Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951

Tóm tắt: Phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra vào nửa đầu thế

kỷ XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử Phật

giáo Việt Nam. Thành công của phong trào không những đã góp

phần khắc phục được các điểm yếu đang tồn tại mà nó còn tạo nên

sức bật cho sự phát triển của tôn giáo này trong các giai đoạn tiếp

theo. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi phân tích và

trình bày một số nét về quá trình hình thành và phát triển của

phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung, giai đoạn 1931 -

1951. Qua đó, góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu nhằm làm

sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của phong trào chấn hưng Phật giáo

Miền Trung trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.

pdf 20 trang yennguyen 4500
Bạn đang xem tài liệu "Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951

Tiến trình phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung Việt Nam: Giai đoạn 1932-1951
Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 45 
DƯƠNG THANH MỪNG 
TIẾN TRÌNH PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 
MIỀN TRUNG VIỆT NAM: GIAI ĐOẠN 1932 - 1951 
Tóm tắt: Phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra vào nửa đầu thế 
kỷ XX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử Phật 
giáo Việt Nam. Thành công của phong trào không những đã góp 
phần khắc phục được các điểm yếu đang tồn tại mà nó còn tạo nên 
sức bật cho sự phát triển của tôn giáo này trong các giai đoạn tiếp 
theo. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi phân tích và 
trình bày một số nét về quá trình hình thành và phát triển của 
phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Trung, giai đoạn 1931 - 
1951. Qua đó, góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu nhằm làm 
sáng tỏ hơn vai trò, vị trí của phong trào chấn hưng Phật giáo 
Miền Trung trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam. 
Từ khóa: Chấn hưng, Phật giáo, Miền Trung, Việt Nam. 
1. Các nhân tố tác động đến sự hình thành phong trào chấn 
hưng Phật giáo Miền Trung 
Thứ nhất, quá trình xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Phương 
Tây đối với các quốc gia Châu Á trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu 
thế kỷ XX, đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Phật giáo ở các nước 
trong khu vực. Trước tiên, chính sách cai trị hà khắc của của chủ nghĩa 
thực dân đã làm cho Phật giáo xuất hiện nhiều yếu tố bất cập. Từ đó, đặt 
ra yêu cầu chấn hưng, cải cách đối với Phật giáo nhằm khắc phục những 
điểm yếu, vừa để thích ứng với những biến đổi chung của bối cảnh thời 
đại. Tiếp đến, sự xuất hiện các giá trị văn hóa, văn minh Phương Tây đã 
tạo ra cho Phật giáo nhiều cơ hội trải nghiệm mới. Đó là sự cọ xát với các 
tôn giáo lớn (như Công giáo, Tin Lành) và với các triết thuyết từ trào lưu 
tư tưởng Triết học Ánh sáng để làm giàu hơn, phong phú hơn tư tưởng - 
văn hóa Phật giáo, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức, cũng như khẳng định 
tính ưu việt của mình. Chính từ trong quá trình đó, các tăng ni, Phật tử 
 Nghiên cứu sinh, Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 
46 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
cùng những người mến mộ đạo Phật đã nhận thấy rằng: “Phật giáo có 
điều kiện để hình thành một nền Phật học mới và có thể đáp ứng được 
những tiến bộ xã hội”1. Cũng trong giai đoạn này, nhiều học giả như H. 
S. Olcott (người Mĩ), H. P. Blavatsky (người Nga), Max Weber (người 
Đức) đã dành công sức và trí tuệ nghiên cứu về đạo Phật và kết quả là 
nhiều công trình đã được công bố rộng rãi ở tầm mức quốc tế. Đi cùng 
với đó là những thành tựu đạt được từ quá trình hoằng dương Phật pháp 
của nhiều nhà sư sống tại các nước Âu - Mĩ. Đây vừa là những thành 
công to lớn, vừa là động lực để thúc đẩy Phật giáo ở các nước Châu Á 
chấn hưng, cải cách. 
Thứ hai, từ cuối thế kỷ XIX, phong trào chấn hưng Phật giáo hình 
thành và nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều nước Châu Á như Sri 
Lanka, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, v.v.. Sự thức tỉnh của Phật giáo tại 
các quốc gia này, nhất là tại Trung Hoa thông qua vai trò của Thái Hư 
Đại sư đã góp phần cổ súy cho sự hình thành và phát triển của phong trào 
chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nói chung và Miền Trung nói riêng. 
Theo Hòa thượng Trí Quang: “Riêng Việt Nam, ảnh hưởng ấy rất lớn. 
Pháp sư Trí Độ, cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, có thể là học trò bằng 
sách của ngài. Ngay cả ngài Phước Huệ chùa Thập Tháp Bình Định, 
người dẫn đầu nghĩa học Phật giáo Việt Nam, cũng tiếp nhận Thái Hư 
Đại sư không ít. Hẳn Thái Hư Đại sư không bao giờ nghĩ và biết được lời 
của mình viết, việc của mình làm có thể vượt ngoài biên cương nước 
Trung Hoa, tràn ra chi phối đến tất cả mọi tầng lớp nghĩa học của Phật 
giáo toàn thế giới”2. 
Thứ ba, sau khi về cơ bản đã bình định được Việt Nam, chính quyền 
thực dân Pháp đã cho thi hành nhiều chính sách nâng đỡ và tạo điều kiện 
thuận lợi cho Công giáo, khiến tôn giáo này nhanh chóng bắt rễ và phát 
triển. Đặc biệt, ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do nhiều 
nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội và tư tưởng đã xuất hiện một số 
tôn giáo mới, hoặc bắt nguồn từ Phật giáo, hoặc từ tín ngưỡng dân gian, 
hoặc đi ra từ Tam giáo như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao 
Đài, v.v.. Sự xuất hiện các hiện tượng tâm linh, tôn giáo mới này đã tạo 
ra sự cạnh tranh cũng như tạo ra động lực để thôi thúc Phật giáo chấn 
hưng. Cần phải nói thêm rằng, để hiểu rõ cũng như quản lý được một đất 
nước mà phần lớn các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều tín ngưỡng đạo 
Phật, thực dân Pháp đã tỏ ra quan tâm đối với tôn giáo này. Bằng chứng 
là ngay từ đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho sưu tập nhiều kinh sách 
Dương Thanh Mừng. Tiêń trıǹh phong trào châń hưng... 47 
Phật giáo và dịch sang tiếng Pháp, cho phép thành lập Viện Nghiên cứu 
Phật giáo Tiểu thừa (Institut d'Études du Bouddhisme du Petit Véhicule, 
25/1/1930, trụ sở đặt tại Nam Vang) với mục đích là: “Lập Phật học 
đường tại các chùa Cao Miên và Lào để dạy học. Dịch kinh sách chữ Pali 
sang chữ Cao Miên, chữ Lào và chữ Quốc ngữ cho nhân dân xem đặng 
hiểu đạo lý”3, thành lập Hội nghiên cứu vùng Viễn Đông (Société 
d’études orientales, viết tắt là SÉO), Hội tri thức nhà Phật (Les Amis du 
Bouddhisme)...; cho phép các nhà khoa học người Pháp tại Đông Dương 
như Silvain, Burnouf, Chavannes,... tiếp cận và nghiên cứu về đạo Phật. 
Tiêu biểu là Dược sĩ Isnard đã có các công trình nghiên cứu về Phật giáo 
khá nổi tiếng như: La sagesse du Bouddha et la Science du Bonheur (Cội 
nguồn trí tuệ và hạnh phúc của đức Phật), Esquisse des principales sectes 
du Bouddhisme en Extrême - Orient (Lược khảo các tông phái chính của 
Phật giáo ở Viễn Đông)... Sự điều chỉnh chính sách của thực dân Pháp 
nói trên đã tạo điều kiện cuộc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam 
đạt được kết quả quan trọng đầu tiên, đó chính là sự ra đời của Hội Nam 
Kỳ Nghiên cứu Phật học ở Miền Nam: “Nhờ liên lạc với Hội tri thức nhà 
Phật nên Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học mới lập tại Sài Gòn, được 
quen biết các cơ sở khảo cứu Phật học bên Âu châu”4. 
Thứ tư, chính sách đô hộ và bóc lột của thực dân Pháp đối với Việt 
Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX cũng đặt ra yêu cầu chấn 
hưng đối với Phật giáo nhằm: 1/ Đáp ứng nhu yếu canh tân, đổi mới 
mang tính tất yếu của đất nước; 2/ Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu 
tranh giải phóng dân tộc; 3/ Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân 
tộc trước sự đồng hóa và chèn ép của văn hóa, văn minh Phương Tây 
(chủ yếu là văn hóa Pháp). 
Thứ năm, nhân tố trực tiếp thúc đẩy công cuộc chấn hưng chính là sự 
khủng hoảng và suy yếu của Phật giáo Việt Nam trong những năm cuối 
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thực trạng này đã được tăng ni, Phật tử 
Miền Trung phản ánh thông qua nhiều phương diện khác nhau, như: Ở 
phương diện trì giới, Nguyễn Xuân Thanh với bài viết Hiện trạng Phật 
giáo xứ ta đã cho rằng: “Hiện nay trong tăng đồ có người giới luật không 
trì, kinh điển không học, chỉ biết tán tụng qua loa rồi đắp y hậu nhà Phật, 
tự xưng là ông thầy với thiên hạ. Thế rồi cũng kiếm bổn đạo cho đông, 
cũng lập chùa cho tốt, cũng tạo vườn cho rộng, ruộng cho nhiều rồi cũng 
phạm đủ các giới quan trọng”5. Sự suy yếu của tăng sĩ đã kéo theo hệ quả 
nghiêm trọng là nhiều tín đồ chỉ biết lo việc cúng lạy mà không thành 
48 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
tâm tu hành. Đối với họ, Phật chỉ là một vị có oai lực để cho người cầu 
cạnh, ỷ lại chứ không còn là bậc vô thượng. Ở phương diện nghi lễ cúng 
cấp, Hội An Nam Phật học đã cho rằng: “Trong đạo Phật xứ ta, phần 
đông tăng già chỉ lo việc vang vái, cúng cấp, gõ mõ tụng kinh, phần đông 
cư sĩ chỉ biết lên chùa lễ Phật, cầu tài, cầu phước nên khách bản quan lắm 
khi phải chán chê và than phiền rằng đạo Phật đã gieo vào tâm hồn tín đồ 
một sự mê tín, một sự chán đời làm cho loài người hóa nhu nhược”6. Ở 
phương diện Phật học, Chính Túc cho rằng: “Phật học ở xứ ta ngày xưa 
tráng lệ, nguy nga thế nào mà ngày nay sao lại bơ thờ linh lạc, lý cũng 
không thành lý, sự cũng không thành sự, đến nỗi đạo Phật in tuồng đã 
muốn hóa thành một lối dị đoan chứ không thiệt là đạo Phật nữa”7. Ở 
phương diện truyền giới, Ban Trị sự của Hội An Nam Phật học cũng đã 
có nhận định: “Ngó lại những lối truyền giới ở xứ ta mà thương bại. Ông 
thầy thì không rõ Phật pháp, không rõ giới luật, chỉ mượn trường kỳ mà 
mua cái danh hão là hòa thượng, yết ma; học trò thì phần nhiều chưa giữ 
đủ năm giới, hoặc chưa hề phát tâm giữ một giới mà cũng cứ thọ tam 
đàn, cựu túc để mua cái danh tiếng ông thầy với đời”8.... 
Có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân hình thành phong trào chấn hưng 
Phật giáo Miền Trung không nằm ngoài những nguyên nhân chung của 
phong trào chấn hưng trong cả nước. Đó chính là sự suy yếu và sự xuống 
cấp của tầng lớp tăng già, là sự sa ngã của tầng lớp tăng ni, Phật tử trước 
những ảnh hưởng từ buổi giao thời giữa hai nền văn hóa cũ mới, là sự chi 
phối từ những biến động của bối cảnh quốc tế và thời đại... Do đó, chấn 
hưng Phật giáo không những là yêu cầu bức thiết đối với sự tồn vong của 
tôn giáo này mà nó còn là sự đáp ứng đối với quy luật phát triển của dân 
tộc và thời đại. 
2. Tiến trình chấn hưng Phật giáo Miền Trung 
2.1. Giai đoạn 1932 - 1945 
Từ đầu năm 1932, Cư sĩ Lê Đình Thám cùng Nguyễn Phúc Ưng Bàng 
(pháp danh Thanh Cát), Hoàng giáp Đinh Văn Chấp (thân sinh của Hòa 
thượng Thích Minh Châu), Hoàng Xuân Ba, Trương Xướng đã thay mặt 
cho các thành viên trong ban vận động chấn hưng đệ đơn lên triều đình 
Huế và Khâm sứ Trung Kỳ về việc xin thành lập Hội Phật học tại kinh đô 
Huế9. Ngày 16/8/1932, sau khi tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị 
(Sciences Po tại Pháp), vua Bảo Đại về nước ban Chỉ dụ chấp thuận yêu 
cầu nói trên. Trên cơ sở đó, ngày 17/9/1932, Khâm sứ Trung Kỳ là Yves 
Dương Thanh Mừng. Tiêń trıǹh phong trào châń hưng... 49 
Charles Chàtel phê chuẩn Nghị định số 2691 cho phép thành lập Hội 
nghiên cứu và thực hành giáo lý Phật giáo (Société d’Étude et d’Exercice 
de la religion Bouddhique), tại Huế, kèm theo 34 điều lệ và 11 điều Quy 
tắc10. Các tăng ni, Phật tử Miền Trung trong giai đoạn này thường dùng 
danh xưng là Hội Phật học hoặc Hội Phật học ở Huế. 
Mục đích ban đầu của hội là: “Mỗi tháng đến ngày mồng một và rằm 
thiết lễ Phật và thỉnh thầy giảng đạo để cho các hội viên đồng học, đồng 
tu; cốt để giúp thiện nam và tín nữ được hiểu rõ chánh giáo của Phật”11. 
Hội viên của Hội bao gồm: Sáng lập, Ân nghĩa, Tán trợ, Vĩnh viễn và 
Thường trợ. Ban Chứng minh của Hội gồm Hòa thượng Phước Huệ 
(Bình Định) và chư vị Hòa thượng ở Huế như: Huệ Giác, Giác Tiên, Giác 
Nhiên, Tịnh Hạnh... Ban Trị sự của Hội gồm: Hội trưởng Lê Đình Thám, 
Hội phó Lê Quang Thiết, Thư ký Hoàng Xuân Ba, Thủ quỹ Trương 
Xướng, Kiểm soát Lê Thanh Cảnh. Hội viên Danh dự là vua Bảo Đại 
cùng Tam tôn cung nữ và Khâm sứ Trung Kỳ. Đến ngày 30/5/1933, 
Nguyệt san Viên Âm được Toàn quyền Pháp cho phép xuất bản theo 
Nghị định số 2009/P3 với điều kiện: “Nội dung Viên Âm chỉ giảng giải 
các giáo lý của Phật giáo ra chữ Quốc ngữ”12. Tòa soạn đặt tại số 13, 
đường Champeau (nay là đường Hà Nội), thành phố Huế. 
Cùng với với sự ra đời của Hội Phật học ở Huế, tại Miền Trung giai 
đoạn này còn có Hội Phật học Đà Thành tại Đà Nẵng. Tổ chức này được 
Khâm sứ Trung Kỳ M. F. Graffeuil cho phép thành lập theo Nghị định số 
1057 ngày 14/5/1935, hội quán đóng tại chùa Phổ Thiên, đường Đỗ Hữu 
Vị (nay là đường Hoàng Diệu). 
Ngày 10/8/1936, Toàn quyền Rène Robin chính thức công nhận tư 
cách pháp nhân của Hội Phật học ở Huế thông qua Nghị định số 394-S13. 
Cũng chính trong năm này, lần đầu tiên danh xưng Hội An Nam Phật học 
xuất hiện qua bài viết “Những khoản cốt yếu trong bản điều lệ của Hội 
An Nam Phật học”14. Tuy nhiên, danh xưng này vẫn chưa được sử dụng 
một cách đồng nhất trong hàng ngũ tăng ni, Phật tử, cũng như chưa được 
chính quyền thuộc địa công nhận (Bản nghị định công nhận tư cách pháp 
nhân của Toàn quyền R. Robin chưa thông qua tên gọi này). Kể cả trên 
Nguyệt san Viên Âm - cơ quan ngôn luận của Hội, các số từ 1 đến 31 
cũng chỉ ghi là: “Viên Âm Nguyệt san của Hội Phật học Huế”, hay trong 
các văn bản, nghị định cho phép thành lập và các hoạt động mà Hội triển 
khai cũng sử dụng danh xưng là Phật học Hội. 
50 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
Ngày 25/12/1937, thông qua Đại hội đồng thường niên, Ban Trị sự 
Hội Phật học đã bàn định việc mở rộng phạm vi hoạt động, sửa đổi điều 
lệ, quy tắc cũng như thay đổi danh xưng của Hội cho phù hợp với quy mô 
phát triển của phong trào chấn hưng. Trên cơ sở những yêu cầu gửi lên từ 
biên bản Đại hội nói trên, ngày 15/7/1938, Khâm sứ Graffeuil đã phê 
chuẩn Nghị định số 2159 về việc điều chỉnh tên Hội thành Hội Nghiên 
cứu và Thực hành giáo lý Phật giáo tại An Nam (Société d’Etude et 
d’Exercice de la Religion Bouddhiste de l'Annam), gọi tắt là Hội An 
Nam Phật học, viết tắt là SEERBA15. Cũng từ đây, bản điều lệ của Hội 
được bổ sung và sửa đổi thành 80 điều và bản quy tắc là 17 điều16. Từ số 
32 trở đi, trên bìa Nguyệt san Viên Âm mới xuất hiện thuật ngữ: Viên 
Âm Nguyệt san của Hội An Nam Phật học phát hành. 
Sau khi được phép thành lập, Hội An Nam Phật học đã triển khai 
nhiều hoạt động như: chỉnh lý phương thức sinh hoạt của tăng già, giáo 
dục và đào tạo tăng ni sinh... Trong đó, Hội đặc biệt chú ý đến việc phát 
triển chi nhánh đến các tỉnh. Một trong những điểm đáng chú ý là vào 
ngày 14/8/1938, lần đầu tiên Hội An Nam Phật học đã tổ chức thành 
công Đại hội đồng Toàn miền tại chùa Từ Đàm, Huế, với sự tham dự của 
các đại biểu đến từ các tỉnh Miền Trung (trừ tỉnh Bình Thuận vì bận việc 
nên xin phép). Đại hội đã biểu thị sự nhất trí với đường lối và phương 
thức chấn hưng do Hội An Nam Phật học xây dựng, đồng thời, thông qua 
các điều khoản trong bản điều lệ và quy tắc cũng như bầu ra Ban tổ chức 
cho Hội quán Trung ương. Cụ thể, Ban Danh dự là Khâm sứ Trung Kỳ, 
vua Bảo Đại cùng các Tam tôn cung nữ. Ban Chứng minh là các ngài 
trong Ban Chứng minh của Hội Phật học Huế. Ban Trị sự gồm có: Hội 
trưởng Nguyễn Đình Hòe, Hội phó Trần Đăng Khoa, Cố vấn là Hòa 
thượng Giác Nhiên, Kiểm soát giáo lý Lê Đình Thám, Thư ký Đặng 
Ngọc Chương, Thủ quỹ Lê Văn Lộc, Thư tịch là pháp sư Trí Độ...17. Có 
thể nói rằng, đây là bước ngoặt quan trọng đầu tiên của phong trào chấn 
hưng Phật giáo Miền Trung trong việc đưa các hoạt động Phật sự trong 
toàn miền đi vào hoạt động dưới một đường lối và phương thức vận hành 
thống nhất do Hội quán Trung ương xây dựng. Cũng chính từ sau sự kiện 
này, mạng lưới Tỉnh hội của Hội An Nam Phật học đã được phát triển 
rộng khắp khu vực Miền Trung. 
Tháng 11/1938, Tỉnh hội Thanh Hóa thành lập. Đến ngày 25/12/1938, 
Tỉnh hội nhóm họp hội đồng thường niên và bầu ra Ban Trị sự như sau: 
Hội trưởng là Nguyễn Hữu Phái, Hội phó Trần Hữu Lương, Cố vấn Đạo 
Dương Thanh Mừng. Tiêń trıǹh phong trào châń hưng... 51 
hạnh Hòa thượng Trần Văn Vinh, Cố vấn Trị sự Nguyễn Văn Nguyện, 
Thư ký Đặng Ngọc Thụ, Thủ quỹ Vũ Đan Quế và các Kiểm soát là 
Nguyễn Đức Tuấn, Phạm Văn Hợp... 
Cũng trong tháng 11/1938, Hội An Nam Phật học được cấp phép 
thành lập chi nhánh tại Nghệ An. Đến ngày 19/01/1941, Tỉnh hội Nghệ 
An đã nhóm họp hội đồng và đ ... uế, các tiểu 
ban như nghi lễ, tương tế, tài chính, đã tham gia nhiều hoạt động có hiệu 
quả, góp phần nâng cao uy tín cho Tỉnh hội. Tại Lâm Đồng, các hoạt 
động Phật sự tiến hành rất mạnh mẽ, đã tổ chức nhiều tiểu ban chăm lo 
các công việc của hội. Tại Ninh Thuận, Tỉnh hội đã cho tiến hành trùng 
tu và xây dựng lại các ngôi chùa đã bị chiến tranh tàn phá, đã tổ chức tại 
tỉnh lỵ 9 khu và trong toàn hạt 7 Chi hội, hội viên tu học rất tinh tiến. 
Tỉnh hội Quảng Trị đã từng bước ổn định và tổ chức thêm được các Chi 
hội Hải Lăng, Triệu Phong, Do Linh. 95% dân số đều trở thành hội viên 
của Hội. Cũng trong thời gian này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng 
các Tỉnh hội nói trên đều tổ chức các lễ hội Phật giáo với sự tham dự của 
đông đảo của các hội viên; trong mùa An cư Kiết hạ hàng năm đã có rất 
nhiều tăng già tham gia; lễ Hạ lạp đã được tiến hành trong bầu không khí 
trang nghiêm46. 
Cũng từ năm 1947, dưới sự vận động của chư vị Hòa thượng như 
Minh Châu, Tịnh Khiết, Đôn Hậu, v.v., cùng các cư sĩ như Võ Đình 
Cường, Phạm Hữu Bình các Gia đình Phật Hóa phổ từng bước đi vào 
hoạt động trở lại. Năm 1948, tại Huế đã thành lập thêm được 8 Gia đình 
Phật Hóa phổ là: Gia đình Hướng Thiện, Gia Thiện, Chơn Trí, Tịnh 
Trang, Hương Từ, Hương Đạo, Hương Đàm, An Lạc. Ban Hướng dẫn 
cũng đã được thành lập gồm các cư sĩ: Võ Đình Cường (Trưởng ban), 
Phan Cảnh Tuân, Văn Đình Hi, Cao Chánh Hựu, Phan Xuân Sanh, 
Hoàng Thị Kim Cúc, Tịnh Nhân, Tống Hồ Cầm, Đặng Tống, Lê Văn 
60 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
Dũng... Điều đặc biệt ở giai đoạn phục hồi này là tính chất của Gia đình 
Phật Hóa phổ đã có những biến đổi. Các thành phần trong Gia đình Phật 
Hóa phổ không còn thuần nhất là trí thức, tiểu tư sản và các Phật tử mà 
nó bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. “Có thể nói đây là 
một nhóm người tụ họp dưới một mái nhà để thực hiện cái nhu cầu tin 
tưởng về đạo Phật của mình. Cái tinh thần đại gia đình ở đây đã bị pha 
trộn vào một phần các tinh thần xã hội”47. Do vậy, các khuynh hướng xây 
dựng các tổ chức thanh niên, giáo dục, các đoàn, đội sinh hoạt theo độ 
tuổi và giới tính đặt dưới sự quản lý của Gia đình Phật Hóa phổ ngày 
càng được nhân rộng. Mô hình tổ chức này không những thu hút sự quan 
tâm của tăng ni, Phật tử trẻ tuổi mà chư tôn thiền đức trong phong trào 
chấn hưng cũng dốc lòng ủng hộ. Do đó, nó nhanh chóng được phát ra 
triển ra cả nước. Tại Miền Bắc, Gia đình Minh Tâm (Hà Nội, 1948) là 
Gia đình Phật Hóa phổ đầu tiên được thành lập và tại Miền Nam là Gia 
đình Chân Tri (Sài Gòn, 1950). 
Năm 1951, một kết quả vô cùng to lớn mà phong trào chấn hưng Phật 
giáo Miền Trung nói riêng cũng như cả nước nói chung đã đạt được 
chính là sự nhất thể hóa các gia đình Phật Hóa phổ thành Gia đình Phật tử 
Việt Nam. Đặc biệt là sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam - đỉnh 
cao của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX. Một 
sự kiện mới mẻ và đặc biệt quan trọng cũng diễn ra tại Miền Trung trong 
giai đoạn này là sự ra đời của Trường Trung học Tư thục Bồ Đề, Huế vào 
năm 1951. Đây là cơ sở giáo dục ngoài truyền thống của Phật giáo lần 
đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự 
nghiệp giáo dục Phật giáo giai đoạn sau này. 
3. Kết luận 
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, Phật giáo Miền Trung bắt đầu công 
cuộc chấn hưng từ năm 1932, trải qua nhiều năm tháng thăng trầm, đã gặt 
hái được những thành tựu đáng kể và làm rộn lên bầu không khí phấn 
chấn vui tươi trong cộng đồng Phật giáo, thu hút được sự quan tâm của 
nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Sau nhiều năm khủng hoảng và 
suy yếu, Phật giáo Miền Trung đã hồi sinh như một sức mạnh vừa đậm 
đà bản sắc dân tộc vừa hứa hẹn một tương lai tươi sáng đối với đông đảo 
tăng ni, Phật tử cùng những người mến mộ đạo Phật. Bàn về những thành 
công này, Cư sĩ Chơn An cho rằng: “Hội chúng ta từ trước tới nay nhờ 
chỗ đồng tu mà đối đãi với nhau như một gia đình thân ái, chung lòng 
Dương Thanh Mừng. Tiêń trıǹh phong trào châń hưng... 61 
góp sức mà xây dựng nền đạo đức cho cao đầy. Hệ thống tung hoành mà 
vẫn tuân theo kỷ luật. An vui chung hưởng, hoạn nạn có nhau, nhờ cái 
tinh thần đoàn kết chặt chẽ và thành thật đó mà vận mệnh hội viên được 
miên trường”48. Hòa thượng Trí Thủ trong bài diễn văn kỷ niệm 19 năm 
thành lập Hội cũng khẳng định rằng: “Đường lối của Hội là một đường 
lối quang minh, chẳng có ai là không công nhận. Do vậy, suốt 19 năm tôn 
chỉ của Hội vẫn là một dòng thời gian trong sáng, huy hoàng trong việc 
đào tạo những con người chân chính cho xã hội, cho đất nước. Chính nhờ 
tôn chỉ, mục đích đúng đắn đã làm cho các đơn vị, tổ chức của Hội dù có 
ngăn cách nhau bởi không gian hay thời gian, tất cả hội viên đều biết 
thực hành đúng đắn đối với mục đích và lý tưởng của Hội”49./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam 
(1924 - 1954), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 12. 
2 Thích Trí Quang (1962), Tâm ảnh lục, tập 1, Tổng hội Tăng già Trung Phần xuất 
bản, Huế: 256. 
3 Trần Nguyên Chấn (1932), “Các nước đều khảo cứu và hoan nghênh Phật giáo”, 
Từ Bi Âm, số 1: 21. 
4 Trần Nguyên Chấn (1932), “Các nước đều khảo cứu và ...”, Tlđd: 20. 
5 Nguyễn Xuân Thanh (1935), “Hiện trạng Phật giáo xứ ta”, Nguyệt san Viên Âm, 
số 16: 20. 
6 Hội An Nam Phật học (1940), “Tinh thần hoạt động”, Nguyệt san Viên Âm, số 
38: 1. 
7 Lộc Xuyên - Đặng Quý Địch (2012), Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình 
Định, tập thượng - quyển hạ, Bản thảo in tại Nxb. Đà Nẵng: 48. 
8 Viên Âm (1935), “Phật học hội sẽ lập giới đàn chăng?”, Nguyệt san Viên Âm, số 
14: 31. 
9 Sư bà Diệu Không, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và cư sĩ Lê Đình Thám là những 
người khởi thảo tờ trình, bản điều lệ và quy tắc hoạt động của Hội. Sau khi trình 
bản sơ thảo lên triều đình Huế để xin thành lập Hội, thì bị Thượng thư Bộ Lại là 
Nguyễn Hữu Bài (ông là người ngưỡng mộ đạo Thiên Chúa) cản trở nên hồ sơ đã bị 
lưu lại ở đó gần nửa năm. Nhờ sự can thiệp của Thái hậu Từ Cung, tờ trình xin lập 
hội mới đến được tay vua Bảo Đại và được vua phê chuẩn không lâu sau đó (theo hồi 
ký của Sư bà Diệu Không). 
10 Hội An Nam Phật học (1932), Điều lệ và Quy tắc, nhà in Đắc Lập, Huế: 6. 
11 Hội An Nam Phật học (1932), Điều lệ và Quy tắc,... Tlđd: 1. 
12 Trần Thiều (2006), “Khái lược sự phát triển của Phật giáo Thừa Thiên - Huế giai 
đoạn 1930 - 1945”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 4: 28. 
13 Hội An Nam Phật học (1936), “Tư cách pháp nhân”, Nguyệt san Viên Âm, số 21: 58. 
14 “Những khoản cốt yếu trong điều lệ của Hội An Nam Phật học” (1936), Nguyệt 
san Viên Âm, số 21: 59 - 61. 
15 Hội An Nam Phật học (1939), “Điều lệ và Quy tắc”, Nguyệt san Viên Âm, số 36: 
47 - 68. 
62 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
16 Trong nhiều công trình trước đây, khi nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật 
giáo ở Việt Nam gần như các tác giả đều cho rằng vào năm 1932, Hội An Nam 
Phật học được thành lập tại Huế. Nhưng theo chúng tôi, điều này là chưa chính 
xác. Lúc này danh xưng đúng của Hội phải là Hội nghiên cứu và thực hành giáo 
lý Phật giáo hoặc là Hội Phật học. Phải đến năm 1938, danh xưng của Hội mới 
chính thức được đổi thành Hội An Nam Phật học. Xem thêm: Conférences et 
spectacles organisés par la Société bouddhique, SEERBA, 1938, No. 02. 
17 Hội An Nam Phật học (1938), “Việc Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 31: 64. 
18 Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 45: 29. 
19 Hội An Nam Phật học (1936), “Việc Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 21: 62 - 63. 
20 Hội An Nam Phật học (1938), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 33: 60 - 61. 
21 Hội An Nam Phật học (1936), “Việc Hội”,...Tlđd: 62. 
22 Thích Như Tịnh (2008), Hành trang chư thiền đức xứ Quảng, Nxb. Tôn giáo, Hà 
Nội: 92. 
23 Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi (2011), Lịch sử 
Phật giáo và những ngôi chùa Quảng Ngãi, Nxb. Đà Nẵng: 168. 
24 Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi (2011), Lịch sử 
Phật giáo..., Sđd: 166 - 167. 
25 Lộc Xuyên - Đặng Quý Địch (2012), Những ngôi chùa..., Sđd: 102. 
26 Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 45: 29 - 32. 
27 Tấm bảng này hiện đang được lưu giữ tại chùa Long Khánh. Xem thêm, Lộc 
Xuyên - Đặng Quý Địch (2012), Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình 
Định, tập thượng - quyển thượng, Nxb. Đà Nẵng: 14. 
28 Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 47: 29. 
29 Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 46: 30-31. 
30 Thích Chơn Thành, Tâm Quang Nguyễn Văn May, Lược sử Phật giáo và những 
ngôi chùa tỉnh Bình Thuận, Bản thảo đánh máy chùa Viên Giác, Hội An: 14. 
31 Hội An Nam Phật học (1938), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 33: 68. 
32 Hội An Nam Phật học (1943), “Ban Đồng ấu”, Nguyệt san Viên Âm, số 60 - 61: 68. 
33 Lê Văn Đính (2004), “Về lịch sử hình thành và hoạt động của Gia đình Phật tử 
trong Phật giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3: 27. 
34 Hội An Nam Phật học (1945), “Gia đình Phật hóa”, Nguyệt san Viên Âm, số 75-
76, trang phụ bìa. 
35 Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 46: 26 - 29. 
36 Hội An Nam Phật học (1938), “Bài diễn văn đọc trong lúc khai mạc Tổng hội 
đồng ngày 14/8/1938”, Nguyệt san Viên Âm, số 32: 41. 
37 Hội An Nam Phật học (1940), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 38: 30 - 31. 
38 Ưng Bàng (1943), “Lời thông cáo”, Nguyệt san Viên Âm, số 57, trang bìa đầu. 
39 Huệ Quang (1937), “Vấn đề Phật học Tổng hội”, Duy Tâm Phật học, số 25: 37. 
40 Huệ Quang (1938), “Cảnh mộng xuân”, Duy Tâm Phật học, số 28: 162-163. 
41 Huệ Quang (1938), “Cảnh mộng xuân”,..., Tlđd: 163. 
42 Chu Sơn (2005), “Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế từ chấn hưng đến dấn 
thân”, in trong Phật giáo thời đại mới cơ hội và thách thức, Nxb. Tổng hợp Tp. 
Hồ Chí Minh: 703. 
43 Chu Sơn (2005), “Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế từ chấn hưng đến dấn 
thân”,... Tlđd: 703. 
44 Thích Trí Thủ (1951), “Bài diễn văn đọc trong dịp lễ kỷ niệm ngày chu niên thứ 
19 của Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 102-103: 65. 
Dương Thanh Mừng. Tiêń trıǹh phong trào châń hưng... 63 
45 Hội Việt Nam Phật học (1950), “Danh sách Ban Tổng Trị sự niên khóa 1950”, 
Nguyệt san Viên Âm, số 88: 39. 
46 Hội Việt Nam Phật học (1949), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 82: 38-40. 
47 Hùng Khanh (1960), “Mục đích và lịch trình tiến triển của Gia đình Phật tử”, 
Liên hoa Nguyệt san, số 3: 99. 
48 Chơn An (1949), “Mục đích Hội Việt Nam Phật học”, Nguyệt san Viên Âm, số 
79: 18. 
49 Thích Trí Thủ (1951), “Bài diễn văn đọc trong dịp lễ kỷ niệm ...”, Tlđd: 59. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chơn An (1949), “Mục đích Hội Việt Nam Phật học”, Nguyệt san Viên Âm, số 79. 
2. Viên Âm (1935), “Phật học Hội sẽ lập giới đàn chăng?”, Nguyệt san Viên Âm, số 14. 
3. Ưng Bàng (1943), “Lời thông cáo”, Nguyệt san Viên Âm, số 57. 
4. Trần Nguyên Chấn (1932), “Các nước đều khảo cứu và hoan nghênh Phật giáo”, 
Từ Bi Âm, số 1. 
5. Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam 
(1924 - 1954), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
6. Lê Văn Đính (2004), “Về lịch sử hình thành và hoạt động của Gia đình Phật tử 
trong Phật giáo Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3. 
7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi (2011), Lịch sử 
Phật giáo và những ngôi chùa Quảng Ngãi, Nxb. Đà Nẵng. 
8. Hội An Nam Phật học (1932), Điều lệ và Quy tắc, nhà in Đắc Lập, Huế. 
9. Hội An Nam Phật học (1936), “Tư cách pháp nhân”, Nguyệt san Viên Âm, số 21. 
10. Hội An Nam Phật học (1936), “Việc Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 21. 
11. Hội An Nam Phật học (1938), “Việc Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 31. 
12. Hội An Nam Phật học (1938), “Bài diễn văn đọc trong lúc khai mạc Tổng hội 
đồng ngày 14/8/1938”, Nguyệt san Viên Âm, số 32. 
13. Hội An Nam Phật học (1938), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 33. 
14. Hội An Nam Phật học (1939), “Điều lệ và Quy tắc”, Nguyệt san Viên Âm, số 36. 
15. Hội An Nam Phật học (1940), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 38. 
16. Hội An Nam Phật học (1940), “Tinh thần hoạt động”, Nguyệt san Viên Âm, số 38. 
17. Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 45. 
18. Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 46. 
19. Hội An Nam Phật học (1941), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 47. 
20. Hội An Nam Phật học (1943), “Ban Đồng ấu”, Nguyệt san Viên Âm, số 60-61. 
21. Hội An Nam Phật học (1945), “Gia đình Phật hóa”, Nguyệt san Viên Âm, số 75-76. 
22. Hội Phật học Đà Thành (1937), “Tấm lòng thành khẩn học xin tăng già trong 
nước tổ chức hội liên hiệp”, Tam Bảo Tạp chí, số 3. 
23. Hội Việt Nam Phật học (1950), “Danh sách Ban Tổng Trị sự niên khóa 1950”, 
Nguyệt san Viên Âm, số 88. 
24. Hội Việt Nam Phật học (1949), “Tin tức”, Nguyệt san Viên Âm, số 82. 
25. Hùng Khanh (1960), “Mục đích và lịch trình tiến triển của Gia đình Phật tử”, 
Liên hoa Nguyệt san, số 3. 
26. “Những khoản cốt yếu trong điều lệ của Hội An Nam Phật học” (1936), Nguyệt 
san Viên Âm, số 21. 
27. Huệ Quang (1937), “Vấn đề Phật học Tổng hội”, Duy Tâm Phật học, số 25. 
28. Huệ Quang (1938), “Cảnh mộng xuân”, Duy Tâm Phật học, số 28. 
64 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́4 - 2016 
29. Thích Trí Quang (1962), Tâm ảnh lục, tập 1, Tổng hội Tăng già Trung Phần xuất 
bản, Huế. 
30. Chu Sơn (2005), “Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế từ chấn hưng đến dấn 
thân”, trong Phật giáo thời đại mới cơ hội và thách thức, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ 
Chí Minh. 
31. Nguyễn Xuân Thanh (1935), “Hiện trạng Phật giáo xứ ta”, Nguyệt san Viên Âm, 
số 16. 
32. Thích Chơn Thành, Tâm Quang Nguyễn Văn May, Lược sử Phật giáo và những 
ngôi chùa tỉnh Bình Thuận, Bản thảo đánh máy chùa Viên Giác, Hội An. 
33. Trần Thiều (2006), “Khái lược sự phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế giai 
đoạn 1930 - 1945”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 4. 
34. Thích Trí Thủ (1951), “Bài diễn văn đọc trong dịp lễ kỷ niệm ngày chu niên thứ 
19 của Hội”, Nguyệt san Viên Âm, số 102 - 103. 
35. Thích Như Tịnh (2008), Hành trang chư thiền đức xứ Quảng, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
36. Lộc Xuyên - Đặng Quý Địch (2012), Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình 
Định, tập thượng - quyển hạ, Nxb. Đà Nẵng. 
37. Lộc Xuyên - Đặng Quý Địch (2012), Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình 
Định, tập thượng - quyển thượng, Nxb. Đà Nẵng. 
Abstract 
THE PROGRESS OF BUDDHIST REVIVAL MOVEMENT IN 
THE MIDDLE OF VIETNAM DURING 1932-1951 
The Buddhist Revival Movement took place during the first half of the 
20th century and had great significance in the history of the Vietnamese 
Buddhism. The movement’s success had not only helped Vietnamese 
Buddhism overcome its weakness, but also fueled its development in the 
following periods. This article analyses and presents some features of the 
formation and development of the Buddhist Revival Movement in the 
Middle of Vietnam from 1931 to 1951. By doing so, it provides 
additional documents to shed light on the role and position of the 
Buddhist Revival Movement in the Middle in the history of the 
Vietnamese Buddhism. 
Keywords: Revival, the Middle, Buddhism, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdftien_trinh_phong_trao_chan_hung_phat_giao_mien_trung_viet_na.pdf