Tự chủ tài chính và kết quả học tập ở các trường Trung học Phổ thông Việt Nam
Cquan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy nhiều quốc gia với hi từ NSNN cho giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với kết quả của hệ thống giáo dục, thể hiện
quy mô chi cho giáo dục lớn nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng; ngược lại, một vài quốc gia với mức chi cho giáo dục thấp lại có kết quả học tập cao. Sử dụng số liệu khảo sát “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” viết tắt là PISA năm 2015 ở cấp trường, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tự chủ tài chính trong các trường trung học phổ thông tới kết quả thi PISA của học sinh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, mức độ tự chủ tài chính của các trường càng lớn thì kết quả PISA càng cao. Tuy nhiên, kết quả này không đúng với các trường tư khi họ có mức độ tự chủ cao nhất. Nghiên cứu cung cấp dẫn chứng thực nghiệm, làm cơ sở đề xuất chính sách tự chủ trong các trường học nhằm nâng cao hơn kết quả học tập của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự chủ tài chính và kết quả học tập ở các trường Trung học Phổ thông Việt Nam
Sè 133/2019 thương mại khoa học 1 2 12 21 33 51 63 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Bùi Hữu Đức và Vũ Thị Yến - Đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao động xuất khẩu Việt Nam khi về nước đến việc làm và thu nhập của người lao động. Mã số: 133.1GEMg.11 Assessing the Impacts of Employment Policies for Vietnamese Exported Laborers after Returning Home on Employment And Income 2. Vũ Thị Thanh Huyền và Trần Việt Thảo - Tác động của phát triển công nghiệp chế biến chế tạo đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mã số: 133.1DECo.11 The Impacts of Processing and Manufacturing Development on Vietnam’s Economy QUẢN TRỊ KINH DOANH 3. Phan Thị Lý và Võ Thị Ngọc Thúy - Tác động của công khai tiêu cực về khủng hoảng sản phẩm đến hình ảnh công ty và nhận biết thương hiệu: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh. Mã số: 133.2BAdm.21 The Impacts of Publicizing Negations of Product Crisis on Company’s Image and Brand Identity: A Case-Study of Fast-Moving Consumer Goods Businesses 4. Phạm Thu Hương và Trần Minh Thu - Các yếu tố tác động tới ý định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của giới trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Mã số: 133.2BMkt.21 Factors Affecting Intentions to Buy Products with Environment-Friendly Packaging by Young Vietnamese in Hanoi City 5. Đỗ Thị Vân Trang - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 133.2FiBa.21 Factors Affecting Profitability of Listed Construction Enterprises on Vietnam’s Stock Market Ý KIẾN TRAO ĐỔI 6. Lê Quang Cảnh - Tự chủ tài chính và kết quả học tập ở các trường trung học phổ thông Việt Nam. Mã số: 133.3OMIs.32 Financial Autonomy and Learning Results at High Schools in Vietnam ISSN 1859-3666 1 1. Đặt vấn đề Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là chủ đề thu hút sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, chi NSNN cho giáo dục là quan trọng khi giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và chi cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Chi NSNN cho giáo dục càng quan trọng hơn khi nó bị cạnh tranh gay gắt với các khoản chi khác, và tuy có tăng lên nhưng còn khá hạn chế so với các quốc gia có thu nhập trung bình. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi NSNN cho giáo dục, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư ở năm 2016 đạt 238561 tỷ đồng, chiếm tổng cộng 17,54% tổng chi NSNN (tương đương 11,6 tỷ USD tại năm 2016). Hơn nữa trong tổng số chi NSNN cho giáo dục, hơn 82% tổng chi được chi cho các khoản chi thường xuyên, còn chi cho đầu tư chiếm khoảng 18%. Với mức chi tuyệt đối cho giáo dục được coi là thấp so với các nước có thu nhập trung bình nhưng kết quả học tập đạt được của học sinh Việt Nam là khá ấn tượng. Kết quả đánh giá thuộc “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” viết tắt là PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện cho thấy kết quả đạt được của học sinh Việt Nam đều cao hơn mức trung bình của các nước OECD. Đây là một kết quả khá tốt, phần nào thể hiện được kết quả giáo dục của toàn bộ hệ thống giáo dục và vai trò của chi NSNN cho giáo dục ở Việt Nam. Nghiên cứu tác động của tài chính công/chi NSNN tới kết quả học tập của học sinh đã được đề cập nhiều, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đa dạng và phụ thuộc vào biến đại diện/đo lường chi NSNN cho giáo dục. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho 63 ? Sè 133/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM Lê Quang Cảnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: canh@neu.edu.vn Ngày nhận: 10/07/2019 Ngày nhận lại: 20/08/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 Chi từ NSNN cho giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với kết quả của hệ thống giáo dục, thể hiện quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy nhiều quốc gia với quy mô chi cho giáo dục lớn nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng; ngược lại, một vài quốc gia với mức chi cho giáo dục thấp lại có kết quả học tập cao. Sử dụng số liệu khảo sát “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” viết tắt là PISA năm 2015 ở cấp trường, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tự chủ tài chính trong các trường trung học phổ thông tới kết quả thi PISA của học sinh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, mức độ tự chủ tài chính của các trường càng lớn thì kết quả PISA càng cao. Tuy nhiên, kết quả này không đúng với các trường tư khi họ có mức độ tự chủ cao nhất. Nghiên cứu cung cấp dẫn chứng thực nghiệm, làm cơ sở đề xuất chính sách tự chủ trong các trường học nhằm nâng cao hơn kết quả học tập của học sinh. Từ khóa: tự chủ tài chính, kết quả học tập, điểm PISA ?thấy mức độ tự chủ tài chính của các trường có ảnh hưởng rất khác nhau tới kết quả học tập của học sinh. Mức độ tự chủ tài chính có thể tác động tích cực, tiêu cực, hoặc không tác động tới kết quả học tập của học sinh được đánh giá thông qua điểm thi trong PISA. Nghiên cứu tổng quan cho thấy chi NSNN cho giáo dục hay mức độ tự chủ tài chính của trường có ảnh hưởng khác biệt tới kết quả thi PISA, có thể là tác động tích cực, tiêu cực hoặc không tác động. Chẳng hạn, Papke (2005) và Hyman (2017) nghiên cứu tác động của chi tiêu cho giáo dục từ ngân sách địa phương tới kết quả học tập của học sinh cho thấy nếu chính quyền tăng thêm 10% chi tiêu cho giáo dục sẽ làm cho tỷ lệ học sinh đạt điểm đỗ của môn Toán và Đọc tăng thêm từ 1 đến 3 điểm phần trăm; làm cho tỷ lệ học sinh nhập học và các trường Cao đẳng/Đại học tăng thêm 7%; và tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Cao đẳng/Đại học tăng thêm 11%. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tương tự cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu khác (ví dụ Card and Payne, 2002; Jackson và cộng sự, 2016; Lafortune và cộng sự, 2018; Kreisman & Steinberg, 2018). Gunnarsson và cộng sự (2008) phát hiện mức độ tự chủ tài chính của trường có tác động tích cực tới kết quả học tập của học sinh lớp 4 nhưng không có tác động tới kết quả học tập chung của trường. Hanushek, Link & Woessmann (2012) sử dụng kết quả khảo sát PISA từ năm 2000 đến 2009 cho 42 quốc gia trong khảo sát PISA đã phát hiện ra rằng mức độ tự chủ tài chính của các trường có tác động tích cực tới kết quả Toán và Đọc hiểu đối với các quốc gia phát triển, nơi hệ thống giáo dục vận hành tốt; nhưng lại tác động tiêu cực đến kết quả thi PISA đối với các quốc gia nơi có hệ thống giáo dục chưa tốt. Gần đây, trong nghiên cứu của Steinberg (2014) nghiên cứu về mức độ tự chủ tài chính của các trường học tại Mỹ cho thấy rằng tự chủ tài chính không có tác động tới kết quả môn Toán, Đọc hiểu trước khi thực hiện tự chủ, nhưng lại có tác động tích cực ở thời điểm hai năm sau khi trường thực hiện tự chủ. Lee & Polachek (2014) tìm thấy rằng mức độ tự chủ tài chính của trường học giúp làm giảm tỷ lệ bỏ học ở các trường nhưng có tác động rất ít hoặc không tác động tới kết quả học tập của học sinh. Như vậy, kết quả thực nghiệm về tác động của chi NSNN cho giáo dục tới kết quả học tập của học sinh là một vấn đề thực tế đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi bối cảnh nghiên cứu. Đó là sự hấp dẫn của chủ đề nghiên cứu này. Bài viết này nghiên cứu tác động của chi NSNN cho giáo dục thông qua mức độ tự chủ tài chính của các trường tới kết quả học tập của học sinh, đo bằng điểm thi trong PISA. Dựa trên kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đưa ra những ngụ ý chính sách phù hợp liên quan tới chính sách tự chủ trong các trường học phổ thông trung học nhằm nâng cao kết quả PISA ở Việt Nam. 2. Mô hình và phương pháp ước lượng Nghiên cứu này sử dụng mô hình được xây dựng bởi Hanushek, Link & Woessmann (2012) theo đó điểm PISA của học sinh phụ thuộc vào đặc điểm của học sinh và đặc điểm của trường học. Tuy nhiên khi đề cập ở cấp trường, điểm trung bình PISA ở cấp trường bây giờ không còn phụ thuộc vào đặc điểm của học sinh mà phụ thuộc vào các biến thuộc cấp trường, trong đó mức độ tự chủ tài chính của trường là biến nghiên cứu quan tâm. Mô hình nghiên cứu có dạng: Y=α+βI+Xθ+ϵ (1) Trong đó, Y là điểm PISA được đại diện lần lượt là điểm Toán, Khoa học, Đọc hiểu và tổng điểm PISA; I là mức độ tự chủ tài chính tài chính của trường học; X là véc tơ đặc điểm của trường học, và ϵ là sai số ngẫu nhiên. Các biến độc lập đưa vào mô hình ước lượng ở đây dựa vào ba cơ sở. Thứ nhất, đó là cơ sở lý thuyết xây dựng trong nghiên cứu của Hanushek, Link & Woessmann (2012). Thứ hai, trong bối cảnh dữ liệu ở cấp trường, các đặc điểm liên quan tới cá nhân học sinh được loại bỏ. Thứ ba, Sè 133/201964 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học 65 ? Sè 133/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 1: Định nghĩa và mô tả các biến độc lập trong mô hình Tên biӃn ĈӏQKQJKƭDÿROѭӡng MӭFÿӝ tӵ chӫ MӭFÿӝ tӵ chӫ tài chính cӫD7UѭӡQJÿѭӧFÿREҵng tӹ lӋ chi tiêu cӫDWUѭӡng tӯ các nguӗn ngoài NSNN trong tәng chi tiêu cӫDWUѭӡng 7әQJVӕKӑFVLQK Tәng sӕ hӑc sinh cӫDWUѭӡng 7ӹOӋKӑFVLQKQӳ Tӹ lӋ hӑc sinh nӳ cӫDWUѭӡng trên tәng sӕ hӑc sinh 6ӕPi\WtQKQӕLPҥQJ Sӕ Oѭӧng máy tính có kӃt nӕi internet cӫDWUѭӡng &yFiFFkXOҥFEӝ NӃXWUѭӡng có các câu lҥc bӝ QKѭNKRDKӑc, cӡ vua, máy tính, nghӋ thuұW« BiӃn có giá trӏ là 1 nӃXQKjWUѭӡng có 1 trong các câu lҥc bӝ này và 0 nӃu không có &yKRҥWÿӝQJYăQQJKӋWKӇ thao Có hoҥWÿӝQJYăQQJKӋ, thӇ WKDRFyÿӝLYăQQJKӋ, ban nhҥF«%LӃn nhұn giá trӏ là 1 nӃXQKjWUѭӡng có mӝt trong các hoҥWÿӝng này và 0 nӃu không có &yWKtQJKLӋP Phòng thí nghiӋm và các vұt liӋXQJѭӡLKѭӟng dүn thí nghiӋP«%LӃn nhұn giá trӏ là 1 nӃXQKjWUѭӡng có phòng thí nghiӋPYjÿҧm bҧo các yêu cҫu vӅ vұt liӋXQJѭӡLKѭӟng dүn và 0 nӃXNK{QJÿҧm bҧo 7ӹOӋKӑFVLQK giáo viên Tӹ lӋ hӑc sinh trên giáo viên cӫDWUѭӡng *LiRYLrQOjWKҥFVƭ Sӕ OѭӧQJJLiRYLrQFyWUuQKÿӝ thҥc sӻ trӣ lên ĈiQKJLiJLiRYLrQWӯ bên ngoài 1KjWUѭӡng thӵc hiӋn viӋFÿiQKJLiJLiRYLrQWӯ bên ngoài. BiӃn nhұn giá trӏ là 1 nӃXQKjWUѭӡng thӵc hiӋQÿiQKJLiJLiRYLrQWӯ bên ngoài và 0 nӃu không có ĈiQKJLiKӑFVLQKWӯErQ ngoài 1KjWUѭӡng thӵc hiӋn viӋFÿiQh giá hӑc sinh tӯ bên ngoài. BiӃn nhұn giá trӏ là 1 nӃXQKjWUѭӡng thӵc hiӋQÿiQKJLiKӑc sinh tӯ bên ngoài và 0 nӃu không có 9ҩQÿӅKӑFVLQK BiӃn này thӇ hiӋn nhӳng vҩQÿӅ cӫDWUѭӡng nҧy sinh tӯ phía hӑFVLQKQKѭQJKӍ hӑc, trӕn tiӃt, không tôn trӑng giáo YLrQ«%LӃn có giá trӏ là 1 nӃu hӑc sinh cӫDWUѭӡng có các hành vi trên và 0 nӃu không có 9ҩQÿӅJLiRYLrQ BiӃn này thӇ hiӋn nhӳng vҩQÿӅ cӫDWUѭӡng nҧy sinh tӯ SKtDJLiRYLrQQKѭ NK{QJÿiSӭng yêu cҫu, nghӍ dҥy, chӕng lҥi sӵ WKD\ÿәi, chuҭn bӏ bài không tӕW«%LӃn có giá trӏ là 1 nӃu giáo viên cӫDWUѭӡng có các hành vi trên và 0 nӃu không có 6ӵWKDPJLDFӫDSKөKX\QK ĈROѭӡng sӵ tham gia cӫa hӝi phө huynh hӑc sinh vào các hoҥWÿӝng cӫa WUѭӡng. BiӃn có giá trӏ là 1 nӃu phө huynh hӑc sinh cӫDWUѭӡng có tham gia vào các hoҥWÿӝng cӫDWUѭӡng và 0 nӃu không có 0LӅQ1DP 7Uѭӡng hӑc ӣ khu vөc miӅn Nam bҵng 1 và 0 ӣ các miӅn khác 0LӅQ7UXQJ 7Uѭӡng hӑc ӣ khu vөc miӅn Trung bҵng 1 và 0 ӣ các miӅn khác ?các biến và đo lường là sẵn có trong khảo sát PISA năm 2015 của Việt Nam. Các biến cụ thể của mô hình được mô tả trong Bảng 1. Một vấn đề có thể nảy sinh là các điểm thành phần của PISA (Toán, Đọc và Khoa học) có thể đều chịu sự chi phối của các yếu tố không quan sát được của cá nhân học sinh và có thể dẫn tới vấn đề nội sinh. Tuy nhiên, trong cách thiết kế khảo sát PISA thì các điểm thi được đánh giá độc lập nhau và đã được tính trung bình ở cấp trường nên điều này đã giải quyết được phần nào những biến không quan sát được ở cấp độ cá nhân như năng lực, phẩm chất của học sinh. Việc ước lượng bằng OLS thông thường cho kết quả không chệch và nhất quán. 3. Số liệu 3.1. Chi NSNN cho giáo dục ở Việt Nam Chi tiêu cho giáo dục bao gồm hai nguồn chính là chi từ NSNN và hộ gia đình. Phần giới thiệu này chỉ trình bày chi từ NSNN mà không đề cập tới chi từ hộ gia đình cho giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục được tách ra làm hai bộ phận: Chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư. Kết quả thực hiện chi NSNN cho giáo dục của Việt Nam được đề cập trong Hình 1 dưới đây. Chi NSNN cho giáo dục không ngừng tăng lên, với tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2011-2016 là 14,5%/năm và đạt 238561 tỷ đồng (tương đương khoảng 11 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016). Trong đó, phần lớn chi NSNN cho giáo dục phục vụ cho chi tiêu thường xuyên (chủ yếu là chi cho con người, chi hoạt động giáo dục,) chiếm trung bình trên 80%, còn lại khoảng 20% được sử dụng cho chi đầu tư như xây dựng trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ việc dạy học (máy tính, đồ dùng dạy học, bàn ghế,). Theo Ngân hàng Thế giới (2018), mức chi NSNN cho giáo dục bình quân trên một học sinh ở Việt Nam đạt ở mức 630 đô la Mỹ/học sinh/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình chi NSNN cho giáo dục bình quân đầu học sinh của các quốc gia có thu nhập trung bình là 1039 đô la Mỹ/học sinh/năm. Nếu so sánh với mục tiêu đảm bảo chi NSNN cho giáo dục ở mức 20% tổng chi NSNN thì Sè 133/201966 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Hình 1: Tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục Việt Nam, 2011-2016 Nguồn: Số liệu quyết toán NSNN từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính đây vẫn là một mục tiêu phấn đấu. Theo số liệu quyết toán NSNN, tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục trung bình giai đoạn 2011-2016 đạt 17,84% tổng chi NSNN. Riêng năm 2016, tỷ lệ này là 17,5% và vẫn còn một khoảng cách để đạt mục tiêu 20% của tổng chi NSNN cho giáo dục. 3.2. Giới thiệu về PISA PISA là viết tắt của “Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế” do tổ chức OECD đề xuất và thực hiện. Khảo sát PISA nhằm đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi ở các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD về Toán, Khoa học và Đọc hiểu. Chương trình đánh giá PISA được thực hiện từ năm 2000 và lặp lại 3 năm một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Khảo sát PISA năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số khoảng 540.000 học sinh trung học tham gia. PISA cũng khảo sát mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước (OECD, 2018). Việt Nam đã tham gia khảo sát PISA được hai lần vào năm 2012 và 2015. Khảo sát PISA năm 2018 đang thực hiện và chưa có kết quả công bố cuối cùng. Kết quả khảo sát PISA trong hai lần vừa qua của Việt Nam được đánh giá là tốt và nhận được sự chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý giáo dục. Kết quả PISA của Việt Nam được trình bày trong Bảng 2 dưới đây. Kết quả khảo sát PISA cho thấy rằng kết quả học tập của học sinh Việt Nam là khá ấn tượng. Trong lần đánh giá gần nhất vào năm 2015, học sinh Việt Nam có kết quả đánh giá về Khoa học đứng vị trí thứ 8/72 quốc gia tham gia, 22/72 về Toán và thứ 32/72 về Đọc hiểu. Kết quả này cũng phản ánh phần nào kết quả học tập của học sinh Việt Nam lứa tuổi 15 ở năm 2015. 3.3. Mẫu nghiên cứu Số liệu sử dụng trong phân tích này được trích từ khảo sát PISA năm 2015 ở cấp trường. Có 188 trường được lựa chọn tham gia khảo sát và trung bình mỗi trường có khoảng 31 học sinh tham gia vào khảo sát. Các trường được lựa chọn đại diện cho ba miền Bắc (bao gồm Đông Bắc và Tây Bắc bộ), miền Trung (bao gồm Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên), miền Nam (bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ). Tỷ lệ học sinh nam và nữ ở mức khá cân bằng với 50,2% là nữ và 49,8% là nam. Trong mẫu nghiên cứu có 92,5% là các trường công lập và tỷ lệ các trường dân lập là 7,5%. Mức độ tự chủ tài chính hay mức độ phụ thuộc vào tài chính từ NSNN được đo bằng tỷ trọng kinh phí của nhà nước cấp cho trường trong tổng chi phí của trường. Trong mẫu khảo sát PISA năm 2015, có 14 trường tự chủ 100% kinh phí (chiếm 7,5% - trường tư), có 51 trường phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí từ nhà nước cấp (chiếm 27,1% tổng số trường). Còn lại các trường có mức độ phụ thuộc vào NSNN từ 10% đến 99% chiếm 65,3% tổng số trường tham gia khảo sát. 67 ? Sè 133/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 2: Điểm PISA của Việt Nam và trung bình OECD, 2012 và 2015 9LӋW1DP Trung bình OECD 2012 2015 2012 2015 Toán 511 495 494 490 Khoa KӑF 528 525 501 493 ĈӑFKLӇX 508 487 496 493 ?4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả PISA theo mức độ tự chủ tài chính Trước tiên, nghiên cứu xem xét kết quả thi PISA với các mức độ tự chủ tài chính của trường. Mức độ tự chủ tài chính của trường được chia thành ba nhóm trường: Tự chủ hoàn toàn, Tự chủ một phần và Không tự chủ. Kết quả PISA thành phần Toán, Khoa học và Đọc hiểu trung bình theo từng nhóm trường với mức tự chủ tài chính được thể hiện trong Bảng 3. Kết quả tính toán cho thấy các trường tự chủ tài chính hoàn toàn có điểm PISA trung bình thấp nhất, tuy nhiên những trường mà nhà nước cung cấp toàn bộ kinh phí hoạt động cũng không phải là trường có điểm PISA trung bình cao nhất. Các trường tự chủ một phần kinh phí là trường có điểm PISA cao nhất, cao hơn tổng điểm PISA trung bình của trường tự chủ hoàn toàn là 103 điểm (trung bình 34,4 điểm/môn) và trường nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí là 53 điểm (trung bình 17,6 điểm/môn). Kết quả này cho thấy các trường tự chủ một phần kinh phí hoạt động có kết quả học tập thông qua điểm PISA cao nhất trong bối cảnh ở Việt Nam. Nếu xem xét sự khác biệt về điểm PISA theo loại hình trường, bao gồm trường công lập và tư nhân, kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể, được thể hiện trong Hình 2. Trường công lập nhận kinh phí hoạt động từ NSNN có kết quả PISA trung bình cao hơn so với các trường tư nhân. Điều này cho thấy được vai trò quan trọng của NSNN cấp cho các trường học ở Sè 133/201968 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Hình 2: Điểm PISA theo loại hình trường học Bảng 3: Kết quả PISA trung bình theo từng nhóm trường với mức độ tự chủ tài chính kinh phí khác nhau Nguồn: Tính toán từ khảo sát PISA năm 2015 7UѭӡQJWӵFKӫ hoàn toàn (1) 7UѭӡQJWӵFKӫ PӝWSKҫQ (2) 7UѭӡQJNK{QJ WӵFKӫ (3) Chung Toán 460 496 476 495 .KRDKӑF 487 525 511 525 ĈӑFKLӇX 458 488 469 487 6ӕWUѭӡQJ 14 123 51 188 ĈLӇPFKrQKOӋFKYӟL7UѭӡQJWӵFKӫPӝWSKҫQ Chênh O͏FKÿL͋P7RiQ 36 20 Chênh O͏FKÿL͋P.KRDK͕F 37 14 Chênh O͏FKÿL͋PĈ͕F KL͋X 30 19 bậc học phổ thông. Tuy nhiên, các trường tự chủ một phần kinh phí hoạt động mới là trường có kết quả PISA cao nhất trong bối cảnh của Việt Nam. Đây là một điều đáng lưu ý trong bối cảnh Việt Nam thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa mức độ tự chủ kinh phí hoạt động của trường với điểm PISA trung bình, kết quả mô tả tương quan được thể hiện trong Hình 3. Kết quả này không cho thấy mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa mức độ tự chủ tài chính của trường học với lại điểm PISA trung bình toàn trường. Tuy nhiên, các trường có mức độ tự chủ tài chính cao nhất gắn với điểm PISA thấp; các trường không tự chủ cũng có một số lượng lớn các trường có điểm PISA thấp; các trường học có mức độ tự chủ tài chính một phần (NSNN chi khoảng trên 60% tổng chi của nhà trường) là những trường có điểm PISA trung bình ở mức cao. 4.2. Tác động của tự chủ tài chính tới điểm PISA Phần này xem xét tác động của mức độ tự chủ tài chính trong các trường trung học phổ thông ở Việt 69 ? Sè 133/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát PISA 2015 Hình 3: Mối quan hệ tương quan giữa mức độ tự chủ tài chính với điểm PISA trung bình của các trường tham gia khảo sát 30 0 40 0 50 0 60 0 70 0 0 20 40 60 80 100 0ӭFÿӝWӵFKӫ 40 0 50 0 60 0 70 0 0 20 40 60 80 100 0ӭFÿӝWӵFKӫ 30 0 40 0 50 0 60 0 70 0 0 20 40 60 80 100 0ӭFÿӝWӵFKӫ 10 00 12 00 14 00 16 00 18 00 20 00 0 20 40 60 80 100 0ӭFÿӝÿӝFKӫ ? Sè 133/201970 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 4: Kết quả ước lượng thực nghiệm tác động của tự chủ tài chính của trường học với kết quả PISA Ghi chú: *, **, *** thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%; Số trong ngoặc đơn là giá trị t (t-value) Mô hình 1 ĈLӇP7RiQ Mô hình 2 ĈLӇP.KRDKӑF Mô hình 3 ĈLӇP ĈӑFKLӇX Mô hình 4 7әQJÿLӇP 0ӭFÿӝWӵFKӫ 4,904** 2,912 5,854*** 13,67** (2,07) (1,94) (1,87) (5,69) 7әQJVӕKӑFVLQK 0,0207*** 0,0180*** 0,0217*** 0,0604*** (0,01) (0,01) (0,01) (0,02) 7ӹOӋKӑFVLQKQӳ 1,931*** 1,771*** 1,992*** 5,695*** (0,35) (0,33) (0,32) (0,96) 6ӕPi\WtQKQӕLPҥQJ 0,144 0,0838 0,0935 0,32 (0,09) (0,09) (0,08) (0,25) &yFiFFkXOҥFEӝ 9,021 10,87* 14,69** 34,58* (6,78) (6,36) (6,13) (18,65) &yKRҥWÿӝQJYăQQJKӋWKӇWKDR 30,25** 7,524 12,94 50,72 (15,29) (14,36) (13,83) (42,08) &yWKtQJKLӋP 4,534 6,774 4,277 15,59 (7,39) (6,94) (6,69) (20,33) 7ӹOӋKӑFVLQKJLiRYLrQ -27,28 -55,59 -54,14 (137,00) (70,02) (65,76) (63,34) (192,70) *LiRYLrQOjWKҥFVƭ 1,414*** 1,239*** 1,197*** 3,850*** (0,27) (0,25) (0,24) (0,73) ĈiQKJLiJLiRYLrQWӯErQQJRjL 4,671 5,736 3,74 14,15 (7,10) (6,66) (6,42) (19,53) ĈiQKJLiKӑFVLQKWӯErQQJRjL -9,469 -9,58 -9,819* -28,87* (6,26) (5,88) (5,66) (17,22) 9ҩQÿӅKӑFVLQK -8,875 -8,133 (5,49) (22,49) (6,53) (6,13) (5,90) (17,96) 9ҩQÿӅJLiRYLrQ 8,201 7,31 8,199 23,71 (6,50) (6,10) (5,88) (17,88) 6ӵWKDPJLDFӫDSKөKX\QK 0,0968 0,0405 0,0143 0,15 (0,11) (0,11) (0,10) (0,31) 0LӅQ1DP -2,248 -8,614 -7,96 (18,82) (7,75) (7,28) (7,01) (21,32) 0LӅQ7UXQJ -5,302 -5,816 -7,452 (18,57) (7,18) (6,75) (6,50) (19,77) +ӋVӕFҳW 304,9*** 378,1*** 315,8*** 998,8*** (24,53) (23,04) (22,19) (67,51) 6ӕTXDQViW 188 188 188 188 R-VTKLӋXFKӍQK 0,566 0,528 0,593 0,579 Nam với kết quả thi PISA trung bình của trường. Thực hiện ước lượng cho mô hình trong phương trình (1) với các biến được mô tả trong Bảng 1, kết quả ước lượng tác động của tự chủ tài chính của trường học tới kết quả điểm PISA lần lượt cho Toán, Khoa học, Đọc hiểu và tổng điểm PISA được thể hiện trong Bảng 4. Kết quả ước lượng cho thấy mức độ tự chủ của trường học có tác động tích cực tới điểm PISA. Mức độ tự chủ tài chính tăng thêm 1 điểm phần trăm sẽ khiến điểm PISA tăng thêm 13,67 điểm. Khi mức độ tự chủ tài chính của trường tăng thêm 1 điểm phần trăm có thể giúp điểm thi môn Toán tăng thêm 4,9 điểm và điểm môn Đọc hiểu tăng thêm 5,9 điểm. Điều này thấy được vai trò quan trọng của tự chủ tài chính trong các trường đối với việc cải thiện điểm số PISA. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu tự chủ tài chính toàn bộ, tức là nhà nước không cấp ngân sách cho các hoạt động cho các trường thì kết quả cho thấy điểm PISA của các trường này là thấp nhất. Ngụ ý chính sách ở đây là các trường muốn tăng kết quả PISA thì cần thực hiện tự chủ một phần chứ không phải nhà nước để mặc các trường tự lo hoặc nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí của trường. Ngoài ra, quy mô của trường, tỷ lệ học sinh nữ và số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên càng lớn thì càng quan trọng trong việc tăng kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả PISA. Ngụ ý chính sách ở đây là các trường/cơ quan quản lý giáo dục có chính sách khuyến khích giáo viên học tập nâng cao kiến thức, nhằm chuyển năng lực của mình sang kết quả học tập của học sinh. Kết quả ước lượng cũng cho thấy các trường có các câu lạc bộ và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, có tác động tích cực tới kết quả điểm thi PISA của học sinh. Điều này ngụ ý rằng nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục cần có chính sách khuyến khích sự tham gia đầu tư vào các hoạt động, câu lạc bộ nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả thi PISA. 5. Kết luận Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của tự chủ tài chính của trường tới kết quả học tập của học sinh thông qua điểm thi PISA. Sử dụng số liệu khảo sát PISA năm 2015 ở cấp trường, kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy: (i) các trường công lập có điểm PISA cao hơn đáng kể so với các trường ngoài công lập; (iii) các trường có tỷ lệ tự chủ tài chính toàn bộ thì có điểm PISA trung bình toàn trường là thấp nhất; và (iii) điểm PISA trung bình cao nhất thuộc về các trường có mức độ tự chủ tài chính một phần. Kết quả phân tích hồi quy thì cho thấy mức độ tự chủ tài chính tăng lên khiến cho tổng điểm PISA, điểm Toán và Đọc hiểu trung bình của trường cũng tăng lên. Ngoài ra, các trường có số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên càng lớn, có các câu lạc bộ, có hoạt động văn nghệ thể thao, thì kết quả PISA càng cao hơn. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên, một vài kết luận quan trọng được rút ra: (i) Vai trò của chi NSNN cho các trường phổ thông trung học đóng vai trò quan trọng và là yếu tố cơ bản đảm bảo kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả PISA. (ii) Các trường tự chủ một phần kinh phí sẽ là các trường có kết quả học tập của học sinh cao nhất thông qua điểm PISA. Nghiên cứu việc phân cấp tự chủ kinh phí cho các trường học một cách phù hợp sẽ giúp tăng kết quả PISA của các trường và vừa làm giảm áp lực ngân sách của Nhà nước. (iii) Chi từ NSNN sẽ chú trọng tới chi cho con người và chi đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên, còn chi từ nguồn khác tập trung vào các hoạt động bổ trợ như văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ, Làm được như vậy là cơ sở để các nhà trường nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả khảo sát PISA.u 71 ? Sè 133/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Tài liệu tham khảo: 1. Card, D. and Payne, A. A. (2002), School finance reform, the distribution of school spending, and the distribution of student test scores, Journal of public economics, 83(1): 49-82. 2. Gunnarsson, V., Orazem, P., Sánchez, M. and Verdisco, A. (2008), Does Local School Control Raise Student Outcomes? Evidence on the Roles of School Autonomy and Parental Participation, Working Paper Series, Department of Economics, Iowa State University 3. Hanushek, E., Link, S. and Woessmann, L. (2012), Does School Autonomy Make Sense Everywhere? Panel Estimates from PISA, ADB Economics Working Paper Series N0. 296 4. Hyman, J. (2017), Does money matter in the long run? effects of school spending on educational attainment, American Economic Journal: Economic Policy, 9(4): 256-280. 5. Jackson, C. K., Johnson, R. C., and Persico, C. (2016), The effects of school spending on education- al and economic outcomes: Evidence from school finance reforms, The Quarterly Journal of Economics, 131(1):157-218. 6. Kreisman, D. and Steinberg, M. (2018), The Effect of Increased Funding on Student Achievement: Evidence from Texas’s Small District Adjustment, Kreisman_Texas.pdf. 7. Lafortune, J., Rothstein, J., and Schanzenbach, D. W. (2018), School finance reform and the distribution of student achievement, American Economic Journal: Applied Economics, 10(2):1-26. 8. Lee, K.G and Polachek, S. (2014), Do School Budgets Matter? The Effect of Budget Referenda on Student Performance, IZA Discussion Paper No. 8056. 9. Ngân hàng Thế giới (2018), Việt Nam: Nhu cầu chi tiêu để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Báo cáo đánh giá thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững. 10. OECD (2018), An introduction to PISA, 11. Papke, L. E. (2005), The effects of spending on test pass rates: evidence from Michigan, Journal of Public Economics, 89(5-6): 821–839. 12. Steinberg, M. (2014), Does Greater Autonomy Improve School Performance? Evidence from a Regression Discontinuity Analysis in Chicago, Education Finance and Policy, 9(1): 1-35. Summary Spending state budget on education is vital to the performance of the education system, given the atti- tude to education as a top priority in Vietnam. In fact, several countries that spend large amounts on education do not achieve good performance. On the other hand, several countries with small budget for education have enjoyed good return. Applying data from Program for International Student Assessment (PISA) in 2015 at high schools, the study investi- gates the influence of financial autonomy at high schools on Vietnamese students’ PISA scores. The experimental research results show that the higher the level of financial autonomy at high schools, the higher PISA scores. However, the results are not true for private high school as they have the highest autonomy level. The study provides experimental proofs as the basis to suggest financial autonomy policies for high schools to improve students’ learn- ing results. Sè 133/201972 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học
File đính kèm:
- tu_chu_tai_chinh_va_ket_qua_hoc_tap_o_cac_truong_trung_hoc_p.pdf