Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Đại học Điều dưỡng Liên thông Nam Định

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nhận

thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức

nghề nghiệp (CĐĐNN) của điều dưỡng

viên ở sinh viên (SV) liên thông trường

đại học Điều dưỡng Nam Định. Phương

pháp: Nghiên cứu mô tả ngang điều tra

trên 233 SV điều dưỡng liên thông khóa 10

và phụ sản khóa 9. Kết quả: trên 80% đối

tượng tham gia nghiên cứu có nhận thức

về 8 nội dung của CĐĐNN. Mức độ thực

hiện CĐĐNN đạt trở lên chiếm 100% đối

tượng được hỏi. Đặc biệt, tỷ lệ tốt và rất

tốt chiếm trên 60% ở từng nội dung; cao

nhất ở nội dung thân thiện với người bệnh

(69%). Kết luận: sau khi học môn Tâm lý

y học và y đức, SV có mức độ nhận thức

tương đối cao về 8 chuẩn và 30 tiêu chí

trong CĐĐNN. Từ việc nhận thức được

CĐĐNN của điều dưỡng viên nên mức độ

thực hiện các nội dung trong chuẩn của SV

liên thông trong thực hành nghề nghiệp đạt

tỷ lệ tốt khá cao.

pdf 7 trang yennguyen 3280
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Đại học Điều dưỡng Liên thông Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Đại học Điều dưỡng Liên thông Nam Định

Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Đại học Điều dưỡng Liên thông Nam Định
88
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
viên thực hiện quy trình tiêm. Tiếp tục có 
các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến 
kỹ thuật tiêm như các yếu tố liên quan đến 
sự tuân thủ quy trình tiêm của sinh viên, kỹ 
năng lấy thuốc, tương quan giữa kỹ thuật 
tiêm và hiệu quả điều trịnhằm ngày càng 
hoàn thiện kỹ thuật tiêm cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Anh Lê và Trần Thị Thuận 
(2006). Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ 
sở thực hành bệnh viện của sinh viên Điều 
dưỡng – Đại học Y dược TP.HCM, y học 
thực hành, 3.
2. Vũ Thị Liên (2014). Khảo sát về thực 
hành mũi tiêm an toàn của Điều dưỡng 
tại bệnh viện Đa khoa thuộc khu vực Định 
Quán, Y học thực hành, 5.
3. Phạm Đức Mục (2015). Kết quả tiêm an 
toàn tại 8 tỉnh đại diện 3 vùng Bắc, Trung, 
Nam của Việt Nam.Hội Điều dưỡng Việt Nam.
4. Lê thị Kim Oanh và Bùi Thị Thu Hà 
(2013). Thực trạng tuân thủ quy trình tiêm 
an toàn của Điều dưỡng tại bệnh viện Bắc 
Thăng Long năm 2012, Y học thực hành, 1.
5. Phan Thị Thanh Thủy và Võ Phi Long 
(2010), Tình hình tiêm an toàn bệnh viện 
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Y học 
thực hành, 3.
6. Phạm Ngọc Trâm (2014). Đánh giá 
thực trạng mũi tiêm an toàn tại một số khoa 
nội bệnh viện quân y 103, Y học thực hành, 
2.
7. Mai Thị Ánh Tuyết và cộng sự (2014). 
Khảo sát về việc thực hiện kỹ thuật tiêm 
an toàn của Điều dưỡng bệnh viện II Lâm 
Đồng, y học thực hành, 5.
8. WHO (2010). The best practices for 
injections and related procedurestoolkit.
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ 
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG LIÊN THÔNG NAM ĐỊNH
1 Vũ Thị Hải Oanh, 1 Nguyễn Bảo Ngọc, 1 Chu Thị Thơm 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nhận 
thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức 
nghề nghiệp (CĐĐNN) của điều dưỡng 
viên ở sinh viên (SV) liên thông trường 
đại học Điều dưỡng Nam Định. Phương 
pháp: Nghiên cứu mô tả ngang điều tra 
trên 233 SV điều dưỡng liên thông khóa 10 
và phụ sản khóa 9. Kết quả: trên 80% đối 
tượng tham gia nghiên cứu có nhận thức 
về 8 nội dung của CĐĐNN. Mức độ thực 
hiện CĐĐNN đạt trở lên chiếm 100% đối 
tượng được hỏi. Đặc biệt, tỷ lệ tốt và rất 
tốt chiếm trên 60% ở từng nội dung; cao 
nhất ở nội dung thân thiện với người bệnh 
(69%). Kết luận: sau khi học môn Tâm lý 
y học và y đức, SV có mức độ nhận thức 
tương đối cao về 8 chuẩn và 30 tiêu chí 
trong CĐĐNN. Từ việc nhận thức được 
CĐĐNN của điều dưỡng viên nên mức độ 
thực hiện các nội dung trong chuẩn của SV 
liên thông trong thực hành nghề nghiệp đạt 
tỷ lệ tốt khá cao.
Từ khóa: Chuẩn đạo đức nghề nghiệp, 
sinh viên.
Người chịu trách nhiệm: Vũ Thị Hải Oanh
Email: vhoanh1982@gmail.com
Ngày phản biện: 23/01/2018
Ngày duyệt bài: 23/02/2018
Ngày xuất bản: 14/03/2018
89
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
ASSESSMENT OF THE AWARENESS AND PERFORMANCE OF 
PROFESSIONAL ETHICAL STANDARDS AMONG PART-TIME STUDENT 
NURSES IN NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING
SUMMARY
Objectives of the study: To assess 
the awareness and level of performance of 
ethics code of part-time nursing students 
at the NamDinh University of Nursing. 
Methods: Crossectional descriptive 
study. Subjects are 233 part-time nursing 
students of nursing specialized course 10 
and obstetricians specialized course 9. 
Results: Over 80% of subjects reported 
having awareness of 8 contents of the 
ethics code. All the subjects having pass 
level of performance of the ethics code. 
Especially, over 60% of participants having 
good and very good level of performance of 
the ethics code in each content; the highest 
of performance was friendly with patients 
content (69%). Conclusion: After studying 
medical psychology and ethics subject, 
students have a relatively high level of 
awareness about the 8 standards and 30 
criteria of ethics code. Because of high level 
of awareness, level of performance of the 
ethics code is quite high.
Key word: student, ethics code
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, người điều dưỡng có mặt 
ở khắp mọi nơi trong hệ thống y tế, gần 
gũi với người bệnh nhất trong bệnh viện. 
Chính vì vậy, để hoàn thành tốt nghĩa vụ 
nghề nghiệp mà xã hội giao phó, đòi hỏi 
mỗi một điều dưỡng viên bên cạnh việc 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
họ còn phải là những người có y đức. Tuy 
nhiên, với đặc thù công việc hiện nay của 
cán bộ điều dưỡng, bên cạnh những điều 
dưỡng giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp, có 
phẩm chất tốt, đạo đức trong sáng, tận 
tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh 
cũng còn không ít người trong số họ có 
biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, 
có biểu hiện lối sống thực dụng. Chính 
vì vậy, để khắc phục những tồn tại này 
trong thời gian gần đây Bộ Y Tế đã liên 
tục đưa ra các biện pháp để quyết liệt 
chấn chỉnh vấn đề y đức trong khám chữa 
bệnh, cụ thể theo Quyết định số: 20/QĐ-
HĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chủ 
tịch hội Điều Dưỡng Việt Nam, Chuẩn đạo 
đức nghề nghiệp (CĐĐNN) của điều dưỡng 
viên Việt đã được ban hành [2]. 
Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi đó 
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 
đã đưa nội dung giảng dạy về y đức nói 
chung và đạo đức nghề nghiệp của điều 
dưỡng viên nói riêng trở thành một trong 
những nội dung giảng dạy quan trọng 
trong chương trình giáo dục đối với sinh 
viên điều dưỡng.
Sinh viên (SV) liên thông đang theo học 
tại trường đại học Điều dưỡng Nam Định 
phần lớn đều đã và đang công tác trong các 
cơ sở y tế trên khắp địa bàn trên cả nước; 
họ đã có thời gian nghe, phổ biến, giảng 
dạy về CĐĐNN tại trường cũng như nơi làm 
việcTuy vậy, nhận thức và mức độ thực 
hiện của họ ra sao đó chính là vấn đề mà đề 
tài mong muốn muốn được tìm hiểu.
 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
nhằm mục tiêu: Đánh giá nhận thức và mức 
độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp 
(CĐĐNN) của điều dưỡng viên ở sinh viên 
(SV) liên thông trường đại học Điều dưỡng 
Nam Định.
90
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm: 
SV đại học điều dưỡng liên thông K10 và 
phụ sản K9.Thời gian nghiên cứu trong 10 
tháng từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2016. 
Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ 
sinh viên Đại học Điều dưỡng liên thông 
K10 và phụ sản K9 (bao gồm SV Liên thông 
chính quy và SV liên thông vừa làm vừa 
học). Cỡ mẫu: 233 SV
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 
Công cụ thu thập số liệu
 Chúng tôi sử dụng Bộ CĐĐNN của điều 
dưỡng viên Việt Nam và Bộ câu hỏi tự đánh 
giá việc áp dụng CĐĐNN của điều dưỡng 
viên (Ban hành theo Quyết định số: 20/QĐ-
HĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chủ 
tịch hội Điều Dưỡng Việt Nam) [2]. 
Bộ câu hỏi được trình bày ngắn gọn, 
dễ hiểu dễ trả lời. Các thông tin liên quan 
đến chuẩn đạo đức nghề nghiệp được hỏi 
thống nhất với các câu hỏi ở 8 nội dung: bảo 
đảm an toàn cho người bệnh; việc tôn trọng 
người bệnh và người nhà người bệnh; thân 
thiện với người bệnh và người nhà người 
bệnh; trung thực trong khi hành nghề; duy 
trì và nâng cao năng lực hành nghề; tự tôn 
nghề nghiệp; thật thà đoàn kết với đồng 
nghiệp; cam kết với cộng đồng và xã hội 
Phương pháp phân tích số liệu: 
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng 
các test và chỉ số thống kê phù hợp với số 
liệu thu được. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng 
nghiên cứu
Do đặc thù nghề nghiệp của trường nên 
tỷ lệ SV nữ trong trường chiếm tỷ lệ cao. 
Có 87% SV trực tiếp làm công tác tham gia 
chăm sóc, chỉ có 13% SV không trực tiếp 
tham gia công tác chăm sóc người bệnh 
(Bảng 1).
Bảng 1: Thông tin về đối tượng 
Biến số Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 41 18
Nữ 192 82
Chuyên 
ngành
ĐD 174 75
Phụ sản 59 25
Tham gia 
chăm sóc
Trực tiếp 204 87
Không 29 13
3.2. Nhận thức và mức độ thực hiện 
CĐĐNN của sinh viên.
3.2.1. Nhận thức chung của sinh viên 
liên thông về chuẩn đạo đức nghề nghiệp 
Bảng 2: Nhận thức chung của SV liên 
thông về CĐĐNN (n=233)
Nội dung Tần số %
Biết về CĐĐNN 233 100
Thời gian ban hành 
CĐĐNN 187 80
Cơ quan ban hành 
CĐĐNN 191 82
Số chuẩn, số tiêu chí 
của CĐĐNN 176 75
Tỷ lệ SV có nhận thức chung CĐNN của 
điều dưỡng viên khá cao. Có 100% SV biết 
về CĐNN. Còn tỷ lệ SV được hỏi biết về thời 
gian, cơ quan ban hành và số chuẩn số tiêu 
chí trong CĐNN lần lượt với tỷ lệ là 80%; 
82%; 75%. 
3.2.2. Nhận thức và mức độ thực hiện 
CĐĐNN của SV liên thông trường Đại 
học Điều dưỡng Nam Định.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 80% 
đối tượng tham gia nghiên cứu đều biết về 
8 nội dung của CĐĐNN. Số liệu thống kê 
cho thấy trong quá trình thực hiện CĐĐNN 
của điều dưỡng viên tỷ lệ đối tượng tham 
gia nghiên cứu không đạt là 0%. Đặc biệt, 
tỷ lệ tốt và rất tốt chiếm trên 60% ở từng 
nội dung; cao nhất ở nội dung thân thiện với 
người bệnh (69%) (Bảng 3).
91
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
Bảng 3: Nhận thức và mức độ thực hiện CĐĐNN của SV liên thông trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định
Tiêu chí đánh giá
Nhận thức (%) Mức độ thực hiện (%)
Biết Không Chưa đạt Đạt Tốt Rất tốt
Bảo đảm an toàn cho người bệnh 191(82) 42(18) 0 91(39) 103(44) 39(17)
Tôn trọng người bệnh và người 
nhà người bệnh 193(83) 40(17) 0 87(37) 115(49) 31(13)
Thân thiện với người bệnh 187(80) 46(20) 0 71(31) 131(57) 31(12)
Trung thực khi hành nghề 192(82) 41(18) 0 80(34) 117(50) 36(16)
Duy trì và nâng cao năng lực 
nghề nghiệp 188(80) 45(20) 0 83(35) 115(49) 35(16)
Tự tôn nghề nghiệp 188(81) 45(19) 0 94(40) 111(48) 28(12)
Đoàn kết với đồng nghiệp 196(84) 37(16) 0 94(40) 111(48) 28(12)
Cam kết với cộng đồng và xã hội 191(82) 42(18) 0 89(38) 113(49) 31(13)
4. BÀN LUẬN
4.1. Nhận thức chung của sinh viên 
liên thông về chuẩn đạo đức nghề nghiệp 
Để làm tốt công việc của mình mỗi một 
điều dưỡng viên cần phải có hiểu biết về 
CĐĐNN [2]. Đây vừa là yêu cầu đồng thời 
cũng là nhiệm vụ họ. Vì thế tỷ lệ SV liên 
thông có nhận thức chung về CĐĐNN khá 
cao từ 75% trở lên cho thấy SV điều dưỡng 
Nam Định đã ý thức được vai trò, trách 
nhiệm của mình trong quá trình thực hành 
nghề nghiệp. Đồng thời tỷ lệ này cũng cho 
thấy việc giảng dạy và công tác tại các cơ 
sở khám chữa bệnh đã và đang thu được 
hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cần phải có những 
hình thức, tuyên truyền phổ biếnđể những 
SV còn lại (gần 20%) nắm rõ về các thông 
tin của CĐĐNN hơn.
Khi so sánh kết quả này với kết quả 
nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá thay đổi 
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh 
viên chính quy K8 sau khi học “Chuẩn đạo 
đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên” trong 
môn học Đạo đức y học tại trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định” bộ môn thực hiện 
năm 2013, chúng tôi nhận thấy SV Đại học 
điều dưỡng liên thông K10 và phụ sản K 9 
có nhận thức về CĐĐNN cao hơn so với SV 
đại học chính qui K8 (biết về chuẩn đạo đức 
có 53.9%). Như vậy, quá trình thực hành 
tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng vai trò 
tích cực giúp SV liên thông có những trải 
nghiệm thực tế, khẳng định tính đúng đắn 
và chân thực của bộ CĐĐNN.
4.2. Nhận thức và mức độ thực hiện 
CĐĐNN của SV liên thông trường Đại 
học Điều dưỡng Nam Định
Với cả 8 tiêu chuẩn của CĐĐNN, đa số 
SV (trên 80%) đều nhận thức đúng. Như 
vậy, SV điều dưỡng liên thông trong quá 
trình học tập ở môn Tâm lý y học và đạo 
đức y học đã được cung cấp kiến thức và 
đạt được sự nhận thức khá cao về các nội 
dung của CĐĐNN (80%). Điều này cho thấy 
quá trình giảng dạy bước đầu đã thu được 
hiệu quả. Tuy vậy, vẫn còn dưới 20% SV 
được hỏi không biết về 8 nội dung này. Mặc 
dù con số này không cao nhưng nó sẽ có 
những ảnh hưởng nhất định tới mức độ 
thực hiện CĐĐNN tại các cơ sở khám chữa 
bệnh của các điều dưỡng viên.
92
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
 Nhận thức của đối tượng nghiên cứu 
về CĐĐNN của điều dưỡng viên chính là 
cơ sở cho họ có thực hiện đúng, thực hiện 
tốt những chuẩn mực tại nơi làm việc. Vậy 
có mối tương quan nào giữa nhận thức và 
thực hành của SV điều dưỡng về CĐĐNN 
hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy 
không có sinh viên nào tự đánh giá là chưa 
đạt trong thực hiện tất cả các tiêu chuẩn, 
tỷ lệ SV có mức độ thực đạt trở lên chiếm 
100% đối tượng được hỏi  Số sinh viên 
tự đánh giá thực hiện các tiêu chuẩn ở mức 
tốt chiếm tỷ lệ cao (khoảng 50%) so với các 
mức độ khác, trong đó thực hiện ở mức 
tốt đối với tiêu chí 3 “Thân thiện với người 
bệnh” có tỷ lệ cao nhất (57%) v.v. Đây là một 
con số đáng mừng bởi điều đó khẳng định 
SV điều dưỡng liên thông đã biết áp dụng 
lý thuyết vào trong thực tiễn. Điều này góp 
phần quan trọng vào quá trình xây dựng y 
đức và nâng cao y đức của người cán bộ y 
tế trong thời đại hiện nay [5].
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung “Bảo đảm an toàn cho người bệnh”
Hiểu đúng về nội dung “Bảo đảm an toàn 
cho người bệnh” có vai trò quan trọng trong 
việc chăm sóc cho người bệnh, sẽ tránh và 
hạn chế được những nguy cơ đáng tiếc, có 
thể ảnh hưởng đến tính mạng của người 
bệnh. Con số thống kê cho thấy sau khi đã 
được học về CĐĐNN, SV có mức độ nhận 
thức rất cao (79%-82%) SV nhận thức được 
tên chuẩn và tên các tiêu chí. Chính vì vậy, 
việc đảm an toàn cho người bệnh mang lại 
con số khá lạc quan (tốt và rất tốt trên 60%).
Như vậy, các điều dưỡng viên đã ý thức 
được việc đảm bảo an toàn cho người bệnh 
là việc làm cần thiết, quan trọng hàng ngày.
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung “Tôn trọng người bệnh và gia đình 
người bệnh"
Nhận thức đúng nội dung “Tôn trọng 
người bệnh và gia đình người bệnh” có liên 
quan đến cách xử trí hay ứng xử của điều 
dưỡng viên với người bệnh và người nhà 
người bệnh. Người bệnh khi đến với chúng 
ta ngoài việc được thăm khám, điều trị kịp 
thời, còn phải được đảm bảo tôn trọng về 
tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, được thực 
hiện các quyền của người bệnh và được 
đối xử công bằng giữa các người bệnh. Khi 
khảo sát về mức độ nhận thức chuẩn 2, 
chúng tôi thấy SV có khả năng nhận thức 
về tên chuẩn và các tiêu chí ở mức độ cao 
đạt từ 75% trở lên. Do vậy, mức độ thực 
hiện các tiêu chí của chuẩn 2 cũng rất lạc 
quan, 100% SV tham gia khảo sát đều đạt ở 
mức đạt yêu cầu trở lên. Đây là những con 
số hết sức đáng mừng vì như vậy SV sẽ có 
những ứng xử tích cực tránh được thái độ 
coi thường, thiếu thiếu tôn trọng người bệnh 
không làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy 
tín của cán bộ điều dưỡng.
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung về “Thân thiện với người bệnh”
Khác với các em SV K8 trong nội dung 
“Thân thiện với người bệnh” nhiều em chia 
sẻ “em không biết làm thế nào có thể thân 
thiện với người bệnh” SV liên thông đã có 
sự chín chắn trải nghiệm của những người 
trong nghề. Khi khảo sát về chuẩn 3 “Thân 
thiện với người bệnh” chỉ có khoảng 22% 
SV không biết đến tên và tiêu chí của chuẩn 
3, và khoảng 78% số sinh viên tham gia 
khảo sát đều biết đến chuẩn và các tiêu chí. 
Việc thực hiện chuẩn và các tiêu chí cũng 
đạt ở mức độ đạt yêu cầu trở lên (30%), ở 
mức độ tốt trở lên chiếm 51%. SV đã thể 
hiện được sự thân thiện với người bệnh ngay 
từ những buổi làm việc đầu tiên qua cách 
chào hỏi, biết lắng nghe chia sẻ và cung cấp 
những dịch vụ cần thiết cho người bệnh để 
họ quên đi những lo lắng mệt mỏi về bệnh tật 
an tâm tin tưởng vào người điều dưỡng.
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung về “Trung thực khi hành nghề”
Với chuẩn “Trung thực khi hành nghề”, 
đa phần SV nhận thức được vị trí và tầm 
quan trọng của việc trung thực khi hành 
nghề của người điều dưỡng nên mức độ 
nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn và 
các tiêu chí cũng đạt được kết quả rất cao. 
93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
Trung thực trong khi hành nghề là việc làm 
rất cần thiết của các ngành nghề và đặc biệt 
là ngành y. Sự trung thực của người điều 
dưỡng khi hành nghề không chỉ để đảm 
bảo quyền lợi của người bệnh mà còn thể 
hiện phẩm chất nghề nghiệp của người điều 
dưỡng Việt Nam.
Về thực hiện nội dung “Duy trì và nâng 
cao năng lực hành nghề
Việc duy trì và nâng cao năng lực nghề 
nghiệp là một trong những việc làm hết 
sức cần thiết của người điều dưỡng. Điều 
đó không chỉ thể hiện ở việc thực hiện đầy 
đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng 
viên, việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật, 
chuyên môn mà còn thể hiện ở tinh thần 
cầu tiến, không ngừng học tập và tham gia 
nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy mà tỉ lệ 
SV nhận thức được điều này cũng rất cao 
chiếm 78%. Mức độ thực hiện chuẩn và các 
tiêu chí cũng đạt tỉ lệ tương đối cao, không 
có SV nào ở mức độ không đạt yêu cầu, tất 
cả đều ở mức đạt yêu cầu trở lên.
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung về “Tự tôn nghề nghiệp”
“Tự tôn nghề nghiệp” thuộc nội dung thứ 
6 trong 8 nội dung của chuẩn đạo đức nghề 
nghiệp của điều dưỡng viên. Kết quả khảo 
sát cho thấy đối với tên và 4 tiêu chí các điều 
dưỡng viên đều nhận thức được điều này ở 
mức độ cao là từ 79-84%. Mức độ thực hiện 
chuẩn này có 40% ở mức độ đạt yêu cầu, 
48% ở mức độ tốt và 12% ở mức độ rất tốt. 
Như vậy các SV đều nhận thức và thực hiện 
tốt điều này khi thực hành nghề nghiệp. Các 
điều dưỡng viên đều ý thức được rằng đó 
là việc làm cần thiết để bảo vệ uy tín nghề 
nghiệp. Bên cạnh những điều dưỡng tận tụy 
với nghề, hết lòng vì người bệnh thì vẫn còn 
một bộ phận nhỏ các điều dưỡng viên còn 
vì các lợi ích vật chất mà làm sai quy định 
trong khám chữa bệnh.
 Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung “Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp”
Hiểu biết về “Đoàn kết với đồng nghiệp” 
có một ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn 
chặn các xung đột tạo nên sự hợp tác và 
hỗ trợ giữa các đồng nghiệp với nhau trong 
công việc. Khi khảo sát về chuẩn 7 “Đoàn 
kết với đồng nghiệp”, chúng tôi nhận được 
kết quả như sau: 84% SV nhận thức được 
chuẩn 7 và chỉ có 16% SV không nhận thức 
được chuẩn. Việc thực hiện chuẩn 7 trong 
khi hành nghề cũng đạt tỉ lệ khá cao, tất cả 
SV tham gia khảo sát đều thực hiện ở mức 
độ đạt yêu cầu trở lên. Điều đó cho thấy các 
điều dưỡng viên của chúng ta không chỉ 
nhận thức được điều này mà khi áp dụng 
vào trong quá trình thực hành nghề nghiệp 
cũng rất tốt. Các điều dưỡng viên nhận thấy 
rằng đoàn kết để tạo nên sức mạnh và việc 
biết đoàn kết, hợp tác với nhau trong thực 
hiện công việc cũng làm cho hiệu quả công 
việc cao hơn.
Nhận thức và mức độ thực hiện nội 
dung “Cam kết với cộng đồng và xã hội”
Đối với chuẩn “Cam kết với cộng đồng 
và xã hội” có 81-83% SV điều dưỡng nhận 
thức được điều này và mức độ thực hiện 
chuẩn cũng tương đồng với mức độ nhận 
thức. Tất cả SV tham gia khảo sát đều từ 
mức độ đạt yêu cầu trở lên, trong đó 38% ở 
mức độ đạt yêu cầu, 49% ở mức độ rất tốt 
và 13% ở mức độ rất tốt. Các điều dưỡng 
viên đều là những tấm gương tham gia tích 
cực vào các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi 
trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng nơi 
mình đang sinh sống.
5. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên 
điều dưỡng liên thông K10 và phụ sản K9 
trường đại học điều dưỡng Nam Định, sau 
khi học môn tâm lý y học và y đức, có mức 
độ nhận thức tương đối cao về 8 chuẩn và 
30 tiêu chí trong CĐĐNN. Từ việc nhận thức 
được chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều 
dưỡng viên nên khi thực hành nghề nghiệp 
các điều dưỡng viên cũng thực hiện rất tốt 
các chuẩn và các tiêu chí của CĐĐNN.
CĐĐNNcủa điều dưỡng viên Việt Nam 
mới ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2012 và 
bộ môn đã kịp thời đưa vào giảng dạy năm 
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 01
học 2013-2014 vì thế nên đề tài này chúng 
tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mức độ 
nhận thức và sự tự đánh giá của người điều 
dưỡng viên về việc thực hiện các chuẩn đạo 
đức trong thực hành nghề nghiệp sau khi SV 
đã được học. Sau đề tài này chúng tôi sẽ 
tiếp tục nghiên cứu một đề tài khác về việc 
người quản lý trực tiếp đánh giá việc thực 
hiện các chuẩn đạo đức của điều dưỡng 
viên khi chăm sóc người bệnh. Để quá trình 
đánh giá khách quan hơn nữa chúng tôi sẽ 
làm một nghiên cứu tiếp theo về sự đánh giá 
của người bệnh về việc thực hiện các chuẩn 
đạo đức của người ĐD viên khi hành nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế, (2011), Tâm lý học y học – y 
đức, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Hội điều dưỡng Việt Nam, (2012), 
chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người điều 
dưỡng viên, NXB GTVT, Hà Nội.
3. Lê Thị Bình, (2008), Đánh giá thực 
trạng năng lực chăm sóc người bệnh của 
Điều dưỡng viên và đề xuất giải pháp can 
thiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ 
Trung ương.
4. PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh, T.S. 
Nguyễn Văn Triệu, Đạo đức y học, (2011), 
NXB Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Y đức và 
một số giải pháp nâng cao Y đức” Tạp chí 
bảo hiểm Y tế Việt Nam.
6. TS. BS. Nguyễn Văn Hùng - PGS.TS. 
Phạm Văn Thứ, (2010), Bài giảng đạo đức y 
học, NXB Y học.
7. Những bậc thầy nổi danh về y đức, 
(2013), NXB Y học Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. (2009). Luật khám chữa 
bệnh.
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG SAU HỌC 
THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TẠI TRUNG TÂM TIỀN LÂM SÀNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH, NĂM 2017
 1 Mai Thị Yến, 1 Nguyễn Thị Minh Chính, 1 Vũ Thị Thúy Mai, 
1 Đặng Thị Hân, 1 Bùi Thúy Ngọc 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của 
sinh viên điều dưỡng sau học thực hành 
mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm 
sàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 
Phương pháp: Nghiên cứu định lượng 
được thực hiện trên 200 sinh viên đại học 
điều dưỡng chính quy sau học thực hành 
mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm 
sàng từ tháng 08-10/2017. Kết quả: Nghiên 
cứu chỉ ra rằng có 88% sinh viên rất hài lòng 
với phương pháp giảng dạy thực hành mô 
phỏng. Trong đó, điểm trung bình nội dung 
thảo luận và phản hồi, lý luận lâm sàng, áp 
dụng lâm sàng và điểm trung bình hài lòng 
nói chung tương ứng: 3,95-4,22; 4,02-4,19; 
4,09-4,15; 4,13. Kết luận: Giảng viên cần 
định hướng nội dung, phương pháp học tập 
cho sinh viên trước khi bắt đầu môn học 
thực hành mô phỏng. 
Từ khóa: mô phỏng, sự hài lòng, sinh 
viên, giảng viên
Người chịu trách nhiệm: Mai Thị Yến
Email: yen20031986@gmail.com
Ngày phản biện: 23/01/2018
Ngày duyệt bài: 23/02/2018
Ngày xuất bản: 14/03/2018

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhan_thuc_va_muc_do_thuc_hien_chuan_dao_duc_nghe.pdf