Trận hải chiến Midway
A. Mục đích
Phân tích trận đánh trên Thái Bình Dương tại đảo san hô Midway năm
1942, trong hoàn cảnh địa chiến lược của Thế chiến thứ II xoay quanh Mỹ-
Nhật, Trục-Đồng Minh, Á-Âu. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho công việc
khai thác kinh tế biển và bảo vệ biển đảo Việt Nam.
B. Bối cảnh địa chiến lược
Nhật Bản đánh bại Nga trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) và mở
ra một kỷ nguyên đầy tự hào cho đất nước này không chỉ trên phương diện kỹ
thuật, công nghệ và canh tân đất nước. Sau thời gian này và qua Thế chiến
thứ I, Nhật đã góp mặt trên vũ đài chính trị thế giới như một cường quốc. Bất
mãn sau Thế chiến thứ I (ở phe Đồng Minh - cho rằng không được tôn trọng
bình đẳng), Nhật chọn lựa chính sách mở rộng ảnh hưởng nhằm hướng đến
thành lập khu vực Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á. Họ đã tấn công và chiếm
cứ Mãn Châu năm 1931 làm vùng đệm đối trọng với lục địa châu Âu. Đến đầu
thập niên 40, hải quân Thiên hoàng đã có sự hiện diện mạnh mẽ tại Thái Bình
Dương với sức mạnh kinh tế và quân sự, với tham vọng làm chủ châu Á và Thái
Bình Dương. Nước Nhật còn cho thấy họ có thể tiếp thu nhanh và sâu sắc nhất
từ những nền kinh tế và khoa học tiên tiến trên thế giới. Từ trước 1904, Nhật
Bản luôn là khách hàng mua tàu hàng hải của Anh Quốc và đa phần thủy thủ
đoàn cũng do Anh Quốc huấn luyện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trận hải chiến Midway
47Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 TRẬN HẢI CHIẾN MIDWAY Đạt Cơng* A. Mục đích Phân tích trận đánh trên Thái Bình Dương tại đảo san hô Midway năm 1942, trong hoàn cảnh địa chiến lược của Thế chiến thứ II xoay quanh Mỹ- Nhật, Trục-Đồng Minh, Á-Âu. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm cho công việc khai thác kinh tế biển và bảo vệ biển đảo Việt Nam. B. Bối cảnh địa chiến lược Nhật Bản đánh bại Nga trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) và mở ra một kỷ nguyên đầy tự hào cho đất nước này không chỉ trên phương diện kỹ thuật, công nghệ và canh tân đất nước. Sau thời gian này và qua Thế chiến thứ I, Nhật đã góp mặt trên vũ đài chính trị thế giới như một cường quốc. Bất mãn sau Thế chiến thứ I (ở phe Đồng Minh - cho rằng không được tôn trọng bình đẳng), Nhật chọn lựa chính sách mở rộng ảnh hưởng nhằm hướng đến thành lập khu vực Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á. Họ đã tấn công và chiếm cứ Mãn Châu năm 1931 làm vùng đệm đối trọng với lục địa châu Âu. Đến đầu thập niên 40, hải quân Thiên hoàng đã có sự hiện diện mạnh mẽ tại Thái Bình Dương với sức mạnh kinh tế và quân sự, với tham vọng làm chủ châu Á và Thái Bình Dương. Nước Nhật còn cho thấy họ có thể tiếp thu nhanh và sâu sắc nhất từ những nền kinh tế và khoa học tiên tiến trên thế giới. Từ trước 1904, Nhật Bản luôn là khách hàng mua tàu hàng hải của Anh Quốc và đa phần thủy thủ đoàn cũng do Anh Quốc huấn luyện. Nhật chú trọng đóng và cải tiến các hàng không mẫu hạm cũng như nhân lực để chuẩn bị cho một tương lai lâm trận và thủ thắng trên lục địa và hải dương châu Á và cả các vùng khác như Ấn Độ Dương và xa hơn. Vào những năm 1930, Nhật đã làm chủ 10 hàng không mẫu hạm và hàng loạt các khí tài chiến tranh khác. Trong khoảng thời gian đó, Mỹ có 6 mẫu hạm hoạt động trên các đại dương. Dù rằng từ tháng 11/1910, Hoa Kỳ đã có hàng không mẫu hạm USS Birmingham, có năng lực phóng máy bay xuất phát từ tàu. Tốc độ phát triển năng lực hải quân của Mỹ trong hai thập niên sau đó cũng ở tầm trung, dễ nhận thấy Hoa Kỳ chưa hẳn là đối thủ của Nhật về sức mạnh quân sự trên biển ở Thái Bình Dương vào những năm đầu thập niên 40. Hai cường quốc trên cùng Thái Bình Dương đều muốn những tuyến giao thương hàng hải của mình thông suốt nhất. Đối với Nhật, đó là con đường tiếp vận nguyên, nhiên liệu từ các nước Đông Nam Á, từ thế giới Âu-Mỹ. Đối với Mỹ, con đường nối Thái Bình Dương đến và đi các nơi còn có ý nghĩa quan trọng nữa đó là nguồn tiếp cận với Úc Châu - một đồng minh chiến lược và là bàn đạp để tạo ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á-Tây Thái Bình Dương và cả Trung Hoa Dân quốc. * Thành phố Hồ Chí Minh. 48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 Hình 1: Bản đồ Thế chiến II - Thái Bình Dương. Nguồn: Để bảo đảm nguồn tiếp liệu tài nguyên và nhiên liệu đến chính quốc Nhật Bản, làm chủ các con đường hàng hải huyết mạch trên Thái Bình Dương là điều Nhật phải tính đến trong chiến lược gây ảnh hưởng của mình. Theo cách tiếp cận và triển khai quân lực, Nhật đã dựng một không gian phòng thủ-tiến công và chiếm cứ các khu vực có hải cảng từ 1931 trở về sau để chuẩn bị chính thức làm chủ Thái Bình Dương. Ngày 07/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, chiếm thượng phong trong cuộc chiến Thái Bình Dương mà không tuyên bố chiến tranh. Cuộc tấn công khiến Mỹ bị thiệt hại 2.400 nhân mạng, gần 200 máy bay, 3 tuần dương hạm, 3 khu trục hạm, nhưng không phá hủy được hầm dầu và phần lớn kho tàng khí tài của Mỹ. C. Tương quan lực lượng Theo số liệu của Đại tá Iwakuro Hideo tại một cuộc hội nghị về hải quân của Nhật đầu năm 1941, tương quan lực lượng giữa Mỹ và Nhật nghiêng hẳn về Mỹ. Về năng lực sản xuất thép, tương quan là Mỹ 20/Nhật 1; than 10/1; phi cơ 5/1; nhân lực 5/1; vận tải hàng hải 2/1; dầu mỏ 100/1. Tổng năng lực chiến 49Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 tranh hai bên chênh lệch nhau là 10 lần nghiêng về phía Mỹ. Ở đây chưa nói đến khả năng cung ứng sĩ quan chuyên nghiệp của Mỹ vượt trội so với Nhật.(1) Dẫu vậy, Iwakuro Hideo và những người cùng chủ trương đánh chậm thắng chắc, đã không cưỡng lại được ý kiến của phe có quan điểm đánh nhanh thắng nhanh tại Nhật, đặc biệt là sau trận không kích Doolitte. Ngoài ra, những người theo quan điểm tốc thắng còn lấy lý do nếu không đánh nhanh trong vòng sáu tháng thì nguồn lực của Nhật không đủ để đáp ứng được cuộc chiến lâu dài. Vào thời điểm bắt đầu Thế chiến II, hải quân Thiên hoàng có thể triển khai 10 hàng không mẫu hạm, 500 chiến đấu cơ trên hạm,(2) 1.000 chiến đấu cơ trên lục địa, 10 chiến hạm và hàng loạt tuần duyên hạm, hộ tống hạm. Trong trận Midway, Nhật sử dụng 4 hàng không mẫu hạm, được mệnh danh Hạm đội Số Một,(3) 246 chiến đấu cơ, 11 thiết giáp hạm và hàng loạt các tàu chiến. Phía Mỹ sử dụng 3 hàng không mẫu hạm, phiên thành 2 Biệt đội (Task Force) hỗ trợ nhau, 234 chiến đấu cơ trên hạm và trên đất liền.(4) D. Trận Midway và sự chuẩn bị của hai bên Trước và sau trận Midway là các trận đánh lớn như Trân Châu Cảng (12/1941), không tập Doolittle (18/4/1942), trận Coral (4/5/1942), trận Midway (4-7 tháng 6/1942), trận Solomon, trận Guadalcanal, và các trận đánh không, biển, bộ và đổ bộ tiêu hao sinh lực và nhảy cóc ở các đảo trên Thái Bình Dương tiến đến kết thúc chiến tranh. Theo một số nhà phân tích, đảo Midway (ở bắc Thái Bình Dương, tây bắc quần đảo Hawaii, ở tọa độ 28013’B-177022’T) không có giá trị chiến lược quá cao trên con đường hàng hải chung. Tuy nhiên, đối với Nhật thì khác, họ muốn trong một cuộc chiến giải quyết các vấn đề về mẫu hạm và về khốâng chế trên đất liền: tìm cách đưa Mỹ vào một thế trận nhằm tiêu diệt các tàu chiến và mẫu hạm của Mỹ và kiểm soát Midway - một phi trường, một tiền đồn và một rào chắn ngăn ngang con đường trọng yếu trên biển. Song Nhật đã không bì kịp với Mỹ và các lực lượng Đồng Minh trong một số khâu chính như thông tin tình báo-mật mã và về hàng không mẫu hạm USS Yorktown (CV-5), triển khai chậm, bản thân Hạm đội Số Một liên lạc kém do chiến trường dàn trải rời rạc. Không khai thác nhanh nhạy bằng Mỹ đối với các yếu tố ngẫu nhiên, hoặc, cũng có thể nói cách khác, Nhật kém may mắn hơn trong trận Midway máu lửa - vốn cần nhiều yếu tố không chỉ vận may. Sau khi Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941 cuộc thư hùng trên Thái Bình Dương giữa Mỹ và Nhật được chính thức bắt đầu. Đến thời gian này, Nhật đã thực hiện chiến lược tàm thực hoặc đã có đủ ảnh hưởng tại các vùng như Mãn Châu, Triều Tiên, vùng duyên hải Trung Quốc, Đông Dương, Đài Loan và hàng loạt đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Những vùng lục địa có cảng biển vừa bị Nhật tiếp quản được coi như địa bàn của khu Thịnh Vượng Đại Đông Á. Đây là sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trên biển phù hợp lý thuyết của chiến lược gia Alfred Thayer Mahan. 50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 Chiến thắng Trân Châu Cảng, một mặt củng cố niềm tin của giới chủ chiến Nhật Bản, một mặt khẳng định với đồng minh Đức, Ý sức mạnh của Nhật trong cuộc chiến toàn cầu, cả về ý nghĩa chia lửa và dự phần. Dẫu vậy, ở Trân Châu Cảng, các nhà chiến lược Nhật đã không phá hủy được hàng không mẫu hạm nào của Mỹ và những kho tàng, kho dầu quan trọng. Đây được coi là một thất bại dẫn đến những hệ quả về sau trong toàn bộ cuộc chiến sống mái Mỹ - Nhật trên Thái Bình Dương - mà trận chiến Midway là bước ngoặt chính yếu. Khi người Nhật còn chưa nguôi tự hào sau trận Trân Châu Cảng, vào 18/4/1942, Mỹ đã triển khai một cuộc không kích chớp nhoáng lên đất Nhật (thường gọi là trận không kích Doolitte) - vào tận thủ đô Tokyo với 16 oanh tạc cơ B 25 xuất phát từ hàng không mẫu hạm USS Hornet (với USS Enterprise làm nhiệm vụ hộ tống). Lúc 7 giờ 38 sáng 18/4/1942, khi toán không kích cách Tokyo 668 dặm, USS Hornet bị một tàu tuần tra Nhật Bản phát hiện. Nashville - một trong các hộ tống hạm đi cùng ngay lập tức đánh chìm tàu Nhật này. Lo ngại tàu tuần tra đã có thể kịp báo tin, chỉ huy James Doolittle bàn với Đại tá Marc Mitscher, hạm trưởng Hornet, và quyết định xuất phát ngay, sớm hơn 10 tiếng đồng hồ và cách xa Nhật Bản hơn 170 dặm so với kế hoạch. Toàn bộ 16 máy bay đã hoàn thành mục tiêu oanh kích Tokyo, Yokohama, cùng Yokosuka, Nagoya, Kobe và Osaka sau đó tất cả bay về phía tây đến Bắc Trung Quốc để hạ cánh ở đích đến mong đợi là sân bay Chu Châu, do Quốc Dân Đảng Trung Hoa kiểm soát. Tuy vậy, chỉ có một chiếc chuyển hướng và đáp được lên lãnh thổ Liên Xô. Đối với nhóm còn lại, các phi công Mỹ phải nhảy dù ra khỏi máy bay đã cạn nhiên liệu và cố gắng thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của quân đội Nhật tại các địa phương Trung Quốc. Trận Doolittle đã vực dậy tinh thần quân Mỹ và Đồng Minh, đồng thời làm im tiếng các tướng lĩnh Nhật thận trọng và khiến cho hải quân Thiên hoàng gấp rút chuẩn bị cho một cuộc quyết chiến với Mỹ trên Thái Bình Dương càng nhanh chóng hơn. Hải quân Nhật phải rút bớt một số lớn lực lượng trên Ấn Độ Dương về phòng thủ Nhật Bản. Theo Giáo sư Ronald Specter: “Mọi quan điểm chống lại cuộc chiến tốc thắng trên Thái Bình Dương mà Midway là chiến trường được chọn, quân đội Nhật đã phải ngừng tức khắc. Và Isoroku Yamamoto coi cuộc không kích Doolittle như là một thất bại chí mạng của cá nhân ông” trong nỗ lực nghiên cứu sâu thêm để thúc đẩy đánh nhanh thắng nhanh. Midway, một điểm trong chuỗi đảo phòng thủ của Mỹ trên Thái Bình Dương và có thể là nơi xuất phát của những tàu sân bay, của đội ném bom nào đó (bí mật về nơi xuất kích của Enterprise và Hornet trong trận Doolittle vẫn được giữ kín) để lại tấn công nước Nhật, đã trở thành một cái gai phải nhổ! Theo đó, đội tiên phong tiến công Coral Sea của Shideyoshi Inoue phải thúc đẩy lịch trình nhanh chóng hơn nữa. Lúc này, chiến trường chính của cả hai bên vẫn chưa lộ diện. 51Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 Hình 2: Trận Coral Sea. Nguồn: Tại cuộc chạm trán ở Coral Sea ngày 4/5/1942, chưa đầy một tháng sau trận Doolittle, Nhật Bản ngỡ rằng đã đánh chìm 2 mẫu hạm Mỹ - Lexington và Yorktown; trong khi thiệt hại phía Nhật là Soho - một mẫu hạm loại nhẹ. Trong trận này, sau khi Soho bị đánh đắm, Đô đốc Shigeyoshi Inoue đã điều hai mẫu hạm Zuikaku và Shokaku đến tìm diệt Lexington và Yorktown. Những phi đội chiến đấu cơ Nhật đã phóng thủy lôi đánh chìm Lexington, tuy vậy Shokaku của Nhật cũng bị hư hại nặng nề đến mức không ra trận nổi trong cuộc chiến Midway vào tháng 6 sau đó. Lần đầu tiên hải quân Mỹ đánh chìm một tàu sân bay dù là loại nhỏ của Nhật là Soho và gia tăng sĩ khí cho quân đội Đồng Minh. Lúc này, mẫu hạm Yorktown đã cố gắng trở về đến Trân Châu Cảng và cấp tốc sửa chữa, song Nhật đinh ninh cả Lexington và Yorktown đã bị loại khỏi vòng chiến tại Coral Sea. Đô đốc hải quân Mỹ Chester Nimitz, sở hữu một đội ngũ giải mật mã xuất sắc. Chính họ đã khám phá ra bước đi tiếp theo của Nhật qua việc chọc thủng bức màn mật mã, quan trọng hơn nữa là Nhật không hay biết gì. Đại úy Jasper Holmes, Trung úy James Rochert đã phát hiện kế hoạch tiến đánh Midway và 52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 đòn nghi binh đánh Aleutians của Phó đô đốc Nhật Chuichi Nagumo. Nhật cho rằng nếu thắng tại Midway, hải quân Thiên hoàng sẽ có thể mở rộng sức hoạt động trên Thái Bình Dương, uy hiếp tuyến đường giao thông trên biển quan trọng nối Mỹ và Úc, dùng làm mồi để nhử các lực lượng quan trọng của hải quân Mỹ buộc phải động binh với Nhật ở mức độ mẫu hạm - mà Nhật tin rằng ưu thế sẽ thuộc về mình vì những yếu tố địa lý, sự quả cảm của phi công Hơn hết, Mỹ sẽ phải buộc nhận chịu chia ảnh hưởng trên Thái Bình Dương dưới sự áp đặt ý chí của Nhật. Vào 4 giờ 30, ngày 4/6/1942, lực lượng không kích Nhật xuất phát trên 4 mẫu hạm Akagi, Kaga, Hiryu, Soryu nhắm Midway cách 276 dặm thẳng tiến. Vào 5 giờ 30, toán chiến đấu cơ này bị radar ở Midway vốn đã cảnh giác, phát hiện, 6 chiến đấu cơ Wildcats và 20 chiếc Buffaloes tiếp chiến 108 phi cơ Nhật. Phía Nhật phá hủy được cột chỉ huy, một số bồn nhiên liệu, bệnh viện và khu hành chính trên đảo. Song đội hình Nhật dàn trải trên 180 dặm và thiếu tính thống nhất, linh động do liên lạc bảo mật cao, nên các cuộc tấn công không hiệu quả như tại Trân Châu Cảng. Hình 3: Trận Midway. Nguồn: Vào 6 giờ 50, mặc dù 17/26 chiến đấu cơ nghênh chiến của Mỹ bị thiệt hại nhưng phía Nhật cũng bị tiêu hao trên dưới 30 phi cơ do lưới đạn phòng không. Dẫu vậy thiệt hại của Mỹ vẫn lớn hơn. 53Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 Trung úy Joichi Tomonaga chỉ huy lực lượng tiến công của Nhật đã đề nghị Nagumo cho mẫu hạm Hiryu tiến công đợt hai. Trong khi đó Phó đô đốc Chuichi Nagumo vẫn lưỡng lự trước lưới phòng không của Midway. Cả Joichi Tomonaga đã không đánh giá nổi sự nghiêm trọng của tình hình vì lực lượng trinh sát của Mỹ đã khám phá ra tọa độ của Chuichi Nagumo và báo tình hình về cho Chester Nimitz. Giữa giai đoạn này, 15 máy bay Flying Fortress, 4 chiếc Marauder và 6 chiếc Avenger của Mỹ đã rời Midway an toàn - nhắm hướng Hiryu và Akagi trực chỉ. Cuộc ném bom 2 mẫu hạm của Nhật tuy không gây thiệt hại nhiều nhưng đã ... yu cách Akagi và Hiryu đến 6.000 yard, không thấy rõ cờ hiệu của nhau. Các máy bay hộ tống đa số không còn ở trên cao mà đã là là sát mặt nước - vị trí tối kỵ cho các cuộc bảo vệ và ngăn chặn. Hơn nữa, trên boong hiện giờ đầy những chiến đấu cơ đang tiếp nhiên liệu hay tiếp đạn. Đây chính do Chuichi Nagumo chần chừ 1 tiếng rưỡi trước đó. Tổng cộng có 93 máy bay Nhật sẵn sàng tiến công các mẫu hạm quân Mỹ. Thời gian xuất kích là 10g30 nhằm phá hủy Hornet, Enterprise và Yorktown. Vào lúc 10g20, Chuichi Nagumo ra lệnh sẵn sàng, khởi động động cơ. Vào 10g25 Chuichi Nagumo đứng ở giữa ranh giới của cuộc chiến sinh tử để trở thành nhân vật chính trong cuộc đối đầu Mỹ-Nhật, Âu-Á. Chính trong 5 phút then chốt này mọi thứ đã thay đổi! Chuichi Nagumo đã không thể trở thành một người hùng của hải quân Thiên hoàng. Có hai sự cố đã xảy ra. Sự cố thứ nhất hoàn toàn ngẫu nhiên. Một tiếng đồng hồ trước đó, các oanh tạc cơ của Yorktown đã nhận diện được toán 4 mẫu hạm của Nhật và đã gọi các máy bay tuần thám hạ cánh xuống là là mặt biển. Sự kiện thứ hai là tàu ngầm Nautilus của Mỹ đột kích vào đội hình của Hạm đội Số Một khiến một khu trục hạm của Nhật, Arashi, đã phải tách đoàn và phóng đạn về phía Nautilus. Đã quần đảo phóng pháo không trúng Nautilus, Arashi lại còn phải tăng tốc để bắt kịp với đoàn các mẫu hạm Nhật và để lại một vệt sóng dài, đập vào mắt một phi công lái máy bay bổ nhào của Enterprise vào lúc 9g55. Đội oanh tạc số 6 của Enterprise cũng như các nhóm khác cũng đã mất dấu đội quân Nhật sau khi Chuichi Nagumo chuyển hướng, nay lập tức lần theo Arashi. Ngay sau 10g20, Quine Mc Cluskey cùng phi đội bổ nhào xuống từ độ cao 14.500 feet với góc 70 độ và tốc độ 280 hải lý. Đến khoảng 500 mét, đạn pháo nhả xuống Akagi. Quả thứ nhất trúng cầu tàu, quả thứ hai trúng cạnh thang máy, quả thứ ba trúng boong tàu nơi các máy bay Nhật vẫn còn đang tiếp đạn. Quả thứ hai đã xuyên hầm tàu và kích hoạt kho ngư lôi. Akagi cáo 56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 chung! Chuichi Nagumo thẫn thờ từ chối rời Akagi và phải được binh lính lôi ra ngoài vùng lửa khói. Còn Kaga? Kaga trúng 4 quả bom; một tại cầu tàu kích nổ xe nhiên liệu gần đó, thiêu rụi mọi thứ; ba quả còn lại thiêu cháy 1 máy bay và xuyên vào hầm tàu, làm phát nổ kho bom và bồn nhiên liệu. Soryu trúng 3 quả bom vào khoảng 10g25 đến 10g28 xung quanh khu vực thang máy và hất tung 1 máy bay Zero xuống biển. Trưởng Đội đánh bom bổ nhào Maxwell Leslie ước tính chính xác khoảng cách tiếp giáp và cùng phi đội bổ nhào từ 20.000 feet xuống 14.500 feet và tấn công Soryu, mục tiêu gần nhất trong khi các oanh tạc cơ của Enterprise tiến công Akagi và Kaga. Đám cháy ở Soryu nhẹ hơn ở Kaga nhưng cũng đủ làm mẫu hạm này phải rút lui ở tốc độ 2 hải lý. Lại một ngẫu nhiên lịch sử dành cho tàu ngầm Nautilus khi Soryu chạm trán Nautilus trong trạng thái suy yếu này và lãnh trọn vẹn 3 quả ngư lôi khiến Soryu gần như vỡ làm hai mảnh và chìm hẳn xuống biển. Khoảng 11g15 đến 11g45 các máy bay Mỹ quay về các mẫu hạm, không còn phân biệt đơn vị. Có chiếc khi đáp xuống chỉ còn không đầy 8 lít nhiên liệu. Có rất nhiều máy bay đã rơi xuống biển và không ít chiếc rơi ngay trước mũi mẫu hạm. Enterprise mất 14/37 phi cơ, Yorktown mất 2/37 và 16 chiếc Wildcat tiêm kích, chủ yếu là do hết nhiên liệu và rơi xuống biển. Mẫu hạm còn lại của Nhật là Hiryu, quả cảm chiến đấu và dốc toàn lực tấn công Yorktown. Tám máy bay sống sót qua lưới phòng không và phi cơ hộ vệ của Mỹ đã phóng thành công 3 quả bom. Một quả xuyên đường băng Yorktown, một xuyên qua ống thoát khí, phát hỏa và một đánh trúng tầng thứ tư, làm cháy kho vải. Đến 12g20 Yorktown hoàn toàn tê liệt và cố gắng rút lui. Đến 13g40 đợt tấn công thứ hai của Hiryu đánh trúng 2 ngư lôi vào hệ thống điện của Yorktown khiến mẫu hạm này không còn có thể tự điều chỉnh các lỗ hổng tràn nước vào. Đúng 15g00, hạm trưởng Elliott Buckmaster ra lệnh bỏ tàu. 24 máy bay ném bom bổ nhào của Mỹ tập hợp lại trên Enterprise sau đó tiến về phía tây tiếp tục càn quét Hiryu và đoàn hộ tống. Các cuộc tấn công và va chạm diễn ra liên tục trên không, cuối cùng có 4 quả bom đánh trúng Hiryu. Một quả đánh sập bục thang máy và cắt đứt tất cả hệ thống điều khiển tự động. Lúc 18g00, Hiryu chịu đợt tấn công thứ hai từ các máy bay Mỹ phát xuất từ Midway và chìm dần xuống biển cùng hạm trưởng. Trong cơn lúng túng cuối cùng, hai tuần dương hạm Nhật, Mikuna và Mogami đâm vào nhau, cộng với ba cuộc oanh kích nữa từ không lực Mỹ khiến Mikuna chìm tại chỗ vào sáng ngày 6/6. Cuộc chiến Midway đã khép lại. Kết thúc trận Midway, Nhật thiệt hại 4 mẫu hạm, 2 tuần dương hạm, 3 khu trục hạm, 229 máy bay và 3.500 người. Phía Mỹ mất 1 mẫu hạm, 1 khu trục hạm và 307 người. Sau trận Midway, mẫu hạm Nhật và Mỹ còn tiếp tục sống mái trên Thái Bình Dương nhiều lần với trận quan trọng là Đông Solomon vào 24 và 25/8/1942. Ở trận này, người Nhật đã ý thức được sự tiêu hao của mình và lẩn 57Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 tránh va chạm nếu nhận thấy không thủ thắng. Ở một số chiến dịch, họ đã phải dùng khu trục hạm để làm tàu vận tải. Sự tiêu hao về nhân lực có kinh nghiệm của Nhật tại Midway cũng góp phần cho những thất bại về sau của họ tại Thái Bình Dương trong những năm 1943, 1944 và kết thúc bằng thất bại tháng 9/1945. E. Kết luận Điểm qua nguồn lực của Nhật Bản, như đã phân tích, cho thấy Nhật đã bước vào cuộc chiến với sự chuẩn bị kém hơn đối phương. Sau trận Midway, Nhật không kịp hồi phục nhân lực vì hàng loạt binh sĩ và tướng lĩnh thiện chiến đã tử thương. Nhiều hạm trưởng mẫu hạm, tàu chiến Nhật như Tomeo Kaku, Tamon Yamaguchi, Ryusaku Yanagimoto tuẫn tiết cùng tàu cũng là những tổn thất nhân lực không tính nổi. Lựa chọn ứng xử khi chưa tròn nhiệm vụ của binh sĩ hai bên có khác nhau. Các sĩ quan Mỹ thoát hiểm sau trận Doolittle có thể đóng góp và đào tạo trở lại cho các tân binh tại các chiến trường châu Âu, Bắc Phi. Sau Midway, lối đánh của các đội Kamikaze [Thần phong] Nhật là một ví dụ ngược lại, tổn hao nhân lực, tác hại tâm lý rất lớn và phản tác dụng đối với các lò đào tạo ở Nhật vốn đã không thể sánh bằng Mỹ và Đồng Minh trước khi lâm chiến. Khả năng giải mật mã của Mỹ và các đồng minh Anh, Hà Lan không chỉ tạo thuận lợi cho trận Midway mà còn giúp truy tìm và bắn hạ chuyến bay của Đô đốc Yamamoto vào tháng 4/1943. Ngoài ra, vì dàn trải 4 mẫu hạm cùng lực lượng hộ tống trên một địa bàn quá rộng, Nhật đã thất thế vì không tận dụng công cụ viễn thông được tốt như Mỹ từ sau trận Trân Châu Cảng. Việc giải mật mã của Nhật phụ thuộc chính yếu vào hệ thống máy móc thay vì có sự giúp sức của con người như phía Mỹ. May mắn không ngả về phía Nhật, nói khác hơn Nhật không tận dụng được yếu tố ngẫu nhiên. Sự trù trừ của Nagumo vẫn có thể thủ lợi khi gần 100 máy bay trang bị đầy đủ đã đến gần 3 mẫu hạm Mỹ. Sự mau mắn của Đô đốc Raymond Spruance đã phải trả giá khi hàng loạt máy bay Mỹ truy tìm không thấy mục tiêu hoặc thấy nhưng đã giảm năng lực tiến công vì hết nhiên liệu. Trù trừ chưa hẳn đã kém thế, và mau mắn chưa hẳn đã chiếm thượng phong. Nagumo bù đắp cho sự trù trừ bằng lệnh chuyển hướng 90 độ, khiến Mỹ bị tiêu hao hàng loạt máy bay. Nhưng nếu Spruance không được tiếp ứng bởi mẫu hạm Yorktown với Đô đốc Fletcher thì liệu Hornet và Enterprise có kháng cự nổi với Hạm đội Số Một của Nagumo? Nhật và Mỹ cùng cần một chiến trường để giải quyết thắng bại. Đó chính là Midway và tiếp theo là chuỗi đảo Nam Thái Bình Dương. Mỹ có sự chuẩn bị từ châu Úc lên phía bắc và củng cố sức mạnh mềm tại các vùng Đông Nam Á, sẵn sàng cho hàng loạt chiến dịch trong năm 1943, 44 và 45. Trong khi đó, để tìm kiếm các phi công Mỹ lẩn trốn sau trận Doolittle ở Đông Bắc Trung Quốc, người Nhật mở chiến dịch Chiết Giang-Giang Tây và giết 250 nghìn người Trung Quốc để bắt chưa đến 100 phi công Mỹ. Tại Philippines, ngày 31/3/1944, Đô đốc Mineichi Koga và Phó đô đốc Shigeru Fukudome trong các 58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 chuyến bay bị giông phải hạ cánh xuống Cebu và bị du kích Philippines bắt giữ. Người Nhật thông báo sẽ đốt hết tất cả làng mạc tại khu vực để du kích Phi phải trả chỉ huy của họ. Cán cân cuộc chiến sức mạnh mềm đã nghiêng về phía Đồng Minh. Cũng có thể rút ra một số kinh nghiệm của cuộc chiến hạm đối hạm. Tại một cự ly nhất định, xa đất liền đối với một số máy bay nhẹ và nhanh nhẹn, mẫu hạm bị đánh chìm có nghĩa cơ hội bảo toàn lực lượng cho máy bay đi kèm là cực kỳ thấp. Dĩ nhiên, máy bay chiến đấu của năm 1942 khác với máy bay của thời nay 2014 về tầm hoạt động. Ngoài ra, năng lực tổng thể của máy bay trên hạm có thể gia tăng nếu có các phi trường đồng minh lân cận. (Trong trường hợp không tập Doolittle, đó là phi trường Chu Châu, Trung Quốc). Đó cũng chính là lý do vì sao trong trận Guadalcanal, Nhật dành những nỗ lực sinh tử để bảo vệ và tái chiếm phi trường Henderson. Khi Henderson hoàn toàn thất thủ về tay Đồng Minh, Nhật đã rút lui toàn bộ khỏi Guadalcanal. Việc sử dụng căn cứ bay của Mỹ đối với sân bay Utapao, Takli, Corat trong chiến tranh Việt Nam và tranh thủ xây dựng sân bay tại Okinawa-2014, là minh chứng cho tầm quan trọng của sân bay đồng minh. Thiết nghĩ đây là kinh nghiệm cho việc tổ chức phòng thủ biển và bờ biển của Việt Nam, một đất nước có nhiều đảo và bờ biển dài có khả năng bố trí nhiều sân bay, căn cứ biển suốt hành lang các tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Máy bay, tàu ngầm, tàu chiến, những công cụ tác chiến sẽ chủ động nối dài hơn khi có các hậu phương là các căn cứ có độ an toàn và cự ly hợp lý. Vai trò tàu ngầm và căn cứ ngầm cũng đáng quan tâm. Khác với chiến trường Uboat giữa Đức và Đồng Minh ở Đại Tây Dương, tàu ngầm tại chiến cuộc Thái Bình Dương có thể kể đến chiến công của Nautilus với yếu tố ngẫu nhiên, tuy chiến lược xung trận của tàu ngầm Thái Bình Dương vẫn còn khiêm tốn trong giai đoạn 1941-1945 Mỹ và Đồng Minh đã từng mất gần như toàn bộ Thái Bình Dương, một phần Ấn Độ Dương và một phần Đại Tây Dương(5) nhưng họ đã lật ngược thế cờ. Tại Thái Bình Dương, sau trận Midway, Nhật phải rút nhiều chiến hạm và máy bay cũng như điều phối quân lực từ Ấn Độ Dương và các vùng biển Đông Nam Á về phòng thủ. Từ đó, các phong trào kháng Nhật tại Trung Quốc, Đông Nam Á trở nên mạnh mẽ và tạo điều kiện cho Đồng Minh, cho các lực lượng Mỹ, Úc, Anh trong các trận chiến từ 1942 đến 1945 - góp phần thành công cho chiến thuật nhảy cóc (hopping), tức bỏ xen kẽ các đảo sau lưng để tiến chiếm các đảo phía bắc nhằm đưa thủy quân lục chiến tiến sát Nhật Bản. Nếu trận Trân Châu Cảng làm người Mỹ phải hổ thẹn, thì trận Doolittle nâng dậy tinh thần Mỹ và Đồng Minh và là trận khổ nhục kế có nhiều tác dụng. Gạt qua một bên phe thận trọng, làm nóng đầu phe chủ chiến,(6) tước đoạt sức mạnh mềm của Nhật tại Trung Quốc, chuẩn bị cẩn trọng hơn cho Midway và các trận về sau. Trong điều kiện phải bảo vệ con đường giao thương huyết mạch tại Biển Đông, việc hiểu biết lịch sử chiến cuộc ở Thái Bình Dương là cần thiết. 59Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (108) . 2014 Cách thức các cường quốc tiến hành gây ảnh hưởng, khống chế biển, bờ, không trung và đổ bộ lên các lãnh thổ nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh tế, hàng hải, chiến lược, chiến thuật cũng có thể tham khảo. Ngoài ra, những phát kiến mới về chiến lược như phong tỏa biển-SD (Sea Denial), phong tỏa tiếp cận-AD (Area Denial), không hải chiến ASB (Air-Sea battle), và cả các cách lập vành đai giả định (vốn có từ thời Nhật với hành lang Đại Đông Á) cũng cần thiết cho công việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Đ C CHÚ THÍCH (1) John Keegan (2004), Battle at sea, Pimlico, tr. 167. (2) John Keegan, sđd, tr. 161-165. (3) Để phân biệt với Hạm đội liên hợp. (4) Chisten Jorgensen (2011), History of battles, Paragon. (5) John Keegan, sđd, tr. 178. (6) John Keegan, sđd, tr. 184. SÁCH THAM KHẢO 1. John Keegan (2004), Battle at sea, Pimlico. 2. Robert Kaplan (2013), The revenge of geography, Random House. 3. Chisten Jorgensen (2011), History of battles, Paragon. 4. Joseph Cummins (2013), History’s greatest wars, Cresline. 5. Peter Padfield (2012), Maritime dominion and the triumph of the free world. 6. Alfred Thayer Mahan (2012), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783, Phạm Nguyên Trường dịch, Nxb Tri thức. 7. Brian Lavery (2011), Hostilities only-Training the wartime Royal Navy, Conway Publising. 8. Emiko Ohnuki-Tierney (2006), Kamikaze diaries, University of Chicago Press. 9. Chisten Jorgensen (2011), History of battles, Paragon. TÓM TẮT Bài viết phân tích về trận hải chiến Midway trên Thái Bình Dương vào năm 1942 giữa Mỹ và Nhật Bản. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật trong việc tổ chức phòng thủ biển-đảo cũng như công cuộc phát triển kinh tế biển của Việt Nam. ABSTRACT THE NAVAL BATTLE OF MIDWAY The article analyzes the naval battle of Midway in the Pacific in 1942 between the U.S Navy and the Japanese Navy and from that point draws some strategic and tactical lessons in sea and island defense as well as the development of Vietnam’s sea-based economy.
File đính kèm:
- tran_hai_chien_midway.pdf