Tổng quan về thực hành quản lý và ứng dụng ở Việt Nam

TÓM TẮT

Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì vậy hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp luôn được sự chú ý. Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết là hệ thống khung lý thuyết

thực hành quản lý và rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong trường hợp của doanh nghiệp ở Việt

Nam. Bài viết tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết được đề xuất bởi Baumeister và Leary

(1997). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm ở

nhiều nước về lợi ích của thực hành quản lý đối với doanh nghiệp. Đồng thời, bài viết cung cấp bài

học thực tiễn cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước áp dụng thực hành quản lý vào hoạt động

quản lý thực tiễn hàng ngày để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt

quan trọng với doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Bài viết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong

việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

pdf 8 trang yennguyen 9940
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan về thực hành quản lý và ứng dụng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về thực hành quản lý và ứng dụng ở Việt Nam

Tổng quan về thực hành quản lý và ứng dụng ở Việt Nam
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 66 - 73 
66  Email: jst@tnu.edu.vn 
TỔNG QUAN VỀ THỰC HÀNH QUẢN LÝ VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM 
Trịnh Công Đức1*, Nguyễn Tuấn Kiệt2 
1Phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ 
2Trường Đại học Cần Thơ 
TÓM TẮT 
Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì vậy hiệu quả hoạt động 
của doanh nghiệp luôn được sự chú ý. Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết là hệ thống khung lý thuyết 
thực hành quản lý và rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong trường hợp của doanh nghiệp ở Việt 
Nam. Bài viết tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết được đề xuất bởi Baumeister và Leary 
(1997). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm ở 
nhiều nước về lợi ích của thực hành quản lý đối với doanh nghiệp. Đồng thời, bài viết cung cấp bài 
học thực tiễn cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước áp dụng thực hành quản lý vào hoạt động 
quản lý thực tiễn hàng ngày để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt 
quan trọng với doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Bài viết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong 
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. 
Từ khóa: Quản trị doanh nghiệp; doanh nghiệp Việt Nam; thực hành quản lý; tổ chức; 
năng suất. 
Ngày nhận bài: 20/10/2019; Ngày hoàn thiện: 16/3/2020; Ngày đăng: 22/5/2020 
LITERATURE REVIEW OF MANAGEMENT PRACTICES 
AND APPLICATION IN VIETNAM 
Trinh Cong Duc
1*
, Nguyen Tuan Kiet
2
1Bui Huu Nghia Ward, Binh Thuy District, Can Tho City 
2Can Tho University 
ABSTRACT 
Enterprises play a vital role in the economic development for each country, their perfomances have 
thus been attracted much attention. The main objective of the paper is to systematize management 
practice theory framework, and then to draw lessons to apply in the case of enterprises in Vietnam. 
The paper employs the theoretical research method proposed by Baumeister and Leary (1997). The 
study result has provided a system of the theoretical basis and empirical evidence in many 
countries about the benefits of management practices for enterprises. Simultaneously, the paper 
provides practical lessons for domestic enterprise managers to apply management practices into 
daily practice management to improve performance and competitiveness in the market, especially 
important for medium and small-sized enterprises. The paper is the first to give theoretical and 
practical significance in improving the competitiveness of Vietnamese firms. 
Keywords: Management enterprises; Vietnam enterprises; management practices; organization; 
productivity. 
Received: 20/10/2019; Revised: 16/3/2020; Published: 22/5/2020 
* Corresponding author. Email: trinhcongduc2011@gmail.com 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 67 
1. Đặt vấn đề 
Sự khác biệt về năng suất ở cấp độ doanh 
nghiệp và quốc gia luôn được sự quan tâm 
của các nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều 
thập niên qua. Do đó đã có nhiều cách tiếp 
cận để giải thích cho sự khác biệt trên như: 
cách tiếp cận dựa vào kỹ năng lao động [1]-
[3]; trình độ kỹ thuật công nghệ và thông tin 
[4]-[7]; nghiên cứu và phát triển và phân bổ 
lại nguồn lực tài chính [8]. Trong ba cách tiếp 
cận trên đã cung cấp những bằng chứng rất 
tích cực về sự khác biệt năng suất là do khác 
biệt về kỹ năng lao động, trình độ kỹ thuật 
công nghệ - thông tin, nghiên cứu phát triển 
và phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý. Nhưng 
các cách tiếp cận trên đều bỏ qua ảnh hưởng 
của hoạt động quản lý. Mặc dù tầm quan 
trọng của hoạt động quản lý luôn được nhấn 
mạnh trong các lý thuyết quản trị [8]-[11]. 
Tuy nhiên, để đo lường tác động của hoạt 
động quản lý đến kết quả đầu ra của doanh 
nghiệp là khó thực hiện. Nên các nhà nghiên 
cứu thường suy luận một cách gián tiếp hoặc 
bỏ qua “biến số hoạt động quản lý trong mô 
hình nghiên cứu của họ”. Gần đây, cách tiếp 
cận “Thực hành quản lý” cho thấy, thực hành 
quản lý có mối tương quan cùng chiều với 
năng suất, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh, và 
tuổi thọ của doanh nghiệp [12], [13]. Quan 
điểm thực hành quản lý cũng được mở rộng 
nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia 
[14]-[20] nhưng chưa giải thích ở cấp độ 
doanh nghiệp của Việt Nam. 
Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết là hệ 
thống khung lý thuyết thực hành quản lý và 
rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng trong 
trường hợp của doanh nghiệp ở Việt Nam. 
Đóng góp mới của bài viết là: thứ nhất, cung 
cấp một hệ thống cơ sở lý luận và bằng chứng 
thực nghiệm ở nhiều nước về lợi ích của thực 
hành quản lý đối với doanh nghiệp. Do đó, 
những nghiên cứu ứng dụng có thể sử dụng 
khung lý thuyết này để giải thích trong những 
trường hợp cụ thể, đặc biệt thực hiện các thí 
nghiệm phương pháp quản lý mới trong 
doanh nghiệp. Thứ hai, cung cấp bài học thực 
tiễn cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong 
nước áp dụng thực hành quản lý vào hoạt 
động quản lý thực tiễn hàng ngày để mang lại 
hiệu suất cao và khả năng cạnh tranh tốt hơn. 
Thứ ba, cung cấp cơ sở lý luận để chính phủ 
có thể có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp 
trong nước nâng cao chất lượng hoạt động 
quản trị thông qua các đề án đào tạo chuyển 
giao thực hành quản lý cho doanh nghiệp, đặc 
biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. 
Điều này có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn 
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của 
doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh 
tế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Bài viết sử dụng dữ liệu được tập hợp từ nhiều 
công trình nghiên cứu về thực hành quản lý đã 
được công bố trên nhiều tạp chí khoa học quốc 
tế, các nguồn tài liệu sử dụng đều được trình 
bày ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Hiện 
nay, phương pháp nghiên cứu lý thuyết đều 
được thực hiện theo quy trình: tổng hợp – phân 
tích – đánh giá – kết luận. Theo tài liệu [21] và 
[22] quy trình nghiên cứu gồm các bước: xác 
định phạm vi nghiên cứu, lập kế hoạch thực 
hiện, tìm kiếm tài liệu, chọn lọc, và viết báo 
cáo. Do đó, các bước thực hiện nghiên cứu của 
bài viết như sau: 
(i) Xác định phạm vi (vấn đề): vấn đề nghiên 
cứu là gì? Phạm vi nghiên cứu của bài viết: 
“Thực hành quản lý - Một quan điểm lý 
thuyết mới trong quản lý doanh nghiệp”. 
(ii) Lập kế hoạch: vấn đề nghiên cứu được 
chia nhỏ thành những khái niệm để hình 
thành những từ khóa quan trọng liên quan đến 
vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, liệt kê danh 
sách những tạp chí trong danh mục ISI (có 
chuyên mục quản trị doanh nghiệp) được xếp 
hạng trích dẫn cao. 
(iii) Tìm kiếm: bước này tiến hành truy cập 
trực tiếp vào website tạp chí khoa học đã 
được xác định ở bước (ii) và truy cập vào 
kho dữ liệu Google Scholar 
(https://scholar.google.com.vn/). 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 68 
(iv) Chọn lọc: bước này tiến hành đọc và sàng 
lọc những bài viết quan trọng có liên quan đến 
chủ đề nghiên cứu. Các bài báo được thống kê 
phân loại theo tên tác giả, năm công bố công 
trình, chủ đề, phương pháp tiếp cận và đo 
lường, và kết quả nghiên cứu chính đạt được. 
(v) Viết báo cáo: bước này, trình bày tóm tắt 
và diễn đạt kết quả nghiên cứu bằng lời văn, 
các nghiên cứu không chỉ được tổng kết tóm 
tắt kết quả mà còn phân tích đánh giá để đúc 
kết được những gì đã được làm và những gì 
cần được tiếp tục phát triển nghiên cứu, đặc 
biệt là vận dụng vào thực tiễn và học thuật ở 
Việt Nam. 
3. Thực hành quản lý- Một quan điểm mới 
về quản lý 
3.1. Khái niệm và phương pháp đo lường 
hoạt động quản lý 
Khái niệm: Thực hành quản lý là mức độ 
doanh nghiệp áp dụng những phương pháp 
quản lý tinh gọn vào quy trình hoạt động, 
giám sát công việc thực hiện, thiết lập và theo 
dõi các mục tiêu, và công tác khuyến khích 
nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm đạt 
được kết quả đầu ra có hiệu quả cao nhất [12]. 
Phương pháp đo lường: Thực hành quản lý 
được định lượng bằng bộ tiêu chí gồm 18 câu 
hỏi mở. Hoạt động giám sát (7 tiêu chí): giới 
thiệu áp dụng các kỹ thuật quản lý mới/tinh 
gọn, lý do giới thiệu áp dụng kỹ thuật quản lý 
mới/ tinh gọn, tài liệu hướng dẫn và cải tiến 
liên tục, theo dõi hiệu suất, đánh giá hiệu suất, 
đối thoại về hiệu quả công việc, quản lý hậu 
quả. Hoạt động thiết lập và theo dõi mục tiêu 
(5 tiêu chí): các loại mục tiêu, sự kết nối giữa 
các mục tiêu, giới hạn thời gian hoàn thành 
mục tiêu, độ khó của mục tiêu, sự rõ ràng và 
có thể so sánh. Hoạt động khuyến khích nhân 
lực (6 tiêu chí): phát triển nhân tài, xây dựng 
văn hóa làm việc hiệu quả cao, cải thiện các 
cá nhân làm việc kém hiệu quả, thăng tiến cá 
nhân làm việc hiệu quả cao, thu hút nguồn 
nhân lực, duy trì nguồn nhân lực. Các tiêu chí 
được định lượng điểm số theo thang đo 5 mức 
độ, (1 điểm là thực hành kém và 5 điểm là tốt 
nhất). Phương pháp đo lường và hướng dẫn 
tính điểm thực hành quản lý được thể hiện chi 
tiết trong tài liệu [12]. 
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành 
quản lý tốt hoặc kém 
Yếu tố cạnh tranh 
Mức độ cạnh tranh của thị trường là động lực 
cho các doanh nghiệp cải thiện hoạt động quản 
lý được tốt hơn. Bloom and Van Reenen [12] 
đã cho rằng mức độ cạnh tranh của thị trường 
sản phẩm là yếu tố thể hiện sự phân phối về 
thực hành quản lý giữa các doanh nghiệp và 
các quốc gia. Về mặt lý thuyết, sự ảnh hưởng 
của cạnh tranh đến hoạt động quản lý có thể 
giải thích theo hai quan điểm như sau: 
Thứ nhất là sự lựa chọn quản lý tốt. Tác động 
rõ nhất của cạnh tranh đối với hoạt động quản 
lý là thông qua một quá trình chọn lọc tự 
nhiên. Cạnh tranh của thị trường sản phẩm cao 
hơn sẽ đẩy các doanh nghiệp không hiệu quả 
rời khỏi thị trường và phân bổ thị phần lớn hơn 
cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Mức độ 
cạnh tranh có mối liên hệ cùng chiều với năng 
suất trung bình và sự phân tán về năng suất 
thấp hơn vì các doanh nghiệp kém hiệu quả đã 
bị loại ra khỏi thị trường [23]. Do đó, trong 
một môi trường có tính cạnh tranh hơn chúng 
ta có thể mong đợi các hoạt động quản lý sẽ 
đạt mức trung bình tốt hơn [12]. 
Thứ hai là chi phí đại diện. Cạnh tranh cũng 
ảnh hưởng đến sự nỗ lực của các nhà quản lý 
theo mô hình chi phí đại diện [12]. Trước đó, 
Schmidt [24] cũng nhận thấy rằng, mức độ 
cạnh tranh cao có thể làm tăng sự nỗ lực của 
các nhà quản lý vì họ phải đối mặt với nguy cơ 
bị phá sản cao hơn. Thêm vào đó, lý thuyết 
cạnh tranh độc quyền cũng đã chỉ ra rằng, do 
có sự khác biệt lớn về chi phí biên của các 
doanh nghiệp trong ngành đã làm tăng cao 
mức độ cạnh tranh (vì giá lớn hơn chi phí biên) 
nên các nhà quản lý luôn có động lực để tăng 
lợi nhuận biên. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng 
tác động theo chiều ngược lại. Bởi vì mức độ 
cạnh tranh trở nên gay gắt thì lợi nhuận đạt 
được của các doanh nghiệp sẽ thấp hơn hoặc bị 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 69 
giảm đi, khi đó các khoản gắn với lợi nhuận 
cũng giảm theo (Ví dụ: chia cổ tức thấp hơn, 
thưởng giảm đi, phụ cấp khác cắt giảm). 
Về mặt thực tiễn, các bằng chứng thực 
nghiệm của Bloom và cộng sự cho thấy có sự 
tác động tích cực của yếu tố cạnh tranh của 
thị trường sản phẩm đến sự cải thiện hoạt 
động quản lý của các doanh nghiệp. Các nhà 
quản lý sẽ cải thiện hoạt động quản lý doanh 
nghiệp họ được tốt hơn nếu biết doanh nghiệp 
mình có nhiều hơn một đối thủ cạnh tranh 
trên thị trường. Kết quả phân tích hồi quy 
cũng có ý nghĩa rất tích cực giữa chỉ số 
Lerner và sự cải tiến trong hoạt động quản lý 
[12]. Trong một số nghiên cứu khác cũng cho 
thấy mức độ cạnh tranh có mối quan hệ cùng 
chiều với thực hành quản lý của doanh nghiệp 
[14], [19], [25], [26]. Dưới áp lực cạnh tranh 
buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn 
hoặc lựa chọn mô hình phù hợp cho sự phát 
triển. Van Reenen [27] cũng cho rằng cạnh 
tranh không thật sự làm nâng cao năng suất 
nhưng cạnh tranh là động cơ chính để nâng 
cao chất lượng trong hoạt động quản lý và 
năng suất tăng là do sự cải thiện cơ chế quản 
lý qua áp dụng thực hành quản lý tốt. 
Yếu tố nguồn nhân lực 
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố thứ hai 
ảnh hưởng đến thực hành quản lý của doanh 
nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực không 
đồng nhất là nguyên nhân dẫn đến thực hành 
quản lý tốt hay kém ở các doanh nghiệp và 
các quốc gia. Các doanh nghiệp sở hữu được 
đội ngũ nhân lực (quản lý, nhân viên, công 
nhân) có trình độ giáo dục cao (tỷ lệ có bằng 
cử nhân trở lên), kỹ năng chuyên môn tốt (tỷ 
lệ được đào tạo nghề, tập huấn) thì có kết quả 
thực hành quản lý tốt (điểm số thực hành trên 
mức trung bình). Do đó doanh nghiệp đạt 
được mức năng suất trung bình tốt hơn [12], 
[14], [15], [19], [25], [26]. 
Yếu tố sở hữu 
Doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác 
nhau thì áp dụng thực hành quản lý cũng khác 
nhau. Doanh nghiệp sở hữu nhà nước và sở 
hữu gia đình (có CEO là người trong gia đình 
chưa qua đào tạo về quản trị hoặc kế thừa là 
người con trưởng) thì thực hành quản lý kém 
hơn doanh nghiệp sở hữu tư nhân theo hình 
thức cổ phần hay sở hữu gia đình nhưng có 
CEO không phải là thành viên trong gia đình 
[12]. Các hình thức sở hữu doanh nghiệp ảnh 
hưởng đến thực hành quản lý cũng đúng khi 
được kiểm chứng trong những ngành và quốc 
gia khác nhau. Chẳng hạn, [14], [26] cho thấy 
sự thay đổi đáng kể trong thực hành quản lý 
của các tổ chức trong mỗi lĩnh vực (như sản 
xuất, bán lẻ, giáo dục, y tế) và mỗi quốc gia 
(như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ,...). 
Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp có ảnh hưởng 
tích cực đến chất lượng của thực hành quản lý 
[19]. Các doanh nghiệp ở Australia có hình 
thức sở hữu gia đình, quốc doanh, chưa niêm 
yết có điểm thực hành quản lý kém hơn các 
loại hình khác [15], doanh nghiệp cổ phần 
chưa niêm yết có điểm số thực hành quản lý tốt 
hơn doanh nghiệp sở hữu nhà nước/gia đình 
nhưng lại thấp hơn nhóm doanh nghiệp cổ 
phần niêm yết [28], các nhà sáng lập kiêm điều 
hành có điểm quản lý thấp hơn các nhà quản lý 
thuộc hình thức sở hữu Nhà nước, cổ phần, gia 
đình [29]. Sự ảnh hưởng này tạo nên sự khác 
biệt về hiệu suất của các doanh nghiệp. 
Ngoài ra, các yếu tố như xuất xứ (ở Mỹ hay 
quốc gia khác), quy mô (lớn, nhỏ), mục đích 
(lợi nhuận, phi lợi nhuận), thị trường (trong 
nước, xuất khẩu, đa quốc gia) cũng ảnh 
hưởng đến chất lượng thực hành quản lý tốt 
hay kém. Chẳng hạn, công ty đa quốc gia của 
Mỹ hoạt động hiệu quả hơn của Thụy Điển 
[30]; doanh nghiệp có quy mô lớn thực hành 
quản lý tốt hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ 
[15], doanh nghiệp vì lợi nhuận thực hành 
quản lý tốt hơn doanh nghiệp phi lợi nhuận 
[18]; doanh nghiệp đa quốc gia và xuất khẩu 
thực hành quản lý tốt hơn doanh nghiệp hoạt 
động thị trường nội địa [15], [26], [30]; và 
doanh nghiệp có sự phân quyền cao sẽ thực 
hành quản lý tốt hơn [25]. 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 70 
Qua tổng hợp các bằng chứng trên cho thấy có 
ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động 
quản lý của một doanh nghiệp “tốt” hoặc 
“kém” là phụ thuộc mức độ cạnh tranh của thị 
trường, nguồn vốn nhân lực, và quyền sở hữu. 
Do đó, bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: 
doanh nghiệp có thể chủ động cải tiến hoạt 
động quản lý thông qua cải thiện chất lượng 
nguồn vốn nhân lực và mỗi doanh nghiệp cần 
xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển 
nguồn nhân lực trong dài hạn. Điều này sẽ 
mang lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. 
Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến 
khích các doanh nghiệp sở hữu gia đình và sở 
hữu cá nhân tiếp cận những phương pháp quản 
lý mới vận dụng vào doanh nghiệp. Còn đối 
với doanh nghiệp sở hữu nhà nước có thể nâng 
cao hiệu quả thông qua áp dụng thực hành 
quản lý nhiều hơn vào trong hoạt động hàng 
ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố 
này cũng đặt ra một câu hỏi: “Chất lượng quản 
lý của doanh nghiệp ở Việt Nam có chịu ảnh 
hưởng bởi yếu tố cạnh tranh, vốn nhân lực, 
quyền sở hữu không?”. Câu hỏi cần được giải 
đáp bởi các nghiên cứu trong tương lai. Điều 
này không chỉ cung cấp thêm luận cứ khoa học 
giúp các nhà quản lý có thêm động lực áp dụng 
thực hành quản lý vào hoạt động của doanh 
nghiệp mà còn suy rộng khả năng giải thích 
của lý thuyết trong thực tiễn. 
3.3. Thí nghiệm hiện trường về thực hành 
quản lý 
Tổ thức thí nghiệm (Field Experiments) cho 
phép tìm ra những mô hình quản lý có hiệu 
quả cao và có thể ứng dụng phù hợp cho từng 
loại hình doanh nghiệp. Đây cũng là một xu 
hướng nghiên cứu mới cần được phát triển 
nghiên cứu. Nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản 
để thực hiện các thí nghiệm trong thực tế bởi 
các chủ doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng 
tính hiệu quả của mô hình quản lý, bị giới hạn 
về nhận thức và môi trường cạnh tranh không 
gay gắt [16]. 
Gần đây Bloom et al. [16] đã mở đầu cho xu 
hướng này với thí nghiệm thực hành Lean (sản 
xuất tinh gọn) cho doanh nghiệp dệt may tại 
Ấn Độ. Bloom et al. đã tư vấn miễn phí cho 
nhóm doanh nghiệp tham gia thực hành Lean. 
Sau một năm, kết quả cho thấy thực hành Lean 
mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp 
(năng suất của nhóm can thiệp đã tăng lên 
17%). Kết quả này đã khẳng định lợi ích thực 
tiễn của thực hành quản lý. Tương tự, [17] thí 
nghiệm “Làm việc tại nhà –WFH” thực hiện ở 
Trung Quốc, dưới sự hợp tác của công ty 
Ctrip. Kết quả cho thấy, hiệu suất làm việc của 
nhóm WFH tăng 13%, nhân viên hài lòng cao 
hơn trong công việc, đạt thái độ tâm lý tốt hơn 
và tỷ lệ mất khách của họ đã giảm hơn 50%. 
Điều này dẫn đến hiệu quả tăng gần gấp đôi 
trong hoạt động bán vé máy bay và đặt phòng 
khách sạn của Ctrip. 
Từ sự thành công của hai thí nghiệm trên đã 
nhấn mạnh lợi ích của sự hiểu biết và lựa 
chọn áp dụng các mô hình thực hành quản lý 
như WFH, Lean, 5S, là cần thiết cho các 
doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thí nghiệm được 
mở rộng quy mô và lan tỏa hiệu ứng của nó 
thì rất cần sự hợp tác giữa doanh nghiệp và 
các nhà nghiên cứu kinh tế. Thí nghiệm thực 
địa là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới trong 
bối cảnh của doanh nghiệp Việt Nam nếu điều 
này được mở rộng phát triển sẽ đóng góp 
nhiều giải pháp hiệu quả giúp cho hoạt động 
doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển tốt hơn. 
4. Kết luận và đề xuất 
Bài viết đã hệ thống khung lý thuyết về thực 
hành quản lý. Kết quả rút ra từ thực nghiệm 
đã cho thấy, doanh nghiệp thực hành quản lý 
tốt sẽ đạt được hiệu suất cao, suy rộng phạm 
vi quốc gia thì thực hành quản lý tốt có tác 
động tích cực đến sự phát triển nền công 
nghiệp. Cùng với những quan điểm trước, 
thực hành quản lý đã giải thích rõ ràng hơn về 
sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động quản 
lý đến hiệu suất kinh doanh của doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, thực hành quản lý “tốt” 
hoặc “kém” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 
mức độ cạnh tranh, loại hình sở hữu, quy mô, 
nguồn vốn nhân lực, phân quyền, lĩnh vực 
hoạt động, và trình độ phát triển của quốc gia. 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 71 
Dựa vào kết quả tổng kết lý thuyết, bài viết đề 
xuất hướng ứng dụng cho doanh nghiệp trong 
nước như sau: trước hết, cần có những đánh 
giá thực nghiệm xác định mức độ thực hành 
quản lý của doanh nghiệp trong nước yếu 
kém trong khâu nào từ đó đưa ra mô hình vận 
dụng phù hợp với đặc điểm và ngành kinh 
doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ - siêu 
nhỏ khả năng cạnh tranh yếu, dễ bị tổn 
thương trước những thay đổi của thị trường, 
và hiệu quả kinh doanh rất thấp. Do đó, 
những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ 
giữa hoạt động quản lý (quy trình hoạt động, 
giám sát hiệu suất, thiết lập-theo dõi mục tiêu, 
chế độ khuyến khích nhân sự) và hiệu suất 
của doanh nghiệp là cần thiết để áp dụng thực 
hành quản lý. 
Ở góc độ vĩ mô, hiện nay chưa có những tiêu 
chuẩn hay thước đo phù hợp để doanh nghiệp 
có thể thực hiện tự đánh giá chất lượng hoạt 
động quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, chính 
phủ cần hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chí đo lường 
thực hành quản lý và chỉ số thực hành quản lý 
cho từng ngành, từng khu vực. Điều này giúp 
cho tổ chức doanh nghiệp có thể tự so sánh 
chất lượng của hoạt động quản lý và có cơ sở 
cải tiến hoạt động quản lý của họ được tốt 
hơn. Đây là xu hướng đang được phát triển 
nghiên cứu ứng dụng cho nhiều nước và nó 
cũng cần thiết cho một quốc gia đang phát 
triển như Việt Nam. 
Đồng thời cần tổ chức thực hiện thí nghiệm 
thực tế tại các doanh nghiệp về những mô 
hình thực hành quản lý, điều này sẽ đóng góp 
nhiều giải pháp hiệu quả cho hoạt động của 
doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển bắt kịp 
theo trình độ quản lý của thế giới. Chẳng hạn: 
thực hành tinh gọn (Lean), 5S (cải tiến), Just 
In Time (4 đúng), Chu trình PDCA (Plan – 
Do – Check – Act), làm việc tại nhà (Working 
From Home), cân bằng công việc và cuộc 
sống (Work - Life Balance), môi trường làm 
việc thân thiện (Family - Friendly Workplace 
Practices), thiết kế thời gian làm việc linh 
hoạt (Flexi-Time), chia sẻ công việc (Job 
Sharing), hợp đồng lựa chọn công việc và cơ 
chế thưởng phạt (Nudges, Economic 
Incentives). Tuy nhiên, để thực nghiệm thành 
công và lan tỏa hiệu ứng của nó thì rất cần sự 
hợp tác giữa các doanh nghiệp và các nhà 
nghiên cứu kinh tế. 
Bên cạnh đó, để thực hành quản lý được áp 
dụng tốt trong các doanh nghiệp Việt Nam thì 
nhà quản trị doanh nghiệp cần mạnh dạn cải 
tiến cách quản lý trong những hoạt động hàng 
ngày. Trong quy trình hoạt động (sản xuất 
hoặc phi sản xuất) cần được chuẩn hóa và 
thực hành tinh gọn để giảm các loại lãng phí 
và cải tiến liên tục. Trong hoạt động giám sát 
cần xây dựng các chỉ số đo lường hiệu quả 
công việc gắn kết với mục tiêu chung, mục 
tiêu tài chính, năng lực cá nhân trong mỗi tổ 
chức. Điều này sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng 
theo dõi hiệu suất làm việc của các cá nhân, 
làm cơ sở trả tiền lương, đãi ngộ, phát triển 
nhân viên. Tuy nhiên, các chỉ số đo lường nên 
thiết kế đơn giản, dễ hiểu và định lượng được. 
Nhà quản lý cấp cao nên thiết lập các mục tiêu 
(hoạt động, tài chính, phi tài chính, ngắn hạn 
và dài hạn) cho doanh nghiệp dựa vào các cơ 
sở kinh tế vững chắc. Điều này sẽ giúp nhà 
quản lý dễ dàng theo dõi kết quả hoạt động đạt 
được trong từng thời điểm hoặc nếu có những 
bất lợi thì thực hiện những biện pháp thích ứng 
kịp thời. Các nhà quản lý cũng cần có một bản 
kế hoạch về nguồn vốn nhân lực trong ngắn 
hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Bởi kết quả 
và sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất 
lớn vào nguồn lực con người. Các chính sách 
khuyến khích, thu hút, duy trì nhân viên rất cần 
được quan tâm song song với quy trình hoạt 
động của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh 
nghiệp mới có thể hoạt động hiệu suất cao và 
có được lợi thế trong thị trường mà doanh 
nghiệp đang cạnh tranh. 
Cuối cùng, lý thuyết thực hành quản lý cần 
được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh 
nghiệp Việt Nam thông qua các kênh phù hợp 
để giới thiệu lý thuyết đến các nhà quản lý có 
thể hiểu, nắm bắt, tin tưởng và áp dụng vào 
thực tiễn. Bởi “quản lý như một công nghệ” vì 
vậy nó cần phải được chuyển giao [31]. 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 72 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển 
khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) 
trong đề tài mã số 502.01-2016.15. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. M. Baily, C. Hulten, and D. Campbell, 
“Productivity dynamics in manufacturing 
plants,” 1992. [Online]. Available: 
https://www.brookings.edu/wp-content/up loads 
/1992/01/1992_bpeamicro_baily.pdf. [Accessed 
October 15
th
, 2016]. 
[2]. E. Bartelsman, and P. Dhrymes, “Productivity 
Dynamics: US Manufacturing plants, 1972-
1986,” Journal of Productivity Analysis, vol. 
9, no. 1, pp. 5-34, 1998. 
[3]. R. Disney, J. Haskel, and Y. Heden, 
“Restructuring and Productivity Growth in 
UK Manufacturing,” The Economic Journal, 
vol. 113, no. 489, pp. 666-694, 2003. 
[4]. E. Bartelsman, S. Scarpetta, and F. Schivardi, 
“Comparative Analysis of firm Demographics 
and Survival: Micro-Level Evidence for the 
OECD countries,” Industrial and Corporate 
Change, vol. 14, no. 3, pp. 365-391, 2005. 
[5]. S. Black, and L. Lynch, “How to compete: the 
impact of workplace practices and 
information technology on productivity,” 
Review of Economics & Statistics, vol. 83, pp. 
434-445, 2001. 
[6]. T. Bresnahan, E. Brynjolfsson, and L. Hitt, 
“Information technology, work organization, 
and the demand for skilled labor: firm-level 
evidence,” Quaterly Journal of Economics, 
vol. 339, no. 1, pp. 339-376, 2002. 
[7]. D. S. Landes, The unbound Prometheus: 
technological change and industrial 
development in Western Europe from 1750 to 
the present. Cambridge University Press, 2003. 
[8]. S. Olley, and A. Pakes, “The Dynamics of 
productivity in the telecommunication 
equipment industry,” Econometrica, vol. 64, 
no. 6, pp. 1263-1297, 1996. 
[9]. F. P. Drucker, The Best of Peter Drucker on 
Management. Tre Publisher, Ho Chi Minh 
City, 2008. 
[10]. T. Frederick, The principles of scientific 
management. Harper and Brothers Publisher, 
New York City, 1911. 
[11]. H. Mintzberg, “The design school: 
reconsidering the premises of stragetic 
management,” Strategic Management Journal, 
vol. 11, no. 3, pp. 171-195, 1990. 
[12]. N. Bloom, and J. V. Reenen, “Measuring 
and explaining management practices across 
firms and countries,” Quarterly Journal of 
Economics, vol. 112, no. 4, pp. 1351-1408, 2007. 
[13]. N. Bloom, and J. V. Reenen, “New 
Approaches to Surveying Organizations,” 
American Economic Review: Papers and 
Proceedings, vol. 100w, no. 2, pp. 105-109, 2010. 
[14]. N. Bloom, C. Genakos, R. Sadun, and J. 
V. Reenen, “Management Practices Across 
Firms and Countries,” Academy of Management 
Perspectives, vol. 26, no. 1, pp. 12-33, 2012. 
[15]. R. Green, J. Piper, R. Badham, and R. 
Agarwal, “Management Matters in Australia: 
Just how productive are we?,” 2009. 
[Online]. Available:  
survey.org/wpcontent/images/2010/07/Report
_Management-Matters-in-Australia-just-how-
productive-are-we.pdf. [Accessed October 
15
th
, 2016]. 
[16]. N. Bloom, B. Eifert, A. Mahajan, Mckenzie, 
and J. Roberts, “Does Management Matter? 
Evidence from India,” Quarterly Journal of 
Economics, vol. 128, no. 1, pp. 1-51, 2013. 
[17]. N. Bloom, J. Liang, J. Roberts, and J. Z. 
Ying, “Does working from home work? 
Evidence from a Chinese experiment,” 
Quarterly Journal of Economics, vol. 130, 
no.1, pp. 65-218, 2015. 
[18]. G. F. Keller, “Comparing The Affects Of 
Management Practices On Organizational 
Performance Between For-Profit And Not-
For-Profit Corporations In Southeast 
Wisconsin,” Journal of Business & Economics 
Research, vol. 9, no. 3, pp. 29-38, 2011. 
[19]. R. Lemos, D. Scur, “Could poor 
management be holding back development? 
Describing practices in the public and private 
sectors in India,” International Growth Centre 
(IGC) Working Paper, 2012, pp. 1-53. 
[20]. K. J. McConnell, C. R. Lindrooth, R. D. 
Wholey, M. T. Maddox, and N. Bloom, 
“Management Practices and the Quality of 
Care in Cardiac Units,” 2013. [Online]. 
Available:  
org/academic-research/non-profits/. [Accessed 
October 15
th
, 2016]. 
[21]. R. F. Baumeister, and M. R. Leary, 
“Writing narrative literature reviews,” Review 
of general psychology, vol. 1, no. 3, pp. 311-
320, 1997. 
[22]. D. T. Nguyen, Methods of scientific 
research in business - Designing and 
Application. Labour Publishing House, Ha 
Noi, 2013. 
Trịnh Công Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 66 - 73 
 Email: jst@tnu.edu.vn 73 
[23]. C. Syverson, “Market Structure and 
Productivity: A Concrete Example,” Journal 
of Political Economy, vol. 112, no. 6, pp. 
1181-1222, 2004. 
[24]. K. Schmidt, “Managerial Incentives and 
Product Market Competition,” Review of 
Economic Studies, vol. 64, no. 2, pp. 191-
213, 1997. 
[25]. N. Bloom, R. Sadun, and J. V. Reenen, 
“Does Product Market Competition Lead 
Firms to Decentralize?,” American Economic 
Review: Papers & Proceedings, vol. 100w, 
no. 2, pp. 434-438, 2010. 
[26]. N. Bloom, H. Schweiger, and J. V. 
Reenen, “The land that lean 
manufacturing forgot? Management practices 
in transition countries,” Economics of 
Transition, vol. 20, no. 4, pp. 593-635, 2012. 
[27]. J. V. Reenen, “Does competition raise 
productivity through improving management 
quality?,” International Journal of Industrial 
Organization, vol. 29, no. 3, pp. 1-35, 2011. 
[28]. N. Bloom, S. Raffaella, and J. V. Reenen, 
“Do private equity owned firms have better 
management practices?,” American Economic 
Review: Papers & Proceedings, vol. 105, no. 
5, pp. 442-446, 2015. 
[29]. V. M. Bennett, M. Lawrence, and R. 
Sadun, “Are Founder CEOs Good 
Managers?,” In Proc. Measuring Entrepreneurial 
Businesses: Current Knowledge and 
Challenges, 2017, pp. 153-186. 
[30]. F. Heyman, J. P. Norbäck, and R. 
Hammarberg, “Foreign Direct Investment, 
Source Country Heterogeneity and 
Management Practices,” Research Institute of 
Industrial Economics working paper, vol. 
1041, pp. 1-58, 2014. 
[31]. N. Bloom, R. Sadun, J. V. Reenen, R. 
Lemos, and D. Scur, “The New Empirical 
Economics of Management,” Journal of the 
European Economic Association, vol. 12, no. 
4, pp. 835-876, 2014. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_thuc_hanh_quan_ly_va_ung_dung_o_viet_nam.pdf