Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

TÓM TẮT

Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là quá trình thu thập và báo

cáo các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị, thực chất kế toán trách nhiệm chính là quá

trình phân định, thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống

chỉ tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa

thực sự quan tâm tới việc sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm nhằm phục vụ cho việc kiểm soát và

đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận. Do đó, bài viết tập trung phân tích việc sử dụng công

cụ kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó có những đề xuất để tổ chức công cụ

này trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả

pdf 7 trang yennguyen 7860
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
No.05_April 2017 84 
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
Organization of responsibility acounting in small and medium sized enterprise 
Ngày 20/10/2016; ngày phản biện: 22/2/2017; ngày duyệt đăng: 22/3/2017 
Nguyễn Thị Kim Ngân* 
TÓM TẮT 
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là quá trình thu thập và báo 
cáo các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị, thực chất kế toán trách nhiệm chính là quá 
trình phân định, thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống 
chỉ tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa 
thực sự quan tâm tới việc sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm nhằm phục vụ cho việc kiểm soát và 
đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận. Do đó, bài viết tập trung phân tích việc sử dụng công 
cụ kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó có những đề xuất để tổ chức công cụ 
này trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả. 
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán trách nhiệm; trung tâm trách nhiệm; trung tâm 
chi phí; trung tâm doanh thu; trung tâm lợi nhuận; trung tâm đầu tư. 
ABSTRACT 
Reponsibility accounting is a basic component of management accounting. It is the process of 
collecting and reporting enterprises’ financial and non-financial information. Essentially 
responsibility accounting is the process of delimitation, establishing powers and responsibilities for 
each department or individual, a system of indicators, and results reporting tools for each division. 
Currently, small and medium-sized enterprises are not really interested in using reponsibility 
accounting tools to help in controlling and evaluating the results of operations of departments. 
Therefore, this article focuses on analyzing the use of responsibility accounting for small and 
medium-sized enterprises which have proposed to use this tool effectively in thier enterprises. 
Keywords: Small and medium sized enterprise; reponsibility accounting; responsibility 
center; cost center; revenue center; profit center; investment center. 
1. Mở đầu 
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ 
bản của kế toán quản trị, là quá trình thu thập 
và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài 
chính của đơn vị, hệ thống này thừa nhận mỗi 
cá nhân, bộ phận trong một tổ chức có quyền 
chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp 
vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình 
[4]. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm "cá 
nhân hóa" các thông tin kế toán thông qua 
trách nhiệm cá nhân về các chỉ tiêu doanh thu, 
chi phí, lợi nhuận hay đầu tư. 
Trong quan niệm thông thường, kế toán 
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói 
riêng được coi là cần thiết và phù hợp cho các 
doanh nghiệp có quy mô lớn. Với các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động thường không 
quá phức tạp và không tạo ảnh hưởng lớn đến 
xu hướng thị trường cũng như các đối thủ cạnh 
tranh khác, chính vì vậy bản thân các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa cùng các đối tác có liên 
quan đều chưa thực sự quan tâm tới việc sử 
*Đại học Tân Trào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 05 - THÁNG 4 NĂM 2017 85
dụng công cụ kế toán trách nhiệm. Nhằm phục 
vụ cho việc kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt 
động của các bộ phận, kế toán quản trị đã sử 
dụng phương pháp thích ứng - đó là hệ thống 
kế toán theo các trung tâm trách nhiệm hay 
còn gọi là kế toán trách nhiệm. Thông qua hệ 
thống đo lường, báo cáo đánh giá các hoạt 
động từ công cụ kế toán trách nhiệm, các nhà 
quản trị sẽ bao quát được tình hình kinh doanh 
của đơn vị, theo dõi các quyền và trách nhiệm 
của người điều hành quản lý ở cấp thấp hơn để 
đưa ra những quyết định hiệu quả, chính xác 
và đúng đắn. 
Bài viết tập trung phân tích việc sử dụng 
công cụ kế toán trách nhiệm của doanh nghiệp 
nhỏ và vừa, từ đó có những đề xuất để tổ chức 
công cụ này nhằm kiểm soát và đánh giá hiệu 
quả hoạt động trong các doanh nghiệp này 
hiện nay. 
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài 
viết là: điều tra, tổng hợp, phân tích. 
2. Nội dung 
2.1. Vai trò của kế toán trách nhiệm 
trong doanh nghiệp 
Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết 
lập nhằm thúc đẩy mục tiêu giữa các nhà quản 
trị trong các tổ chức phân quyền [3, tr208], 
đồng thời nó cũng cung cấp thông tin cho các 
nhà quản trị để họ điều hành và quản lý bộ 
phận mình phụ trách một cách hiệu quả. Nói 
cách khác, kế toán quản trị là một công cụ để 
đo lường về kết quả hoạt động của một khu 
vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà 
quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm 
quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. 
Vai trò của kế toán trách nhiệm được thể 
hiện ở những nội dung sau: 
- Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự 
đóng góp của từng đơn vị, bộ phận [4] vào lợi 
ích của toàn bộ doanh nghiệp; 
- Kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở 
cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt 
động của những nhà quản lý bộ phận [4]; 
- Kế toán trách nhiệm đo lường kết quả 
hoạt động của các nhà quản lý [4]; 
- Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà 
quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình 
theo phương cách phù hợp với những mục tiêu 
cơ bản [4] của toàn bộ doanh nghiệp. 
Thông qua vai trò của kế toán trách 
nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể 
khẳng định để hòa nhập vào sự phát triển 
chung của nền kinh tế đòi hỏi sự phát triển của 
các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh. Kế 
toán trách nhiệm với việc thực hiện chức năng 
tư vấn sẽ là cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ 
và vừa có thể phát triển ổn định hiện tại và 
tương lai. 
2.2. Kế toán trách nhiệm trong các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Bộ máy kế toán của các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa được xây dựng chủ yếu tập trung 
vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông 
tin của kế toán tài chính cho việc tổng hợp mà 
chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu 
quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh 
doanh. Các doanh nghiệp cũng chỉ quan tâm 
tới việc tổ chức cơ cấu bộ máy sao cho phù 
hợp với quy mô và loại hình hoạt động sản 
xuất kinh doanh. 
Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn; 
quản lý và sử dụng tài sản; quản lý doanh thu, 
chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh 
doanh được các doanh nghiệp phân cấp quản 
lý rõ ràng theo quy chế quản lý tài chính do 
chính doanh nghiệp ban hành. Các đơn vị trực 
thuộc được giao quyền sử dụng vốn và tài sản, 
còn doanh nghiệp là chủ sở hữu các tài sản đó. 
Các đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất kinh 
doanh quản lý mọi vật tư, tài sản thiết bị của 
đơn vị được giao, chịu trách nhiệm quản lý và 
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
No.05_April 2017 86 
hạch toán các chi phí, thực hiện tốt việc thanh 
quyết toán hàng tháng, giải quyết thu hồi công 
nợ kịp thời. Các đơn vị chủ động trong việc bố 
trí, sắp xếp lực lượng lao động do doanh 
nghiệp giao quản lý trong đơn vị phù hợp với 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng lao 
động của từng người và phù hợp với yêu cầu 
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, rất 
nhiều các doanh nghiệp đã áp dụng phương 
thức giao khoán, hình thức này đã có nhiều đổi 
mới sao cho phù hợp với điều kiện một tỉnh 
miền núi, năng lực của đơn vị nhận khoán, quy 
định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của 
đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán trong 
các hoạt động. 
Việc xây dựng kế hoạch, lập các dự toán 
được diễn ra theo định kỳ. Việc phân chia 
quyền kiểm soát doanh thu, chi phí được xác 
định. Công tác kế toán có sự vận dụng hài hoà 
giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy 
nhiên, các doanh nghiệp chưa có hệ thống kế 
toán trách nhiệm hoàn hảo nên các trung tâm 
trách nhiệm chưa thực sự tồn tại theo đúng 
nghĩa của nó. Hệ thống báo cáo kế toán quản 
trị của doanh nghiệp chưa được toàn diện, các 
báo cáo hiện tại chưa cung cấp đầy đủ các 
thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm và mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp quản lý 
và cá nhân, chưa đủ để phản ánh hiệu quả sử 
dụng vốn, chưa giúp cho nhà quản lý các bộ 
phận điều hành và kiểm soát các hoạt động sản 
xuất kinh doanh cũng như đánh giá thành quả 
của các đơn vị, bộ phận. Bên cạnh đó các báo 
cáo vẫn chưa thể hiện rõ luồng di chuyển 
thông tin và trách nhiệm của nhà quản lý 
tương ứng với luồng thông tin đó. 
Trên cơ sở đó, việc vận dụng và xây 
dựng công cụ kế toán trách nhiệm trở thành 
cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
giúp phát huy tối đa các nguồn lực, tận dụng 
các lợi thế nhằm tăng cường năng lực cạnh 
tranh cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất 
kinh doanh. 
2.3. Tổ chức hệ thống kế toán trách 
nhiệm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 
2.3.1. Xác định các trung tâm trách 
nhiệm và phân quyền quản lý theo trách nhiệm 
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận 
trong tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận 
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ 
phận mình. Theo đó, căn cứ vào cơ cấu tổ 
chức và mức độ phân cấp quản lý của doanh 
nghiệp mà có hệ thống các trung tâm trách 
nhiệm tương ứng. Trung tâm trách nhiệm 
được hình thành từ đặc điểm tổ chức bộ máy 
hoạt động của từng doanh nghiệp và nó phụ 
thuộc vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh 
theo từng ngành nghề cụ thể [3, tr 179]. 
Trung tâm trách nhiệm phát huy tác 
dụng khi cơ chế quản lý tài chính được phân 
cấp cụ thể cho từng người, từng bộ phận gắn 
với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong 
từng hoạt động cụ thể. Dựa trên sự phân cấp 
quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay tại các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tổ chức thành 
các trung tâm trách nhiệm, bao gồm: trung tâm 
chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi 
nhuận và trung tâm đầu tư. Mô hình trung tâm 
trách nhiệm được tổ chức như sau: 
Sơ đồ 2.1. Mô hình trung tâm trách nhiệm 
Cửa hàng, bộ phận kinh doanh
Lãnh đạo doanh nghiệp
Cấp phó
Văn phòng, tổ, đội, phân xưởng
Cơ cấu tổ chức Hệ thống trung tâm trách nhiệm
Trung tâm đầu tư
Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm doanh thu
Trung tâm chi phí
Việc phân chia các trung tâm trách 
nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho lãnh đạo doanh 
nghiệp trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu 
tốt nhất, phân chia trách nhiệm quản lý lập kế 
hoạch, phân tích, báo cáo, tách bạch theo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 05 - THÁNG 4 NĂM 2017 87
nhóm hoạt động nhằm phát huy tối đa nguồn 
lực và thuận tiện cho quản lý [2, tr 205]. 
Sơ đồ 2.2. Mô hình phân quyền quản lý 
theo trách nhiệm 
2.3.2. Tổ chức lập dự toán tại các trung 
tâm trách nhiệm 
Các dự toán được lập cần xây dựng chi 
tiết phù hợp với nhu cầu sử dụng và kiểm soát 
thông tin. Mẫu biểu dự toán cần được thiết kế 
theo hướng phục vụ công tác quản trị tại 
doanh nghiệp. 
Các dự toán tại trung tâm chi phí nên 
được sắp xếp theo cách ứng xử, và xây dựng 
theo hướng linh hoạt. Theo đó các chi phí 
được sắp xếp theo cách ứng xử của hoạt động 
và được chia thành ba dạng cơ bản đó là biến 
phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Điều này 
giúp cho việc xây dựng báo cáo kết quả kinh 
doanh theo các bộ phận nhằm phân tích và 
đánh giá hiệu quả của từng bộ phận để đưa ra 
quyết định chính xác phù hợp với quy mô 
doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán trách nhiệm 
chi phí xây dựng dự toán theo hướng linh hoạt 
có thể xác định chi phí dự kiến cho mức độ 
hoạt động thực tế nên sẽ rất có ích trong việc 
so sánh với chi phí thực tế phát sinh. Dự toán 
linh hoạt được lập cho bất kỳ một mức độ hoạt 
động nào trên cơ sở phân tách giữa biến phí và 
định phí. 
Hiện nay, dự toán doanh thu tiêu tại hầu 
hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ thiên 
về các chỉ tiêu tổng hợp của kế toán tài chính. 
Do đó, tại trung tâm doanh thu, dự toán này nên 
được xây dựng chi tiết đến từng loại sản phẩm. 
Để chi tiết theo sản phẩm, kế toán trách nhiệm 
doanh thu cần phải xuất phát từ tình hình tiêu 
thụ sản phẩm thực tế kỳ trước, sau đó điều 
chỉnh theo các xu hướng biến động hiện tại. 
Tại trung tâm lợi nhuận, cần xây dựng dự 
toán phù hợp với trung tâm chi phí bằng hình 
thức lập theo số dư đảm phí. Cách tiếp cận số 
dư đảm phí rất có ích cho các nhà quản trị dễ 
báo cáo nội bộ vì nó nhấn mạnh đến sự ứng xử 
của chi phí. Theo cách tiếp cận này, chi phí 
được phân loại theo mối quan hệ với khối 
lượng hoạt động (sự ứng xử) khi lập báo cáo 
dự toán: 
Doanh thu ............................................xxx 
Trừ: Biến phí .......................................xxx 
Số dư đảm phí .....................................xxx 
Trừ: Định Phí ......................................xxx 
Lợi nhuận thuần ..................................xxx 
Dự toán tại trung tâm đầu tư cũng cần 
được lập một cách tổng quát, nhằm tạo cơ sở 
cho việc kiểm soát và đối chiếu với thực tế 
nhằm đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý 
cấp cao. Dự toán cần thể hiện các thông tin cơ 
bản đó là: doanh thu thuần, lợi nhuận trước và 
sau thuế, vốn đầu tư, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, tỷ 
lệ hoàn vốn mong muốn. 
2.3.3. Xây dựng bộ máy kế toán để hoàn 
thiện việc xử lý thông tin trong các trung tâm 
trách nhiệm 
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên sử dụng 
mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế 
toán quản trị. Theo mô hình này, kế toán 
doanh nghiệp đồng thời đảm nhiệm hai nhiệm 
vụ: thu nhận, xử lý thông tin kế toán và kế 
toán quản trị. Sự phù hợp của mô hình này thể 
hiện như sau : 
- Mô hình này cho phép kế thừa những nội 
dung của kế toán quản trị đã tồn tại; 
- Kế toán quản trị được xây dựng và phát 
triển ở mức độ thấp, chưa đủ điều kiện để tách 
riêng thành một bộ phận độc lập và chuyên sâu; 
Quản lý
Sản xuất,
kinh doanh
Trách nhiệm:
sử dụng hiệu 
quả và tiết 
kiệm chi phí 
quản lý
Trách nhiệm:
Xây dựng định 
mức chi phí, 
hoàn thành kế 
hoạch sản xuất 
kinh doanh
Trung tâm đầu tư
Người chịu trách nhiệm cao nhất: Lãnh đạo doanh nghiệp
Trách nhiệm: Bảo toàn và phát triển vốn, tối đa hóa lợi nhuận
Người chịu trách nhiệm:
cấp phó doanh nghiệp
Trách nhiệm: Tối đa hóa lợi 
nhuận của khu vực quản lý
Người chịu trách nhiệm:
đơn vị phụ thuộc (xí nghiệp, cửa 
hàng, chi nhánh)
Trách nhiệm: Tối đa hóa doanh 
thu
Trung tâm chi phí Trung tâm lợi nhuận Trung tâm doanh thu
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
No.05_April 2017 88 
- Tiết kiệm chi phí kế toán, đảm bảo 
nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả; 
- Phù hợp với trình độ quản lý, năng lực 
cán bộ công nhân viên. 
Tuy nhiên, khi vận dụng mô hình này thì 
vai trò của kế toán quản trị thường bị lu mờ do 
nhà quản lý các doanh nhiệp nhỏ và vừa chưa 
thấy được tầm quan trọng của thông tin trong 
kế toán quản trị. Chính vì vậy, cần phải phân 
công trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ kế toán 
làm nhiệm vụ kế toán tài chính hay kế toán 
quản trị. Đảm bảo thông tin thu thập cho mục 
tiêu quản trị phải được ghi chép, cập nhật 
thường xuyên, thích hợp và thống nhất giữa 
các kỳ. 
2.3.4. Tổ chức lại hệ thống báo cáo kế 
toán trách nhiệm 
Một trong những khâu quan trọng trong 
quá trình sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm 
tại công ty là việc đánh giá trách nhiệm của 
từng bộ phận đối với việc thực hiện mục tiêu 
chung toàn công ty thông qua các báo cáo kế 
toán trách nhiệm. Các báo cáo thực tế được tạo 
lập cần có sự phân tích và đánh giá trách 
nhiệm cũng như thành quả của từng cấp quản 
lý. Qua đó nâng cao được trách nhiệm cũng 
như năng lực quản lý và hiệu quả kinh doanh 
của công ty. Các báo cáo kế toán trách nhiệm 
phải thể hiện được trách nhiệm của từng cấp 
quản lý, từng trung tâm trách nhiệm, từ trung 
tâm chi phí đến trung tâm đầu tư. 
Đối với trung tâm chi phí, cần lập “Báo 
cáo tình hình thực hiện chi phí, giá thành sản 
phẩm”, báo cáo trên được lập cho từng tháng, 
từng phần việc hoặc từng sản phẩm, dự kiến 
thời gian chuẩn bị phục vụ cho công tác sản 
xuất kinh doanh. Sau khi kiểm tra tính chính 
xác và phù hợp, báo cáo này sẽ cung cấp thông 
tin cho nhà quản lý biết được tiến độ cấp vật 
tư, tiền vốn, nhân lực cho từng tháng, từng 
phần việc hoặc từng sản phẩm và cho cả quá 
trình sản xuất kinh doanh. 
Đối với trung tâm doanh thu, cần lập “Báo 
cáo tình hình thực hiện doanh thu theo yêu cầu 
quản trị”, kế toán trách nhiệm sẽ xây dựng báo 
cáo về tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ cho 
từng sản phẩm, công việc, lao vụ. Trong đó thể 
hiện doanh thu thực tế so với dự toán và phân 
tích chênh lệch giữa chúng do các nhân tố sản 
lượng bán, giá bán cho từng loại sản phẩm, lao 
vụ, dịch vụ, qua đó kết luận cụ thể về hiệu quả 
của trung tâm cũng như trách nhiệm của nhà 
quản trị trung tâm. 
Đối với trung tâm lợi nhuận, cần lập “Báo 
cáo kết quả kinh doanh theo doanh theo số dư 
đảm phí, báo cáo bộ phận”. Báo cáo trách 
nhiệm trung tâm lợi nhuận được xây dựng theo 
hình thức số dư đảm phí sẽ rất hữu ích để đánh 
giá trách nhiệm quản lý và đóng góp thành quả 
của từng trung tâm lợi nhuận. Để đánh giá 
trách nhiệm quản lý và thành quả hoạt động 
cần tiến hành so sánh giữa lợi nhuận đạt được 
với dự toán, đồng thời kết hợp với kết quả 
phân tích của các trung tâm doanh thu, chi phí 
từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các 
nhân tố doanh thu, chi phí đến lợi nhuận. 
Đối với trung tâm đầu tư, cần lập “Báo 
cáo kết quả kinh doanh theo doanh theo số dư 
đảm phí, báo cáo bộ phận, chỉ tiêu ROI và RI”, 
báo cáo được lập tại cấp cao nhất. Báo cáo 
được lập làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả 
hoạt động của các bộ phận và hiệu quả của 
từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp đã 
đầu tư. Để đánh giá trách nhiệm quản lý và 
thành quả của trung tâm đầu tư, ta dựa trên tỷ 
lệ hoàn vốn đầu tư ROI, lợi nhuận còn lại RI, 
ngoài ra ta so sánh các chỉ tiêu trên bảng báo 
cáo kết quả đầu tư giữa thực tế so với dự toán 
cả về giá trị và tỷ lệ để đánh giá việc tăng giảm 
thông qua các độ lệch. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
SỐ 05 - THÁNG 4 NĂM 2017 89
Trình tự báo cáo thông tin trong hệ thống 
kế toán trách nhiệm bắt đầu từ cấp quản trị 
thấp nhất cho đến cấp quản trị cao nhất 
[1,tr189]. Mức độ chi tiết của báo cáo giảm 
dần theo sự gia tăng của các cấp quản lý trong 
doanh nghiệp. Mỗi nhà quản trị trong doanh 
nghiệp nhận được báo cáo thực hiện của chính 
bộ phận mình và báo cáo thực hiện của các bộ 
phận dưới quyền. 
2.3.5. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá 
trung tâm trách nhiệm 
a. Trung tâm chi phí 
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trung tâm 
chi phí là chênh lệch giữa các khoản mục chi 
phí thực tế so với chi phí dự toán đã được lập 
theo định mức thiết kế. Định kỳ, chỉ huy trưởng 
các bộ phận báo cáo khối lượng đã thực hiện và 
đối chiếu với kế hoạch tiến độ, định mức. Việc 
theo dõi sâu sát, thường xuyên như vậy giúp 
quản lý được các chi phí phát sinh thuộc phạm 
vi trách nhiệm để kịp thời phát hiện các hạn 
chế, sai sót phát sinh ngoài dự toán; phòng 
ngừa được việc thực hiện không đúng kế hoạch. 
Khi công việc đã hoàn thành, trưởng các bộ 
phận tổng hợp toàn bộ các chi phí thực tế phát 
sinh và gửi báo cáo về cho trung tâm chi phí. 
Trung tâm chi phí sẽ sử dụng các báo cáo này 
để lập báo cáo tình hình thực hiện chi phí. Báo 
cáo này là căn cứ quan trọng để đánh giá thành 
quả của trung tâm chi phí. 
b. Trung tâm doanh thu 
Trung tâm doanh thu gắn với trách nhiệm 
của cửa hàng trưởng, trưởng bộ phận bán hàng 
hoặc trưởng phòng kinh doanh. Mục tiêu của 
trung tâm doanh thu là tối đa hóa doanh thu trên 
thị trường. Từ đó để đánh giá được trung tâm 
này chúng ta cần đánh giá những nội dung sau: 
- Giá và khối lượng bán ra so với kế hoạch; 
- Sự thay đổi về giá và khối lượng sản 
phẩm theo thị hiếu, theo mùa, xu hướng thời 
trang... Nội dung này phản ánh mức độ phản 
ứng của trung tâm trên thị trường; 
- Doanh thu của từng mặt hàng, doanh thu 
theo thị trường, doanh thu theo cửa hàng, 
doanh thu theo thời gian... Nội dung này sẽ 
xác định kết quả và hiệu quả của mạng lưới 
kinh doanh. 
Ngoài ra có thể yêu cầu trung tâm báo cáo 
kết quả đại diện bán hàng, qua đó xem xét kết 
quả của từng người bán cũng như chênh lệch 
giữa thực tế đạt được so với dự toán đã được 
duyệt. Từ đó, nhà quản trị có thể đánh giá hiệu 
quả của từng người bán, đồng thời phân tích 
được các nguyên nhân, xác định được các biện 
pháp điều chỉnh. 
c. Trung tâm lợi nhuận 
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm 
lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao 
cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Do lợi 
nhuận bằng doanh thu trừ chi phí nên để đánh 
giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta 
cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi 
nhuận, giá bán và lượng bán. Chỉ tiêu đánh giá 
kết quả ở trung tâm lợi nhuận có thể là: lợi 
nhuận đạt được trong kỳ, lợi nhuận tính trên 
đơn vị sản phẩm,... Ở khía cạnh hiệu quả, do 
có thể lượng hóa được bằng tiền ở cả đầu ra và 
đầu vào, nên hiệu quả hoạt động của trung tâm 
lợi nhuận có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: 
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh 
thu trên chi phí 
d. Trung tâm đầu tư 
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm 
đầu tư, nhà quản trị sử dụng chỉ tiêu ROI và 
RI. Thông qua chỉ tiêu ROI, ta sẽ thấy được 
hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm gắn với 
trách nhiệm của nhà quản trị. Chỉ tiêu RI là 
một chỉ tiêu tuyệt đối, không giống như ROI là 
một chỉ tiêu tương đối. RI thực chất là lợi 
nhuận còn lại của một trung tâm đầu tư sau khi 
loại trừ chi phí sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, 
TAN TRAO UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE 
No.05_April 2017 90 
chỉ tiêu ROI và RI đều có những hạn chế nhất 
định trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động 
của trung tâm, do đó, doanh nghiệp nên sử 
dụng phối hợp cả hai chỉ tiêu đánh giá này. 
Ngoài ra còn những tiêu chuẩn đánh giá khác 
như: mức tăng trưởng doanh thu, thị phần... 
3. Kết luận 
Hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm 
các công cụ, chỉ tiêu đánh giá hướng các nhà 
quản lý bộ phận đến thực hiện các mục tiêu 
chung của tổ chức. Các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa nếu có sự phân cấp rõ ràng và biết cách 
vận dụng kế toán trách nhiệm vào quá trình 
thực tế chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp đó 
kiểm soát, quản lý một cách hiệu quả. Việc 
quy trách nhiệm cụ thể sẽ giúp nâng cao tinh 
thần trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhà 
quản trị của các trung tâm trách nhiệm, qua đó, 
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách 
bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Mỹ Hạnh, Kế toán trách nhiệm và mối quan hệ với cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, 
quan-he-voi-cau-truc-to-chuc-cua-doanh-nghiep-58306.html, 04/2/2015; 
2. Đàm Phương Lan (2014), Kế toán trách nhiệm và ứng dụng kế toán trách nhiệm tại công ty cổ 
phần đầu tư và thương mại Thái Nguyên - TNG, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Số 117; 
3. Nguyễn Ngọc Quang (2015), Giáo trình Kế toán quản trị, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà 
Nội; 
4. Phùng Lệ Thủy, Nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp bằng kế toán trách nhiệm, 
1, 07/4/2014. 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_ke_toan_trach_nhiem_trong_doanh_nghiep.pdf