Sức khỏe và hệ thống y tế ở Đông Nam Á: Sự đa dạng và dịch chuyển

Đông Nam Á là khu vực vô cùng đa dạng về xã

hội, kinh tế và chính trị tại mỗi quốc gia cũng như

trên toàn khu vực. Sự đa dạng này được định hình

bởi lịch sử, vị trí địa lý và vai trò là đầu mối giao

dịch thương mại, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ.

Những yếu tố này không chỉ góp phần phân hóa tình

trạng sức khỏe của những người dân trong khu vực,

mà còn tạo nên sự đa dạng cho các hệ thống y tế của

các quốc gia trong khu vực. Sự phát triển kinh tế

nhanh chóng nhưng không đồng đều, đi kèm với tỷ

lệ dịch chuyển dân số và dịch tễ học khác nhau đã

làm gia tăng chênh lệch tình trạng sức khỏe và tạo

ra những thách thức y tế công cộng to lớn đối với hệ

thống y tế của các quốc gia, nhất là đối với việc

kiểm soát những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện

và sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm ở

người cao tuổi. Khi trong khu vực những hình thái

chăm sóc y tế mới đang được hình thành như tự chủ

hóa hệ thống y tế công (chính phủ sở hữu nhưng vận

hành theo các nguyên tắc tự chủ và có sự tham gia

của lĩnh vực y tế tư nhân) và các cơ chế tài chính

nhằm đạt được độ bao phủ toàn dân, vẫn có những

bài học cơ bản về cải cách và phân quyền hóa hệ

thống y tế. Những thách thức mới nổi lên cùng với

sự gia tăng thương mại trong các dịch vụ y tế, sự di

cư của nhân lực y tế, và y tế du lịch. Nằm giữa hai

nền kinh tế lớn mới trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn

Độ, các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực để tạo

ra một bản sắc chung cho khu vực, bất chấp sự đa

dạng của các quốc gia, nhằm tìm ra những giải pháp

phù hợp và hiệu quả cho những thách thức y tế trong

khu vực. Trong số đầu tiên của loạt sáu bài về sức

khỏe ở Đông Nam Á, chúng tôi xin giới thiệu đến

độc giả một bức tranh tổng quan về những thay đổi

dân số và dịch tễ học chính trong khu vực, những

thách thức mà các hệ thống y tế đang phải đương

đầu, và thu hút mối quan tâm của độc giả tới khả

năng hợp tác khu vực trong lĩnh vực y tế.

 

pdf 11 trang yennguyen 1160
Bạn đang xem tài liệu "Sức khỏe và hệ thống y tế ở Đông Nam Á: Sự đa dạng và dịch chuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức khỏe và hệ thống y tế ở Đông Nam Á: Sự đa dạng và dịch chuyển

Sức khỏe và hệ thống y tế ở Đông Nam Á: Sự đa dạng và dịch chuyển
4 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Đông Nam Á là khu vực vô cùng đa dạng về xã
hội, kinh tế và chính trị tại mỗi quốc gia cũng như
trên toàn khu vực. Sự đa dạng này được định hình
bởi lịch sử, vị trí địa lý và vai trò là đầu mối giao
dịch thương mại, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Những yếu tố này không chỉ góp phần phân hóa tình
trạng sức khỏe của những người dân trong khu vực,
mà còn tạo nên sự đa dạng cho các hệ thống y tế của
các quốc gia trong khu vực. Sự phát triển kinh tế
nhanh chóng nhưng không đồng đều, đi kèm với tỷ
lệ dịch chuyển dân số và dịch tễ học khác nhau đã
làm gia tăng chênh lệch tình trạng sức khỏe và tạo
ra những thách thức y tế công cộng to lớn đối với hệ
thống y tế của các quốc gia, nhất là đối với việc
kiểm soát những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện
và sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm ở
người cao tuổi. Khi trong khu vực những hình thái
chăm sóc y tế mới đang được hình thành như tự chủ
hóa hệ thống y tế công (chính phủ sở hữu nhưng vận
hành theo các nguyên tắc tự chủ và có sự tham gia
của lĩnh vực y tế tư nhân) và các cơ chế tài chính
nhằm đạt được độ bao phủ toàn dân, vẫn có những
bài học cơ bản về cải cách và phân quyền hóa hệ
thống y tế. Những thách thức mới nổi lên cùng với
sự gia tăng thương mại trong các dịch vụ y tế, sự di
cư của nhân lực y tế, và y tế du lịch. Nằm giữa hai
nền kinh tế lớn mới trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn
Độ, các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực để tạo
ra một bản sắc chung cho khu vực, bất chấp sự đa
dạng của các quốc gia, nhằm tìm ra những giải pháp
phù hợp và hiệu quả cho những thách thức y tế trong
khu vực. Trong số đầu tiên của loạt sáu bài về sức
khỏe ở Đông Nam Á, chúng tôi xin giới thiệu đến
độc giả một bức tranh tổng quan về những thay đổi
dân số và dịch tễ học chính trong khu vực, những
thách thức mà các hệ thống y tế đang phải đương
đầu, và thu hút mối quan tâm của độc giả tới khả
năng hợp tác khu vực trong lĩnh vực y tế.
Sức khỏe và hệ thống y tế ở Đông Nam Á
SỰ ĐA DẠNG VÀ DỊCH CHUYỂN
Virasakdi Chongsuvivatwong, Kai Hong Phua, Mui Teng Yap, 
Nicola S Pocock, Jamal H Hashim, Rethy Chhem, 
Siswanto Agus Wilopo, Alan D Lopez
Người dịch: Đỗ Mai Hoa và Phạm Thùy Linh
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 5
Giới thiệu
Đông Nam Á bao gồm mười quốc gia độc lập
nằm dọc rìa lục địa châu Á và các quần đảo ngoài
khơi - Brunei, Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Philippines, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia,
và Myanmar (Burma) (Hình 1) - được biết đến với
tên gọi chung là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN). Khu vực có hơn nửa tỷ người, phân bố
ở các quốc gia đa dạng, từ những quốc gia có nền
kinh tế mạnh như Singapore tới các nền kinh tế
nghèo hơn như Lào, Campuchia, và Myanmar (xem
bảng) [1-7].
Thông điệp chính
• Sự đa dạng địa lý, lịch sử cũng như văn hóa,
kinh tế, xã hội đã góp phần tạo nên sự phân hóa
cao trong tình hình sức khỏe và hệ thống y tế
trong mỗi quốc gia cũng như trên toàn khu vực
Đông Nam Á.
• Sự chuyển dịch dân số đang diễn ra với tốc độ
nhanh nhất so với các khu vực khác trên thế
giới, dưới dạng giảm tỷ suất sinh, già hóa dân
số và chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị.
Sự chuyển dịch dịch tễ học cũng đang diễn ra,
gánh nặng bệnh tật chuyển từ các bệnh truyền
nhiễm sang các bệnh mạn tính.
• Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, chuyển dịch
dân số và mật độ dân số cao đang làm dấy lên
những quan ngại về những bệnh truyền nhiễm
mới xuất hiện, đồng thời những vụ dịch bùng
phát cũng thúc đẩy hợp tác trong khu vực để
chia sẻ thông tin và tiến bộ trong hệ thống giám
sát dịch bệnh.
• Đặc điểm địa chất khác thường đã khiến khu vực
Đông Nam Á trở thành khu vực có nhiều thiên
tai nhất trên thế giới, nhạy cảm hơn với các
thảm họa tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng tới sức
khỏe như động đất, bão lụt và ô nhiễm môi
trường. Biến đổi khí hậu cùng với sự phát triển
kinh tế nhanh chóng có thể tăng tốc độ lây lan
của các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện.
• Các hệ thống y tế trong khu vực kết hợp giữa
công và tư, về cơ chế cung cấp và tài chính, với
những hình thái tổ chức mới như bệnh viện công
tự chủ, và cải tiến cung cấp dịch vụ nhằm cạnh
tranh với thị trường y tế tư nhân và sự phát
triển y tế du lịch.
• Các hệ thống y tế trong khu vực rất đa dạng, từ
cơ chế tài chính dựa trên nguồn thuế đến bảo
hiểm xã hội và chi trả trực tiếp. Đã có nỗ lực lớn
hơn nhằm tăng độ bao phủ cho toàn quần thể
nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để đảm bảo
người nghèo có thể tiếp cận dịch vụ y tế.
• Chi tiêu y tế tư đang tăng lên so với chi tiêu của
chính phủ, với nhiều hình thái tài chính mới
như phí sử dụng, cải thiện mục tiêu bao cấp, và
thu hồi chi phí. Tài chính y tế có thể được tái
cấu trúc mạnh hơn nhằm đáp ứng với sự chuyển
dịch tỷ lệ phụ thuộc trong dân số tương lai, ví
dụ như áp dụng tiết kiệm y tế và bảo hiểm xã
hội trong chăm sóc lâu dài.
· Hình thức công-tư kết hợp có tiềm năng cùng
với sự tăng trưởng kinh tế thông qua hội nhập
ASEAN và hợp tác y tế khu vực, mặc dù hiện tại
vẫn được chia trong hai khu vực khác nhau
thuộc Tổ chức Y tế Thế giới.
Khi so sánh với Ấn Độ và Trung Quốc, Đông
Nam Á ít nổi bật hơn trong nền kinh tế và chính trị
cũng như trong nền y học toàn cầu.
Chiến lược tìm kiếm và tiêu chí chọn lựa
Chúng tôi sử dụng số liệu định lượng và định
tính từ các tài liệu hàn lâm và tài liệu chưa được
đăng tải chính thống để xem xét thực trạng sức
khỏe ở Đông Nam Á. Chúng tôi sử dụng các thuật
ngữ tìm kiếm là "sức khỏe/y tế", "thống kê y tế",
"các hệ thống y tế", "phát triển kinh tế - xã hội",
và "Đông Nam Á". Số liệu được thu thập sau khi
các chuyên gia khu vực kêu gọi thu thập thông tin
về một số chủ đề liên quan tới y tế (địa lý, lịch sử,
dân số, dịch tễ và hệ thống y tế). Số liệu được thu
thập từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010.
Số liệu định lượng được hồi cứu từ cơ sở dữ liệu
của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), Ngân hàng
Thế giới và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (LHQ),
cũng như từ các tài liệu khoa học khác. Thông tin
định tính được thu thập từ tài liệu chưa được đăng
tải chính thống (như các báo cáo của TCYTTG)
cũng như các tài liệu hàn lâm, bao gồm cả các bài
báo đã được phản biện và các chương từ những
cuốn sách đã xuất bản. Số liệu được thẩm định
chặt chẽ và phân tích để tìm ra xu hướng, dự đoán
và các mối liên quan giữa tình trạng kinh tế xã hội
với những đo lường về sức khỏe quần thể.
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Bài báo đầu tiên trong loạt sáu bài về sức khỏe
ở Đông Nam Á này phân tích những dịch chuyển
dân số và dịch tễ học của khu vực nhằm chỉ ra
những thách thức mà các hệ thống y tế phải đương
đầu và nhấn mạnh tiềm năng hợp tác khu vực trên
lĩnh vực y tế. Bài tổng quan này đưa ra bối cảnh để
chúng ta có thể bàn luận kỹ hơn về những vấn đề y
tế cụ thể sẽ được trình bày trong 5 báo cáo tiếp theo
trong số này về sức khỏe bà mẹ và trẻ em[8] các
bệnh truyền nhiễm[9], các bệnh không truyền
nhiễm[10], những thách thức với nguồn nhân lực y
tế[11] và cải cách tài chính y tế[12].
Sự chuyển dịch dân số và sức khỏe
Đô thị hóa
Đông Nam Á có khoảng 600 triệu dân, chiếm
9% dân số thế giới, với Indonesia có dân số đông
nhất (xếp thứ tư trên thế giới) và Brunei có ít dân
nhất (xem bảng). Gần một nửa dân số khu vực
(43%) sống ở thành thị, ít hơn trung bình của thế
giới, nhưng dao động lớn giữa các quốc gia, từ 15%
ở Campuchia đến 100% ở Singapore. Mật độ dân số
trung bình của khu vực là 133người/km², song lại có
sự khác biệt thực sự giữa các quốc gia và trong một
số quốc gia cá biệt. Mật độ dân số thay đổi từ mức
thấp với 27người/km² ở Lào tới cao với
7.022người/km² ở Singapore[16]. Mật độ dân số ở
hai thành phố lớn của Đông Nam Á, là Jakarta và
Manila, còn cao hơn nhiều, ở mức hơn
10.000người/km²[17]. Mặc dù có tổng số dân tương
đương nhau (vào khoảng 14 triệu), nhưng diện tích
trải dài hơn của Manila và Jakarta giúp hai thành
phố này có mật độ dân số ít dày đặc hơn Mumbai
và Delhi (đứng thứ 15 và 17 trên thế giới so với thứ
1 và thứ 13). Thành phố lớn tiếp theo ở Đông Nam
Á, Bangkok, đứng thứ 39. Mặc dù đô thị hóa được
dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực, dân cư khu
ổ chuột còn thiếu thốn hơn ở bất cứ nơi nào khác,
với khoảng ¼ sống trong điều kiện thiếu thốn cùng
cực (theo định nghĩa nhà ở của LHQ, một ngôi nhà
ổ chuột thiếu từ 3 điều kiện trở lên trong số sau: tiếp
cận với nguồn nước, tiếp cận với vệ sinh, tiếp cận
với đất an cư, cấu trúc nhà bền vững, và đủ không
gian sống)[18,19].
Xu hướng bệnh tật và tử vong
Mặc dù tuổi thọ ở tất cả các quốc gia trong khu
vực đã được cải thiện, nhưng vẫn có sự khác biệt lớn
về tỷ lệ cải thiện. Hầu hết các quốc gia đã có tuổi
thọ tăng liên tục từ những năm 1950. Trong một số
trường hợp (như Myanmar, Campuchia) chế độ
chính trị và những mâu thuẫn trong lịch sử đã tác
động tới tiến trình bệnh dịch, ví dụ như dịch HIV ở
Thái Lan (Hình 2). Tốc độ tăng tuổi thọ bị chậm lại
chủ yếu do tốc độ giảm tỷ lệ tử vong ở người trưởng
thành chậm[15]. Trong suốt 50 năm qua, việc giảm
chênh lệch tuổi thọ giữa các quốc gia đã có rất ít tiến
triển, khoảng cách vẫn còn ở mức xấp xỉ 20 năm.
Ở một số quốc gia khác, giảm tỷ suất sinh lại là
yếu tố chính khiến cho dân số bị già hóa. Tốc độ và
thời gian giảm tỷ suất sinh thay đổi rất lớn giữa các
quốc gia trong khu vực (phụ lục trên web, trang 1).
Singapore có tỷ lệ giảm sớm nhất và nhanh nhất -
tổng tỷ suất sinh giảm từ 6 trẻ/1 phụ nữ vào năm
1957 xuống còn 2,1 vào giữa thâp niên 70 và từ
năm 2003, Singapore nằm trong số những quốc gia
có tỷ suất sinh siêu thấp (bảng)[20]. Tỷ suất sinh
của Thái Lan cũng tương tự như Singapore, dù bắt
đầu giảm muộn hơn một chút; hiện nay đây là quốc
gia duy nhất trong khu vực có tỷ suất sinh thấp hơn
tỷ suất thay thế.
Việt Nam, Brunei, và Indonesia đều có tỷ suất
sinh xấp xỉ tỷ suất thay thế. Trong khi tổng tỷ suất
sinh ở Lào, Campuchia và Philippines sẽ tiếp tục
tăng lên trên 3 trẻ/1 phụ nữ.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và các
chương trình kế hoạch hóa gia đình mạnh mẽ dường
như có tác động tới giảm tỷ suất sinh. Điều thú vị là
M A L A Y S I A
I N D O N E S I A
PAPUA
NEW GUINEA
C H I N A
PHILIPPINES
THAILAND
VIETNAMCAMBODIA
LAOS
BRUNEI
TAIWAN
SINGAPORE
I r
ra
w
ad
d
y
M
ekong
S
a
lw
e
e
n
C
ha
ng
 Ji
an
g 
E
A
S
T
 I N D
I E
S
E a s t
C h i n a
S ea
S o u t h
C h i n a
S e a
C e l e b e s
S e a
P
h
i
l i p
p
i n
e
 S
e
a
 Bangkok
Kuala Lumpur
Bandar Seri Begawan
Jakarta
Ho Chi Minh
Shanghai
Manila
Phnom
Penh
Pontianak
T’ai-pei
Yangon
Hanoi
Hong Kong
Da Nang
Vientiane
Wuhan
Hue
Xi’an
Moulmein
MYANMAR
Hình 1. Khu vực Đông Nam Á
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 7
khẳng định trên đúng với Indonesia, nhưng lại
không đúng lắm đối với Brunei và Malaysia, mặc
dù cả ba quốc gia đều có chung một tôn giáo chủ
đạo là Đạo Hồi[21] Malaysia tiến hành chính sách
khuyến khích sinh đẻ từ cuối thập niên 70 dưới thời
Thủ tướng Mahathir Mohammad[22] Đạo Thiên
chúa cùng với những chuẩn mực văn hóa ủng hộ gia
đình đông con cũng là yếu tố tác động lớn tới tỷ lệ
sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thấp ở
Philippines[23].
Tỷ suất sinh cao ở Campuchia và Lào liên quan
tới trình độ học vấn thấp, phản ánh qua tỷ lệ học
sinh trung học cơ sở ở mức 25-44%, so với những
nơi khác trong khu vực ở mức 61-90% (và Việt Nam
ở mức 72%)[24]. Theo Cleland[25], mặc dù học vấn
ám chỉ khả năng nhận thức để có thể sử dụng các
biện pháp tránh thai, kỹ năng xã hội và tâm lý có
được do học vấn cao hơn có thể giúp mọi người "thể
hiện mong muốn trì hoãn hay giới hạn số lần sinh
con thông qua sử dụng các biện pháp tránh thai
[và] họ có nhiều khả năng sử dụng các dịch vụ y tế
cân đối hơn cho một loạt nhu cầu khác nhau bao
gồm chăm sóc trước và trong khi sinh, tiêm chủng
cho trẻ và chữa trị bệnh [giúp cho trẻ có khả năng
sống cao hơn]".
Di dân
Phát triển kinh tế và
dân số đã tạo ra sự di dân
trên toàn khu vực, chủ
yếu để làm các công việc
thời vụ, đồng thời cũng để
tái định cư[26]. Tăng
trưởng kinh tế nhanh
chóng và tốc độ tăng
trưởng dân số cũng như
nhân công nội địa chậm
lại do giảm tỷ suất sinh đã
khiến cho các quốc gia
như Singapore mở cửa
cho người ngoại quốc với
mọi loại trình độ, kỹ năng
khác nhau nhập cư tìm
việc làm, và cho phép
những lao động kỹ thuật
cao được định cư vĩnh
viễn. Philippines,
Indonesia, và Việt Nam là
những quốc gia xuất khẩu
lao động chính trong khi
Malaysia và Thái Lan vừa nhập lao động vừa xuất
lao động ra nước ngoài. Bên cạnh thị trường lao
động trong khu vực, các quốc gia ở Đông Nam Á
cũng gửi lao động ra ngoài khu vực và nhận lao
động từ khu vực khác. Tuy nhiên, từ thập niên 80,
lao động di cư đã thay đổi điểm đến từ các quốc gia
như Mỹ và Trung Đông sang các quốc gia trong
châu Á[26].
Có rất nhiều di cư trái phép hoặc không có giấy
tờ cũng như phong trào di chuyển nơi ăn chốn ở
trong khu vực[27,28]. Những nhóm này đặc biệt dễ
bị tổn thương bởi "người dân di cư không có giấy tờ
phơi nhiễm với nhiều nguy cơ sức  ... ràng của
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN nhằm tăng ưu thế
cạnh tranh của khu vực như một cơ sở sản xuất
hướng tới thị trường thế giới. Các nhà lãnh đạo
ASEAN đã xác định y tế là lĩnh vực ưu tiên cho hội
nhập trên toàn khu vực. Từ quan điểm kinh tế, mở
cửa thị trường y tế hứa hẹn đem lại những lợi ích
kinh tế to lớn. Đồng thời, quá trình này cũng có thể
làm tăng thêm thách thức hiện hữu liên quan tới
khuyến khích tiếp cận y tế công bằng hơn trong các
quốc gia. Nó cũng có thể dẫn tới những kết quả
không mong đợi như chỉ có những người giàu có mới
được hưởng lợi từ sự tự chủ hóa theo chính sách
thương mại trong y tế.
Y tế và chính sách thương mại có thể mâu thuẫn
với nhau. Ví dụ như, sử dụng thuốc lá là nguyên
nhân có thể dự phòng rất lớn của những bệnh không
truyền nhiễm và tử vong ở nhiều quốc gia
ASEAN[68]. Tất cả các thành viên ASEAN (ngoại
trừ Indonesia) đã tuân theo Hiệp ước khung về kiểm
soát thuốc lá (FCTC)[69] và mọi quốc gia đều đã
thực thi một số chính sách kiểm soát thuốc lá. Tuy
nhiên, hầu hết các quốc gia này vẫn tham gia ở
nhiều mức độ khác nhau vào việc đầu tư hay
khuyến khích ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá,
và thường viện lý do để xóa đói giảm nghèo. Rõ
ràng có sự mâu thuẫn ở mỗi quốc gia khi vừa tìm
cách ngăn ngừa hút thuốc vì mục tiêu sức khỏe, lại
vừa chủ động khuyến khích thuốc lá vì lợi ích kinh
tế của quốc gia mình, dẫn tới tổn hại cho nỗ lực thực
thi FCTC[70]. Ví dụ, sản xuất thuốc lá là hợp pháp;
các nguyên tắc chính sách bị vi phạm, và chính phủ
có thể hợp tác trực tiếp với các công ty thuốc lá đa
quốc gia thông qua việc sửa đổi chính sách kiểm
soát. Xuất khẩu thuốc lá trong khu vực ASEAN
cũng đe dọa mục tiêu hợp tác y tế của khối. Việc
loại bỏ vốn nhà nước trong các công ty thuốc lá[71]
và cam kết mạnh mẽ hơn nữa của chính phủ nhằm
kiểm soát việc sử dụng và quảng bá thuốc lá là yêu
cầu cấp bách đối với các quốc gia ASEAN hiện nay.
Các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ đối
với các sản phẩm như dược phẩm thiết yếu cũng là
vấn đề mà nhiều quốc gia đang quan tâm. Thái Lan
bắt đầu quy định cấp phép thuốc bắt buộc từ năm
2008. Indonesia đã kêu gọi xây dựng khẩn cấp một
hệ thống mới để tiếp cận virus và chia sẻ một cách
công bằng hơn những lợi ích có được từ việc sử dụng
virus cúm trong nghiên cứu (nay được biết đến với
14 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tài liệu tham khảo
1. Population Reference Bureau. World population data
sheet 2009. 
(accessed Mar 11, 2010).
2. Population Division of the Department of Economic and
Social Affairs of the UN Secretariat. World population
prospects: the 2008 revision highlights. New York, NY,
USA: United Nations, 2009.
wpp2008_highlights.pdf (accessed Nov 22, 2010).
3. Statistics Singapore. Key annual indicators.
 sg/stats/keyind.html#popnarea
(accessed Mar 11, 2010).
4. UN Statistics Division. Social Indicators.
eracy.htm (accessed Mar 11, 2010).
5. WHO. World Health Statistics 2009.
(accessed Nov 11, 2009).
6. UN Social Indicators 2009.
alth.htm (accessed Mar 11 2010).
7. UN Population Fund. State of world population 2009.
 unfpa.org/swp/2009/en/indicators.shtml
(accessed Mar 11, 2010).
8. Acuin CS, Khor GL, Liabsuetrakul T, et al. Maternal,
neonatal, and child health in southeast Asia: towards greater
collaboration. Lancet 2011; published online Jan 25.
DOI:10.1016/S0140-6736(10)62049-1.
9. Coker RJ, Hunter BM, Rudge JW, Liverani M,
Hanvoravongchai P. Emerging infectious diseases in
southeast Asia: regional challenges to control. Lancet 2011;
published online Jan 25. DOI:10.1016/S0140-
6736(10)62004-1.
10. Dans A, Ng N, Varghese C, Tai ES, Firestone R, Bonita
R. The rise of chronic non-communicable diseases in
southeast Asia: time for action. Lancet 2011; published
online Jan 25. DOI:10.1016/S0140-6736(10)61506-1.
11. Kanchanachitra C, Lindelow M, Johnston T, et al.
Human resources for health in southeast Asia: shortages,
distributional challenges, and international trade in health
services. Lancet 2011; published online Jan 25.
DOI:10.1016/S0140-6736(10)62035-1.
12. Tangcharoensathien V, Patcharanarumol 12 W, Ir P, et
al. Health-Financing reforms in southeast Asia: challenges
in achieving universal coverage. Lancet 2011; published
online Jan 25. DOI:10.1016/S0140-6736(10)61890-9.
13. Rajaratnam JK, Marcus JR, Flaxman A, et al. Neonatal,
postneonatal, childhood, and under-5 mortality for 187
countries, 1970-2010: a systematic analysis of progress
towards Millennium Development Goal 4. Lancet 2010;
375: 1988-2008.
14. Hogan MC, Foreman KJ, Naghavi M, et al. Maternal
mortality for 181 countries, 1980-2008: a systematic
analysis of progress towards Millennium Development
Goal 5. Lancet 2010; 375: 1609-23.
15. Rajaratnam JK, Marcus JR, Levin-Rector A, et al.
Worldwide mortality in women and men aged 15-59 years
from 1970 to 2010: a systematic analysis. Lancet 2010; 375:
1704-20.
16. UN Population Division. World population prospects:
the 2008 revision population database.
 asp?panel=2 (accessed June
28, 2010).
17. City Mayors Statistics. The largest cities in the world by
land area, population and density.
 largest-cities-
density-125.html (accessed June 22, 2010).
18. Leete R. Human development and urbanisation. Ethos
2008; June (World Cities Summit Issue): 88-97.
19. UN-Habitat. State of the World's Cities 2006/7: the
Millennium Goals and Urban Sustainability. London, UK:
Earthscan, 2006: 27.
20. Jones G, Tay Straughan P, Chan A, eds. Ultra-low
fertility in Pacific Asia: trends, causes and policy issues.
Abingdon, UK: Routledge, 2008.
21. Robinson WC, Ross JA. Family planning: the quiet
revolution. In: Robinson WC, Ross JA, eds. The global
family planning revolution: hree decades of policies and
programs. Washington, DC, USA: The World Bank, 2007:
421-49.
22. Govindasamy P, Davanzo J. Ethnicity and fertility
differentials in peninsular Malaysia: do policies matter?
Popul Dev Rev 1992; 18: 243-67.
23. Costello MP, Casterline JB. Fertility decline in the
Philippines: current status, future prospects. In: UN
Department of Economic and Social Affairs Population
Division. Completing the fertility transition.
h t t p : / / w w w . u n . o r g / e s a / p o p u l a t i o n / p u b l i c a t i o n s /
completingfertility/completingfertility.htm (accessed Aug
5, 2010).
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19) 15
24. UN Educational, Scientific and Cultural Organisation.
Regional overview: east Asia and the Paci?c.
h t t p : / / u n e s d o c . u n e s c o . o r g /
images/0018/001866/186631e.pdf (accessed Aug 6, 2010).
25. Cleland J. Education and future fertility trends, with
special reference to mid-transitional countries. In: UN
Department of Economic and Social A?airs Population
Division. Completing the fertility transition.
h t t p : / / w w w . u n . o r g / e s a / p o p u l a t i o n /
publications/completingfertility/completingfertility.htm
(accessed Aug 5, 2010).
26. Skeldon R. The future of labor migration in Asia:
patterns, issues, policies. Research and Seminars, October
1998. 
ucdavis.edu/rs/more.php?id=58_0_3_0 (accessed June 28,
2010).
27. Chavez JJ. Social policy in ASEAN: the prospects for
integrating migrant labour rights and protection. Glob Soc
Policy 2007; 7: 378.
28. Abella M. Social issues in the management of labour
migration in Asia and the Pacific. UN Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific. Asia Pac Popul J 2005;
20: 61-86.
29. Population Reference Bureau. Graphics bank: aging,
speed of aging in selected countries.
h t t p : / / w w w . p r b . o r g / H o m e / P u b l i c a t i o n s /
GraphicsBank/Aging.aspx (accessed Jan 14, 2010).
30. Zoubanov A. Population ageing and population decline:
government views and policies. Paper prepared for the
Expert Group Meeting on Policy Responses to Population
Ageing and Population Decline; New York, NY, USA; Oct
16-18, 2000.
31. Atoh M, Kandiah V, Ivanov S. The second demographic
transition in Asia? Comparative analysis of the low fertility
situation in east and south-east Asian countries. Jpn J Popul
2004; 2: 42-75.
32. Mujahid G. Population ageing in east and southeast
Asia: current situation and emerging challenges. Bangkok,
Thailand: UN Population Fund, 2002.
Publications/2006/papers%20in%20pop%20agening%20no
.%201%20(2006).pdf (accessed Feb 7, 2010).
33. Mertens TE, Low-Beer D. HIV and AIDS: where is the
epidemic going? Bull World Health Organ 1996; 74: 121-29.
34. Chropapawon C, Porapakkham Y, Sablon O, Panjajaru
R, Jhantharatat B. Thailand's national death registration
reform: verifying the causes of death between July 1997
and December 1999. Asia Pac J Public Health 2005; 17:
110-16.
35. Killmarx Ph, Palanuvei T, Limpakarnjanarat K,
Chitarakorn A, St Louis ME, Mastro TD. Seroprevalence of
HIV among female sex workers in Bangkok: evidence of
ongoing infection risk after the "100% condom program"
was implemented. J Acquir Immune De?c Syndr 1999; 21:
313-16.
36. Lybecker KM, Fowler E. Compulsory licensing in
Canada and Thailand: comparing regimes to ensure
legitimate use of the WTO rules. J Law Med Ethics 2009;
37: 222-39.
37. Thanawuth N, Chongsuvivatwong V. Late HIV
diagnosis and delay in CD4 count measurement among
HIV-infected patients in Southern Thailand. AIDS Care
2008; 20: 43-50.
38. Raguenaud ME, Isaakidis P, Zachariah R, et al.
Excellent outcomes among HIV+ children on ART, but
unacceptably high pre-ART mortality and losses to follow-
up: a cohort study from Cambodia. BMC Pediatr 2009; 9: 54.
39. WHO. Preventing diseases through healthy
environments. Geneva, Switzerland: World Health
Organization, 2006.
40. Kovat RS, Bouma MJ, Hajat S, Worrall E, Haines A. El
Ni#o and health. Lancet 2003; 362: 1481-89.
41. ASEAN Secretariat. Implementing the road map for an
ASEAN community 2015. Annual report 2008-2009.
Jakarta, Indonesia: ASEAN Secretariat, 2009.
42. United States Geological Survey. Earthquake glossary:
ring of fire. 2009.
of %20Fire (accessed Aug 12, 2010).
43. Awang MB, Jaafar AB, Abdullah AM, et al. Air quality
in Malaysia: impacts, management issues and future
challenges. Respirology 2000; 5: 183-96.
44. Tacconi L. Fires in Indonesia: causes, costs and policy
implications. Jakarta, Indonesia: Center for International
Forestry Research, 2003.
45. Brauer M, Jamal HH. Indonesian fires: crisis and
reaction. Environ Sci Technol 1998; 32: 404a-07a.
46. Frankenberg E, McKee D, Thomas D. Health
consequences of forest fires in Indonesia. Demography
2005; 42: 109-29.
47. Emmanuel SC. Impact to lung function of haze from
forest fires: Singapore's experience. Respirology 2000; 5:
175-82.
16 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2011, Số 18+19 (18+19)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
48. Mott JA, Mannino DM, Alverson CJ, et al. Cardio
respiratory hospitalizations associated with smoke exposure
during the 1997 Southeast Asian forest fires. Int J Hyg
Environ Health 2005; 208: 75-85.
49. Reiter P. Climate change and mosquito-borne disease.
Environ Health Perspect 2001; 109: 141-61.
50. Patz JA, Campbell-Lendrum D, Holloway T, Foley JA.
Impact of regional climate change on human health. Nature
2005; 438: 310-17.
51. Tangcharoensathien V, Hanvoravongchai P,
Pitayarangsarit S, Kasemsup V. Health impacts of rapid
economic change in Thailand. Soc Sci Med 2000; 51: 789-
807.
52. Phua KH. Comparative health care financing systems,
with special reference to east Asian countries. Res Healthc
Financ Manage 1999; 5: 113-33.
53. Phua KH, Chew AH. Towards a comparative analysis of
health systems reforms in the Asia-Pacific region. Asia Pac
J Public Health 2002; 14: 9-16.
54. Waters H, Saadah F, Pradhan M. The impact of the
1997-98 East Asian economic crisis on health and health
care in Indonesia. Health Policy Plan 2003; 18: 172-81.
55. Chang SS, Gunnel D, Sterne JA, Lu TH, Cheng AT. Was
the economic crisis 1997-1998 responsible for rising suicide
rates in east/southeast Asia? A timetrend analysis for Japan,
Hong Kong, S. Korea, Taiwan, Singapore and Thailand. Soc
Sci Med 2009; 68: 1322.
56. Singh AR, Patel M. Children and the economic
crisis. Glob Soc Policy 2009; 9 (suppl): 5-9.
57. WHO. Promoting health and equity: evidence, policy
and action-cases from the western Pacific region. Manila,
Philippines: WHO Western Pacific Regional Office, 2009.
58. Phua KH. Privatization and restructuring of health
services in Singapore. Singapore: Times Academic Press
for the Institute of Policy Studies, 1991.
59. Barraclough S. The growth of corporate private hospitals
in Malaysia: contradictions in health system pluralism. Int J
Health Serv 1997; 27: 643-59.
60. Barraclough S. Constraints on the retreat from a
welfare-oriented approach to public health care in
Malaysia. Health Policy 1999; 47: 53-67.
61. Barraclough S. The politics of privatization in the
Malaysian health care system. Contemp Southeast Asia
2000; 22: 340-59.
62. Preker AS, Harding A, eds. Innovations in health service
delivery: the corporatization of public hospitals.
Washington DC, USA: World Bank, 2003.
63. Phua KH. Saving for health. World Health Forum 1987;
8: 38-41.
64. Phua KH. The savings approach to long term care
financing in Singapore. J Aging Soc Policy 2001; 13: 169-
83.
65. WHO. Social health insurance: selected cases from Asia
and the Pacific. Manila, Philippines, and New Delhi, India:
Western Pacific Regional Office and South-East Asia
Regional Office for WHO, 2005.
66. World Bank. East Asia decentralizes: making local
government work. Washington, DC, USA: World Bank,
2005.
67. WHO. Health in Asia and the Pacific. New Delhi, India:
South-East Asia Regional Office and Western Paci?c
Regional Office for WHO, 2008.
68. Ezzati M, Lopez AD. Measuring the accumulated
hazards of smoking: global and regional estimates for 2000.
Tob Control 2003; 12: 79-85.
69. Collin J. Global health, equity and the WHO Framework
Convention on Tobacco Control. Glob Health Promot 2010;
17: 73-75.
70. Barraclough S, Morrow M. The political economy of
tobacco and poverty alleviation in southeast Asia:
contradictions in the role of the state. Glob Health Promot
2010; 17: 40-50.
71. Lin V. The Framework Convention on Tobacco Control
and health promotion: strengthening the ties. Glob Health
Promot 2010; 17: 76-80.
72. WHO. Pandemic influenza preparedness: sharing of
influenza viruses and access to vaccines and other benefits.
Report by the Secretariat, Nov 27, 2008. Geneva,
Switzerland: World Health Organization, 2008.
 EB124/B124_4-
en.pdf (accessed Nov 22, 2010).

File đính kèm:

  • pdfsuc_khoe_va_he_thong_y_te_o_dong_nam_a_su_da_dang_va_dich_ch.pdf