The usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the ministry of public security traditional medicine hospital

Abstract: This study aimes to analyse the usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the

Ministry of Public Security Traditional Medicine Hospital and to rate their adherence to the

treatment. In this study, Type 2 diabetic patients were treated as outpatients and managed for at least

12 months at the clinic of the hospital. The results show that after 12 months of treatment, the

average fasting blood glucose value decreased from 7.6 ± 1.76 mmol/l to 7.42 ± 1.81 mmol/l and

the percentage of the patients either with blood glucose changes or reached the FPG target, increased

from 38.3% to 70.0%, a statistically significant difference with p <0.05. after="" 6="" months="" of="">

from the time of T-6 to T0, HbA1c index decreased by 7.1 ± 1.0 to 6.4 ± 0.9% and the percentage of

the patients either with HbA1C value changes or achieved the target, increased from 50.0% to

75.0%. The percentage of the patients who had good compliance was 60.8%. With an additional

drug in the regimen, the adherence reduced by 29% (OR = 0.71; 95% CI 0.56 - 0.89; p = 0.002).

The adherence of the 1-year-older patients decreased by 9% (OR = 0.91; 95% CI 0.84 - 0.97; p =

0.03). The study concludes that most of the patients received stable treatment; the regimens

promoted maximum therapeutic effect. The two factors affecting the level of compliance of the

patients with the drug were the age and the number of diabetes medicines used in the application.

pdf 8 trang yennguyen 2140
Bạn đang xem tài liệu "The usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the ministry of public security traditional medicine hospital", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: The usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the ministry of public security traditional medicine hospital

The usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the ministry of public security traditional medicine hospital
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
73 
Original Article 
The Usage of Type 2 Diabetes Medication for Outpatients at 
the Ministry of Public Security Traditional Medicine Hospital 
Nguyen Thanh Hai1,*, Ha My Ngoc1, Doan Thuy Ngan2, Nguyen Xuan Bach3 
1Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
2The Traditional Medicine Hospital, Ministry of Public Security, 
278 Luong The Vinh, Tu Liem, Hanoi, Vietnam 
3VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 13 March 2019 
Revised 07 May 2019; Accepted 21 June 2019 
Abstract: This study aimes to analyse the usage of type 2 diabetes medication for outpatients at the 
Ministry of Public Security Traditional Medicine Hospital and to rate their adherence to the 
treatment. In this study, Type 2 diabetic patients were treated as outpatients and managed for at least 
12 months at the clinic of the hospital. The results show that after 12 months of treatment, the 
average fasting blood glucose value decreased from 7.6 ± 1.76 mmol/l to 7.42 ± 1.81 mmol/l and 
the percentage of the patients either with blood glucose changes or reached the FPG target, increased 
from 38.3% to 70.0%, a statistically significant difference with p <0.05. After 6 months of treatment 
from the time of T-6 to T0, HbA1c index decreased by 7.1 ± 1.0 to 6.4 ± 0.9% and the percentage of 
the patients either with HbA1C value changes or achieved the target, increased from 50.0% to 
75.0%. The percentage of the patients who had good compliance was 60.8%. With an additional 
drug in the regimen, the adherence reduced by 29% (OR = 0.71; 95% CI 0.56 - 0.89; p = 0.002). 
The adherence of the 1-year-older patients decreased by 9% (OR = 0.91; 95% CI 0.84 - 0.97; p = 
0.03). The study concludes that most of the patients received stable treatment; the regimens 
promoted maximum therapeutic effect. The two factors affecting the level of compliance of the 
patients with the drug were the age and the number of diabetes medicines used in the application. 
Keywords: Type 2 diabetes, adherence to treatment, outpatients. 
________ 
 Corresponding author. 
 Email address: haint@hup.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4155 
VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
74 
Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 
trên bệnh nhân ngoại trú tại 
 Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An 
Nguyễn Thành Hải1,*, Hà Mỹ Ngọc1, Đoàn Thúy Ngân2, Nguyễn Xuân Bách3 
1Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 
2Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công An, 278 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 
3Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 13 tháng 3 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 07 tháng 5 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2019 
Tóm tắt: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá do tăng glucose máu mạn tính. 
Bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang 
phát triển. Quá trình điều trị ĐTĐ có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức 
trong việc lựa chọn, tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc hợp lý đảm bảo an toàn, hiệu quả và kinh tế. 
Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả điều trị và mức độ tuân thủ dùng thuốc trên bệnh 
nhân điều trị ĐTĐ týp 2 ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú và được quản lý ít nhất 12 
tháng tại phòng khám bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An. Kết quả: Sau 12 tháng theo dõi 
điều trị giá trị glucose máu lúc đói (FPG) trung bình giảm từ 7.6 ± 1.76 mmol/l xuống 7.42 ±1.81 
mmol/l và tỷ lệ % bệnh nhân có thay đổi glucose máu hoặc đạt FPG mục tiêu tăng dần từ 38.3% đến 
70.0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Sau 6 tháng điều trị từ thời điểm T-6 tới T0, chỉ 
số HbA1c giảm 7.1 ± 1.0 xuống 6.4 ± 0.9 % và tỷ lệ % bệnh nhân có thay đổi giá trị HbA1C hoặc 
đạt mục tiêu đã được cải thiện từ 50.0% lên 75.0%. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt chiếm 
60.8%. Trên nhóm bệnh nhân dùng nhiều thuốc điều trị ĐTĐ có xu hướng tuân thủ dùng thuốc thấp 
hơn, cụ thể cứ thêm 1 thuốc phối hợp trong điều trị ĐTĐ sẽ làm giảm 29% khả năng tuân thủ dùng 
thuốc (OR=0.71; 95% CI 0.56 – 0.89; p=0.002). Bệnh nhân tăng 1 tuổi thì giảm 9% khả năng tuân 
thủ dùng thuốc (OR=0.91; 95% CI 0.84 – 0.97; p= 0.03). Kết luận: Phần lớn các bệnh nhân được 
điều trị ổn định, các phác đồ phát huy hiệu quả điều trị tối đa. Đã phát hiện được hai yếu tố ảnh hưởng 
đến mức độ tuân thủ dùng thuốc của BN là tuổi của bệnh nhân và số thuốc ĐTĐ dùng trong đơn. 
Từ khóa: Tuân thủ điều trị, bệnh đái tháo đường, điều trị ngoại trú. 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: haint@hup.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4155 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
75 
1. Đặt vấn đề 
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý rối 
loạn chuyển hoá rất thường gặp do tăng glucose 
máu mạn tính. Trong các loại ĐTĐ thì ĐTĐ týp 
2 chiếm tỷ lệ khoảng 85 – 95% tổng số người 
mắc bệnh. ĐTĐ týp 2 cũng có tốc độ phát triển 
rất nhanh, tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cứ trong 
vòng 15 năm lại tăng lên gấp đôi [1]. Bệnh nhân 
ĐTĐ týp 2 được điều trị cả đời bằng các phác đồ 
thuốc và có thể có các yếu tố tác động đến tuân 
thủ điều trị, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị 
thông qua kiểm soát glucose máu lúc đói và giá 
trị HbA1C [2]. Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ 
Công An là một bệnh viện ngành, thực hiện chức 
năng khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ và 
nhân dân. Hiện nay, phòng khám của bệnh viện 
đang quản lý và theo dõi việc điều trị ngoại trú 
của một lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ theo chương 
trình quản lý ĐTĐ quốc gia, trong đó chủ yếu là 
ĐTĐ týp 2. Tuy vậy, việc phân tích về tình hình 
sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2, việc đánh giá 
mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân vẫn 
chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện. Do 
đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu 
phân tích tình hình sử dụng điều trị đái tháo 
đường týp 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh 
viện Y học cổ truyền – Bộ Công An” với mục 
tiêu: phân tích hiệu quả điều trị Đái tháo đường 
týp 2 và đánh giá mức độ tuân thủ điều trị trên 
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh 
viện Y học cổ truyền – Bộ Công An. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là 120 bệnh án của 
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú, và 
quản lý tại phòng khám bệnh viện Y học cổ 
truyền – Bộ Công An, với các tiêu chuẩn lựa 
chọn và loại trừ: 
* Tiêu chuẩn lựa chọn 
Bệnh nhân đang điều trị ngoại trú được quản 
lý tại phòng khám ĐTĐ có thời gian điều trị ít 
nhất đủ 12 tháng quản lý tại bệnh viện: Được 
chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2; có khả năng giao 
tiếp và đồng ý tham gia phỏng vấn. 
* Tiêu chuẩn loại trừ 
Một trong các tiêu chuẩn sau: Bệnh nhân 
mắc bệnh basedow; đái tháo đường thai kỳ; đang 
dùng thuốc điều trị HIV; thuốc gây tăng đường 
huyết như corticoid. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi 
cứu thời gian trên bệnh án của bệnh nhân và phỏng 
vấn bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại 
trú ở thời điểm tái khám tại khoa khám bệnh. 
Phương pháp thu thập dữ liệu: 
 Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân: trong thời 
gian bệnh nhân chờ kết quả xét nghiệm sẽ được 
phỏng vấn trực tiếp bằng bộ công cụ nghiên cứu 
bao gồm: bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ dùng 
thuốc (MMAS - 8) [3], các biến cố bất lợi gặp 
trong quá trình sử dụng thuốc. 
Thu thập số liệu từ bệnh án được quản lý, lưu 
trữ cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện: thu 
thập các số liệu cần nghiên cứu từ mẫu bệnh án 
nghiên cứu. 
Quy ước thời gian ban đầu thu thập số liệu 
được ký hiệu là: T0: thời điểm bệnh nhân đến 
khám; T-12, T-6, T-3, T-1: hồi cứu lại bệnh án của 
bệnh nhân trước 12 tháng, 6 tháng, 3 tháng, 1 
tháng trước thời điểm bệnh nhân tái khám. 
 T0 
 Sơ đồ 1. Thu thập dữ liệu bệnh nhân nghiên cứu. 
Bệnh nhân tái 
khám 
Lựa chọn BN 
nghiên cứu (tiêu 
chuẩn lựa chọn, tiêu 
chuẩn loại trừ) 
Phỏng vấn (Đánh giá tuân 
thủ) 
T0 T-3 T-6 T-12 
Hồi cứu bệnh án quản lý tại khoa 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
76 
3. Xử lý số liệu 
Thống kê mô tả: các biến số phân hạng 
được biểu diễn bằng tỉ lệ %. Các biến số liên 
tục phân phối chuẩn được biểu thị bằng giá trị 
trung bình ± độ lệch chuẩn (TB±SD). Các biến 
số không theo phân phối chuẩn được biểu thị 
bằng trung vị. 
Phân tích thống kê: Áp dụng t-test để so sánh 
các giá trị trung bình. Test khi bình phương để 
so sánh các tỉ lệ. Dùng phương pháp STEPWISE 
để thiết kế mô hình dự đoán các yếu tố ảnh 
hưởng tới tuân thủ, sau đó phân tích hồi quy 
logistic đa biến. Sự khác biệt được coi là có ý 
nghĩa thống kê nếu p<0.05. 
3.1. Kết quả nghiên cứu 
Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu 
nghiên cứu 
Kết quả trên 120 bệnh nhân nghiên cứu cho 
thấy: độ tuổi trung bình là 61 ± 9.5 tuổi. Tỷ lệ 
mắc bệnh ở hai giới tương đương nhau; Hầu hết 
bệnh nhân có bệnh mắc kèm (90%). 28.3% bệnh 
nhân có người thân mắc bệnh ĐTĐ. Số bệnh 
nhân ĐTĐ týp 2 có thời gian điều trị dưới 5 năm 
chiếm 33.3%. 
Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tại thời điểm T0 nghiên cứu 
Đặc điểm chung Số BN (%) 
Tuổi 61 ± 9.5 (tuổi) (N=120) 
Giới tính 
Nam 58 (48,3%) 
Nữ 62 (51.7%) 
BMI 
< 18.5 (Gầy) 6 (5.0%) 
18.5-22.9 (Bình thường) 61 (50.8%) 
23-24.9 (Nguy cơ béo phì) 31 (25.8%) 
25-29.9 (Béo phì độ 1) 19 (15.8%) 
≥ 30 (Béo phì độ 2) 3 (2.6%) 
Tiền sử 
Không có người thân mắc bệnh ĐTĐ 86 (71.7%) 
Có người thân mắc bệnh ĐTĐ 34 (28.3%) 
Số bệnh mắc kèm 
0 12 (10%) 
1 54 (45%) 
2 36 (30%) 
3 16 (13.3%) 
4 2 (1.7%) 
Thời gian điều trị 
(năm) 
< 5 40 (33.3%)) 
5 - 10 48 (40.0%) 
> 10 32 (26.7%) 
3.2. Phân tích hiệu quả điều trị đái tháo đường 
týp 2 trên bệnh nhân ngoại trú 
3.2.1. Tỷ lệ sử dụng các phác đồ điều trị đái 
tháo đường týp 2 cho bệnh nhân ngoại trú 
Kết quả bảng trên cho thấy tại các thời điểm 
nghiên cứu T0: phần lớn bệnh nhân sử dụng phác 
đồ phối hợp 2 thuốc (66.7%). Phác đồ 
metformin+gliclazid là phác đồ được sử dụng 
nhiều nhất chiếm 61.7%. Phác đồ phối hợp 4 
thuốc: insulin + metformin + gliclazid+ 
acarbose, có 1 BN được chỉ định phác đồ này 
trong quá trình điều trị, chiếm tỷ lệ rất thấp 
0.83%. 
3.2.2. Hiệu quả điều trị thông qua sự thay đổi 
glucose máu lúc đói 
Sau 12 tháng điều trị giá trị glucose máu lúc 
đói trung bình có sự dao động tại các thời điểm 
khảo sát; tỷ lệ % bệnh nhân có FPG đạt mục tiêu 
từ 40.0% đến 47.5%. Mặc dù vậy, tỷ lệ % bệnh 
nhân có FPG tăng, không thay đổi hoặc không 
làm xét nghiệm vẫn có 9 bệnh nhân (chiếm 
7,5%) tại thời điểm T0. 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
77 
Bảng 2. Các phác đồ điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong mẫu nghiên cứu tại thời điểm T0 
Phác đồ Số BN thời điểm 
T0 (N =120) 
Phác đồ đơn trị liệu 
Metformin 4 (3.3%) 
Gliclazid 5 (4.2%) 
Acarbose 1 (0.83 %) 
Insulin 8 (6.7%) 
Tổng 18 (15%) 
Phác đồ phối hợp hai 
thuốc 
Metformin + Gliclazid 74 (61.7%) 
 Metformin + Insulin 3 (2.5%) 
Acarbose + Insulin 2 (1.7%) 
Metformin + Acarbose 0 (0%) 
Gliclazid + Acarbose 1 (0.83%) 
Tổng 80 (66.7%) 
Phác đồ phối hợp 3 
thuốc 
Metformi+ Gliclazid + Acarbose 18 (15%) 
Metformin + Gliclazid + Insulin 1 (0.83%) 
Acarbose+ Gliclazid + Insulin 0 (0%) 
Metformin + Acarbose + Insulin 2 (1.7%) 
Tổng 21 (17.5%) 
Phác đồ phối hợp 4 
thuốc 
Insulin + metformin + gliclazid+ 
Acarbose 
1 (0.83%) 
Tổng 1 (0.83%) 
Bảng 3. Sự thay đổi nồng độ glucose máu lúc đói tại các thời điểm khảo sát (N=120) 
Thời điểm TB±SD 
Tỷ lệ % BN có 
FPG đạt mục tiêu 
(FPG 7,2) 
Tỷ lệ % BN có FPG 
giảm nhưng chưa đạt 
mục tiêu 
Tỷ lệ % BN có FPG tăng, 
không thay đổi hoặc 
không xét nghiệm 
T0 7.42±1.81 57 (47.5%) 54 (45.0%) 9 (7.5%) 
T-1 7.46±1.6 58 (48.3%) 50 (41.7%) 12 (10%) 
T-3 7.53±1.52 52 (43,3%) 48 (40.0%) 20 (16.7%) 
T-6 8.1±1.78 48 (40.0%) 42 (35.0%) 30 (25.0%) 
T-12 7.6±1.76 56 (46.7%) 40 (33.3%) 24 (20.0%) 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
78 
Bảng 4. Hiệu quả điều trị BN ĐTĐ typ 2 qua giá trị HbA1c (N=120) 
Thời điểm TB±SD 
Tỷ lệ % BN có 
HbA1C đạt mục tiêu 
(HbA1C<7%) 
Tỷ lệ % BN có 
HbA1C chưa đạt mục 
tiêu 
Tỷ lệ % BN không 
làm xét nghiệm 
HbA1C 
T0 6.4 ± 0.9 18 (15.0%) 9 (7.5%) 93 (77.5%) 
T-3 6.5 ± 0.6 12 (10.0%) 6 (5.0%) 102 (85.0%) 
T-6 7.1 ± 1.0 8 (6.7%) 8 (6.7%) 104 (86.6%) 
3.3. Hiệu quả điều trị thông qua kiểm soát giá trị 
HbA1C 
Kết quả cho thấy sau 6 tháng điều trị trên 
bệnh nhân ĐTĐ typ 2, tỷ lệ % bệnh nhân có giá 
trị HbA1C đạt mục tiêu đã được cải thiện từ 
6.7% lên 15.0%. Mặc dù vậy, vẫn còn một số 
lượng lớn bệnh nhân sau mỗi 3 tháng điều trị 
không được làm xét nghiệm HbA1C (tại T0 
chiếm 77.5%) để đánh giá hiệu quả điều trị. 
3.4. Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2 
3.4.1. Tỷ lệ mức độ tuân thủ điều trị của bệnh 
nhân nghiên cứu 
Tổng hợp kết quả khảo sát tuân thủ sử dụng 
thuốc trên bệnh nhân dựa trên thang đánh giá 
Morisky-8 với phân loại mức độ tuân thủ tốt (7 
– 8 điểm) và kém (≤ 6 điểm) [3] được trình trình 
bày dưới bảng sau: 
Bảng 5. Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân 
ĐTĐ týp 2 ngoại trú 
Mức độ tuân 
thủ 
Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Tốt 73 60.8 
Kém 47 39.2 
Kết quả bảng trên cho thấy có đến 39.2% 
bệnh nhân có mức độ tuân thủ điều trị kém. 
3.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ 
tuân thủ thuốc 
Dùng phương pháp STEPWISE để tìm mô 
hình tối ưu cho các yếu tố có ảnh hưởng nhiều 
nhất tới tuân thủ điều trị. Kết quả được thể hiện 
trong bảng 6. 
Bảng 6. Các mô hình có xác suất hậu định tối ưu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị 
Yếu tố Mô hình 
 1 2 3 4 5 
Tuổi -0.09 -0.11 
Giới -0.7 
Thời gian điều trị ĐTĐ 
Bệnh mắc kèm -0.12 
Insulin -0.34 
Số lần dùng insulin 
Số thuốc điều trị ĐTĐ -0.34 -0.29 -0.32 -0.33 
Số lần dùng thuốc trong ngày 
BIC - 414.1 -409.8 -409.6 -409.6 -409.5 
Xác suất hậu định 0.52 0.06 0.06 0.05 0.05 
Dựa vào kết quả trên, nhóm nghiên cứu lựa 
chọn mô hình có xác suất hậu định cao nhất 
(52%) là mô hình có các yếu tố tuổi và số thuốc 
điều trị đái tháo đường (mô hình 1). Sau đó đưa 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
79 
các yếu tố này vào phân tích mô hình hồi quy 
logistic đa biến, các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ 
thu được kết quả thể hiện trong bảng dưới đây. 
Bảng 7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân 
thủ điều trị 
Yếu tố OR ( 95%CI) P 
Tuổi 0.91 ( 0.84-0.97) 0.03 
Số thuốc sử dụng 
trong đơn 
0.71 (0.56-0.89) 0.002 
Nhóm bệnh nhân cao tuổi có xu hướng tuân 
thủ thấp hơn. Bệnh nhân tăng 1 tuổi thì giảm 9% 
khả năng tuân thủ dùng thuốc (OR=0.91; 95% CI 
0.84 – 0.97; p=0.03). Hơn nữa trên nhóm bệnh 
nhân dùng nhiều thuốc điều trị ĐTĐ có xu hướng 
tuân thủ thấp hơn, cụ thể cứ thêm 1 thuốc phối 
hợp trong điều trị ĐTĐ sẽ làm giảm 29% khả 
năng tuân thủ dùng thuốc (OR=0.71; 95% CI 
0.56 – 0.89; p=0.002). 
4. Bàn luận 
4.1. Về hiệu quả điều trị đái tháo đường týp 2 
cho bệnh nhân ngoại trú 
Các phác đồ điều trị được sử dụng trong mẫu 
nghiên cứu 
Trong số các phác đồ phối hợp 2 thuốc thì 
phác đồ metformin-gliclazid được sử dụng nhiều 
nhất. Đây là phối hợp được sử dụng phổ biến 
trong điều trị, giữa 1 thuốc kích thích bài tiết 
insulin với 1 thuốc làm tăng nhạy cảm của các tế 
bào với insulin [1]. Phác đồ phối hợp insulin – 
metformin được sử dụng nhiều hơn phác đồ phối 
hợp insulin – acarbose do metformin làm giảm 
tình trạng insulin đồng thời ít gây tăng cân, ít gây 
hạ đường huyết nên làm tăng hiệu quả sử dụng 
insulin, tránh tác dụng không mong muốn của 
insulin. 
Trong các phác đồ phối hợp ba thuốc uống 
thì metformin – gliclazid - acarbose chiếm tỷ lệ 
cao hơn các phác đồ còn lại. Điều này có thể cho 
thấy xu hướng ưu tiên phối hợp các thuốc đường 
uống với nhau hơn là phối hợp giữa thuốc tiêm 
và thuốc uống trên quần thể BN điều trị ngoại 
trú. Phác đồ này được sử dụng chủ yếu trên 
những bệnh nhân có HbA1c và FPG cao, thời 
gian điều trị đái tháo đường lâu năm [1]. 
Sự thay đổi nồng độ glucose máu tại các thời 
điểm khảo sát 
Sau 12 tháng điều trị glucose máu có giảm từ 
7.6 ± 1.76 mmol/l xuống 7.42 ±1.81 mmol/l, sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, 
tỷ lệ % bệnh nhân có FPG đạt mục tiêu đã được 
cải thiện, từ 40.0% đến 47.5% sau 1 năm điều trị. 
Mặc dù vậy, tại thời điểm T0 vẫn còn 45.0% bệnh 
nhân có FPG giảm nhưng chưa đạt mục tiêu và 
7.5% bệnh nhân không thay đổi giá trị FPG hoặc 
không làm xét nghiệm; điều này có thể do ảnh 
hưởng một phần của việc tuân thủ dùng thuốc đối 
với bệnh nhân ĐTĐ [4]. 
Sự thay đổi nồng độ HbA1c tại các thời điểm 
khảo sát 
Chỉ số HbA1c phản ánh glucose huyết trong 
1 thời gian dài và không ảnh hưởng bởi các yếu 
tố như thức ăn. Nghiên cứu UKPDS [5] chỉ ra 
rằng mỗi 1% HbA1c giảm làm giảm 21% bệnh 
nhân tử vong liên quan đến ĐTĐ, 14% tử vong 
do mọi nguyên nhân và nhồi máu cơ tim, 43% 
trong phẫu thuật cắt bỏ hoặc tử vong do mạch 
máu ngoại biên, 37% giảm nguy cơ biến chứng 
vi mạch. Do vậy việc giảm HbA1c luôn là mục 
tiêu hàng đầu trong điều trị ĐTĐ týp 2. Sau 6 
tháng điều trị từ thời điểm T-6 tới T0, chỉ số 
HbA1c giảm 7.1 ± 1.0 xuống 6.4 ± 0.9 %; và tỷ 
lệ % bệnh nhân có giá trị HbA1C đạt mục tiêu 
được tăng từ 6.7% lên 15.0%. 
4.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân 
thủ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 
ngoại trú 
Kết quả thu được là số lượng BN tuân thủ 
dùng thuốc ở mức độ tốt là 73 BN (60.8%). Số 
BN tuân thủ kém ghi nhận được là 37 BN 
(39.2%) tương đồng với nghiên cứu của Tiktin 
M và các cộng sự năm 2016 là 42.7 % [6]. Tuổi 
tác của BN là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân 
thủ mà không thể can thiệp được, BN tăng 1 tuổi 
thì giảm 9% khả năng tuân thủ dùng thuốc 
(OR=0.91; 95% CI 0.84 – 0.97; p= 0.03). Điều 
N.T. Hai et al. / VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 35, No. 1 (2019) 73-80 
80 
này có thể giải thích do BN càng cao tuổi thì trí 
nhớ BN càng giảm sút dẫn tới việc quên dùng 
thuốc, nhầm lẫn liều hay khả năng tự sự sử dụng 
thuốc có nhiều hạn chế trong khi sự giúp đỡ của 
người thân không phải lúc nào cũng có. Do đó, 
nhân viên y tế cần hướng dẫn người nhà BN 
trong việc giúp đỡ người cao tuổi dùng thuốc 
hàng ngày cũng như việc cung cấp thông tin về 
sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngắn gọn, rõ ràng, 
dễ hiểu. Bệnh nhân khi sử dụng thêm 1 thuốc 
điều trị ĐTĐ trong phác đồ sẽ làm giảm 29% khả 
năng tuân thủ dùng thuốc (OR=0.71; 95% CI 
0.56 – 0.89; p=0.002). Như vậy, để giúp bệnh 
nhân có khả năng tăng tính tuân thủ điều trị nên 
chọn các phác đồ điều trị đơn giản và lựa chọn 
các dạng bào chế kết hợp 2 hay nhiều thuốc điều 
trị ĐTĐ đường uống để giảm số loại thuốc mà 
bệnh nhân phải dùng. 
Kết luận 
Phần lớn các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ngoại trú 
được điều trị ổn định với giá trị FPG dao động từ 
7.6 ± 1.76 mmol/l (T-12) xuống 7.42 ±1.81 
mmol/l (T0) và giá trị HbA1C giảm từ 7.1 ± 1.0% 
(T-6) xuống 6.4 ± 0.9 % (T0). Đã phát hiện được 
hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ điều 
trị của BN là tuổi của bệnh nhân và số thuốc 
ĐTĐ dùng trong đơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Association. American Diabetes, Standards of 
medical care in diabetes - 2018, 
https://diabetesed.net/wp-
content/uploads/2017/12/2018-ADA-Standards-
of-Care.pdf, 2018 (accessed 25 May 2019). 
[2] A. Jafarian-Amirkhizi, A. Sarayani, K. Gholami, 
M. Taghizadeh-Ghehi, K. Heidari, A. Jafarzadeh-
Kohneloo, D.E.Morisky, Adherence to medications, 
self-care activity, and HbA1c status among patients 
with type 2 diabetes living in an urban area of Iran, 
J Diabetes Metab Disord. 17(2) (2018) 165-172. 
https://doi.org/10.1007/s40200-018-0356-4. 
[3] D.E. Morisky, M.R. Di Matteo, Improving the 
measurement of self-reported medication 
nonadherence: Response to Authors, J Clin 
Epidemiol. 64(3) (2011) 255-257; discussion 258-
63. https://doi.org/10.1016/j.jclinepi.2010.09.002. 
[4] Y. Tominaga, T. Aomori, T. Hayakawa, D.E. 
Morisky, K. Takahashi, M. Mochizuki, 
Relationship between medication adherence and 
glycemic control in Japanese patients with type 2 
diabetes. Pharmazie. 73(10) (2018) 609-612. 
https://doi.org/10.1691/ph.2018.8587. 
[5] M.C. Govern Andrew, T. Zayd, Systematic review 
of adherence rates by medication class in type 2 
diabetes: a study protocol, BMJ Open, 6(2) (2016) 
e010469. https://doi: 
https://doi.org/10.1136/bmjopen-2015-010469. 
[6] M. Tiktin, S. Celik, Understanding adherence to 
medications in type 2 diabetes care and clinical 
trials to overcome barriers: a narrative review, Curr 
Med Res Opin. 32(2) (2016) 277-287. https:// doi: 
https://doi.org/10.1185/03007995.2015.1119677. 

File đính kèm:

  • pdfthe_usage_of_type_2_diabetes_medication_for_outpatients_at_t.pdf