Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi
Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức
tạp thể hiện ở lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tư duy dập
khuôn. Trẻ RLPTK do thiếu hụt về giao tiếp và tương tác xã hội nên trẻ cũng thể hiện
những thiếu hụt kĩ năng bắt chước trong tương tác và giao tiếp. Việc sử dụng các trò chơi
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu
về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi
tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0228 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 92-101 This paper is available online at THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG BẮT CHƯỚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI Phạm Thị Hải Yến Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức tạp thể hiện ở lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tư duy dập khuôn. Trẻ RLPTK do thiếu hụt về giao tiếp và tương tác xã hội nên trẻ cũng thể hiện những thiếu hụt kĩ năng bắt chước trong tương tác và giao tiếp. Việc sử dụng các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng bắt chước, trò chơi. 1. Mở đầu Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, hành vi giao tiếp xã hội, đời sống cũng như các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thông qua bắt chước con người có thể học tập các hành động, cách ứng xử, hành vi, ngôn ngữ, sự tập trung chú ý (chú ý có trước bắt chước), sự luân phiên, cách chơi,.... từ những người khác. Trẻ RLPTK có khiếm khuyết đặc trưng là kĩ năng bắt chước. Những khiếm khuyết thể hiện ở những nhiệm vụ khác nhau như chuyển động của cơ thể mang tính biểu tượng và không biểu tượng, biểu tượng và chức năng sử dụng đồ vật, sự thể hiện của nét mặt, điệu bộ cử chỉ [8]. Thiếu hụt khả năng bắt chước ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập ngôn ngữ và phát triển của trẻ RLPTK cũng như hòa nhập cộng đồng. Với trẻ mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, tạo cơ hội cho sự tương tác và giao tiếp xã hội với bạn cùng trang lứa, làm gia tăng khả năng học tập một cách tự nhiên trong môi trường hòa nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển các kĩ năng. Chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát triển kĩ năng như tập trung chú ý, quan sát, lắng nghe, bắt chước, luân phiên,... Hoạt động chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kĩ năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biết cũng như kĩ năng giao tiếp với người khác. Nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi trên thế giới tập trung vào nghiên cứu về lí luận sử dụng trò chơi vào việc giáo dục cho trẻ RLPTK như: Jannik Beyer & Lone Gammeltoft [5], Lone Gammeltoft & Marianne SollokNordenhof [6], Julia Moor [7],... Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cách thức, biện pháp sử dụng các trò chơi để giáo dục trẻ khuyết tật như Bùi Thị Lâm (2011) [1], Trần Thị Minh Thành (2013) [3], Nguyễn Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 7/9/2015. Tác giả liên lạc: Phạm Thị Hải Yến, địa chỉ e-mail: yenphamhai12@gmail.com 92 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi Minh Phượng (2015) [2],. . . . Các nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu trò chơi học tập, tổ chức, hướng dẫn cách chơi cho trẻ khiếm thính, trẻ khuyết tật trí tuệ. Việc nghiên cứu sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK rất cần thiết nhưng hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn sâu các giáo viên về vai trò của dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK và biện pháp sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Nội dung khảo sát bao gồm: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK và việc sử dụng trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi; các nguồn trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; cơ sở trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; mức độ kĩ năng bắt chước cũng như việc sử dụng trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước của trẻ RLPTK; những khó khăn khi tổ chức trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 - 4 năm 2015. Khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi. Đối tượng khảo sát: 30 giáo viên tại 2 trung tâm can thiệp sớm trên địa bàn Hà Nội. Bảng 1. Trình độ đào tạo của giáo viên Stt Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thạc sĩ 6 20 2 Cử nhân 21 70 3 Cao đẳng 3 10 4 Trung cấp 0 0 Bảng 2. Kinh nghiệm dạy trẻ RLPTK của giáo viên Stt Số năm Số lượng Tỉ lệ (%) 1 2 năm 0 0 2 3 năm 2 6,7 3 4 năm 3 10 4 5 năm 7 23,3 5 Trên 5 năm 18 60 93 Phạm Thị Hải Yến Trình độ của các giáo viên là thạc sĩ chiếm 20%, cử nhân chiếm 70%, cao đẳng chiếm 10% và không có hệ trung cấp. Giáo viên có số năm kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục đặc biệt từ 5 năm chiếm 83,3%. Giáo viên có trình độ về giáo dục đặc biệt và kinh nghiệm dạy trẻ RLPTK từ 5 năm trở lên chính là điều kiện thuận lợi để can thiệp và hỗ trợ cho trẻ RLPTK. 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK * Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi 100% giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi là quan trọng, trong đó có 76,7% giáo viên cho rằng việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi là hết sức quan trọng. Điều này rất có ý nghĩa, chứng tỏ các giáo viên đều có quan điểm đúng đắn về vấn đề dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, giúp trẻ có thể rèn luyện khả bắt chước tốt hơn, từ đó phát triển khả năng giao tiếp cũng như tương tác của trẻ RLPTK. * Nhận thức của giáo viên về cách thức phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Hình 1. Nhận thức của giáo viên về cách thức phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Biểu đồ trên đã thể hiện cách thức mà giáo viên thường sử dụng để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Khi phỏng vấn sâu các giáo viên thì chúng tôi nhận được ý kiến rằng việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đã bao gồm việc giao tiếp với trẻ, thao tác với đồ vật, đồ chơi cũng như cho trẻ tương tác với các bạn. Thông qua việc giáo viên cho trẻ tham gia vào các trò chơi, trẻ sẽ tương tác với bạn, hay được thao tác với đồ vật thì trẻ sẽ học bắt chước nhanh hơn, tốt hơn. * Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Hầu hết các giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là quan trọng. Giáo viên cho rằng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTKmang lại hiệu quả dạy học cao, học sinh hứng thú và tiếp thu bài dễ hơn, nhưng thực tế một số giáo viên lại không có nhiều thời gian để nghĩ ra các trò chơi cho học sinh, tài liệu tham khảo thì rất ít. Vì vậy, việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước là rất quan trọng và cần thiết. 94 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi * Nhận thức của giáo viên về sử dụng trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Hình 2. Nhận thức của giáo viên về sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Có 56,7% giáo viên thường xuyên sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK, 33,3% thỉnh thoảng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK, còn 10% giáo viên để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK cho thấy các giáo viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi tới sự phát triển kĩ năng bắt chước, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội. Khi phỏng vấn sâu các giáo viên về việc thỉnh thoảng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là do giáo viên không có nhiều thời gian để chuẩn bị trò chơi, sưu tầm trò chơi. Những giáo viên không bao giờ sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là do giáo viên gặp khó khăn trong kĩ năng tổ chức trò chơi. * Đánh giá của giáo viên về hệ thống trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK hiện nay Hiện nay hệ thống trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước trong giao tiếp cho trẻ RLPTK còn thiếu và cần xây dựng thêm. Hầu hết các giáo viên sử dụng trò chơi dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK từ các nguồn tham khảo khác hoặc sưu tầm từ sách, báo, internet. Các trò chơi do giáo viên tự thiết kế còn ít. Thực tế này dẫn đến hiệu quả tổ chức trò chơi không đạt hiệu quả như mong muốn. * Những lưu ý của giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK Có 76,7% giáo viên cho rằng khi thiết kế trò chơi nên chú ý đến khả năng tham gia trò chơi của trẻ. Khả năng tham gia trò chơi của trẻ vô cùng quan trọng khi giáo viên tổ chức trò chơi cho trẻ. Nếu trò chơi không phù hợp với khả năng của trẻ thì trẻ không chơi được trò chơi và như vậy mục tiêu phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK bằng trò chơi sẽ không thực hiện được. Vì vậy, để tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK một cách có hiệu quả thì việc xem xét khả năng thực hiện trò chơi cũng như mức độ tham gia và thực hiện trò chơi của trẻ RLPTK là cần thiết. Có 46,7% giáo viên chú trọng đến nội dung trò chơi khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK. Nội dung trò chơi phong phú, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý tập trung và bắt chước của trẻ vào trò chơi. Tuy nhiên, hình thức tổ chức trò chơi và thời gian thực hiện trò chơi cũng rất quan trọng vì hình thức tổ chức trò chơi, thời gian tổ chức và điều kiện tiến hành thực hiện trò chơi có phù hợp với trẻ thì trẻ mới có thể tham gia vào trò chơi một cách tích cực và dễ dàng tham gia vào trò chơi. 95 Phạm Thị Hải Yến Hình 3. Những lưu ý của giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK * Nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Các hình thức giáo viên sử dụng gồm: hình thức cả lớp, theo nhóm và cá nhân. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của các hình thức là khác nhau. Đa số các giáo viên thường xuyên sử dụng hình thức cá nhân (86,7%) và nhóm (66,7%). Hai hình thức này được đánh giá là có hiệu quả với việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Hai hình thức này dễ thực hiện trong giờ học cũng như trong các hoạt động ngoại khóa. Điều này có ý nghĩa hơn trong việc phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Hình thức cả lớp hầu như các giáo viên ít sử dụng (63,3%) vì theo các giáo viên tại 2 cơ sở cho biết việc thực hiện đối với cả lớp là rất khó vì không có thời gian, điều kiện tổ chức, không gian lớp học hạn chế và hai cơ sở này chủ yếu là can thiệp cá nhân nên số lượng học sinh theo lớp học hầu như không có. Hình 4. Nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 96 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi Việc tổ chức của các giáo viên có lợi thế ở chỗ giáo viên có thể phát triển kĩ năng bắt chước không chỉ cho trẻ RLPTK mà thông qua nhóm sẽ tạo điều kiện cho trẻ cơ hội tham gia tích cực hơn. Trẻ có thể vận dụng các kĩ năng học được từ các tiết học cá nhân để có thể tham gia tương tác với các bạn trong nhóm. Nếu không tổ chức cho trẻ ở hình thức lớp học, khi trẻ bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ sẽ khó hòa nhập với các nhóm lớn hay các bạn trong lớp. Vì vậy, khi phát triển các kĩ năng cho trẻ RLPTK thì giáo viên phải kết hợp hài hòa giữa các hình thức để đạt hiệu quả tốt nhất. * Đánh giá của giáo viên về điểm mạnh và hạn chế của trẻ RLPTK khi tham gia trò chơi Qua điều tra cho thấy có 53,3% giáo viên cho rằng những hạn chế của trẻ RLPTK dẫn đến những khó khăn khi tổ chức trò chơi. Các giáo viên cho rằng, trẻ RLPTK do có khó khăn về giao tiếp xã hội, không thích tương tác với người khác, có kĩ năng xã hội kém, không hợp tác với giáo viên và các bạn. Một số trẻ có vấn đề về hành vi như mất tập trung, hay cáu giận cũng như có nhiều trẻ chỉ thích chơi một số trò chơi nhất định, không chịu tham gia các trò chơi khác. Khi đánh giá điểm mạnh của trẻ RLPTK, một số giáo viên (26,7%) nhận định: trẻ RLPTK hứng thú với trò chơi và đáp ứng với môi trường chơi, biết tham gia vào trò chơi khi giáo viên khởi xướng và khuyến khích. * Đánh giá của giáo viên về việc tổ chức các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Bảng 3. Mức độ tổ chức các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Mức độ Stt Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Ko bao giờ X Thứbậc SL % SL % SL % 1 Trò chơi với đồ vật 20 66,7 6 20,0 4 13,3 2,5 1 2 Trò chơi đóng vai theo chủ đề 8 26,7 12 40,0 10 33,3 1,9 5 3 Trò chơi xây dựng 12 40,0 11 36,7 7 23,3 2,2 3 4 Trò chơi có luật 10 33,3 11 36,7 9 30,0 2,0 4 5 Trò chơi vận động 17 56,7 9 30,0 4 13,3 2,4 2 Hầu hết các giáo viên cho rằng, do đặc điểm của trẻ RLPTK nên trò chơi được tổ chức nhiều nhất nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là trò chơi với đồ vật (chiếm 66,7%, X = 2,5, bậc 1), tiếp đó là trò chơi vận động (chiếm 56,7%, X = 2,4, bậc 2), trò chơi xây dựng, đóng vai, có luật. Do đặc điểm của trẻ RLPTK là tương tác với đồ vật tốt hơn. Vì vậy, giáo viên sử dụng các trò chơi với đồ vật và trò chơi vận động nhiều hơn. Đây là những trò chơi đòi hỏi có sự bắt chước những hành động, cử chỉ, điệu bộ, âm thanh và lời nói.... * Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK thông qua việc sử dụng trò chơi Từ việc điều tra mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK thông qua việc sử dụng trò chơi cho thấy: Giáo viên quan tâm nhất là biện pháp hướng dẫn, làm mẫu cụ thể, chi tiết với 100% giáo viên sử dụng biện này (xếp bậc 1, X = 3đ). Thông qua hướng dẫn, làm mẫu cụ thể, trẻ có thể tiếp nhận nguyên vẹn hành động trong trò chơi đó. Với trẻ RLPTK việc làm mẫu là vô cùng quan trọng 97 Phạm Thị Hải Yến vì nó cụ thể, dễ dàng tái tạo lại trò chơi và bắt chước nhanh hơn. Tiếp đến là biện pháp lựa chọn trò chơi mang tính tương tác, bắt chước (xếp bậc 2 với X = 2,97đ). Trẻ RLPTK không thích tương tác với người khác nên giáo viên lựa chọn những trò chơi mang tính tương tác, bắt chước phù hợp với trẻ sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ tham gia và bắt chước một cách tốt nhất. Xếp bậc 3 là biện pháp Can thiệp cá nhân rồi hướng dẫn trẻ vào nhóm (X = 2,87đ) vì mỗi trẻ RLPTK có những khả năng tham gia trò chơi khác nhau nên giáo viên phải xem xét khả năng, khó khăn của từng trẻ để giúp đỡ và hướng dẫn học sinh trong nhóm. Xếp bậc 4 là biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ hoạt động tự do (X = 2,73đ). Xếp bậc 5 là biện pháp thu hút sự tập trung chú ý của trẻ với (X = 2,6đ). Các giáo viên sử dụng biện pháp này nhằm thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động vui chơi và học tập. Xếp bậc 6 là biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ (X = 2,53đ). Biện pháp này chưa được các giáo viên quan tâm và sử dụng nhiều. Nhưng biện pháp này có ý nghĩa rất lớn với trẻ RLPTK. Giáo viên khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ để tạo cho trẻ động lực, cổ vũ, khích lệ trẻ để trẻ có thể làm tốt nhiệm vụ. Từ đó, trẻ sẽ tự tin hơn khi tham gia vào các trò chơi và hoạt động vui chơi cùng các bạn. Xếp bậc 7 là xây dựng nhóm bạn bè (X = 2,4đ). Trong nhóm bạn bè, trẻ RLPK có thể tham gia trò chơi cùng với các bạn khác. Vì thế, việc xây dựng nhóm bạn thân quen để trẻ có thể chơi, tương tác và học bắt chước từ các bạn là rất quan trọng. Các giáo viên hiện chưa quan tâm cũng như tiến hành thực hiện biện pháp này. Xếp cuối cùng là biện pháp hướng dẫn trò chơi bằng cách xem băng mẫu (X = 2,27đ). Đặc điểm của trẻ RLPTK là ghi nhớ hình ảnh tốt nên việc cho trẻ xem video hướng dẫn về trò chơi giúp trẻ tiếp nhận trò chơi một cách đầy đủ và tiếp cận công nghệ hiện đại. Bảng 4. Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK thông qua việc sử dụng trò chơi Mức độ Stt Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Ko bao giờ ĐiểmTB Thứ bậc SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Thu hút sự chú ý của trẻ 19 63,3 10 33,3 1 3,33 2,6 5 2 Hướng dẫn trò chơi bằng cách xem băng mẫu 14 46,7 10 33,3 6 20 2,27 8 3 Hướng dẫn, làm mẫu cụ thể, chi tiết 30 100 0 0 0 0 3 1 4 Lựa chọn trò chơi mang tính tương tác, bắt chước 29 96,7 1 3,33 0 0 2,97 2 5 Xây dựng nhóm bạn bè 17 56,7 8 26,7 5 16,7 2,4 7 6 Khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ 20 66,7 6 20 4 13,3 2,53 6 7 Tổ chức trò chơi trong giờ hoạt động tự do 24 80 4 13,3 2 6,67 2,73 4 8 Can thiệp cá nhân rồi hướng dẫn trẻ vào nhóm 27 90 2 6,67 1 3,33 2,87 3 Kết quả điều tra cho thấy giáo viên thường quan tâm đến những biện pháp khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK như hướng dẫn, làm mẫu chi tiết, lựa chọn trò chơi mang tính tương tác, bắt 98 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi chước, can thiệp cá nhân rồi hướng dẫn trẻ vào nhóm, tổ chức trò chơi trong giờ hoạt động tự do mà chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ, xây dựng nhóm bạn bè, hướng dẫn trò chơi bằng cách xem băng mẫu. Các biện pháp này đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Nếu giáo viên sử dụng kết hợp các biện pháp trong việc tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK thì hiệu quả sẽ rất cao. * Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK Khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải khi tổ chức trò chơi là khó khăn do thiếu trò chơi, thiếu sách, tài liệu hướng dẫn cụ thể là 83,3% (X = 2,8, xếp bậc 1). Khó khăn này xuất phát từ việc vấn đề RLPTK còn tương đối mới ở Việt Nam cũng như các trường, trung tâm. Vì vậy, hệ thống các trò chơi, sách, cũng như tài liệu hướng dẫn cụ thể còn ít. Khó khăn này đòi hỏi chúng ta phải sưu tầm, thiết kế, xây dựng các trò chơi, tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK một cách cụ thể, chi tiết. Tiếp đến là khó khăn về kĩ năng tổ chức trò chơi chiếm 60% (X = 2,53đ, xếp bậc 2). Khó khăn này đòi hỏi chúng ta tăng cường các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi cho giáo viên. Kết quả cho thấy giáo viên gặp ít khó khăn hơn về cơ sở vật chất chiếm 56,7% (X = 2,4đ, xếp bậc 3). Giáo viên hầu như không gặp khó khăn về việc trẻ không hứng thú, không có khả năng học bằng phương pháp trò chơi chiếm 46,7% (X = 2,33đ, xếp bậc 4). Hầu hết các giáo viên cho rằng trẻ sẽ hứng thú với các trò chơi nếu giáo viên lựa chọn trò chơi hấp dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ. Có 30% giáo viên cho rằng ít khó khăn trong việc không có thời gian tổ chức trò chơi (X =1,87đ, xếp bậc 5). Các giáo viên cũng cho rằng việc xây dựng hệ thống trò chơi cho trẻ RLPTK cũng chiếm khá nhiều thời gian. Vì vậy, để tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK đạt hiệu quả tốt hơn, chúng ta nên bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tổ chức trò chơi, nâng cao năng lực tổ chức trò chơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi cũng như bổ sung đồ chơi. Hình 5. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 99 Phạm Thị Hải Yến 3. Kết luận Về nhận thức, các giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của kĩ năng bắt chước, cách thức phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, tầm quan trọng của trò chơi cũng như tác dụng của các trò chơi đó. Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện khách quan và chủ quan từ phía giáo viên, các giáo viên lại chưa sử dụng thường xuyên và cân đối các loại trò chơi trong quá trình phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Hiện nay, hệ thống trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK được giáo viên đánh giá là thiếu và cần xây dựng thêm. Hầu hết các giáo viên đều tổ chức các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước do tham khảo các giáo viên khác, việc sưu tầm từ các sách, báo, internet và sử dụng các trò chơi do chuyên gia trị liệu - can thiệp cung cấp và trò chơi giáo viên tự thiết còn ít. Các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi đã được giáo viên thiết kế dựa trên các yếu tố: khả năng tham gia trò chơi của trẻ RLPTK, nội dung của trò chơi, hình thức tổ chức trò chơi, điều kiện tiến hành trò chơi và thời gian thực hiện trò chơi. Như vậy, đa số giáo viên cho rằng khi thiết kế trò chơi nên chú ý đến khả năng tham gia trò chơi của trẻ. Khi giáo viên thiết kế trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ thì sẽ đạt được mục tiêu cũng như hiệu quả trong phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK, khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải là khó khăn do thiếu trò chơi, thiếu sách, tài liệu hướng dẫn cụ thể và kĩ năng tổ chức trò chơi. Những khó khăn này đòi hỏi cần phải thiết kế những tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTKmột cách cụ thể, chi tiết, đồng thời phải tăng cường các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi cho giáo viên. Xuất phát từ những khó khăn trên, theo các giáo viên để việc tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK đạt hiệu quả cao hơn, cần phải cải thiện những điều kiện sau: Nâng cao kĩ năng tổ chức trò chơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tổ chức trò chơi, thời gian, hình thức tổ chức trò chơi. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và có hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ RLPTK. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Lâm, 2011. Tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4 tuổi ở trường mầm non. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Minh Phượng, 2015. Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60, Number 6BC, 2015, tr. 210-216. [3] Trần Thị Minh Thành, 2013. Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ 5-6 tuổi. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 58số 1, tr. 120-129. [4] Nguyễn Thị Hoàng Yến và cộng sự, 2014. Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 - 2020. Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (Mã số: 11/2011/ĐTĐL). [5] Jannik Beyer & Lone Gammeltoft, 1999. Autism and Play, Nxb Jessica Kingsley. 100 Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi [6] Lone Gammeltoft & Marianne SollokNordenhof, 2007. Autism, Play and Social Interaction, Nxb Jessica Kingsley. [7] Julia Moor, 2008. Playing, Laughing and Learning with Children on the Autism Spectrum. Nxb Jessica Kingsley. [8] Rogers, S. J., Ian Cook & Adrienne Meryl., 2005. Handbook of Autism & Pervasive Developmental Disorder. John Willey & Sons, Inc. ABSTRACT Methods for using play to develop imitation skill for the autistic Autism is a developmental disorder with complex defects that hinder good social interaction, verbal and communication non-verbal language, and is sometimes characterized by stereotyped thinking. Autism limits communication and social interaction and so children might also lack imitation and communication skills. The use of play to develop imitation skills is necessary. In this paper, we look at the use of play to develop imitation skills among autistic children aged 3 - 4 in two intervention centers in Hanoi. Keywords: Autism, imitation skill, plays. 101
File đính kèm:
- thuc_trang_su_dung_tro_choi_nham_phat_trien_ki_nang_bat_chuo.pdf