Trung tâm Thông tin & Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hỗ trợ kỹ năng thông tin cho người dùng tin

Khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin,

gọi tắt là kỹ năng thông tin (KNTT) là năng

lực hay kỹ năng của mỗi người trong việc

đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân.

Kỹ năng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng

đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn

và giúp con người phát triển năng lực tư

duy độc lập và sáng tạo. Đó chính là nền

tảng của khả năng học tập suốt đời và là

năng lực cần thiết trong xử lý công việc

của con người trong đời sống. Theo Hiệp

hội các thư viện đại học và thư viện nghiên

cứu Hoa Kỳ (ACRL), kỹ năng thông tin là

sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng

cho phép các cá nhân có thể “nhận biết

thời điểm cần thông tin và có thể định vị,

thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết

một cách hiệu quả” [7]. Cần hiểu rõ rằng

KNTT không chỉ đơn thuần là những kỹ

năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác

định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu

thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn

tin), mà bao gồm cả những kiến thức về

các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp

luật quy định giúp người dùng tin có thể

thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng

thông tin một cách hiệu quả. Có thể thấy

rằng, KNTT đóng vai trò rất quan trọng

trong nhiều mặt của cuộc sống. Với công

việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và

giảng viên, một lần nữa vai trò của KNTT

lại được khẳng định.

pdf 6 trang yennguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Trung tâm Thông tin & Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hỗ trợ kỹ năng thông tin cho người dùng tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm Thông tin & Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hỗ trợ kỹ năng thông tin cho người dùng tin

Trung tâm Thông tin & Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hỗ trợ kỹ năng thông tin cho người dùng tin
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU -2/2017 | 39
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
TRONG VIỆC HỖ TRỢ KỸ NĂNG THÔNG TIN CHO NGƯỜI DÙNG TIN
Nguyễn Hồng Minh
 Trung tâm Th ông tin-Th ư viện, ĐHQG Hà Nội
Mở đầu
Khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, 
gọi tắt là kỹ năng thông tin (KNTT) là năng 
lực hay kỹ năng của mỗi người trong việc 
đáp ứng nhu cầu thông tin của bản thân. 
Kỹ năng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng 
đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn 
và giúp con người phát triển năng lực tư 
duy độc lập và sáng tạo. Đó chính là nền 
tảng của khả năng học tập suốt đời và là 
năng lực cần thiết trong xử lý công việc 
của con người trong đời sống. Th eo Hiệp 
hội các thư viện đại học và thư viện nghiên 
cứu Hoa Kỳ (ACRL), kỹ năng thông tin là 
sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng 
cho phép các cá nhân có thể “nhận biết 
thời điểm cần thông tin và có thể định vị, 
thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết 
một cách hiệu quả” [7]. Cần hiểu rõ rằng 
KNTT không chỉ đơn thuần là những kỹ 
năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác 
định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu 
thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn 
tin), mà bao gồm cả những kiến thức về 
các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp 
luật quy định giúp người dùng tin có thể 
thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng 
thông tin một cách hiệu quả. Có thể thấy 
rằng, KNTT đóng vai trò rất quan trọng 
trong nhiều mặt của cuộc sống. Với công 
việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và 
giảng viên, một lần nữa vai trò của KNTT 
lại được khẳng định. Môi trường học tập 
bậc đại học yêu cầu sinh viên cần phải 
chủ động và độc lập trong việc học tập và 
nghiên cứu với sự giảng dạy, hỗ trợ và định 
hướng của giảng viên. Để quá trình học 
tập nghiên cứu này đem lại hiệu quả, một 
trong những kiến thức quan trọng nhất mà 
sinh viên và giảng viên cần được trang bị 
chính là KNTT.
Trung tâm Th ông tin-Th ư viện, Đại học 
Quốc gia Hà Nội (TT-TV ĐHQGHN) đã 
trải qua hơn 19 năm xây dựng và trưởng 
thành, Trung tâm đã khẳng định được vị 
thế của mình, là một trong những cơ quan 
TT-TV hàng đầu trong hệ thống thư viện 
đại học Việt Nam, với chức năng cung cấp 
các dịch vụ về thông tin và thư viện phục 
vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa 
học của cán bộ và sinh viên ĐHQGHN. 
Trong sự phát triển thông tin như vũ bão, 
Trung tâm đã có những bước chuyển mình 
mạnh mẽ để đổi mới hoạt động TT-TV, 
phát triển vốn tài liệu thư viện đa dạng và 
phong phú, tập trung phát triển dạng tài 
liệu điện tử, cải tiến phương thức phục vụ, 
nâng cao trình độ của cán bộ TT-TV, đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong 
tất cả mọi hoạt động TT-TV Để thực 
hiện tốt nhất chức năng của mình, Trung 
tâm đã coi việc phát triển KNTT là yếu tố 
cốt lõi giúp người dùng tin làm chủ thông 
tin và sử dụng thông tin một các hiệu quả. 
Bài này giới thiệu một số kết quả mà 
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN đã thực 
hiện để hỗ trợ phát triển KNTT cho người 
dùng tin.
40 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
1. Hỗ trợ phát triển kỹ năng xác định 
câu hỏi tìm tin của người dùng tin
Xác định câu hỏi tìm tin của người dùng 
tin cũng như xác định nhu cầu tin là cơ sở 
quan trọng để tiến hành các hoạt động 
thông tin. Để người dùng tin có thể thực 
hiện tra cứu tốt đòi hỏi họ phải nhận dạng 
được nhu cầu thông tin của mình. Nói 
cách khác, đó là việc họ phải biết họ cần 
tìm những thông tin gì. Khi biết mình cần 
thông tin gì, họ phải biết mô tả, trình bày 
nhu cầu tin của mình một cách chính xác.
Kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin là điều 
kiện quan trọng để người dùng tin có thể 
hướng tới việc tìm kiếm và sử dụng thông 
tin. Để nhận biết được nhu cầu tin của 
mình, người dùng tin cần: 
- Xác định, định vị và liên kết nhu cầu 
thông tin;
- Hiểu được mục đích, phạm vi và sự 
thích hợp của các nguồn thông tin khác 
nhau;
- Đánh giá, xem lại nhu cầu thông tin 
ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lại hoặc 
thu gọn câu hỏi tìm kiếm;
- Sử dụng các nguồn thông tin một cách 
có hệ thống để hiểu các vấn đề cần nghiên 
cứu và đưa ra quyết định.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN đã thực 
hiện hỗ trợ người dùng tin mọi lúc mọi 
nơi nhằm giúp họ xác định được câu hỏi 
của mình và được giải đáp một cách nhanh 
nhất, chính xác nhất thông qua các hình 
thức trả lời trực tuyến như: Online Chat, 
hộp thư điện tử, hotline, facebook, twitter. 
Trung tâm đã cử cán bộ phụ trách hỗ trợ 
trực tuyến thực hiện tiếp nhận và trả lời tất 
cả các câu hỏi có liên quan đến việc tiếp 
cận, sử dụng thư viện như: cách làm thẻ, 
cách tra cứu tài liệu, cách truy cập cơ sở 
dữ liệu điện tử của thư viện và nước ngoài, 
cách sử dụng các dịch vụ photocopy hoặc 
scan Th ực tiễn triển khai dịch vụ hỗ trợ 
người dùng tin trực tuyến tại Trung tâm 
cho thấy từ khi sử dụng các công cụ hỗ trợ 
trực tuyến, lượng người dùng tin được hỗ 
trợ online tăng dần theo thời gian và tăng 
nhiều so với hỗ trợ offl ine [1]. 
Qua quá trình hỗ trợ trực tuyến, Trung 
tâm nhận thấy nhiều người dùng tin còn 
chưa xác định được cụ thể mình đang 
cần tìm tài liệu gì, mục đích truy cập thư 
viện,; phần lớn sinh viên năm đầu còn 
chưa biết cách đặt câu hỏi sao cho đúng 
với mục đích tìm kiếm. Trả lời trực tuyến 
chính là giải pháp để hỗ trợ, giải đáp người 
dùng tin nhanh nhất.
Nhiều người dùng cũng chú trọng vào 
cách truy cập cơ sở dữ liệu điện tử, bởi 
đây là hình thức giúp người dùng có thể 
đọc được tài liệu mọi lúc, mọi nơi. Đối với 
các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên 
ĐHQGHN đều được cung cấp tài khoản 
truy cập rất dễ dàng và thuận tiện để tiếp 
cận được với tài liệu.
Ngoài ra, người dùng tin cũng quan tâm 
đến cách thức tra cứu tài liệu sao cho tìm 
được tài liệu cần một cách nhanh nhất, các 
kết quả tìm đạt chất lượng, không bị loãng 
thông tin, giúp họ thoải mái hơn trong việc 
chọn lựa tài liệu theo ý mình. Người dùng 
tin cũng trở nên chủ động hơn trong việc 
tìm tài liệu, không phụ thuộc hoàn toàn 
vào cán bộ thư viện.
Hỗ trợ trực tuyến mang lại rất nhiều lợi 
ích. Đối với người dùng tin, họ được trợ 
giúp mọi lúc, mọi nơi, được giải đáp thắc 
mắc nhanh chóng, kịp thời, rất hữu ích cho 
những bạn đọc không có điều kiện đi lại, 
có vấn đề về nghe, nói, đặc biệt thích hợp 
với những bạn đọc ưa thích công nghệ, 
sử dụng điện thoại thông minh, máy tính 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU -2/2017 | 41
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
bảng. Đối với cán bộ thư viện, việc hỗ trợ 
trực tuyến giúp phát triển được kỹ năng 
giao tiếp qua mạng, kỹ năng sử dụng công 
nghệ thông tin, nâng cao chuyên môn, hiểu 
biết bao quát các lĩnh vực, nghiệp vụ Đối 
với thư viện, phục vụ được mọi đối tượng 
người dùng tin, cả trong và ngoài đơn vị, 
nâng cao nhận thức về thư viện trong cộng 
đồng người dùng tin, hiệu quả phục vụ 
cao, chi phí thấp, hoàn thiện các dịch vụ và 
tăng nguồn thu qua các dịch vụ, thêm một 
kênh marketing cho thư viện, đưa thư viện 
gần hơn với người dùng tin.
2. Hỗ trợ kỹ năng tìm kiếm thông tin
Kỹ năng tìm kiếm thông tin là biết cách 
lựa chọn phương pháp hoặc công cụ phù 
hợp nhất, từ đó xác định phương pháp tìm 
kiếm phù hợp; hiểu được những thuận lợi 
và khả năng áp dụng của các phương pháp 
tìm kiếm khác nhau; xác định được mục 
tiêu, nội dung và cấu trúc của các công cụ 
truy cập thông tin; tham khảo thủ thư và 
các chuyên gia thông tin để xác định các 
công cụ tìm kiếm. Người dùng tin cần có 
các kỹ năng:
- Lựa chọn phương pháp hoặc công cụ 
phù hợp nhất để tìm kiếm thông tin;
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược 
tìm kiếm hiệu quả;
- Lựa chọn các phương pháp phù hợp để 
tìm kiếm thông tin;
- Cập nhật các nguồn thông tin, công 
nghệ thông tin, các công cụ truy cập thông 
tin và các phương pháp nghiên cứu.
Để giúp người dùng tin, đặc biệt là sinh 
viên năm thứ nhất làm quen với hệ thống 
thư viện, hằng năm vào dịp đầu năm học, 
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN đã tổ chức 
các lớp tập huấn kỹ năng sử dụng thư viện 
cho tất cả sinh viên mới nhập trường.
Tại buổi tập huấn, các tân sinh viên được 
nghe giới thiệu về hệ thống phòng phục vụ 
bạn đọc và nguồn lực thông tin của Trung 
tâm. Đặc biệt, các em được hướng dẫn chi 
tiết cách tra cứu tài liệu in, tài liệu điện tử, 
cách tự tìm tài liệu trong kho mở và được 
cán bộ thư viện nhắc nhở lưu ý những quy 
định quan trọng của Th ư viện như: Nội 
quy sử dụng thư viện; quy trình cấp thẻ, 
gia hạn thẻ; chỉ dẫn đến Th ư viện; quy định 
giờ mở cửa phục vụ bạn đọc; quy định xử 
lý vi phạm nội quy thư viện. Qua các buổi 
tập huấn, các tân sinh viên sẽ được trang bị 
những KNTT căn bản nhất để sử dụng thư 
viện cũng như cách để khai thác thông tin 
qua mạng Internet, giúp các em phần nào 
giảm bớt được sự bỡ ngỡ khi mới làm quen 
với môi trường đại học, với lượng thông 
tin, kiến thức khổng lồ.
Th ực tế cho thấy rằng, chỉ tổ chức các 
lớp hướng dẫn sử dụng thư viện vào đầu 
năm học là chưa đủ để sử dụng thư viện 
truyền thống chứ chưa nói đến khả năng 
khai thác các cơ sở dữ liệu trực tuyến hoặc 
thư viện số của Trung tâm. Vì vậy, Trung 
tâm cũng hướng tới hỗ trợ người dùng 
tin trong việc phát triển KNTT qua các 
phương tiện khác.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN còn chú 
trọng nâng cao KNTT cho người dùng 
tin bằng việc trực tiếp đến các trường, các 
khoa trực thuộc ĐHQGHN để quảng bá và 
hướng dẫn sử dụng Công cụ tìm kiếm, phát 
hiện tài nguyên thông tin tập trung URD2 
mà Trung tâm vừa đưa vào vận hành và 
khai thác. Đây là một dịch vụ truy cập mở 
tài nguyên thông tin học thuật được rất 
nhiều thư viện trên thế giới sử dụng, đặc 
biệt là các thư viện đại học và viện nghiên 
cứu. Người dùng tin chỉ cần thực hiện một 
lệnh tìm kiếm (One Search) là có thể khai 
thác được toàn bộ tài nguyên thông tin 
42 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
phục vụ học tập và nghiên cứu có trong 
và ngoài thư viện, từ đó dễ dàng tìm kiếm 
nguồn tài nguyên học thuật như tạp chí 
khoa học chuyên ngành, bài báo nghiên 
cứu, sách điện tử, bình xét khoa học, tài 
liệu pháp luật, báo cáo kỹ thuật, kỷ yếu 
hội nghị khoa học, bộ dữ liệu nghiên cứu, 
luận văn, luận án cũng như nhiều dạng tài 
liệu học tập khác. Với khối lượng lớn tài 
nguyên thông tin tìm được, người dùng 
tin có thể sử dụng các tiện ích của công 
cụ để hạn chế bớt thông tin không sát với 
yêu cầu và chọn lựa đúng thông tin mục 
tiêu bằng cách thiết lập các chủ đề theo yêu 
cầu, chọn loại hình tài liệu theo yêu cầu, 
phạm vi thời gian, phạm vi địa lý,... đồng 
thời lưu lại kết quả vào “Góc nghiên cứu” 
riêng. Tiện ích gợi ý đọc bài báo nghiên 
cứu “bX Scholarly Recommender” sẽ giới 
thiệu đến bạn đọc những bài báo khoa học 
đang được nhiều người đọc nhất trên thế 
giới trong môi trường nghiên cứu theo 
ngữ cảnh tìm kiếm. Với tiện ích này người 
dùng tin có thể lựa chọn tính năng “Hot 
Articles” (bài báo phản ánh xu hướng đọc 
và nghiên cứu) theo chủ đề khoa học cụ 
thể đã được ứng dụng tách lọc sẵn sàng. 
Cùng với đó là ứng dụng “Gợi ý đọc” theo 
ngữ cảnh tìm kiếm cho từng biểu ghi thư 
mục, một tiện ích giới thiệu những tài liệu 
khoa học cùng chủ đề với tài nguyên thông 
tin mục tiêu mà người dùng tin đang quan 
tâm [6]. 
3. Hỗ trợ kỹ năng đánh giá thông tin
Sau khi thực hiện quá trình tìm kiếm 
thì kết quả là người dùng tin sẽ nhận được 
các thông tin phù hợp theo lệnh tìm tin của 
mình. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin 
hiện nay thì chúng ta có thể tìm thông tin từ 
các CSDL chuyên dụng và trên Internet, nơi 
mỗi người có thể đưa thông tin của mình lên 
mạng một cách dễ dàng. Vì vậy, bên cạnh các 
kỹ năng về tra cứu/tìm kiếm thông tin thì 
sinh viên cần phải có kỹ năng đánh giá các 
thông tin tìm được.
Kỹ năng đánh giá các nguồn thông tin hữu 
ích và liên quan giúp người dùng tin:
- Đánh giá đúng chất lượng và sự phù hợp 
của kết quả tìm kiếm;
- Nhận dạng và xác định lỗ hổng thông tin 
và thay đổi chiến lược tìm kiếm;
- Th ực hiện tìm kiếm lại, sử dụng chiến 
lược tìm kiếm mới nếu cần thiết;
- Đánh giá và so sánh thông tin từ các 
nguồn khác nhau theo các phương diện: mức 
độ phù hợp, giá trị pháp lý, độ chính xác, bản 
quyền, mức độ cập nhật...
Để giúp người dùng tin tiếp cận thông tin 
nghiên cứu có chất lượng, Trung tâm đã thực 
hiện xây dựng hệ thống “Hướng dẫn theo chủ 
đề”. Hướng dẫn theo chủ đề trong các thư viện 
đại học hiện nay mà tiếng Anh gọi là “Subject 
guides”, là các tổ hợp thông tin được các cán 
bộ thư viện tạo lập sẵn trên web theo từng 
chủ đề, môn loại khoa học hay cụ thể hơn là 
ngành/chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu của 
trường đại học đó. 
Tổ hợp thông tin này bao gồm các hướng 
dẫn sử dụng thư viện, cách tra cứu OPAC, 
khai thác tài nguyên thông tin điện tử của 
thư viện bằng dạng văn bản, hình ảnh, 
video,[2].
Hệ thống “Hướng dẫn theo chủ đề” của 
Trung tâm được chia thành 4 lĩnh vực chính 
là: Khoa học tự nhiên và công nghệ; Khoa học 
xã hội & nhân văn; Kinh tế - Luật; Ngôn ngữ - 
Giáo dục. Hiện Trung tâm đã xây dựng được 
82 chủ đề theo các lĩnh vực khoa học. Trong 
mỗi chủ đề sẽ có phần giới thiệu chung về 
chủ đề khoa học đó; sách, tài liệu tham khảo, 
luận văn, luận án của các tác giả trong nước 
và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực khoa 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU -2/2017 | 43
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
học đó; các cơ sở dữ liệu, tạp chí điện tử nước 
ngoài và các tổ chức, hiệp hội liên quan 
Ý tưởng của các hướng dẫn theo chủ đề 
chính là cung cấp một điểm khởi đầu cho 
việc học tập và nghiên cứu của sinh viên, 
giảng viên, giúp họ định vị thông tin một cách 
nhanh chóng; giúp người dùng nắm được 
tổng quan về một lĩnh vực khoa học, và tiếp 
cận được tri thức chất lượng một cách dễ dàng 
nhất mà không mất nhiều công sức tìm kiếm. 
Đây được coi là một công cụ hữu hiệu cho 
việc phát triển KNTT cho người dùng trong 
thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
Sản phẩm “Hướng dẫn theo chủ đề” 
của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN mặc dù 
chưa đầy đủ, chất lượng cần phải được kiểm 
nghiệm, đánh giá từ người dùng tin và phụ 
thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thông 
tin cả in ấn và điện tử, nhưng bước đầu đã 
khẳng định vai trò của cán bộ thư viện trong 
việc hỗ trợ KNTT cho người dùng tin. Th ời 
gian tới, Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN sẽ 
tăng cường phát triển hệ thống Hướng dẫn 
chủ đề này cho tất cả các lĩnh vực chủ đề đào 
tạo của ĐHQGHN.
4. Hỗ trợ kỹ năng sử dụng thông tin
Sau khi đã tìm được các thông tin phù 
hợp với yêu cầu tin của mình, người dùng tin 
cần biết cách sử dụng thông tin một cách có 
hiệu quả để thực hiện mục đích cụ thể. Một 
người biết sử dụng thông tin đúng cách cần có 
những khả năng sau:
- Khả năng áp dụng các thông tin mới 
và thông tin đã có để lập kế hoạch và tạo 
ra một sản phẩm hoặc triển khai một hoạt 
động cụ thể;
- Khả năng điều chỉnh quá trình phát triển 
đối với sản phẩm hoặc dịch vụ;
- Khả năng trao đổi, tương tác một cách có 
hiệu quả về các sản phẩm hay dịch vụ đối với 
người khác.
Như chúng ta đã biết, thông tin chỉ có giá 
trị khi nó được khai thác, sử dụng và trao 
đổi. Chỉ với một chiếc máy tính có kết nối 
Internet, cộng với một chút kỹ năng tin học 
chúng ta có thể trở thành một thành viên 
trong cộng đồng mạng, cùng tham gia trao 
đổi, chia sẻ thông tin với nhau. Ngày nay, chỉ 
cần ngồi ở nhà hay bất cứ nơi đâu, chúng ta 
cũng có thể trao đổi thông tin, giao tiếp với 
bạn bè thông qua các công cụ miễn phí trên 
mạng như blog, e-mail, facebook, hay tham 
gia các diễn đàn, mạng xã hội. Khi sử dụng 
các công cụ này, chúng ta có thể kết bạn, trao 
đổi, chia sẻ thông tin với tất cả mọi người.
5. Hỗ trợ kỹ năng quản trị thông tin
Để quản trị thông tin, người dùng tin cần 
hiểu biết đầy đủ các khía cạnh kinh tế, pháp 
luật và xã hội liên quan tới việc tạo lập, khai 
thác, sử dụng thông tin. Tuy nhiên, một vấn 
đề đặt ra là làm sao để họ có thể sử dụng các 
thông tin tìm được một cách hiệu quả và hợp 
pháp. Để làm được điều này đòi hỏi người 
dùng tin phải có sự hiểu biết về vấn đề bản 
quyền và có kỹ năng trích dẫn tài liệu, lập 
danh mục tài liệu tham khảo.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN đã chú trọng 
tổ chức các lớp hướng dẫn cài đặt và sử dụng 
các công cụ quản lý thông tin như “Hướng 
dẫn sử dụng phần mềm E-Offi ce”, “Hướng 
dẫn sử dụng phần mềm EndNote”. Phần mềm 
EndNote giúp cho người sử dụng có thể tìm 
kiếm, tổ chức và quản lý tài liệu tham khảo 
một cách nhanh và thuận tiện nhất hiện nay. 
Đây là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu có bản 
quyền của hãng Th omson Reuter, được phát 
hành từ năm 1998 với dạng phần mềm đóng 
gói để có thể dễ dàng cài đặt trên máy đơn. 
Hiện nay, phiên bản mới nhất của EndNote 
là phiên bản X7 đã được đưa ra thị trường 
từ năm 2013. Phiên bản X7 mới nhất của 
EndNote được cải tiến nâng cấp giúp người 
44 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2017
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
sử dụng tiết kiệm được thời gian lập danh 
mục và quản lý tài liệu tham khảo cũng 
như tránh được những sơ suất không đáng 
có khi trình bày bài viết. Ứng dụng này 
cho phép dễ dàng chèn các ghi chú, trích 
dẫn hoặc chú thích vào tài liệu nghiên cứu 
đồng thời trao đổi thư mục.
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN bắt đầu 
tổ chức các lớp “Hướng dẫn cài đặt và sử 
dụng công cụ trích dẫn Endnote” từ tháng 
3/2014 và cho đến nay đã tổ chức được 26 
lớp. Ngoài ra, từ tháng 3/2015 đến tháng 
5/2015, Trung tâm có tổ chức 4 lớp “Hướng 
dẫn tạo footnote và mục lục tự động”.
Để giúp người dùng có thể khai thác tối 
đa và sử dụng hiệu quả các tính năng của 
các công cụ trợ giúp hữu ích cho công tác 
học tập, giảng dạy, nghiên cứu, Trung tâm 
sẽ tiếp tục mở các khóa tập huấn trong thời 
gian tới.
Kết luận
Khái niệm Kỹ năng thông tin không còn 
là mới đối với cán bộ thư viện Việt Nam nói 
chung và cán bộ thư viện đại học nói riêng. 
Tuy nhiên, sự cần thiết phải cung cấp những 
kỹ năng thông tin cho sinh viên, giảng viên 
và cách thức để tiến hành một chương trình 
hay kế hoạch đào tạo về KNTT trong các 
trường đại học trở nên quan trọng hơn bao 
giờ hết, đặc biệt trong điều kiện phát triển 
nhanh chóng của công nghệ thông tin và 
truyền thông như hiện nay. 
Chính vì vậy, Trung tâm TT-TV 
ĐHQGHN đã chú trọng đổi mới, nâng cao 
chất lượng các chương trình đào tạo, phát 
triển KNTT cho người dùng tin để họ có 
thể nhận biết được nhu cầu tin của mình, 
từ đó biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử 
dụng thông tin sao cho phù hợp, đáp ứng 
được nhu cầu học tập và nghiên cứu của 
mình. Trung tâm đã chủ động áp dụng 
những công nghệ mới nhất vào các hoạt 
động đào tạo và hỗ trợ phát triển KNTT 
cho người dùng tin là cán bộ, sinh viên của 
ĐHQGHN, trong đó đặc biệt chú trọng 
đến người dùng tin là sinh viên mới vào 
trường - nhóm người dùng tin tiềm năng.
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Lâm (2015). Online Chat - 
Những lợi ích cho bạn đọc và thư viện, Tạp 
chí Th ư viện Việt Nam, tr. 7-13.
2. Lê Bá Lâm (2015). Xây dựng sản 
phẩm và dịch vụ thông tin “Hướng dẫn theo 
chủ đề”là xu thế phát triển tất yếu lên thư 
viện hiện đại của các thư viện đại học Việt 
Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Vụ Th ư 
viện 12/2015.
3. Nghiêm Xuân Huy (2006). Kiến thức 
thông tin với giáo dục đại học, Kỷ yếu hội 
thảo khoa học: Ngành thông tin-thư viện 
trong xã hội thông tin, tr. 135 – 144.
4. Nguyễn Huy Chương (2006). Những 
tiêu chuẩn kiến thức thông tin trong giáo 
dục đại học Mỹ và các chương trình đào tạo 
kỹ năng thông tin cho sinh viên tại Trung 
tâm thông tin-thư viện, ĐHQGHN, Kỷ yếu 
hội thảo khoa học: Ngành thông tin-thư 
viện trong xã hội thông tin, tr. 92.
5. Trần Mạnh Tuấn (biên dịch) (2015). 
5 tiêu chuẩn về kiến thức thông tin đối với 
sinh viên đại học, Tạp chí Th ông tin và Tư 
liệu, Số 4, tr. 35-40.
6. Website của Trung tâm Th ông tin-
Th ư viện ĐHQGHN: 
7. Association of College & Research 
Libraries (1989), Information Literacy 
Competency Standards for Higher 
Education. American Library Association, 
truy cập ngày 03/06/2016 tại trang web 
 .org/acrl/standards/
informationliteracycompetency

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_thong_tin_thu_vien_dai_hoc_quoc_gia_ha_noi_trong_v.pdf