Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Tóm tắt. Cần đổi mới căn bàn toàn diện Việt Nam, trong đó quản lí hoạt động bồi dưỡng

giáo viên trung học là giải pháp không kém phần quan trọng. Sau khi đi khảo sát thực trạng

về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi đã

đưa ra một số giải pháp để cải thiện việc quản lí các hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung

học phổ thông: Giải pháp đổi mới lập kế hoạch; Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực

hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (BDGV); giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp

loại GV THPT theo định hướng đổi mới Chương trình GDPT; giải pháp đảm bảo tốt nhất

các điều kiện phục vụ hoạt động BD GV THPT; giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực

hiện kế hoạch BD GV THPT

pdf 8 trang yennguyen 5820
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0025
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 37-44
This paper is available online at 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Nguyễn Văn Toàn
Trường Trung học phổ thông Long Phước, Đồng Nai
Tóm tắt. Cần đổi mới căn bàn toàn diện Việt Nam, trong đó quản lí hoạt động bồi dưỡng
giáo viên trung học là giải pháp không kém phần quan trọng. Sau khi đi khảo sát thực trạng
về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi đã
đưa ra một số giải pháp để cải thiện việc quản lí các hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung
học phổ thông: Giải pháp đổi mới lập kế hoạch; Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực
hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (BDGV); giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp
loại GV THPT theo định hướng đổi mới Chương trình GDPT; giải pháp đảm bảo tốt nhất
các điều kiện phục vụ hoạt động BD GV THPT; giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực
hiện kế hoạch BD GV THPT
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, dạy học, phương pháp, nghiên cứu, khảo sát, thực tiễn.
1. Mở đầu
Giáo dục (GD) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp
bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp
ứng kịp yêu cầu phát triển theo “gia tốc” của nền kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Để giải quyết vấn đề cấp bách nói trên, cần phải tìm ra lời giải cho bài toán về nâng cao chất
lượng GD thông qua nhiều giải pháp hệ thống, đồng bộ, vừa mang tính đột phá trước mắt vừa đảm
bảo tính bền vững lâu dài. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng đội ngũ giáo viên
(GV) đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, hoàn thiện
về nhân cách bằng việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV.
Hoạt động bồi dưỡng (BD) GV trung học phổ thông (THPT) hiện nay còn chưa tập trung, thiếu sự
liên kết, hổ trợ và kế thừa lẫn nhau. Một số hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường THPT hiện còn
mang tính phong trào, tùy hứng, chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tế, gây tốn kém, lãng phí về
các nguồn lực, chính vì thế, hiệu quả quản lí hoạt động BD GV THPT hiện nay chưa cao. Đó cũng
chính là thực trạng chung của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT ở các tỉnh
miền Đông Nam Bộ mà các cấp quản lí (QL) ngành GD cần có những giải pháp để khắc phục.
Ngày nhận bài: 25/2/2016. Ngày nhận đăng: 25/4/2016.
Liên hệ: Nguyễn Văn Toàn, e-mail: nvt6999@yahoo.com
37
Nguyễn Văn Toàn
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông
Để có cơ sở thực tiễn đưa ra các giải pháp nghiên cứu chất lượng quản lí hoạt động bồi
dưỡng GVTHPT năm học 2014-2015, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản
lí hoạt động BD GV THPT đối với 276 cán bộ (CB) QL cấp: Sở GD-ĐT, Phòng, ban thuộc Sở
GD-ĐT, Ban giám hiệu các trường THPT và 865 GV THPT thuộc TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh:
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh. Kết quả khảo sát như sau:
2.1.1. Thực trạng QL hoạt động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV THPT
a) Thực trạng về quản lí hoạt động lập kế hoạch
Trong công tác QL hoạt động BD GV, hoạt động lập kế hoạch BD GV là việc đầu tiên và
quan trọng mà hiệu trưởng phải thực hiện nhằm để tính toán, xác định phương hướng hoạt động và
phát triển đội ngũ GV trong một thời gian nhất định, đề ra các kết quả cần đạt được trong tương
lai, trong một năm học hoặc một giai đoạn.
Sở GD&ĐT chủ trì chỉ đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chiến lược
BD GV theo từng năm học, từng giai đoạn. Tìm hiểu thêm về vấn đề này qua xem các kế hoạch
hàng năm của một số hiệu trưởng, thực tế cho thấy đa số hiệu trưởng các trường THPT đều có xây
dựng kế hoạch vào đầu mỗi năm học, trong kế hoạch đều có đề cập đến hoạt động BD GV hàng
năm, tuy nhiên về cách lập kế hoạch, có hiệu trưởng thì lập kế hoạch riêng về hoạt động BD GV,
có hiệu trưởng lập thành một mục trong kế hoạch chung. Trong hồ sơ lưu tại các trường, đa số hiệu
trưởng các trường THPT đều có nắm bắt và triển khai các văn bản chỉ đạo về hoạt động BD cho
GV của các cấp lãnh đạo, của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, ngay cả kế hoạch BD trong hè cũng
đã được chuẩn bị khá tốt, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động BD GV đạt được chưa cao.
Bảng 1. Quản lí hoạt động lập kế hoạch BD GV THPT
TT Nội dung Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá TB Yếu kém
01 Lập KH BD GV theo quy định của Bộ GD&ĐT 35,3 46,6 18,1 0
02 Lập KH BD GV theo quy định Sở GD&ĐT 30,1 47,6 22,3 0
03 Lập kế hoạch BD theo chương trình BD ngắn hạn
của trường
32,3 50,1 15,6 0
04 Lập kế hoạch BD theo chương trình BD dài hạn của
trường
25,3 56,2 18,5 0
05
Lập kế hoạch BD theo các chuyên đề chuyên môn
(soạn giảng, dự giờ, thi GV dạy giỏi. . . )
15,3 66,6 18,1 0
Kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đều đánh giá hoạt động lập kế hoạch
BD GV THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đạt ở mức khá, thể hiện từ nội dung chương trình
của Bộ, Sở và việc lập kế hoạch BD GV tại trường có định hướng theo từng năm, từng giai đoạn
ngắn hạn, dài hạn, đặc biệt đối với việc lập kế hoạch BD theo các chuyên đề môn học (soạn giảng,
dự giờ, thi GV dạy giỏi) thì việc quản lí hoạt động BD này được đánh giá là tốt chiếm tỉ trọng
còn thấp.
38
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông...
b) Thực trạng về quản lí tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV THPT
Ở các trường THPT hiện nay, tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV chỉ đáp ứng một phần yêu
cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, số đông GV chưa đáp ứng được yêu cầu này. Vì công tác tổ chức
BD GV hiện nay chưa có hiệu quả cao nên chưa phát huy được vai trò của nó trong công tác xây
dựng và phát triển đội ngũ, dẫn đến nhiều GV chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động BD GV,
không bố trí thời gian thích hợp và không xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động BD GV. Các tổ
chuyên môn chưa sử dụng tốt thời gian BD thường xuyên theo quy định để tổ chức các hoạt động
nâng cao trình độ về mọi mặt cho GV THPT hiện nay.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết CBQL và GV đánh giá chất lượng của công tác QL
hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch BD ở các trường THPT hiện nay đạt ở mức độ khá, chẳng
hạn như các tiêu chí: xây dựng ban lãnh đạo, các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch BD
GV; Phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia QL hoạt động BD GV; Ban hành qui
định thực hiện kế hoạch BD GV THPT; Ban hành hướng dẫn thực hiện các hoạt động BD; Xây
dựng cơ chế phối hợp giữa QL hoạt động BD GV và các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông
tin); Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch BD. Riêng vấn đề về huy động
nguồn lực cho hoạt động BD GV được CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho
thấy đa số hiệu trưởng các trường THPT đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức BD GV của mình
trong QL tại trường, từ việc triển khai thực hiện đến phân công bố trí lực lượng tham gia và có sử
dụng các giải pháp QL chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động BD GV được thực hiện theo đúng kế
hoạch đề ra.
Hình 1. Biểu đồ đánh giá tính khả thi khi thực hiện kế hoạch BD GV THPT
Đa số ý kiến cho rằng tính khả thi trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV THPT của
Bộ, Sở và của Trường THPT khi tổ chức ở mức độ bình thường, tức là tính khả thi của hoạt động
tổ chức BD còn có những vấn đề nan giải do một số nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách
quan. Những nguyên nhân này đã được đề cập trong nội dung đánh giá về những điều kiện cần
thiết cho hoạt động BD cũng như những khó khăn tồn tại khi tổ chức BD GV THPT. Đây là một
trong những vấn đề cần có giải pháp thiết thực khi tổ chức thực hiện BD GV THPT nhằm nâng
39
Nguyễn Văn Toàn
cao hiệu quả GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập quốc tế.
2.1.2. Thực trạng việc đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng GV THPT
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào
sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề
xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu
quả công việc.
Hoạt động đánh giá, xếp loại GV THPT được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của
các cấp về đánh giá, xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GVmầm non và GV phổ thông công
lập; đánh giá, xếp loại GV theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009
ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Việc thực hiện đánh giá, xếp loại GV THPT theo định hướng đổi mới chương trình GDPT
được thực hiện theo một số tiêu chí với kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2. Đánh giá hoạt động BD GV THPT
TT Nội dung Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá TB Yếu kém
1 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch,
chương trình BD đã xây dựng
23,1 39,9 34,5 2,5
2
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung,
PP, hình thức tổ chức hoạt động BD theo từng đợt
24,3 26,6 47,1 2,1
3
Kiểm tra, đánh giá kết quả BD thông qua sự trưởng
thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của GV THPT.
23,2 37,8 37,2 1,8
4 Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và
GV THPT trong các đợt BD
25,3 23,2 49,0 2,5
5
Rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lí
hoạt động BD cấp Sở và Trường 21,1 25,3 50,9 2,6
6 Điều chỉnh hợp lí kế hoạch, nội dung, pp, hình thức
tổ chức BD cho chu kì sau
25,0 25,3 47,9 1,8
2.1.3. Thực trạng về các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên THPT
Thực trạng về các hình thức, phương pháp BD GV THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ có
kết quả khảo sát trong Bảng 3.
Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số đối tượng khảo sát đánh giá mức độ khá ở một số tiêu
chí hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức BD phù hợp với trình độ năng lực của
GV, Chỉ đạo xác định nhu cầu BD và mục tiêu của việc BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho GV THPT. Còn một số tiêu chí khác như: Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP và
hình thức tổ chức, đánh giá kết quả BD GV THPT; Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp,
cung cấp tài liệu để GV tự BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Hướng dẫn GV nghiên
cứu bài học; Chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lí cho GV tham gia BD theo tổ bộ môn; Chỉ
40
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông...
đạo BD GV THPT Tổ chức BD GV thông qua phong trào hội thi, hội giảng, tổng kết sáng kiến –
kinh nghiệm giảng dạy được đa số đối tượng khảo sát đánh giá nhiều ở mức trung bình. Điều này
cho thấy, hiệu quả trong việc QL hoạt động các hình thức phương pháp BD ở các trường THPT đạt
được chưa cao.
Bảng 3.
TT Nội dung Mức độ đánh giá (%)
Tốt Khá TB Yếu kém
1
Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp và hình
thức BD phù hợp với trình độ năng lực của GV
THPT
24,5 63,1 10,0 2,4
2
Chỉ đạo xác định nhu cầu BD và mục tiêu của việc
BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
GV THPT
39,3 50,5 7,2 3,1
3
Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP và hình
thức tổ chức, đánh giá kết quả BD GV THPT 27,2 30,1 39,7 3,1
4
Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp, cung
cấp tài liệu để GV tự BD nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
25,4 26,6 45,6 2,4
5 Hướng dẫn GV nghiên cứu bài học 20,9 29,5 47,0 2,5
6 Chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lí cho GV
tham gia BD theo tổ bộ môn
24,9 24,3 49,6 1,2
7
Chỉ đạo BD GV THPT Tổ chức BD GV thông qua
phong trào hội thi, hội giảng, tổng kết sáng kiến 24,8 23,8 47,9 3,5
2.2. Một số giải pháp đổi mới quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học
phổ thông đáp ứng đối mới giáo dục phổ thông
Trên cơ sở thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng phải có hệ thống các giải pháp QL hoạt
động BD GV THPT phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường THPT các tỉnh miền Đông Nam
Bộ.
2.2.1. Đổi mới hoạt động lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch BD
GVTHPT
a) Đổi mới hoạt động lập kế hoạch BD GVTHPT
Lập kế hoạch BD GV là thực hiện hệ thống mục tiêu BD tức là tìm các nguồn lực (nhân lực
- vật lực - tài lực), thời gian và không gian cần thiết cho việc hoàn thành mục tiêu. Như vậy để có
phương án lập kế hoạch BD GV tốt nhất, việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch hiệu trưởng cần
quan tâm dự báo tốt đến sự phát triển đội ngũ GV của trường trong một thời gian nhất định, phân
tích mọi điều thuận lợi và khó khăn của trường. Khi dự báo, hiệu trưởng cần lưu ý đến đối tượng
chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc đối tượng có trình độ thấp nhất trong trường để cử BD trước,
hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến đối tượng GV nòng cốt của trường và GV có điều kiện học
nâng cao trình độ (sau đại học).
41
Nguyễn Văn Toàn
b) Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch BD GVTHPT
Để quản lí tốt hoạt động BD của GV, các trường THPT cần thành lập ban chỉ đạo BD GV
THPT, Ban chỉ đạo cần xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động BD GV, trên cơ sở các văn bản chỉ
đạo của các cấp về BD GV. Xây dựng nội dung cụ thể hóa. Kế hoạch và nội dung BD phải thể hiện
rõ vai trò, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp BD, các hình thức tổ chức chỉ
đạo, các phương thức kiểm tra đánh giá và công nhận kết quả BD. Chỉ đạo việc phân loại đội ngũ
GV để có kế hoạch phân công GV chủ nhiệm, GV giảng dạy trong khối lớp cho phù hợp với khả
năng, phát huy được trình độ năng lực của GV và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của HS.
2.2.2. Đánh giá, xếp loại GV THPT theo định hướng đổi mới chương trình GDPT
Sở GD&ĐT tổ chức giao ban định kì cùng hiệu trưởng các trường THPT (chẳng hạn như 2
tháng/1 lần) với các nội dung như đánh giá những kết quả thực hiện nhiệm vụ xếp loại GV THPT
theo định hướng đổi mới Chương trình GDPT sau năm 2018. Trong thời gian qua, phân tích những
nguyên nhân về những tồn tại, hạn chế và đề ra những nhiệm vụ tiếp theo cho công tác QL, tổ chức
hoạt động của ngành, của các đơn vị; trong đó có hoạt động đánh giá, xếp loại GV THPT.
Nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp loại GV THPT theo định hướng đổi mới Chương trình
GDPT suy cho cùng chính là hiệu quả chất lượng GD HS do chất lượng nghề nghiệp GV được
nâng cao nhờ BD. Như vậy việc đánh giá hiệu quả BD GV phải kết hợp đánh giá sự tiến bộ nghề
nghiệp thông qua đánh giá hành vi tác nghiệp của mỗi GV và đánh giá tác động của mỗi hành vi
đó làm chuyển biến chất lượng GD HS.
2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp BD cho GV THPT
Vận dụng các hình thức, phương pháp BD GV chung của ngành GD-ĐT, nhưng cần căn cứu
vào điều kiện cụ thể của từng trường trong khu vực miền Đông Nam Bộ để lựa chọn, áp dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
a) Bồi dưỡng GV thông qua việc BD trình độ chuyên môn, năng lực quản lí của tổ trưởng
chuyên môn
Các tổ trưởng chuyên môn trong các nhà trường thực thi các nhiệm vụ QL chỉ dựa trên kinh
nghiệm của cá nhân trong quá trình công tác, hầu như là chưa được BD về khoa học và nghiệp vụ
QL. Vì vậy một nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần tổ chức BD kiến thức về khoa học và nghiệp vụ QL
cho các tổ trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ bộ môn, góp phần nâng
cao hiệu quả QL hoạt động dạy học và chất lượng GD toàn diện của các nhà trường.
Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cần tập trung nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn, phải có những nội dung thiết thực phục vụ
cho việc nâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viên trong tổ, nhóm.
b) Tổ chức BD GV thông qua hội thảo chuyên đề
Một số chuyên đề có thể mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi như: chuyên đề về cải
tiến phương pháp giảng dạy, chuyên đề về BD HS giỏi, chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học. . .
Tổ phân công các GV có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chuyên môn, các GV giỏi kèm cặp,
giúp đỡ những GV mới ra trường hoặc còn non yếu về chuyên môn, phương pháp giảng dạy bằng
cách thường xuyên trao đổi những vấn đề về nội dung, phương pháp của bài dạy, dự giờ rút kinh
nghiệm, hướng dẫn cách soạn bài, chuẩn bị đồ dùng cần thiết, xử lí tình huống sư phạm xảy ra và
các hoạt động GD khác.
42
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông...
c) Tổ chức BD GV thông qua phong trào hội thi, hội giảng, tổng kết sáng kiến – kinh nghiệm
giảng dạy
Hình thức BD này lôi kéo được nhiều GV tham gia. Do đó, hiệu trưởng các trường phải chú
ý tổ chức vào những thời điểm phù hợp với các phong trào này. GV là những người đóng vai trò
chủ đạo trong nhà trường. Trước yêu cầu triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới sau
năm 2018, cần tăng cường tổ chức BD đội ngũ GV nhằm khắc phục những thiếu sót về mặt quan
điểm, nội dung, phương pháp dạy học; cập nhật kiến thức mới và những tiến bộ khoa học kĩ thuật;
trang bị cho GV những khả năng, phẩm chất của con người lao động năng động, sáng tạo.
Các thành viên trong tổ đều phải có sổ sáng kiến - kinh nghiệm, tích cực vận dụng các sáng
kiến - kinh nghiệm đã được xếp loại cao của ngành vào hoạt động giảng dạy, GD của bản thân.Tăng
cường việc dự giờ các GV có nhiều kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức, tổ chức lớp học,
có phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
d) Tổ chức BD GV thông qua nghiên cứu nội dung bài học
Theo chúng tôi hiệu quả, chất lượng BD dựa vào hiệu quả tác động làm chuyển biến HS cần
phải tổ chức cho GV trãi nghiệm nghề nghiệp vận dụng tri thức thu được từ BD. Để thực hiện việc
này một cách hiệu quả cần phải sử dụng hình thức nghiên cứu bài học của tổ nhóm chuyên môn,
lấy quá trình thực hiện nghiên cứu bài học của GV làm nguồn minh chứng cho sự chuyển biến
năng lực nghề nghiệp sau BD. Như vậy, sẽ cho nhiều thông tin phản hồi giá trị liên quan đến nhiều
chủ thể, GV thực hiện bài học, đồng nghiệp dự giờ, HS là người quản lí hoạt động dạy và học,
nguyên tắc: “ một người diễn nhiều người bình” sẽ đem lại kết quả phong phú sinh động, khích lệ
sự học hỏi của cả tập thể sư phạm nhà trường.
Các lớp học BD thường xuyên theo các chu kì của Bộ GD&ĐT quy định cần được hiệu
trưởng nhà trường chú trọng và yêu cầu GV trong trường tham gia đầy đủ với ý thức trách nhiệm
cao trong học tập. Thời gian BD cần đủ để CB - GV cốt cán này có thể triển khai đại trà cho tất
cả GV còn lại, đặc biệt việc BD GV thường chỉ triển khai chủ yếu trong dịp nghỉ hè, không xuyên
suốt tạo cho GV tâm lí “đến hẹn lại lên” nên thiếu chủ động quan tâm.
3. Kết luận
Các giải pháp đổi mới QL hoạt động bồi dưỡng GV THPT có thể khắc phục những hạn chế
trong hoạt động BD GV THPT, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới GD&ĐT. Qua
nghiên cứu về QL hoạt động BD GV THPT, kết hợp với kết quả khảo sát được về thực trạng hoạt
động BD GV THPT đối với một số CBQL của các Sở GD&ĐT, các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
của các trưởng THPT và GV THPT, chúng tôi cho rằng, cần tăng cường công tác QL hoạt động
BD GV THPT trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, nhưng phải được vận dụng một cách linh
hoạt, sang tạo để phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Điều này được khẳng định khi những
giải pháp mà chúng tôi đề xuất về quản lí công tác BD GV THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ
được đông đảo CBQL, GV đồng tình, ủng hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, 2004. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề
và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[2] Bộ GD&ĐT, 2010. Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học và đánh giá GV.
Nxb Đại học Sư phạm.
43
Nguyễn Văn Toàn
[3] Bộ GD&ĐT, 2006. Quyết định số 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày 12/5/2006 về việc bồi dưỡng,
sử dụng nhà giáo chưa đạt chuẩn.
[4] Nguyễn Kim Hồng, 2001. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nhìn từ góc độ
trường học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 31, Tr.
3-7.
[5] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, 2000. Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương
trình GD phổ thông.
[6] Trần Hồng Thắm, 2012. Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lí nhà nước đối với giáo
dục phổ thông. Tạp chí Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 34, Tr. 2.
ABSTRACT
Reality and management solutions of high school teacher training at Eastern region
Need comprehensive reform and strong high school education Vietnam which manages
training activities high school teacher is center solutions. After examining the management
situation, we have launched a number of measures to improve the management of operational
training high school teachers: Solution for renewal of planning teacher training; effective solutions
to improve direct the teacher training plan; effective solutions to improve the assessment and
classification of high school teacher-driven innovation program of school education by 2017;
solutions to ensure the conditions for the operation training high school teachers; effective
solutions to improve implementation planning training high school teachers.
Keywords: Training, teachers, teaching, methods, research, surveys, practical.
44

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_quan_li_hoat_dong_boi_duong_giao_vie.pdf