Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông

Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XX, khởi đầu là Max Weber, tiếp đó là

Ch. Dawson, P. Tillich và gần đây là S. Huntington nhấn mạnh

tới cách tiếp cận văn hóa - tôn giáo và xây dựng lý thuyết tôn

giáo là hạt nhân của văn hóa - một cách tiếp cận khác với cách

tiếp cận coi tôn giáo chỉ là một thành tố của văn hóa (theo cách

tiếp cận này nếu tuyệt đối hóa, sẽ dẫn tới đối lập văn hóa với

tôn giáo). Như Ch. Dawson nhấn mạnh, tôn giáo là hạt nhân

của văn hóa cũng đúng đối với văn hóa của những tộc người

nào còn mang nặng tâm thức tôn giáo nguyên thủy khi mà tôn

giáo chi phối hầu hết các hoạt động quan trọng trong cuộc sống

hàng ngày của con người cũng như những biến cố quan trọng

trong vòng đời. Khi nghiên cứu tôn giáo trong đời sống tinh

thần của người Mông, chúng tôi thấy một số nét tương tự. Tộc

người này không thể sống thiếu tôn giáo. Bài viết nhấn mạnh sự

cần thiết của cách tiếp cận văn hóa-tôn giáo, xác định lại vị trí

của tôn giáo trong đời sống gia đình, làng bản người Mông hợp

lý hơn

pdf 28 trang yennguyen 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông

Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng người Mông
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 135 
NGUYỄN QUANG HƯNG* 
TÔN GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH, BẢN LÀNG 
NGƯỜI MÔNG 
Tóm tắt: Từ đầu thế kỷ XX, khởi đầu là Max Weber, tiếp đó là 
Ch. Dawson, P. Tillich và gần đây là S. Huntington nhấn mạnh 
tới cách tiếp cận văn hóa - tôn giáo và xây dựng lý thuyết tôn 
giáo là hạt nhân của văn hóa - một cách tiếp cận khác với cách 
tiếp cận coi tôn giáo chỉ là một thành tố của văn hóa (theo cách 
tiếp cận này nếu tuyệt đối hóa, sẽ dẫn tới đối lập văn hóa với 
tôn giáo). Như Ch. Dawson nhấn mạnh, tôn giáo là hạt nhân 
của văn hóa cũng đúng đối với văn hóa của những tộc người 
nào còn mang nặng tâm thức tôn giáo nguyên thủy khi mà tôn 
giáo chi phối hầu hết các hoạt động quan trọng trong cuộc sống 
hàng ngày của con người cũng như những biến cố quan trọng 
trong vòng đời. Khi nghiên cứu tôn giáo trong đời sống tinh 
thần của người Mông, chúng tôi thấy một số nét tương tự. Tộc 
người này không thể sống thiếu tôn giáo. Bài viết nhấn mạnh sự 
cần thiết của cách tiếp cận văn hóa-tôn giáo, xác định lại vị trí 
của tôn giáo trong đời sống gia đình, làng bản người Mông hợp 
lý hơn. 
Từ khóa: Văn hóa - tôn giáo, văn hóa, gia đình, bản làng, 
người Mông. 
1. Tôn giáo và đời sống gia đình người Mông - Vấn đề giới 
Trong một công trình khác, chúng tôi đã đề cập tới vai trò của tôn 
giáo trong hôn nhân của người Mông. Không phải tính huyết thống, 
mà chính tôn giáo (cùng ma) là yếu tố căn bản gắn kết các thành viên 
*
 PGS.TS., Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Bài viết này là một phần trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá xu hướng tín 
ngưỡng của cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin Lành và một số hiện tượng tôn 
giáo mới vùng Tây Bắc”, mã số KHCN-TB.13X /13-18, thuộc chương trình trọng 
điểm cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây 
Bắc” do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì. 
136 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
trong gia đình người Mông. Gia đình người Mông không chỉ gồm 
những người đang sống, mà cả những người đã khuất, tức ông bà tổ 
tiên. Trong quan niệm của người Mông, vòng đời người, từ khi sinh 
ra, mọi biến cố quan trọng của cuộc sống hàng ngày cho tới khi sang 
thế giới bên kia, về với tổ tiên, đều có sự hiện diện của thần linh1. 
Nền tảng của gia đình là đời sống vợ chồng, quan hệ bố mẹ và con 
cái. Người Mông đề cao tình yêu lứa đôi, coi trọng tự do, lãng mạn, 
cuộc sống phóng khoáng của tộc người sống ở những vùng núi cao, 
bốn bề núi đá, nhấn mạnh tình cảm vợ chồng hạnh phúc có sức mạnh 
vô biên. Tình yêu, thuận vợ thuận chồng là nền tảng cho cuộc sống gia 
đình người Mông. Tục ngữ của người Mông ở Sapa có câu: “Mùa 
màng không hợp hại một vụ, vợ chồng không hợp hại một đời” (kôngz 
tri jông tangv iz chiu. Pux tri jông tangl iz siu) nhấn mạnh tầm quan 
trọng của đời sống vợ chồng và tình cảm gắn kết vợ chồng. 
Theo Mã A Lềnh, tôn giáo hiện diện rõ nét trong hôn nhân. Ít khi có 
chuyện đôi trai gái người Mông đã tự nguyện lập gia đình rồi lại bỏ 
nhau. Cũng không phải là hiếm khi trai gái lập gia đình sớm. Tình trạng 
ở rể không phổ biến, nhưng đôi khi cũng có. Thường là ở rể trong một 
thời hạn nào đó. Lấy vợ hơn tuổi là chuyện không hiếm. Nếu người vợ 
sinh con một bề hay không còn sức lao động, có thể gợi ý chồng lấy 
thêm vợ bé. Trong trường hợp đó, người vợ cả là người có nhiều quyền 
thế hơn. Trường hợp chồng chết, vẫn có tình trạng chị dâu lấy em 
chồng nếu hai người tự nguyện. Với người Mông, tuổi tác trong hôn 
nhân không quan trọng hay trai tân lấy gái đã có chồng cũng là thường 
tình nếu hai người tự nguyện2. Khi dẫn cô dâu về nhà, thủ tục đầu tiên 
là bà cô hay một người nào đó bên nhà chồng dẫn cô dâu đi ba vòng 
quanh bếp sưởi với ý nghĩa từ nay con dâu phải lo toan việc bếp núc gia 
đình chồng. Sau khi đi vòng quanh bếp, chàng trai và cô gái đứng trước 
ban thờ làm lễ nhập hồn. Tiếp đó, gia đình mổ gà làm cỗ và cúng tổ 
tiên. Đôi vợ chồng trẻ được hướng dẫn vái gia tiên rồi chàng rể buộc chỉ 
xanh đỏ se lại vào cổ tay hoặc đeo vòng cổ, vòng tay cho cô dâu3. 
Trong quan niệm của người Mông, tình vợ chồng như một quy luật của 
vũ trụ, có âm thì phải có dương, vậy thì loài người có đàn ông thì phải 
có đàn bà, có nam có nữ. Làm cái gì cũng phải có vợ có chồng thì mới 
thành công. Vợ chồng được ví như đôi đũa không thể chia lìa4. 
Nguyễn Quang Hưng. Tôn giáo và đời sống... 137 
Gia đình người Mông truyền thống theo chế độ phụ quyền. Người 
con gái một khi đi lấy chồng thì thân phận hoàn toàn bị nhà chồng 
định đoạt, không còn tự do. Cộng đồng Mông đề cao lòng chung 
thủy trong hôn nhân, đặc biệt là lòng vị tha của người phụ nữ. Cho 
dù người chồng có mắc lỗi như thế nào đi nữa thì người phụ nữ vẫn 
là người vợ, người thắp nên ngọn lửa tình yêu và hạnh phúc gia đình. 
Người phụ nữ với một sự nhẫn nhịn, vị tha vô bờ bến, là người nắm 
chiếc chìa khóa cho hạnh phúc gia đình. Thơ ca của người Mông 
cũng không thiếu những lời ca ngợi tình hạnh phúc vợ chồng sống 
đến đầu bạc răng long, vai trò không thể thiếu của mỗi thành viên 
trong gia đình. 
Cũng giống như nhiều tộc người khác ở Việt Nam, xã hội người 
Mông truyền thống nặng nề tư tưởng trọng nam khinh nữ. Cô gái đi 
lấy chồng là thuộc hẳn về nhà chồng, “thuộc ma nhà chồng”, hầu như 
không còn giàng buộc gì với bên nhà bố mẹ đẻ. Cũng kể từ lúc gả con 
gái cho bên nhà chồng, bố mẹ đẻ cô gái sau khi nhận tiền thách cưới 
bên nhà trai, thì coi như không còn quyền hành gì nữa đối với cô con 
gái của mình. Việc gả con gái chả khác gì một hành vi mua bán. Thân 
phận của người phụ nữ trong cộng đồng người Mông chịu nhiều thiệt 
thòi. Điều đó thể hiện ngay trong thực hành tôn giáo. Khi đã lấy 
chồng, trong trường hợp bị chồng bỏ hay chồng chết, người phụ nữ có 
thể về sống ở nhà bố mẹ đẻ. Nhưng về mặt thực hành tôn giáo, người 
phụ nữ này đã có chồng, thuộc “ma” nhà chồng, chứ không còn gì 
ràng buộc với bên nhà bố mẹ đẻ nữa. Khi người phụ nữ này qua đời, 
điều này gây nhiều phiền phức cho gia đình bố mẹ đẻ trong thực hành 
tôn giáo. Bố mẹ, anh em ruột thịt của người phụ nữ đó có thể lo việc 
tang lễ nhưng chỉ với điều kiện là được sự đồng thuận của đa số mọi 
người trong dòng họ, nhất là trưởng họ đồng ý. Điều này đẩy người 
phụ nữ vào tình cảnh là dễ cảm thấy bị mặc cảm. Có trường hợp, 
người phụ nữ đó phải lấy em chồng và nói chung, dầu thế nào, thân 
phận của người phụ nữ này không còn được như “gái son” nữa. Kể cả 
người chồng mới có tốt đến đâu chăng nữa, cũng dễ bị gièm pha. Với 
hôn nhân của người Mông, nhiều trường hợp người vợ hơn cả tuổi 
chồng. Những trường hợp chồng chết, em chồng chưa vợ và người em 
chồng chấp nhận lấy chị dâu vẫn thỉnh thoảng xảy ra và nếu người chị 
138 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
dâu cũng xuất phát từ tình cảm mà lấy em chồng thì quả là hạnh phúc 
cho người phụ nữ5. 
Tai họa lớn nhất đối với người phụ nữ Mông gặp phải khi rơi vào 
tình cảnh góa chồng. Chồng chết, người phụ nữ đó phải ở lại bên nhà 
chồng bất kể hai người đã có con hay không. Người phụ nữ góa phải 
làm dâu anh, em nhà chồng. Trường hợp nhà chồng không ai lấy nữa 
thì người phụ nữ đó mới được phép đi lấy người khác và khi tái giá 
với ai cũng phải được nhà chồng cũ ưng thuận, chứ bố mẹ đẻ của cô 
gái kể từ khi gả con gái mình đi lấy chồng nghĩa là phó thác toàn bộ số 
phận của con gái mình cho bên nhà chồng, về thực chất không còn 
quyền hành gì nữa. Tiền sính lễ cưới cheo do nhà chồng cũ định đoạt. 
Dù đã có con, người phụ nữ đó vẫn phải để con lại nhà chồng, ra đi 
trong cảnh tay trắng, không một chút của cải nào. Do vậy, cô gái nào 
còn trẻ mà bị góa chồng thì đời của người phụ nữ đó được ví như đôi 
đũa mà một chiếc đã bị gãy. Như vậy, bi kịch đối với cuộc đời người 
phụ nữ góa chồng lớn không ngôn từ nào có thể tả nổi6. Theo nếp suy 
nghĩ của người con gái, việc lấy chồng hoàn toàn là việc theo bổn 
phận. Người phụ nữ không hề có tâm trạng hạnh phúc hay phấn khởi 
trước khi bước về nhà chồng, chịu cái thân phận làm dâu nhà chồng 
không khác gì “đi ngục tù”. Người con gái Mông dường như không có 
khái niệm “lên xe hoa” diễn tả hạnh phúc của người con gái khi lấy 
chồng, bước sang một giai đoạn quan trọng mới của đời người. Đời 
người phụ nữ, đẹp nhất là cái tuổi con gái, thanh xuân, ít nhiều còn có 
tự do. Đi lấy chồng có nghĩa là chấm hết cái thời thanh xuân, chấm 
dứt cái thời kỳ tự do được coi như sung sướng nhất của đời người, 
bước vào cuộc sống gia đình với bao trách nhiệm, bổn phận giàng 
buộc gia đình, công việc nặng nhọc gánh lên vai người phụ nữ. 
Chưa hết, không ít trường hợp người con gái Mông còn phải chịu 
cảnh “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nghĩa là người con gái phải chịu 
ép gả, không được lựa chọn người mình yêu, cũng không được định 
đoạt ngày cưới của mình. Nói chung, người con trai và nhà trai hoàn 
toàn ở thế chủ động, còn nhà gái và nhất là người con gái hoàn toàn ở 
thế bị động, phó mặc cho số phận theo phương châm hoàn toàn không 
có chuyện “cọc đi tìm trâu”. Không thiếu cảnh người con gái bị ép gả, 
tình yêu lứa đôi không được tôn trọng. Để giải tỏa, có trường hợp phải 
Nguyễn Quang Hưng. Tôn giáo và đời sống... 139 
tìm đến cái chết. Theo thống kê, tỷ lệ người phụ nữ Mông tự tử thuộc 
thứ hạng cao trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 
Như vậy, có thể thấy sự thiệt thòi trong thân phận của người phụ nữ 
Mông thể hiện rõ ở chỗ họ không có vị trí quan trọng trong thực hành tôn 
giáo. Nếu trong gia đình người Việt truyền thống, theo L. Cadière, người 
phụ nữ vẫn có một vị trí nhất định trong thờ cúng tổ tiên, ta không thấy 
vai trò như vậy ở phụ nữ Mông7. Ngoại trừ tiếng nói quan trọng của bà 
cô trong nhiều công việc của dòng họ mình, chúng ta không thấy sự 
hiện diện của người phụ nữ Mông trong các công việc quan trọng trong 
thực hành tôn giáo cũng như các hoạt động khác của cộng đồng. 
2. Hôn nhân truyền thống của người Mông - Luật tục gắn với 
tôn giáo truyền thống đứng trên pháp luật thế tục của nhà nước 
Từ thời thuộc địa, với việc xây dựng nhà nước thế tục cai trị dựa 
trên pháp luật, hôn lễ được tiến hành đồng thời song song theo cả hai 
nghi thức: đám cưới gắn với nghi thức tôn giáo truyền thống và đăng 
ký kết hôn như một thủ tục quản lý nhà nước, giàng buộc trách nhiệm 
vợ chồng, con cái và phân định tài sản. Tuy nhiên, cho tới nay, thực tế 
việc kết hôn của các tộc người thiểu số vẫn chủ yếu theo nghi thức 
cưới gả gắn với tôn giáo truyền thống. 
Một số nghiên cứu về tình trạng hôn nhân của người Mông trong so 
sánh với một số tộc người khác cùng nhóm, chẳng hạn, người Dao, 
cho thấy có sự khác biệt lớn về vị trí của người phụ nữ trong hôn nhân 
hai tộc người này. “Đối với gia đình người Hmông, con dâu khi đã 
bước chân về nhà chồng thì đã trở thành ma của dòng họ nhà chồng, 
vì vậy người con dâu đó vĩnh viễn không được phép lấy chồng dòng 
họ khác. Trong trường hợp chồng chết thì có thể lấy anh hoặc em 
chồng hay một người khác trong dòng họ nhà chồng () Trong phong 
tục của người Dao, hôn nhân mang tính chất gả bán rõ nét, do vậy khi 
con dâu đã được cưới hỏi về gia đình nhà chồng cũng đồng nghĩa với 
việc người con dâu đó phải lao động để bù lại số tiền mà gia đình nhà 
chồng đã phải bỏ ra trong lễ cưới”8. Nhìn chung, hôn nhân của người 
Mông và một số tộc người khác như Dao khá bền vững. Qua Bảng 1 
dưới đây, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ ly hôn trung bình của người Mông 
thấp, nhưng có xu hướng gia tăng. 
140 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
Bảng 1: Nguyên nhân ly hôn và tỷ lệ ly hôn của người Mông và Dao 
Người Mông Tỷ lệ ly 
hôn 
Người Dao Tỷ lệ ly 
hôn 
Do không hợp nhau 80,0 Do không hợp nhau 73,0% 
Do vợ quá già so với 
chồng 
9,1% Do vợ quá già so 
với chồng 
4,8% 
Do vợ hoặc chồng 
ngoại tình 
5,3% Do vợ hoặc chồng 
ngoại tình 
20,6% 
Tỷ lệ ly hôn trung 
bình của người 
Mông (1989) 
0,2% Tỷ lệ ly hôn trung 
bình của người Dao 
(1989) 
0,27% 
Tỷ lệ ly hôn trung 
bình của người 
Mông (1999) 
0,24% Tỷ lệ ly hôn trung 
bình của người Dao 
(1999) 
0,29% 
Nguồn: Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 20014), Hôn nhân gia đình 
các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Nxb. Văn 
hóa Dân tộc, Hà Nội: 87-88. 
Ly hôn chủ yếu do vợ chồng không hợp nhau chiếm đa số. Những 
nguyên nhân khác chỉ là một bộ phận. Điều đáng nói là tình trạng 
ngoại tình của người Mông không cao như ở tộc người Dao và một số 
tộc người khác. Cả với người Mông và người Dao, việc ly hôn thường 
bị cộng đồng lên án. Điều đáng nói là hai tộc người này lại có những 
quy định khác nhau để đảm bảo sự bền vững trong hôn nhân. Với 
người Dao thì việc ly hôn gặp nhiều khó khăn một phần lớn là bởi các 
quy định về những giàng buộc kinh tế rất nặng. Chẳng hạn, khi người 
phụ nữ muốn bỏ chồng hoặc góa bụa muốn lấy chồng khác thì phải 
hoàn trả lại khoản chi phí mà nhà chồng đã phải bỏ ra trong việc làm 
đám cưới, “mua” người con gái đó về nhà mình. Nếu người nào, bất 
kể là vợ hay chồng chủ động ly hôn, thì phải trả lại hết lễ vật, chi phí 
đám cưới cho nhà kia. Bởi nhiều trường hợp họ không đăng ký kết 
hôn nên pháp luật không can thiệp được vào những trường hợp này. 
Hầu hết họ phải chịu sự phán quyết của luật tục. Gia đình người Dao 
không quá gia trưởng. Không sinh được con hoặc không sinh được 
con trai không phải là nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn bởi theo luật 
tục trường hợp gia đình chỉ toàn con gái thì có thể “mua” con về nuôi. 
Giá của những đứa con này tùy thuộc vào thỏa thuận như thỏa thuận 
Nguyễn Quang Hưng. Tôn giáo và đời sống... 141 
giữa hai bên mua bán, không có quy định cụ thể. Hoặc người ta cũng 
có thể “mua” con trai dưới hình thức ở rể9. 
Với người Mông, vai trò của người phụ nữ khi về nhà chồng không 
dừng lại ở việc tăng thêm nhân lực, sức lao động cho gia đình nhà 
chồng. Vai trò của người phụ nữ lớn hơn nhiều xét từ góc cạnh bổn 
phận tôn giáo đối với nhà chồng. Một khi cô gái đi lấy chồng, bước 
qua cửa nhà chồng, trở thành thành viên chính thức của gia đình người 
chồng nghĩa là trở thành ma nhà chồng, cô gái đó thay đổi họ theo nhà 
chồng, không còn mang họ của nhà bố mẹ đẻ nữa. Chồng chết, người 
phụ nữ đó được khuyến khích lấy anh hoặc em chồng10. Quan niệm 
“dâu là con, rể là khách” ở người Mông nặng nề hơn so với ở người 
Kinh và nhiều tộc người khác. Đa số người Mông nghiêng về ý kiến 
nhất thiết phải sinh con trai. Đối với người Mông thì việc sinh con trai 
đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trường hợp sinh con một bề, nhất là 
toàn con gái thì người ta phải nhận con nuôi. Người phụ nữ không 
sinh đẻ được bị coi là mắc tội với tổ tiên nhà chồng. Thông thường 
nếu vợ chồng sinh sống nhiều năm mà không có con thì người ta phải 
nhờ một thầy lang gọi là cư xua đi lấy thuốc cho cả vợ và chồng, 
thường là bài thuốc gia truyền bằng các loại lá cây ở trong rừng. Nếu 
sinh con một bề mà lại toàn gái thì người phụ nữ coi như chưa làm 
tròn bổn phận của mình đối với gia đình nhà chồng. Trong trường hợp 
người vợ không sinh được con trai, người chồng có thể lấy vợ khác để 
có người “nối dõi tông đường”, duy trì việc thừa kế và tế tự trong gia 
đình. Tỷ lệ người phụ nữ phải tìm mọi cách để sinh bằ ...  người, 
còn coi nhẹ yếu tố truyền thống mà đối với dân tộc thiểu số nhiều khi 
nó là cái nút của mọi vấn đề. Đối tượng đang thực hiện chương trình 
dân số-kế hoạch hóa gia đình hiện nay chủ yếu là phụ nữ. Trong khi đó 
vị thế của phụ nữ Hmông lại rất thấp trong gia đình và dòng họ. Mọi 
quyết định đều từ phía đàn ông. Vì vậy lẽ ra phải vận động nam giới 
nhận thức được vấn đề thì lại chưa chú ý đúng mức. Vai trò của người 
158 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
già, tộc trưởng tuy rất quan trọng nhưng chưa tích cực tham gia”31. Việc 
không tính tới đặc điểm tôn giáo của người Mông là một trong những 
căn nguyên chính khiến “các chính sách của Đảng và Nhà nước và nhất 
là Luật Hôn nhân và Gia đình còn chưa tiếp cận được nhiều tới đồng 
bào dân tộc. Đó cũng là một cơ sở để xem xét bổ sung các biện pháp có 
hiệu quả hơn trong việc tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc nhằm 
tạo sự hiểu biết và tiến tới thay đổi hành vi chấp hành các quy chế và 
chính sách hiện hành”32. 
5. Kết luận 
Những phân tích trên cho thấy sinh hoạt tôn giáo chi phối đáng kể 
nhiều lĩnh vực trong đời sồng gia đình và làng bản người Mông. Việc 
không đánh giá đúng mức đặc điểm tôn giáo của người Mông là một 
trong những căn nguyên chính khiến nhiều công tác, chính sách của 
các cấp chính quyền vùng tộc người này trong nhiều thập niên quá 
kém hiệu quả. Như trong một công trình khác, chúng tôi đã nhấn 
mạnh chính sự suy yếu, khủng hoảng của tôn giáo truyền thống của 
người Mông vô tình tạo ra khoảng trống tinh thần để Tin Lành và các 
tôn giáo mới bắt rễ vào cộng đồng này mà “hiện tượng tôn giáo mới” 
Dương Văn Mình là một trong những ví dụ điển hình. Nhiều hệ lụy 
văn hóa-xã hội cũng như an ninh chính trị khiến “đau đầu” nhà chức 
trách cũng như làm “tốn mực” giới nghiên cứu thời gian qua xuất phát 
chủ yếu từ sự rối loạn, suy giảm “thể trạng sức khỏe” tôn giáo truyền 
thống của cộng đồng này. Cách tiếp cận văn hóa-tôn giáo tính đến đặc 
thù của đời sống tôn giáo, tâm lý tộc người cần được coi trọng hơn là 
chìa khóa giải quyết các vấn đề của cộng đồng người Mông./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Trong khi nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tính huyết thống là tác nhân cơ bản 
nhất gắn kết các thành viên trong gia đình người Việt, thì L. Cadière lại cho rằng 
chính tôn giáo, cụ thể là thờ cúng tổ tiên, là tác nhân cơ bản nhất tạo nên gia đình 
người Việt và đây chính là điểm căn bản phân biệt sự khác nhau giữa gia đình 
người Việt với gia đình nhiều dân tộc khác. Ông ví “Gia đình như một đền thờ 
lớn. Các thành viên còn sống đứng ở trụ lang, ở cổng vào. Lần lượt kẻ trước 
người sau, họ vượt cái ngưỡng khủng khiếp, đi qua của sự chết vào phần kia của 
đền thờ, vào trong cung thánh. Những người này cũng như kẻ kia đều luôn trú 
ngụ dưới cùng một mái nhà. Các mối dây đã liên kết họ trong cuộc sống không 
bị cái chết tháo cởi; trái lại, liên kết họ trong cuộc sống không bị cái chết tháo 
cởi; trái lại, nhờ được tôn giáo thánh hiến, các mối dây này trở thành vững mạnh 
Nguyễn Quang Hưng. Tôn giáo và đời sống... 159 
hơn và trường cửu như việc thờ cúng Tổ tiên”. Leopold Cadière, Về văn hóa và 
tín ngưỡng truyền thống người Việt, người dịch Đỗ Trinh Huệ, Nxb. Văn hóa 
thông tin, Hà Nội, 1997: 40. Quan điểm của L. Cadière có cơ sở. Bên cạnh 
những châm ngôn nhấn mạnh tính huyết thống “một giọt máu đào hơn ao nước 
lã” hay “khác máu tanh lòng”, thì cũng có câu “bán anh em xa mua láng giềng 
gần” ở một ngữ cảnh khác, đối lập với hai châm ngôn trên. Trong xã hội Việt 
Nam truyền thống, có chuyện bố mẹ từ bỏ con đẻ vì bất hiếu, hay coi con nuôi 
như con đẻ nếu có đủ tư chất như con đẻ. 
2 Cách xem duyên số, thông thường gia đình mổ đôi gà trống, mái tơ, lấy xương 
đùi gà có hai lỗ chéo đều nhau là hợp duyên, hợp số lấy nhau được. Việc duyên 
số tùy thuộc kinh nghiệm của những người cao niên. Nếu hợp duyên số, bố mẹ 
cho phép con trai đi kéo dâu. Nếu duyên số có bất cập nhưng không đến nỗi tổn 
hại đến gia phong, luật tục của cả họ và sinh mạng thì tìm cách giải trừ. Xem: 
Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ (2014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Nxb. Văn hóa dân 
tộc, Hà Nội: 379. 
3 Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ 92014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Sđd: 381-382. 
4 Thơ ca đối với người Mông có vị trí gần giống như sử thi đối với một số tộc 
người ở Tây Nguyên, diễn tả cuộc sống tộc người này. 
“Trai mồ côi lấy được gái mồ côi 
Gái mồ côi lấy được trai mồ côi 
Trai mồ côi sẽ bừa xong ruộng này nương khác 
Gái mồ côi sẽ quán xuyến gia đình, đông vui nhộn nhịp”. 
Dân ca Hmông - Tiếng hát mồ côi. Doãn Thanh sưu tầm, dịch. Hoàng Thao 
tuyển, chỉnh lý. Chế Lan Viên giới thiệu. Nxb. Văn học, Hà Nội, 1984: 311-312. 
5 Xem: Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ (2014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Sđd: 149 
“Gái có chồng như cày có tay 
Như ta đây, thân cô đơn mất chồng () 
Ta đây, nhà chồng coi như cái gậy xua gà”. 
6 Dân ca Hmông. Tiếng hát làm dâu. Doãn Thanh sưu tầm, dịch. Sđd: 223. 
7 Nhà học giả Pháp khả kính phản bác ý kiến cho rằng người phụ nữ Việt Nam 
không có vai trò gì trong thờ cúng tổ tiên. Ông viện dẫn câu ngạn ngữ Hán Việt 
“không trai dùng gái” ý nói trong những gia đình mà không có con trai, thì việc 
tế tự có thể do con gái đảm nhiệm. Người vợ vẫn phải đảm nhận việc cúng lễ Tổ 
tiên bên nhà chồng sau khi chồng chết, trừ phi lấy chồng khác. “Trước hết, người 
vợ là một trợ tá: chính bà sửa soạn các đồ cúng () trong các gia đình đông con, 
đây là một công việc rất to lớn, nặng nhọc rất tế nhị () Đây không phải là một 
trợ tá ít quan trọng () nếu người vợ dơ bẩn, vì mắc bệnh hủi chẳng hạn, bà sẽ 
làm ô uế thức ăn dâng cúng. Thành thử chính bà vợ cộng tác vào việc hiến sinh 
lẫn cúng tế, và sự cộng tác này có ảnh hưởng trên chính hiến lễ () Các bà vợ 
đứng sau con cả, trưởng tế, nhưng cùng hàng với các thành viên nam của gia 
đình, và do đó cũng đóng góp một vai trò như họ trong cuộc tế, vai trò đồng-
tham gia, và đến một mức độ nào đó, là đồng-tế lễ”. Leopold Cadière, Về văn 
hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Sđd: 81. 
8 Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội: 131-132. 
9 Người Dao cho rằng việc sinh toàn con gái không phải là điều gì đó bất thường. 
Nếu sinh được con trai thì gia đình có chỗ dựa, có người nối dõi, nhưng nếu sinh 
toàn con gái thì bố mẹ có thể có được những món tiền lớn khi gả bán con gái làm 
160 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
dâu. Trường hợp cần thiết, có thể nhận con rể ở đời và thay thế cho con trai nuôi 
dưỡng cha mẹ già. Do vậy, hầu như không có sự khác biệt lớn trong việc sinh 
con gái hay trai. Xem: Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình 
các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Sđd: 85-88, 125. 
10 Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Sđd: 85 
11 Tục ngữ người Mông: “Trai mười sáu tuổi ước có đàn bà, gái ba mươi tuổi ước 
có con trai đỡ đần” dường như khuyến khích việc xây dựng gia đình sớm của 
thanh niên Mông. “Con gái chỉ giúp nhà một thời, con trai giúp cả đời” hay “Đàn 
bà làm chủ gia đình thì nghèo, gà mái gáy thì gở”, ám chỉ việc người đàn ông 
theo lẽ tự nhiên phải là người làm chủ gia đình. Xem: Nguyễn Ngọc Tấn (chủ 
biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và 
Cao Bằng, Sđd: 47. Tuy nhiên, Mã A Lềnh ở Lào Cai nói rằng ông chưa bao giờ 
nghe thấy câu thành ngữ này của người Mông. Ông cũng khẳng định nhìn chung 
người Mông có tâm lý thích sinh con trai, nhưng ông chưa bao giờ chứng kiến 
cảnh vì chuyện vợ sinh con một bề toàn gái mà vợ chồng cãi cọ nhau tới mức 
phải bỏ nhau. Do vậy, có thể nhận định rằng một số ý kiến của nhóm tác giả 
Nguyễn Ngọc Tấn có thể chỉ đúng với nhóm người Mông ở Cao Bằng và Lai 
Châu, chưa hẳn đã đúng với các nhóm Mông khác. 
12 Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Sđd: 48. 
13 Lý do tại sao không đăng ký kết hôn trước hết là ở nạn tảo hôn. Tiếp đó, thủ tục 
đăng ký kết hôn theo ý kiến của đồng bào là khá rườm rà. Số đông đồng bào mù 
chữ. Việc khai báo và làm thủ tục kết hôn với họ là việc khá khó khăn. Nhưng có 
lẽ nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới tình trạng trên là nhận thức của số đông 
đồng bào quan niệm rằng việc đăng ký kết hôn là “không cần thiết” bởi lẽ khi ly 
hôn thì họ cũng giải quyết theo luật tục của tộc người hơn là pháp luật chung của 
nhà nước. Ngay cả thời điểm đăng ký kết hôn, không ít cặp đôi đăng ký kết hôn 
sau khi đã làm lễ cưới, thậm chí chỉ tiến hành thủ tục này để họ có thể làm giấy 
khai sinh cho con cái. 
14 Viện Dân tộc học (1998), Dân số - Kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa 
Bình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 54-55. 
15 Viện Dân tộc học (1998), Dân số-kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa 
Bình, Sđd: 57-59. Theo số liệu điều tra của Viện Dân tộc học tháng 10/1993 ở xã 
Pà Cò (Hòa Bình) cho biết 71% số người Mông được hỏi trả lời muốn đẻ 3-4 
con, chỉ có khoảng 25% số người muốn đẻ 2 con. Đặc biệt là tâm lý thích con 
trai khá rõ. Trong số những người được hỏi thì 90% nam giới và 78% nữ giới trả 
lời thích con trai đầu lòng. Viện Dân tộc học (1998), Dân số - Kế hoạch hóa gia 
đình người Hmông ở Hòa Bình, Sđd: 55. 
16 Viện Dân tộc học (1998), Dân số - Kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa 
Bình, Sđd: 93. 
17 Xem: Phóng sự Chương trình TV Ngày mới của kênh QPVN ngày 14/9/2016. 
18 Điều đó thể hiện trong thơ ca dân tộc Mông: “Rằng: “Phận làm dâu như con 
ngựa trong tàu Hý vang, giậm móng, nhìn, cào cọc” () Là súc vật trong chuồng 
nhà người, là dâu nhà người” 
Dân ca Hmông, Tiếng hát làm dâu Tây Bắc, Doãn Thanh sưu tầm, dịch. Sđd: 276. 
19 Theo báo cáo của Bộ Công an, từ 1995-2000, ở Việt Nam đã có 106 vụ án bạo 
lực gia đình dẫn đến chết người bị đem ra xét xử. Riêng năm 2001, trong số 
Nguyễn Quang Hưng. Tôn giáo và đời sống... 161 
1.100 vụ giết người trên phạm vi toàn quốc, có tới 16% số vụ do người thân 
trong gia đình giết hại lẫn nhau. Tình trạng này càng phổ biến ở các vùng nông 
thôn và miền núi. Theo số liệu của Tòa án huyện Mộc Châu (Sơn La), thời gian 
2000-2005, Tòa án huyện đã giải quyết 75 vụ ly hôn do bạo hành gia đình, chiếm 
8,48% số vụ ly hôn trong huyện. Tại Lào Cai, riêng năm 2005, số nạn nhân của 
bạo lực gia đình đến điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng là 98 trường 
hợp, trong số đó 69 trường hợp thuộc các tộc người thiểu số. Trong 5 năm (2001-
2005), Tòa án tỉnh Lào Cai đã xét xử 225 vụ án hôn nhân và gia đình có liên 
quan tới bạo hành gia đình. Xem: Nguyễn Thế Huệ, Bạo lực trong gia đình 
người Mông tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, Sđd: 33-38. 
20 Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. 
Khoa học xã hội, Hà Nội: 279-280. 
21 Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Sđd: 145. 
22 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa 
bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb. 
Văn hóa dân tộc, Hà Nội: 132-133. 
23 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa bản 
làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 83-85. 
24 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa bản 
làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 105-106. 
25 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa bản 
làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 104-105. 
26 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa 
bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 94. 
27 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa bản 
làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 135-139. 
28 F. M. Savina (1924), Lịch sử người Mèo, MEP, Hong Kong. Trích dịch: Phòng Tư 
liệu Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội, 1971: 137-138. 
29 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa bản 
làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Sđd: 161-165. 
30 Việc người Mông cải giáo theo Vàng Chứ từ cuối những năm 1980 cho tới 
những năm 1990 chủ yếu do truyền thông, xuất phát từ Đài Chân lý Á châu ở 
Manila (Philippine), về sau mới cho những nhóm người Mông liên hệ với các hệ 
phái Tin Lành. 
31 Viện Dân tộc học (1998), Dân số - Kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa 
Bình, Sđd: 87. 
32 Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Sđd: 101. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cadière L. (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống người Việt, Đỗ Trinh 
Huệ dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (2002), Văn hóa 
bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb. 
Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 
3. Nguyễn Thế Huệ, Bạo lực trong gia đình người Mông tại vùng núi phía Bắc Việt Nam 
162 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11&12 - 2016 
4. Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ (2014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Nxb. Văn hóa dân 
tộc, Hà Nội. 
5. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
6. Phóng sự Chương trình TV Ngày mới của kênh QPVN ngày 14/9/2016. 
7. Savina F. M. (1924), Lịch sử người Mèo, MEP. Hong Kong. Trích dịch: Phòng 
Tư liệu Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội, 1971. 
8. Nguyễn Ngọc Tấn (chủ biên, 2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao 
ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
9. Doãn Thanh sưu tầm và dịch, Hoàng Thao tuyển và chỉnh lý, Chế Lan Viên giới 
thiệu (1984), Dân ca Hmông, Nxb. Văn học, Hà Nội. 
10. Viện Dân tộc học (1998), Dân số - Kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa 
Bình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
Abstract 
RELIGION TOWARD FAMILIAL AND COMMUNAL LIFE 
OF THE HMONG IN VIETNAM 
Since the early of the 20th century, beginning with Max Weber, 
following by C. Dawson, P. Tillich and S. Huntington who 
emphasized the cultural - religious approach and established a theory 
that considered religion as the nucleus of culture - it was different 
from the approach that considered religion as an element of culture 
(this approach may lead to the opposition between religion and 
culture). Religion is a nucleus of culture, as C. Dawson stressed, and it 
is also true for the ethnic groups who still have primitive religious 
consciousness when religion dominates the most important activities 
in daily life as well as the crucial events in the life cycle. The author 
found some similarities when researching on the spiritual life of the 
Hmong in Vietnam. This race cannot survive without religion. This 
article emphasizes the necessity of cultural - religious approach in 
order to determine the position of religion in the familial and 
communal life of the Hmong in Vietnam. 
Keywords: Culture - religion; family; village; Hmong; Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfton_giao_va_doi_song_gia_dinh_ban_lang_nguoi_mong.pdf