Tín dụng và vai trò của tín dụng nhà nước Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

TÓM TẮT

Tín dụng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường và được coi là một trong những

công cụ tài chính quan trọng có vai trò và tác dụng to lớn đối với sự triển của nền kinh tế - xã hội.

Xét trong mối quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ tín dụng, tín dụng tồn tại dưới ba hình thức

chủ yếu, gồm Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Tín dụng nhà nước. Cả ba hình thức tín

dụng này đều tồn tại và hoạt động song song với nhau và tạo ra hiệu ứng tích cực chung đối với nền

kinh tế - xã hội. Trong ba hình thức tín dụng nói trên, Tín dụng nhà nước là công cụ tài chính của

Nhà nước để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế; Để tạo đà và thúc đẩy kinh tế phát

triển và tăng cường an sinh xã hội. Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng công cụ tài chính này

như một giải pháp tài chính cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, tín dụng nhà nước

cũng đã được sử dụng từ giai đoạn đầu của công cuộc kiến thiết kinh tế, trải qua các thời kỳ phát

triển của đất nước cho đến giai đoạn hiện nay và đã phát huy vai trò và kết quả thật to lớn. Do đó,

cần phát triển mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

pdf 11 trang yennguyen 10940
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng và vai trò của tín dụng nhà nước Việt Nam - Lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín dụng và vai trò của tín dụng nhà nước Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

Tín dụng và vai trò của tín dụng nhà nước Việt Nam - Lý luận và thực tiễn
11
Tín dụng và vai trò . . .
TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Thị Hiền* 
TÓM TẮT
Tín dụng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường và được coi là một trong những 
công cụ tài chính quan trọng có vai trò và tác dụng to lớn đối với sự triển của nền kinh tế - xã hội. 
Xét trong mối quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ tín dụng, tín dụng tồn tại dưới ba hình thức 
chủ yếu, gồm Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Tín dụng nhà nước. Cả ba hình thức tín 
dụng này đều tồn tại và hoạt động song song với nhau và tạo ra hiệu ứng tích cực chung đối với nền 
kinh tế - xã hội. Trong ba hình thức tín dụng nói trên, Tín dụng nhà nước là công cụ tài chính của 
Nhà nước để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế; Để tạo đà và thúc đẩy kinh tế phát 
triển và tăng cường an sinh xã hội. Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng công cụ tài chính này 
như một giải pháp tài chính cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, tín dụng nhà nước 
cũng đã được sử dụng từ giai đoạn đầu của công cuộc kiến thiết kinh tế, trải qua các thời kỳ phát 
triển của đất nước cho đến giai đoạn hiện nay và đã phát huy vai trò và kết quả thật to lớn. Do đó, 
cần phát triển mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: tín dụng, tín dụng nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Chính phủ, Ngân hàng 
Phát triển Việt Nam.
CREDIT & THE ROLE OF VIETNAM STATE CEREDIT - 
THEORY AND PRACTICE
ABSTRACT
Credit exists objectively in market economy and is considered as important financial 
tool that has important role and influence to development of society and economy. Considering 
the relationship among subjects of credit relationship, credit exists mainly in the three forms: 
commercial credit, banking credit, state credit. The three credit forms exist and operate along with 
one another and they create positive effect to society and economy. In the three above mentioned 
forms of credit, State Credit is the financial tool of the State to build, develop infrastructure of the 
economy; and to create the momentum and pushing economical development and intensify social 
welfare. The nations of the world all use this financial instrument as a basic financial solution in 
order to develop economy and society. In Vietnam, State Credit already was used from the first stage 
of building the economy, passing through the stages of development of the nation until the present 
time and already promoted the role and the result was so great. Therefore, it is necessary to develop 
more the operation of State Credit in Vietnam in the present stage.
Key words: Credit, state credit, investment Credit and Development of the Government, 
Vietnam Development Bank.
* ThS. GV. Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh 
Email: hiennguyen0117@yahoo.com
12
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG 
Theo từ điển Tài chính ngân hàng của 
NXB Khoa học kỹ thuật năm 2005 thì: “Tín 
dụng (credits) là quan hệ cho vay, quan hệ sử 
dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người 
cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả”. [3] Tín 
dụng là quan hệ giữa bên cho vay và bên đi 
vay, trong đó bên cho vay chuyển giao một số 
vốn (Có thể bằng hiện kim, hoặc bằng hiện 
vật) cho bên đi vay sử dụng trong một thời 
gian xác định và có điều kiện nhất định, khi 
đến hạn bên đi vay hoàn trả vốn và lãi cho bên 
cho vay. 
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng 
hóa, và là một trong những công cụ tài chính 
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tín 
dụng có quá trình ra đời tồn tại và phát triển 
cùng với phát triển của kinh tế hàng hóa, đồng 
thời tín dụng là nhân tố thúc đẩy kinh tế hàng 
hóa phát triển.
Hoạt động của tín dụng bao giờ cũng gây 
hiệu ứng đối với nền kinh tế xã hội. Các nhà 
nghiên cứu coi hiệu ứng đó chính là vai trò 
của tín dụng.
Nói đến vai trò của tín dụng, là nói đến sự 
tác động của tín dụng đối với nền kinh tế - xã 
hội. Tác động của tín dụng đối với nền kinh tế 
chủ yếu là tác động tích cực, tác động tốt cho 
xã hội. Tuy nhiên không loại trừ những yếu tố 
tiêu cực. Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển 
tràn lan không kiểm soát, thì không những 
không làm cho nền kinh tế chậm phát triển mà 
còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh 
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Nhưng nếu 
hoạt động tín dụng được giám sát theo hướng 
tích cực thì tín dụng sẽ phát huy tác động tốt 
đối với nền kinh tế xã hội. Vai trò tích cực của 
tín dụng thể hiện qua các điểm sau:
+ Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất & 
lưu thông hàng hóa phát triển.
Tín dụng, trước hết là nguồn cung ứng 
vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh 
tế, do đó:
- Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì 
qu trình sản xuất lin tục đồng thời góp phần 
đầu tư phát triển kinh tế cho các ngành, các 
thành phần kinh tế.
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên 
xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối vốn 
tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn 
bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình 
sản xuất được liên tục. Ngòai ra tín dụng còn 
là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động 
lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương 
tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư pht triển. 
Thông qua hoạt động tín dụng giúp các doanh 
nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên 
liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng 
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.
- Tín dụng với việc cung ứng vốn theo cơ 
chế tự điều tiết sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát 
triển.
Hoạt động tín dụng, trong đó có hoạt động 
của các ngân hàng, chủ yếu là tập trung vốn 
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà vốn này nằm phân 
tán khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, 
các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở 
đó cho vay các đơn vị kinh tế, những người 
có nhu cầu về vốn và từ đó thúc đẩy nền kinh 
tế phát triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành 
kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Trong điều kiện nước ta, Nhà nước tập 
trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh 
tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ 
tạo cơ sở lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát 
triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác 
dầu khí
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh 
tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
13
Tín dụng và vai trò . . .
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh 
tế của một quốc gia gắn liền với kinh tế thế 
giới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một 
trong những phương tiện nối liền kinh tế các 
nước với nhau.
Đối với các nước đang phát triển nói 
chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai 
trị quan trọng trong Có thể nói, trong mọi nền 
kinh tế - xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò 
to rất to lớn về phương diện kinh tế 
Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần 
cung ứng vốn cho quá trình sản xuất kinh 
doanh và vốn cho các dự án đầu tư của doanh 
nghiệp.
Đối với công chúng: Tín dụng là cầu nối 
giữa tiết kiệm và đầu tư. Người dân luôn có 
cơ hội để làm cho đồng tiền tiết kiệm của 
mình được sinh lời 
Đối với toàn xã hội: Tín dụng làm tăng 
hiệu suất sử dụng đồng vốn. Trên bình diện 
toàn bộ nền kinh tế, đồng tiền được huy động, 
được sử dụng với với hiệu suất cao nhất, do 
đó cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng để 
phát triển nền kinh tế
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời 
sống kinh tế – xã hội khiến tạo ra động lực 
phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ 
tài chính nào có thể thay thế được.
+ Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo 
công ăn việc làm cho người lao động.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy 
nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và 
dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn 
nhu cầu đời sống của người lao động, mặt 
khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả 
năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có 
trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao 
động, đất, rừng... do đó có thể thu hút nhiều 
lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực 
lượng sản xuất mại để thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng 
tồn tại dưới các hình thức chủ yếu sau đây:
1.1. Tín dụng thương mại (commercial 
credit)
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng 
gắn liền với quan hệ thương mại, được thực 
hiện dưới hình thức mua bán chịu hoặc ứng 
trước tiền hàng giữa những nhà sản xuất kinh 
doanh với nhau. Nói cách khác, tín dụng 
thương mại là quan hệ tín dụng giữa môt bên 
là các công ty, các tổ chức kinh tế, với tư cách 
là bên bán (seller) với một bên khác cũng là 
các công ty, tổ chức kinh tế, nhưng với tư cách 
là bên mua (buyinger) để thực hiện hợp đồng 
mua bán chịu hàng hóa, hoặc ứng trước tiền 
hàng cho nhau trong một gian nhất xác định, 
với điều kiện các bên cam kết thực hiện nghĩa 
vụ trả nợ bằng văn bản. Quan hệ tín dụng này 
gắn liền với quan hệ thương mại, nên được 
gọi là tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại được chia làm hai 
loại:
Thứ nhất: Tín dụng thương mại dành cho 
người mua. 
Theo đó người bán sẽ giao hàng hóa cho 
người mua và đồng ý cho người mua thanh 
toán tiền hàng sau một thời gian nhất định, 
với điều kiện người mua phải ký chấp nhận trả 
tiền vào hối phiếu do người bán ký phát (Hối 
phiếu đòi nợ). Người bán - người ký phát hối 
phiếu và là người hưởng lợi hối phiếu sẽ giữ 
hối phiếu này khi đến hạn sẽ xuất trình cho 
người mua và người mua phải thanh toán cho 
người bán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu. 
Người bán cụng có thể chuyển nhượng hối 
phiếu cho một người khác để nhận tiền trước 
khi hối phiếu đến hạn. Trường hợp người mua 
tự mình lập phiếu nhận nợ và cam kết trả nợ 
(hối phiếu nhận nợ - còn gọi là lệnh phiếu) thì 
lệnh phiếu này sẽ phải chuyển cho người bán 
14
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nắm giữ. Việc thanh toán khi đến hạn tương tự 
như trên, nhưng đối với lệnh phiếu, người bán 
không được chuyển nhượng cho người khác.
Thứ hai: Tín dụng thương mại dành cho 
người bán.
Theo hình thức này, người mua sẽ ứng 
trước tiền hàng cho người bán, số tiền ứng 
trước có thể lên đến 100% giá trị lô hàng 
theo hợp đồng. Sau một thời gian nhất định, 
người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người 
mua thương mại dành cho người bán, không 
bắt buộc người bán phải lập giấy nợ thương 
mại như tín dụng dành cho người mua. Nhưng 
để đảm bảo an toàn cho người mua (Người 
ứng trước) thường người ứng trước bắt buộc 
người bán (Nhận ứng trước) phải có chứng 
thư bảo lãnh của ngân hàng, để bảo đảm việc 
giao hàng của người bán sẽ được thực hiện.
1.2. Tín dụng Ngân hàng (banking 
credit) 
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng 
giữa các ngân hàng thương mại, các định chế 
tài chính phi ngân hàng với các công ty, xí 
nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá 
nhân được thực hiện dưới hình thức ngân 
hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho 
vay đối với các đối tượng nói trên. 
Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng 
chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong 
nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn:
- Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho 
mọi đối lượng trong xã hội; Tín dụng ngân 
hàng có thể xâm nhập vào các ngành, với 
nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa 
và nhỏ, không bằng hiện vật, nhờ đó đảm bảo 
cho sản xuất kinh doanh không những được 
duy trì mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực 
như dịch vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳng 
định vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng 
trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh 
tế xã hội. 
- Tín dụng ngân hàng hoạt động không bị 
giới hạn về quy mô, có thể cung ứng vốn cho 
nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều 
thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanh 
nghiệp không những có vốn để kinh doanh, 
mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mới 
thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
- Nhờ hoạt động của tín dụng ngân hàng 
mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử 
dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; Tín 
dụng ngân hàng vừa có tác dụng đẩy nhanh 
tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu 
chuyển tiền tệ được tập trung phần lớn qua hệ 
thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan 
trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá 
cả thị trường, ổn định đời sống của người lao 
động.
1.3. Tín dụng nhà nước (state credit)
Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng 
giữa Chính phủ với các tổ chức và cá nhân 
trong xã hội. Đây là hình thức tín dụng phát 
triển muộn hơn các hình thức tín dụng khác, 
trong điều kiện Chính phủ Trung ương phát 
hành trái phiếu để vay nợ và sử dụng nguồn 
vốn này cho nhu cầu đầu tư chung của Chính 
phủ. Sau này khi tín dụng nhà nước phát triển 
mạnh, thì tín dụng nhà nước không chỉ là phát 
hành trái phiếu của Chính phủ trung ương, mà 
chính quyền địa cũng có những như cầu như 
vậy để đáp ứng vốn đầu tư trong phạm vi hẹp 
hơn. Tín dụng nhà nước cũng không chỉ thuần 
túy là Nhà nước đi vay thông qua phát hành 
trái phiếu mà còn có cả trường hợp nhà nước 
cho vay thông qua các tổ chức tài chính của 
Chính phủ. Tín dụng nhà nước còn được mở 
rộng phạm vi hoạt động, không những ở trong 
phạm vi quốc nội mà còn có cả trên phạm vi 
quốc tế. Tín dụng nhà nước vừa là một công 
15
Tín dụng và vai trò . . .
cụ tài chính của nhà nước, vừa là một công cụ 
mang tính chất kinh tế - chính trị quan trọng 
để xử lý các mối quan hệ quốc tế. 
2. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC & VAI 
TRÒ CỦA TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC Ở 
VIỆT NAM
+ Với tư cách là người đi vay: 
“Nhà nước đứng ra huy động vốn của các 
tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bằng cách 
phát hành Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu 
chính quyền địa phương, trái phiếu công 
trình, tín phiếu Kho Bạc để sử dụng vì mục 
đích và lợi ích chung của toàn bộ nền kinh 
tế - xã hội” [1]
Như vậy, tín dụng Nhà nước hoạt động 
bằng công cụ nợ truyền thống và phổ biến là 
trái phiếu.
+ Với tư cách là người cho vay: 
“Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các đơn vị 
và cá nhân thông qua các chương trình để thực 
hiện các muc tiêu kinh tế xã hội như: Cho vay 
xóa đói giảm ngèo, cho vay giải quyết việc 
làm, Các chương trình cho tín dụng đầu tư, hổ 
trợ lãi suất, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, cho vay 
hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa v.v... Những 
đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi và 
cho vay của Tín dụng Nhà nước phải thỏa 
mãn những điều kiện nhất định, đồng thời 
là những đối tượng được Nhà nước khuyến 
khích phát triển” [2]
2.1. Các mô hình tổ chức và hoạt động 
của Tín dụng Nhà nước ở Việt Nam qua 
các thời kỳ 
+ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 
– 1980):
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành 
lập từ những năm đầu của công cuộc cải tạo 
và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Với hơn 
20 năm tồn tại và hoạt động, Ngân hàng kiến 
thiết Việt Nam đã có những đóng góp lớn cho 
công cuộc khôi phục và kiến thiết kinh tế ở 
Bắc Việt Nam. Với có nhiệm vụ làm đầu mối 
quản lý, cấp phát và thanh toán vốn kiến thiết 
- Vốn xây dựng cơ bản, của nhà nước trong 
giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1980, Ngân 
hàng kiến thiết Việt Nam đã hoàn thành sứ 
mạng lớn lao trong công cuộc tái thiết kinh 
tế trong thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế ở 
Miền Bắc và kháng chiến cống Mỹ cứu nước 
ở Miền Nam.
+ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt 
Nam (1981 – 1990)
Trong giai đoạn này ... 
thuộc nhóm chính sách xã hội, khác với phạm 
vi nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển là quản 
lý và thực hiện tín dụng thuộc nhóm chính 
sách kinh tế. 
+ Quỹ Hỗ trợ Phát triển (Development 
Assistance Fund – DAF - Từ tháng 07/1999 
đến tháng 5/ 200). 
Với sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức 
nói trên liên quan đến vốn tín dụng nhà nước, 
việc quản lý vốn tín dụng nhà nước bị phân 
tán, không tập trung một đầu mối, làm cho 
công tác hoạch định và thực thi chính sách 
tín dụng nhà nước không phát huy được hiệu 
quả như mong muốn. Quỹ Hỗ trợ Phát triển 
đã được thành lập theo Nghị định số 50/1999/
NĐ-CP ngày 08/07/1999 để khắc phục những 
khiếm khuyết trong quản lý vốn tín dụng nhà 
nước. [4]
Quỹ Hỗ trợ Phát triển có nhiệm vụ: Thống 
nhất quản lý, tập trung đầu mối quản lý và thực 
hiện nguồn vốn tín dụng nhà nước một cách 
17
Tín dụng và vai trò . . .
thống nhất. Tức là trở thành đầu mối thống 
nhất tiếp nhận các nguồn vốn từ Ngân sách 
Nhà nước, các nguồn tài trợ từ bên ngoài và 
các nguồn khác; Sử dụng nguồn vốn có được 
để cho vay, hỗ trợ tín dụng Đầu tư và Phát 
triển kinh tế xã hội thuộc các nhóm ngành, 
các đối tượng trong danh mục do Chính phủ 
quy định. 
Trong thời gian tồn tại và hoạt động gần 7 
năm, từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2006, Quỹ 
Hỗ trợ Phát triển đã gặt hái được những thành 
công khi triển khai và thực thi chính sách tín 
dụng nhà nước. Các công trình thuộc kết cấu 
cơ sở hạ tầng của nền kinh tề đã được hoàn 
thành, đi vào khai thác sử dụng; Các ngành 
kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, một số ngành 
nghề lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển 
đáng khích lệ. Tuy nhiên, với mô hình là Quỹ 
Hỗ trợ Phát triển.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển là một mô hình thực 
hiện chính sách tín dụng nhà nước có nhiều 
nước áp dụng trong những năm cuối của thế 
kỷ XX. Việt Nam áp dụng mô hình này trong 
giai đoạn đầu của chiến lược phát triển kinh 
tế - xã hội của đất nước. 
+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam 
Development Bank – VDB), từ tháng 5/ 2006 
đến nay:
Ngân hàng phát triển Việt Nam là mô hình 
tổ chức tín dụng của Chính phủ trực tiếp thực 
hiện Chính sách tín dụng của Nhà nước để 
phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ 
chính của VDB là thực hiện chính sách tín 
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu 
của Nhà nước với tư cách là một ngân hàng. 
Do đó hoạt động của NHPT Việt Nam đã có 
sự đổi mới căn bản so với hoạt động của Quỹ 
Hỗ trợ Phát triển. 
Chính những cam kết của Việt Nam với 
WTO và thực hiện đổi mới phương châm hoạt 
động tín dụng nhà nước trong thời kỳ mới, 
Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi 
trong chính sách tín dụng nhà nước: 
- Thay đổi mô hình cơ quan thực hiện 
chính sách tín dụng nhà nước cho phù hợp với 
giai đoạn phát triển hội nhập quốc tế. Đứng 
trước yêu cầu này, Ngân hàng Phát triển Việt 
Nam đã được thành lập theo Quyết định số 
108/2006/QĐ-TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ 
tướng Chính phủ. VDB được thành lập trên 
cơ sở sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ 
trợ phát triển (Development Assistance Fund 
– DAF được thành lập theo Nghị định số 
50/1999/NĐ - CP ngày 08/07/1999). Nhiệm 
vụ chính của VDB là thực hiện chính sách tín 
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu 
của Nhà nước. So với mô hình Quỹ Hổ trợ 
Phát triển, với chức năng và nhiệm vụ thuần 
túy của một Quỹ theo đúng tên gọi là Hỗ trợ và 
Phát triển,chịu sự chi phối hoàn toàn bởi Luật 
Ngân sách Nhà nước, vì mục tiêu chung của 
Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam 
có bước đột phá mới về chất. Hoạt động của 
Ngân hàng Phát triển Việt Nam với 2 mãng 
nghiệp vụ lớn là Thực hiện chính sách Tín 
dụng Đầu tư Phát triển và thực hiện chính sách 
Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với tư cách 
là một ngân hàng. Hoạt động của VDB vừa bị 
chi phối bởi Luật Ngân sách Nhà nước, vừa 
bị chi phối bởi Luật Các Tổ chức Tín dụng, 
do đó hoạt động của VDB sẽ linh hoạt hơn, 
phong phú hơn, các sản phẩm dịch vụ ngân 
hàng đa dạng hơn. VDB được tăng quyền tự 
chủ từng bước, tăng tính trách nhiệm và chủ 
động hơn trong việc thẩm định và cho vay các 
chương trình dự án đầu tư. Tuy là tổ chức tài 
chính của Chính phủ, hoạt động không vì mục 
tiêu lợi nhuận, nhưng VDB vẫn phải chịu sự 
điều tiết và chi phối của Luật Các Tổ chức 
Tín dụng, vẫn phải chấp hành các quy định 
18
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính 
sách tín dụng, chính sách quản lý ngoại hối 
và các chính sách khác có liên quan của Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam. Song song với việc 
thành lập VDB, Chính phủ còn ban hành Nghị 
định 151/NĐ-CP ngày 26/10/2006 về tín dụng 
đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của 
Nhà nước thay thế cho các quy định trước đây 
về lĩnh vực này. Theo đó chính sách tín dụng 
mới, bên cạnh chính sách ưu đãi về lãi suất 
đối với tín dụng đầu tư phát triển, thì tín dụng 
hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải giảm dần hình thức 
ưu đãi trực tiếp bằng lãi suất theo cam kết của 
Chính phủ, và thay vào đó là những hình thức 
ưu đãi gián tiếp về thủ tục, thời hạn cho vay, 
tài sản bảo đảm. 
+ Các quỹ Đầu tư Phát triển địa phương.
Bên cạnh NHPT trực thuộc Chính phủ 
như nói ở trên, Chính phủ còn cho phép thành 
lập các Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương để 
thực hiện chính sách tín dụng nhà nước trong 
phạm vi từng tỉnh thành phố trực thuộc Trung 
ương. Các tỉnh thành phố có nguồn lực, tiềm 
năng và khả năng quản lý hoạt động của Quỹ 
như TP.HCM (Hiện nay là Công ty Đầu tư Tài 
chính nhà nước TP.HCM), Hà Nội, Thái Bình, 
Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh 
Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú 
Yên, Khánh Hòa, Phan Thiết, Đồng Nai, Bình 
Dương, Cần Thơ, Kiên Giang đã thành lập 
quỹ và đã đi vào hoạt động.
2.2. Đặc điểm của tín dụng Nhà nước 
ở Việt Nam.
Là một hình thức tín dụng hoạt động trong 
nền kinh tế, tín dụng nhà nước chứa đựng các 
đặc điểm vốn có của quan hệ tín dụng như các 
hình thức tín dụng khác như: Chỉ làm thay đổi 
quyền sử dụng vốn chứ không làm thay đổi 
quyển sở hữu vốn; Luôn có thời hạn xác định, 
có lãi suất và phải được hoàn trả đúng hạn 
cả vốn và lãi. Ngoài những đặc điểm này, tín 
dụng nhà nước còn có một số đặc điểm riêng 
biệt như:
+ Tín dụng nhà nước là loại tín dụng hoạt 
động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tín dụng nhà nước hoạt động phải có hiệu 
quả thiết thực, nhưng không vì mục tiêu lợi 
nhuận. Nghĩa là hoạt động của tín dụng nhà 
nước tạo tiền đề, tạo điều kiện cho các đối 
tượng trong xã hội, từ các tổ chức kinh tế, đến 
các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân; các cơ 
đơn vị hành chính sự nghiệp đều được hưởng 
lợi kết quả chung. Các tổ chức tài chính của 
chính phủ đã và luôn tuân thủ chính sách này.
+ Tin dụng nhà nước được thực hiện chủ 
yếu từ nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước, 
được nhà nước đảm bảo và thanh toán.
Với đặc điểm này, hoạt động của tín dụng 
nhà nước luôn có giới hạn và chỉ góp phần 
giải quyết những yêu cầu quan trọng và cần 
thiết vì lợi chung. Tín dụng nhà nước hoạt 
động không vì lợi nhuận, nên cũng vì thế mà 
các rủi ro, nến có xảy ra cũng sẽ được xử lý. 
Tuy nhiên không phải vì thế mà các tổ chức 
tài chính của Chính phủ tiến hành hoạt động 
một cách tùy tiện, không tuân thủ quy trình và 
quy định. 
+ Tín dụng nhà nước luôn được thực hiện 
theo đối tượng chỉ định trong từng giai đoạn, 
từng thời kỳ phù hợp với chính sách phát triển 
kinh tế - xã hội của Nhà nước.
+ Lãi suất trong tín dụng nhà nước là 
lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường, 
nhưng sẽ hướng tới lãi suất thị trường khi có 
điều kiện cho phép để từng bước giảm gánh 
nặng tài chính cho Ngân sách Nhà nước.
+ Tín dụng Nhà nước cũng phải đối mặt 
với rủi ro tiềm ẩn và có khả năng xảy ra rủi 
ro như tín dụng ngân hàng, do đó hoạt động 
nghiệp vụ, quản lý tín dụng nhà nước cũng 
19
Tín dụng và vai trò . . .
phải tuân thủ quy trình, quy chế và phương 
thức quản lý như hoạt động của một Ngân 
hàng thương mại. Cán bộ và nhân viên làm 
việc trong các tổ chức tài chính nhà nước phải 
thường xuyên học hỏi, nâng cao nhận thức và 
trình độ chuyên môn để làm tốt công tác của 
mình. Tổ chức và cá nhân nào vi phạm, làm 
thất thoát tài sản tiền vốn của Ngân sách nhà 
nước sẽ bị xử lý nghiêm minh.
2.3. Mục tiêu hoạt động của Tín dụng 
Nhà nước ở VN
+ Phục vụ lợi ích chung của toàn bộ nền 
kinh tế xã hội:
Trong mọi hoàn cảnh và mọi trường hợp, 
khi phát sinh các quan hệ tín dụng nhà nước 
trên cả hai góc độ đi vay và cho vay, nhà 
nước các cấp đều cân nhắc, tính toán các lợi 
ích chung của nền kinh tế xã hội, của từng 
vùng miền, khu vực. Trên thực tế, mọi mặt 
hoạt động của tín dụng nhà nước, từ việc phát 
hành trái phiếu để huy động vốn, đến việc sử 
dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, việc cho vay 
hỗ trợ các đối tượng chính sách v.v... tín dụng 
nhà nước ở Việt Nam đều thống nhất mục tiêu 
xuyên suốt này.
+ Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng 
của nền kinh tế, tạo đà và thúc đẩy phát triển 
kinh tế xã hội theo định hướng và mục tiêu 
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. 
+Tạo công ăn việc làm cho người lao động, 
cải thiện đời sống cho các đối tượng thuộc diện 
chính sách xã hội (Hộ nghèo, thương binh. 
bệnh binh, người tàn tật. học sinh sinh viên, 
đồng bào dân tộc miền núi hải đảo v.v...) và tín 
dụng hỗ trợ cho các chương trình kinh tế xã hội 
của Chính phủ (Chương trình giải quyết việc 
làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình thanh 
niên lập nghiệp, doanh nghiệp nhỏ v.v...) góp 
phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 
về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
2.4. Vai trò của tín dụng nhà nước ở 
Việt Nam
Vai trò của tín dụng nhà nước thể hiện trên 
3 nội dung sau [5]:
+ Tín dụng nhà nước góp phần đẩy nhanh 
tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
- Một quốc gia có nền kinh tế phát triển, 
quốc gia đó nhất định phải có cơ sở hạ tầng 
hiện đại, bởi vì cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ tạo 
đà vững chắc cho phát triển kinh tế. Quốc 
gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 
phát triển (Cầu đường bộ, cầu đường sắt, hệ 
thống cảng biển, cảng hàng không) sẽ tạo sự 
giao lưu thông thoáng trong giao dịch kinh tế 
quốc nội và quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng 
về nhiệt điện, thủy điện, khai thác tài nguyên 
thiên nhiên, lọc hóa dầu sẽ tạo sự kết nối và 
phát triển vững chắc cho các ngành công 
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chế biến. 
Tóm lại, Việt Nam rất cần thiết phải đầu tư 
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền 
kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện được 
nếu chúng ta vừa tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ 
phát triển (ODA) vừa phải sử dụng công cụ 
của tín dụng nhà nước một cách linh hoạt và 
có hiệu quả. Những quốc gia có nền kinh tế 
phát triển hàng đầu thế giới đều phát huy vai 
trò này của tín dụng nhà nước. Đây cũng là 
một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong 
giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, 
chính vì vậy mà trong 10 năm trở lại đây 
Chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn phát hành 
trái phiếu quốc tế (2007 và 2009) và phát 
hành trái phiếu quốc nội trong nhiều năm liền 
với quy mô ngày càng tăng nhằm tập trung 
nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 
của nền kinh tế và cũng đã có những thành 
công nhất định trong vấn đề này.
- Tín dụng nhà nước là công cụ chủ yếu 
để nhà nước huy động và tập trung các nguồn 
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
vốn trong xã hội kể cả trong nước và nước 
ngoài để đầu tư vào các công trình thuộc cơ 
sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội. Chính nhờ 
vậy mà cơ sở hạ tầng và bộ mặt kinh tế xã 
hội của đất nước ngày càng phát triển, khang 
trang hiện đại, tạo tiền đề cho các hoạt động 
kinh tế, văn hóa giáo dục phát triển mạnh.
- Tín dụng nhà nước với công cụ trái phiếu 
đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các 
nhà đầu tư kinh doanh quốc nội và quốc tế. 
Đầu tư vào trái phiếu nhà nước vừa an toàn 
vừa có hiệu quả cho các cá nhân và tổ chức 
trong xã hội.
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông 
hàng hóa phát triển và chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế.
Nhờ tác động của việc xây dựng cơ sở hạ 
tầng của nền kinh tề thông qua hình thức “tín 
dụng đầu tư, đồng thời qua tác động tích cực 
của hình thức “tín dụng xuất khẩu” mà tất cả 
các ngành kinh tế đều có điều kiện để cùng 
phát phát triển. Bên cạnh đó xuất khẩu hàng 
hóa được đẩy mạnh sẽ tạo mối liên kết giữa 
các ngành, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh 
tế theo hướng hiện đại, cạnh tranh tốt trên thị 
trường quốc tế.
+ Tín dụng nhà nước góp phần xóa đói 
giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội.
- Tín dụng nhà nước còn có vai trò to 
lớn trong việc hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng 
gặp khó khăn trong đời sống hoặc trong 
sản xuất kinh doanh. Nhờ sự hỗ trợ này mà 
các đối tượng chính sách có điều kiện để 
ổn định đời sống, tham gia quá trình sản 
xuất, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
3. KẾT LUẬN
Khi phát triển kinh tế thị trường theo định 
hướng XHCN, nhưng chúng ta phải chấp 
nhận các quy luật của thị trường. Nghĩa là 
giảm sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt 
động kinh tế của các chủ thể và chấp nhận 
cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế. 
Trong môi trường như vậy, sự thua lỗ, sự 
phá sản có thể xảy ra, thất nghiệp và sự phân 
hóa giàu nghèo cũng có thể xảy ra. Trong 
hoàn cảnh đó, Nhà nước với vai trò là người 
lãnh đạo và quản lý trật tự xã hội hướng 
đến sự công bằng và an sinh chung, sẽ sử 
dụng công cụ tín dụng nhà nước để trợ giúp 
các đối tượng cần được giúp đỡ như nhân 
dân ở vùng núi, vùng biển, hải đảo, những 
nơi không có điều kiện phát triển kinh tế; 
giúp đỡ người nghèo, neo đơn, già cả v.v...
Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá là 
quốc gia có thành tích hàng đầu trong xóa 
đói giảm nghèo là một minh chứng cho vấn 
đề này.
Tín dụng nhà nước có vai trò rất quan 
trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. 
Riêng đối với Việt Nam tín dụng nhà nước 
càng có vai trò quan trọng hơn, bởi vì Việt 
Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh với 
sự tàn phá nặng nề và khốc liệt. Hầu hết các 
cơ sở hạ tầng của nền kinh tế bị hủy hoại, các 
cơ sở sản xuất kinh doanh và đời sống của 
người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy chiến 
tranh đã lùi xa, Đảng và Nhà nước đã đề ra 
định hướng và chính sách để động viên mọi 
nguồn lực cho việc phục hồi và phát triển 
kinh tế - xã hội và đã gặt hái được nhiều 
thành tựu rất to lớn, nhưng xét một cách 
tổng thể thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 
các nước nghèo. Muốn thoát nghèo và vươn 
lên mạnh mẽ để trở thành một quốc gia có 
vị trí kinh tế đang phát triển trong giai đoạn 
hiện nay, tín dụng nhà nước ở Việt Nam cần 
được sử dụng một cách mạnh mẽ, chủ động, 
tích cực và hiệu quả ./. 
21
Tín dụng và vai trò . . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Thị Bình Minh - Chủ biên (2012). Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nxb. Tài chính.
[2]. Nguyễn Hồng Thắng - Chủ biên (2013). Tài chính Công. Nxb. Đại học Quốc gia TP HCM
[3]. Nguyễn Đăng Dờn - Chủ biên (2012), Tài chính tiền tệ. Nxb. Đại học Quốc gia TP HCM 
 [4] Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:  Website Ngân hàng Phát triển Việt 
Nam:  Website Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam: 
com.vn
[5]. Tạp chí Hỗ trợ Phát triển - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2012, 2013, 2014)

File đính kèm:

  • pdftin_dung_va_vai_tro_cua_tin_dung_nha_nuoc_viet_nam_ly_luan_v.pdf