Tìm hiểu một số vấn đề về chữ Nôm và tiếng Việt thể hiện trong văn bản "Hoa tiên nhuận chính" (Phần 2)
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, việc tìm hiểu về chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử ngày
càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, xu hướng đi vào khảo sát, nghiên
cứu và phân tích chữ Nôm cũng như tiếng Việt được thể hiện trong một tác phẩm Nôm
cụ thể đang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng và đạt được thành tựu rất
khả quan. Vận dụng theo xu hướng nghiên cứu nói trên, chúng tôi đã lựa chọn một văn
bản chữ Nôm cụ thể để đi vào khảo sát, phân tích những vấn đề về chữ Nôm cũng như
tiếng Việt được thể hiện trong văn bản. Văn bản được chúng tôi lựa chọn là tác phẩm
Hoa tiên nhuận chính bằng nguyên bản chữ Nôm. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn văn bản này,
vì đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về các phương diện văn học, ngôn ngữ,
văn tự trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Thông qua việc phân tích chữ Nôm và cách
ghi tiếng Việt được thể hiện trong văn bản, có thể giúp chúng ta tìm ra một số đặc điểm
về cấu trúc chữ Nôm và tiếng Việt cổ được thể hiện trong văn bản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu một số vấn đề về chữ Nôm và tiếng Việt thể hiện trong văn bản "Hoa tiên nhuận chính" (Phần 2)
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 62 TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỮ NÔM VÀ TIẾNG VIỆT THỂ HIỆN TRONG VĂN BẢN HOA TIÊN NHUẬN CHÍNH (P2) TS. Đào Mạnh Toàn1 ThS. Hoàng Ngọc Cương2 TÓM TẮT Trong những năm gần đây, việc tìm hiểu về chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó, xu hướng đi vào khảo sát, nghiên cứu và phân tích chữ Nôm cũng như tiếng Việt được thể hiện trong một tác phẩm Nôm cụ thể đang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng và đạt được thành tựu rất khả quan. Vận dụng theo xu hướng nghiên cứu nói trên, chúng tôi đã lựa chọn một văn bản chữ Nôm cụ thể để đi vào khảo sát, phân tích những vấn đề về chữ Nôm cũng như tiếng Việt được thể hiện trong văn bản. Văn bản được chúng tôi lựa chọn là tác phẩm Hoa tiên nhuận chính bằng nguyên bản chữ Nôm. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn văn bản này, vì đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về các phương diện văn học, ngôn ngữ, văn tự trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Thông qua việc phân tích chữ Nôm và cách ghi tiếng Việt được thể hiện trong văn bản, có thể giúp chúng ta tìm ra một số đặc điểm về cấu trúc chữ Nôm và tiếng Việt cổ được thể hiện trong văn bản. Từ khóa: Chữ Nôm, âm Hán Việt, âm tiền Hán Việt, tiếng Việt cổ (Tiếp theo P1) 3.2. Dấu vết vần Việt cổ và vần tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản 3.2.1. Dấu vết vần Việt cổ thể hiện qua văn bản Dấu vết âm cổ của ngƣời Việt đƣợc ghi lại trong mô hình cấu trúc của chữ Nôm. Thông qua hệ thống chữ Nôm phần nào có thể dựng lại đƣợc diện mạo tiếng Việt cổ giúp cho việc tìm hiểu quá trình lịch sử phát triển của tiếng Việt [1, tr.91-92]. Dựa vào các tiêu chí nói trên để tìm hiểu dấu vết vần Việt cổ trong HTNC, và trong khi đi sâu khảo sát về mặt vần chúng tôi đã phát hiện ra khá nhiều trƣờng hợp chữ Nôm trong HTNC còn mang dấu vết vần Việt cổ. - i > ây, ay, ơi. Ví dụ: STT Chữ Nôm Chữ HV biểu âm Âm Nôm Tần số Ví dụ 1 意/𧘇 í/ý Ấy 21 6b,d11 2 眉 My/mi Mày 7 24a,d5 3 悲 Bi Bây 5 26b,d6 4 尼 Ni Này 20 23b,d5 1Trƣờng Đại học Đồng Nai 2Trƣờng Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 63 Theo GS. Nguyễn Ngọc San và theo Đinh Trọng Thanh, vần ây, ay, ơi Việt vốn có nguồn gốc từ i Mƣờng, có thể so sánh: Tiếng Việt Tiếng Mường Đấy Tí (Mƣờng Khến) Vây (cá) Pì (Mƣờng Động) [2, tr.286] Ngay trong nội bộ tiếng Việt, i cũng là hình thức cổ hơn ây, ay, ơi. Trong khi ở Bắc Bộ phát âm các từ “gầy, mày, này, mới, với, chấy” thì ở phƣơng ngôn Bắc Trung Bộ còn phát âm là “ghì, mi, ni, mí, ví, chí” [1, tr.95]. - u > âu Trong HTNC có hai trƣờng hợp dùng chữ Hán có chính âm u để ghi “âu” Việt, nhƣ dùng âm “du” 油 để ghi âm “dầu” (28a,d6) xuất hiện 9 lần, dùng âm “cú” 句 để ghi “câu” (38a,d6), xuất hiện 7 lần. Những trƣờng hợp dùng chữ Hán có chính âm u để ghi âu là phản ánh chữ Nôm còn giữ dấu vết của âm Việt cổ. Có thể so sánh mối tƣơng ứng giữa tiếng Việt và tiếng Mƣờng: sâu – su, nâu – nu, bâu – bu, dầu – du [3, tr.172]. Hoặc ở phƣơng ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: bầu – bù, trâu – tru. - a > ưa, ươ Trong HTNC có 3 trƣờng hợp dùng chữ Hán có vần a để ghi chữ Nôm có vần ưa và ươ, nhƣ dùng “lã” 焒 để ghi “lửa” (23b,d5) xuất hiện 8 lần, dùng “mang” 忙 ghi “mƣờng” (3a,d3) xuất hiện 1 lần, dùng “chử” để ghi “chƣa” (3b,d5), xuất hiện 16 lần. Sự tƣơng ứng giữa a và ưa, ươ còn để lại dấu vết trong phƣơng ngôn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhƣ: lửa - lả, nƣớng – náng, ngửa - ngả Hoặc khi so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mƣờng lại cho thấy mối tƣơng quan giữa a và ươ nhƣ: nƣớc – nác, lƣỡi – lãi [3, tr.173]. - ư > ơ Trong HTNC cũng còn một số trƣờng hợp dùng chữ Hán có vần ư để ghi chữ Nôm có vần ơ. Một số ví dụ: STT Chữ Nôm Chữ HV biểu âm Âm Nôm Tần số Ví dụ 1 /據 Xứ/cứ Cớ 1 27b,d8 2 魚 Ngƣ Ngơ 1 13b,d3 3 𢖵 Nhữ Nhớ 9 20a,d8 4 女 Nữ Nỡ 4 19b,d9 TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 64 Dấu vết của sự tƣơng ứng giữa ư – ươ có thể tìm thấy trong sự so sánh giữa tiếng Việt và các phƣơng ngôn Mƣờng: Tiếng Việt Tiếng Mường Tơ Sƣ (Mƣờng Ống) Mơ Mƣ (Mƣờng Khến) [2, tr.285] Hay ở Bắc Bộ phát âm các từ: bây giờ, cậu mợ, lờ đờ, thì ở Bắc Trung Bộ còn phát âm là: bây chừ, cụ mự, lừ đừ.[3, tr.174] 3.2.2. Dấu vết vần tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản Âm tiền Hán Việt có một sự phát triển riêng khác với âm Hán Việt, nó thuộc một hệ quy chiếu khác có thể xuất hiện sớm hơn âm Hán Việt ngót chục thế kỷ. Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV cho đến các tác phẩm Nôm ở thế kỷ XX, trong đó có HTNC chẳng những lƣu giữ đƣợc dấu vết vần Việt cổ mà còn thể hiện vần tiền Hán Việt nhƣ ở các trƣờng hợp ghi: 沉Chìm (=trầm): Đành rằng nát ngọc chìm châu (36a,d9). 謹 Kín (=cẩn): Ngàn non ngậm kín bóng kim (12b,d1). 急Kíp (=cấp): Rụng rời kíp gọi gia đồng thuốc thang (23b,d7). Chính các từ Nôm “chìm, kín, kíp, tìm, kịp, kim” là âm tiền Hán Việt của các từ “trầm, cẩn, cấp, tầm, cập, châm” và im – ip là vần tiền Hán Việt của âm - ấp. Điều này đã đƣợc các nhà Hán ngữ học nghiên cứu và chứng minh. 3.3. Từ cổ trong văn bản Hoa Tiên nhuận chính 3.3.1. Tình hình từ cổ trong Hoa Tiên nhuận chính Cũng nhƣ những tác phẩm văn học Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII trở về trƣớc, HTNC còn ghi lại khá nhiều từ Việt cổ. Từ Việt cổ - đó là những từ ngữ thuần Việt bình thƣờng đã từng có thời gian đƣợc sử dụng phổ biến trong lới nói hàng ngày, nhƣng đến nay qua thời gian sàng lọc chúng không còn đƣợc sử dụng mà chỉ còn tồn tại trong các tác phẩm cổ hoặc trong tục ngữ ca dao cổ mà chúng ta gọi là các từ Việt cổ. Cổ với ý nghĩa là chúng đã mất đi trong ngôn ngữ hiện đại hoặc có xuất hiện thì cũng không còn giữ nghĩa cổ nữa, khiến ngƣời Việt hiện đại không còn hiểu đƣợc ý nghĩa của chúng, chứ không phải là những từ ngữ xuất hiện sớm nhất trong tiếng Việt (Chính những từ ngữ xuất hiện sớm nhất lại là những từ chúng ta đang dùng hiện nay – đó là lớp từ cơ bản nhƣ số đếm, từ trỏ các bộ phận của cơ thể, từ trỏ các hiện tƣợng tự nhiên gần gũi với đời sống con ngƣời, từ trỏ các động tác trong sinh hoạt và lao động thô sơ) Và nhƣ vậy, nếu hiểu từ Việt cổ nhƣ trên thì từ cổ trong HTNC chỉ có loại từ sau: Những từ trước kia được sử dụng như những đơn vị độc lập, mang một nghĩa từ vựng nhất định nhưng nay không còn thấy xuất hiện trong các văn bản thành văn nữa. Ví dụ: - 幻Ao nghĩa là đong: Đấu nào ao được vơi đầy mà tin (15b,d10). Trong văn bản chữ này xuất hiện 1 lần. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 65 - 直蒙 Chực mòng: là mong nhớ, chờ đợi, (mòng < vọng = mong): Lũ hầu tấp nập hả hê chực mòng (6a, d6). Trong văn bản chữ này xuất hiện 1 lần. - 詰 Cật: là sát: Cật ngày, Diêu nói tận từ mới nghe (25a,d12). Trong văn bản chữ này xuất hiện 1 lần. - 𢩵撴 Dẩy dun: may mắn, ngẫu nhiên: Dẩy dun may được như nguyền biết đâu (2a,d5). Trong văn bản chữ này xuất hiện 1 lần. - 𢥇 Chán: là thẹn: Vẻ hoa vừa chán gót lan vội dời (3b,d4). Trong văn bản chữ này xuất hiện 1 lần. 3.3.2. Bảng thống kê các từ ngữ cổ trong Hoa Tiên nhuận chính Dựa vào các tiêu chí nhận diện từ cổ, chúng tôi đã tiến hành thống kê đƣợc 80 từ cổ trong văn bản Nôm HTNC. Điều đó chứng tỏ rằng trong HTNC dù sáng tác ở thế kỷ XVIII nhƣng vẫn bảo lƣu đƣợc những từ cổ của tiếng Việt. Đây cũng là một cứ liệu quan trọng giúp ngƣời nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn khi nghiên cứu quá trình phát triển của tiếng Việt. STT Từ Ý nghĩa Xuất xứ Ví dụ 1 Áng Đám 962, 1666 Áng hoa vô chủ đã đành từ đây 2 Ao Đong 690 Đấu nào ao đƣợc vơi đầy mà tin 3 Ban Lúc, khi, về 114, 129, 176, 999, 1641 Tiệc vầy ban tối khi chơi ngoài đƣờng 4 Bàn mê Bối rối 520 Rèm đồng khách hãy mơ màng bàn mê 5 Bẵng Bằng, giống nhƣ 82, 580, 815, Chập chờn xem bẵng chiêm bao 6 Biếng Từ chối 832 Biếng quan anh cũng trải đời nhƣ em 7 Bợn Vƣơng vấn 47, 97, 147, 519, 1730 Rƣớc mừng chẳng bợn tóc tơ mọi điều 8 Buổi 𣇜 Lúc 130, 289, 362 Quyến hồn khôn vía buổi này đi đâu 9 Cả Lớn 563 Chợt đâu bóng cả cành dài 10 Cật Sát 1150 Cật ngày, Diêu nói tận từ mới nghe TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 66 11 Chác Mua 272, 712, 1423 Phú Tƣơng Nhƣ dễ mấy vàng chác nên 12 Chác Chuốc lấy 1334 Bỗng không mua não chác sầu mà chơi 13 Chán 𢥇 Thẹn 102 Vẻ hoa vừa chán, gót lan vội dời 14 Chề chà Khoan thai, cởi mở 387 Chề chà ông mới hỏi sinh 15 Chỉn Quả thực 838 Chỉn e lều cỏ biết là nên chăng 16 Chỉnh Sạch sẽ, đẹp đẽ 384 Vƣờn vừa dọn chỉnh khách đà đến chơi 17 Chốc Chính cống 530 Phải Hƣơng đấy chốc nhìn lâu tỏ chừng 18 Chợt chã Nƣớc mắt rơi lã chã 742 Chợt nghe chợt chã đôi dòng phôi pha 19 Chực mòng Chờ mong, chờ đọi, mong mỏi 226 Lũ hầu tấp nập hả hê chực mòng 20 Đãi đằng Nói năng, ăn nói 950 Bây giờ còn dám đãi đằng với ai 21 Dẫn nhàn Tìm đến cảnh nhàn (xin về hƣu) 817 Dẫn nhàn gởi xuống bệ rồng 22 Đắng đót Cay đắng 627 Duềnh riêng đắng đót bấy lâu 23 Dành dập Đành để, ý nói nhƣ rấm trƣớc 770 Hai là dành dập liệu bề mối manh 24 Dây Kéo dài thời gian 314 Vụng về chẳng bỏ dây cƣời làng thơ 25 Dẩy dun 𢩵 Ngẫu nhiên, may mắn mà gặp 32 Dẩy dun may đƣợc nhƣ nguyền biết đâu 26 Dỉ dang / Trò truyện, tâm tình với nhau 207, 1658 Dỉ dang kể hết đầu đuôi sự mình 27 Diễn / Cách xa 352, 1204 Non Bồng diễn ngỡ mấy mƣơi mƣơi trùng 28 Dở dói 𢷣𦇒 Xảy ra 591 Sầu đâu dở dói biếng rằng TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 67 29 Độc đƣờng Đƣa đƣờng, gây nên chuyện 455, 1358 Éo le ai dám độc đường 30 Đòi Nhiều 318, 1125, 1304, 1733 Đòi nơi giốc sớm địch chiều 31 Đôi So sánh 691 Lại khi đôi tuổi kén duyên 32 Dồi dắng Trễ tràng, do dự 1590 Nếu dồi dắng lại ra lờn cợt ngay 33 Đòi nau Nhiều lúc khốn khổ 1138 Nỗi riêng riêng chạnh đòi nau một mình 34 Dù Tùy ý 172 Liền song sang đó dù khi đỡ buồn 35 Đua đàn Đua theo chúng bạn 235 Vờ chơi Nguyệt cũng đua đàn 36 Dƣờng /nhƣờng bẵng Dƣờng bằng, dƣờng nhƣ 82, 580 Đêm thanh nhường bẵng còn ai say cờ 37 Ê dề𠲖 Đau đớn lắm 1304 Nghe tin nàng những ê dề đòi cơn 38 Giàng Giữ gìn, coi sóc cẩn thận 1010 Lại sai Dƣơng tƣớng giữ giàng việc biên 39 Gót nguồn 𨃴 Đầu đuôi, trƣớc sau 1757 Gót nguồn bàn lại mà chơi 40 Hổ Hổ thẹn 638, 796 Vừng soi đã hổ có trên đỉnh đầu 41 Hôm dao Ngày càng cách xa 67 4 Chẳng thà cách trở hôm dao nhƣờng này 42 Hôm tăm 𣋚 Đêm hôm tối tăm 118 Hôm tăm tạm ngụ biết ai đấy mà 43 Kèo Rót rƣợu mời 335, 1712 Hầu vui chén hãy kèo mau 44 Khảy 𢭮 Khêu gợi lên 220, 543, 683, 902, 1159 Thấy lời nhƣ khảy mối tình 45 Khóm lòng 𦽔𢚸 Trong lòng, bên lòng 267 Sởn sơ hoa nở khóm lòng 46 Khỏng khảnh Khệnh khạng 521 Thói quyền khỏng TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 68 𠾶 khảnh là lề 47 Khúc nôi Nỗi niềm tình cảm 244, 1584 Thở than Lƣơng mới kể rành khúc nôi 48 Lăm Ƣớc muốn 241, 1227 Những lăm chắp cánh liền cành 49 Lệ Sợ 410, 631, 794, 864, 1001 Nhà ta coi với lòng ta lệ gì 50 Le te Cao thấp, ngắn dài không đều 562 Le te bên vũng độ tầm ngang vai 51 Lom om 𤋾 Xanh thẫm 73 Thủy đình rủ bóng lom om 52 Lộng nâm Nói những lời lẽ thiếu tế nhị, nói bừa bãi 371 Lộng nâm, Nguyệt mới mới kỳ 53 Lứa đam Lứa đôi 1625 Rủi may chẳng kẻo lứa đam 54 Lƣợc Từ chối 1471 Ơn lòng dàm nhẽ lược lời 55 Mách mao 𠼽 Kể lại chuyện có thêm thắt chi tiết 490 Dở bề xuýt ải, dở bề mách mao 56 Mảng 𠻵 Nghe thấy 804, 988 Mái sƣơng chợt mảng trên thành điểm năm 57 Mếch 𠼽 Sứt mẻ, làm cho mất lòng 103, Mếch xem chiều mỉm mỉm cƣời 58 Mếch Nghiêng, không thẳng 900, 1172 Trong khoang mếch nặng lƣng then chở sầu 59 Ná trò Trò kỳ lạ 1390 Lại mang lấy tiếng ná trò mà chơi 60 Nghỉ 𢪀 Ngƣời ấy, nó 117 Mới rồi hẳn nghỉ chẳng sai 61 Nhắc Cân 502, 698 So ra nhắc giá thanh niên ai tày 62 Nhẫn Đến 340, 605 Nhẫn nay chừng đã đâu thèm nửa sƣơng 63 Nhơn nhơn Uy nghiêm: sắc diện không thay 261, 1657 Nhơn nhơn chiêng lặng điêu chìm TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 69 đổi 64 Nhòng Cao 512 Phong tao tài điệu rất nhòng ai so 65 No Đủ, nhiều 243, 1032 Cậy quanh mãi mãi buồn no 66 Nƣơng Nƣơng tựa 353, 1048, 1477 Trƣớc hiên nương bóng tà song 67 Pha Đi vào, xuyên qua, 486, 718, 1418 Vội pha lối cũ thẳng giong về lầu 68 Sam sƣa 𧀜 Vƣợt khuôn phép 248 Nhủ rằng: ngƣời thế sam sưa đã đầy 69 Soi Gò đất trên sông 46 Đầu soi bay lộ cuối gềnh nổi âu 70 Sởn sơ 𠮿𠮿 Vui tƣơi, hớn hở 267, 1751 Sởn sơ hoa nở khóm lòng 71 Tạn Sát một bên 112 Lòa mây nào ngỡ khách man tạn vời 72 Táo Tiếng hót của đàn chim 528 Táo cành xao xác, chiếc chim điểm sầu 73 Thăn thỉ 𠱈 Năn nỉ, kêu van 743 Nỗi niềm thăn thỉ gần xa 74 Thày lay 𢯦 Gây ra sự phiền phức 146 Cƣời chăng cƣời nỗi thày lay dại càn 75 Thèm Gần, còn kém, còn thiếu chút ít thì bằng 340, 833 Nhẫn nay chừng đã đâu thèm nửa sƣơng 76 Trần trần Trơ ra, ỳ ra 505,1586 Ấp cây một mực trần trần 77 Tri tri Trơ trơ 687, 1057 Ngƣời hầu với đá tri tri 78 Xắm nắm Chuẩn bị 33 Gởi qua xắm nắm dƣới lầu 79 Xƣng xƣng Khăng khăng 1635 Ví xưng xưng quyết lấy mình 80 Xuýt ải Xuýt xoa kêu nhè nhẹ 490 Dở bề xuýt ải, dở bề mách mao TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 70 Kết quả thống kê từ cổ trong HTNC đã cho chúng ta thấy rằng, việc tìm hiểu các tác phẩm văn học Nôm của ông cha ta để lại là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Bởi vì, ngoài những vấn đề về mặt xác định văn bản chân ngụy, văn bản gốc, tác giả, niên đại ra còn có các vấn đề về ngữ âm lịch sử tiếng Việt và các từ ngữ cổ mà các văn bản Nôm còn bảo lƣu đƣợc. Dựa vào từ điển Nôm cổ chúng tôi đã thống kê đƣợc 80 từ cổ. Điều đó chứng tỏ rằng trong HTNC dù sáng tác ở thế kỷ XVIII nhƣng vẫn bảo lƣu đƣợc những từ cổ của tiếng Việt. Đây cũng là một cứ liệu quan trọng giúp ngƣời nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn khi nghiên cứu quá trình phát triển của tiếng Việt. Nhìn chung, các từ cổ trong HTNC đã trở nên xa lạ và khó hiểu đối với độc giả phổ thông hiện nay nên khi phiên âm chúng ra Quốc ngữ cần phải có sự chú thích rõ ràng. Qua những nội dung vừa trình bày trên đây chúng ta có thể phần nào hình dung đƣợc diện mạo ngữ âm tiếng Việt vào khoảng cuối thế kỷ XVIII thông qua văn bản Nôm HTNC. Bởi ngôn ngữ và văn tự là hai hệ thống không thể tách rời nhau, đó là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện. Chữ Nôm trong HTNC đã phản ánh những mối liên hệ ngữ âm lịch sử tiếng Việt thể hiện ở phụ âm đầu và vần mà lƣu tích còn để lại trong các phƣơng ngôn hoặc các ngôn ngữ họ hàng thân thuộc với tiếng Việt. 4. Một số nhận xét về giá trị văn tự và sự phát triển của tiếng Việt qua văn bản Hoa Tiên nhuận chính Qua những vấn đề về văn tự và ngôn ngữ tiếng Việt đƣợc thể hiện trong HTNC mà chúng tôi đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng HTNC thực sự là một tác phẩm rất có giá trị về mặt văn tự và ngôn ngữ. 4.1. Về giá trị văn tự Thông qua quá trình khảo sát về chữ Nôm trong văn bản HTNC, chúng tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều mã chữ Nôm đã ghi lại một cách tƣơng đối chính xác ngữ âm tiếng Việt thời bấy giờ. Những mã chữ Nôm đó, theo sự khảo sát của chúng tôi thì hầu nhƣ đã không còn tồn tại trong những văn bản Nôm cùng thời với HTNC và những văn bản Nôm ra đời sau HTNC. Nhƣ vậy có nghĩa là, HTNC đã bảo lƣu đƣợc những mã chữ Nôm cổ khác biệt với những tác phẩm Nôm cùng thời điểm đó. Và những mã chữ Nôm khác biệt này “đã tồn tại một cách đích thực trong một giai đoạn không phải vì bản thân nó cố tình tạo ra sự khác biệt so với các văn bản Nôm khác mà vì nhằm cố gắng biểu hiện đƣợc bộ mặt của tiếng Việt trong một giai đoạn. Tức là ở chiều sâu bên trong của những mã chữ Nôm này – cái thể hiện là diện mạo tiếng Việt ở một thời điểm – cái đƣợc biểu hiện. Bởi lẽ, văn tự cũng chỉ là những ký hiệu ghi lại ngôn ngữ”[4, tr.85]. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 71 4.2. Sự phát triển của tiếng Việt qua tác phẩm Nôm HTNC Qua những kết quả khảo sát về chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản HTNC, chúng tôi cho rằng, HTNC đã ghi lại một cách trung thành ngôn ngữ tiếng Việt qua từng thời kỳ phát triển. Nó chính là bƣớc tiếp nối giữa chữ Nôm và tiếng Việt giai đoạn II (thế kỷ XVI – XVII) sang giai đoạn III (từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX). Song điều đáng ghi nhận là HTNC đã kế thừa đƣợc những thành tựu về mặt ngôn từ mà các tác phẩm thơ Nôm trƣớc đó đã đạt đƣợc, nhất là văn học dân gian. Nhiều khi ta bắt gặp cả những câu ca dao tục ngữ đƣợc đƣa vào tác phẩm một cách nguyên vẹn. Ngoài những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc đƣợc ghi lại trong văn bản Nôm HTNC, thì tác phẩm này còn bảo lƣu đƣợc một số lƣợng từ cổ khá phong phú. Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy số lƣợng từ cổ trong HTNC so với các tác phẩm nhƣ Phật thuyết, Thiên Nam ngữ lục đã có phần dễ hiểu hơn và hầu nhƣ gần gũi với tiếng Việt hiện đại hơn. Ví dụ, trong Phật thuyết còn tồn tại những từ ngữ cổ nhƣ: Áng (cha), bao nả (xiết bao), của (sự việc), dái (sợ), ghê (nhiều) [4, tr.126-127], hay trong Thiên Nam ngữ lục còn có những từ nhƣ: bà cắt (chim cắt), bỏ đôn (vứt bỏ), bồ cóc (con cóc), chiêu đăm (bên phải, bên trái), chốc mòng (mong đợi), bui (duy, chỉ) [3, tr.182-183], nhƣng trong HTNC không còn thấy xuất hiện những từ đó nữa. Sự phát triển của tiếng Việt còn đƣợc thể hiện trong HTNC là ở chỗ: rất nhiều câu, chữ Hán trong văn bản đã trở thành những điển tích hay những mô típ quen thuộc của dòng văn học Trung đại và đã đƣợc HTNC dịch ra tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, ví dụ: - Quả mai chi để trên cành bảy ba là từ câu “Phiếu hữu mai, kỳ thực thất hề, kỳ thực tam hề”. - Y dương liễu, mặt phù dung là từ câu “Phù dung nhƣ diện, liễu nhƣ my”. - Vẻ hồng trơ đó, mặt người nào đâu là từ câu “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thôi Hộ). - Dằng dai bạng duật là câu “Bạng duật tƣơng trì” Sự ảnh hƣởng nhƣ trên chứng tỏ tiếng Việt trong HTNC đang ở quá trình tiếp thu và đồng hóa khá nhiều từ ngữ gốc Hán. Vay mƣợn nhiều từ gốc Hán là nét chung của những tác phẩm Nôm từ thế kỷ XVIII trở về trƣớc, bởi ở giai đoạn này trong chữ Nôm loại chữ giả tá vẫn còn chiếm số lƣợng lớn. Càng về sau, tiếng Việt càng phát triển thì nhiều từ gốc Hán sẽ bị Việt hóa hoặc đƣợc thay thế bằng những từ thuần Việt. Từ những kết quả khảo sát và chứng minh về chữ Nôm và tiếng Việt nói trên, chúng ta có thể kết luận rằng: HTNC là một văn bản Nôm có nhiều giá trị về mặt văn tự và tiếng Việt lịch sử. Khai thác toàn diện văn bản HTNC nhất định sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều tƣ liệu đáng tin cậy để tìm hiểu chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử. Tóm lại, qua tác phẩm này chúng ta có thể phần nào hình dung đƣợc diện mạo của chữ Nôm và tiếng Việt ở vào một giai đoạn lịch sử cách chúng ta hơn hai thế kỷ. Việc đi sâu vào những tác phẩm tiêu biểu nhƣ HTNC chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho quá trình nghiên cứu lịch sử phát triển của chữ Nôm và tiếng Việt trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Trọng Thanh (Chủ biên) (1990), Giáo trình Hán Nôm, Nxb. ĐH và THCN, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc San (1987), Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, Tập IV phần 2, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Lâm (2006), Chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Thiên Nam ngữ lục, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 4. Hoàng Thị Ngọ (1999), Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. STUDYING SOME PROBLEMS OF “NOM” CHARACTERS AND THE VIETNAMESE LANGUAGE USED IN HOA TIEN NHUAN CHINH ABSTRACT In recent years, learning about Demotic script and Vietnamese language history has become concerning more and more researchers. In which, the trend in survey, research and analysis of Demotic script as well as Vietnamese language written in a specific Demotic script work has increasingly been applied by many researchers and achieved very positively. Applying research trends mentioned above, we have chosen a specific Demotic script text to carry out a survey and analyze the issues in Demotic script as well as Vietnamese language written in the text. The Text chosen is “Hoa Tien Nhuan Chinh” which was originally written in Demotic script. The reason why we choose this text is that it is one of the representatives of the literary aspects such as linguistics, writings in period from century XVIII to XIX. Through analyzing Demotic script and the way how to write a text in Vietnamese, we can find out some characteristics of structure of Demotic script and Ancient Vietnamese language used in the text. Keywords: Demotic script, sounds of Chinese - Vietnamese word, sounds of pre – Chinese Vietnamese word, Ancient Vietnamese language
File đính kèm:
- tim_hieu_mot_so_van_de_ve_chu_nom_va_tieng_viet_the_hien_tro.pdf