Đề tài Thực trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Phú Yên

1.1 Tình hình ngộ độc thực phẩm ở việt Nam

Hiện nay, NĐTP đang là vấn đề bức xúc được cả xã hội quan tâm. Mặc dù

Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn, luật ATTP nhưng

việc quản lý, giám sát và tổ chức thực hiện tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn

chế.

Tình trạng thực phẩm chưa được kiểm soát, không rõ nguồn gốc, nhập

khẩu tràn lan, các loại hình thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh là một

trong các nguyên nhân gây ra NĐTP.

1.2. Khái quát về ngộ độc thực phẩm

1.2.1. “ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải

thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột (nôn, ỉa

chảy.) và những triệu chứng khác tùy theo đặc điểm của từng loại ngộ độc (tê

liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động.)

1.2.2. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là chất độc hóa học (Hóa

chất BVTV, phụ gia thực phẩm, kháng sinh ), chất độc tự nhiên có sẵn trong

thực phẩm (một số loài động vật hoặc thực vật: cá nóc, nấm độc ), do vi sinh

vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) và do thức ăn bị biến chất.

1.2.3. Dựa vào diễn biến thì “ Ngộ độc thực phẩm” thường được chia làm

hai thể: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính (tích luỹ). Ngộ độc mãn tính rất

nguy hiểm do quá trình nhiễm độc từ từ, mang tính tích luỹ, biểu hiện triệu

chứng không rõ nhưng kết quả dẫn đến biến đổi cấu trúc gen, dễ gây ung thư,

thậm chí ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Ngộ độc cấp tính thì triệu chứng được biểu4

hiện rõ, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể khỏi. Cả hai thể trên nếu

bệnh quá nặng và kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

pdf 19 trang yennguyen 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thực trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Thực trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Phú Yên

Đề tài Thực trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Phú Yên
1ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ với sức
khỏe của mỗi cá nhân, cộng đồng, sự phát triển của giống nòi mà còn liên quan
đối với sự phát triển kinh tế, thương mại, phát triển văn hóa, xã hội và an ninh
chính trị của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Hậu quả cuối cùng của việc không
đảm bảo ATTP là ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, ngộ độc thực phẩm luôn là vấn đề
được đặc biệt quan tâm của toàn xã hội, và cũng là một thách thức đối với mỗi
quốc gia.
NĐTP không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến vấn đề kinh tế xã hội. Tại Peru, một vụ dịch tả do thuỷ sản đã
gây tổn thất 500 triệu USD, và tại quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới như Hoa
Kỳ thì hàng năm có khoảng trên 14 triệu trường hợp tiêu chảy do thức ăn bị ô
nhiễm vi sinh vật (không kể do hoá chất, độc tố tự nhiên), gây thiệt hại rất lớn về
kinh tế.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
từ năm 2009 đến nay, cả nước có hơn 524 vụ NĐTP với khoảng 17.287 người mắc và
gần 126 người tử vong.
Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Phía Bắc giáp tỉnh Bình Ðịnh,
phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Ðắk Lắk, phía
Ðông giáp biển Ðông. Có tổng số dân 861.993 người, sống trong vùng nhiệt đới
gió mùa, nhưng vừa có nét riêng là khí hậu trung bình thấp hơn các nơi. Mỗi
năm chia làm hai mùa, mùa nắng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 9 và mùa mưa bắt
đầu từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Mùa nắng chịu ảnh hưởng gió Tây nam,
còn gọi là gió Lào, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc từ biển thổi
2vào. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình VSATTP. Theo báo cáo
của Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Phú yên. Trong 3 năm (2010- 2012), trên
toàn tỉnh Phú Yên đã xảy ra 15 vụ NDTP với 79 người mắc và 4 người tử vong
với nhiều nguyên nhân khác nhau .
Tôi chọn tên đề tài nghiên cứu là “Thực trạng ngộ độc thực phẩm từ
năm 2010 đến năm 2012 tại tỉnh Phú Yên” nhằm mục đích xác định một số
yếu tố dịch tễ học của các vụ ngộ độc thực phẩm và đề xuất giải pháp phòng
chống cho cộng đồng.
3Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình ngộ độc thực phẩm ở việt Nam
Hiện nay, NĐTP đang là vấn đề bức xúc được cả xã hội quan tâm. Mặc dù
Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn, luật ATTP nhưng
việc quản lý, giám sát và tổ chức thực hiện tại các địa phương vẫn còn nhiều hạn
chế.
Tình trạng thực phẩm chưa được kiểm soát, không rõ nguồn gốc, nhập
khẩu tràn lan, các loại hình thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh là một
trong các nguyên nhân gây ra NĐTP.
1.2. Khái quát về ngộ độc thực phẩm
1.2.1. “ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải
thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột (nôn, ỉa
chảy...) và những triệu chứng khác tùy theo đặc điểm của từng loại ngộ độc (tê
liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động...)
1.2.2. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là chất độc hóa học (Hóa
chất BVTV, phụ gia thực phẩm, kháng sinh), chất độc tự nhiên có sẵn trong
thực phẩm (một số loài động vật hoặc thực vật: cá nóc, nấm độc), do vi sinh
vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) và do thức ăn bị biến chất.
1.2.3. Dựa vào diễn biến thì “ Ngộ độc thực phẩm” thường được chia làm
hai thể: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính (tích luỹ). Ngộ độc mãn tính rất
nguy hiểm do quá trình nhiễm độc từ từ, mang tính tích luỹ, biểu hiện triệu
chứng không rõ nhưng kết quả dẫn đến biến đổi cấu trúc gen, dễ gây ung thư,
thậm chí ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Ngộ độc cấp tính thì triệu chứng được biểu
4hiện rõ, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể khỏi. Cả hai thể trên nếu
bệnh quá nặng và kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
1.2.4. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm hoá chất, chất tồn dư bao gồm kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, hoóc môn, chất kích thích tăng trọng, kháng sinh. Sự
tồn lưu tích luỹ các chất này trong cơ thể người và động vật là nguyên nhân gây
một số rối loạn trao đổi chất mô bào, biến đổi một số chức năng sinh lý và là một
trong yếu tố làm biến đổi di truyền, gây một số bệnh nan y.
Một số thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp như: Carbaryl,
Coumaphos, DDT, 2,4D, Lindan, Trichlorphon, Dichlorvos, Diazinon,
Fenchlorphos, Chlopyrifos,... không chỉ tồn dư trong thực vật mà còn tồn dư
trong cả những sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Các loại kháng sinh Chloramphenicol, Nitrofuran, Tetracycline; các
hormon tăng trưởng (Thyroxin, DES - Dietyl Stilbeotrol) dùng trong chăn nuôi,
điều trị bệnh có khả năng tích luỹ trong mô thịt, trứng hoặc sữa. Con người sử
dụng các loại thực phẩm này lâu ngày cũng bị tích luỹ các chất tồn dư từ các sản
phẩm ô nhiễm.
Đặc điểm NĐTP do hóa chất với thời gian nung bệnh từ vài phút đến vài
giờ, với ngộ độc cấp tính. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu với hội chứng về thần
kinh chiếm ưu thế. Có thể xác định hóa chất trong thực phẩm, chất nôn và các
thay đổi sinh hóa, men trong cơ thể.
1.2.5. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật rất hay gặp và thường ở thể cấp
tính, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng và gây thiệt hại kinh tế
đáng kể. Mann (1984) [18] cho rằng phần lớn các bệnh sinh ra từ thực phẩm đều
có nguồn gốc bệnh nguyên là vi khuẩn. Theo ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng
5Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì 70% số vụ ô nhiễm thực phẩm có liên quan
đến bàn tay bẩn. Nếu không giữ sạch, tay là nơi vận chuyển nhiều loài vi khuẩn,
hóa chất độc hại từ môi trường và các chất bẩn khác do tiếp xúc thông thường
vào thịt và sản phẩm của thịt.
Các tác nhân vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm thường gặp: Các vi khuẩn
(Clostridium perfringens, Vibrio colerae, Salmolnella, staphylococcus.aureus, E
coli); các virus (Vius viêm gan A, Rota virus, Norwalk vius); Các Ký sinh
trùng ( giun đũa, giun móc, sán lá gan, sán dây lợn)
Đặc điểm NĐTP do vi sinh vật với thời gian nung bệnh trung bình từ 6-48
giờ với triệu chứng lâm sàng chủ yếu là triệu chứng tiêu hóa (Đau bụng, buồn
nôn , nôn, tiêu chảy). Bệnh thường bị vào mùa nóng, số lượng mắc thường lớn
nhưng tỷ lệ tử vong thường thấp. Có thể tìm thấy mầm bệnh trong thức ăn, chất
nôn, phân
1.2.6. Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất nguyên nhân do trong
quá trình bảo quản thực phẩm không đảm bảo quy trình vệ sinh, các chất dinh
dưỡng trong thực phẩm sẽ bị các vi sinh vật, các men phân giải, làm cho thức ăn
bị biến chất, chứa các chất gây độc (các acid hữu cơ, Amoniac, histamine, acid
béo tự do, aldehyt, xeton, các độc tố nấm).
Đặc điểm NĐTP do thức ăn bị biến chất với thời gian nung bệnh ngắn
trung bình 2-4 giờ. Cảm giác mùi vị thức ăn khó chịu, không còn thơm ngon, hấp
dẩn. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hội chứng tiêu hóa có kèm triệu chứng tiết
nước bọt, ngứa cổ họng, choáng váng, đau đầu, co giật, nổi mề đay (do chất đạm
bị biến chất). Tỷ lệ tử vong thấp nhưng nguy hiểm là tích lũy chất độc.
61.2.7. Ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên nguyên nhân do ăn phải các
loại động vật hoặc thực vật mà bản thân có độc tố (cá nóc: có độc tố tetrodotxin,
nấm độc: có độc tố psilocybin, coprine. Muscarin...).
Đặc điểm NĐTP do độc tố tự nhiên với thời gian nung bệnh ngắn từ 5-10
phút đến khoảng 3 giờ sau ăn với biểu hiện: xuất hiện tê môi, lưỡi, mặt, đau đầu,
vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt, loạn ngôn, đồng tử giãn, liệt cơ
tiến triển, tím, co giật, ngừng hô hấp, hạ huyết áp và hôn mê.
1.3. Khái quát về ô nhiễm thực phẩm: Ô nhiễm thực phẩm là tình trạng xuất
hiện bất cứ một chất lạ nào (tác nhân gây ô nhiễm, yếu tố gây ô nhiễm) trong
thực phẩm.
Tùy theo tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm người ta chia 3 loại ô nhiễm
thực phẩm chính: Ô nhiễm sinh học (Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, độc tố nấm
độc, động vật có chất độc.); Ô nhiễm hóa học (những chất hóa học cho thêm vào
thực phẩm theo ý muốn, những hóa chất lẫn vào thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực
vật) và Ô nhiễm thực phẩm do các yếu tố vật lý (các dị vật, các mãnh kim loại
chất dẽo, các yếu tố phóng xạ).
1.4. Nhiễm khuẩn thực phẩm: là những hội chứng của 1 bệnh do sự xuất hiện
các tác nhân lây nhiễm vi sinh vật có sẵn trong thực phẩm gây ra mà không có
các độc tố được hình thành trước đó. Các tác nhân vi sinh vật này có thể sinh sôi
nảy nở trong ruột, làm suy yếu sức khỏe và sản sinh ra độc tố hoặc có thể thâm
nhập vào thành ruột hoặc lan truyền đến các cơ quan, hệ thống khác.
1.5. Bệnh truyền qua thực phẩm: bao hàm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm
khuẩn thực phẩm, biểu hiện là một hội chứng mà nguyên nhân do ăn phải thức
ăn bị nhiễm các tác nhân gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá thể và cộng
7đồng. Hiện tượng dị ứng do sự mẫn cảm cá nhân với một loại thức ăn xác định
nào đó không được coi là bệnh truyền qua thực phẩm.
Để xác định mức độ ô nhiễm và an toàn vệ sinh thực phẩm, trên cơ sở về
mức độ nguy hại và trình độ sản xuất công nghệ, các nước đã xây dựng tiêu
chuẩn cho phép mức giới hạn chất tồn dư, các tạp chất, chất phụ gia và vi sinh
vật ô nhiễm trong thực phẩm. Nếu chỉ số vượt quá giới hạn, thực phẩm đó được
đánh giá không đảm bảo vệ sinh.
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả các vụ NĐTP đã xảy ra được ghi nhận trên địa bàn toàn tỉnh Phú
Yên từ năm 2010- 2012
- Tiêu chuẩn loại trừ: Chỉ nghiên cứu các vụ NĐTP từ 2 người mắc trở lên
có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời
gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ
ngộ độc thực phẩm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu số liệu - Phân tích tài liệu lưu trữ từ các điều tra, báo
cáo NĐTP của Chi cục ATVSTP tỉnh
Thời gian nghiên cứu: năm 2012
8Chương III. KẾT QUẢ
3.1. Mô tả tình hình NĐTP tại tỉnh Phú Yên năm 2010- 2012.
Bảng 3.1.a: Tình hình NĐTP trong 3 năm 2010 đến 2012
Năm
Số vụ Số mắc Số tử vong
TS Tỷ lệ (%) TS Tỷ lệ (%) TS Tỷ lệ (%)
2010 7 46,66 43 54,43 4 100
2011 5 33,33 17 21,51 0 0
2012 3 20 19 24,05 0 0
Tổng cộng: 15 100 79 100 4 100
Trung bình/năm 5 26 1,33
Nhận xét: Số vụ NĐTP, số người mắc và số tử vong có xu hướng bắt đầu
giảm mạnh lại từ năm 2011 với 5 vụ/17 người mắc /0 người chết. Trung bình
mỗi năm xảy ra 5 vụ, 26 người mắc và 1,33 người tử vong.
Bảng 3.1.b: Đặc điểm số người mắc, chết trong các vụ NĐTP
Chỉ số Kết quả điều traSố lượng Tỷ lệ (%)
Số mắc NĐTP/ số người ăn thực phẩm 79/97 81,44
Số chết do ngộ độc/ Số mắc NĐTP 04/79 5,063
Nhận xét: Tỷ lệ mắc NĐTP chiếm 81,44% so với số đối tượng ăn chung
bữa ăn; tỷ lệ chết do NĐTP chiếm 5,063% tổng số người bị mắc NĐTP.
9Bảng 3.1.c: Đặc điểm tuổi người mắc trong các vụ NĐTP
Phân độ tuổi Số mắc/ Tỷ lệ (%) Số tử vong/ tỷ lệ (%)
≥ 50 tuổi 09/11,39 01/25
15 – 49 tuổi 33/41,77 02/50
5 – 14 tuổi 32/40,5 01/25
0 – 4 tuổi 05/6,33 0
Tổng cộng 79/100,00 04/100,0
Nhận xét: Lứa tuổi từ 15 - 49 là lứa tuổi có tỷ lệ mắc ngộ độc và tử vong
cao (chiếm 50%); Còn 2 lứa tuổi từ 5 – 14 và ≥ 50 tuổi thì chiếm tỷ lệ mắc ngộ
độc/tử vong chiếm 25%; lứa tuổi 0 – 14 tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn (6,33/0)
3.2. Mô tả tình hình NĐTP theo từng vùng trong tỉnh: các huyện thuộc vùng
đồng bằng ven biển, vùng miền núi, vùng đồng bằng trung du.
Bảng 3.2.a: Tình hình NĐTP theo vùng.
Vùng
Số vụ Số mắc Số tử vong
TS TB/huyện
Tỷ lệ
(%) TS
TB/
vụ
Tỷ lệ
(%) TS
Tỷ lệ
(%)
TB/
mắc
Ven biển
(4 huyện/TX/TP) 07 1,75 46,66 28 4 35,44 3 75 0,1
Đồng bằng trung du
(2 huyện) 00 0 0 0 0 0 0 0 0
Miền núi
(3 huyện) 08 2,66 53,34 51 6,37 64,56 1 25 0,01
Tổng cộng: 15 4,41 100 79 10,37 100 4 100 0,11
Nhận xét: Các huyện Miền núi có số vụ NĐTP cao nhất với 8 vụ/ 51
người mắc/1 người chết, tiếp đến là các huyện/TX/TP thuộc vùng ven biển (TP.
10
Tuy Hòa, TX. Sông Cầu, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa) với 7 vụ/28 người
mắc/3 người chết; và cuối cùng là các huyện thuộc vùng đồng bằng trung du có
số vụ ngộ độc thực phẩm/ Số mắc/ Số tử vong là thấp nhất.
Bảng 3.2.b: Phân bố số mắc, chết, đi viện trong các vụ NĐTP theo vùng.
Vùng Kết quả điều traMắc % Chết %
Ven biển (4 huyện/TX/TP) 28 35,44 3 75
Đồng bằng trung du (2 huyện) 0 0 0 0
Miền núi (3 huyện) 51 64,56 1 25
Tổng cộng: 79 100,00 4 100
Nhận xét: Theo kết quả ở bảng 3.2.b cho thấy ở khu vực đồng bằng ven
biển đối tượng chết chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ chiếm tỷ lệ 75% , tiếp đến là
vùng miền núi với tỷ lệ chết 25%.
Bảng 3.2.c: Phân bố số mắc, chết, đi viện trong các vụ NĐTP.
Chỉ số
Kết quả điều tra
chung Vụ ≥ 30 người Vụ < 30 người
(Số lượng/tỷ lệ) (Số lượng/tỷ lệ) (Số lượng/tỷ lệ)
Vụ ngộ độc 15/ (100,0) 0 15/ (100,0)
Mắc Ngộ độc 79/ (100,0) 0 79/ (100,0)
Chết ngộ độc 04/ (100,0) 0 04/ (100,0)
Nhận xét: Trong 15 vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận, cho thấy không
có vụ ngộ độc lớn (≥ 30 người), chủ yếu là các vụ ngộ độc với quy mô nhỏ và
vừa (<30 người).
3.3. Mô tả tình hình NĐTP theo nguyên nhân các vụ NĐTP.
11
Bảng 3.3.a: Hoàn cảnh xảy ra NĐTP.
Hoàn cảnh
xảy ra
ngộ độc
Năm Chung2010 2011 2012
TS Tỷ lệ(%) TS Tỷ lệ (%) TS
Tỷ lệ
(%) TS Tỷ lệ (%)
Bữa ăn gia đình 5 71,43 4 80 2 66,7 11 73,33
Ăn hàng rong 2 28,57 1 20 0 3 20
Bữa ăn tập thể 0 0 0 0 1 33,3 1 6,67
Tiệc, cỗ 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 7 100 5 100 3 100 15 100
Nhận xét: Cơ sở nguyên nhân của các vụ Ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ
yếu trong các bữa ăn gia đình (chiếm 73,33%) tiếp đến là trong các bữa ăn hàng
rong (chiếm 20%), cuối cùng là Bếp ăn tập thể (6,67%). Tỷ lệ vụ ngộ độc thực
phẩm xảy ra trong các buổi tiệc, cỗ chưa thấy xảy ra.
Bảng 3.3.b: Thức ăn nguyên nhân trong các vụ NĐTP.
TT Thức ăn Kết quả điều tra
Số vụ Tỷ lệ %
1 Cá nóc, ốc biển độc, cóc 5 35,71
2 Thực vật độc (nấm, trái dại) 2 14,3
3 Thịt sản, sản phẩm từ thịt 1 7,14
4 Trứng, sản phẩm từ trứng 0 0
5 Thủy sản, sản phẩm thủy sản 1 7,14
6 Rau, củ, quả và sản phẩm 2 14,3
7 Bánh, kẹo 0 0
8 Nước giải khát 0 0
9 Thực phẩm hổn hợp 2 14,3
10 Sữa, sản phẩm từ sữa 0 0
11 Thực phẩm khác 1 7,14
Tổng cộng 14 100
12
Nhận xét: Trong đó, thức ăn nguyên nhân có tỷ lệ cao trong các vụ ngộ
độc là thực phẩm có độc tố tự nhiên chiếm 35,71% như nhóm động vật độc (cá
nóc, cóc, ốc biển độc, cua biển độc), nhóm thực vật độc (lá sắn, trái cây dại),
thực phẩm hỗn hợp và nhóm Rau, củ, quả đều chiếm 14,3%; Tiếp đến nhóm thực
phẩm thịt và sản phẩm từ thịt, thực phẩm khác, nhóm thủy sản đều chiếm 7,14%.
Bảng 3.3.c: Biểu hiện lâm sàng trong các vụ NĐTP.
TT Biểu hiện lâm sàng Kết quả điều tra
Số trường hợp Tỷ lệ %
1 Buồn nôn 8 53,34
2 Nôn 14 93,33
3 Đau bụng 12 80
4 Ỉa chảy 8 53,34
5 Đau đầu 7 46,7
6 Chóng mặt 8 53,34
7 Co giật 5 33,3
8 Liệt 2 13,3
9 Sốt 2 13,3
10 Khó thở 4 26,7
11 Tím tái 3 20
12 Dấu hiệu khác 1 6,67
Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.4.c. cho thấy 93,33% các trường hợp ngộ
độc đều có biểu hiện lâm sàng nôn, 80% có biểu hiện đau bụng, tiếp đến là buồn
nôn, Ỉa chảy, đau bụng chiểm 53,34%, tiếp đến là đau đầu (46,7%), sau đó là co
giật (33,3%), biểu hiện khó thở chiếm 26,7%, tím tái 20%, sốt và liệt chiếm
13,3% ngoài ra còn có biểu hiện khác như Lạnh chiếm 6,67%.
3.4. Mô tả tình hình NĐTP theo căn nguyên.
Bảng 3.4.a: Căn nguyên gây ngộ độc do thức ăn.
Nguyên nhân
NDTP
Năm Chung2010 2011 2012
TS
Vụ
Tỷ lệ
(%)
TS
Vụ Tỷ lệ (%)
TS
Vụ Tỷ lệ (%)
TS
Vụ Tỷ lệ (%)
Ô nhiễm VSV 1 14,28 1 20 1 33,33 3 20
13
ONHH 1 14,28 2 40 1 33,33 4 26,67
Bản thân thực
phẩm có độc 4 57,14 2 40 0 0 6 40
KRNN 1 14,28 0 0 1 33,33 2 13,33
Tổng cộng 7 100 5 100 3 100 15 100
Nhận xét: Thực phẩm có độc tố là nguyên nhân chính gây ra NĐTP (tỷ lệ
40%), thực phẩm bị ô nhiễm chất hóa học chiếm 26,67%, tiếp đến thực phẩm ô
nhiễm VSV chiếm 20% không xác định được nguyên nhân chiếm tỷ lệ thấp
(13,33%).
Bảng 3.4.b: Căn nguyên gây ngộ độc do thức ăn.
TT Nguyên nhân Số vụ Số mắc Số chếtTS % TS % TS %
1 Ô nhiễm VSV 3 20 28 35,44 0 0
2 Ô nhiễm hóa học 04 26,67 7 8,86 0 0
3 Bản thân thực phẩm có độc 6 40 20 25,31 4 100
4 Không rõ nguyên nhân 2 13,33 24 30,4 0 0
5 Tổng cộng 15 100 79 100 4 100
Nhận xét: Tỷ lệ mắc do thực phẩm nhiễm VSV chiếm tỷ cao (35,44%),
tiếp đến do nguyên nhân bản thân có độc tố chiếm (25,31%), tỷ lệ mắc do thực
phẩm bị ô nhiễm hóa học chiếm rất thấp (7%). Trong khi đó tỷ lệ chết nguyên
nhân do thực phẩm có độc tố tự nhiên chiếm (100%). Ngoài ra số người mắc
không tìm ra nguyên nhân còn chiếm tỷ lệ khá cao (30,4%).
3.5. Mô tả tình hình NĐTP theo tháng.
14
Bảng 3. 5: Tình hình NĐTP theo tháng.
Tháng
Năm
Chung
2010 2011 2012
TS Tỷ lệ(%) TS Tỷ lệ (%) TS Tỷ lệ (%) TS
Tỷ lệ
(%)
Tháng 1 0 0 0 0 1 33,3 1 6,67
Tháng 2 1 14,3 0 0 0 0 1 6,67
Tháng 3 2 28,6 1 20 2 66,7 5 33,3
Tháng 4 0 0 1 20 0 0 1 6,67
Tháng 5 0 0 0 0 0 0 0 0
Tháng 6 1 14,3 0 0 0 0 1 6,67
Tháng 7 0 0 0 0 0 0 0 0
Tháng 8 0 0 0 0 0 0 0 0
Tháng 9 0 0 0 0 0 0 0 0
Tháng 10 2 28,6 2 40 0 0 4 26,7
Tháng 11 1 14,3 1 20 0 0 2 13,33
Tháng 12 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 7 100 5 100 3 15 100
Nhận xét: Ngộ độc thực phẩm xảy ra quanh năm. Tuy vậy, thời gian
tháng 3 và tháng 10 trong các vụ ngộ độc thường xảy ra với tỷ lệ cao hơn các
tháng khác trong năm.
15
Chương IV. BÀN LUẬN
Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy trong 3 năm (từ năm 2010 - 2012) có 15
vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên với 79 người mắc
và 4 người tử vong. Trung bình mỗi năm xảy ra 5 vụ, 26 người mắc và 1,33
người tử vong. So sánh qua từng năm cho thấy số vụ NĐTP, số người mắc và số
tử vong có chiều hướng giảm nhiều trong các năm sau. Điều này chứng tỏ công
tác quản lý về ATTP từ ngày thành lập chi cục ATVSTP tỉnh đã có bước chuyển
biến tích cực, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt nhiều về trung bình số vụ ngộ độc thực phẩm giữa
các vùng sinh thái và trung bình số mắc/ số vụ ngộ độc thực phẩm (bảng 3.2).
Điều này có thể lý giải là các vụ ngộ độc thực phẩm nhỏ, lẽ cũng được cập nhật
ngày càng tốt hơn kể từ khi thành lập Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm (năm
2009).
Sự khác biệt về số người tử vong giữa các vùng (các huyện đồng bằng ven
biển: 3; vùng miền núi: 1; vùng trung du: 0).
Về hoàn cảnh xảy ra NĐTP, kết quả bảng 3.4 cho thấy NĐTP xảy ra chủ
yếu trong các bữa ăn gia đình (chiếm 73,33%), hoặc trong các trường hợp bữa
ăn hàng rong (chiếm 20%). Điều này phản ảnh về nhận thức về ATTP tại các hộ
gia định và loại hình thức ăn đường phố chưa cao.
Về nguyên nhân xảy ra ngộ độc với kết quả bảng 3.4 cho thấy NĐTP do
căn nguyên bản thân thực phẩm có độc cao nhất chiếm 40% số người chết do
nguyên nhân này cũng đặc biệt lưu tâm chiếm tỷ lệ 100%. Tiếp đến là NĐTP do
hóa chất chiếm 26,67%. Điều này cho thấy NĐTP do bản thân thực phẩm có độc
đáng báo động.
16
Như vậy, tình hình NĐTP ở Phú Yên có sự khác biệt về nguyên nhân do
thực phẩm có chất độc và không rõ nguyên nhân. Điều đáng lưu ý là NĐTP do
độc tố tự nhiên chiếm tỷ lệ cao đến 40% với tỷ lệ tử vong cao, nên việc xây dựng
các chương trình can thiệp cần phù hợp với đặc điểm thực tiễn của từng vùng
sinh thái, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Về thời gian xảy ra ngộ độc thực phẩm, kết quả ở bảng 3.5 cho thấy ngộ
độc thực phẩm xảy ra quanh năm. Tuy vậy, thời gian tháng 3 và tháng 10 trong
năm, các vụ ngộ độc xảy ra với tỷ lệ cao hơn các tháng khác trong năm cao nhất
là tháng 10 và tháng 3. Lý giải điều này là do những tháng của mùa hè và mùa
thu trong năm nên khí hậu có những thay đổi, là điều kiện thuận lợi để vi sinh
vật (Mùa hè nóng) và các loại thực vật, động vật có độc tố tự nhiên phát triển.
Điều đáng lưu ý lứa tuổi lao động tại tỉnh Phú Yên NĐTP cao nhất chiếm
tỷ lệ 41,77% (lứa tuổi 15-49) sẽ rất ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động của
tỉnh nếu không có giải pháp can thiệp trong thời gian đến (thể hiện qua bảng
3.1.c)
Chương V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
5.1.1.Ngộ độc thực phẩm ở tỉnh Phú Yên còn khá phổ biến, nguy cơ xảy
ra ở mọi vùng trong toàn tỉnh, đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng:
Trung bình mỗi năm xảy ra 5 vụ ngộ độc với 26 người mắc và 1,33 người
tử vong. Số vụ ngộ độc thực phẩm thường xảy ra nhiều nhất là từ tháng 3 đến
tháng 10 trong năm (cao nhất vào tháng 10 và tháng 3).
17
Vùng có số tử vong cao là: các huyện/TX/TP thuộc đồng bằng ven biển
(3 trường hợp từ vong do ăn phải cá nóc).
5.1.2. Đặc điểm các vụ ngộ độc thực phẩm ở Phú yên:
Các vụ ngộ độc xảy ra ở Phú Yên thường với quy mô nhỏ và vừa (< 30
người mắc/vụ). Tỷ lệ mắc NĐTP khoảng 81,44% tổng số đối tượng ăn chung
thực phẩm bị ô nhiễm với tỷ lệ chết khoảng 5,063% số người bị mắc ngộ độc.
Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị mắc ngộ độc, đặc biệt ở 2 lứa tuổi (từ 15-
49 tuổi) và lứa tuổi (từ 5-14 tuổi) thì nguy cơ mắc và tử vong do ngộ độc thực
phẩm cao ( tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 41,77%/50,0%; 40,5%/ 25,0%).
Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn,
đau bụng và tiêu chảy. Các trường hợp khác ít xảy ra hơn: khó thở, liệt hoặc co
giật, sốt, tím tái hoặc tê môi.
Cơ sở nguyên nhân NĐTP chủ yếu là gia đình (73,33%), hàng rong (20%).
Thức ăn nguyên nhân chủ yếu là động vật có độc tố tự nhiên (35,71%), thực vật
có độc tố tự nhiên và rau củ quả (14,3%)
Nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu là do độc tố tự nhiên có trong thực
phẩm (41,77%), Hóa chất (40,5%).
5.2. Kiến nghị:
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể định hướng xây dựng chiến lược phòng
ngừa ngộ độc thức ăn như sau:
- Để giảm số mắc, cần đặc biệt lưu ý đến các huyện/TX/TP thuộc đồng
bằng ven biển do căn nguyên bản thân thực phẩm có độc.
18
- Để giảm số chết và tỷ lệ chết, cần lưu ý đến thức ăn có độc tố tự nhiên tại
các huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển và vùng núi.
- Chú trọng đến cơ sở nguyên nhân ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình
và tại hàng rong. Cụ thể:
+ Tăng cường công tác tập huấn, truyền thông để không những cho cộng
đồng mà cho cả những người lãnh đạo xã hội và những người công tác trong
ngành y tế biết được tác hại của ngộ độc thực phẩm, cách phát hiện và ngăn ngừa
ngộ độc xảy ra.
+ Trong công tác truyền thông, lưu ý việc tuyên truyền trong việc sử dụng
các thức ăn do hái lượm, đánh bắt (lá sắn, nấm rừng, cá nóc, ốc độc) và đặc
biệt đẩy mạnh công tác truyền thông việc sử dụng thực phẩm an toàn trong đầu
mùa hè (trước tháng 03) mùa hè và đầu mùa mưa (trước tháng 10).
+ Xây dựng mô hình hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm tại các
huyện/TX/TP.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến,
mua bán thực phẩm ở các công đoạn của chuỗi cung cấp thực phẩm.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trần Đáng, Vệ sinh an toàn thực phẩm.Nxb Y học, Hà Nội, 2006, tr.121-127.
2.Trần Đáng, an toàn thực phẩm.Nxb Hà Nội, 2007, tr.119.
3.Trần Đáng và CS. Điều tra đánh giá tình hình các yếu tố liên quan đến ngộ độc
cá nóc và khả năng sử dụng cá nóc làm thực phẩm ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết
nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cáp Bộ, Hà Nội,2005, tr.12,51.
4.Trần Đáng và CS, Hà Nội 2005, Báo cáo kết quả Dự án mở rộng mô hình hoạt
động giám sát các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
5.Bộ Y tế, 2000-2006, Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2000- 2006.
6.Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP, 2007, Báo cáo hội nghị toàn quốc về công
tác bảo đảm VSATTP.
7.Nguồn Cục quản lý Chất lượng Vệ sinh an toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, (2002).
8.Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ Y tế. báo cáo tổng kết chương trình mục
tiêu quốc gia đảm bảo VSATTP năm 2005.
9.Cục An toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ Y tế, báo cáo công tác bảo đảm VSATTP
năm 2000-2006.
10.www.vfa.gov.vn, Dữ liệu ngộ độc thực phẩm.
11.Đại học Y Hà Nội, Cục vệ An toàn vệ sinh thực phẩm, tài liệu dung cho học
viên lớp chứng chỉ VSATTP, Hà Nội 6/2004, tr 52 .
12.Báo cáo tổng kết 5 năm (2005-2009) của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thuc_trang_ngo_doc_thuc_pham_tu_nam_2010_den_nam_2012.pdf