Trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ nghệ tĩnh dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa

Tóm tắt. Chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, phương ngữ nói riêng theo hướng

tiếp cận ngôn ngữ - văn hoá thực sự đã đưa đến một luồng sinh khí mới trong Việt ngữ học trong

những năm gần đây. Cách tiếp cận này không những cho thấy các đặc điểm ngôn ngữ mà còn có

thể rút ra được những nét sắc thái văn hoá ngôn ngữ liên quan đến người dùng

pdf 5 trang yennguyen 3660
Bạn đang xem tài liệu "Trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ nghệ tĩnh dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ nghệ tĩnh dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa

Trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ nghệ tĩnh dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 63-67
This paper is available online at 
TRƯỜNG NGHĨA MÙI VỊ TRONG PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH
DƯỚI GÓC NHÌN VỀ YẾU TỐ VĂN HÓA
Hoàng Thị Ái Vân1
Tóm tắt. Chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, phương ngữ nói riêng theo hướng
tiếp cận ngôn ngữ - văn hoá thực sự đã đưa đến một luồng sinh khí mới trong Việt ngữ học trong
những năm gần đây. Cách tiếp cận này không những cho thấy các đặc điểm ngôn ngữ mà còn có
thể rút ra được những nét sắc thái văn hoá ngôn ngữ liên quan đến người dùng.
Từ khóa: Văn hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngữ nghĩa, trường nghĩa, mùi vị, giá trị, tích cực.
1. Đặt vấn đề
Phương ngữ Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) vốn nằm trong từ vựng tiếng Việt. Ngoài một
bộ phận từ vựng mang tính toàn dân, nó còn một bộ phận chỉ sử dụng trong phạm vi nhất định, chỉ
có những người trong phạm vi sử dụng phương ngữ đó mới hiểu khi giao tiếp. Tuy nhiên, ở một số
văn bản, phương ngữ vẫn được sử dụng nhằm làm nổi bật nét riêng về văn hoá truyền thống của
địa phương đó. Nhìn chung, ở bất kì một trường từ vựng nào, mỗi địa phương đều có phương ngữ
riêng. Chỉ tính về trường mùi vị, địa phương Nghệ Tĩnh cũng có một số phương ngữ riêng của nó.
Đặc biệt, có một số từ ngữ chỉ được sử dụng trong phạm vi rất hẹp.
Việc chỉ ra các đặc điểm, tính chất, các quan hệ như một logic tất yếu sẽ đi đến khái quát những
nét đặc trưng văn hoá mà câu hỏi đặt ra: Những đặc điểm, tính chất được phản ánh vào từ vựng
phương ngữ Nghệ Tĩnh và cách biểu đạt chúng phản ánh những đặc trưng gì của văn hoá Nghệ
Tĩnh, của tính cách người dân xứ Nghệ. Dù biết là vậy, dù cũng sẽ đi theo định hướng như thế song
đặt trong tương quan với những vấn đề khác mà tiểu mục cùng quan tâm, ở đây chúng tôi không
thể khảo sát tất các nhóm từ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh mà mới chỉ chọn một số nhóm từ xem
đó như là những trường từ vựng ngữ nghĩa nằm trong số những trường từ vựng tiêu biểu đặc trưng
cho cuộc sống, cách ứng xử, nếp tư duy của người dân xứ Nghệ. Mục đích chính, qua miêu tả phân
tích cứ liệu từ vựng nhóm từ chỉ mùi vị mà chúng tôi lựa chọn có thể giúp ta thấy rõ hơn, sâu hơn
những chỗ khác biệt trong ngữ nghĩa của từ địa phương Nghệ Tĩnh so với từ tương ứng trong ngôn
ngữ toàn dân và ẩn khuất đằng sau chúng là những nét sắc thái văn hoá cộng đồng ngôn ngữ người
Nghệ Tĩnh.
Ngày nhận bài: 15/07/2017. Ngày nhận đăng: 08/09/2017.
1Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và Cán bộ quản lý, Học viện Quản lý giáo dục;
e-mail: aivan.hoang@gmail.com.
63
Hoàng Thị Ái Vân JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
2. Dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa qua lớp từ vựng chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh
2.1. Cách sử dụng từ ngữ chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy phương ngữ Nghệ Tĩnh biểu hiện hiện tượng biến âm
khá phổ biến. Nghiên cứu về từ có biến âm từ ngôn ngữ toàn dân của phương ngữ Nghệ Tĩnh rất
thú vị, trong mục này, tôi không nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu, chỉ dừng lại khảo sát từ ngữ chỉ
mùi vị và cách sử dụng của người dân địa phương này.
Sự phong phú về số lượng của lớp từ ngữ chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh không chỉ
phản ánh sự phong phú về hiện thực trong việc ăn uống, nhiều từ chỉ mùi vị không chỉ phản ánh
sự vật, hiện tượng mà còn cho thấy đặc điểm phân cắt đối tượng một cách cụ thể theo những đặc
trưng lựa chọn mang tính biệt loại rõ ràng của cách cảm nhận, tri giác của người Nghệ Tĩnh.
2.2. Góc nhìn về yếu tố văn hóa qua lớp từ vựng chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh
Qua tên gọi về từ ngữ chỉ mùi vị, chuyện ăn uống, chuyện thưởng thức và những sự vật có liên
quan không những không thể thiếu trong đời sống lao động vật chất của con người nơi đây đã từ
xa xưa, lâu đời mà hình ảnh về chúng còn trở thành những biểu tượng trong đời sống tinh thần của
người dân xứ Nghệ. Các sự vật quen thuộc liên quan đến từ ngữ chỉ mùi vị đã trở thành hình ảnh
liên tưởng, biểu tượng cho nhiều đặc điểm tính cách của con người. Chúng đã đi vào đời sống văn
hoá tinh thần của người dân xứ Nghệ. Nhữmg từ ngữ cũng đã đi vào thơ dân gian, đi vào thành
ngữ, tục ngữ địa phương, trở thành hình ảnh biểu trưng. Trong phạm vi ý nghĩa của từ ngữ nói
chung trong thành ngữ, tục ngữ nói riêng, đặc trưng văn hoá dân tộc thường được thể hiện đậm nét
nhất là ở các hình ảnh, các đặc điểm lựa chọn biểu trưng. Tôi cho rằng, trong phạm vi phương ngữ
cũng vậy, lựa chọn hình ảnh đặc điểm nào của sự vật để biểu trưng là tùy thuộc vào mức độ gần gũi
và khả năng liên tưởng giữa hình ảnh, sự vật được đưa ra với hàm ý, với ý niệm khái quát hoá mà
người nói hướng tới. Do vậy, hình ảnh biểu trưng phải mang tính chung quen thuộc với mọi người.
Phần trên, ít nhiều đã thấy sự khác nhau về ý nghĩa biểu trưng giữa phương ngữ Nghệ Tĩnh so
với ngôn ngữ toàn dân là phản ánh cách lựa chọn liên tưởng khác nhau của người Nghệ qua tên gọi
khác nhau về cùng một lĩnh vực, còn có thể thấy thêm một biểu hịên khác về khả năng tạo thêm
những ý nghĩa biểu trưng khác ngoài các ý nghĩa vốn có của từ chỉ mùi vị trong ngôn ngữ chung.
Một khía cạnh khác ta cũng còn thấy thêm từ chỉ mùi vị trong tâm thức, trong đời sống văn hoá
tinh thần cộng đồng người xứ Nghệ.
Về văn hoá ẩm thực và giá trị tinh thần của nó đối với đời sống sinh hoạt thường ngày, từ ngữ
chỉ mùi vị cũng mộc mạc, là hình ảnh gần gũi được dùng để so sánh ví von cho nhiều sở thích bình
dị, cho tình cảm mong muốn đời thường của con người xứ Nghệ. Tên gọi cùng với ý nghĩa vật chất
và văn hoá của từ ngữ mùi vị đã đi vào đời sống của cộng đồng cư dân Nghệ Tĩnh cũng như đời
sống từng gia đình.
Về bản chất, cương vị ngôn ngữ học của tổ hợp AX đặc biệt là yếu tố X đã được nhiều nhà
nghiên cứu để ý tới nhưng có thể nói vấn đề đang được tranh luận, chưa có sự thống nhất trong ý
kiến của các tác giả bàn về nguồn gốc, hình thái cú pháp cũng như ngữ nghĩa của chúng. Giáo sư
Hoàng Văn Hành có một công trình nghiên cứu khá toàn diện riêng về loại đơn vị như "au" "ngắt"
trong đỏ au xanh ngắt, trong khi khẳng định, tư cách từ của loại đơn vị, tác giả còn chỉ ra bản chất
của nó về nguồn gốc, hình thái cú pháp và cơ cấu ngữ nghĩa. Theo tác giả, cơ cấu nghĩa của những
đơn vị X là một tổ chức sinh động gồm hai thành tố với ba nét nghĩa có quan hệ hữu cơ với nhau
và có thể diễn đạt bằng mẫu tổng quát: "(A)X = (A) ở mức độ cao, với một vẻ nào đó, gây một cảm
64
Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
giác nhất định tuỳ theo sự bình giá của người nói" cũng nói về mỗi quan hệ ý nghĩa giữa các đơn
vị trong tổ hợp loại này, Cao Xuân Hạo chỉ ra ý nghĩa chỉ mức độ tối cao của các tính / động từ
đi trước và kèm theo sắc thái biểu cảm nhất định và / hay một ý nghĩa ấn tượng. Tác giả khái quát
thành hai dạng mô hình "A đến nỗi / đến mức B" như trong mệt nhoài, đau điếng, béo nứt, phục
lăn, ngọt lịm hoặc là "A đến nỗi như thể" (bị) B" như trong đen thui, tròn vo...".
Về con đường hình thành tổ hợp AX trong tiếng Việt, như một số tác giả đã chỉ ra là do nhiều
nguyên nhân, nhưng có thể nói tới ba kết quả chủ yếu. Có thể đó là kết quả rút gọn của thành ngữ
so sánh hoặc phép so sánh đối chiếu, dạng đen như thui → đen thui, trẻ như măng → trẻ măng.
Một con đường khác hình thành tổ hợp AX là do nghĩa chuyên biệt hoá của chúng. Ví dụ lịm biểu
thị thuộc tính ngọt chuyên miêu tả về vị, hoắt nói về vật nhọn; đỏ au nói về da của người từng trải
khoẻ mạnh. Nhiều yếu tố X lại do phép láy tạo thành.
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, kết cấu A + X nói chung cũng như đặc điểm yếu tố X, về cơ
bản không có gì khác đặc điểm chung của yếu tố và loại tổ hợp này trong ngôn ngữ toàn dân.
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, các kết cấu A + X được sử dụng nhiều hơn trong ngôn ngữ toàn
dân. Bởi, ngoài các yếu tố dùng chung như trong ngôn ngữ toàn dân, Nghệ Tĩnh còn dùng thêm
hàng loạt yếu tố khác.
Lấy từ chua - một tính từ chỉ vị làm ví dụ. Ngoài yếu tố thường gặp, kết hợp với chua để chỉ
mức độ cao trong ngôn ngữ toàn dân, Nghệ Tĩnh còn dùng các tổ hợp như chua lom, chua lòm,
chua loen, chua loét, chua loèn, chua loẹt, chua loét loèn loẹt...
Cũng vậy chỉ mức độ cao của tính chất chát, trong ngôn ngữ toàn dân Từ điển tiếng Việt thu
thập ba từ là chát lè, chát ngầm, chát xít. Trong khi đó ở phương ngữ Nghệ Tĩnh còn có thêm nhiều
tổ hợp khác như chát quánh, chát đặc, chát ngòm, chát ngút... Mỗi đơn vị bên cạnh nghĩa chung
chỉ mức độ cao số lượng mật độ của sự vật trong hỗn hợp trong không gian, vượt quá mức bình
thường còn có sắc thái riêng. Chẳng hạn, chát ngút là chát đến mức cứng hết cả lưỡi. Inh ỉnh là
thối đến mức như sự vật đã gần độ phân huỷ, mũi ngửi không thể chịu nổi nữa.
Cách nói dùng các từ chỉ mức độ đi kèm để chỉ đặc điểm tính chất cao của sự vật có thể thấy
rất đặc trưng trong phương ngữ Nghệ Tĩnh: chua loét, mặn đút. . . hoặc láy yếu tố sau như chua
lòm lòm. . . láy lại như chua loe chua loét chua loẹt, đắng nghét đắng nghẹt, thúi um, thúi ùm ùm,
thúi ùm thúi oàng. . .
Tương tự, ngọt, ngoài những tổ hợp dùng như trong ngôn ngữ toàn dân phương ngữ Nghệ Tĩnh
còn có kết hợp: khay, kháy, xớt, xợt, lự, đự, lừ, lứ... Trong loạt đơn vị này có những tổ hợp có sắc
thái nghĩa riêng quy định cách dùng rất tinh tế trong phương ngữ.
Chẳng hạn, ngọt kháy thường chỉ dùng trong tình huống nói về các vị ngon ngọt đến mức có
cảm giác quá ngọt đến mức khó ăn, muốn đẩy ra ngoài không thể cho vào miệng được nữa. Ví dụ
trên phần nào cũng cho ta thấy một đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh: giàu sắc thái về mức
độ các thuộc tính của sự vật. Những sắc thái đó được hình thành chủ yếu qua thao tác so sánh đối
chiếu trực tiếp hay ngầm ý trong tư duy của người Nghệ Tĩnh. Điều đó cũng thể hiện đặc điểm
phương ngữ Nghệ Tĩnh giàu lối nói so sánh, giàu hình ảnh cụ thể.
Một trường hợp khác là phương ngữ Nghệ Tĩnh sử dụng nhiều yếu tố trong ngôn ngữ toàn dân
làm yếu tố chỉ mức độ mà ở ngôn ngữ toàn dân chúng lại không đóng vai trò này.
Chẳng hạn, hoang trong ngôn ngữ toàn dân là chỉ "nơi không được con người chăm sóc, sử
dụng đến”. Phương ngữ Nghệ Tĩnh sử dụng "hoang" làm yếu tố chỉ mức độ trong nhiều tổ hợp mà
yếu tố A thường mang yếu tố tiêu cực như: nhớp (bẩn) hoang, thúi (thối) hoang, xấu hoang, gớm
65
Hoàng Thị Ái Vân JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
hoang, đắt hoang.
Đặc biệt, phương ngữ Nghệ Tĩnh dùng rất nhiều yếu tố riêng địa phương để làm đơn vị chỉ
mức độ cao. Có những đơn vị chỉ dùng trong một tổ hợp nhất định, nhưng cũng có nhiều yếu tố
được sử dụng trong nhiều kết cấu khác nhau.
Một đặc điểm khá rõ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh liên quan đến cấu trúc AX là: Trên cơ sở
của cấu trúc AX, phương ngữ Nghệ Tĩnh rất hay dùng phép láy để tạo ra tổ hợp 4 hoặc 6 âm tiết để
nhấn mạnh mức độ tối cao về tính chất đặc tính sự vật và như vậy sắc thái biểu cảm cũng rõ hơn.
Dạng mô hình phổ biến là, từ cấu trúc AX tạo thành cấu trúc AXAY và AXAYAZ.
Ví dụ: Teenh (tanh) rích → Teenh rích teenh rình; chua lè → chua lè chua lét; béo húp →
béo húp béo híp; nhớp (bẩn) hoang → nhớp hoang nhớp hoảng và nhớp hoang nhớp hoảng nhớp
hoàng; xấu đui→ xấu đui xấu đụi và xấu đui xấu đủi xấu đùi;... Có thể kể ra hàng loạt tổ hợp được
tạo ra từ phép láy này, như: siu ủm siu ùm; chua lom chua lòm; chua lom chua lỏm chua lòm; lạt
lèo, lạt lẻo lạt lèo, lạt như nác ôốc, chát ngòm, chát ngom chát ngỏm chát ngòm...
Đáng lưu ý là loại tổ hợp AXAY, hay AXAYAZ khi dùng nguyên cả khối cũng có gía trị chỉ
mức độ cao đặc tính của A nhưng sắc thái nghĩa và sắc thái biểu cảm được nhấn mạnh hơn AX.
Và trong những tình huống nhất định, AY, AZ ở đây có thể tách ra dùng độc lập như AX cũng với
chức năng tương tự.
Chẳng hạn, Hột Mã tiền đắng nghét đắng nghẹt. Đắng nghét đắng nghẹt có thể tách ra thành
đắng nghét và đắng nghẹt; ngọt đứ ngọt đừ thành ngọt đứ và ngọt đừ hay chua loe chua loét chua
loẹt thành chua loe, chua loét và chua loẹt... như vậy, tuy nằm trong một tổ hợp nhưng một phần
lớn các đơn vị, giữa AX với AY và AZ có tính độc lập với nhau, nói đúng hơn là X, Y và Z tỏ ra
độc lập đối với nhau. Chính do khả năng này mà trong thực tế nói năng, tổ hợp AX trong phương
ngữ Nghệ Tĩnh được dùng rất phong phú và khá linh hoạt, điều đó làm cho khả năng biểu đạt nghĩa
và biểu cảm của phương ngữ Nghệ Tĩnh thêm tinh tế và giàu sắc thái.
Từ các khảo sát về tổ hợp từ ngữ chỉ mùi vị của ngôn ngữ toàn dân nói chung và phương ngữ
Nghệ Tĩnh nói riêng, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Phương ngữ Nghệ Tĩnh đã sử dụng với một
số lượng tuy không nhiều các yếu tố chỉ mức độ trong tiếng Việt toàn dân lại được bổ sung rất
nhiều yếu tố trong phương ngữ, cách thức tổ hợp các yếu tố đó rất đa dạng và linh hoạt điều đó
góp phần làm cho khả năng diễn đạt của phương ngữ thêm tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm, giàu
sắc thái đánh giá, giàu hình ảnh trực quan.
Có thể thấy rằng, người Nghệ Tĩnh trong văn hoá giao tiếp nói chung và cách sử dụng từ ngữ
trong phần trên không chỉ giới hạn văn hoá ẩm thực vì có những từ như: thúi, siu, ỉnh... nói riêng
mang tính bình dân, tính mộc mạc, tính biểu cảm của từ chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh
rõ nét. Dường như không có hàng rào cố định, cứng nhắc ngăn cách phân chia đối với các từ chỉ
tính chất, đặc điểm, số lượng ít hay nhiều, từ dùng trong khẩu ngữ hay trong văn chương; do có
nhiều từ để lựa chọn nên trong các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau người ta có thể linh hoạt
sử dụng từng từ chỉ mùi vị nhằm biểu thị sắc thái biểu cảm khác nhau, không chỉ là đơn thuần nói
về mùi và vị mà đó có thể chỉ thái độ, tình cảm, tâm lý, lối sống, cách ứng xử mà con người Nghệ
Tĩnh vốn mộc mạc, bình dị như vùng đất mang khí hậu khắc nghiệt, không có được sự ưu đãi của
thiên nhiên, đất trời ban tặng về cái khí hậu ôn hoà như những vùng đất khác ở Việt Nam.
3. Kết luận
Qua việc khảo sát trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh chúng tôi nhận thấy:
Tìm hiểu phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngoài một bộ phận từ vựng mang tính toàn dân, nó còn một
66
Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 9 (2017), No. 9.
bộ phận chỉ sử dụng trong phạm vi nhất định, chỉ có những người trong phạm vi sử dụng phương
ngữ đó mới hiểu khi giao tiếp. Tuy nhiên, ở một số văn bản, phương ngữ vẫn được sử dụng nhằm
làm nổi bật nét riêng về văn hoá truyền thống của địa phương đó.
Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, phương ngữ nói riêng theo hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn
hoá thực sự đã đưa đến một luồng sinh khí mới trong Việt ngữ nói chung. Cách tiếp cận này không
những cho thấy các đặc điểm ngôn ngữ mà còn có thể rút ra được những nét sắc thái văn hoá ngôn
ngữ liên quan đến người dùng.
Chúng tôi thiết nghĩ, những ngữ liệu khảo sát sẽ là yếu tố làm “đầy” phong phú thêm về vốn từ
chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất trong ngôn ngữ toàn dân của tiếng Việt: Trường nghĩa
mùi vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Nhã Bản (chủ biên 1999), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài
Nguyên, Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[2] Brown G. & Yule G. (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[3] Phan Mậu Cảnh (1993), Về nội dung ngữ nghĩa trong văn bản và văn bản nghệ thuật, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, số 11.
[4] Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
[5] Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tái bản lần thứ tư, tập 1,
Nxb Giáo Dục.
[7] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, (1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
ABSTRACT
A look at meaning band of flavours in Nghe Tinh language accent from view of culture
It is commonly said that, studying languages in general and local accents in particular under
language - culture approach has brought about a new air flow to Vietnamese language studies
recently. This approach not only demonstrates characteristics of language but also summarizes
shades of language culture related to users
Keywords: Culture, Nghe Tinh local accent, meaning, meaning band, flavour, value, active.
67

File đính kèm:

  • pdftruong_nghia_mui_vi_trong_phuong_ngu_nghe_tinh_duoi_goc_nhin.pdf