Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị của cả ba yếu tố HbA1c <7%, huyết="" áp="" ≤="" 130/80mmhg="">

LDL‐cholesterol < 2,6="" mmol/l="" bệnh="" nhân="" đái="" tháo="" đường="" típ="" 2="" điều="" trị="" ngoại="" trú.="" xác="" định="" cơ="" cấu="" thuốc="">

đường huyết điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ngoại trú.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 205 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều

trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Thu thập số liệu HbA1c, huyết áp, bilan lipid máu,

việc tuân thủ điều trị gồm vận động, chế độ ăn, thuốc.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đạt cả ba mục tiêu HbA1c <7%, huyết="" áp="" ≤="" 130/80="" mmhg="" và="">

12,2%. 100% bệnh nhân dùng thuốc kiểm soát đường huyết. Trong đó tỉ lệ dùng thuốc hạ đường huyết uống đơn thuần là 75,1%, Insulin đơn thuần là 12,2%, thuốc hạ đường huyết uống phối hợp với Insulin là 12,7%.

Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị cả ba chỉ số HbA1c, huyết áp và LDL‐

Cholesterol còn thấp. 25,4% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Thuốc viên dùng đa số là nhóm Metformin và Gliclazide

pdf 6 trang yennguyen 6260
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương

Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  38
TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐẠT MỤC TIÊU 
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG  
Nguyễn Thị Thu Vân*, Đỗ Công Tâm*, Phạm Thị Huỳnh Giao*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên*,  
Lê Tuyết Trân*, Phạm Thị Anh Thư*, Lê Thị Tuyết Trinh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị của cả ba yếu tố HbA1c <7%, huyết áp ≤ 130/80mmHg và 
LDL‐cholesterol < 2,6 mmol/L bệnh nhân Đái  tháo đường  típ 2 điều  trị ngoại  trú. Xác định cơ cấu  thuốc hạ 
đường huyết điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ngoại trú. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 205 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều 
trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Thu thập số liệu HbA1c, huyết áp, bilan lipid máu, 
việc tuân thủ điều trị gồm vận động, chế độ ăn, thuốc. 
Kết quả: Tỉ  lệ bệnh nhân đạt cả ba mục tiêu HbA1c <7%, huyết áp ≤ 130/80 mmHg và LDL‐cholesterol 
12,2%. 100% bệnh nhân dùng thuốc kiểm soát đường huyết. Trong đó tỉ lệ dùng thuốc hạ đường huyết uống 
đơn thuần là 75,1%, Insulin đơn thuần là 12,2%, thuốc hạ đường huyết uống phối hợp với Insulin là 12,7%.  
Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị cả ba chỉ số HbA1c, huyết áp và LDL‐
Cholesterol còn thấp. 25,4% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có dùng insulin để kiểm soát đường huyết. Thuốc 
viên dùng đa số là nhóm Metformin và Gliclazide. 
Từ khóa: Đái tháo đường típ 2, mục tiêu điều trị. 
ABSTRACT 
TYPE 2 DIABETES MANAGEMENT IN TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL 
Nguyen Thi Thu Van, Do Cong Tam, Pham Thi Huynh Giao, Nguyen Thi My Duyen, Le Tuyet Tran, 
Pham Thi Anh Thu, Le Thi Tuyet Trinh  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 39 ‐ 44 
Objectives: Determine the percentage achieving all three treatment goals: HbA1c <7%, blood pressure ≤ 
130/80 mmHg and LDL‐cholesterol <2.6 mmol/L outpatients with type 2 diabetes. Determining the structure of 
diabetes medication of outpatients with type 2 diabetes. 
Subjects and methods: Cross‐sectional descriptive study on 205 patients with type 2 diabetes treated at 
Outpatient Department at Trung Vuong Emergency Hospital. Data collection includes HbA1c, blood pressure, 
blood lipid profile, adherence to exercise, diet, medication. 
Results: The proportion of patients achieves all three targets (HbA1c <7%, blood pressure ≤ 130/80 mmHg 
and LDL‐cholesterol reduction by 12.2%). 100% patients take medication to control blood sugar. The rate of oral 
hypoglycemic agents, insulin and combination are 75.1%, 12.2% and 12.7%, respectively.  
Conclusions: The proportion of patients with  type 2 diabetes  achieve  all  three  treatment goals  (HbA1c, 
blood pressure and LDL‐cholesterol) is low. 25.4% of patients with type 2 diabetes use insulin to control blood 
sugar. Metformin and gliclazide are the most popular. 
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, treatment goals. 
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 
Tác giả liên lạc: Bs.CKI. Nguyễn Thị Thu Vân ĐT: 0903630405 Email: maythutv@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  39
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh  đái  tháo  đường  hiện  nay  được  xem 
như là đại dịch thứ tư (sau tim mạch, ung thư và 
AIDS). Năm 2011 Việt nam có khoảng 1,7  triệu 
người (Liên đoàn Đái tháo đường thế giới). Thực 
tế con số này cao hơn rất nhiều, khoảng 5 triệu 
người, trong đó đái tháo đường típ 2 chiếm 85‐ 
95%.  Nghiên  cứu  United  Kingdom  of 
Prospective Diabetes  Study  (UKPDS)  cho  thấy 
giảm được 1% HbA1C làm giảm 21% nguy cơ tử 
vong, 37% nguy cơ các biến chứng thận và 14% 
nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu STENO‐2 
can  thiệp đa yếu  tố giảm 50% nguy cơ biến cố 
tim mạch, biến chứng thận 61%, võng mạc 58% 
và  thần kinh 63%, giảm nguy cơ  tuyệt đối 20% 
so với chỉ can thiệp 1 yếu tố (giảm đường huyết, 
huyết áp, lipid). Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường 
típ 2 đạt mục  tiêu điều  tri cả ba yếu  tố HbA1c, 
huyết áp và LDL‐Cholesterol  trong nghiên cứu 
NHANES  1999‐2000  7%,  tăng  lên  12%  1999‐
2006(3,11). Trong điều  trị việc  tuân  thủ chế độ ăn 
và  hoạt  động  thể  chất  còn  chưa  tốt,  nên  việc 
dùng  thuốc hạ đường huyết viên uống,  Insulin 
đơn thuần hay phối hợp giúp kiểm soát đường 
huyết rất quan trọng. 
Nghiên cứu này nhằm xác định  tỉ  lệ bệnh 
nhân đái  tháo đường đạt mục  tiêu điều  trị cả 
ba  yếu  tố  HbA1c,  huyết  áp  và  LDL‐
Cholesterol, xác định cơ cấu thuốc đang dùng 
để  kiểm  soát  đường  huyết  để  từ  đó  có  biện 
pháp can  thiệp để kiểm soát và quản  lý bệnh 
đái tháo đường tốt hơn.  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Đối tượng nghiên cứu 
Dân số mục tiêu 
Bệnh nhân bệnh đái tháo đường típ 2 đang 
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng 
Vương. 
Dân số chọn mẫu 
Bệnh  nhân  đã  được  chẩn  đoán  đái  tháo 
đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 
Cấp cứu Trưng Vương từ 03/2013 đến 06/2013. 
Cỡ mẫu 
Ước lượng cỡ mẫu theo công thức  
n=1,962 x ((p x (1‐p)/ε:2 
p: Tỉ lệ kiểm soát được đường huyết theo HbA1C, huyết áp 
và LDL‐Cholesterol: 12%;  ε: Sai số chuẩn, dự kiến sai số 
0,05%  
 n=1,962 x((0,12 x (1‐0,12)/0,052 = 162,3  
Cỡ mẫu: n = 163. 
Tiêu chí chọn mẫu 
Bệnh  nhân  đã  được  chẩn  đoán  đái  tháo 
đường típ 2 đang điều trị ngoại trú. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân có bệnh  lý Hemoglobin, bệnh  lý 
làm  thay  đổi  đời  sống  hồng  cầu,  thiếu  máu; 
bệnh nhân có thai; bệnh nhân có chỉ định nhập 
viện; bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên 
cứu. 
Kỹ thuật chọn mẫu 
Bệnh nhân đến khám và điều  trị  tại phòng 
khám  nội  tiết  khoa  khám  bệnh  thỏa  tiêu  chí 
chọn mẫu.  
Liệt kê, định nghĩa các biến số 
Tuổi: 2013 trừ năm sinh. 
Giới tính: nam hay nữ. 
BMI  được  tính  bằng  công  thức:  cân  nặng 
chia  cho  chiều  cao bình phương  (Kg/m2). Theo 
phân loại dành riêng cho người châu Á. 
Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường típ 
2: dưới 5 năm hay  từ 5 năm  đến dưới 10 năm 
hay từ 10 năm trở lên. 
Huyết  áp  đạt  mục  tiêu  điều  trị:  ≤  130/80 
mmHg. 
Tuân thủ chế độ điều trị:  
Tuân thủ chế độ ăn: bệnh nhân đã được bác 
sỹ nội  tiết hoặc dinh dưỡng  tư vấn hưỡng dẫn 
chế độ ăn bệnh đái tháo đường, hàng ngày luôn 
thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sỹ.  
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  40
Tuân thủ vận động thể lực: vận động như đi 
bộ,  chạy  bộ,  khiêu  vũ,  bơi  lội,  đạp  xe,  tập  tạ, 
tenis, bóng chuyền mỗi ngày  ít nhất 30 phút, 
trên  5  ngày mỗi  tuần  hay  trên  150  phút mỗi 
tuần. 
Tuân thủ dùng thuốc: tái khám đều đặn và 
sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sỹ. 
Có 3 mức độ tuân thủ: tuân thủ tốt  là hoàn 
toàn tuân thủ, không tuân thủ là không bao giờ 
tuân thủ và tuân thủ trung bình ở trung gian. 
HbA1c (Huyết sắc tố kết hợp với glucoz): là 
đường huyết trung bình trong vòng 8 – 12 tuần 
lễ  trước khi đo. Sử dụng máy Arkray ADAMS 
A1c. Phương pháp sắc ký  lỏng cao áp  trao đổi 
ion  ‐  ngưỡng  đo  3‐20%. HbA1c  đạt mục  tiêu 
điều trị là < 7%. 
LDL‐Cholesterol  (Low‐density  Lipoprotein 
Cholesterol). Sử dụng máy Olympus AU 2700 – 
640. Mức phát hiện từ 0,26 – 10,3 mmol/L. LDL‐
Cholesterol  đạt  mục  tiêu  điều  trị  là  <  2,6 
mmol/L. 
Đạt mục tiêu điều trị cả ba yếu tố là HbA1c < 
7% và HA ≤ 130/80 mmHg và LDL‐Cholesterol < 
2,6 mmol/L. 
Thuốc viên hạ đường huyết:  
Thuốc  làm  tăng  cung  cấp  Insulin: 
Sulfonylure, Meglitinide. 
Thuốc làm ức chế men DPP‐4 (Gliptin). 
Thuốc  làm giảm  đề kháng  Insulin hoặc  cải 
thiện  hiệu  quả  của  Insulin:  Biguanide, 
Thiazolidinedione. 
Thuốc làm chậm sự hấp thu Glucose: ức chế 
men alpha‐glucosidase. 
Insulin:  
Insulin tác dụng nhanh: Aspart, Regular 
Insulin nền: Glargine, Determir, NPH. 
Trộn  sẵn  70/30  NPH/Aspart  hay  70/30 
NPH/Regular. 
Phương pháp tiến hành 
Bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu, được làm 
bệnh  án  thu  thập  dữ  kiện:  hỏi  thời  gian  phát 
hiện bệnh đái tháo đường và việc tuân thủ điều 
trị với chế độ  ăn, vận  động, dùng  thuốc. Bệnh 
nhân  được  đo  huyết  áp,  cân  nặng,  chiều  cao, 
tính BMI, được chỉ định làm xét nghiệm đường 
huyết đói, HbA1c, Cholesterol toàn phần, LDL‐
Cholesterol, HDL‐Cholesterol, Triglyceride máu 
tĩnh mạch. Ghi nhận kết quả xét nghiệm. 
Xử lý và phân tích dữ kiện 
Xử lý số liệu phần mềm thống kê SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Nghiên  cứu  thực  hiện  trên  205  bệnh  nhân 
đái tháo đường típ 2  
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: 
Đặc điểm Số mô tả 
Tuổi (năm) 59,9 ± 10,9 
 n % 
Giới 
nam 90 41,9 
nữ 115 58,1 
BMI (Kg/(m)2) 
< 23 97 47,3 
≥ 23 108 52,7 
23 – < 25 55 50,9 
≥ 25 53 49,1 
Thời gian phát 
hiện bệnh đái tháo 
đường 
< 5 năm 91 44,4 
5 – < 10 năm 64 31,2 
≥ 10 năm 50 24,4 
Tuân thủ chế độ 
ăn 
Tốt 53 26,9 
Trung bình 135 64,8 
Không tuân thủ 17 8,3 
Tuân thủ chế độ 
vận động 
Tốt 49 23,9 
Trung bình 114 55,6 
Không tuân thủ 20,5 42 
Tuân thủ thuốc 
điều trị 
Tốt 169 82,4 
Trung bình 32 15,6 
Không tuân thủ 4 2,0 
Kết quả đạt mục tiêu điều trị 
Bảng 2: Kết quả đạt mục tiêu điều trị: 
Các chỉ số Tỉ lệ % đạt mục tiêu 
HbA1c < 7% 48,8 
Huyết áp ≤ 130/80 mmHg 80,0 
LDL-Cholesterol <2,6 mmol/L 24,5 
Ba chỉ số: HbA1c, Huyết áp và LDL-Cholesterol 
một trong ba chỉ số 37,6 
hai trong ba chỉ số 41,5 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  41
Các chỉ số Tỉ lệ % đạt mục tiêu 
cả ba chỉ số 12,2 
Có 8% không đạt mục tiêu nào trong ba chỉ 
số HbA1c, Huyết áp và LDL‐Cholesterol. 
Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường đạt mục tiêu 
kiểm soát HbA1c với việc tuân thủ chế độ điều trị: 
Có tuân thủ chế độ ăn, 
vận động, dùng thuốc Tỉ lệ % đạt mục tiêu HbA1c
1 trong 3 chế độ 46,3% 
2 trong 3 chế độ 63,6% 
cả 3 chế độ 82,4% 
P<0,001. Phân tích đa thức. Thực hiện 1 chế độ: p=0,06. 
Thực hiện 2 chế độ: p<0,001 OR=4,02[1,88‐8,60]. 
Thực hiện 3 chế độ: p=0,001 OR=10,73[2,77‐41,52]. 
Bảng 4: Đạt mục tiêu HbA1c, huyết áp, LDL‐
Cholesterol với thời gian phát hiện bệnh 
Thời gian 
phát hiện 
bệnh 
Tỉ lệ % đạt mục tiêu điều trị HbA1c, 
huyết áp, LDL-Cholesterol Tổng 
cộng 
0 yếu tố 1 yếu tố 2 yếu tố Cả 3 yếu tố 
< 5 năm 23,5 36,4 49,4 64,4 44,4 
5 – < 10 năm 47,1 29,9 31,8 24,0 31,4 
≥ 10 năm 29,4 33,8 18,8 12,0 24,5 
Tổng cộng 100 100 100 100 100 
P=0,007. Phân tích đa thức: Thời gian phát hiện ≥ 10 năm 
làm chuẩn,OR=1. Thời gian phát hiện 5 – < 10 năm: 
p=0,02, OR=2,56 [1,17‐5,57]. Thời gian phát hiện < 5 
năm:p=0,001, OR=3,53 [1,71‐7,28]. 
Bảng 5: Đạt mục tiêu HbA1c, huyết áp, LDL‐
Cholesterol với việc tuân thủ các chế độ ăn, vận động, 
dùng thuốc 
Tuân thủ 
chế độ ăn, 
vận động, 
thuốc 
Tỉ lệ % đạt mục tiêu điều trị HbA1c, 
huyết áp, LDL-Cholesterol Tổng 
cộng
0 yếu tố 1 yếu tố 2 yếu tố 3 yếu tố
1 chế độ 41,2 31,2 32,9 32,0 32,8 
2 chế độ 23,5 19,5 34,1 28,0 27,0 
3 chế độ 0 1,3 14,1 16,0 8,3 
Không tuân 
thủ 35,3 48,1 18,8 24,0 31,9 
Tổng cộng 100 100 100 100 100 
P=0,001. Phân tích đa thức. Tuân thủ 1 chế độ: p=0,059. 
Tuân thủ 2 chế độ: p=0,0012 OR=3,12[1,51‐6,39]. 
Tuân thủ 3 chế độ: p<0,001 OR=7,63[2,78‐20,93]. 
Đặc điểm sử dụng thuốc kiểm soát đường 
huyết 
Trong  nghiên  cứu  có  205  bệnh  nhân dùng 
thuốc  để  kiểm  soát  đường  huyết,  trong  đó  có 
74,6 % dùng thuốc viên; 12,7 % dùng Insulin và 
12,7% dùng phối hợp thuốc viên và Insulin.  
Bảng 6: Tì lệ % từng loại thuốc viên hạ đường huyết 
bệnh nhân sử dụng: 
 Nhóm thuốc viên Tì lệ % bệnh nhân sử dụng thuốc 
Metformin 76,5 
Gliclazide 77,8 
Pioglitazol 3,8 
Glipizide 0,7 
Khác 0 
Bảng 7: Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh liên quan 
đến tỉ lệ dùng loại thuốc:  
Thời gian phát hiện bệnh 
đái tháo đường 
Tỉ lệ % dùng thuốc 
Insulin Viên Phối hợp 
< 5 năm 30,8 52,9 7,7 
5 – < 10 năm 11,5 34,6 34,6 
≥ 10 năm 57,7 12,5 57,7 
Bảng 8: Tỉ lệ % đạt mục tiêu HbA1c với dùng thuốc 
Thuốc Tỉ lệ % đạt mục tiêu HbA1c 
Viên 55,6 
Insulin 30,8 
Phối hợp 24,0 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Tuổi  
Tuổi trung bình của các bệnh nhân tham gia 
nghiên cứu là 59,9 ± 10,9 tương đương như tuổi 
trung bình  của  các bệnh nhân  đái  tháo  đường 
típ 2 điều trị ngoại trú trong nghiên cứu của tác 
giả Hoàng Ngọc Thọ năm 2007  là 60,5 ± 12,3(6), 
của tác giả Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2007 là 
61,5 ± 10,2(10), của  tác giả Nguyễn Thị Bội Ngọc 
và Nguyễn Thy Khuê năm 2008 là 58,8± 11(9) và 
nghiên cứu Đái tháo đường châu Á năm 2009 là 
58,8 ± 11,7(2). 
Giới tính 
Nữ (58,1%) nhiều hơn nam (41,9%).  
Tỉ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh 
đái  tháo  đường  típ  2  dưới  5  năm  cao  nhất 
(44,4%);  kế  đến  từ  5 năm  đến dưới  10 năm  là 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  42
31,2%, tuy nhiên có đến 24% bệnh nhân có thời 
gian phát hiện bệnh  từ  10 năm  trở  lên,  đây  là 
giai đoạn bệnh có nhiều biến chứng và khó đạt 
mục tiêu điều trị. 
Tỉ lệ BMI ≥ 23 chiếm 52%, trong đó BMI ≥ 25 
chiếm  đến  49,1%,  khó  kiểm  soát  các mục  tiêu 
điều trị. 
Hầu hết bệnh nhân trong điều trị có tuân thủ 
chế độ ăn và dùng thuốc, tỉ lệ bệnh nhân không 
tuân thủ. 
Kết quả điều trị 
Bảng 9: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường đạt mục tiêu 
HbA1c trong một số nghiên cứu: 
Tác giả n Tỉ lệ % đạt HbA1c mục tiêu 
Bryant W. (2006)(1) 509 30 
Howteerakul N. (2007)(7) 234 <33,3 
Chan J. C. N. (2009) 5.376 37,3 
Hoàng Ngọc Thọ (2007) 139 64,3 
Nguyễn Thị Bội Ngọc (2008) 647 39 
Nghiên cứu này 205 48,8 
Tỉ lệ bệnh nhân đạt mức HbA1c < 7% trong 
nghiên  cứu  này  là  48,8%  thấp  hơn  kết  quả 
nghiên  cứu  của  Hoàng  Ngọc  Thọ  năm  2007 
(64,3%)(6). Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Thọ tuy 
được  thực hiện  tại phòng khám nội  tiết nhưng 
chỉ gồm những bệnh nhân  điều  trị bằng  thuốc 
viên  hạ  đường  huyết  là  nhóm  bệnh  nhân  có 
đường  huyết  tương  đối  dễ  kiểm  soát.  Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều 
đang  dùng  thuốc  hạ  đường  huyết  viên  hoặc 
Insulin hoặc phối hợp cả  thuốc viên và  Insulin 
do đó là nhóm bệnh nhân khó kiểm soát đường 
huyết hơn.  
Kiểm  soát huyết  áp  tích  cực  là một yếu  tố 
chủ  chốt  trong  chiến  lược  tác  động  đa  yếu  tố 
nhằm  làm giảm biến chứng  tim mạch và mạch 
máu nhỏ ở bệnh nhân đái thóa đường.  
Bảng 10: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường đạt mục 
tiêu kiẻm soát huyết áp trong một số nghiên cứu 
Tác giả n Tỉ lệ % đạt 
 huyết áp mục tiêu
Bryant W. (2006) 509 32 
Chan J. C. N. (2009) 5.376 21,8 
Hoàng Trung Vinh (2007) 139 31,1 
Nguyễn Thị Bội Ngọc (2008) 647 23,4 
Nghiên cứu này 205 80 
Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi 
đạt huyết áp mục  tiêu  ≤ 130/80 mmHg  là 80%. 
Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  kiểm  soát 
huyết áp đạt mục tiêu cao hơn các tác giả khác.  
Tỉ  lệ  bệnh  nhân  đạt  mục  tiêu  LDL‐
Cholesterol mục tiêu < 2.6 mmol/L là 25,4% thấp 
hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Thị  Bội Ngọc  và Nguyễn  Thy Khuê  (47,7%)(9). 
Vậy phần lớn bệnh nhân chưa đạt mục tiêu điều 
trị LDL‐Cholesterol.  
Nhiều bằng chứng cho thấy kiểm soát đồng 
thời  đa  yếu  tố  trong  điều  trị  bệnh  đái  tháo 
đường  có hiệu quả nhiều hơn  trong việc giảm 
nguy cơ tim mạch và tử vong cho bệnh đái tháo 
đường(4,5). Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi kết 
quả đạt mục tiêu điều trị của cả ba chỉ số HbA1c 
<7%,  huyết  áp  ≤130/80  mmHg  và  LDL‐
Cholesterol  <2,6 mmol/L  là  12,2%.  Tỷ  lệ  bệnh 
nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều tri 
cả  ba  yếu  tố  HbA1c,  huyết  áp  và  LDL‐
Cholesterol  trong  nghiên  cứu NHANES  1999‐
2000  là 7%  chỉ  tăng  lên 12% 1999‐2006(3,11). Vậy 
kết quả nghiên cứu của chúng  tôi  tương  tự với 
kết quả nghiên cứu NHANES 1999‐2006. 
Từ kết quả nghiên cứu chúng  tôi còn nhận 
thấy những bệnh nhân có tuân thủ cả 3 chế độ 
ăn, vận động và thuốc từ trung bình đến tốt đạt 
mục tiêu HbA1c khá cao (82,4%). Tuân thủ 2 hay 
3 chế độ điều trị giúp đạt HbA1c mục tiêu gấp 
4,02  lần  (p<0,001) và  10,73  lần  (p=0,001) không 
tuân thủ chế độ điều trị nào. 
Thời  gian  phát  hiện  bệnh  đái  tháo  đường 
trên từ 10 năm trở lên tỉ lệ đạt mục tiêu cả ba chỉ 
số HbA1c, huyết áp và LDL‐Cholesterol chỉ 12%, 
trong khi đó  thời gian phát hiện bệnh đái  tháo 
đường dưới 5 năm tỉ lệ đạt mục tiêu cả ba chỉ số 
HbA1c,  huyết  áp  và  LDL‐Cholesterol  là  64,4% 
với P=0,007. Vậy thời gian phát hiện bệnh càng 
ngắn càng dễ đạt mục  tiêu điều  trị cả 3 yếu  tố 
HbA1c, huyết áp, LDL‐Cholesterol. 
Việc tuân thủ 2 hoặc cả 3 chế độ điều trị giúp 
đạt cả 3 yếu tố mục tiêu gấp 3,12 lần (p=0,0012) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  43
và 7,63 lần (p<0,001) so với không tuân thủ chế 
độ điều trị nào. 
Cơ  cấu  sử  dụng  thuốc  kiểm  soát  đường 
huyết 
Trong nghiên cứu có 205 bệnh nhân,  tất cả 
đều  dùng  thuốc  để  kiểm  soát  đường  huyết, 
trong đó có 74,6 % dùng thuốc viên, 12,7 % dùng 
Insulin và 12,7% dùng phối hợp  thuốc viên và 
Insulin. Trong nhóm  thuốc viên  được  sử dụng 
điều  trị  phần  lớn  bệnh  nhân  sử  dụng  thuốc 
nhóm Metformin  (76,5%) và Gliclazide  (77,8%). 
Tỉ lệ bệnh nhân có dùng Insulin khoảng 1/4 thấp 
hơn so với khuyến cáo là 1/3. 
 Thời gian phát hiện bệnh càng dài tỉ lệ bệnh 
nhân có dùng Insulin càng cao. 
 Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng nhận 
thấy  tỉ  lệ đạt mục  tiêu HbA1c có sự khác nhau 
của  3  nhóm,  nhóm  sử  dụng  thuốc  viên  đơn 
thuần  (55,6%),  Insulin  đơn  thuần  (30,8%)  và 
phối  hợp  thuốc  viên  và  Insulin  (24%).  Theo 
Kemp và cộng sự(8) tỉ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu 
HbA1c  cao  nhất  ở  nhóm  không  dùng  thuốc 
(78%),  kế  đến  là  nhóm  bệnh  nhân  chỉ  dùng 
thuốc viên hạ đường uống (50%) và thấp nhất là 
ở nhóm bệnh nhân có dùng Insulin (đơn thuần 
hay phối hợp thuốc viên uống) (24%). Nhóm có 
sử  dụng  Insulin  thì  tỉ  lệ  đạt mục  tiêu HbA1c 
thấp, khó kiểm soát bệnh hơn.  
KẾT LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  chúng  tôi  nhận  thấy  tỉ  lệ 
bệnh nhân đái  tháo đường  típ 2 đạt được mục 
tiêu  cả  ba  chỉ  số  HbA1c,  huyết  áp  và  LDL‐
Cholesterol còn thấp. Tỉ lệ dùng thuốc hạ đường 
huyết để điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 
với thuốc viên đơn thuần là 74,6%, thuốc Insulin 
đơn  thuần  12,7%  và  phối  hợp  thuốc  viên  và 
Insulin là 12,7%. Thuốc viên dùng đa số là nhóm 
Metformin và Gliclazide. 
HƯỚNG ĐỀ XUẤT 
Cần phối hợp nhiều biện pháp điều  trị  tích 
cực để  tăng  tỉ  lệ đạt các mục  tiêu điều  trị bệnh 
đái tháo đường theo khuyến cáo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Bryant W., Greenfield J.R., et al. (2006). “Diabetes guidelines: 
easier  to  preach  than  to  practise? A  retrospective  audit  of 
outpatient  managerment  of  type  1  and  type  2  diabetes 
mellitus.” MJA, 185, pp. 305‐309.  
2. Chan  JCN,  Gagliardino  JJ,  et  al.  (2009).  “Multifaceted 
Determinants  for  Achieving  Glyce  mic  Control  –  The 
International Diabetes Management Practice Study (IDMPS).” 
Diabetes Care, 32, pp. 227‐233. 
3. Cheung BM, Ong KL, et al  (2009). Diabetes prevalence and 
therapeutic  target achievement  in  the United States, 1999  to 
2006. Am J Med. 2009;122(5):443‐453. 
4. Gaede  P.,  Lund‐Adersen  H.,  et  al.  (2008).  ”Effect  of  a 
Multifactorial  Invervention  on  Mortality  in  Type  2 
Diabetes.“New England Joumal of Medicine, 358, pp.580‐591.  
5. Gaede P., Vedel P.., et al. (2003). ”Multifactorial Invervention 
and  Cardiovascular  Disease  in  Patients  with  Type  2 
Diabetes.“New England Joumal of Medicine, 348, pp.383‐393. 
6. Hoàng  Ngọc  Thọ  (2007).  “Sử  dụng  thuốc  viên  hạ  đường 
huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện hoàn 
Mỹ Đà nẵng”.Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành “Nội 
tiết và chuyển hóa” lần thứ ba, trang 466 ‐ 472. 
7. Howteerakul N., Suwannapong N., et al. (2007), Adherence to 
Regimens  and  Glycemic  Control  of  Patients  with  type  2 
Diabetes  Attending  a  Tertiary  Hospital  Clinic  Asia‐Pacific 
Journal of Public Health, 19, pp. 43‐49. Liên ủy ban quốc gia 
về phòng ngừa, phát hiện, đánh gía và điều trị cao huyết áp 
(2007), JNC7, pp 1‐7. 
8. Kemp T. M., Barr E. L. M., et al.  (2005). Glucose, Lipid, and 
Blood  Pressure  Control  in  Autralian  Adults  With  Type  2 
Diabetes Care, 28, pp.1490 – 1492. 
9. Nguyễn Thị Bội Ngọc, Nguyễn Thy Khuê  (2008). “Kết quả 
kiểm soát đái tháo đường típ 2 tại phòng khám chuyên khoa 
nội  tiết và nhận  thức  của bệnh nhân về  điều  trị bệnh viện 
nhân dân 115 và Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Hồ 
Chí Minh”. Hội nghị hội Đái tháo đường và Nội tiết và chuyển hóa 
thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ VI, trang 82 – 89. 
10. Tạ Văn Bình và  cộng  sự  (2007). “Hành vi  tự  chăm  sóc  của 
người trưởng thành mắc đái tháo đường  típ 2 ở Việt nam.” 
Hội nghị khoa học  toàn quốc chuyên nghành “Nội  tiết và chuyển 
hóa” lần thứ ba, trang 670 –671. 
11. Vijian S. and Hayward R. A.  (2004). “Pharmacologic Lipid‐
Lowering Therapy  in Type 2 Diabetes Mellitus: Background 
Paper  for  the American College of Physicians.” Ann  Intern 
Med., 140, pp. 650 – 658. 
Ngày nhận bài         20/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   29/08/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    10/10/2013 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_kiem_soat_dai_thao_duong_tip_2_dat_muc_tieu_dieu_t.pdf