Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần: Nghiên cứu đa khía cạnh
TÓM TẮT
Mục tiêu của bài viết là khám phá các
khía cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội
(TNXH) của các Ngân hàng thương mại cổ
phẩn (NHTMCP) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích nội dung trong
báo cáo thường niên của các ngân hàng từ
năm 2011 đến nay nhằm đo lường các thông
tin định tính bằng phương pháp định lượng
để xác định tỷ trọng của từng khía cạnh. Kết
quả cho thấy các NHTMCP quan tâm đến
khía cạnh trách nhiệm với cổ đông, nhân
viên, khách hàng. Các hoạt động TNXH liên
quan đến khía cạnh cộng đồng và môi trường
được công bố ra bên ngoài có sự khác biệt ở
từng nhóm ngân hàng và khác biệt theo thời
gian. Bài viết cũng phát hiện ra rằng các
NHTMCP trong thời gian qua đã tập trung
nhiều nguồn lực cho việc thực hiện TNXH
ở khía cạnh kinh tế, cộng đồng, môi trường,
nhằm góp phần phát triển bền vững và giữ
vai trò tiên phong của doanh nghiệp thực
hiện tốt an sinh xã hội
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần: Nghiên cứu đa khía cạnh
83 Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ... TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết là khám phá các khía cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội (TNXH) của các Ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung trong báo cáo thường niên của các ngân hàng từ nĕm 2011 đến nay nhằm đo lường các thông tin định tính bằng phương pháp định lượng để xác định tỷ trọng của từng khía cạnh. Kết quả cho thấy các NHTMCP quan tâm đến khía cạnh trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng. Các hoạt động TNXH liên quan đến khía cạnh cộng đồng và môi trường được công bố ra bên ngoài có sự khác biệt ở từng nhóm ngân hàng và khác biệt theo thời gian. Bài viết cũng phát hiện ra rằng các NHTMCP trong thời gian qua đã tập trung nhiều nguồn lực cho việc thực hiện TNXH ở khía cạnh kinh tế, cộng đồng, môi trường, nhằm góp phần phát triển bền vững và giữ vai trò tiên phong của doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội. Từ khóa: ngân hàng, phân tích nội dung, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN: NGHIÊN CỨU ĐA KHÍA CẠNH Lê Phước Hương*, Lưu Tiến Thuận** CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY OF JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS: A STUDY OF SOME DIMENSIONS ABSTRACT The purpose of this paper is to explore some dimensions of corporate social responsibility (CSR) at Joint Stock Commercial Banks in Vietnam. Exploring the importance of CSR is based on the content analysis of annual reports from 2011. A content analysis approach has been applied and supported by the quantitative measures to identify the weightage of every dimension. The indings show that the banks paid much attention to shareholders, employees and customers. The banks continued to provide supports for the community and environmental dimension and amounted to outside stakeholders, however there were the difference between some bank’s groups. Results reveal that banks had spent more and more resources for CSR’s activities to foster the economic growth, the community development and environmental * ThS. GV. Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Cần Thơ Email: lphuong@ctu.edu.vn ; Số điện thoại: 0945.142.142 ** TS. GV. Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Cần Thơ Email: ltthuan@ctu.edu.vn ; Số điện thoại: 0918.867.787 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. GIỚI THIỆU Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) được Bowen (1953) đưa ra bàn luận trong quyển “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” đã nhanh chóng trở thành chủ đề được tranh luận ở nhiều khía cạnh khác nhau bởi các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và toàn xã hội. Chủ đề này được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu, nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất. Theo thời gian nền kinh tế phát triển kéo theo lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển, các nghiên cứu về TNXH chuyển dịch sang các nước đang phát triển và lĩnh vực dịch vụ. Chủ đề TNXH ngày càng được quan tâm, dẫn đến gia tĕng phạm vi nghiên cứu các hoạt động liên quan đến TNXH cũng như hiệu quả của nó đối với từng doanh nghiệp thực thi các chương trình TNXH (Chomvilailuk và Butcher, 2010). Nĕm 1998, Esrock và Leichty phát hiện có 80% số công ty trong danh sách Forture 500 đề cập đến chủ đề TNXH trên website công ty. 5 nĕm sau, Kotler và Lee (2005) báo cáo có 90% số công ty trong danh sách Forture 500 thực thi các chương trình TNXH. Do đó, TNXH đã và đang là xu thế mà tất cả các doanh nghiệp phải chú ý trong đó bao gồm cả các ngân hàng (NH). Ở Việt Nam, việc thực hiện TNXH thường được xem là hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì mục đích nhân đạo và từ thiện (Nguyễn Đình Tài, 2010). Trong khi đó, TNXH ngoài khía cạnh từ thiện, còn có các khía cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức được thực hiện để đáp ứng những kỳ vọng của các bên liên quan (Carroll, 1991). Các hoạt động TNXH phù hợp sẽ có tác động tích cực thúc đẩy các NH hoạt động hiệu quả và tạo tiền đề cho tĕng trưởng và phát triển kinh tế. Ngược lại, không chỉ bất lợi cho các NH nói chung mà các bên liên quan cũng gặp nhiều bất lợi khi các hoạt động TNXH không được thực thi hiệu quả. Trên thế giới đã xảy ra nhiều đợt khủng hoảng ngành tài chính, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, gần nhất là nĕm 2007-2009 xuất phát từ NH Lehman Brothers (Mỹ). Tại Việt Nam, ngành NH sau giai đoạn tĕng trưởng rất mạnh từ nĕm 2007-2011, đã gặp nhiều khó khĕn, thách thức sau đó. Với bối cảnh tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015 và thực trạng ngành NH hiện nay, việc thực hiện nghiên cứu: “Trách nhiệm xã hội của các ngân hàng thương mại cổ phần: nghiên cứu đa khía cạnh” là hết sức cần thiết. Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích các khía cạnh liên quan đến TNXH của các NHTMCP. Từ đó, đưa ra một số đánh giá và tổng hợp kinh nghiệm trong việc thực hiện TNXH. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TNXH trở thành chủ đề nghiên cứu mới vài thập kỷ gần đây và có rất nhiều lý luận xung quanh chủ đề này. Các định nghĩa đều thể hiện rằng TNXH đáp ứng các kỳ vọng của xã hội khi hoạch định các chiến lược quản lý. Như vậy, TNXH là một khái niệm rộng và được diễn tả theo quan điểm của từng nhà nghiên cứu, phụ thuộc vào bối cảnh nghiên cứu (Dahlsrud, 2008). Hiện tại chưa có một vĕn bản pháp quy nào quy định về TNXH trong lĩnh vực NH. Do đó các hoạt động liên quan đến TNXH mà các NHTMCP thực hiện trong thời gian qua đều dựa trên cơ sở tự nguyện. Các hoạt động này thường hướng vào các vấn đề nổi cộm, được sự quan tâm của xã hội như tình hình biển đảo, giáo protection for sustainable growth. The banks try to play the best role of social security. Keywords: bank, corporate social responsible, content analysis, community responsibility 85 Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ... dục, y tế, an sinh xã hội, các đối tượng chính sách.Tuy nhiên khi thực hiện hoạt động này, các NHTMCP thường xuyên kết nối với nhân viên, khách hàng và cộng đồng dân cư và trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của mình. Dữ liệu bài viết chủ yếu thu thập từ các báo cáo thường niên của các NHTMCP được kiểm toán độc lập xác nhận tính trung thực và hợp lý của dữ liệu; và các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước. Danh sách các NHTMCP theo công bố của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Giai đoạn 2011–2015 các NH thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Theo Quyết định 254/ QĐ-TTg ngày 01/03/2012). Do đó, bài viết tập trung nghiên cứu các NHTMCP từ nĕm 2011. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nội dung từ các báo cáo thường niên của các NH. Theo Hsieh và Shannon (2005), phân tích nội dung là một phương pháp nghiên cứu dùng để giải thích nội dung dữ liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp mã và xác định chủ đề hay mô thức. Đây vừa là phương pháp định tính vừa là phương pháp định lượng dựa trên thông tin định tính (Gephart, 2004). Cách phân tích dữ liệu định lượng trong phương pháp phân tích nội dung được thực hiện bằng cách tính tần suất xuất hiện của một từ, cụm từ, chủ đề nào đó trong dữ liệu. Phương pháp này được Abbott và Monsen (1979) ứng dụng như một kỹ thuật thu thập thông tin định lượng và thông tin vĕn bản để xây dựng các mô hình định lượng với các mức độ phức tạp khác nhau. Nói cách khác phân tích nội dung nén các vĕn bản theo nội dung dựa trên nguyên tắc mã hóa thích hợp, rõ ràng (Stemler, 2001) sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi một công cụ mã hóa thích hợp để thông tin được chuyển tải chính xác (Milne và Adler, 1999). Để đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng phương pháp này, bài biết kế thừa thủ tục mã hóa dữ liệu cho các khía cạnh của TNXH đã được nghiên cứu trước đây. Theo Bravo et al. (2012), Castelo, Lima (2006), Maignan và Ralston (2002), TNXH được chia theo các khía cạnh trách nhiệm đối với khách hàng, cộng đồng, nhân viên, cổ đông và môi trường. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua lịch sử gần 70 nĕm với nhiều chặng đường, đã không ngừng phát triển về quy mô như vốn điều lệ, mạng lưới chi nhánh, đội ngũ nhân viên, chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Ngành NH được đánh dấu từ sự ra đời của NHNN vào ngày 06/05/1951. Số lượng của các loại hình thuộc hệ thống NHTM Việt Nam được trình bày trong bảng 1: Bảng 1: Số lượng Ngân hàng giai đoạn 1991 - 2016 Loại hình ngân hàng Nĕm 1991 1995 1999 2005 2010 2012 2013 2014 2015 2016 NH thương mại nhà nước 4 4 5 5 5 5 5 5 7 4 NH thương mại cổ phần 4 48 48 37 37 34 33 33 28 31 Chi nhánh NH nước ngoài 0 18 26 29 48 49 53 47 50 51 NH liên doanh 1 4 4 5 5 4 4 4 3 2 NHTM 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 5 5 5 5 5 6 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3.2. Khía cạnh khách hàng Tất cả NHTMCP đều tổ chức theo mô hình kinh doanh NH hiện đại và hướng đến khách hàng. Khách hàng của NH chia ra làm 2 loại: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. 68% các NHTMCP có phát hành BCTN đều quan tâm đến khía cạnh khách hàng, mô hình tổ chức hướng tới khách hàng. Phần lớn NH thực hiện phân khúc các khách hàng để nâng cao hơn nữa các tiện ích. Mặc dù có 17 NH có tiến hành các hoạt động chĕm sóc khách hàng, nhưng chỉ có 4 NH tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của KH (Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Sacombank). Thuật ngữ khách hàng xuất hiện thường xuyên trong giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh và sứ mệnh. MBbank có khối lượng khách hàng tĕng mạnh. Nĕm 2015, chỉ số hài lòng của khách hàng MB nằm trong nhóm đầu thị trường theo đánh giá của Neilsen. Trong đó, yếu tố con người, sự tận tâm và chuyên nghiệp được khách hàng đánh giá cao. Sau khi sát nhập, SCB có số lượng khách hàng tĕng liên tục ở mức cao từ nĕm 2012-2016. Như vậy số lượng khách hàng tĕng trưởng là cơ sở quan trọng để các NH theo đuổi chiến lược bán lẻ. Nĕm 2015, Vietcombank đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát mức độ hài lòng, đã phát triển thêm 18.500 khách hàng cá nhân. Việc tĕng số lượng khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của Hình 1: Các khía cạnh của TNXH Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của các NH nĕm 2016 Trong số 31 NHTMCP có đến 8 NH chưa công bố báo cáo thường niên tính đến thời điểm tháng 8 nĕm 2017, chiếm 26%. Các NH công bố báo cáo thường niên thì có 15 NH trình bày tách biệt mục TNXH. Chỉ có báo cáo của BIDV và Sacombank tuân thủ tiêu chuẩn GRI phiên bản G4, còn lại các NH khác thường chỉ dành từ 1-5 trang trong BCTN trình bày cáo nội dung về TNXH. Các khía cạnh của TNXH được tóm tắt theo bảng sau: 87 Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ... các NHTM, cùng lúc với đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Khách hàng cảm nhận như thế nào đối với các hoạt động kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp đều rất quan trọng. Theo Perez và Bosque (2015), thật sự cần thiết để nghiên cứu mối liên hệ giữa cảm nhận khách hàng và các hoạt động TNXH, mặc dù biết rằng mối quan hệ này là không rõ ràng. Trong lãnh vực NH, thực hiện trách nhiệm với khách hàng có nghĩa là NH đảm bảo được lợi ích và an toàn cho khách hàng. Theo bảng 1, NH thực hiện việc cung cấp thông tin trung thực và chính xác về các sản phẩm dịch vụ chiếm 90%. Các NH tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ hướng tới từng phân khúc khách hàng, phù hợp với đặc thù từng vùng miền; đa dạng kênh phân phối sản phẩm, giao tiếp với khách hàng (86%). Số lượng giao dịch qua các kênh phi truyền thống tĕng mạnh qua các nĕm; Nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tổng đài miễn phí của các trung tâm chĕm sóc khách hàng, thực hiện khảo sát sự hài lòng, nhu cầu của khách hàng; Phát triển hoạt động Marketing, truyền thông mạng xã hội. Hoạt động này được các NH ngày càng chú trọng, đầu tư có chiều sâu. Nĕm 2015, với 4 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ NH điện tử, BIDV chính thức vận hành Trung tâm mạng xã hội SMCC đầu tiên trong hoạt động của NH Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả chĕm sóc, tư vấn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Trung tâm SMCC đã tiếp nhận 6189 trường hợp khách hàng cần hỗ trợ và hỗ trợ thành công 100%. Nĕm 2016, có trên 22000 khách hàng được SMCC hỗ trợ thành công. 3.3. Khía cạnh nhân viên Nguồn nhân lực là tài sản quý báu của NH và đã phát triển về chiều rộng khá nhanh trong thời gian qua. Thống kê của NHNN cho thấy quy mô nhân lực đã tĕng từ 67.558 người nĕm 2000 lên 180.000 người nĕm 2012. Trong giai đoạn tái cơ cấu, nguồn nhân lực ngành NH biến động theo xu hướng giảm số lượng, tĕng chất lượng (Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Vĕn Thọ, 2014). Việc tái cơ cấu, sáp nhập NH nhằm làm cho hệ thống tài chính vững mạnh hơn, nhưng cũng dẫn tới những biến động trong bộ máy nhân sự. Ở những lĩnh vực chuyên sâu hiện nay rất khó tìm được ứng viên phù hợp, một số NH phải thuê chuyên gia nước ngoài như: chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế. Nhìn chung, số lượng nhân viên có tĕng nhưng không đáng kể ngoại trừ Sacombank tĕng vọt ở nĕm 2015 do sáp nhập với NH Phương Nam, BIDV tĕng do sáp nhập với MHB. Thu nhập bình quân theo tháng qua các nĕm của nhân viên ngành NH luôn đứng ở mức cao. NH Công Thương được ghi nhận là có thu nhập bình quân cao nhất qua các nĕm, ngoại trừ nĕm 2015, 2016. NH ngoại thương có mức tĕng thu nhập bình quân đột biến từ 18,84 (nĕm 2011) lên 26,52 triệu đồng/tháng (nĕm 2016). Với mức tĕng này, Vietcombank cũng được Anphabe đánh giá là 1 trong 3 công ty dẫn đầu về phúc lợi cho nhân viên nĕm 2015. Vietcombank đạt danh hiệu Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (2013- 2015) do Anphabe và Nielsen trao giải. Từ nĕm 2013, ACB đã quản lý thành tích nhân viên theo phương pháp thẻ điểm cân bằng nhằm đảm bảo một quy trình lương thưởng công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong nội bộ. MB là một trong số ít NH áp dụng thành công mô hình quản trị thành tích theo thông lệ quốc tế sử dụng KPI 11. Thời gian qua, cùng với những khó khĕn của nền kinh tế, đã cho thấy một làn sóng biến động nhân sự 1 KPI - Key Performance Indicators (Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc). 88 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trong lãnh vực NH từ lãnh đạo cao cấp đến nhân viên tác nghiệp. Do yêu cầu về chất lượng nhân viên, hằng nĕm các NH vẫn tổ chức tuyển dụng mới, tuy nhiên số lượng không nhiều. Chế độ lương thưởng đãi ngộ, dự phòng rủi ro, quản trị rủi ro con người, chính sách bảo vệ sức khỏe, hoạt động bình đẳng giới được đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành là tiền đề cho việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành và tạo sự gắn kết giữa nhân viên với NH tốt hơn (Lee et al., 2012). Trách nhiệm với người lao động được công bố trên BCTN (bảng 1) thông qua các tiêu chí như khuyến khích sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động cộng đồng (61%); tổ chức các hoạt động phúc lợi cho nhân viên (65%); chĕm lo sức khỏe-đời sống ... ến nĕm 2012 và 2013 vẫn duy trì mục “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” mô tả các hoạt động hướng tới cộng đồng trong nĕm, nhưng ngân sách dành cho hoạt động này không được công bố. Đến nĕm 2014 và 2015 mục cộng đồng không đề cập trong BCTN. Ngược lại, ngân sách dành cho công tác từ thiện xã hội của ACB qua các nĕm từ 2011 đến 2016 được trình bày rất chi tiết, định lượng như Bảng 3. Bảng 3: Tổng hợp số liệu tài trợ an sinh xã hội của ACB giai đoạn 2011 – 2016 ĐVT: triệu đồng Nĕm Lĩnh vưc tài trợ Tổng cộng Giáo dục Y tế Đối tượng chính sách và người nghèo Xây dựng cơ sở vật chất Khác 2011 785,1 0 9.742,7 200,0 0 10.727,8 2012 12.172,7 0 5.427,4 2.000,0 2.825,3 22.425,4 2013 579,0 0 3.760,0 3.142,1 7.212,6 14.693,7 2014 6.224,0 1.210,0 2.205,0 0 581,4 10.220,4 2015 3.000,0 1.400,0 1.800,0 540,0 650,0 7.390,0 2016 1180,0 1500,0 850,0 2550,0 2270,0 8350,0 Tổng 23.940,8 4.110,0 23.785,1 8.432,1 13.539,3 73.807,3 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của ACB từ nĕm 2011-2016 Theo kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy ngân sách dành cho công tác từ thiện của ACB thay đổi liên tục qua các nĕm, cao nhất là nĕm 2012 với hơn 22 tỷ; thấp nhất là nĕm 2015 với hơn 7 tỷ. Khoản đầu tư này nhiều nhất là phục vụ cho giáo dục, đối tượng chính sách và người nghèo, chiếm 32%; thấp nhất là lĩnh vực y tế, chiếm 5,6% ngân sách dành cho hoạt động an sinh xã hội. Mặc dù được đánh giá là ngành đi đầu trong công tác phát triển cộng đồng, nhưng ngân sách dành cho hoạt động này của NH vẫn chưa thật sự ổn định. Trong các NH khảo sát chỉ có ACB là công bố ngân sách dành cho các chương trình, hoạt động vì cộng đồng đầy đủ, rõ ràng, liên tục trong nĕm nĕm từ 2011 đến 2016. Các NH trong top đầu như BIDV, Vietinbank, Vietcombank vẫn có một hoặc 2 nĕm không công bố rõ ràng ngân sách này trên BCTN; tuy nhiên đã có cải tiến đáng kể trong việc công bố thông tin liên quan đến phát triển cộng đồng. Các NH còn lại công bố thông tin về khía cạnh cộng đồng có nhiều hạn chế. 91 Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ... 3.5. Khía cạnh cổ đông và khía cạnh môi trường Khía cạnh cổ đông đối với các NHTMCP được coi như một nội dung bắt buộc phải công bố. 100% NH trình bày trách nhiệm với cổ đông thông qua việc đảm bảo lợi ích cao nhất, được cung cấp thông tin và tham gia một cách gián tiếp vào công tác điều hành. Khía cạnh môi trường được thể hiện thông qua việc tuân thủ các quy đinh về môi trường như chỉ thị số 30/CT-TTg, thực hiện các biện pháp tiết kiệm, xây dựng môi trường làm việc khoa học, hiệu quả, thúc đẩy tĕng trưởng tín dụng xanh hoặc tham gia tài trợ, hỗ trợ các dự án về môi trường. Đóng góp cải thiện môi trường thông qua tuân thủ các quy định về môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, đồng hành với các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường. Theo hình 1 cho thấy khía cạnh môi trường được công bố chiếm 32%- đây là chỉ tiêu hạn chế nhất trong các khía cạnh. Chỉ BIDV, SHB và An Bình có đề cập đến nội dung tiết kiệm nĕng lượng; Vietcombank và Sacombank quan tâm đến việc tái chế và 10 NHTMCP đề cập đến bảo vệ môi trường trong BCTN. Dưới sự chỉ đạo của NHNN thông qua Chỉ thị 03/CT-NHNN nĕm 2015 về việc thúc đẩy tĕng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Một số NH đã triển khai chỉ thị này trong đó có Vietinbank, Sacombank, Techcombank, Vietcombank. Để thực hiện chỉ thị 03, các NH phải đầu tư hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, xây dựng chuyên môn, nĕng lực cho nhân viên trong lĩnh vực tín dụng xanh, dẫn tới chi phí phát sinh không nhỏ; tuy nhiên một số NH vẫn công bố trên BCTN là đã không tài trợ cho các dự án vi phạm luật bảo vệ môi trường. 3.6. Thảo luận Scholtens (2009) cho rằng khái niệm TNXH được hiểu và thực thi đầy đủ nhất trong ngành dịch vụ tài chính do loại doanh nghiệp này có tác động lớn đến xã hội. Các NH đang tĕng cường các khoản chi tiêu cho TNXH (Truscott et al., 2009) nhằm tự thể hiện là một NH có trách nhiệm (Decker, 2004). Nhận định này phù hợp với thực trạng Việt Nam, các khoản chi tiêu cho các hoạt động TNXH chủ yếu hướng tới cộng đồng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu hiệu quả hơn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Thêm vào đó, NH cũng là tổ chức dễ bị tổn thương nhất từ các phản ứng tiêu cực của các bên liên quan (Thompson và Cowton, 2004) như các vụ bê bối trong thời gian qua ở lĩnh vực NH, tạo nên xu hướng giảm các chỉ tiêu lợi nhuận. Từ thực trạng một số điển hình hoạt động trách nhiệm xã hội trong thời gian quan, cho thấy tầm quan trọng của việc gìn giữ và nâng cao danh tiếng của từng thương hiệu NH. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy Tắc ứng xử (Code of Conduct) có tính chất chuẩn mực và áp dụng rộng rãi với các bên liên quan (Nguyễn Đình Tài, 2010). Tuy nhiên các NH chưa xây dựng được Bộ Quy Tắc ứng xử ngoại trừ BIDV, VPbank. Liên quan đến trách nhiệm đối với nhân viên, các NHTMCP nhận thức được tầm quan trọng của TNXH, nên đã chú tâm hơn đến các phong trào nội bộ thông qua hàng loạt các hoạt động thiện quyện, chương trình từ thiện có sự tham gia của đông đảo cán bộ công nhân viên. Với ưu thế là nguồn nhân lực có trình độ cao, các hoạt động, phong trào hướng tới cộng đồng, hướng tới phát triển xanh đã góp phần cũng cố niềm tin trong nhân viên. Theo Lại Vĕn Tài và ctv (2013) các doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và truyền 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thông các hoạt động về TNXH, và nhân viên là đối tượng quan trọng trong việc thực thi và truyền thông TNXH. Liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương, các NH theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững nên rất chú trọng đến các chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội tại địa phượng, các NH mong muốn cộng đồng ghi nhận thương hiệu và từ đó nâng cao giá trị thương hiệu. Tuy nhiên NH thường tham gia các hoạt động từ thiện do các tổ chức có uy tín phát động. Kinh phí cho các hoạt động này được trích từ nhiều nguồn khác nhau, được quy thành tiền, ngày công, giờ lao động Quy mô hoạt động của các chương trình này biến động thất thường qua các nĕm, nội dung TNXH còn rất hạn chế và chủ yếu đưa tin về các hoạt động liên quan đến trách nhiệm từ thiện, đạo đức. Qua các hoạt động liên quan đến an sinh xã hội, hướng tới công động được các NHTMCP liệt kê trong BCTN qua các nĕm cho thấy NH đã có những quan tâm thích đáng đối với cộng đồng và sẽ tiếp tục công bố ra bên ngoài các báo cáo phát triển bền vững. Dựa vào mô hình kim tự tháp của Carroll (1991), các hoạt động an sinh xã hội này tương ứng với trách nhiệm đạo đức và từ thiện. Do đó trách nhiệm kinh tế và pháp lý không được các NHTMCP coi là hoạt động TNXH (Hoàng Hải Yến, 2016). Theo Judins (2014) công chúng thường chú ý đến các hoạt động từ thiện, quyên góp, tài trợ của các NH. Tuy nhiên các nghiên cứu về hoạt động TNXH của NH còn giới hạn (Carnevale et al., 2012) và không đủ khung lý thuyết để đo lường các hoạt động TNXH, nhận xét của các bên liên quan và thấu hiểu các hoạt động này (Scholtens, 2009). Cạnh tranh gay gắt nên NH tận dụng các hoạt động TNXH như một cách để tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh (Fatma et al, 2014). Mặc dù ngành NH được đánh giá là ngành đi đầu trong công tác an sinh xã hội, nhưng hoạt động này còn xuất phát từ sự chỉ đạo của NHNN và thường thông qua các chương trình từ thiện, an sinh xã hội để nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của thương hiệu. Qua phân tích đánh giá thực trạng một số điển hình về các hoạt động liên quan đến TNXH cho thấy sự chênh lệch khá rõ ràng giữa các NH, giữa các nĕm về khía cạnh ngân sách cho các hoạt động TNXH. 4. KẾT LUẬN Các NHTMCP đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là ngành đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy đánh giá thực trạng hoạt động TNXH và đề xuất các giải pháp nhằm tĕng cường làm lành mạnh hóa hệ thống NHTM, tiến tới phát triển bền vững là hết sức quan trọng. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn được các NH coi trọng, thực hiện bởi từng nhân viên để có được những thành công dựa trên các hành vi có đạo đức, phù hợp với chuẩn mực chung. Các hoạt động TNXH hướng tới khách hàng, nhân viên, cộng đồng, môi trường và cổ đông đánh giá cao với những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tĕng trưởng kinh tế. Qua thực trạng các hoạt động TNXH của các NHTMCP cho thấy việc thực hiện TNXH vẫn được xem như hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì mục đích nhân đạo và từ thiện (Nguyến Đình Tài, 2010). Thuật ngữ TNXH và phát triển bền vững đang được nhắc tới với tần suất dày hơn trong những nĕm gần đây. TNXH dần trở thành một bộ chỉ số thiết yếu để đo lường hoạt động của một doanh nghiệp (Perez et al., 2013). Quan điểm lạc hậu trước đây cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao 93 Trách nhiệm xã hội của ngân hàng ... động. Doanh nghiệp đã đóng thuế cho chính phủ, nên chính phủ sẽ phải có trách nhiệm với xã hội. Những nĕm gần đây, ngày càng nhiều người quản lý nhận thức rằng doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực trong xã hội, trong quá trình hoạt động có thể gây tổn hại cho môi trường tự nhiên. Vì vậy chỉ đóng thuế là chưa đủ, NH phải có trách nhiệm đối với cổ đông, khách hàng, môi trường, cộng đồng và người lao động. Thực trạng các điển hình hoạt động TNXH của các NHTMCP thời gian qua cho thấy các thành công bước đầu trong việc giữ chân khách hàng cũ và tạo dựng lòng tin cho cộng đồng thông qua các chương trình hoạt động cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Abbott, W.F. and Monsen, R.J. (1979). On the measurement of corporate social responsibility: self reported disclosure as a method of measuring corporate social involvement. Academy of Management Journal. 22(3), 501-515. [2]. Bowen, H., (1953). Social Responsibilities of the Businessman. Harper. [3]. Bravo, R., Matute, J. and Pina, J. (2012). Corporate social responsibility as a vehicle to reveal the corporate identity: a study focused on the Websites of Spanish inancial entities. Journal of Business ethics. 107(2), 129-146. [4]. Carnevale, C., Mazzuca, M., & Venturini, S., (2012). Corporate social reporting in European banks: The effects on a irm’s market value. Corporate Social Responsibility and Environmental Management. 19(3), 159-177. [5]. Carroll, A. B., (1991). The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business horizons. 34(4), 39-48. [6]. Castelo, M. & Lima, L. (2006). Communication of corporate social responsibility by Portuguese banks: a legitimacy theory perspective. Corporate Communications. 11(3), 232-248. [7]. Chomvilailuk, R., & Butcher, K., (2010). Enhancing brand preference through corporate social responsibility initiatives in the Thai banking sector. Asia Paciic Journal of Marketing and Logistics. 22(3), 397-418. [8]. Dahlsrud, A., (2008). How corporate social responsibility is deined: an analysis of 37 deinitions. Corporate social responsibility and environmental management.15(1), 1-13. [9]. Decker, S.O., (2004). Corporate social responsibility and structural change in inancial services. Managerial Auditing Journal. 19(6), 712-728. [10]. Esrock, S. L., & Leichty, G. B., (1998). Social responsibility and corporate web pages: Self-presentation or agenda-setting? Public relations review. 24(3), 305-319. [11]. Fatma, M., Rahman, Z., & Khan, I., (2014). Multi-item stakeholder based scale to measure CSR in the banking industry. International Strategic Management Review. 2(1), 9-20. [12]. Gephart, P.R. (2004). From the editors: qualitative research and the academy of management. Journal Academy of Management Journal. 47(4), 454-462. [13]. Hoàng Hải Yến, (2016). Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng – Thực trạng và một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng. Số 10/2016. [14]. Hsieh, H. F., & Shannon, S. E. (2005). Three approaches to qualitative content analysis. Qualitative health research, 15(9), 1277-1288. [15]. Judins, A., (2014). The Impact of Nationalisation on CSR Policy in Citadele 94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bank and CR Study of the Latvian Retail Banking Sector. Chinese Business Review, 13(1). [16]. Kotler, P. và Lee, N., (2005). Corporate Social Responsibility: Doing the Most Good for Your Company and Your Cause. Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. [17]. Lại Vĕn Tài, Lê Thị Thanh Xuân và Trương Thị Lan Anh., (2013). Áp dụng mô hình của Carroll (1991) để khảo sát nhận thức của người lao động về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển KH&CN, Q2(16), 67-77. [18]. Lee, E. M., Park, S. Y., Rapert, M. I., & Newman, C. L., (2012). Does perceived consumer it matter in corporate social responsibility issues? Journal of Business Research. 65(11), 1558-1564. [19]. Maignan, I., & Ralston, D. A. (2002). Corporate social responsibility in Europe and the US: Insights from businesses’ self- presentations. Journal of International Business Studies, 33(3), 497-514. [20]. Milne, M.J. & Adler, R.W. (1999). Exploring the reliability of social and environmental disclosures content analysis. Accounting, Auditing & Accountability Journal. 12(2), 237-256. [21]. Nguyễn Đình Tài, (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra hôm nay. Kinh tế và Dự báo. [22]. Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Vĕn Thọ, (2014). Biến động nhân lực ngành ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng Sản. [23]. Pérez, A., Martínez, P., Del Bosque, I. R., (2013). The development of a stakeholder- based scale for measuring corporate social responsibility in the banking industry. Service Business. 7(3), 459-481. [24]. Pérez, A., và del Bosque, I. R., (2015). Customer values and CSR image in the banking industry. Journal of Financial Services Marketing. 20(1), 46-61. [25]. Scholtens, B., (2009). Corporate social responsibility in the international banking industry. Journal of Business Ethics. 86(2), 159-175. [26]. Stemler, S. (2001). An overview of content analysis. Practical Assessment, Research and Evaluation. 7(17), http:// pareonline.net (cập nhật ngày 10/3/2017). [27]. Thompson, P., và Cowton, C., (2004). Bringing the environment into bank lending: implications for environmental reporting. The British Accounting Review. 36(2), 197-218. [28]. Truscott, R. A., Bartlett, J. L., Tywoniak, S. A., (2009). The reputation of the corporate social responsibility industry in Australia. Australasian Marketing Journal (AMJ). 17(2), 84-91.
File đính kèm:
- trach_nhiem_xa_hoi_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_nghien_c.pdf