Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực nâng cao

chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, nỗ lực xử lý nợ

xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi

nợ từ thi hành án, sử dụng dự phòng rủi ro Tuy nhiên, nợ xấu luôn

phát sinh hàng ngày, song hành với hoạt động của các TCTD. Do đó,

xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD là một

trong ba vấn đề trọng tâm trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Bài

viết đánh giá những kết quả đạt được trong xử lý nợ xấu, gắn với quá

trình cơ cấu lại các TCTD ở Việt Nam. Đồng thời, tìm ra những hạn

chế, vướng mắc cần được tháo gỡ để có giải pháp phù hợp nhằm xử

lý nợ xấu, đạt được lộ trình trong Đề án tái cơ cấu các TCTD

pdf 6 trang yennguyen 7600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất

Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất
21
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019
Thực trạng xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các 
tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất
 CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2019- XUÂN KỶ HỢI 
Nguyễn Lê Nguyên Dung
Ngày nhận: 10/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 14/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực nâng cao 
chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, nỗ lực xử lý nợ 
xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi 
nợ từ thi hành án, sử dụng dự phòng rủi ro Tuy nhiên, nợ xấu luôn 
phát sinh hàng ngày, song hành với hoạt động của các TCTD. Do đó, 
xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD là một 
trong ba vấn đề trọng tâm trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Bài 
viết đánh giá những kết quả đạt được trong xử lý nợ xấu, gắn với quá 
trình cơ cấu lại các TCTD ở Việt Nam. Đồng thời, tìm ra những hạn 
chế, vướng mắc cần được tháo gỡ để có giải pháp phù hợp nhằm xử 
lý nợ xấu, đạt được lộ trình trong Đề án tái cơ cấu các TCTD.
Từ khóa: Nợ xấu, tái cơ cấu, xử lý
1. Kết quả xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu 
các tổ chức tín dụng trong thời gian qua
gày 01/3/2012, Chính phủ phê 
duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ 
thống các tổ chức tín dụng giai 
đoạn 2011- 2015” theo Quyết 
định số 254/QĐ-TTg, trong đó 
xử lý nợ xấu là mục tiêu cơ bản hàng đầu. Để 
đạt được mục tiêu đó, Chính phủ và NHNN đã 
đưa ra một số giải pháp cần thiết để giảm tỷ lệ 
nợ xấu như ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP 
ngày 07/02/2013 về một số giải pháp tháo gỡ 
khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị 
trường và giải quyết nợ xấu. Trong đó, có yêu 
cầu các TCTD đẩy mạnh triển khai giải pháp tự 
xử lý nợ xấu như đánh giá lại nợ, cơ cấu lại nợ, 
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, hạn 
chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, nâng cao 
chất lượng đánh giá giá trị thị trường các khoản 
nợ xấu, hỗ trợ hoàn thành các hồ sơ pháp lý liên 
quan đến tài sản đảm bảo tiền vay để sớm xử lý 
được nợ xấu.
Đồng thời để hỗ trợ các TCTD trong việc xử 
lý nợ xấu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 
số 53/2013/NĐ - CP ngày 18/5/2013 về thành 
lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý 
tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) nhằm 
tập trung xử lý nợ xấu của các TCTD có tỷ lệ 
nợ xấu trên 3%. Từ khi hoạt động, VAMC đã 
22
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Bảng 1. Kết quả mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt 2013 - 2017
 Đơn vị: tỷ đồng, số lượng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2013-2017
1 Số lượng khách hàng 963 5.304 9.772 832 569 17.440
2 Số khoản nợ 1.568 8.618 14.310 1.240 848 26.584
4 Dư nợ gốc nội bảng 36.257 92.448 109.264 42.183 32.411 312.563
5 Giá mua 30.947 77.705 100.458 40.035 31.831 280.976
 Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2017
phát huy vai trò của mình, tích cực mua nợ và 
xử lý nợ từ các TCTD, bao gồm mua nợ theo 
trái phiếu đặc biệt (TPĐB), mua nợ theo giá thị 
trường. 
Đến năm 2017 VAMC đã mua 31.831 tỷ đồng 
nợ xấu bằng TPĐB, vượt 27,2% kế hoạch được 
phê duyệt từ đầu năm. Việc TCTD bán nợ xấu 
bằng TPĐB cho VAMC giảm từ 100,4 ngàn tỷ 
đồng năm 2015 xuống 31,8 ngàn tỷ đồng năm 
2017 phản ánh áp lực cấp bách đối với các 
TCTD trong xử lý nợ xấu theo hình thức này đã 
thuyên giảm. 
Từ năm 2017 VAMC cũng chuyển mạnh sang 
mua bán nợ theo giá thị trường và tích cực phân 
loại nợ, xử lý nợ đã mua theo hình thức phát 
hành TPĐB. Do vướng mắc về cơ chế cũng 
như nguồn lực, nên NHNN giao chỉ tiêu mua 
nợ theo giá thị trường cho VAMC năm 2017 là 
1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, với quyết tâm và nhờ 
được tháo gỡ khó khăn về cơ chế bằng Nghị 
quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội “Về thí 
điểm xử lý nợ xấu của các TCTD” ban hành 
ngày 21/6/2017, theo đó Chính phủ đã tăng và 
cấp bổ sung vốn điều lệ cho VAMC từ 500 tỷ 
đồng lên 2.000 tỷ đồng, nên đến 31/12/2017 
VAMC đã mua được 3.141 tỷ đồng nợ theo giá 
thị trường, bằng 3,1 lần kế hoạch được giao từ 
đầu năm. 
Trong điều kiện vốn điều lệ thấp, VAMC xác 
định gắn việc mua nợ với tìm kiếm thị trường 
đầu ra để tăng vòng quay vốn. Với định hướng 
này, 83% nợ mua theo giá thị trường đã được 
Công ty bán thành công ngay trong năm 2017. 
Hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường đạt 
kết quả tốt đã khẳng định được sự phát triển 
đúng hướng của VAMC, góp phần đẩy nhanh 
tiến độ xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng.
Ngoài ra, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí 
điểm xử lý nợ xấu của các TCTD là một bước 
tiền đề để xử lý các khó khăn, vướng mắc, tạo 
lập cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xử lý nợ 
xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, VAMC và 
các tổ chức mua bán nợ xấu. Qua đó góp phần 
kiểm soát và xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống 
TCTD. Tính từ khi Đề án cơ cấu lại các TCTD 
được triển khai (năm 2012) đến tháng 7/2018, 
toàn hệ thống Ngân hàng đã xử lý được 794.200 
tỉ đồng nợ xấu. Riêng đối với kết quả xử lý nợ 
xấu tính từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, hệ 
thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ 
đồng. 
Bênh cạnh đó, trong bối cảnh, yêu cầu cấp bách 
là phải cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với 
trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và 
các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù 
hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận 
trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ 
vững ổn định, an toàn hệ thống, bảo đảm các 
TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn 
vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt 
động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, ngày 
19/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 
1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ 
thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 
giai đoạn 2016 - 2020”. Cụ thể, từ năm 2016- 
2018 tập trung vào việc xây dựng, triển khai 
phương án cơ cấu các TCTD; sửa đổi, bổ sung 
và hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách 
tiền tệ và xử lý nợ xấu. Giai đoạn 2019- 2020 
triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp; 
củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD 
gắn với xử lý nợ xấu để đạt được mục tiêu đến 
năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ đã thực hiện 
các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
23
 XUÂN KỶ HỢI 2019
Số 200+201- Tháng 1&2. 2019Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Với những nỗ lực trong công tác xử lý nợ xấu 
của các TCTD, phối hợp chặt chẽ với VAMC, 
xử lý nợ xấu đã có những kết quả khả quan. 
Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD tháng 9/2012, ở 
mức rất cao khoảng 17,2%. Với các biện pháp 
xử lý nợ xấu, các năm 2013, 2014 tỷ lệ nợ xấu 
đã giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao hơn 3%. 
Tuy nhiên, sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị 
quyết 42/2017/QH và Quyết định 1058/QĐ-
TTg, cùng những định hướng chính sách vĩ mô, 
giải pháp tháo gỡ đã tạo ra những chuyển biến 
tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Tính đến 
tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống chỉ 
còn 2,13%, giảm so với mức 2,34% vào năm 
2017.
2. Những hạn chế trong xử lý nợ xấu của các 
tổ chức tín dụng
Mặc dù, trong thời gian qua ngành Ngân hàng 
đã tích cực, nỗ lực xử lý nợ xấu và đạt được kết 
quả nêu trên, nhưng trong thực tiễn các ngân 
hàng thương mại (NHTM) đã gặp không ít khó 
khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý thu hồi 
nợ xấu.
Quyết định 1058/QĐ-TTg về phê duyệt Đề 
án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 
(TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 
- 2020” đặt ra mục tiêu giảm số lượng TCTD 
yếu kém, đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%, tiếp 
tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng 
tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các 
TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với 
cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, 
bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ 
Đồ thị 1. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 
 Đơn vị: %
Nguồn: Website NHNN
vững sự ổn định, an toàn hệ thống...
Tuy nhiên, trong thực tế nợ xấu ở các ngân 
hàng vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. 
Nợ cũ chưa xử lý xong, nợ có vấn đề phát 
sinh thêm vẫn luôn rình rập các ngân hàng. 
Cơ cấu nợ xấu cũng có chuyển biến đáng lưu 
ý, nợ xấu tăng chủ yếu do nợ nhóm 5- nợ có 
khả năng mất vốn. Tính đến thời điểm tháng 
9/2018, nợ có khả năng mất vốn tăng lên 
46.973 tỷ đồng ở 23 ngân hàng, chiếm đến 
56% tổng nợ xấu. Những ngân hàng có nợ 
nhóm 5 tăng mạnh như BIDV (tăng 47%), 
VietinBank (tăng 67,5%), VPBank (tăng 
62%), Vietcombank (tăng 136%), ACB (tăng 
62%), TPBank (tăng 46%), Saigonbank (tăng 
39%).
Hai phương án xử lý nợ xấu được sử dụng 
nhiều nhất là các NHTM tự xử lý nợ xấu 
bằng các phương pháp nghiệp vụ (thu hồi nợ, 
giảm/giãn nợ, chuyển cho công ty quản lý tài 
sản thuộc ngân hàng đó) hoặc bán nợ cho 
VAMC. Đối với phương án bán nợ cho VAMC, 
mặc dù VAMC đã sử dụng các biện pháp xử lý 
nợ xấu linh hoạt như phát mại, đấu giá, bán tài 
sản, bán khoản nợ thông qua hình thức xử lý 
trực tiếp hoặc ủy quyền cho các TCTD, nhưng 
quá trình thu hồi nợ của tổ chức này hiện nay 
vẫn gặp phải những khó khăn vướng mắc sau 
đây:
- Về quy mô nguồn vốn và năng lực của 
VAMC: Nhằm nâng cao năng lực của VAMC, 
đồng thời đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu 
theo cơ chế thị trường, cuối năm 2017, Chính 
phủ cấp đủ vốn điều lệ cho VAMC theo Nghị 
định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015. Theo 
đó, nguồn vốn của VAMC đã tăng lên 2.000 
tỷ đồng so với mức 500 tỷ đồng trước đó. Tuy 
nhiên, nguồn vốn này cũng còn rất thấp do yêu 
cầu đặt ra đối với VAMC là phải mua và xử lý 
các khoản nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng. Do đó, 
việc mua lại toàn bộ các khoản nợ xấu của các 
TCTD là khó khả thi, để giải quyết vấn đề này, 
VAMC đã sử dụng đến trái phiếu đặc biệt. Tuy 
nhiên, việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt có 
một số hạn chế: Một là, sử dụng trái phiếu đặc 
biệt trong thời gian dài thì các TCTD phải liên 
tục trích lập dự phòng bằng 20% giá trị của 
trái phiếu đặc biệt, do đó hạn chế tăng trưởng 
24
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Đồ thị 2. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tại một số ngân hàng, tháng 9/2018
 Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Website Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia
tín dụng của cả hệ thống; hai là, công tác xử 
lý nợ xấu thường kéo dài, nên việc thực hiện 
các nhiệm vụ đề ra của VAMC sẽ mất nhiều 
chi phí, như chi phí quản lý để tài sản không bị 
xuống cấp và mất giá trị; ba là, nếu chỉ dựa vào 
trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ không thể mua và 
giải quyết dứt điểm toàn bộ các khoản nợ xấu 
hiện nay, gây áp lực lớn về chi phí đối với công 
ty nếu quá trình xử lý nợ xấu kéo dài. Trong khi 
đó, theo nhiệm vụ, VAMC phải đồng thời thực 
hiện nhiều hoạt động khác như: Đầu tư, sửa 
chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài 
sản bảo đảm (TSBĐ) đã được VAMC thu nợ, 
đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần Do 
đó, với nhu cầu và yêu cầu xử lý nợ xấu như 
trên, số vốn điều lệ của VAMC còn quá nhỏ.
- Về cơ chế xử lý liên quan đến TSBĐ
+ Thứ nhất, quyền thu giữ TSBĐ: Mặc dù Nghị 
quyết 42 cho phép TCTD và VAMC được 
quyền thu giữ TSBĐ. Tuy nhiên, điều kiện lớn 
nhất để TCTD, VAMC có quyền thu giữ TSBĐ 
là tại Hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc 
bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu 
giữ TSBĐ. Do vậy, nếu Hợp đồng bảo đảm 
không thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc 
có thỏa thuận những nội dung không rõ ràng có 
thể gây bất lợi cho TCTD trong việc phối hợp 
với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền 
lợi của mình.
+ Thứ hai, hoạt động xử lý TSBĐ đối với các 
khoản nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản: Theo 
các quy định hiện nay, việc chuyển nhượng các 
bất động sản là dự án còn dở dang vẫn áp dụng 
theo Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đó, 
khi chuyển nhượng các bất động sản này phải 
có sự đồng ý của Bên thế chấp, gây khó khăn 
cho VAMC khi xử lý tài sản này trong trường 
hợp khách hàng, bên thế chấp không hợp tác.
+ Thứ ba, vấn đề ưu tiên thanh toán cho nghĩa 
vụ nợ được bảo đảm cho VAMC: Theo Nghị 
quyết 42, số tiền thu được từ xử lý TSBĐ được 
ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo 
đảm cho TCTD, tổ chức mua, bán, xử lý nợ 
xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa 
vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. 
Tuy nhiên, trên thực tế, trường hợp bên chuyển 
nhượng không hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ 
tài chính đối với cơ quan thuế sẽ không thực 
hiện được thủ tục chuyển nhượng cho người 
mua tài sản. Do đó, quy định về thứ tự ưu tiên 
nói trên chưa được thực thi trên thực tế.
- Về hành lang pháp lý và thị trường mua bán nợ 
25
 XUÂN KỶ HỢI 2019
Số 200+201- Tháng 1&2. 2019Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
+ Trên thị trường, mặc dù nguồn cung về nợ 
xấu khá lớn nhưng số lượng công ty chuyên về 
mua bán nợ xấu lại không nhiều, ngoài VAMC 
chỉ có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) 
của Bộ Tài chính là hoạt động tích cực. Ngoài 
ra, có 28 công ty mua bán nợ (AMC) của các 
NHTM nhưng nguồn lực rất hạn chế và hầu hết 
chỉ xử lý nợ nội bộ cho chính các ngân hàng 
mẹ, không tham gia thị trường mua bán nợ. 
+ Hành lang pháp lý để vận hành thị trường 
mua bán nợ tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, 
các khoản nợ của VAMC trước khi được phép 
bán thỏa thuận trên thị trường phải trải qua 
nhiều thủ tục và điều kiện. Đối với các khoản 
nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt, phải trải qua 
bước bán đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh ít 
nhất một lần không thành, VAMC mới được 
bán khoản nợ theo phương thức thỏa thuận. 
Đối với khoản nợ mua theo giá trị thị trường, 
VAMC cũng chỉ được bán khoản nợ theo 
phương thức thỏa thuận trực tiếp khi đáp ứng 
được điều kiện giá bán khoản nợ không thấp 
hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ 
xấu tại VAMC hoặc sau khi đã bán nợ theo 
phương thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh 
không thành. Những quy định này nhằm đảm 
bảo công khai, minh bạch, hạn chế việc thông 
đồng giữa người mua, người bán trong hoạt 
động xử lý nợ, tuy nhiên, mặt khác lại làm hạn 
chế khả năng tham gia cũng như việc khẳng 
định vai trò trung tâm phát triển thị trường mua 
bán nợ của VAMC.
+ Thực tế hiện nay, VAMC chưa thể tự định giá 
các khoản nợ, trong khi các tổ chức định giá 
khoản nợ ở Việt Nam còn rất ít do thị trường 
mua bán nợ chưa phát triển, không có nhiều tổ 
chức định giá khoản nợ độc lập.
- Về việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết 
tranh chấp: Nghị quyết 42 quy định việc tòa án 
được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh 
chấp liên quan đến TSBĐ của khoản nợ xấu 
của TCTD, VAMC tại tòa án. Nhưng, tại Điều 
323 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy 
định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử theo thủ 
tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới mà các 
bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án 
không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ 
tục rút gọn thì tòa án phải ra quyết định chuyển 
sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Như vậy, trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ/
chủ tài sản/bên bảo đảm không hợp tác, chống 
đối, rất dễ dẫn đến trường hợp cố tình tạo ra 
các tình tiết mới để đưa vụ án về thủ tục tố tụng 
thông thường, nhằm mục đích kéo dài thời gian 
giải quyết vụ việc. Do đó, nếu không có hướng 
dẫn cụ thể với những quy định nêu trên, biện 
pháp áp dụng các thủ tục rút gọn có thể không 
phát huy được hiệu quả xử lý trong thực tế như 
kỳ vọng.
3. Một số đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá 
trình xử lý nợ xấu phù hợp với lộ trình tái cơ 
cấu các tổ chức tín dụng
Xuất phát từ những khó khăn nêu trên, để quá 
trình xử lý nợ xấu được đẩy mạnh và triệt để 
phù hợp với lộ trình tái cơ cấu các TCTD, trong 
thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các Bộ, Ngành đặc biệt ở các vấn đề sau:
- Nâng cao năng lực xử lý nợ của VAMC: Một 
là, cần có lộ trình tăng thêm vốn điều lệ cho 
VAMC để tăng cường năng lực tài chính trong 
việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. 
Hai là, đối với những khoản nợ đã mua bằng 
trái phiếu đặc biệt cần tiến hành đánh giá, phân 
loại từng khoản nợ và TSBĐ để phát mại cho 
các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đồng thời 
VAMC có thể mua luôn khoản nợ xấu đó theo 
giá thị trường.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến 
TSBĐ: Một là, cần sớm ban hành quy định bổ 
sung hướng dẫn đối với quyền nhận thế chấp, 
đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn 
liền với đất hình thành trong tương lai, hướng 
dẫn thủ tục chuyển nhượng TSBĐ của khoản nợ 
xấu là dự án bất động sản đang dở dang. Hai là, 
cần có quy định hướng dẫn thực hiện việc thu 
thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân 
trong trường hợp chuyển nhượng TSBĐ để thu 
hồi nợ xấu, bảo đảm tính thực thi cho quy định 
về “Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ”, 
bảo đảm quyền lợi của bên mua TSBĐ.
- Phát triển thị trường mua bán nợ: Một là, 
nâng cao năng lực của các AMC trong nước, 
chú trọng thúc đẩy phạm vi hoạt động của các 
AMC, khuyến khích các AMC tham gia mua 
26
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
bán các khoản nợ của các ngân hàng khác để 
giảm bớt gánh nặng cho VAMC. Hai là, phát 
triển thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham 
gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước 
nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu đã mua. 
Ba là, xây dựng quy trình, phương pháp định 
giá nợ, tài sản, cho phép VAMC định giá nợ 
xấu theo giá thị trường, đồng thời quy định các 
công ty tư vấn định giá tài sản hay các công ty 
kiểm toán tham gia định giá phải là các công 
ty hoạt động độc lập. Bốn là, các quy định của 
pháp luật hướng dẫn cụ thể về hoạt động mua 
bán nợ sớm được ban hành để tạo hành lang 
pháp lý vững chắc cho thị trường mua bán nợ.
- Xem xét để trao cho VAMC các quyền hạn 
đặc biệt trong quá trình xử lý nợ xấu, cắt giảm 
các thủ tục pháp lý tạo điều kiện trong quá trình 
áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh 
chấp. ■
Tài liệu tham khảo
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2010-2017, tại  
2. PGS.TS. Đào Minh Phúc, ThS. Nguyễn Hữu Mạnh (2017), “Cơ sở cho giải pháp toàn diện và triệt để về tái cơ cấu và xử lý 
nợ xấu, hướng tới phát triển bền vững hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 15/2017. 
3. TS. Nguyễn Văn Phương (2017), “Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng số 12/2017.
4. TS. Tôn Thanh Tâm (2017), “Bàn về xử lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng số 23/2017. 
5. TS. Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, “Một số khó khăn, vướng mắc trong 
hoạt động mua, bán và xử lý nợ và đề xuất tháo gỡ”, tại 
6. https://sbvamc.vn/index.php?f=news&do=detail&id=1167. 
7. TS. Đào Minh Tú (2018), “Kinh nghiệm tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 
22/2018.
8. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú, TS. Nguyễn Thị Nhung (2017), “Tái cơ cấu ngân hàng thương mại 
ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 từ khía cạnh xử lý các ngân hàng yếu kém”, Tạp chí Ngân hàng số 7/2017.
9. TS. Lê Thị Thùy Vân (2017), “Nợ xấu và quản lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”, đề tài Nghiên cứu khoa 
học cấp cơ sở- Viện Chiến lược và chính sách tài chính, 2017.
10. TS. Lê Thị Thùy Vân và Vương Duy Lâm (2015), “VAMC và xử lý nợ xấu: Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách”, 
sách Tài chính Việt Nam 2014 - 2015, Nhà xuất bản Tài chính.
11. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, “Toàn cảnh nợ xấu tại 23 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2018”, tại 
Thông tin tác giả
Nguyễn Lê Nguyên Dung
Khoa Tài chính-Ngân hàng, Đại học Tài chính- Kế toán
Email: nguyenlenguyendung@tckt.edu.vn
Summary
The reality of bad debt handling process associated with restructuring credit institution in Viet Nam and 
some solution 
Recently, under the drastic direction of the State Bank, credit institutions have actively improved the quality of 
assets, controlled credit quality, made efforts to handle bad debts by urging debt collection, selling property, 
collecting debt from judgment execution, using of risk provisions... However, bad debts always arise daily, in 
parallel with the operations of credit institutions. Therefore, handling bad debts and strengthening the financial 
situation of credit institutions is one of three key issues in restructuring credit institutions. The article assesses the 
achievements in bad debt handling, associated with the restructuring of credit institutions in Vietnam. At the same 
time, find out the limitations and obstacles that need to be removed to have appropriate solutions to thoroughly 
handle bad debts, achieve the roadmap in the project of restructuring credit institutions.
Keywords: Bad debt, handle, restructuring. 
Dung Le Nguyen Nguyen 
Banking and finance department, University of finance and accountancy

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_xu_ly_no_xau_gan_voi_tai_co_cau_cac_to_chuc_tin_d.pdf