Tính tất yếu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Tóm tắt
Ở một thế giới hội nhập, hướng đến nền kinh
tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu thì hợp tác quốc
tế trong giáo dục - đào tạo có ý nghĩa sống còn với
mỗi quốc gia. Thông qua hợp tác quốc tế về giáo dục
- đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam có một
nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong
bối cảnh hội nhập quốc tế. Phải khẳng định rằng:
Hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động hữu
hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
Bạn đang xem tài liệu "Tính tất yếu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính tất yếu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 96 TÍNH TẤT YẾU HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Tiến Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Xây dựng Miền Trung Tóm tắt Ở một thế giới hội nhập, hướng đến nền kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu thì hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo có ý nghĩa sống còn với mỗi quốc gia. Thông qua hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phải khẳng định rằng: Hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ khóa Hợp tác quốc tế, giáo dục - đào tạo, yêu cầu khách quan 1. Yêu cầu khách quan của việc mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam Trong thời kỳ nào, giáo dục - đào tạo cũng hết sức quan trọng, là quá trình biến con người nguyên bản thành con người của xã hội và truyền dạy họ những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của đất nước; giữ vai trò cân đối giữa tri thức và thực tiễn để thích nghi với sự biến đổi của xã hội. Và ở một thế giới hội nhập, hướng đến nền kinh tế tri thức, cạnh tranh toàn cầu thì hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo càng có ý nghĩa sống còn với mỗi quốc gia cũng như mỗi con người. Con người trong quá trình hội nhập ngày nay không chỉ cần năng lực lao động mà còn cần trang bị các kỹ năng chung sống hòa bình trong môi trường đa dạng văn hóa, đặc biệt khi mà khối lượng kiến thức nhân loại ngày càng gia tăng, thách thức hệ thống giáo dục - đào tạo của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh chất lượng nguồn nhân lực, hay chính là cạnh tranh về giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, cùng sống và tồn tại nên các nước vẫn chung tay, cùng nhau tạo sự phát triển gắn kết. Hợp tác quốc tế đã giúp Việt Nam tiếp nhận những nền giáo dục, khoa học kỹ thuật tiên tiến, giúp cải thiện chất lượng từ giáo trình, chất lượng quản lý đến giáo viên, học sinh, sinh viên 1.1. Sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các nước trên thế giới Toàn cầu hoá như một quá trình không thể đảo ngược. Tuy nhiên đó là quá trình định hướng được và cần phải định hướng vì sự phát triển bền vững của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 97 Yêu cầu định hướng đối với tiến trình toàn cầu hoá thuộc phạm vi chính sách phát triển của từng quốc gia trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trong bối cảnh đó, hợp tác giáo dục - đào tạo là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục - đào tạo ở các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa tạo nên một thị trường giáo dục - đào tạo quốc tế, đòi hỏi các trường, các cơ sở giáo dục phải có chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Nền giáo dục đại học đã trở thành một thị trường cạnh tranh của những nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Liệu Việt Nam có thể trở thành một đối tác, hợp tác một cách có hiệu quả và cạnh tranh được với các nước khác hay không? Điều này còn phụ thuộc vào chiến lược đổi mới của giáo dục - đào tạo, chính sách đầu tư, khả năng quản lý và đội ngũ giảng viên. Nhưng thực tế cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có trường nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi nước trên thế giới có sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và dân tộc. Các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Canada là những trung tâm giáo dục lớn trên thế giới, hấp dẫn nhiều du học sinh. Những trung tâm giáo dục của từng vùng như trường Đại học ở Ả Rập cho những người nói tiếng Ả Rập, các trường đại học ở Trung Quốc cho vùng châu Á. Sự hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo ở từng nước còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của các đảng phái, chính phủ và năng lực kinh tế ở trong các nước đó, nó đòi hỏi sự mạnh dạn nhưng cũng phải hết sức cẩn trọng Càng ngày càng có nhiều người thích du học nước ngoài. Lưu lượng thông thường khoảng chừng 4,5 triệu sinh viên, trong đó 80% là từ các nước đang phát triển. Ngay sinh viên ở các nước phát triển cũng thích ra nước ngoài để học thêm văn hoá bổ sung kiến thức. Các giáo sư, nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục cũng chọn việc ra nước ngoài để giảng dạy hoặc trau dồi thêm kiến thức (khoảng 200.000 người/năm). Làn sóng “di cư trí thức” từ các nước đang phát triển đến các trung tâm giáo dục trên thế giới. Họ mang theo cả một nền văn hoá khác với dân tộc khi trở về nước Nhu cầu hợp tác trong giáo dục - đào tạo giữa các quốc gia trước quá trình toàn cầu hóa đã và đang đòi hỏi phải xây dựng và phát triển các khuôn khổ chung về giáo dục - đào tạo cấp độ khu vực và quốc tế như: hệ thống giáo dục, chuẩn mực về nhà trường, giáo viên, chương trình đào tạo, thiết bị, phương tiện dạy học... tạo cơ sở thuận lợi cho các chương trình hợp tác giáo dục - đào tạo, công nhận tương đương văn bằng, chứng chỉ, trao đổi giảng viên, sinh viên, chuyển tiếp chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng... Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực quốc gia, việc tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế và khu vực là nhu cầu và xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống giáo dục các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Các quan hệ quốc tế và quốc gia trong phát triển giáo dục không phải là quan hệ đối lập, loại trừ mà là quan hệ tương thích nhằm đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của từng quốc gia và lợi ích của cộng đồng quốc tế trong phát triển giáo dục - đào tạo. Nền giáo dục - đào tạo tiến bộ và hiện đại hướng tới hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho mỗi con người trở thành những công dân, những thành viên tích cực của quốc gia và thế giới. Trước xu thế toàn cầu hóa, không một quốc gia, dân tộc nào có thể “cô lập”, sống tách khỏi cộng đồng thế giới. Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ: Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế kinh tế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương” [2, tr.64-65]. Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 98 Yêu cầu định hướng đối với tiến trình toàn cầu hoá thuộc phạm vi chính sách phát triển của từng quốc gia trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, hợp tác giáo dục - đào tạo là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục - đào tạo ở các nước nhằm góp phần định hướng tiến trình toàn cầu hoá. 1.2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nay là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo điều kiện cho xu thế “toàn cầu hóa”, “quốc tế hóa” phát triển mạnh mẽ. Càng ngày sự phân hóa giữa các nước phát triển và chậm phát triển càng gia tăng. Tại diễn đàn hợp tác và phát triển kinh tế năm 2001, Ban thư ký đã có một báo cáo, trong đó nói rằng: những quốc gia có chính sách phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất nhanh, còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn. Đầu thế kỷ XX, khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so với nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ XXI, khoảng cách đó là 400 lần. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, nhất là sự bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm lại đây, lượng kiến thức nhân loại thu được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức đó trong hai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020, những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng 4 lần so với năm 2000. Để giải quyết bài toán phát triển đầy thách thức, Việt Nam phải tính đến yếu tố con người, năng lực sáng tạo tri thức mới, từ đó cần phải học tập và cập nhật kiến thức mới, hòa mình vào với nền tri thức của nhân loại để phát triển. Công nghệ thông tin đang giúp cho quá trình phát triển ở các quốc gia nhanh chóng hơn. Công nghệ thông tin với hàng loạt các sách báo điện tử, các bản tin, website, email đã trở thành các dịch vụ công cộng nhanh nhất. Thông tin toàn cầu giúp con người bước vào thế giới học vấn rộng lớn. Kiến thức được nhân lên gấp bội qua thư viện khổng lồ và vô tận từ máy tính. Khả năng cập nhật những tri thức mới cũng nhanh chóng. Công nghệ thông tin được phát triển sử dụng với hình thức cao hơn, từ quảng cáo đến thương mại điện tử và chính phủ điện tử ở các nước phát triển. Những quốc gia coi trọng công nghệ thông tin đã được lợi vô cùng lớn trong việc tiếp nhận những tri thức. Ngược lại, thực tế ở những nước chưa có đủ điều kiện phát triển công nghệ thông tin thì nền giáo dục cũng phát triển kém và hệ quả kéo theo là nền kinh tế cũng trì trệ. Công nghệ thông tin đặc biệt giúp cho sự phát triển của các trung tâm đào tạo từ xa, nhanh chóng và thuận lợi đưa bài giảng đến từng người ở các vùng xa xôi hay thoả mãn bất cứ thời gian nào của người ham học nhưng bận rộn. Nhiều trường đã thực hiện các chương trình đào tạo từ xa chất lượng và uy tín... Tuy nhiên, hiện nay không phải quốc gia nào cũng có điều kiện phát triển công nghệ thông tin, Việt Nam đang tích cực và cố gắng không ngừng để tiếp nhận tri thức qua kênh công nghệ thông tin nhưng chưa thực sự hiệu quả 1.3. Nhu cầu phát triển đất nước nói chung và mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo nói riêng Thành tựu phát triển đất nước từ sau khi đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng khá, thoát ra khỏi nước khu vực nước kém phát triển. Văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Trước xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đi lên từ một nước nghèo và lạc hậu nên càng không thể đứng ngoài thế giới. Bắt đầu từ thế kỷ XXI, Việt Nam Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 99 vẫn còn đi sau các nước ở nhiều mặt, là một nước nông nghiệp, dân số đông, năng lực lao động thấp, tuy nhiên, lại có lợi thế về nguồn nhân lực. Bảng 1: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực đến 2020 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 1. Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế –Tổng số/ (1000 người) 43.456 45.750 47.500 48.500 2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 24,8 40,0 50,0 60,0 3. Số người được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trình độ cao - Hoạch định chính sách 12.000 15.000 18.000 20.000 - Giảng viên đại học 47.700 70.000 120.000 200.000 - Khoa học – công nghệ 30.000 40.000 60.000 100.000 - Y tế, chăm sóc sức khỏe 51.500 60.000 70.000 80.000 Nguồn: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Trước kia, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn so với một số nước ở khu vực là một lợi thế nhưng hiện nay đặc điểm này không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài mà họ đang chuyển hướng vào những nước có nguồn nhân lực tay nghề cao, nền chính trị ổn định và tay nghề tốt. Đây là một điều không mấy lợi thế cho sức cạnh tranh về nguồn nhân lực của Việt Nam nói riêng và sức cạnh tranh kinh tế nói chung. Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục - đào tạo đòi hỏi sự đáp ứng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi nguồn lực đầu tư cho giáo dục có giới hạn sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục - đào tạo. Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục – đào tạo giữa Việt Nam với các nước ngày càng gia tăng. Để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, với xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chỉ vừa đạt được một số thành tựu kinh tế nhất định thì Việt Nam cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đào tạo nguồn nhân lực có tư duy phù hợp với nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là một trong những vấn đề tất yếu cần giải quyết. Để giải quyết những nhược điểm của nguồn nhân lực Việt Nam thì nền giáo dục - đào tạo có đáp ứng được hay không, hay cần sự giúp đỡ từ các nước tiên tiến? Dựa trên những điều kiện khách quan cũng như chủ quan, Việt Nam đã sớm nhận ra rằng muốn tiến lên để hòa nhập với phát triển toàn cầu thì Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về mọi mặt để tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Xu hướng toàn cầu hoá đang đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế cho nguồn nhân lực có trình độ cao. Nền giáo dục Việt Nam còn lạc hậu, phải đối mặt với một thách thức nặng nề đó là vấn đề: “tồn tại hay không tồn tại”. Những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và bức thiết đã và đang đặt ra những yêu cầu, những nội dung rất mới, rất cao về nguồn lực con người, với những giá trị mới, tiêu chí mới về phẩm chất và năng lực của mỗi con người và cả cộng đồng. Nhận thức đúng sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt bài học về: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 7 trong điều kiện mới. Phát huy nội lực xem đây là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 100 qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa [3, tr.72-73] Thách thức trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục - đào tạo với khu vực và thế giới kéo theo nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước phát triển ngày càng lớn. Hợp tác quốc tế hội nhập thế giới đồng nghĩa với việc tăng lựa chọn quốc tế cho người học. Nếu các cơ sở giáo dục - đào tạo trong nước không đáp ứng được chất lượng, người học có năng lực sẽ lựa chọn các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài nước và sẽ làm cho các cơ sở giáo dục - đào tạo trong nước gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các chuẩn mực giáo dục - đào tạo quốc tế Trước nhu cầu phát triển đất nước để sánh ngang với các nước trên thế giới, với vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày nay, Việt Nam hiện nay cần phải hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, cùng với các lĩnh vực khác. Đây là cơ hội để giáo dục Việt Nam tiếp cận với xu thế tất yếu, thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm và xây dựng một nền giáo dục – đào tạo tiên tiến bắt kịp với thế giới và khu vực. 2. Tình hình hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam cũng đặt ra những yêu cầu mới Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đã thực sự mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nước ta, nền giáo dục - đào tạo cũng có những chuyển biến căn bản. Xuất phát từ quan điểm cơ bản là sự nghiệp giáo dục phải phù hợp với sự nghiệp phát triển kinh tế, yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phải phù hợp với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, ngay năm 1987, ngành giáo dục - đào tạo đã tập trung thảo luận và đề xuất phương hướng đổi mới. Đánh dấu giai đoạn mới này là thông điệp ngoại giao do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991) gửi đi, trong đó khẳng định: “Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [3, tr.119]. Vì thế, cùng với những bước chuyển quan trọng trong quan hệ quốc tế, cụ thể là việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995), Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (28/7/1995), nước ta ký hiệp định khung về hợp tác với Liên minh châu Âu (17/7/1995), Từ năm 2000, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp lý khuyến khích sự hiện diện thương mại của các nhà cung ứng giáo dục nước ngoài theo cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, dưới các hình thức văn phòng đại diện, cơ sở liên kết và cơ sở 100% vốn nước ngoài. Mặt tích cực của nó là đã thúc đẩy tiến trình đa dạng hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận người học thuộc các gia đình có thu nhập cao, khuyến khích sự du học tại chỗ. Từ năm 1986 đến năm 1990, mỗi năm ta gửi được 4.400 lưu học sinh trong đó có 2.400 ở bậc đại học, sau đại học và 2.000 ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đi Liên Xô và các nước Đông Âu. Đến đầu năm 1990, các nước thuộc: Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã đào tạo cho Việt Nam 6.500 Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ), 238 Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ khoa học), 34.000 sinh viên Đại học và 72.000 công nhân học nghề. Đây là những con số to lớn ghi nhận công lao và tình cảm quý báu của Nhà nước và nhân dân các nước anh em đã giúp Việt Nam trong những năm tháng khó khăn mọi bề và mãi mãi không quên. Từ năm 1987 đến năm 1999, khoảng 16.000 lưu học sinh đã được cử đi học nước ngoài và phân bố ở những khu vực địa lý như sau: Liên Xô-Đông Âu 53,29%, Tây Bắc Á 30,6%, Australia-Newzealand 6,8%, Mỹ-Canada 0,9%, châu Phi-Mỹ Latinh 0,32%... lưu học sinh được cử đi đào tạo bằng nhiều hình thức học bổng khác nhau, Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 101 thông qua các dự án, các chương trình hợp tác song phương... Năm 1999 - 2000, CIDA (Canadia International Development Agency) của Canada đã tài trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo một dự án trị giá khoảng 500.000 đôla Canada để nâng cao năng lực xây dựng chính sách và chiến lược giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đón khoảng 400 lượt khách quốc tế, đến năm 1995 là 1.500 lượt, năm 1996 là 2.400 lượt và ngày càng tăng lên. Trong số đó có 40% vào để trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, còn lại 60% số khách vào để giao lưu và tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục vào mỗi năm cuối thập kỉ 80. Từ năm 2000 đến năm 2007 trong tổng số 2.684 lưu học sinh được tuyển chọn đi học tại 30 nước của đề án 322, số lượng được gửi đi đào tạo nhiều nhất là ở Nga (496 người), tiếp đó là Úc (357 người) và Mỹ (334 người), chiếm tỉ lệ cao nhất là các ngành khoa học kỹ thuật (41,49%), khoa học tự nhiên (14,55%), quản lý kinh tế (14,42%)... Trong giai đoạn 2 đề án 322 (kéo dài từ năm 2006 và kết thúc vào năm 2014 với kinh phí dự kiến là 260 tỉ đồng/năm), từ nay đến năm 2010, mỗi năm Bộ Giáo dục - Đào tạo cấp 400 suất học bổng, trong đó 50% là để đào tạo bậc tiến sĩ tại các nước tiên tiến như: Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2009, nước ta đã có mối quan hệ liên kết đào tạo với khoảng 60 nước, 36 tổ chức quốc tế; 200 chương trình liên kết đào tạo ở những mức độ khác nhau. Năm 2011, có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Những ngành nghề được ưu tiên đào tạo bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ cao. Năm 2014, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đồng thời vấn đề hợp tác quốc tế được triển khai một cách toàn diện, phục vụ cho chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Việt Nam đã cử nhiều cán bộ đi giảng dạy, nghiên cứu, nâng cao trình độ ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, qua đó chúng ta đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao... Số sinh viên đi du học ngày càng tăng, trong đó ở Mỹ có đến 16.000 học viên và sinh viên Việt Nam theo học, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nhiều sinh viên du học nhất tại Mỹ. Số sinh viên Việt Nam theo học tại các quốc gia khác cũng tăng mạnh như Úc, New Zeland, các nước truyền thống châu Âu và trong khu vực ASEAN. Với tư cách là thành viên trong mạng lưới các trường Đại học ASEAN, Việt Nam tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực trao đổi sinh viên, hướng sinh viên học tập, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ các nước, nhằm xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN. Năm 2014, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án cụ thể về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã tiếp tục được triển khai, điển hình là “Chương trình 911”, tiếp nối “Chương trình 322” trước đây, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài... Ngoài ra, một điểm sáng nữa đó là quỹ NAFOSTED tiếp tục có nhiều đóng góp cho khoa học nước nhà, trở thành địa chỉ tin cậy, có uy tín đối với các nhà khoa học mở rộng hợp tác quốc tế, ký nhiều văn bản hợp tác với các quỹ quốc tế, tài trợ cho các đề tài nghị định thư hợp tác với Bỉ, Úc, Mỹ... Nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa các trường đại học Châu Âu và Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ sở nước ngoài tổ chức Diễn đàn Giáo dục đại học Việt Nam – Châu Âu vào ngày 3/11/2016 và Triển lãm giáo dục Đại học Châu Âu vào ngày 4/11/2016. Hai sự kiện này thể hiện cam kết thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực châu Âu với những nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới, tạo sân chơi cho các trường đại học Việt Nam và châu Âu xây dựng và phát triển chương trình hợp tác, đóng góp chung vào việc tăng cường hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam, kêu gọi và thúc đẩy xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh nguồn vốn vay ODA sẽ chấm dứt vào Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2017 No. 1/2017 102 năm 2018, và các viện trợ song phương cũng như nguồn học bổng của Chính phủ các nước cấp ngày càng hạn hẹp. Tham gia Diễn đàn này có khoảng 30 trường Đại học đến từ các nước Châu Âu và gần 50 trường đại học của Việt Nam. Tại Diễn đàn này, các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế đã cùng nhau chia sẻ, báo cáo một số kinh nghiệm phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của các cơ sở đào tạo đại học nhằm tháo gỡ những khó khăn cũng như mang đến những thông tin và cơ hội du học có giá trị cho học sinh, sinh viên cũng như cơ hội hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Châu Âu. Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế: Việt Nam chưa chuẩn bị và đào tạo kịp những cán bộ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi để làm công tác quan hệ quốc tế trong tình hình quốc tế thay đổi đột ngột và các đối tác mới càng nhiều hơn. Chưa kịp xây dựng được một cơ chế và bộ máy hữu hiệu để điều hành và quản lý công tác quan hệ quốc tế của ngành, từ việc đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hợp lý cho đến việc phân cấp quản lý công tác quan hệ quốc tế một cách rõ rằng: Hợp tác từ Bộ đến các ngành và cơ sở. Mặc dù từ tháng 3/1994, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định về việc quản lý công tác quan hệ quốc tế trong toàn ngành nhưng trên thực tế việc thực hiện còn nhiều chồng chéo Trước xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang diễn ra như vũ bão, để có thể hội nhập với thế giới, Việt Nam phải xây dựng cả xã hội thành xã hội học tập. Toàn cầu hoá yêu cầu phải thay đổi nền giáo dục của Việt Nam. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng, sẽ là thời cơ để Việt Nam nắm bắt cơ hội hòa mình vào dòng chảy tri thức chung của thế giới, cũng sẽ là thách thức mà nếu kiên định sẽ vượt qua để thành công hơn, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH. Bên cạnh đó, từ những thành công và hạn chế trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong suốt 30 năm đổi mới càng khẳng định rằng: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là vấn đề cấp bách và sống còn đối với Việt Nam cả ở hiện tại và tương lai. Để phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam có thể hội nhập tốt với thế giới và khu vực, cùng với việc tăng thêm đầu tư của Nhà nước, phải xã hội hóa giáo dục một cách sâu rộng và hội nhập quốc tế kịp thời, nhanh chóng và chủ động TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Báo cáo quốc gia giáo dục cho Việt Nam 2015 của Việt Nam, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [5] Trần Việt Hưng (1990), Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản, (20), tr.25-30. [6] Nguyễn Đình Hương (2007), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
File đính kèm:
- tinh_tat_yeu_hop_tac_quoc_te_trong_linh_vuc_giao_duc_dao_tao.pdf