Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 2
MỤC TIÊU
1. Giới thiệu chung về hai khái niệm “Giám sát” và “Đánh giá”: định nghĩa, phân
loại, mục đích, công cụ và các khái niệm liên quan.
2. Giới thiệu phương pháp đánh giá thường dùng trong nghiên cứu Ecohealth
là phương pháp Sơ đồ hóa kết quả (Outcome Mapping) và một trong những
biến thể là phương pháp Thu lượm kết quả (Outcome Harvesting): Định
nghĩa, mục đích, các cơ bản thường dùng, ý nghĩa trong đánh giá nghiên cứu
Ecohealth, và áp dụng trong thực tế.
1. Giới thiệu
Giám sát và đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong các dự án, chương trình và
nghiên cứu can thiệp, đặc biệt là các dự án có sự tham gia của nhiều thành phần xã
hội, ngành nghề khác nhau. Hiện nay, cấu phần giám sát và đánh giá là một trong
những cấu phần của một dự án. Nó không chỉ là một yêu cầu bắt buộc của các nhà
tài trợ mà đã trở thành một hoạt động không thể thiếu, giúp những người quản lý
dự án và các bên tham gia triển khai dự án một cách thành công.
Với đặc điểm đa ngành, xuyên ngành, có sự tham gia của nhiều bên liên quan,
nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) cũng
như các nghiên cứu tích hợp khác là quá trình nghiên cứu phức tạp. Theo Charron
(2012), trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là quá trình nghiên cứu tại thực địa, đôi
khi có những thách thức, khó khăn không lường trước xảy ra mà tất cả các thành
viên của nhóm nghiên cứu cần được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, việc có một
cơ chế giám sát và đánh giá thích hợp là rất quan trọng trong các nghiên cứu này.
Cũng theo Charron (2012), lối suy nghĩ mang tính đánh giá (evaluative thinking) là
rất quan trọng trong những quá trình nghiên cứu diễn ra lâu dài và phức tạp (từ vấn
đề nghiên cứu đến thành phần tham gia) vì nó giúp nhà nghiên cứu hệ thống hóa và
chủ động hơn trong các giai đoạn nghiên cứu. Thay vì đánh giá hiệu quả của kết quả
cuối cùng, lối suy nghĩ mang tính đánh giá sẽ hỗ trợ các nhóm nghiên cứu hiểu được
quá trình nghiên cứu, những sự thay đổi chủ quan và khách quan diễn ra trong quá
trình này và tại sao lại có sự thay đổi đó. Lối suy nghĩ này giúp cấu trúc quá trình từ
tìm hiểu cơ sở đến thành lập các hình thức can thiệp; giúp những nhà nghiên cứu
suy ngẫm trước khi tiến hành những bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu.
Lĩnh vực giám sát và đánh giá cung cấp thông tin, phương pháp và công cụ cho việc
tổng kết lại các kết quả, đầu ra và ảnh hưởng của các nghiên cứu như nghiên cứu
Ecohealth. Bản đồ hóa kết quả đầu ra (Outcome Mapping) và Đánh giá phát triển
(Developmental Evaluation) là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong các
ứng dụng của nghiên cứu Ecohealth trên thế giới. Trong khuôn khổ cuốn sách này,
chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp Bản đồ hóa kết quả và một trong những biến
thể của nó là phương pháp Thu lượm kết quả (Outcome Harvesting).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) - Phần 2
107Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam BÀI 7. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG CÁC DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ECOHEALTH ThS. Phạm Thị Hương Giang MỤC TIÊU 1. Giới thiệu chung về hai khái niệm “Giám sát” và “Đánh giá”: định nghĩa, phân loại, mục đích, công cụ và các khái niệm liên quan. 2. Giới thiệu phương pháp đánh giá thường dùng trong nghiên cứu Ecohealth là phương pháp Sơ đồ hóa kết quả (Outcome Mapping) và một trong những biến thể là phương pháp Thu lượm kết quả (Outcome Harvesting): Định nghĩa, mục đích, các cơ bản thường dùng, ý nghĩa trong đánh giá nghiên cứu Ecohealth, và áp dụng trong thực tế. Nhóm nghiên cứu dự án FBLI Trường đại học Y tế công cộng thực hiện khảo sát thực địa xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tháng 1 năm 2013. 108 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) 1. Giới thiệu Giám sát và đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong các dự án, chương trình và nghiên cứu can thiệp, đặc biệt là các dự án có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, ngành nghề khác nhau. Hiện nay, cấu phần giám sát và đánh giá là một trong những cấu phần của một dự án. Nó không chỉ là một yêu cầu bắt buộc của các nhà tài trợ mà đã trở thành một hoạt động không thể thiếu, giúp những người quản lý dự án và các bên tham gia triển khai dự án một cách thành công. Với đặc điểm đa ngành, xuyên ngành, có sự tham gia của nhiều bên liên quan, nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái đối với sức khoẻ (Ecohealth) cũng như các nghiên cứu tích hợp khác là quá trình nghiên cứu phức tạp. Theo Charron (2012), trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là quá trình nghiên cứu tại thực địa, đôi khi có những thách thức, khó khăn không lường trước xảy ra mà tất cả các thành viên của nhóm nghiên cứu cần được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, việc có một cơ chế giám sát và đánh giá thích hợp là rất quan trọng trong các nghiên cứu này. Cũng theo Charron (2012), lối suy nghĩ mang tính đánh giá (evaluative thinking) là rất quan trọng trong những quá trình nghiên cứu diễn ra lâu dài và phức tạp (từ vấn đề nghiên cứu đến thành phần tham gia) vì nó giúp nhà nghiên cứu hệ thống hóa và chủ động hơn trong các giai đoạn nghiên cứu. Thay vì đánh giá hiệu quả của kết quả cuối cùng, lối suy nghĩ mang tính đánh giá sẽ hỗ trợ các nhóm nghiên cứu hiểu được quá trình nghiên cứu, những sự thay đổi chủ quan và khách quan diễn ra trong quá trình này và tại sao lại có sự thay đổi đó. Lối suy nghĩ này giúp cấu trúc quá trình từ tìm hiểu cơ sở đến thành lập các hình thức can thiệp; giúp những nhà nghiên cứu suy ngẫm trước khi tiến hành những bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu. Lĩnh vực giám sát và đánh giá cung cấp thông tin, phương pháp và công cụ cho việc tổng kết lại các kết quả, đầu ra và ảnh hưởng của các nghiên cứu như nghiên cứu Ecohealth. Bản đồ hóa kết quả đầu ra (Outcome Mapping) và Đánh giá phát triển (Developmental Evaluation) là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng của nghiên cứu Ecohealth trên thế giới. Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp Bản đồ hóa kết quả và một trong những biến thể của nó là phương pháp Thu lượm kết quả (Outcome Harvesting). 2. Giám sát và các khái niệm liên quan Giám sát và đánh giá là hai khái niệm và quá trình khác nhau, tuy vậy chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Giám sát và đánh giá cũng là khái niệm rộng, được dùng trong nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh của cuốn sách này, chúng tôi chỉ nói về khái niệm giám sát và đánh giá trong các dự án nghiên cứu và phát triển. 2.1. Giám sát là gì? Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, và các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá và giám sát đưa ra định nghĩa riêng về giám sát. Theo Cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), giám sát là một chức năng được thực hiện một cách liên tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, can thiệp, chương trình đang triển khai. Mục đích của quá trình giám sát là thông qua quá 109Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam trình thu thập thông tin trong suốt quá trình thực hiện dự án, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các bên liên quan, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng đưa ra các bài học kinh nghiệm. 2.2. Giám sát có sự tham gia Sự tham gia như đã đề cập trong Chương 4 là một quá trình qua đó các bên liên quan chia sẻ và có ảnh hưởng đối với các sáng kiến phát triển, quyết định và các nguồn lực tác động đến họ. Giám sát có sự tham gia (Participatory monitoring) là việc thu thập và phân tích thông tin có hệ thống, theo định kì được thực hiện bởi các bên liên quan tham gia dự án. Mục đích chính của việc giám sát có sự tham gia là cung cấp thông tin cập nhật cho tất cả các bên liên quan trong quá trình dự án, để có những điều chỉnh và ra quyết định thích hợp với hoàn cảnh. Giám sát có sự tham gia không chỉ là kiểm tra, theo dõi mà còn là quá trình học hỏi của các bên liên quan. Quá trình tham gia giám sát cũng nhằm tăng cường năng lực, trao quyền tự chủ, tự quyết định cho các bên đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (vulnerability/ marginal groups) như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người tàn tật v.v. Một điều cần chú trọng để đạt được mục đích tăng cường năng lực và trao quyền tự chủ cho các bên là ý thức sẵn sàng tiếp thu cái mới, biết phê phán khi phân tích. Các bên cần chấp nhận thách thức, thiếu sót và coi đó là những cơ hội để học tập và cải thiện tình hình nhằm đạt hiệu quả can thiệp một cách cao nhất. 3. Đánh giá và các khái niệm liên quan 3.1. Đánh giá là gì? Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đánh giá là một hoạt động nhằm xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và khách quan tiến độ của dự án, chương trình, can thiệp đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc dự án. Việc làm này không chỉ được thực hiện một lần mà là một quá trình trong đó việc đánh giá được thực hiện ở nhiều khía cạnh, ở các thời điểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của đánh giá, học hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng của chương trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạt động đánh giá cơ bản hướng tới 3 mục đích: • Đánh giá sự thành công hay thất bại, những mặt được hoặc chưa được của một dự án, chương trình, hoặc can thiệp. • Học hỏi thông qua việc chia sẻ thành quả, bài học, thách thức. • Nâng cao hiệu quả thông qua việc rút kinh nghiệm việc tìm hiểu nguyên nhân từ thất bại, những mặt chưa làm được. Có nhiều loại, kiểu đánh giá mà tùy thuộc vào đặc thù của mỗi dự án có thể áp dụng các cách khác nhau. Nói chung, có hai loại hình đánh giá phổ biến trong các dự án, chương trình can thiệp hiện nay bao gồm: • Đánh giá kết quả/ Đánh giá tổng kết (Summative Evaluation) • Đánh giá quá trình (Formative Evaluation) 110 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) Đánh giá kết quả (hay còn gọi là đánh giá tổng kết): là quá trình đánh giá hiệu quả của một dự án, chương trình, hay can thiệp dựa trên sản phẩm đầu ra của quá trình thực hiện. Kiểu đánh giá này thường được thực hiện vào cuối các giai đoạn của dự án, cuối dự án hoặc sau khi dự án kết thúc một thời gian. Đánh giá kết quả thường là đánh giá mang tính định tính và tập trung vào kết quả đạt được hơn là quá trình. Đánh giá kết quả thường được dùng với mục đích đánh giá những mặt được và chưa được của một can thiệp. Đánh giá quá trình: là loại đánh giá hiệu quả của một dự án, chương trình hay can thiệp trên theo từng thời kì, giai đoạn của dự án, chương trình, hay can thiệp. Kiểu đánh giá này thường được tiến hành nhiều lần trong suốt vòng đời của dự án và tập trung chủ yếu vào sự thay đổi hay tác động mà hoạt động, kết quả của dự án mang lại. Đánh giá quá trình thường được tiến hành bởi các thành viên của dự án và có sự tham gia trợ giúp của tư vấn, đánh giá bên ngoài. Thông thường các báo cáo quá trình thường được lưu hành nội bộ nhưng trong một số trường hợp được xuất bản công khai. 3.2. Những tiêu chuẩn cơ bản của đánh giá Theo Kuster và cộng sự (2011), một đánh giá hoàn chỉnh và hiệu quả phải thỏa mãn 4 yêu cầu sau: • Có tính thực tiễn và có ích cho người sử dụng. Điều này có nghĩa là một hoạt động đánh giá hoàn chỉnh cần ý thức được phạm vi ảnh hưởng và hệ quả của việc đánh giá. • Có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong các phần tương thích của quá trình đánh giá. Việc đánh giá cần mang tính xây dựng và học hỏi. • Hoạt động đánh giá cần mang tính đáp ứng với tính huống, hoàn cảnh của một dự án, chương trình, hay can thiệp. • Hoạt động đánh giá cần có sự tham gia của nhiều thành phần đánh giá với nhiều vai trò khác nhau. 4. Một số khái niệm cơ bản trong Giám sát và Đánh giá Như đã nêu trên, giám sát và đánh giá hiện nay đã trở thành một mảng/cấu phần hoạt động không thể thiếu của các dự án/chương trình. Nó cũng trở thành một ngành nghiên cứu ứng dụng rộng rãi với một khối lượng thuật ngữ lớn. Trong khuôn khổ các nghiên cứu Ecohealth, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số khái niệm liên quan. • Khung đánh giá của dự án (Logical Framework): là một công cụ truyền thống dùng trong lập kế hoạch, giám sát và đánh giá trong các chương trình, dự án, hay can thiệp. Khung đánh giá thường là một bảng tổng hợp gồm có các phần: mục tiêu (goals), mục đích (purposes), hoạt động (activities) và sản phẩm đầu ra (outputs). Khung đánh giá là hệ thống phân tích có hệ thống tình hình, các vấn đề chính và những sự lựa chọn cho việc giải quyết các vấn đề đó. 111Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam • Các bên liên quan (Stakeholders): Các cá nhân, các nhóm, hoặc các cá thể có vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình. Họ có thể hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án/chương trình và bao gồm các cộng đồng mà dự án/ chương trình muốn thay đổi hiện trạng. • Sản phẩm (outputs): là các sản phẩm hoặc dịch vụ đạt được sau khi kết thúc dự án. Sản phẩm thường được hiểu dưới dạng số lượng. • Kết quả đầu ra (outcome): Có một số cách hiểu khác nhau về khái niệm này đặt vào các hoàn cảnh cụ thể. Trong hoàn cảnh cụ thể này, kết quả đầu ra được định nghĩa là sự thay đổi về hành vi, mối quan hệ, hoạt động, hoặc hành động của một nhóm người hay tổ chức mà một chương trình, dự án, hay can thiệp có tác động trực tiếp. Các kết quả này thường có quan hệ trực tiếp với hoạt động của dự án/chương trình. Đó thường là các tác động ngắn và trung hạn, dự định hoặc đã đạt được. • Kế hoạch đánh giá (evaluation plan): là kế hoạch triển khai hoạt động giám sát và đánh giá của toàn chương trình. Mục đích sử dụng kết quả đánh giá cũng cần được nêu ra trong kế hoạch này. Ví dụ như kết quả đánh giá dùng để nâng cao chất lượng hay ra quyết định. Kế hoạch đánh giá cần trả lời các câu hỏi “Vấn đề hiện tại là gì?”, “Nó diễn ra như thế nào?” và “Tại sao vấn đề được đề cập lại quan trọng?”. Các câu hỏi này liên quan đến hiện trạng của dự án/chương trình. • Chỉ số đánh giá (indicators): chỉ số hay tổ hợp chỉ số là dùng để đánh giá sự thay đổi của các bên liên quan mà các hoạt động của dự án/chương trình hướng tới. Khái niệm chỉ số có thể là chất lượng hoặc số lượng tùy thuộc vào mục tiêu của dự án/chương trình. • Câu hỏi đánh giá (evaluation questions): là những câu hỏi nhằm giúp khu trú phạm vi đánh giá. Câu hỏi đánh giá hỗ trợ việc đưa ra những kết quả đánh giá có ý nghĩa và đúng mục đích cho dự án/chương trình. 5. Giám sát và đánh giá trong nghiên cứu Ecohealth Trong hoàn cảnh thế giới hiện tại, một vấn đề sức khỏe thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố sinh học tự nhiên, dịch tễ học còn có những yếu tố về kinh tế - văn hóa - xã hội. Như đã nêu trên, nghiên cứu Ecohealth là một nghiên cứu đa ngành/xuyên ngành với sự tham gia của nhiều bên liên quan tập trung đưa giải pháp cho một vấn đề sức khỏe. Các nghiên cứu này thường hướng tới sự thay đổi hành vi của các nhóm liên quan nhằm đưa ra giải pháp lâu dài cho vấn đề đang tồn tại. Chính vì các yếu tố như “nghiên cứu có sự tham gia” hướng tới “thay đổi hành vi” để có một kết quả “bền vững” nên giám sát và đánh giá trong nghiên cứu Ecohealth có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, hệ thống giám sát và đánh giá này thường là giám sát và đánh giá có sự tham gia. Điều này có nghĩa là người đánh giá chính là các bên liên quan hưởng lợi, trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án. Chu trình giám sát và đánh giá được thực hiện nội bộ và có sự phối hợp hoặc điều phối từ bên ngoài. Tuy vậy, kết quả giám sát và đánh giá thể hiện sự thống nhất nội bộ hơn là đánh giá khách quan từ bên ngoài. Thứ hai, đây là giám sát và đánh giá quá trình (formative evaluation) hơn là kết quả (summative evaluation). Sự thay đổi cần được 112 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) ghi lại và đánh giá qua từng giai đoạn. Mỗi thay đổi ở từng giai đoạn sẽ là bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Thứ ba, các hoạt động: lập kế hoạch, giám sát và đánh giá thường hỗ trợ nhau và được thực hiện trong suốt quá trình từ đầu đến cuối dự án. Do các đặc điểm nêu trên, hai phương pháp Bản đồ hóa kết quả (Outcome Mapping) và Đánh giá phát triển (Developmental Evaluation) thường được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá và giám sát các nghiên cứu Ecohealth. Hiện nay, phương pháp Bản đồ hóa kết quả thường được dùng nhiều hơn cả. Các nghiên cứu trong khu vực Châu Á thường dùng phương pháp Bản đồ hóa kết quả hoặc các biến thể của nó để lập kế hoạch, giám sát và đánh giá. 5.1. Phương pháp bản đồ hóa kết quả (Outcome mapping) 5.1.1. Định nghĩa và một số đặc điểm chính của phương pháp Phương pháp Bản đồ hóa kết quả được sử dụng trong giám sát và đánh giá với mục đích học hỏi và nâng cao. Phương pháp này tập trung vào kết quả là sự thay đổi hành vi, nhận thức, mối quan hệ, hoạt động, hành động của một người, nhóm người, tổ chức mà hoạt động của dự án/chương trình có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Những sự thay đổi mà các can thiệp này mang lại có thể tạo ra những ảnh hưởng mang tính lâu dài và bền vững. Tuy nhiên trong thực tế, điều này không dễ dàng đạt được khi chỉ có sự tham gia của một nhân tố (đặc biệt là các nhân tố như các nhà tài trợ quốc tế). Mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của các hoạt động phát triển thường rất khó đạt được do sự phức tạp và đa dạng của thực tế. Theo Earl và cộng sự (2001), Roduner và Schlappi (2008), có 3 đặc điểm quan trọng của phương pháp Bản đồ hóa kết quả: • Kết quả (Outcomes) theo lô-gic liên quan đến hoạt động của dự án, nhưng không nhất thiết là kết quả trực tiếp của các hoạt động này. • Khi sử dụng phương pháp Bản đồ hóa kết quả trong giám sát và đánh giá một dự án/chương trình, các số lượng các sản phẩm đầu ra không được chú trọng mà thay vào đó phương pháp này tập trung vào miêu tả sự đóng góp của hoạt động dự án/chương trình trong việc đạt được những sự thay đổi. • Phương pháp Bản đồ hóa kết quả cho rằng các nhân tố bên trong (các ... Diseases, Faculty of Public Health, Mahidol University. Bangkok. 2006. 5. Kaneshiro, K.Y., et al., Hawai’i’s mountain-to-sea ecosystems: social-ecological microcosms for sustainability science and practice. EcoHealth Ecohealth, 2005. 2: p. 349-360. 6. Spiegel, J., et al., Barriers and Bridges to Prevention and Control of Dengue: The Need for a Social-Ecological Approach. Ecohealth, 2005. 2: p. 273-290. 7. Wilcox, B. and R.R. Colwell, Emerging and re-emerging infectious diseases: biocomplexity as an interdisciplinary paradigm. Ecohealth, 2005. 2: p. 244-257. 8. Koyadun, S., P. Butraporn, and P. Kittayapong, Ecologic and sociodemographic risk determinants for dengue transmission in urban areas in Thailand. Interdiscip Perspect Infect Dis, 2012. 2012: p. 907494. 9. Thongsripong, P., et al., Mosquito vector diversity across habitats in central Thailand endemic for dengue and other arthropod-borne diseases. PLoS Negl Trop Dis, 2013. 7(10): p. e2507. 10. Grace, D., et al., Zoonotic Emerging Infectious Disease in Selected Countries in Southeast Asia: Insights from Ecohealth. EcoHealth, 2010. 2010 Dec 21. 11. Coker, R.J., et al., Emerging infectious diseases in Southeast Asia: regional challenges to control. Lancet, 2011. 377(9765): p. 599-609. 214 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) 12. Colwell, R.R. and B.A. Wilcox, Water, ecology, and health. Ecohealth, 2010. 7(2): p. 151-2. 13. Wilcox, B.A. and D.J. Gubler, Disease ecology and the global emergence of zoonotic pathogens. Environmental Health and Preventive Medicine, 2005. 10(5): p. 263-72. 14. Wilder-Smith, A., Baseline Research To Policy Assessment For Emerging Infectious Diseases In The Asia-Pacific Region. 2009. 15. Silkavute, P., D.X. Tung, and P. Jongudomsuk, Sustaining a Regional Emerging Infectious Disease Research Network- A Trust-Based Approach. Emerging Health Threats Journal, 2013. 6. 16. APEIR, 17. APEIR, Avian Influenza: Impacts and Key Policy Messages for Asia. 2013. 18. Liu, D., et al., Origin and diversity of novel avian influenza A H7N9 viruses causing human infection: phylogenetic, structural, and coalescent analyses. Lancet, 2013. 381(9881): p. 1926-32. 19. Pongcharoensuk, P., et al., Avian and pandemic human influenza policy in South-East Asia: the interface between economic and public health imperatives. Health Policy and Planning, 2011. 27(5): p. 374-383. 20. Liu, D., et al., Origin and diversity of novel avian influenza A H7N9 viruses causing human infection: phylogenetic, structural, and coalescent analyses. Lancet, 2013. 381(9881): p. 1926-32. 21. Sommerfeld, J. and A. Kroeger, Eco-bio-social research on dengue in Asia: a multicountry study on ecosystem and community-based approaches for the control of dengue vectors in urban and peri-urban Asia. Pathogens and Global Health, 2012. 106(8): p. 428-435. 22. WHO-TDR/IDRC., Multi-country study on”Eco-Bio-Social Research on Dengue in Asia” Core elements for further proposal development (For Phase 1). Version December 21, 2006. UNICEF/UNDP/World Bank/WHO Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases (TDR) in collaboration with International Development Research Centre (IDRC). 2006. 23. IDRC. Canada-Australia research partnership for the prevention of emerging diseases. 2010; Available from: and_the_Environment/Ecosystem_Approaches_to_Human_Health/Pages/ Eco-EID.aspx. 24. Kittayapong, P., Application of an Eco-Bio-Social Approach to Emerging Infectious Diseases in Southeast Asian Global Outreach Hot Spots. 2010, EcoEID Project Proposal 25. Gilbert, J., et al., Outcomes in building capacity and strengthening networks: Ecohealth in Southeast Asia. ILRI research brief, 2014. 12: p. 1-4. 26. ILRI, I.L.R.I.-. Available from: 215Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam 27. Gilbert, J., et al., Ecosystem approaches to the better management of zoonotic emerging infectious diseases in the Southeast Asia Region. Sixth and Final Technical Report Covering the period 22nd February 2008 to 22nd August 2013. The International Livestock Research Institute. 2013. 28. Kazuhiko, M., Environmental Change and Infectious Disease in Tropical Asia ( Research Institute for Humanity and Nature. 2014. 29. Sripa, B., et al., Toward integrated opisthorchiasis control in northeast Thailand: The Lawa project. Acta Trop, 2015. 141(Pt B): p. 361-7. 30. Sithithaworn, P., et al., The current status of opisthorchiasis and clonorchiasis in the Mekong Basin. Parasitol Int, 2012. 61(1): p. 10-6. 31. Sujan Piya AK and H. Y, Sources of Agricultural Productivity Growth in South and Southeast Asia. Trends in Agricultural Economics, 2011(4): p. 18-29. 32. PA, M., et al., Agricultural intensification and ecosystem properties. Science, 1997(277): p. 504-509. 33. Fang, J., et al., Water Management Challenges in the Context of Agricultural Intensification and Endemic Fluorosis: The Case of Yuanmou County. Ecohealth, 2012. 8(4): p. 444-455. 34. Nguyen-Viet, H., et al., Improving Environmental Sanitation, Health, and Well- Being: A Conceptual Framework for Integral Interventions. EcoHealth, 2009. 6(2): p. 180-191. 35. Nga, D.T., et al., Assessing nutrient fluxes in a Vietnamese rural area despite limited and highly uncertain data. Resources Conservation and Recycling, 2011. 55(9-10): p. 849-856. 36. Nguyen-Viet, H., et al., A One Health perspective for integrated human and animal sanitation and nutrient recycling, in One Health: The theory and practice of integrated health approaches, J. Zinsstag, et al., Editors. In press, CABI: London. 37. KB, E.B., et al., Ecohealth Trainer Manual. 2013. 38. Nguyen-Viet, H., Giang Pham, and Dinh Xuan Tung, Field Building Leadership Initiative: Advancing Ecohealth in Southeast Asia - The first year journey. 10th Year Anniversary of Veterinary Public Health Centre for Asia Pacific. Veterinary Public Health Centre for Asia Pacific (VPHCAP), Chiang Mai University: 192- 197. 2013. 39. CENPHER, CENPHER Five Year Report 2009-2014: From a Research Project to a Research Center. Center for Public Health and Ecosystem Research at Hanoi School of Public Health, ed. H. Nguyen-Viet and G. Pham. 2014, Hanoi: Information Publishing House. 40. FBLI, Field Building Leadership Initiative: Advancing Ecohealth in Southeast Asia: 2014. 216 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) 41. VPHCAP, The 1st Regional EcoHealth (EH) Symposium: Social and Environment Dynamics on Human and Animal Health. VPHCAP, Chiangmai University, July 2011. 2011. 42. J, S.-C., et al., Ecohealth as a Field: Looking Forward. Ecohealth, 2014. 43. DC, H., Building Capacity for Ecohealth Research and Practice in Asia (BECA), in Building Capacity for Ecohealth Research and Practice in Asia. 2012, Veterinarians Without Borders/ Vétérinaires sans Frontières-Canada: Ottawa, Canada. 44. IDRC. Ecohealth Emerging Infectious Diseases Research Initiative (EcoEID). 2009; Available from: the_environment/ecosystem_approaches_to_human_health/pages/ projectdetails.aspx?projectnumber=105509. 45. Delia, G., The business case for One Health. Onderstepoort J Vet Res, 2014(8): p. 6. 46. Grace, D., W. Kabayo, and J. McDermott, Institutional arrangements for implementing One Health and Eco-health bridges and barriers. First International One health conference. Melbourse Australia February 2011. 2011. 1 Công cụ đánh giá “lập bản đồ kết quả” Outcome Mapping (OM) là một phương pháp lập kế hoạch và đánh giá quá trình phát triển mà đang hướng tới sự thay đổi và biến đổi xã hội. OM cung cấp một bộ công cụ để thiết kế và thu thập thông tin về các kết quả, định nghĩa là thay đổi hành vi, trong quá trình thay đổi. (http:// www.outcomemapping.ca). 217Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam GIỚI THIỆU VỀ NHÓM TÁC GIẢ TS. Nguyễn Việt Hùng tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học sự sống và môi trường tại Pháp và Postdoc tại Swiss TPH, Thụy Sỹ. Các chủ đề nghiên cứu chính: Đánh giá nguy cơ của các vi sinh vật gây bệnh và tác nhân hóa học trong thực phẩm và nước; Tiếp cận đa ngành trong đánh giá sức khỏe và VSMT; Ecohealth, One Health. TS. Hùng hiện đang làm việc cho Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tại Việt Nam. TS. Hùng là thành viên đồng sáng lập của CENPHER. Năm 2016, TS. Hùng được đồng nhận giải đóng góp cho lĩnh vực Ecohealth của Hội Sinh thái và Sức khỏe quốc tế (IAEH). TS Hùng là điều phối viên khu vực của chương trình FBLI. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Queensland (QUT) năm 2015 với luận án chuyên ngành về Đánh giá nguy cơ Sức khoẻ môi trường và tốt nghiệp ThS. Y tế công cộng tại Đại học Queensland (UQ) năm 2007. Ngoài công tác giảng dạy SKMT tại Trường Đại học YTCC từ năm 2002, TS. Tuyết Hạnh tham gia nhiều nghiên cứu về SKMT, Ecohealth, YTCC ở Việt Nam và trong khu vực với vai trò là nghiên cứu viên, điều phối viên, nghiên cứu viên chính. Lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên gồm Đánh giá nguy cơ SKMT, Đánh giá và giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng, Ecohealth, Biến đổi khí hậu và sức khoẻ, Nước và vệ sinh TS. Phạm Đức Phúc là Bác sĩ đa khoa, tốt nghiệp Thạc sĩ về Y tế quốc tế năm 2003 tại Đại học Copenhagen và tốt nghiệp tiến sĩ Dịch tễ học tại trường Đại học Basel và Viện Nhiệt đới và YTCC Thụy Sĩ năm 2011. TS. Phúc hiện là PGĐ Trung tâm nghiên cứu YTCC và hệ sinh thái, Trường Đại học YTCC; Điều phối viên Mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam và Hội YTCC Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo chính là Ecohealth, Một sức khỏe, Đánh giá nguy cơ trong lĩnh vực ATTP, bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền giữa động vật và người, nguy cơ sức khỏe liên quan tới nước và vệ sinh. 218 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) PGS. TS. Nguyễn Thanh Hương tốt nghiệp tiến sĩ YTCC tại Đại học Kỹ thuật Queensland, Úc năm 2006, tốt nghiệp ThS. YTCC tại Đại học Adelaide, Úc năm 1998 và ThS. Dược học tại trường Đại học Dược, Hà Nội năm 1990. Ngoài công tác giảng dạy tại trường Đại học YTCC từ năm 2000, TS. Thanh Hương còn tham gia nhiều nghiên cứu về chính sách y tế, hệ thống y tế, sức khỏe tâm thần, gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và trong khu vực với vai trò là nghiên cứu viên, điều phối viên, nghiên cứu viên chính. Lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên gồm Đánh giá chính sách y tế, nghiên cứu hệ thống y tế, hành vi sức khỏe, đánh giá các chương trình can thiệp, các nghiên cứu theo tiếp cận đa ngành. TS. Đinh Xuân Tùng tốt nghiệp cử nhân kinh tế nông- công nghiệp thực phẩm, Đại học Kinh tế Sofia, Bungari; Thạc sỹ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, Đại học Khoa học Sự sống, Na-Uy; Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Copenhagen, Đan Mạch. TS. Tùng hiện là cán bộ nghiên cứu, Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển Bền vững (IEHSD) - Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam (VUSTA). Tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chăn nuôi, hệ thống và chuỗi giá trị chăn nuôi, tác động chính sách, biến đổi khí hậu và các dự án liên quan đến ecohealth. TS. Trần Minh Hằng tốt nghiệp tiến sĩ Nhân học tại trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) năm 2012 và tốt nghiệp thạc sĩ Y tế quốc tế tại trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch năm 2005. TS. Trần Minh Hằng hiện là cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và giảng viên thỉnh giảng của Khoa nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chủ yếu là Nhân học Y tế, Biến đổi khí hậu và sức khỏe, Sức khỏe môi trường, Ecohealth. TS. Trương Quang Tiến tốt nghiệp Bác sĩ y khoa chuyên ngành Ngoại-Sản năm 1989 tại Đại học Tây Nguyên; Thạc sĩ YTCC năm 1999 tại Trường Đại học Y tế công cộng, Tiến sĩ Y tế công cộng chuyên ngành Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe năm 2016 tại Đại học Mahidol (Thái Lan). Giảng dạy về y khoa, y tế công cộng cho nhiều đối tượng sinh viên từ năm 1990. Tham gia nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hành vi, truyền thông, giáo dục sức khỏe về các chủ đề sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, tình dục 219Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam ThS. Lưu Quốc Toản tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật Y học năm 2004 tại trường Đại học Y Hà Nội và tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng năm 2012 tại trường Đại học Y tế công cộng. Là giảng viên Trường Đại học Y tế công cộng. Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu chủ yếu là Y tế công cộng, an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ, Ecohealth, Một sức khỏe. ThS. Toản đang theo học nghiên cứu sinh chuyên ngành Y tế công cộng tại Trường Đại học Y tế công cộng từ năm 2014. ThS. Đặng Xuân Sinh tốt nghiệp chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2006) và Thạc sĩ thú y công cộng tại Đại học Tự do Berlin-Đức và Đại học Chiang Mai-Thái Lan (2013). Là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu YTCC và Hệ sinh thái, Đại học YTCC, ThS Sinh tham gia các nghiên cứu đa ngành về bệnh truyền lây giữa người, động vật và môi trường, đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến ATTP và hệ sinh thái. Hiện ThS Sinh đang quan tâm các nghiên cứu về đánh giá nguy cơ ATTP, dịch tễ học thú y, zoonoses và Onehealth/Ecohealth. ThS. Phạm Thị Hương Giang nhận bằng thạc sỹ khoa học về Phát triển tại Đại học Leuven, Vương Quốc Bỉ năm 2012. Giang phụ trách phần Giám sát và Đánh giá (M&E) của dự án FBLI vùng và làm việc chặt chẽ với các nhóm nghiên cứu từ 4 nước Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Giang có kinh nghiệm 4 năm tham gia các hoạt động đánh giá sử dụng các phương pháp định tính với nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá phát triển “Developmental Evaluation” và việc áp dụng phương pháp này vào thực tế. NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Địa chỉ: số 352 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội Email: xuatbanyhoc@fpt.com.vn Điện thoại: 04.37625934 - Fax: 04.37625923 TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu Sức khỏe môi trường tại Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản Tổng Giám đốc CHU HÙNG CƯỜNG Chịu trách nhiệm nội dung Phó Tổng Biên tập BS. CKI. Nguyễn Tiến Dũng Biên tập: ThS. Nguyễn Thị Vân Sửa bản in: ThS. Nguyễn Thị Vân Thiết kế và dàn trang: Công ty TNHH LUCK HOUSE Đối tác liên kết Công ty TNHH LUCK HOUSE In 500 cuốn, khổ 17 x 25 cm tại Công ty TNHH LUCK HOUSE. Địa chỉ: 4/6/518 Đội Cấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội Số giấy Đăng ký kế hoạch xuất bản: 2999 - 2016/CXBIPH/7 - 133/YH. Số Quyết định xuất bản: 315/QĐ - XBYH cấp ngày 12/9/2016. In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2016. CÁCH TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM Ảnh: Bùi Quang Tú Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-66-2156-0 SÁCH KHÔNG BÁN CHỦ BIÊN TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG - TS. TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH TIẾP CẬN HỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ (ECOHEALTH) LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI 2016
File đính kèm:
- tiep_can_he_sinh_thai_doi_voi_suc_khoe_ecohealth_phan_2.pdf