Tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn được coi là
lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ bởi lẽ cả tỉnh giờ
đây chỉ còn khu vực Xuân Sơn có rừng tốt và
giàu có nhất. Theo kết quả điều tra bước đầu của
Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường đại học
Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật và Trường đại học Sư phạm Hà Nội thì VQG
Xuân Sơn có tính đa dạng sinh học cao, trong đó
có nhiều loài thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở
mức quốc gia và toàn cầu.
Để góp phần đánh giá đầy đủ tính đa dạng
sinh học ở VQG Xuân Sơn, làm cơ sở xây dựng
chiến lược quản lý, bảo tồn, trong thời gian 3
năm (2003-2005), chúng tôi đã tiến hành điều
tra, đánh giá tính đa dạng thực vật tại VQG
Xuân Sơn.
Bạn đang xem tài liệu "Tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
28 28(4): 28-36 Tạp chí Sinh học 12-2006 tính đa dạng của khu hệ thực vật ở v−ờn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ trần minh hợi, vũ xuân ph−ơng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật V−ờn quốc gia (VQG) Xuân Sơn đ−ợc coi là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn khu vực Xuân Sơn có rừng tốt và giàu có nhất. Theo kết quả điều tra b−ớc đầu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Tr−ờng đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Tr−ờng đại học S− phạm Hà Nội thì VQG Xuân Sơn có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu. Để góp phần đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học ở VQG Xuân Sơn, làm cơ sở xây dựng chiến l−ợc quản lý, bảo tồn, trong thời gian 3 năm (2003-2005), chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá tính đa dạng thực vật tại VQG Xuân Sơn. I. ph−ơng pháp nghiên cứu 1. Thời gian, địa điểm Trong 3 năm (2003 - 2005) đã tiến hành điều tra thực địa nhiều đợt theo ô tiêu chuẩn và theo 4 tuyến khảo sát tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ: tuyến 1: xóm Dù - núi Ten; tuyến 2: xóm Dù - xóm Lấp - xóm Cỏi; tuyến 3: xóm Dù - xóm Lạng - xóm Lùng Mằng thuộc xã Xuân Sơn và tuyến 4: xóm Chò Rót (xã Đồng Sơn) - bến Thân - núi Cẩn, để thu mẫu thực vật về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm. 2. Ph−ơng pháp Thu thập tài liệu, phân tích các kết quả đã có trong và ngoài n−ớc. Điều tra thu thập mẫu vật trên hiện tr−ờng bằng ô tiêu chuẩn và tuyến khảo sát. Xác định tên khoa học của các mẫu vật theo ph−ơng pháp hình thái so sánh; tập hợp, lên danh lục loài của khu hệ thực vật; đánh giá sự đa dạng trong các taxon. Đánh giá các loài quý hiếm dựa vào các tài liệu: Sách Đỏ Việt Nam (2004), Danh lục Đỏ IUCN (2001) và Nghị định số 32/2006/NĐ/CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ n−ớc CHXHCN Việt Nam. II. kết quả nghiên cứu 1. Cấu trúc của thành phần loài của khu hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn Theo những số liệu điều tra đầu tiên khi xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Sơn của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1992), KBTTN Xuân Sơn có 314 loài thực vật có mạch. Số liệu điều tra của Trung tâm Tài nguyên Môi tr−ờng thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ (tháng 10 năm 2002), đã thống kê đ−ợc 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Nh− vậy, số l−ợng loài tăng gấp đôi so với tr−ớc. Từ năm 2003 đến năm 2005, chúng tôi đã tổ chức điều tra theo các mùa khác nhau và theo các h−ớng khác nhau, đã thu đ−ợc 1.250 số hiệu tiêu bản với gần 4.000 mẫu vật. Sau khi xử lý ngâm tẩm để bảo quản, chúng tôi đã giám định tên khoa học và lên đ−ợc danh lục thực vật ở VQG Xuân Sơn với 1.217 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 680 chi, 180 họ. Sự phân bố của các taxon nh− sau: trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất (gồm 151 họ - chiếm 83,88%, 633 chi - 93,10% và 1.130 loài - 92,85%); tiếp đến là ngành D−ơng xỉ (Polypodiophyta) với 22 họ (12,22%), 38 chi (5,59%) và 74 loài (6,08%); ngành Thông (Pinophyta) có 3 họ (1,64%), 4 chi (0,57%) và 5 loài (0,41%); ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (1,10%), 3 chi (0,44%) và 6 loài (0,50%); hai ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Quyết lá thông (Psilotophyta) cùng có số họ, số chi và số loài thấp nhất (1 họ, 1 chi và 1 loài). Phát hiện 4 loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, đó là: 29 Aristolochia fangchii C. Y. Wu (họ Mộc h−ơng- Aristolochiaceae); Quercus sichourensis (Hu) C. C. Huang & Y. T. Chang - sồi tây trù (họ Dẻ- Fagaceae); Pseudostachyum sp. nov. - háo má (tiếng Dao) (họ Cỏ-Poaceae), phân bố ở độ cao 300-800 m tại xóm Dù và chân núi Ten; Rhododendron euonymifolium Lévl. - đỗ quyên lá vệ mâu (họ Đỗ quyên-Ericaceae). Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 127 họ (chiếm 84,10% số họ), 526 chi (83,09% số chi) và 947 loài (83,80% số loài) lớn hơn rất nhiều số họ (24), số chi (107) và số loài (183) trong lớp Hành (Liliopsida). Nh− vậy, số l−ợng taxon của lớp Mộc lan chiếm −u thế tuyệt đối trong tổng số họ, chi và loài của ngành này; tỷ lệ này đ−ợc tính t−ơng đ−ơng 5/1 (947/183), nghĩa là cứ có 5 loài thuộc lớp Mộc lan mới có 1 loài thuộc lớp Hành. Trong 180 họ thực vật, có 35 họ chỉ có 1 loài, 71 họ có từ 2-4 loài, 33 họ có từ 5-9 loài, 28 họ có từ 10-19 loài và 13 họ có trên 20 loài (bảng 1). Bảng 1 Những họ thực vật đa dạng nhất (có trên 20 loài) ở VQG Xuân Sơn STT Tên họ Số loài STT Tên họ Số loài 1 Euphorbiaceae 60 8 Myrsinaceae 24 2 Rubiaceae 49 9 Lauraceae 23 3 Fabaceae 38 10 Verbenaceae 23 4 Moraceae 35 11 Cyperaceae 21 5 Asteraceae 34 12 Zingiberaceae 20 6 Orchidaceae 32 13 Araceae 20 7 Poaceae 27 Trong 13 họ này, họ Thầu dầu là đa dạng nhất (60 loài), tiếp đến là họ Cà phê (49 loài), họ Đậu (38 loài), họ Dâu tằm (35 loài), họ Cúc (34 loài), họ Phong lan (32 loài).... Chúng tôi đã thống kê đ−ợc 26 chi có từ 5 loài trở lên (bảng 2). Bảng 2 Những chi thực vật đa dạng nhất (có trên 5 loài) ở VQG Xuân Sơn STT Tên chi Số loài STT Tên chi Số loài 1 Ficus 24 14 Helicia 6 2 Ardisia 13 15 Solanum 6 3 Piper 9 16 Callicarpa 6 4 Polygonum 9 17 Clerodenron 6 5 Diospyros 7 18 Carex 6 6 Elaeocarpus 7 19 Cyperus 6 7 Hedyotis 7 20 Dioscorea 6 8 Psychotria 7 21 Tectaria 5 9 Dendrobium 7 22 Pteris 5 10 Begonia 6 23 Schefflera 5 11 Bauhinia 6 24 Garcinia 5 12 Desmodium 6 25 Rhododendron 5 13 Maesa 6 26 Syzygium 5 Bảng 2 cho thấy có 26 chi, chỉ chiếm 4% so với tổng số chi của khu hệ thực vật Xuân Sơn nh−ng có tới 186 loài, chiếm 15,28% tổng số loài của cả khu hệ. Chi có nhiều loài nhất là Ficus (họ Moraceae) với 24 loài; tiếp đến là chi Ardisia (họ Myrsinaceae) với 13 loài; chi Piper (họ Piperaceae) và chi Polygonum (họ Polygonaceae), mỗi chi có 9 loài; chi Diospyros (họ Ebenaceae), chi Elaeocarpus (họ Elaeocarpaceae), chi Hedyotis và chi Psychotria (họ Rubiaceae), chi 30 Dendrobium (họ Orchidaceae), mỗi chi có 7 loài; tiếp đến là các chi Begonia (họ Begoniaceae), chi Bauhinia (họ Caesalpiniaceae), chi Desmodium (họ Fabaceae), chi Maesa (họ Myrsinaceae), chi Helicia (họ Proteaceae), chi Solanum (họ Solanaceae), chi Callicarpa và chi Clerodenrun (họ Verbenaceae), chi Carex và chi Cyperus (họ Cyperaceae), chi Dioscorea (họ Dioscoreaceae), mỗi chi có 6 loài; cuối cùng là các chi Tectaria (họ Dryopteridaceae), chi Pteris (họ Pteridaceae), chi Schefflera (họ Araliaceae), chi Garcinia (họ Clusiaceae), chi Rhododendron (họ Acanthaceae), chi Syzygium (họ Myrtaceae), mỗi chi có 5 loài. 2. Các loài thực vật quý hiếm ở VQG Xuân Sơn Trong số các loài thực vật đã thống kê đ−ợc, có 40 loài quý hiếm (chiếm 3,4% tổng số loài của khu hệ thực vật). Cần có kế hoạch −u tiên bảo vệ chúng (bảng 3). Bảng 3 Các loài thực vật quý hiếm ở VQG Xuân Sơn Giá trị bảo tồn STT Tên khoa học Tên phổ thông SĐ VN IUCN NĐ 32/CP 1 2 3 4 5 6 1 Drynaria bonii C. Chr. Tắc kè đá (cốt toái bổ, co tạng tó) vu vu 2 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng (ba gạc hoa trắng, ba gạc bắc bộ, ba gạc trung quốc, ba gạc vân nam, tích tiên, lạc toọc, sam tô, cơn đồ) VU VU 3 Asarum caudigerum Hance Thổ tế tân VU VU 4 Markhamia stipulata (Wall.) Schum var. kerrii Sprange Đinh (ruột mèo, đinh gióc, thiết đinh, thiết đinh lá bẹ, lò do, thò do) Vu VU IIA 5 Pauldopia ghorta (Buch.- Ham. ex G. Don) Steenis Đinh canh (muồng n−ớc, đinh dốp, đinh vàng) En EN 6 Canarium tramdenum Dai et Yakovl. Trám đen (bùi, cà na) Vu Vu 7 Codonopsis javanica (Blume) Hook. Đảng sâm (phòng đảng sâm, sâm leo, sâm nam, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) Vu Vu IIA 8 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng (dền toòng, cổ yếm, giao cổ lam, nhân sâm ph−ơng nam) En EN 9 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu (chò nến, chò dại, chò đá) Vu Vu 10 Vatica subglabra Merr. Táu n−ớc En En 11 Castanopsis tessellata Hickel & A. Camus Cà ổi lá đa (cà ổi ô vuông, sồi gai, kha trụ rỗ) Vu Vu 12 Lithocarpus cerebrinus (Hickel & A. Camus) A. Camus Dẻ phảng (dẻ dấu cụt, dẻ óc, dẻ đen, dẻ cau, sồi cau) En En 13 Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett Dẻ bán cầu Vu Vu 14 Lithocarpus truncatus (King ex Hook. f.) Rehd. Dẻ quả vát (sồi đá cụt, sồi quả vát, giẻ đá nhụt, dang, cắt ngàn) Vu Vu 15 Quercus platycalyx Hickel & A. Camus Sồi đĩa (dẻ cau, sồi cau, mạy có) Vu Vu 16 Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy Chò đãi (mạy châu trung quốc, cung) En En 31 1 2 3 4 5 6 17 Cinnamomum balansae Lecomte Gù h−ơng (dự, rè xanh) Vu Vu IIA 18 Phoebe macrocarpa C. Y. Wu Re trắng quả to (re trắng poilane, sụ poilane) Vu Vu 19 Strychnos ignatii Berg. Mã tiền lông (đậu gió) Vu Vu 20 Manglietia fordiana Oliv. Vàng tâm (giổi tord) Vu Vu 21 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông (giổi ăn hạt, giổi ba vì, giổi bà, giổi balansa) Vu Vu 22 Aglaia spectabilis (Miq.) Jain et Bennet. Gội nếp (gội tía, gội núi, gội đỏ, gội báng súng) Vu Vu 23 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa (lát da đồng, lát chun) Vu Vu 24 Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Củ gió (địa dởm, sơn từ cô) Vu Vu 25 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi (khôi tía, độc lực, đơn t−ớng quân, cơm nguội rừng) Vu Vu 26 Melientha suavis Pierre Rau sắng (rau ngót núi, ngót rừng, rau sắng chùa h−ơng, phắc van) Vu Vu 27 Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum V−ơng tùng (củ khỉ, cơm nguội, nhâm hôi, nguyệt quế nhẵn) Vu Vu 28 Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib. X−n xe tạp (x−n xe roxburgh, dây răng ngựa, na leo, nắm cơm, hải phong đằng Vu Vu 29 Alniphyllum eberhardtii Guillaum. Lá d−ơng đỏ (bồ đề xanh) En En 30 Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau Nghiến (nghiến đỏ, nghiến trứng, kiêng mật, kiêng đỏ) En En IIA 31 Amorphophallus interruptus Engl. et Gehrm. N−a gián đoạn Lr Lr 32 Calamus platyacanthus Warb. ex Becc. Song mật (mây gai dẹp, nạm l−ợng) Vu Vu 33 Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh hoa trắng (giả vạn thọ trúc lá dài, co hán han (Thái), néng lài (Tày) Vu Vu IIA 34 Ophiopogon tonkinensis Rodr. Xà bì bắc bộ (mạch môn bắc, diên giai thảo nhiều hoa) Vu Vu 35 Carex bavicola Raymond Cói túi ba vì Vu Vu 36 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi En En IA 37 Dendrobium chrysanthum Lindl. Ngọc vạn vàng (hoàng thảo hoa vàng, khô mộc hoa vàng, thúc hoa thạch hộc) En En 38 Nervilia fordii (Hance) Schlechter Chân trâu trắng (trân châu trắng, lan một lá, lan cờ) En En IIA 39 Tacca integrifolia Ker-Gawl. Ngải rợm (hạ túc, cỏ râu hùm) Vu Vu 40 Paris polyphylla Smith. Trọng lâu nhiều lá En en Ghi chú: Cột 4: Sách Đỏ Việt Nam (2004): EN. nguy cấp; VU. sẽ nguy cấp; LR. ít nguy cấp. Cột 5: Danh lục Đỏ IUCN (2001): EN. nguy cấp; VU. sẽ nguy cấp; LR. ít nguy cấp. Cột 6: Nghị định 32/2006/NĐ/CP: IA. nghiêm cấm khai thác; IIA. hạn chế khai thác. 32 3. Các loài thực vật có ích ở VQG Xuân Sơn Bảng 4 Các loài cây có ích ở VQG Xuân Sơn STT Công dụng Ký hiệu Số loài 1 Cây làm thuốc T 665 2 Cây lấy gỗ G 202 3 Cây ăn đ−ợc (quả, rau,...) Q, R 132 4 Cây cho hoa, làm cảnh và cho bóng mát Ca 90 5 Cây cho tinh dầu TD 41 6 Cây dùng đan lát Đa 12 7 Cây làm thức ăn cho động vật nuôi Tags 12 8 Cây cho dầu béo D 9 9 Cây có chất độc Đ 8 a. Nhóm cây làm thuốc Nhóm cây làm thuốc ở VQG Xuân Sơn rất phong phú với 665 loài (chiếm 54,6% số loài ở VQG) thuộc 139 họ, 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành Mộc lan có số loài và họ lớn nhất (123 họ, 635 loài); ngành D−ơng xỉ: 11 họ, 24 loài; ngành Thông đất: 2 họ, 3 loài; ngành Quyết lá thông: 1 họ, 1 loài; ngành Cỏ tháp bút: 1 họ, 1 loài; ngành Thông: 1 họ, 1 loài. Các họ có nhiều loài cây làm thuốc là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 45 loài; họ Cúc (Asteraceae): 30 loài; họ Đậu (Fabaceae): 29 loài; họ Cà phê (Rubiaceae): 27 loài; họ Dâu tằm (Moraceae): 18 loài; họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae): 17 loài; họ Tiết dê (Menis- permaceae): 15 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae): 14 loài; họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cam (Rutaceae) và họ Phong lan (Orchidaceae): 13 loài; họ Bạc hà (Lamiaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae): 12 loài; họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) và họ Nho (Vitaceae): 11 loài; họ Ráy (Araceae) và họ D−ơng xỉ (Polypodiaceae): 10 loài. Trong số 665 loài, có 22 loài có tên trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006) và Danh lục Đỏ IUCN, chiếm 3,3% tổng số loài cây làm thuốc ở VQG Xuân Sơn. Cấp VU có: Drynaria bonii C. Chr. - Tắc kè đá; Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. - Ba gạc vòng; Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss - Ngũ gia bì gai; Codonopsis javanica (Blume) Hook. - Đẳng sâm; Smilax glabra Wall. ex Roxb. - Thổ phục linh; Tacca integrifolia Ker.-Gawl. - Ngải rợm; Strychnos ignatii Berg - Mã tiền lông; Stephania dielsiana Y. C. Wu - Củ dòm; Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. - Củ gió; Ardisia silvestris Pitard - Lá khôi; Melientha suavis Pierre - Rau sắng; Muraya glabra (Guill.) Guill. - V−ơng tùng; Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib. - X−n xe tạp; Limnophyla rugosa (Roth.) Merr. - Hồi n−ớc; Disporopsis longifolia Craib. - Hoàng tinh hoa trắng; Peliosanthes teta Andr. - Sâm cau; Asarum caudigerum Hance - Thổ tế tân. Cấp EN có: Anoectochilus setaceus Blume - Kim tuyến tơ; Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith. - Cốt toái bổ; Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino - Dần toòng; Dendrobium chrysanthum Lindl. - Ngọc vạn vàng; Paris polyphylla Sm. subsp. polyphylla - Trọng lâu nhiều lá. Trong số 665 loài cây thuốc, có 25 cây có tiềm năng lớn, có thể phát triển, gây trồng và khai thác tại khu vực này: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin - Đáng chân chim, ap chuôi’ đẻng (Dao), kờl gió, th− ròm (M−ờng); Polyscias fruticosa (L.) R. Vig. - Đinh lăng; Xanthium strumarium L. - Ké đầu ngựa; Phyllanthus urinaria L. - Chó đẻ răng c−a; Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr. - Kim tiền thảo; Milletia dielsiana Harms - Kê huyết đằng; Senna tora (L.) Roxb. - Thảo quyết minh, hìa diêm tập (Dao); Fibraurea tinctoria Lour. - Hoàng đằng, viằng tằng (Dao); Stephania dielsiana Y. C. Wu - Củ dòm; Ardisia silvestris Pitard - Lá khôi, báng thâm (M−ờng); Passiflora foetida L. - Lạc tiên; Morinda officinalis How - Ba kích, chày kiằng dòi (Dao); ruột gà, kờl khôi, roi ca (M−ờng); Glycosmis pentaphylla (Retz.) Corea - Cơm r−ợu; Adenosma caeruleum R. Br. - Nhân trần; Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch. - Chè dây, chò lè (M−ờng), huầy 33 sí ton (Dao); Acorus gramineus Soland. - Thạch x−ơng bồ; Homalomena occulta (Lour.) Schott. - Thiên niên kiện, hia hẩu ton (Dao); Disporopsis longifolia Craib. - Hoàng tinh hoa trắng, giằng trang, blèo nìm sam (Dao); Dioscorea persimilis Prain & Burk. - Củ mài, hìa dòi (Dao); Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxi ... mật (Pometia pinnata Forst. & Forst. f.), nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang); đặc biệt trai (Garcinia fagraeoides A. Chev.) còn khá nhiều ở khu vực phía bắc VQG đi từ phía Thu Cúc vào (xã Đồng Sơn), cây có đ−ờng kính lớn tới 80-100 cm và cũng đang bị khai thác rất trầm trọng. ở phía Đồng Sơn, còn gặp khá nhiều kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) Laubenfels), sam bông (Amentotaxus agrotaenia (Hance) Pilg.). ở VQG Xuân Sơn, có gặp chò vẩy (Dysoxylum hainanensis Merr.), là loài rất ít gặp ở Việt Nam. c. Nhóm cây ăn đ−ợc Có 132 loài ăn đ−ợc (rau ăn, cho quả ăn đ−ợc và các bộ phận ăn đ−ợc): - Cây làm rau (61 loài): trong các cây làm rau tại VQG Xuân Sơn, đáng quan tâm nhất là rau sắng (Melientha suavis Pierre). Một số cây làm rau khác: dây h−ơng (Erythropalum scandens Blume), rau dớn (Callipteris esculenta (Retz.) J. Smith), rau bợ (Marsilea quadrifolia L.), cây quang (Alangium barbatum R. Br. Baill.), rau dệu (Alternanthera sessilis (L.) A. DC.), rau dền gai (Amaranthus spinosus L.), rau dền cơm (Amaranthus lividus L.), càng cua (Peperomia pellucida (L.) H. B. K.), hu lá hẹp (Trema angustifolia (Planch.) Blume), hu đay (Trema orientalis (L.) Blume), đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz), vầu ngọt (Indosasa crassiflora McClure), vầu đắng (Indosasa sinica C. D. Chu & C. S. Chao) và giang (Ampelocalamus patellaris (Gamble) Stapleton). - Cây có quả ăn đ−ợc (62 loài): vả (Ficus auriculata Lour.), đa chai (Ficus callosa Willd.), sung bông (Ficus fistulosa Reinw. ex Blume), ngái (Ficus hispida L.f.), ngái vàng (Ficus fulva Reinw. ex Blume), sung tả (Ficus laevis Blume), sung táo (Ficus oligodon Miq.), sung (Ficus racemosa L.), mít ăn quả (Artocarpus heterophyllus Lamk.), chay lá bồ đề (Artocarpus styracifolius Pierre), quýt gai (Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv.), chanh (Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle), b−ởi (Citrus grandis (L.) Osb.), quýt (Citrus reticulata Blanco), cơm r−ợu (Glycosmis penthaphylla (Retz.) Correa), nhãn rừng (Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh. subsp. indochinensis Leenh.), nhãn dê (Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh), vải rừng (Nephelium cuspidatum Blume var. bassacense (Pierre) Leenh.), vải guốc (Xerospermum noronhianum (Blume) Blume), trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.), trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch.), trám chim (Canarium tonkinense Engl.), cọ bắc bộ (Livistona tonkinensis Magalon), cọ (Livistona cochinchinensis (Lour.) Mart.), cọ trung hoa (Livistona chinensis (Jacq.) R. Br.), mây đá (Calamus rudentum Lour.), mâm xôi (Rubus alcaefolius Poir.), ngấy trâu (Rubus leucanthus Hance), ngấy lá hồng (Rubus rosaefolius Smith.), đào bánh xe (Rhaphiolepis indica (L.) Lindl.), cà ổi ấn độ (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.), cà ổi lá đa (Castanopsis tesselata Hick. & A. Camus), cà ổi bắc bộ (Castanopsis tonkinensis Seem.), cà ổi gai (Castanopsis triluboides (Wall.) DC.), sồi đá (Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd), giẻ bán cầu (Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett), giẻ quả vát (Lithocarpus truncatus (Hook. f.) Rehd), sấu (Dracontomelon duperreanum Pierre), dâu da xoan (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf), đơn núi (Antidesma hainanense 34 Merr.), dâu da đất (Baccaurea ramiflora Lour.), chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn.), chòi mòi pax ((Antidesma paxii Mect.), me rừng (Phyllanthus emblica L.), trâm vối (Cleistocalyx operculatus Merr. et Perry), ổi (Psidium guajava L.), sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), trâm lá chụm ba (Syzygium formosum (Wall.) Masam.), trâm trắng (Syzygium jambos (L.) Alston), roi (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry), nóng nêpan (Saurauia napaulensis DC.), nóng (Saurauia tristyla DC.), thị (Diospyros decandra Lour.), c−ờm thị (Diospyros malabarica (Desr.) Kosterm.), tai chua (Garcinia cova Roxb.), dọc (Garcinia multiflora Champ.), bứa nhuộm (Garcinia tinctoria (DC.) W. Wight), sổ bà (Dillenia indica L.), chẹo thui nam bộ (Helicia cochinchinensis Lour.), táo (Zizyphus mauritiana Lamk.), hồng quân (Flacourtia rukam Zoll. & More), giổi ăn quả (Michelia tonkinensis A. Chev.) và chuối r.ừng (Musa acuminata Coll.). d. Nhóm cây cho hoa, làm cảnh và cho bóng mát Tại VQG Xuân Sơn, đã thống kê đ−ợc 90 loài cây cho hoa, làm cảnh và cho bóng mát. Họ có nhiều loài làm cảnh nhất là họ Phong lan - Orchidaceae (28 loài), tiếp đến là họ Cau dừa - Arecaceae (12 loài), họ Đỗ quyên - Ericaceae (6 loài), họ Bóng n−ớc - Balsaminaceae (2 loài), họ Thu hải đ−ờng - Begoniaceae (2 loài). Một số loài quyết thực vật (thạch tùng sóng, thông đất bèo, thạch tùng nghiên...) cũng nh− nhiều loài cây gỗ (kim giao, sấu, lát hoa, chò chỉ, chò nâu, gội nếp, tr−ơng vân, vàng anh, s−a...) có thể dùng làm cây cảnh và trồng lấy bóng mát. e. Nhóm cây chứa tinh dầu ở VQG Xuân Sơn, chúng tôi đã thống kê đ−ợc 41 loài cho tinh dầu: màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.); bời lời lá tròn (Litsea rotundifolia (Wall. ex Ness) Hemsl.), hoa dẻ (Desmos chinensis Lour.), vông vang (Abelmoschus moschatus Medic.), ngỗ (Limnophila chinensis (Osbeck.) Merr.), cọ khẹt (Dalbergia assamica Benth.), trong số đó đã tiến hành nghiên cứu thành phần hoá học của một số loài sau: - Giổi lá láng (Michelia foveolata Merr. ex Dandy): tinh dầu gồm 30 hợp chất, trong đó các thành phần chính là sabinen (21,56%); tecpinen- 4-ol (12,46%); 2,5-xyclohexadien-1,4 dion, 2,6- bis (1,1-dimethylethyl) (6,64%); γ-tecpinen (6,33%); α-cadinol (4,64%); α-tecpinen (4,39%); tau-cadinol (3,6%); δ-cadinen (3,11%). - Hoa trứng gà (Magnolia coco (Lour.) DC.): hàm l−ợng tinh dầu từ cành mang lá đạt 0,21% theo nguyên liệu khô không khí. Thành phần hóa học của tinh dầu gồm 42 hợp chất, trong đó thành phần chính là: sabinen (23,42%); α-pinen (14,51%); β-pinen (11,68%); bicyclogecmacren (8,11%). - Rau om bò (Limnophila repens (Benth.) Benth.): hàm l−ợng tinh dầu từ phần trên mặt đất của cây đạt 0,63% theo nguyên liệu khô không khí. Tinh dầu có 34 hợp chất, gồm α-tecpinolen (68,59%), α-humulen (8,17%), limonen (5,63%). - Hoa dẻ (Desmos chinensis Lour.): hàm l−ợng tinh dầu từ hoa đạt 0,2% theo trọng l−ợng khô không khí. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu gồm: β-caryophyllen (28,9%); bixyclogermacren (11,5%); α-humulen (7,2%); D-germacren (7,2%); β-elemen (6,4%). - Hàm ếch (Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud.): thành phần chính của tinh dầu gồm: safrol (25,24%); cis-calamenen (15%); β-caryo- phyllen (10,9%); myristicin (7,9%); α-copaen (4,8%); α-humulen (4,4%); α-culeben (4,2%). - Hoa tiên (Asarum maximum Hemsl.): thành phần chính của tinh dầu gồm: 1.3-benzodioxol, 4-methixy-6-(2-propenyl) (71,8%); bixyclo (3.1.1) hept-2-ene.2.6-dimethyl-6-(4-methyl) (4,47%); 4-(axial)-n-propyl-trans-3-oxabixyclo (4.4.0) decan (3,6%); α-asaron (3,6%). f. Nhóm cây dùng để đan lát ở VQG Xuân Sơn, đã thống kê đ−ợc 9 loài dùng để đan lát: mây gai (Calamus canthospathus Griff.), mây n−ớc (Calamus palustris Griff.), mây đá (Calamus rudentum Lour.), mây thuần (Calamus rhabdocladus Buret), song mật (Calamus platycanthus Warb. ex Becc.), giang (Ampelocalamus patellaris (Gamble) Stapl.), tre gai (Bambusa blumeana Schult. & Schult. f.), mạnh tông (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz), bòng bong hợp (Lygodium conforme C. Chr.).... g. Nhóm cây dùng làm thức ăn cho động vật nuôi 35 Có 12 loài: cỏ gà (Cynodon dactylon (L.) Pers.), c−ờm gạo (Coix lacryma-jobi L.), cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaerth.), cỏ ống tai (Panicum auritum Presl. ex Nees), cỏ công viên (Paspalum conjugatum Berg.).... h. Nhóm cây cho dầu béo Có 9 loài: đại hái (Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn.), vông vang (Abelmoschus moschatus Medik.), bồ hòn (Sapindus saponaria L.), vải guốc (Xerospermum noronhianum (Blume) Blume), sở (Camellia oleifera C. Abel), trà mai (Camellia sasanqua Thunb.).... i. Nhóm cây có chất độc Có 8 loài: dây mật (Derris elliptica (Roxb.) Benth.), lá ngón (Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.), bò khét nhẵn (Kydia glabrescens Mast.), xoan (Melia azedarach L.).... iii. kết luận 1. VQG Xuân Sơn có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, gồm 180 họ, 680 chi, 1.217 loài và có mặt cả 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố của các taxon trong các ngành rất khác nhau; ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất, với 151 họ - chiếm 83,88%; 633 chi - 93,08% và 1.130 loài - 92,85%; tiếp đến là ngành D−ơng xỉ (Polypodiophyta) với 22 họ - chiếm 12,22%; 38 chi - 5,58% và 74 loài - 6,08%; ngành Thông (Pinophyta) có 3 họ, 4 chi và 5 loài; ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ, 3 chi và 6 loài; các ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và Quyết lá thông (Psilotophyta) có số họ, số chi và số loài thấp nhất (1 họ, 1 chi và 1 loài). Phát hiện 4 loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, là: Aristolochia fangchii C. Y. Wu (Aristolochiaceae); sồi tây trù - Quercus sichourensis (Hu) C. C. Huang & Y. T. Chang (Fagaceae); háo má (tiếng Dao) - Pseudostachyum sp. (Poaceae), phân bố ở độ cao 300-800 m tại xóm Dù và chân núi Ten; đỗ quyên lá vệ mâu - Rhododendron euonymifolium Lévl. (Ericaceae). Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 127 họ - chiếm 84,10%, 526 chi - 83,09% và 947 loài - 83,80% lớn hơn rất nhiều số họ (24), số chi (107) và số loài (183) trong lớp Hành (Liliopsida). Nh− vậy, số l−ợng taxon của lớp Mộc lan chiếm −u thế tuyệt đối trong tổng số họ, chi và loài của ngành; tỷ lệ này đ−ợc tính t−ơng đ−ơng 5/1 (947/183), nghĩa là cứ có 5 loài thuộc lớp Mộc lan có 1 loài lớp Hành. 2. Trong số 180 họ thực vật, có 35 họ chỉ có 1 loài; 71 họ có từ 2-4 loài; 33 họ có từ 5-9 loài; 28 họ có từ 10-19 loài và 13 họ có trên 20 loài. Họ Thầu dầu đa dạng nhất (60 loài), tiếp đến là họ Cà phê (49 loài), họ Đậu (38 loài), họ Dâu tằm (35 loài).... 3. Có 26 chi có từ 5 loài trở lên, chiếm 4% tổng số chi của khu hệ thực vật nh−ng có tới 186 loài (chiếm 15,28% tổng số loài của cả khu hệ). Các chi có nhiều loài nhất là Ficus có 24 loài; Ardisia có 13 loài; Piper và Polygonum, mỗi chi có 9 loài; Diospyros, Elaeocarpus, Hedyotis Psychotria và Dendrobium, mỗi chi có 7 loài; tiếp đến là Begonia, Bauhinia, Desmodium, Maesa, Helicia, Solanum, Callicarpa, Clerodenrun, Carex, Cyperus và Dioscorea, mỗi chi có 6 loài; cuối cùng là Tectaria, Pteris, Schefflera, Garcinia, Rhododendron và Syzygium, mỗi chi có 5 loài. 4. Có 40 loài thực vật quý hiếm (chiếm 3,4% tổng số loài của khu hệ thực vật). Cần có kế hoạch −u tiên bảo vệ. 5. Nguồn tài nguyên cây có ích gồm: cây làm thuốc (665 loài); cây cho gỗ (202 loài); cây rau và cây có quả ăn đ−ợc (132 loài); cây cho hoa, làm cảnh và cho bóng mát (90 loài); cây có tinh dầu (41 loài, trong đó 6 loài đã đ−ợc nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu); cây dùng để đan lát (9 loài); cây làm thức ăn cho động vật nuôi (12 loài); cây cho dầu béo (9 loài); cây có chất độc (8 loài). Tài liệu tham khảo 1. Aubréville A. et al., 1960-1996: Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Fasc. 1- 29. Paris. 2. Nguyễn Tiến Bân, 1997: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2003-2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, II, III. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 36 4. Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng, 2004: Sách Đỏ Việt Nam, tu chỉnh phần Thực vật. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Bộ Y tế, 2006: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Võ Văn Chi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, tp. Hồ Chí Minh. 7. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, I. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Hoàng Hộ, 1992: Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Montréal. 9. IUCN, 2001: Red List of Threatened Plants. Webside: redlist.org. 10. Lecomte H. et al., 1907-1952: Flore générale de L’Indochine (1-7) et suppléments. Masson et Cie Editeur. Paris. 11. Đỗ Tất Lợi, 1997: Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, tp. Hồ Chí Minh. Plant diversity of the xuanson national park (phutho province) Tran Minh Hoi, vu xuan phuong Summary The flora of the Xuanson national park (Phutho province) is very rich and diverse, including 180 families, 680 genera and 1,217 species of 6 vascular plant phyla. The taxon distributions of these taxa are different. The Magnoliophyta phylum has 151 families (83.88%), 633 genera (93.08%) and 1,130 species (92.85%); the Polypodiophyta has 22 families (12.22%), 38 genera (5.58%) and 74 species (6.08%); the Pinophyta has 3 families, 4 genera and 5 species; the Lycopodiophyta has 2 families, 3 genera and 6 species; the smallest taxa are Equisetophyta and Psilotophyta with 1 family, 1 genus and 1 species each. Four species are new recorded for the flora of Vietnam: Aristolochia fangchii C. Y. Wu (Aristolochiaceae); Quercus sichourensis (Hu) C. C. Huang & Y. T. Chang (Fagaceae); Pseudostachyum sp. (Poaceae), distributed at altitude of 300-800 m in the Dzu village and the Ten mountainfoot; Rhododendron euonymifolium Lévl. (Ericaceae). In Magnoliophyta, the Magnoliopsida class has 127 families (84.10%); 526 genera (83.09%) and 947 species (83.80%), that is much higher in numbers of families, genera and species than in the Liliopsida class. Among 180 families, there are 35 families with 1 species, 71 families with 2-4 species, 33 families with 5-9 species, 28 families with 10-19 species and 13 families with more than 20 species. The Euphorbiaceae is the most diverse family (60 species), followed by Rubiaceae (49 species), Fabaceae, Moraceae.... There are 26 genera with more than 5 species, made up 4% compared to the total genera of the flora but with 186 species (15.28% the total species of the flora); these genera are Ficus (24 species), Ardisia (13 species), Piper and Polygonum, each with 9 species; Diospyros, Elaeocarpus, Hedyotis, Psychotria and Dendrobium, each with 7 species; Begonia, Bauhinia, Desmodium, Maesa, Helicia, Solanum, Callicarpa, Clerodenrun, Carex, Cyperus and Dioscorea, each with 6 species and lastly Tectaria, Pteris, Schefflera, Garcinia, Rhododendron and Syzygium, each with 5 species. There are 40 endangered species (representing 3,4% of the total species of the flora of the Xuanson national park) listed in the Red Data Book of Vietnam (2004), the IUCN Red List of Threatened Plants (2001) and the Governmental Decree 32/2006/NĐ/CP dated March. 30. 2006, that need to be given priority for conservation and protection. Useful plant resources comprise medicinal plants (665 species); timber plants (202 species); vegetables and edible fruits (132 species); ornamental plants (90 species); aromatic plants (26 species); bamboo, rattan, fern, jute (9 species); forages (12 species); oleiferous plants (9 species) and poisonous plants (8 species). Ngày nhận bài: 2-10-2006
File đính kèm:
- tinh_da_dang_cua_khu_he_thuc_vat_o_vuon_quoc_gia_xuan_son_ti.pdf