Trends of change in and the future of higher education

Abstract: Since the foundation of the first modern university in Berlin in 1809 as a

realization of Immanuel Kant’s idea, this special institution has gone through many

changes in terms of functions and operational models. The most significant trend today is

probably Uberization involving all aspects of higher education. Uberization, in our

opinion, will lead to a non-campus based higher education model and perhaps the death

of the traditional university

pdf 8 trang yennguyen 3960
Bạn đang xem tài liệu "Trends of change in and the future of higher education", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trends of change in and the future of higher education

Trends of change in and the future of higher education
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
11 
Review Article 
Trends of Change in and the Future of Higher Education 
Ngo Tu Lap* 
VNU International Francophone Institute, 
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 29 November 2018 
Revised 03 December 2018; Accepted 04 December 2018 
Abstract: Since the foundation of the first modern university in Berlin in 1809 as a 
realization of Immanuel Kant’s idea, this special institution has gone through many 
changes in terms of functions and operational models. The most significant trend today is 
probably Uberization involving all aspects of higher education. Uberization, in our 
opinion, will lead to a non-campus based higher education model and perhaps the death 
of the traditional university. 
Keywords: Higher education, Uberization, new technologies, non-campus based 
higher education. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: ngotulap@yahoo.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4196 
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
12 
Những xu hướng thay đổi và tương lai của giáo dục đại học 
Ngô Tự Lập* 
Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 29 tháng 11 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 03 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Kể từ khi ra đời năm 1809 tại Berlin như là sự hiện thức hóa ý tưởng của triết 
gia Khai sáng Immanuel Kant, trường đại học hiện đại đã có nhiều thay đổi về chức năng 
và mô hình hoạt động. Xu hướng đáng chú ý nhất hiện nay có lẽ là Uber hóa, một xu 
hướng bao trùm mọi thành tố của giáo dục đại học, từ học liệu, cơ sở vật chất, giảng viên 
đến chương trình đào tạo. Xu hướng Uber hóa, theo chúng tôi, sẽ dẫn đến mô hình đại 
học phi học đường và có thể là sự tiêu vong của trường đại học truyền thống. 
Từ khóa: Giáo dục đại học, Uber hóa, công nghệ mới, giáo dục phi-học đường. 
1. Nhập đề* 
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, trong 
những thập niên gần đây, khủng hoảng giáo dục 
đại học trở thành một đề tài tranh luận gay gắt. 
Gerald Graff, mở đầu cuốn sách đoạt Giải 
thưởng Sách Quốc Gia Beyond the Culture 
Wars: How Teaching the Conflicts Can 
Revitalize American Education (Vượt qua 
những cuộc chiến văn hoá: Giảng dạy mâu 
thuẫn có thể giúp phục hồi nền giáo dục Mỹ ra 
sao) như sau: "Nếu tin vào những gì chúng ta 
đọc gần đây, nền giáo dục đại học Mỹ đang ở 
trong tình trạng thê thảm"1 [1]. Bill Readings 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: ngotulap@yahoo.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4196 
1 "If we believe what we have been reading lately, 
American higher education is in a disastrous state". Graff, 
Gerald Beyond the Culture Wars: How Teaching the 
thậm chí còn nặng lời hơn: ông đặt cho cuốn 
chuyên khảo xuất sắc của mình về nền giáo dục 
đại học Bắc Mỹ một cái nhan đề gây sốc, The 
University in Ruins (Trường đại học trong cảnh 
đổ nát) [2]. Nhiều người lên tiếng báo động về 
trình trạng chất lượng giáo dục suy giảm, dẫn 
đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học 
không tìm được việc làm, hoặc phải làm những 
việc không đúng ngành nghề đào tạo. Trong rất 
nhiều lý do, một lý do thường được nhắc đến là 
tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa 
giáo dục. Chúng tôi cho rằng điều đó chỉ đúng 
một phần. Vấn đề việc làm, nhất là việc làm 
đúng ngành nghề, của sinh viên sau khi tốt 
nghiệp là vấn đề phức tạp và có tính thời điểm, 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một trong 
những yếu tố quan trọng nhất là nhu cầu của 
nền kinh tế. Mặt khác, thương mại hóa giáo dục 
cũng không chỉ có tác động tiêu cực. Theo 
Conflicts Can Revitalize American Education, New York: 
Norton, 1993, tr. 3. 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 13 
chúng tôi, những gì đang diễn ra là hệ quả của 
những thay đổi mang tính bản chất của giáo dục 
đại học, thể hiện trước hết ở chức năng, mô 
hình hoạt động và đối tượng của nó. 
2. Những thay đổi về chức năng: từ dạy nghề 
đến khai sáng và mỹ phẩm trí tuệ 
Như chúng ta đều biết, trường đại học hiện 
đại đầu tiên trên thế giới được Wilhelm von 
Humboldt thành lập năm 1809 tại Berlin. Kể từ 
thời điểm đó, thiết chế đặc biệt này đã có những 
thay đổi đáng kể về mặt chức năng. Theo chúng 
tôi, trường đại học hiện nay có bốn chức năng 
cơ bản. Các chức năng này xuất hiện trong và 
do những điều kiện lịch sử cụ thể. Tầm quan 
trọng của chúng cũng thay đổi theo các điều 
kiện lịch sử khác nhau. 
Chức năng đầu tiên của của đại học là dạy 
nghề, hay “đào tạo nhân lực”. Đó cũng là chức 
năng truyền thống, gắn liền với các trường đại 
học từ thời Trung cổ. 
Trong trường đại học Trung cổ phương 
Tây, như Immanuel Kant đã phân tích trong 
Xung đột giữa các khoa (The Conflict of the 
Faculties), các khoa được phân thành hai đẳng 
cấp, gồm ba Thượng khoa là Thần học, Luật 
học và Y học, một Hạ khoa, là Triết học (bao 
gồm cả các ngành khoa học xã hội và nhân 
văn). Các Thượng khoa nằm trong mối quan 
tâm của quyền lực nhà nước vì chúng dạy người 
dân tuân theo các quy tắc xã hội, nghĩa là đào 
tạo các thần dân, những người thừa hành, còn 
Hạ khoa (Khoa Triết học), ngược lại, bị coi 
thường vì nó chỉ dạy việc sử dụng lý trí một 
cách tự do [3]. 
Các trường đại học trung cổ phương Đông 
cũng có bản chất dạy nghề tương tự. Mục đích 
chủ yếu của giáo dục đại học ở Trung Hoa và 
Việt Nam, chẳng hạn, là đào tạo quan lại cho bộ 
máy cai trị - nói bằng ngôn ngữ hiện đại thì đó 
là trường “quản trị công”. Tóm lại, đại học 
trung cổ về bản chất là trường nghề. 
Chức năng Khai sáng là chức năng cốt lõi 
của đại học hiện đại mà cha đẻ tinh thần là 
Immanuel Kant. Theo Kant và các nhà tư tưởng 
đương thời, con người có một năng lực phổ 
quát gọi là lý trí mà nếu được sử dụng tự do có 
khả năng giúp con người khám phá thế giới và 
hành động đúng đắn, hợp với quy luật tự nhiên. 
Tuy nhiên, phần lớn nhân loại không có khả 
năng sử dụng lý trí một cách tự do, vì thế chỉ là 
những người vị thành niên về trí tuệ. Trong tiểu 
luận quan trọng “Khai sáng là gì”, Kant cho 
rằng chức năng chính của đại học là giúp người 
học thoát khỏi tình trạng vị thành niên về trí tuệ 
đó, để họ có thể "sử dụng tri thức của mình mà 
không cần sự chỉ dẫn của người khác." [4] 
Chức năng khai sáng của trường đại học hiện 
đại được thực hiện qua vai trò trung tâm của 
khoa Triết học (các môn khoa học xã hội và 
nhân văn). Nền tảng của trường đại học hiện đại 
chính là sự thẩm vấn không ngừng của lý trí và 
trường đại học phải là một không gian tự trị dựa 
trên tinh thần phê phán để đào tạo con người tự 
do. Ý tưởng này của Kant về trường đại học 
hiện đại được Humboldt hiện thực hóa lần đầu 
tiên tại Berlin. Như vậy, với trường đại học 
hiện đại, trọng tâm được chuyển từ chức năng 
dạy nghề sang chức năng khai sáng. 
Chức năng sản xuất là một chức năng 
tương đối mới, xuất hiện khoảng giữa thế kỷ 20 
và gắn liền với sự hình thành và lớn mạnh của 
nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế truyền 
thống, đại học có nhiệm vụ chuẩn bị cho quá 
trình sản xuất bằng cách đào tạo nhân lực. 
Trong nền kinh tế tri thức, trường đại học trở 
thành một mắt xích của quá trình sản xuất. Đối 
với các ngành sản xuất có công nghệ cao, các 
công đoạn sản xuất quan trọng nhất - nghiên 
cứu, thiết kể và thử nghiệm - đều được thực 
hiện chủ yếu trong phòng thí nghiệm của các 
trường đại học. Trường đại học sản xuất ra sản 
phẩm hoàn chỉnh, còn nhà máy chỉ có nhiệm vụ 
nhân bản mà thôi. Vì thế, trường đại học không 
chỉ tham gia vào quá trình sản xuất theo nghĩa 
thông thường, mà bản thân nó cũng trở thành 
một doanh nghiệp sản xuất và bán tri thức dưới 
nhiều hình thức: Các trường đại học có thể ký 
hợp đồng nghiên cứu như một loại dịch vụ, 
hoặc có thể chủ động đầu tư nghiên cứu rồi sau 
đó thương mại hóa kết quả. Không những thế, 
vì tri thức trở thành một thứ hàng hóa ngày 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
14 
càng quan trọng có thể mua bán, trao đổi trên 
thị trường, nhiều trường đại học phương Tây trở 
thành những tập đoàn kinh doanh giáo dục. Họ 
thành lập những bộ phận “Giáo dục quốc tế”, 
chuyên khai thác thị trường giáo dục ở các nước 
đang phát triển. Nhiều học giả trên thế giới gọi 
đó là “Chủ nghĩa thực dân học thuật.” 
Chức năng thứ tư là chức năng phát triển 
cá nhân, một chức năng nổi lên cùng với sự 
phát triển đến một trình độ tương đối cao của xã 
hội. Để hiểu chức năng này, chúng ta có thể 
hiên hệ với dịch vụ làm đẹp. Ở các xã hội có 
trình độ phát triển thấp, việc làm đẹp là xa xỉ 
đối với đại đa số người dân. Nhưng khi xã hội 
sung túc hơn, việc làm đẹp trở nên phổ biến. 
Nhiều loại mỹ phẩm mới ra đời, và không chỉ 
phụ nữ trẻ, mà cả người già, nam giới cũng có 
nhu cầu làm đẹp. Bây giờ quần áo không chỉ có 
chức năng giữ ấm mà còn có chức năng trang 
điểm cho cơ thể. Các đồ đạc, nhà cửa ngày 
càng mang nhiều chức năng thẩm mỹ ngoài các 
công dụng thông thường. Người ta còn áp dụng 
cả các thành tựu y học vào việc làm đẹp. Giải 
phẫu thẩm mỹ trở thành một trào lưu ở nhiều 
nước. Nhu cầu làm đẹp dẫn đến sự hình thành 
của cả một nền kinh tế làm đẹp. 
Nhưng nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng ở 
các khía cạnh vật chất, mà còn thể hiện ở cả 
phương diện tinh thần, đặc biệt là về mặt trí tuệ. 
Con người trong xã hội càng phát triển càng có 
nhu cầu hiểu biết, không phải để trở thành 
“nhân lực chất lượng cao”, mà nhằm tự hoàn 
thiện. Nhiều người đã có bằng cấp và việc làm 
vẫn đăng ký học các chuyên ngành khác. Ở Hàn 
Quốc, do truyền thống, nhiều phụ nữ ngừng đi 
làm sau khi lập gia đình nhưng vẫn theo học tại 
các trường đại học, và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 
phổ thông học lên đại học là 81-84%. Thật là vô 
lý khi đòi hỏi mọi sinh viên ra trường phải làm 
đúng ngành nghề đào tạo. Bởi lẽ, càng ngày 
càng có nhiều người học đại học đơn thuần chỉ 
vì sự phát triển cá nhân - chúng tôi xin gọi đó là 
một thứ “mỹ phẩm trí tuệ” (intellectual 
cosmetics). Nhu cầu về “mỹ phẩm trí tuệ” đang 
tăng lên không ngừng tại hầu hết các nước và 
đó một xu hướng tự nhiên và lành mạnh. Vì thế, 
việc đáp ứng nhu cầu ấy cũng đang trở thành 
một dịch vụ tự nhiên và lành mạnh. 
Dĩ nhiên, tất cả các trường đại học đều ít 
nhiều phải thực hiện cả bốn chức năng, nhưng 
mức độ thì khác nhau. Trong nền giáo dục đại 
học của một quốc gia như Việt Nam hiện nay, 
theo chúng tôi, cần có một số ít trường đại học 
tinh hoa, có nhiệm vụ đào tạo các trí thức, các 
nhà lãnh đạo tinh hoa, đóng vai trò tiên phong 
về trí tuệ của dân tộc. Các trường này tuyển 
sinh khắt khe và hạn chế về số lượng, nhưng 
cần được đầu tư rất tốt từ ngân sách nhà nước - 
về bản chất đó là sự đầu tư của cả dân tộc để 
đào tạo nhân tài. Có lẽ Việt Nam hiện nay chỉ 
nên có hai hoặc ba trường như vậy. Bên cạnh 
đó, Việt Nam nên có một số trường đại học 
nghiên cứu thực hành, có khả năng thực hiện 
chức năng sản xuất, gắn kết nghiên cứu với sản 
xuất. Đầu tư cho các trường này một phần đến 
từ ngân sách nhà nước, một phần khác đến từ 
các hợp đồng sản xuất. Số trường như vậy ở 
Việt Nam có lẽ chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 
25%. Các trường còn lại, tức là khoảng 75% 
đến 80%, nên tập trung vào giảng dạy và chủ 
yếu thực hiện chức năng đào tạo nhân lực và 
đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, tức là cung 
cấp dịch vụ mỹ phẩm trí tuệ. Đầu tư cho các 
trường đại học này chủ yếu đến từ thị trường. 
Người học trả học phí cho trường đại học như 
là khoản đầu tư cá nhân để nhận được dịch vụ 
đào tạo nhân lực, sau đó sẽ thu hồi khi làm việc 
trong tương lai. Một số công ty cũng có thể đầu 
tư bằng cách trả học phí cho nhân lực tương lai 
của họ. Đối với đầu tư cho các trường cung cấp 
dịch vụ mỹ phẩm trí tuệ, chúng ta nên để thị 
trường điều tiết. 
Tóm lại, giáo dục đại học có những chức 
năng khác nhau, đòi hỏi cách tiếp cận khác 
nhau. Đó là một trong những lý do chúng ta 
không chi cần phải chấp nhận mà còn phải chủ 
động kinh doanh giáo dục đại học một cách hợp 
lý. Vấn đề là phải có một khuôn khổ pháp lý 
phù hợp và hiệu quả, bởi lẽ giáo dục, cũng như 
y tế, là một lĩnh vực đặc biệt, liên quan đến con 
người. Những trường đại học tư vì lợi nhuận 
vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật doanh 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 15 
nghiệp vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật 
giáo dục đại học. 
3. Những thay đổi về mô hình hoạt động: từ 
Uber hóa đến đại học phi học đường 
3.1. Uber hóa như là một xu hướng 
Sự xuất hiện gần đây của Uber và Grab đã 
gây nên nhiều tranh cãi và phản đối, đặc biệt là 
từ phía các hãng taxi truyền thống và cả một số 
nhà quản lý. Nhưng xu hướng chia sẻ, mà 
chúng tôi gọi là “Uber hóa”, là một xu hướng 
đang trở nên ngày càng phổ biến trong tất cả 
lĩnh vực của xã hội. Giáo dục đại học dĩ nhiên 
cũng không phải là ngoại lệ. Cuộc cạnh tranh 
giữa taxi truyền thống và taxi Uber hiện nay 
thật ra đang phản ánh một cuộc đấu tranh có 
bản chất sâu xa hơn: cuộc đấu tranh giữa một 
phương thức kinh doanh cũ đang nhanh chóng 
trở thành lỗi thời với một phương thức kinh 
doanh mới thuộc về tương lai. Có thể nói rằng 
Uber hóa là một trong những biểu hiện tiêu biểu 
của nền kinh tế mới, hay cách mạng công 
nghiệp 4.0 như cách nói đang thời thượng 
hiện nay. 
Ý tưởng trung tâm của Uber và Grab là huy 
động xe hơi cá nhân tham gia vào hoạt động 
vận tải hành khách công cộng, nhờ đó tăng hiệu 
quả sử dụng của chúng: chủ xe có thêm thu 
nhập, khách hàng được giảm cước phí, thành 
phố bớt ùn tắc giao thông, môi trường đỡ bị hủy 
hoại nhờ giảm bớt khí thải. 
Thực ra ý tưởng này không mới. Từ nhiều 
thập niên trước, ở nhiều quốc gia đã có dịch vụ 
đi xe chung (tiếng Anh gọi là carpooling) - 
những người có nhu cầu sử dụng xe hơi tương 
đối giống nhau thỏa thuận đi chung xe để giảm 
chi phí mua, bảo trì và các chi phí khác liên 
quan đến xe hơi. Carpooling được nhiều chính 
phủ khuyến khích, nhưng trước kia không phổ 
biến lắm do việc kết nối hết sức phức tạp, khó 
khăn. Chính những tiến bộ vượt bậc của công 
nghệ thông tin, đặc biệt là internet, trong những 
năm gần đây đã cho phép giải quyết một cách 
hiệu quả việc tìm kiếm và kết nối giữa chủ xe 
và những người có nhu cầu sử dụng xe, biến ý 
tưởng này thành một hình thức vận tải đặc biệt 
hiệu quả. 
Nhưng taxi Uber và Grab chỉ là một ví dụ 
của xu hướng Uber hóa, mà, như chúng tôi đã 
viết ở trên, đang phát triển mạnh mẽ trong hầu 
như mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực cho thuê nhà 
ở chẳng hạn: những gia đình hoặc cá nhân có 
thừa một vài phòng trong một khoảng thời gian 
nhất định có thể thông qua một công ty dịch vụ 
kiểu Uber để cho những người có nhu cầu phù 
hợp thuê với cái giá thấp hơn so với giá khách 
sạn thông thường. Dịch vụ này giúp tăng thu 
nhập cho chủ căn hộ, tăng hiệu suất sử dụng 
của căn phòng nhưng người thuê cũng được 
hưởng lợi. 
Ý tưởng phát triển dịch vụ dùng chung cũng 
có thể áp dụng với những đồ vật hay dụng cụ 
khác. Ở Pháp, chẳng hạn, từng có một trào lưu 
mua thuyền buồm. Hàng ngàn chiếc thuyền 
buồm được mua và neo buộc tại các cảng khắp 
nước Pháp nhưng tần suất sử dụng rất thấp. 
Liệu có cần hoặc có nên mua những chiếc 
thuyền đắt tiền như vậy để chỉ sử dụng một vài 
lần mỗi năm? Rộng hơn, sự nhận thức lại về 
môi trường khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: liệu 
có cần thiết không khi chúng ta sử dụng quá 
nhiều nguyên vật liệu để sản xuất những đồ vật 
ít khi dùng đến? Điều này đúng ngay cả với 
những đồ gia dụng thông thường. Ví dụ, trước 
đây mỗi gia đình thường có một bộ dụng cụ: 
một cái máy khoan, một cái cưa, một cái máy 
bơm mà tần suất sử dụng rất thấp, có những đồ 
cả năm không hề sử dụng lần nào. Rõ ràng, sẽ 
thông minh hơn nhiều nếu chúng ta thuê những 
dụng cụ này mỗi khi cần đến. 
Xu hướng Uber hóa cũng có ảnh hưởng, 
hay ít nhất là liên quan, đến một lối sống mới 
đang hình thành: lối sống chia sẻ. Chẳng hạn, 
ngày càng có nhiều bạn trẻ không có chủ trương 
mua mà chỉ thuê nhà. Việc thuê nhà cho phép 
người ta sống trong những điều kiện tốt, dễ thay 
đổi tùy theo ý thích và công việc mà không đòi 
hỏi đầu tư lớn - điều cực kỳ quan trọng trong 
một xã hội không ngừng biến đổi, khi các cá 
nhân thường xuyên thay đổi nơi làm việc, 
thường xuyên di chuyển, thường xuyên thay đổi 
đối tác - không chỉ đối tác làm ăn mà cả đối tác 
trong quan hệ tình cảm. 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
16 
Uber hóa là một xu hướng không thể tránh 
khỏi còn bởi vì trái đất của chúng ta đã quá tải, 
đã bị khai thác cạn kiệt. Uber hóa, vì thế, cũng 
là một thái độ văn minh trong ứng xử với thiên 
nhiên. Nó phản ánh sự trưởng thành đáng kể 
của nhân loại trong tư duy về tài sản. Trong quá 
khứ, do hoàn cảnh sống bấp bênh mà cội nguồn 
sâu xa là nền sản xuất thấp kém, người ta có xu 
hướng tích lũy tài sản càng nhiều càng tốt. Thế 
nhưng khi nền sản xuất đã phát triển hơn và 
năng suất lao động đã cao hơn, khi điều kiện 
sống đã được đảm bảo, con người sớm hay 
muộn cũng sẽ nhận thấy rằng việc tích trữ là 
không cần thiết. Về điểm này, chúng tôi thấy 
Marx đã tiên đoán rất chính xác. Nhiều người 
nghĩ rằng vì lòng tham của con người là vô bờ 
bến nên không thể có cái viễn cảnh đẹp đẽ 
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của 
chủ nghĩa cộng sản. Thế nhưng thực tiễn đang 
cho thấy rằng cuộc sống sẽ thay đổi. Phương 
thức sản xuất thay đổi thì tâm lý con người ta 
cũng sẽ thay đổi. Khi nền kinh tế tri thức lên 
ngôi, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư cho phép đảm bảo ở mức cao các nhu cầu vật 
chất và tinh thần của con người, cái nhu cầu 
tích trữ và lòng tham tưởng chừng cố hữu của 
con người cũng sẽ ngày càng giảm đi. 
3.2. Xu hướng Uber hóa trong giáo dục đại học 
Bây giờ xin trở lại đề tài của chúng ta về 
giáo dục đại học. Những cuộc thảo luận gần đây 
ở Việt Nam về đại học 4.0 đề cập đến nhiều 
khía cạnh, nhưng theo chúng tôi, khía cạnh 
quan trọng nhất chính là xu hướng Uber hóa các 
nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, vật lực và 
chương trình đào tạo. 
Uber hóa học liệu 
Xu hướng Uber hóa học liệu là hệ quả trực 
tiếp của công nghệ số và internet và quá trình 
này vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách mạnh 
mẽ và toàn diện. 
Uber hóa học liệu bắt đầu bằng sự kết nối 
đơn thuần về mặt thông tin giữa các thư viện 
thông qua internet nhằm giúp người đọc xác lập 
được sự tồn tại và tình trạng của các học liệu cụ 
thể tại các địa chỉ cụ thể, từ đó có thể tiếp cận 
để khai thác chúng theo phương thức truyền 
thống. Tuy nhiên, sự kết nói giữa các thư viện 
nhanh chóng chuyển sang một cấp độ sâu sắc 
hơn, đó là kết nối về nội dung: Các học liệu được 
số hóa và chia sẻ, cho phép người đọc dễ dàng tìm 
kiếm các học liệu cần thiết, và trong nhiều trường 
hợp, tải nội dung xuống để sử dụng. Việc tải nội 
dung học liệu xuống để sử dụng trong nhiều 
trường hợp là hoàn toàn miễn phí, nhưng ngay cả 
trong trường hợp mất phí thì chi phí cho việc mua 
tài liệu cũng giảm đi đáng kể. 
Nhưng xu hướng Uber hóa học liệu không 
chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn 
làm thay đổi cách chúng ta khai thác học liệu. 
Một ưu thế rất lớn của các tài liệu số hóa là khả 
năng liên kết - cả liên kết nội văn bản và lẫn 
liên kết liên văn bản, giúp người sử dụng tìm 
kiếm, trích dẫn và kiểm tra nguồn học liệu một 
cách nhanh chóng và chính xác. 
Uber hóa cơ sở vật chất 
Ngoài học liệu, xu hướng Uber hóa cũng 
xuất hiện và rất nên được khuyến khích trong 
việc quản lý và khai thác các cơ sở vật chất, hậu 
cần khác phục vụ cho công tác dạy và học. Hiện 
nay, mỗi trường đại học, mỗi viện nghiên cứu 
đều có những có sở vật chất tương tự nhau: hội 
trường lớn, hội trường nhỏ, phòng học, thư 
viện, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi, 
phòng tập thể thao và vô số các thiết bị chuyên 
dụng Rất nhiều trong số những cơ sở vật chất 
đó có tần suất sử dụng rất thấp. Việc Uber hóa 
sẽ giúp các cơ sở đào tạo đại học tổ chức, khai 
thác và sử dụng các cơ sở vật chất và hậu cần 
hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nhờ các ứng dụng của 
công nghệ thông tin, một nhóm các trường đại 
học và viện nghiên cứu có thể luân phiên sử 
dụng chung các hội trường, quảng trường 
Uber hóa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử 
dụng các cơ sở vật chất, tiết kiệm ngân sách, 
tiết kiệm nguồn lực, nó còn giúp cải thiện chất 
lượng đào tạo và nghiên cứu nhờ hợp lý hóa và 
tối ưu hóa các nguồn lực. 
Uber hóa giảng viên 
Theo chúng tôi, rất nhiều quy định lien 
quan đến giảng viên không chỉ ở Việt Nam mà 
cả trên thế giới đang trở thành lạc hậu so với 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 17 
thực tiễn. Chẳng hạn, trong quy định về mở 
ngành đào tạo ở bậc đại học, Thông tư năm 
2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam 
yêu cầu cơ sở đại học phải có tối thiểu 10 giảng 
viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng 
ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào 
tạo, trong đó ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ, hoặc 2 
tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. 
Thông tư này cũng quy định, giảng viên cơ hữu 
phải giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng 
chương trình đào tạo. Trong hoạt động đảm bảo 
chất lượng, người ta cũng đòi hỏi các đơn vị 
đào tạo phải đảm bảo một tỷ lệ giảng viên và 
diện tích sử dụng trên đầu sinh viên, học 
viên [5]. 
Chúng tôi cho rằng những quy định như vậy 
đã lỗi thời, bởi vì trong xã hội chia sẻ hiện nay, 
chúng ta cần phải tối ưu hóa việc sử dụng các 
nguồn lực, cả nguồn lực con người lẫn nguồn 
lực vật chất, bằng cách chia sẻ. Nói cách khác, 
điều cần làm là Uber hóa chúng để nâng cao 
hiệu quả sử dụng, chứ không nên xem các 
nguồn lực đó như là những nguồn dự trữ. Xin 
lấy ví dụ, khi mở ngành, điều quan trọng nhất là 
nhu cầu của xã hội. Khi có nhu cầu của xã hội 
thì có người học, và khi có người học thì sẽ có 
người dạy. Chúng ta cũng không nhất thiết phải 
quy định cứng nhắc về giảng viên cơ hữu, bởi 
vì là các giảng viên chỉ đảm nhiệm một vài môn 
nhất định và điều quan trọng là họ giảng dạy 
như thế nào, chứ không phải là họ thuộc biên 
chế ở đâu. Một số môn học có thời lượng rất ít 
trong mỗi chương trình, giảng viên phụ trách 
môn học ấy cần phải dạy cho nhiều trường. Quy 
định về ngành đúng và ngành gần cũng có vấn 
đề, bởi nó hạn chế tính sáng tạo của giảng viên, 
đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi tính liên 
ngành đang ngày càng trở thành một đòi hỏi 
của tất cả các ngày đào tạo. 
Uber hóa chương trình và sự xuất hiện của 
đại học phi học đường 
Quy định cứng nhắc về giảng viên cơ hữu còn 
lỗi thời vì một lý do khác thậm chí còn quan trọng 
hơn: với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai 
trò của người thầy ngày càng trở nên không cần 
thiết nữa. Đến lượt mình, sự suy giảm vai trò của 
người thầy cần đặt trong một bức tranh rộng lớn 
hơn, đó là xu hướng Uber hóa chương trình và phi 
học đường hóa giáo dục đại học. 
Dựa trên nền tảng là kho học liệu số hóa và 
Uber hóa nhờ kết nối internet, thêm nữa, với sự 
hỗ trợ ngày càng hiệu quả của trí tuệ nhân tạo, 
người học ngày càng ít cần đến sự hướng dẫn 
của thầy. Trong tương lai không xa, người học 
thậm chí không cần đến nhà trường - Điều quan 
trọng bây giờ là: người học tiếp thu nội dung 
bài học như thế nào, chứ không phải là tiếp thu 
ở đâu. Chúng ta có thể tiên đoán rằng đã đến 
lúc các trường đại học chỉ cần công bố chương 
trình cùng nội dung các môn học và yêu cầu cần 
phải đạt được sau khi hoàn thành các môn học 
ấy, còn người học có toàn quyền lựa chọn học ở 
đâu và dưới hình thức nào. Nếu người học thi 
đạt yêu cầu các môn học và tích lũy đủ số tín 
chỉ, họ có thể được cấp bằng. 
Như vậy, nếu công tác khảo thí cũng do 
một tổ chức độc lập tiến hành thì có lẽ vai trò 
của trường đại học chủ yếu sẽ chỉ còn ở công 
việc soạn thảo chương trình. Nói cách khác, 
trường đại học thực chất chỉ còn là xưởng thiết 
kế chương trình mà thôi. 
4. Thay lời kết: Từ tinh hoa đến phổ cập và 
đại học cá nhân hóa 
Những phân tích trên đây cho thấy rằng 
giáo dục đại học đã và đang thay đổi căn bản về 
chất. Từ một thiết chế đặc biệt chỉ dành cho 
giới tinh hoa, trường đại học đã trở thành một 
thiết chế đại chúng sau những biến cố năm 
1968. Kể từ đó, giáo dục đại học ngày càng 
mang tính phổ cập. Nhưng tác động của các 
công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, 
cùng với sự phổ biến của internet và trí tuệ 
nhân tạo đang thúc đẩy xu hướng Uber hóa còn 
khiến cho giáo dục đại học thay đổi nhanh 
chóng và sâu sắc hơn. Giáo dục đại học đang 
ngày càng trở nên cá nhân hóa. Điều này đồng 
nghĩa với sự suy giảm vai trò của trường đại 
học và rất có thể cũng là sự tiêu vong của thiết 
chế đặc biệt này. 
N.T. Lap / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 11-18 
18 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được Đại học Quốc gia Hà 
Nội tài trợ trong khuôn khổ đề tài mã số 
QG.18.41. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Graff, Gerald, Beyond the Culture Wars: How 
Teaching the Conflicts Can Revitalize American 
Education, New York: Norton, 1993. 
[2] Readings, Bill, The University in Ruins, 
Cambridge: Harvard U.P, 1996. 
[3] Kant, Immanuel, The Conflict of the Faculties 
[1798], trans. Mary J. Gregor, New York: Abaris 
Books, 1979. 
[4] Kant, Immanuel, What is Enlightenment? 1784. 
[5] Bộ giáo dục và đào tạo, Thông tư Số 22/2017/TT-
BGDĐT, Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ 
tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi 
quyết định mở ngành đào tạo trình độ 
đại học. 

File đính kèm:

  • pdftrends_of_change_in_and_the_future_of_higher_education.pdf