Thực trạng nhân lực điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai Hà Nội

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân

lực điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện

Thanh oai- Hà Nội, năm 2018. Đối tượng

và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu

mô tả trên 86 điều dưỡng đang làm việc tại

các khoa lâm sàng tại bệnh viên đa khoa

Huyện Thanh Oai – Hà Nội từ tháng 12

năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả:

tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức đúng về

3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng cũng như

các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu khá

cao (91,9%). Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành

các kỹ thuật điều dưỡng, nhiệm vụ quản lý

điều dưỡng cũng như tư vấn sức khỏe cho

người bệnh ở mức khá cao. Nhưng trong

số đó có một số nội dung tỷ lệ điều dưỡng

không thực hành còn cao như: Thông tiểu

(72,1%), thụt tháo (70,9%), garo (87,2%).

Kết luận: cần tiến hành triển khai đào tạo,

tập huấn, bổ sung thêm một số mảng kiến

thức, nội dung thực hành cho điều dưỡng

viên đồng thời gắn việc đào tạo kiến thức

với thực hành lâm sàng.

pdf 7 trang yennguyen 5621
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhân lực điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhân lực điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai Hà Nội

Thực trạng nhân lực điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai Hà Nội
36
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC 
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THANH OAI- HÀ NỘI
Lê Đức Sang1, Vũ Dũng1, Đỗ Quang Tuyển1, Ngô Minh Đạt2
 1Khoa khoa học sức khỏe, Đại học Thăng Long
2 Công ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
Người chịu trách nhiệm: Lê Đức Sang
Email: leducsang1986@gmail.com
Ngày phản biện: 13/01/2020
Ngày duyệt bài: 11/02/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân 
lực điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện 
Thanh oai- Hà Nội, năm 2018. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 
mô tả trên 86 điều dưỡng đang làm việc tại 
các khoa lâm sàng tại bệnh viên đa khoa 
Huyện Thanh Oai – Hà Nội từ tháng 12 
năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả: 
tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức đúng về 
3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng cũng như 
các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu khá 
cao (91,9%). Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành 
các kỹ thuật điều dưỡng, nhiệm vụ quản lý 
điều dưỡng cũng như tư vấn sức khỏe cho 
người bệnh ở mức khá cao. Nhưng trong 
số đó có một số nội dung tỷ lệ điều dưỡng 
không thực hành còn cao như: Thông tiểu 
(72,1%), thụt tháo (70,9%), garo (87,2%). 
Kết luận: cần tiến hành triển khai đào tạo, 
tập huấn, bổ sung thêm một số mảng kiến 
thức, nội dung thực hành cho điều dưỡng 
viên đồng thời gắn việc đào tạo kiến thức 
với thực hành lâm sàng.
Từ khóa: điều dưỡng, nguồn nhân lực 
điều dưỡng
THE STATUS OF NURSING RESOURCES 
AT GENERAL HOSPITAL OF THANH OAI DISTRICT IN HANOI
ABSTRACT
Objective: A description of the nursing 
resources at General Hospital of Thanh Oai 
District, Hanoi, in 2018. Method: A cross-
sectional study was conducted between 
December 2017 and June 2018 on 86 
nurses who were working at the Clinical 
Departments under the General Hospital 
of Thanh Oai District. Results: The 
percentage of nurses who had sufficient 
knowledge on 3 tests, 5 comparisons, 
and 5 rights as well as initial emergency 
management was relatively high (91,9%). 
The prevalence of sufficient practice was 
higher among nurses with practicing 
nursing techniques, nursing management 
as well as patient consultation, while the 
practice of catheterization (72,1%), enema 
(70,9%), tourniquet (87,2%) was quite 
low. Conclusion: This study emphasized 
the need for implementation of solutions to 
education, training and additional knowledge 
and practice of nursing in associated with 
training on clinical practice.
Keywords: nursing, nursing resources
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nguồn nhân lực Điều dưỡng viên đóng 
vai trò hết sức quan trọng trong công tác 
nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị 
bệnh nhân [1]. Theo báo cáo tổng kết công 
37
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
tác điều dưỡng của Cục Quản lý khám 
bệnh, chữa bệnh năm 2015 cho thấy tỷ lệ 
điều dưỡng, hộ sinh trên tổng số nguồn 
nhân lực y tế là 42,4%. Tỷ lệ điều dưỡng 
trên bác sĩ là 1,8, tức là thuộc trong những 
nước có tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ thấp 
nhất trong khu vực Đông Nam Á (Philippine 
là 5,1, ở Indonesia là 8,0 trong khi ở Thái 
Lan là 7,0). Từ đó có thể thấy rằng để hội 
nhập với các quốc gia cùng khu vực thì 
chúng ta cần cải thiện rất nhiều về nguồn 
nhân lực điều dưỡng. Bên cạnh đó, trong 
tổng số 120.875 điều dưỡng 92.106 điều 
dưỡng, hộ sinh ở trình độ trung học và sơ 
học cần phải chuẩn hóa. Có thể thấy nhu 
cầu đào tạo liên tục cho đối tượng này cũng 
đang là một vấn đề thực sự cấp thiết [3].
Xác định được nhu cầu đào tạo (NCĐT) 
của cán bộ y tế (CBYT) là rất cần thiết bởi 
không phải chỉ có nhu cầu của bản thân 
người CBYT mà còn là nhu cầu, trách 
nhiệm của các nhà quản lý đang sử dụng 
nguồn nhân lực y tế, xác định NCĐT nhằm 
phát hiện chính xác những vấn đề cần đào 
tạo, đối tượng cần đào tạo và hình thức đào 
tạo cho phù họp [6],[9]. Nghiên cứu của 
Nguyễn Việt Cường về “Đánh giá nhu cầu 
đào tạo liên tục cán bộ điều dưỡng (ĐD) tại 
14 trạm y tế (TYT) phường quận Ba Đình 
Hà Nội, năm 2010” cho thấy sự cần thiết 
phải xác định nhu cầu ĐTLT của CBYT làm 
cơ sở cho việc thực hiện ĐTLT phù họp 
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của 
đội ngũ này [5]. Ở Việt Nam, ĐD đã được 
xem là một nghề độc lập trong hệ thống y 
tế, cấp bậc, trình độ đã được quy định cụ 
thể theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV 
ngày 22/4/2005 [3]. Tuy nhiên trong thực 
tế tại các cơ sở y tế, người ĐD thường có 
đặc thù riêng về công việc mà họ được đảm 
nhận. Do chưa có phân cấp cụ thể phạm 
vi hành nghề của ĐD theo trình độ đào tạo 
dẫn đến dù có trình độ đào tạo khác nhau 
nhưng tại các cơ sở y tế vẫn còn tình trạng 
ĐD đại học (ĐDĐH), ĐD Cao đẳng (ĐDCĐ) 
thực hiện nhiệm vụ như điều dưỡng trung 
cấp (ĐDTC) [5],[8]. 
Trong những năm gần đây, Ban Lãnh 
đạo bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Oai 
– Hà Nội đã chú trọng đến công tác đào 
tạo liên tục cho cán bộ viên chức, tuy nhiên 
vẫn tồn tại một số hạn chế. Để tạo điều 
kiện cho các nhà quản lý có cái nhìn khách 
quan về thực trạng nhân lực Điều dưỡng 
viên tại bệnh viện từ đó có biện pháp phù 
hợp nhằm năng cao chất lượng chăm sóc 
người bệnh của Điều dưỡng viên tại đây, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục 
tiêu: Mô tả thực trạng nguồn nhân lực điều 
dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh 
Oai-Hà Nội năm 2018.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng:
- Địa điểm nghiên cứu: tại các khoa lâm 
sàng, Bệnh viện đa khoa Huyện Thanh Oai 
– Hà Nội
- Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng 
viên đang đang làm việc tại các khoa lâm 
sàng tại bệnh viên đa khoa Huyện Thanh 
Oai – Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 
2017 đến tháng 6 năm 2018
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt 
ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn 
mẫu
a/ Cỡ mẫu: chọn mẫu toàn bộ 86 điều 
dưỡng viên
b/ Phương pháp chọn mẫu:
 Sủ dụng phương pháp chọn mẫu thuận 
tiện (Chọn mẫu toàn bộ) với tất cả các đối 
tượng thỏa mãn yêu cầu của nghiên cứu 
đề ra.
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số 
liệu
- Công cụ: Phiếu thu thập thông tin là bộ 
câu hỏi nghiên cứu gồm 3 phần
+ Phần 1: Đặc điểm nhân khẩu. 
+ Phần 2: Mức độ tự tin khi thực hiện 
38
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
công việc chăm sóc người bệnh (phát triển 
từ bộ công cụ của tác giả Nguyễn Việt 
Cường [2])
+ Phần 3: Kiến thức, thực hành và kỹ 
năng của điều dưỡng trong một số tình 
huống cụ thể gắn liền với y tế cơ sở (tham 
khảo từ Ban quản lý Dự án giáo dục và đào 
tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống 
y tế - Bộ Y tế)
- Kỹ thuật thu thập số liệu: Sau khi điều 
dưỡng viên được giải thích và ký tham gia vào 
phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu chúng tôi 
tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên 
cứu vào thời điểm điều dưỡng được nghỉ tại 
phòng riêng đảm bảo tính riêng tư cũng như 
tính chính xác các thông tin của điều dưỡng
2.4. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu 
không có nguy cơ tổn thương hay vi phạm 
quyền lợi của cá nhân. Những số liệu sử 
dụng phân tích được Lãnh đạo bệnh viện 
cho sử dụng để hoàn thành viết bài báo.
2.5. Phân tích số liệu: Sử dụng phần 
mềm SPSS 20.0, sử dụng thống kê mô tả 
để lập bảng phân bố tần số và tỷ lệ
3. KẾT QUẢ
3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=86)
Đặc điểm SL (%) Đặc điểm SL (%)
Giới tính
Nam 21 (24,4%)
Trình độ 
chuyên 
môn
Trung cấp 68 (12,8%)
Nữ 65 (75,6%)
Dân tộc
Kinh 86 (100%) Cao đẳng 11 (12,8%)
Khác 0 Đại học 7 (8,1%)
Tuổi
< 30 tuổi 37 (43%)
Thâm niên 
công tác
< 5 năm 24 (27,9%)
≥ 30 tuổi 49 (57%) 5-10 năm 52 (60,5%)
Tuổi trung bình: 31,7 ±6,7 >10 năm 10 (11,6%)
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ giới chiếm 
75,6% và tỷ lệ điều dưỡng có trình độ đại học thấp chiếm 8,1%.
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng
Bảng 3.2: Kiến thức của điều dưỡng trong xử lý một số tình huống lâm sàng (n=86)
Nội dung SL (%) Nội dung SL (%)
Cách đo HA
Đúng 51 (59,3%) Các biện pháp xử trí 
cấp cứu ban đầu
Đúng 79 (91,9%)
Sai 35 (40,7%) Sai 7 (8,1%)
3 kiểm tra
Đúng 83 (96,5%) Dấu hiệu nghi ngờ có 
chấn thương cột sống
Đúng 26 (30,2%)
Sai 3 (3,5%) Sai 60 (69,8%)
5 đối chiếu
Đúng 76 (88,4%) Quy trình khử khuẩn, 
tiệt khuẩn dụng cụ
Đúng 74 (86%)
Sai 10 (11,6%) Sai 12 (14%)
5 đúng
Đúng 83 (96,5%) Kiểm soát nhiễm 
khuẩn tại cơ sở y tế
Đúng 62 (72,1%)
Sai 3 (3,5%) Sai 24 (27,9%)
Nguyên tắc cố 
định xương chi 
gãy
Đúng 74 (86%) Người điều dưỡng 
CS toàn diện cho NB
Đúng 47 (54,7%)
Sai 12 (14%) Sai 39 (45,3%)
39
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Nhìn chung tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về các nội dung đánh giá trong bảng trên cơ bản 
ở mức rất cao. Tuy nhiên có gần một nửa ĐD có kiến thức sai về cách đo huyết áp, chăm 
sóc toàn diện cho người bệnh. Đặc biệt chỉ có 30% ĐD biết được các dấu hiệu nghi ngờ 
nạn nhân có chấn thương cột sống cổ. 
Bảng 3.3: Nhiệm vụ thực hành của người điều dưỡng (n=86)
Nội dung SL (%) Nội dung SL (%)
TH rửa tay 
thường quy
Không 8 (9,3%)
TH băng bó
Không 77 (89,5%)
Có 78 (90,7%) Có 9 (10,5%)
TH khử, tiệt 
khuẩn KP, dụng 
cụ, thiết bị
Không 21 (24,4%) TH cố định gãy 
xương
Không 78 (90,7%)
Có 65 (75,6%) Có 8 (9,3%)
Đón tiếp người 
bệnh
Không 0 (0%) TH rửa VT , thay 
băng, cắt chỉ VT
Không 64 (74,4%)
Có 86 (100%) Có 22 (25,6%)
TH đo dấu hiệu 
sinh tồn
Không 8 (9,3%) TH Cho NB dùng 
thuốc
Không 16 (18,6%)
Có 78 (90,7%) Có 70 (81,4%)
TH tiêm bắp
Không 23 (26,7%)
TH khí dung cho BN
Không 46 (53,5%)
Có 63 (73,3%) Có 40 (46,5%)
TH tiêm tĩnh 
mạch
Không 15 (17,4%)
TH PHCN cho NB
Không 75 (87,2%)
Có 71 (82,6%) Có 11 (12,8%)
TH truyền dịch
Không 15 (17,4%)
Vận chuyển BN
Không 48 (55,8%)
Có 71 (82,6%) Có 38 (44,2%)
TH thông tiểu, 
sonde dạ dày
Không 62 (72,1%)
TH Cấp cứu
Không 79 (91,9%)
Có 24 (27,9%) Có 7 (8,1%)
TH thụt tháo 
phân
Không 61 (70,9%) TH phụ giúp BS làm 
thủ thuật
Không 56 (65,1%)
Có 25 (29,1%) Có 30 (34,9%)
TH Garo cầm 
máu
Không 75 (87,2%) TH tiêm chủng và tư 
vấn tiêm chủng
Không 59 (68,6%)
Có 11 (12,8%) Có 27 (31,4%)
Kết quả bảng 3.3 cho thấy bên cạnh các kỹ thuật điều dưỡng có tỷ lệ ĐD thực hành 
phổ biến như tiêm, truyền, đón tiếp người bệnh, đo dấu hiệu sinh tồnMột số kỹ thuật 
điều dưỡng chuyên khoa, đặc thù có tỷ lệ ĐD thực hành ở mức thấp như: Garo cầm máu 
(12,8%), băng bó (10,5%), cố định gãy xương (9,3%), phục hồi chức năng (12,8%). 
40
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Bảng 3.4: Nhiệm vụ quản lý, tư vấn giáo dục sức khỏe 
của người điều dưỡng (n=86)
Nội dung SL (%) Nội dung SL (%)
Nhiệm vụ quản lý của người điều dưỡng
TH đón tiếp NB 
Không 11 (12,8%) Thống kê, báo 
cáo tháng/ quý/ 
năm
Không 70 (81,4%)
Có 75 (87,2%) Có 16 (18,6%)
TH ghi chép phiếu 
theo dõi NB 
Không 17 (19,8%) Tham gia ĐT 
sinh viên thực 
tập tại KP
Không 72 (83,7%)
Có 69 (80,2%) Có 14 (16,3%)
TH quản lý tài sản, 
trang thiết bị của KP
Không 19 (22,1%) Lập kế hoạch 
hoạt động sự 
kiện
Không 83 (96,5%)
Có 67 (77,9%) Có 3 (3,5%)
TH lập kế hoạch 
công tác của KP
Không 78 (90,7%) Ứng dụng KN 
tin học vào công 
việc
Không 32 (37,2%)
Có 8 (9,3%) Có 54 (62,8%)
Nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng
TH giáo dục SK cho 
NB, thân nhân NB
Không 20(23,3%) Tư vấn GDSK 
cho người bệnh
Không 38 (44,2%)
Có 66 (76,7%) Có 48 (55,8%)
TH tổ chức các hoạt 
động GDSK
Không 62 (72,1%) Tham gia TT-
GDSK cho NB
Không 52 (60,5%)
Có 24 (27,9%) Có 34 (39,5%)
Kết quả cho thấy tỷ lệ thực hành một số nhiệm vụ quản lý của ĐD trong nghiên cứu 
này ở mức thấp như lập kế hoạch công tác (9,3%), lập kế hoạch hoạt động (3,5%), thống 
kê báo cáo định kỳ (18,6%), tham gia đào tạo sinh viên (16,3%). Bên cạnh đó nhiệm vụ 
tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà bệnh nhân nhìn chung chưa cao 
chiếm 76,7%
Bảng 3.5: Kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch của người điều dưỡng (n=86)
Nội dung SL (%)
Xây dựng được bản mô tả công việc của từng nhân viên
Có 66 (76,7%)
Không 20 (23,3%)
Nắm rõ bản mô tả công việc của mình
Có 72 (83,7%)
Không 14 (16,3%)
Nắm được bản mô tả công việc của đồng nghiệp
Có 68 (79,1%)
Không 18 (20,9%)
Biết phối hợp đúng người khi thực hiện công việc và biết 
đồng nghiệp phải phối hợp với mình
Có 86 (100%)
Không 0 (0%)
Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kỹ năng làm việc nhóm ở mức khá 
cao đạt tuyệt đối 100%.
41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
4. BÀN LUẬN
Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về 
các nội dung xử trí trong một số tình huống 
lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy khá cao (Bảng 3.2). Điều này cho 
thấy nguồn nhân lực điều dưỡng tuy tại một 
bệnh viện tuyến huyện nhưng đã đáp ứng 
được yêu cầu cơ bản nội dung chăm sóc 
của Bộ y tế qui định [3]. Tuy nhiên có gần một 
nửa Điều dưỡng có kiến thức sai về cách 
đo huyết áp, chăm sóc toàn diện cho người 
bệnh. Đặc biệt chỉ có 30% Điều dưỡng biết 
được các dấu hiệu nghi ngờ nạn nhân có 
chấn thương cột sống cổ. Kết quả này cho 
thấy: Thứ nhất kiến thức ở một số nội dung 
nêu trên của điều dưỡng là còn thấp. Thứ 
hai đó là một số kỹ thuật hay áp dụng ở cơ 
sở nào thì có tỷ lệ có kiến thức đúng của 
điều dưỡng viên ở cơ sở đó cao hơn. Điều 
này là hoàn toàn phù hợp vì đây là nội dung 
chăm sóc chuyên khoa sâu ở các tuyến trên 
vì thế điều dưỡng tại tuyến huyện có thể còn 
nhiều hạn chế [7], [10]. Chính vì vậy, cần 
đào tạo, tập huấn, bổ sung để nâng cao kiến 
thức chuyên sâu trên cho Điều dưỡng, từ đó 
nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh 
tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Kết quả bảng 3.3 cho thấy bên cạnh các 
kỹ thuật điều dưỡng có tỷ lệ Điều dưỡng thực 
hành phổ biến như tiêm, truyền, đón tiếp người 
bệnh, đo dấu hiệu sinh tồnMột số kỹ thuật 
điều dưỡng chuyên khoa, đặc thù có tỷ lệ điều 
dưỡng thực hành ở mức thấp như: Garo cầm 
máu (12,8%), băng bó (10,5%), cố định gãy 
xương (9,3%), phục hồi chức năng (12,8%). 
Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về tỷ 
lệ thực hiện các kỹ thuật này ở các khoa khác 
nhau tại bệnh viện đa khoa Thanh Oai. Đây 
đa phần là các kỹ thuật khá chuyên khoa và 
ít được thực hiện ở tuyến y tế cơ sở nên tỷ 
lệ thực hành thấp cũng là điều dễ hiểu. Tuy 
nhiên đây cũng là những kỹ thuật nếu Điều 
dưỡng viên thực hành tốt sẽ là yếu tố giúp 
nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ 
lệ thực hành một số nhiệm vụ quản lý của 
Điều dưỡng trong nghiên cứu này ở mức 
thấp như lập kế hoạch công tác (9,3%), lập 
kế hoạch hoạt động (3,5%), thống kê báo 
cáo định kỳ (18,6%), tham gia đào tạo sinh 
viên (16,3%). Bên cạnh đó nhiệm vụ tư vấn 
giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người 
nhà bệnh nhân nhìn chung vẫn còn thấp, 
chưa đạt như mong đợi. Kết quả này cho 
thấy Bệnh viện cũng cần có những kế hoạch 
nâng cao các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch 
làm việc và truyền thông, tư vấn giáo dục 
sức khỏe cho điều dưỡng viên tại đây. Bên 
cạnh đó cũng cần nâng cao công tác tư vấn 
sức khỏe cho người bệnh từ đó hướng tới 
chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Tuy nhiên kết 
quả này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ điều dưỡng có 
kỹ năng làm việc nhóm ở mức khá cao. Kết 
quả này cũng tương đồng với kết quả của 
Nguyễn Việt Cường [5]. Nhiệm vụ này theo 
chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng cũng 
sẽ được thực hiện nhiều hàng ngày vì vậy 
nhận định trên là phù hợp. Tuy nhiên kết quả 
nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu 
của tác giả Châu Hồng Ngọc năm 2013, khi 
tác giả này cho rằng năng lực làm việc nhóm 
của điều dưỡng Cao đẳng và điều dưỡng 
Đại học còn hạn chế, chủ yếu do học tự học 
hỏi và làm theo suy nghĩ chủ quan của chính 
điều dưỡng. Có thể do đặc thù bản mô tả 
công việc của Điều dưỡng ở các trình độ có 
sự khác nhau [8]
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức đúng 
về 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng cũng như 
các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu khá 
cao (91,9%), tuy nhiên kiến thức đúng về đo 
huyết áp và chăm sóc toàn diện của điều 
dưỡng còn thấp (59,3% và 54,7%). Tỷ lệ 
điều dưỡng có thực hành các kỹ thuật điều 
dưỡng, nhiệm vụ quản lý điều dưỡng cũng 
như tư vấn sức khỏe cho người bệnh, làm 
việc nhóm ở mức khá cao. Bên cạnh đó, tỷ 
lệ điều dưỡng được thực hành các kỹ thuật 
thụt tháo, thông tiểu, ga rô cầm máu, cố 
định gãy xương và phục hồi chức năng còn 
hạn chế, lần lượt là 29,1%; 27,9%; 12,8%. 
42
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ 
CỦA NGƯỜI BỆNH LAO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN NĂM 
2019 SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Thân Thị Bình1, Vũ Văn Thành2
1Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn
2Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức 
và thực hành về tuân thủ điều trị của người 
Người chịu trách nhiệm: Thân Thị Bình
Email: binhcdyls@gmail.com
Ngày phản biện: 06/01/2020
Ngày duyệt bài: 11/02/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Bình (2008), Đánh giá thực 
trạng năng lực chăm sóc người bệnh của 
điều dưỡng viên bệnh viện và đề xuất giải 
pháp can thiệp. Luận án tiến sĩ y tế công 
cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà 
Nội.
2. Bộ Y tế (2011). Đề án chiến lược quốc 
gia, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân 
giai đoạn 2011 -2020, tầm nhìn đến 2030, 
Hà Nội, truy cập ngày, tại trang.
3. Bộ Nội vụ (2005). Quyết định 41/2005/
QĐ-BNV ngày 24 tháng 05 năm 2005 của 
Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban chuẩn tiêu 
chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế 
điều dưỡng. 
4. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng kết công 
tác điều dưỡng năm 2015 và nhiệm vụ 
trọng tâm năm 2016 - 2017. 
5. Nguyễn Việt Cường (2010). Đánh giá 
nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ Điều 
dưỡng tại 14 trạm y tế phường quận Ba Đình 
năm 2010. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, 
Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Trần Quốc Kham, Đinh Danh Tuân và 
Phan Quốc Hội (2011). “Thực trạng và nhu 
cầu đào tạo điều dưỡng trung học tuyến 
cơ sở của ngành y tế tỉnh Điện Biên năm 
2009”. Tạp chí y học Thực hành, 4(760), tr. 
111 - 113. 
7. Đỗ Thị Ngọc (2013). Đánh giá kiến 
thức, kỹ năng và thái độ thực hiện ba quy 
trình kỹ thuật chuyên môn trong chăm sóc 
người bệnh của điều dưỡng lâm sàng trẻ 
tại bệnh viện E năm 2013. Luận văn thạc sĩ 
y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công 
cộng.
8. Châu Hồng Ngọc (2013). Đánh giá 
năng lực và các yếu tố liên quan của điều 
dưỡng cao đẳng và điều dưỡng đại học 
đang công tác tại các sở y tế Việt Nam 
năm 2012. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, 
Trường Đại học Y tế công cộng.
9. Nguyễn Thị Hoài Thu (2015). Đánh 
giá nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng 
lâm sàng tại bệnh viện phổi trung ương, giai 
đoạn 2013-2015. Luận văn thạc sĩ quản lý 
bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, 
Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tuấn (2014). Tự đánh 
giá năng lực thực hành chăm sóc của điều 
dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 
năm 2014. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, 
Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
bệnh lao ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện 
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn sau giáo dục sức 
khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp giáo 
dục sức khỏe có so sánh trước sau trên 
một nhóm đối tượng với cỡ mẫu là 60 người 
bệnh mắc lao điều trị giai đoạn củng cố 
trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 
2019 tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhan_luc_dieu_duong_vien_trong_cong_tac_cham_soc.pdf