016). QS World University 
Rankings 2016-2017 
university-rankings/world-university-rankings/2016
8. The US Government. (2015). The open government 
partnership - The third open government national 
action plan for the United States of America. Truy 
cập từ https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/
microsites/ostp/ final_us_open_government_national_
action_plan_3_0.pdf.
9. The World Bank. (2016). Open Knowledge Repository. 
Truy cập từ https://openknowledge.worldbank.org/
about.
10. Tổng cục Thống kê. (2016). Số liệu thống kê giáo dục 
đại học và cao đẳng. Truy cập tại https://www.gso.gov.
vn/default.aspx?tabid=722.
11. UNESCO. (2016). Open educational resources 
information/access-to-knowledge/open-educational-
resources.
12. UNESCO & Commonwealth of Learning. (2015). 
Guidelines for open educational resources (OER) in 
higher education. Paris: UNESCO.
13. United Nations, (2016). Sustainable development goals. 
Truy cập từ 
sustainable-development-goals.
14. United Nations, (1948). The Universal Declaration 
of Human Rights. Truy cập từ 
universal-declaration-human-rights/index.html.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 20-6-2017; 
Ngày phản biện đánh giá: 15-7-2017; Ngày chấp 
nhận đăng: 20-8-2017).

File đính kèm:

  • pdftai_nguyen_giao_duc_mo_yeu_to_tich_cuc_cho_doi_moi_giao_duc.pdf