Vai trò của biển đảo trong quá trình kháng chiến cứu nước ở tỉnh Thanh Hóa (1946-1972)

TÓM TẮT:

Thanh Hóa là 1 trong 28 tỉnh thành Việt

Nam có biển đảo, do đó nằm trong chiến lược

biển Việt Nam. Trong lịch sử và qua 2 cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rõ vị trí vai

trò đó của vùng biển đảo xứ Thanh. Bài viết

sẽ làm rõ vai trò biển đảo ở 1 tỉnh – ý nghĩa

quan trọng của Thanh Hóa trong chiến lược

biển Việt Nam thời hiện đại.

pdf 8 trang yennguyen 2420
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của biển đảo trong quá trình kháng chiến cứu nước ở tỉnh Thanh Hóa (1946-1972)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của biển đảo trong quá trình kháng chiến cứu nước ở tỉnh Thanh Hóa (1946-1972)

Vai trò của biển đảo trong quá trình kháng chiến cứu nước ở tỉnh Thanh Hóa (1946-1972)
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 
 Trang 13 
Vai trò của biển đảo 
trong quá trình kháng chiến cứu nước 
ở tỉnh Thanh Hóa (1946-1972) 
 Vũ Quý Tùng Anh 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
Ngày nhận bài: 18/4/2016 
Ngày chấp nhận đăng bài: 25/5/2017 
TÓM TẮT: 
Thanh Hóa là 1 trong 28 tỉnh thành Việt 
Nam có biển đảo, do đó nằm trong chiến lược 
biển Việt Nam. Trong lịch sử và qua 2 cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc 
Mỹ bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rõ vị trí vai 
trò đó của vùng biển đảo xứ Thanh. Bài viết 
sẽ làm rõ vai trò biển đảo ở 1 tỉnh – ý nghĩa 
quan trọng của Thanh Hóa trong chiến lược 
biển Việt Nam thời hiện đại. 
Từ khóa: biển đảo Thanh Hóa, kháng chiến cứu nước 
Đặt vấn đề 
Trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 
phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về 
biển, làm giàu từ biển, mỗi tỉnh thành có biển giữ vị 
trí vai trò quan trọng, nhất là việc phát huy tiềm 
năng thế mạnh biển đảo trong xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc trước đây, đến phát triển kinh tế - xã hội 
trong giai đoạn hiện nay. Là 1 trong 28 tỉnh thành 
Việt Nam có biển, Biển ở Thanh Hóa nằm trong 
vùng biển Vịnh Bắc bộ, có diện tích khá rộng và nối 
liền với biển các tỉnh Bắc Trung bộ. Đặc biệt là biển 
ở Tỉnh Thanh có nhiều đảo giữ vị trí chiến lược 
quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước 
của dân tộc thời hiện đại, quân và dân tỉnh Thanh đã 
tham gia và lập nhiều công tích, góp phần vào thắng 
lợi của khu IV và cả nước, trong đó nhiều trận đánh 
ác liệt đã diễn ra trên vùng biển đảo. 
1. Không gian biển đảo Thanh Hóa – đặc 
điểm và tiềm năng 
1.1. Quần đảo Biện Sơn1 (Nghi Sơn) là một 
phần của phòng tuyến chiến lược 
1 Theo kết quả nghiên cứu gần đây, người ta gọi là quần đảo Biện Sơn, vì 
đảo này được bao bọc bởi nhiều đảo và các hòn khác. 
Biện Sơn là một hòn đảo mà nhân dân địa 
phương thường gọi là “hòn Biện Sơn”. Đảo Biện 
sơn ở gần biển cực Nam của Thanh Hóa, nay thuộc 
xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Diện tích đảo Biện 
Sơn gần 4km2, chiều dài hơn 4km, chiều ngang chỗ 
rộng nhất hơn 1km, trên đảo có nhiều núi, ngọn cao 
nhất 162m. 
Biện Sơn là hòn đảo gần bờ nhất trong số một 
loạt đảo lớn nhỏ thuộc vùng biển phía Nam Thanh 
Hóa, hiện nay gọi là quần đảo Biện Sơn: Hòn Mê, 
Hòn Đót, Hòn Miệng, Hòn Ruột nhân dân thường 
gọi là Hòn Bung, Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Bảng, 
trong đó lớn nhất là là Hòn Mê. Đảo Nghi Sơn phía 
Đông nhìn ra biển cả mênh mông, phía Tây gần đất 
liền, cách khoảng 500-800m, hiện nay có đường ô 
tô ra tận đảo. Do sự bồi đắp của phù sa sông Hà 
Nẫm và do hai con đê mới đắp, thuyền bè đi biển 
phải đi dọc theo bờ biển phía Đông, nhưng trước 
đây, cho đến khoảng cuối Lê đầu Nguyễn, con 
đường ven biển trong ra ngoài đi theo giải nước 
biển giữa đảo và bờ biển. Thuyền bè đi theo đường 
này vừa gần, vừa tránh được sóng gió của biển cả. 
Nhân dân trong vùng duyên hải Thanh Hóa còn lưu 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X2-2017 
Trang 14 
truyền một bài ca đi biển thường gọi là Nhật trình 
Ông Ninh”2. 
Vũng Ngọc vào quãng giữa phía Tây đảo Biện 
Sơn. Đấy là một vùng biển kín, thuyền bè thường 
dừng lại nghỉ ngơi và mua củi, lấy nước 
Phía Bắc đảo Biện Sơn có một vụng biển lõm 
vào khá sâu, ba bề núi bao bọc, gọi là Vụng Biện. 
Đó là một vụng biển khá rộng, kín gió, có thể chứa 
được hàng trăm chiến thuyền. 
Ngược dòng lịch sử, thời Tây Sơn với phòng 
tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, nghĩa quân Tây Sơn đã 
lập căn cứ thủy quân lợi hại ở vùng biển Biện Sơn 
để bổ sung và phối hợp với phòng tuyến bộ ở Tam 
Điệp, tạo thành một phòng tuyển thống nhất Tam 
Điệp – Biện Sơn, phối hợp chặt chẽ hai mặt thủy bộ. 
Căn cứ thủy Biện Sơn chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng 
địa hình và sử dụng, bố trí binh lực tài giỏi của quân 
đội Tây Sơn để có thể với một số quân không nhiều 
vẫn tạo nên được sức phòng ngự mạnh mẽ. 
Trên đảo Biện Sơn hiện nay còn di tích ba 
thành nhỏ đều xây dựng bằng cách ghép đá, phần 
lớn không dùng vôi vữa trừ đôi chỗ cần thiết. Thành 
thứ nhất ở Đông Bắc, thành thứ 2 ở góc Đông Nam, 
còn thành thứ 3 ở sườn phía Tây của đảo. Theo 
nhân dân địa phương kể lại, ba thành trên đảo Biện 
Sơn đều do Ông Ninh (tức vua Trang Tông Lê Duy 
Ninh) xây dựng và gọi chung là thành Ông Ninh. 
Điều chắc chắn là thành đồn tuần ty thời Lê3. Tuần 
ty Biện Sơn đóng ở đây để kiểm soát và đánh thuế 
thuyền qua lại. Sang đời Nguyễn, các thành trên đảo 
Biện Sơn được sửa chữa xây dựng lại. Đầu đời Gia 
Long xây lại thành đồn là bảo Biện Sơn. Quy mô 
bảo Biện Sơn “chu vi 58 trượng 8 thước 8 tấc (hơn 
2 Trong bài ca này có nhiều địa danh vùng ven biển Nam Thanh 
Hóa:Làng Danh là Ba Làng, nay tuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh 
Gia. Lạch Bạng tức cửa Bạng, hay cửa Du Xuyên, thuộc xã Hải 
Thanh. Trên ngọn núi đầu cửa Bạng có đền thờ “tứ vị thánh 
mẫu” tương truyền vào tháng Giêng có cá voi vào chầu. Bung, 
Mê, Sổ, Sập, Bảng là tên hòn đảo phía ngoài Biện Sơn. Trên hòn 
Mê có tảng đá hình con voi. Phía Đông Bắc đảo Biện Sơn có đền 
thờ Thánh Cả. Ngọc là vũng Ngọc ở về phía Tây đảo Biện Sơn, 
xưa kia là nơi có nhiều Ngọc trai và nhà Lê có mở trường lấy 
ngọc ở đấy. 
3 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch Nxb 
Sử học, Hà Nội, tập I, tr. 45. 
250m), cao 8 thước hai tấc (gần 3m5) có một kỳ đài, 
một nhà quân, 12 khẩu đại bác, một kho thuốc 
súng”4. Thành Hươi cũng được xây dựng lại vào 
năm Minh Mệnh thứ chín (1828) và mang tên là 
pháo đài Tĩnh Hải. Công sự này “chu vi 11 trượng 8 
thước (hơn 47m), cao 5 thước 5 tấc (2m2), có một 
kỳ đài, một nhà quân và 4 khẩu đại bác”5. 
Còn thành Ngọc (hay thành Nguyệt), do đường 
biển qua phía Tây đảo bị bồi lấp và cạn dần, nên 
cũng mất dần vị trí quan trọng của nó và sang đời 
Nguyễn không được tu bổ, xây dựng lại bao nhiêu. 
Các di tích còn lại trên đảo Nghi Sơn hiện nay, 
rõ ràng qua sự tu tạo thời Nguyễn. Có thể khẳng 
định rằng: Trong thời gian đóng quân ở Biện Sơn, dĩ 
nhiên quân Tây Sơn sử dụng những thành có sẵn 
trên đảo. Chiến thuyền quân Tây Sơn đóng trọng 
vụng Biện, vụng Ngọc và một bộ phận quân đội lên 
đóng đồn ở những thành ven núi để cùng phối hợp 
bảo vệ hòn đảo trọng yếu này nếu quân địch dám 
tấn công, và nhất là để khống chế chặc chẽ cả vùng 
biền Nam Thanh Hóa, kiểm soát con đường ven 
biển từ Bắc vào Nam. 
Như vậy, quần đảo Biện Sơn là cả một vùng 
biển rộng lớn bao quanh hòn đảo, phía Tây đến bờ 
biển Nam Thanh Hóa, phía Đông là một loạt đảo 
lớn nhỏ quanh Hòn Mê (nay gọi là đảo Mê). 
1.2. Hòn Mê, Hòn Nẹ – những “Chiến hạm 
nổi” gần bờ 
Đảo Mê nằm ở Đông Nam tỉnh Thanh Hóa, ở 
toạ độ 1050 kinh đông, 19°22’25”vĩ độ Bắc, cách 
Nghi Sơn 8 km, cách cửa Bạng 17km, cách Hải 
Bình (Tĩnh Gia) 13km và cách Sầm Sơn 40km theo 
đường chim bay; có diện tích trên 4km2. 
Hòn Nẹ cao 84m, có diện tích 10ha. Phía Nam 
là một quần đảo, trong đó lớn nhất là đảo Mê, có độ 
cao 243m và hàng loạt đảo: Hòn Đót, Hòn Miệng, 
Hòn Vạt, Hòn Góc v.v.. Nếu kể cả cụm đảo Nghi 
Sơn thì diện tích của chúng khoảng 800ha. 
4 Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Nhà 
xuất bản KHXH, Hà Nội, 1970, Tập II, tr. 243. 
5 Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Sđd,Tập II, tr. 
243. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 
 Trang 15 
Là các vị trí tiền tiêu, là "chiến hạm nổi" ngăn 
chặn, tiêu diệt quân địch tấn công từ biển vào đất 
liền. Đảo Mê có địa hình lý tưởng cho các tàu 
thuyền neo đậu mỗi khi sóng to gió lớn, vụng biển 
rộng lại có độ sâu, nên trở thành khu cảng quan 
trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ quốc 
phòng mỗi khi có chiến tranh. Về mặt quân sự và 
quốc phòng, đảo Mê có giá trị rất lớn, có vị trí sống 
còn đối với Thanh Hóa, Quân khu IV và Bắc Miền 
Trung trong lịch sử hiện đại. 
1.3. Cửa biển (lạch) và bờ biển bồi tụ 
Thanh Hóa có 7 cửa biển lớn, (thường gọi là 
bảy cửa lạch): Cửa Càn (sông Hoạt), lạch Sung 
(sông Lèn), lạch Trường (sông Tuần), Cửa Hới 
(Sông Mã), lạch Ghép (sông Yên), lạch Bạng (sông 
Lạch Bạng) và lạch Hà Nẫm. Dọc bờ biển cũng có 
nhiều khối núi: núi Hoằng Trường, núi Trường Lệ, 
núi Do Xuyên, Nghi Sơn v.v. và một số vụng như 
vụng Gầm, vụng Thủi, vụng Biện Sơn, vụng Quyền 
v.v.. Bờ biển Thanh Hoá thuộc loại bờ biển bồi tụ - 
mài mòn, mặc dù đôi chỗ xen kẽ những đoạn đang 
bị lở như: Hậu Lộc, Hải Ninh, Hải Thịnh (Tĩnh 
Gia), Quảng Thái (Quảng Xương). Bởi vậy cần phải 
xây dựng các đê, kè chắn sóng. Nơi bờ biển được 
bồi tụ nhanh nhất là Nga Sơn do phù sa sông Hồng, 
sông Đáy đưa vào, còn các đoạn khác tốc độ bồi tụ 
chậm hơn. Tuyệt đại bộ phận bờ biển có cát mịn và 
sạch. Càng vào phía Nam càng có nhiều cồn cát và 
độ cao của chúng càng lớn. Ven bờ có nhiều bãi cát 
đẹp có giá trị du lịch, thể thao, nghỉ mát rất tốt như: 
Bãi biển Sầm Sơn, bãi biển chạy từ Quảng Vinh tới 
Quảng Hải (Quảng Xương), các bãi biển ở huyện 
Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, v.v.. Các cửa sông đều là 
những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng 
suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng 
Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là 
loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, 
men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng 
để sản xuất thủy tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, 
Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương v.v. là nơi 
nuôi trồng thủy sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng 
muối. 
Chính các đảo này là điểm tựa để phát triển ra 
hướng biển. Biển đảo Thanh Hóa có vị trí chiến 
lược quân sự to lớn không chỉ đối với tỉnh Thanh 
Hóa và Quân khu 4, mà còn đối với phòng tuyến 
bảo vệ vùng biển từ Bắc Trung Bộ trở ra, mà thời 
Tây sơn đã từng sử dụng làm căn cứ cho các chiến 
thuyền - phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn đã nêu 
trên. 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
và chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc 
Mỹ bằng không quân và hải quân, Quân và dân 
Thanh Hóa đã xây dựng phòng tuyến vững chắc ở 
vùng biển đảo, bảo vệ vùng trời và vùng biển, hải 
đảo, thể hiện bằng xây dựng nền quốc phòng toàn 
dân, thực hiện chiến tranh nhân dân, bám biển, bám 
làng, làm nên những trận đánh đi vào lịch sử của 
dân tộc. 
2. Những trận đánh tiêu biểu ở vùng biển, 
đảo Thanh Hóa trong kháng chiến cứu nước 
(1946-1972) 
2.1. Giữ vững địa bàn ven biển địa đầu vùng 
tự do Thanh-Nghệ (1950-1953) 
Kể từ ngày 19-12-1946, cả dân tộc Việt Nam 
lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm 
chống thực dân Pháp xâm lược. Trong cuộc kháng 
chiến “thần thánh” ấy, Thanh Hóa là vùng đất tự do 
và là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Với vị 
trí địa đầu của vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, 
Thanh Hóa thực sự là nhịp cầu nối giữa chiến 
trường Bắc Bộ và Bình - Trị - Thiên, đồng thời 
Thanh Hóa còn là cửa ngõ tiếp giáp với Tây Bắc, 
Việt Bắc và Thượng Lào. 
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào 
thăm Thanh Hóa và Người đã căn dặn: “Thanh Hóa 
phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho 
mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu 
mẫu”6. 
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm xây 
dựng Thanh Hóa thành hậu phương vững mạnh để 
6 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1990), Bác Hồ với Thanh 
Hóa, tr 15 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X2-2017 
Trang 16 
kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho 
chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo 
vệ hậu phương trong mọi tình huống. 
Âm mưu của thực dân Pháp đối với Thanh Hóa 
nói chung và vùng biển đảo nói riêng và những trận 
đánh tiêu biểu vùng ven biển xứ Thanh: 
Với âm mưu đánh vào hậu phương lớn của ta, 
ngay từ những ngày đầu mở rộng chiến tranh xâm 
lược, thực dân Pháp tấn công Thanh Hóa ở hai địa 
bàn trọng yếu: Miền biển và miền núi. Sang năm 
1948, thực dân Pháp tấn công vào Thanh Hóa toàn 
diện và ác liệt hơn. Từ năm 1950-1953, bị thua đau 
ở Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, địch hung hãn 
đánh phá Thanh Hóa trên mọi phương diện: Kinh tế, 
chính trị, quân sự. Bên cạnh việc đổ bộ tấn công và 
chiếm giữ một số điểm ở Nga Sơn, Hậu Lộc (các 
huyện vùng ven biển) và đảo Hòn Mê; chúng còn 
dùng lực lượng phản động, thổ phỉ chống phá Thanh 
Hóa ở Ba Làng (Tĩnh Gia); các cửa Lạch, bến sông 
Mã, sông Chu, các cầu cảng... đều bị địch dùng máy 
bay oanh tạc. Các đập dự trữ nước tưới tiêu như: 
Bái Thượng, Bàn Thạch và đê Phong Lạc bị giặc 
Pháp dùng máy bay phá hủy hoàn toàn. 
Phát huy truyền thống bất khuất của quê hương 
Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi... quân dân Thanh Hóa 
dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ, của Ủy ban 
kháng chiến đã kiên quyết giáng trả mọi âm mưu 
quỷ quyệt của kẻ thù. Lực lượng vũ trang chủ lực 
của tỉnh, lực lượng tự vệ của các huyện, xã với vũ 
khí ít ỏi đã sát cánh bên nhau lập nên những chiến 
công oanh liệt ngay trên quê hương. 
Cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân Nga Sơn 
chống thực dân Pháp hành quân đánh phá hậu 
phương Thanh Hóa trong những năm 1951, 1952, 
1953 thực sự là tinh thần Ba Đình quật khởi. 
Lực lượng vũ trang huyện Quảng Xương (nay 
là thị xã Sầm Sơn) dưới sự lãnh đạo trực tiếp của 
Đảng, chính quyền đã phối hợp với lực lượng vũ 
trang của tỉnh Thanh Hóa tổ chức chặn đánh thắng 
lợi nhiều trận càn của địch vào ven biển, bảo vệ quê 
hương. Ngày 28 tháng 1 năm 1949, thực dân Pháp 
cho 1 tàu chiến, 3 ca nô chở 200 tên lính đổ bộ càn 
quét vào xã Quảng Tiến, (nay là thị xã Sầm Sơn). 
Đại đội 98 bộ đội địa phương huyện đánh trả quyết 
liệt, diệt 30 tên, làm bị thương nhiều tên khác, thu 
nhiều vũ khí, 2 dân quân hy sinh. 
Ngày 27 tháng 9 năm 1950, lực lượng vũ trang 
huyện đã phối hợp với các lực lượng khác dũng 
cảm, mưu trí đánh đắm tàu thông báo hạm 
Amiôđanhvin, diệt 200 tên lính và sĩ quan Pháp 
ngoài khơi thuộc vùng biển xã Quảng Tiến, Sầm 
Sơn, thật sự là hào khí đạp luồng sóng giữ chém cá 
kình của con cháu Bà Triệu. 
Tiếp đó, vùng ven biển Thanh Hóa đã tổ chức 
chống càn thắng lợi trận ngày 20-12-1952, của thực 
dân Pháp vào Hải Thôn, xã Quảng Tiến. Trận ngày 
23-2-1953, vào thôn Trường Lệ và Lương Trung xã 
Quảng Tiến, diệt 31 tên, làm bị thương 16 tên. Trận 
ngày 19/5/1954, vào thôn Cự Nham, xã Quảng 
Chính (nay là xã Quảng Nham) diệt 16 tên, thu 
nhiều vũ khí v.v. góp phần làm thất bại âm mưu của 
thực dân Pháp muốn phá hoại hậu phương ta. 
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp truyền 
thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ của người 
Xứ Thanh lại được phát huy hơn bao giờ hết. Vùng 
biển đảo xứ Thanh đã lập được những chiến công 
vang dội, đánh bại mọi thủ đoạn của thực dân Pháp 
tấn công vào hậu phương đặc là các huyện ven biển 
và hải đảo của Thanh Hóa. Vì những thành tích 
đóng góp sức người sức của, quân dân Thanh Hóa 
đã được hai lần Hồ Chủ tịch tặng cờ “Thi đua phục 
vụ khá nhất”, Nhà nước tuyên dương 5 Anh hùng 
quân đội, hai Anh hùng nông nghiệp và nhiều 
huân huy chương các loại. 
2.2. Chiến thắng trận đầu ở Lạch Trường 
(5/8/1964) 
Đêm mồng 4 tháng 8 năm 1964, Hạm đội 7 của 
Mỹ tiến sát vào biển Đông, chúng dựng nên “Sự 
kiện Vịnh Bắc Bộ” lấy cớ tàu hải quân của Mỹ bị 
Bắc Việt Nam tấn công, Giôn xơn ra lệnh cho 
không quân và hải quân trả đũa, mở đầu cho cuộc 
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân 
quy mô lớn chống lại miền Bắc Việt Nam. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 
 Trang 17 
Vào lúc 14 giờ 15 phút ngày 5/8/1964, lực 
lượng không quân trên hạm đội 7 của địch từ ngoài 
biển Đông lao vào, lồng lộn bắn phá đảo Hòn Nẹ 
đến cửa Lạch Trường. Khi máy bay địch xuất hiện 
trên vùng trời Lạch Trường, các đơn vị hải quân, 
đồn biên phòng 74, đại đội ra đa, tự vệ thủy sản 
Lạch trường và dân quân du kích các xã có mặt tại 
vị trí chiến đấu. Ba tàu hải quân dùng súng máy, 
trạm ra đa và đồn công an dùng súng 14,5mm, tự vệ 
dùng súng bộ binh trên thuyền và dân quân các xã 
Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc (Hậu Lộc), Hoằng 
Trường (Hoằng Hóa) phối hợp chặt chẽ, dũng cảm 
đánh trả máy bay địch. Trung đội dân quân Hoằng 
Trường do đồng chí Lự trung đội trưởng chỉ huy, cụ 
Trường 63 tuổi, xóm 13 xã Hoằng Trường tuổi cao, 
mắt kém vẫn điềm tĩnh điều khiển khấu trung liên 
cùng con cháu chiến đấu. Mười hai cô gái thôn Hòa 
Ngư xã Hoà Lộc (Hậu Lộc) do Tô Thị Đạo chỉ huy 
đã cùng đơn vị chiến đấu ngoan cường với giặc trời. 
Hai cô gái Nguyễn Thị Vy 17 tuổi và Lê Thị Thảo 
20 tuổi đã vượt sóng ra khơi dưới làn bom đạn địch 
làm nhiệm vụ cứu thương và tiếp đạn cho tàu hải 
quân chiến đấu. Nữ dân quân Tô Thị Đạo ra biển 
cứu thương và tiếp máu cứu sống thương binh. 15 
giờ 15 phút trận chiến đấu kết thúc, quân và dân ta 
đã bắn rơi 2 chiếc máy bay và 2 chiếc bị thương7. 
Chiến công ngày 5 tháng 8 năm 1964, của quân 
dân Lạch Trường Thanh Hóa đã đi vào lịch sử dân 
tộc Việt Nam, lần đầu tiên quân dân cả nước nói 
chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng đã “hạ uy thế 
của không lực Hoa Kỳ”. Chúng ta có thể đánh thắng 
được máy bay phản lực siêu âm của Mỹ, có thể bắn 
trúng, bắn rơi máy bay bằng súng cao xạ, bằng cả 
súng bộ binh, bằng lực lượng phòng không phối hợp 
cả 3 thứ quân. Hình ảnh chiến tranh nhân dân đầu 
tiên chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân 
của đế quốc Mỹ, đối với Thanh Hóa đây là chiến 
công đầu. Chiến thắng Lạch Trường góp phần vào 
chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc trong 
7 Bộ chỉ huy quân sự Thanh Hóa (2005), Những trận đánh của 
lực lượng vũ trang Thanh Hóa (1954-1975), Nxb Quân đội 
Nhân dân, tr.122. 
ngày mồng 5 tháng 8, cổ vũ quân và dân miền Bắc 
hăng hái, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm 
lược, cổ vũ đồng bào, chiến sĩ miền Nam thi đua 
giết giặc lập công. Chiến công này có tiếng vang 
trên thế giới. Nhân dân thế giới đã lên án hành động 
dã man của Mỹ, ngạc nhiên khâm phục chiến công 
của nhân dân Việt Nam8. 
2.3. Chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng 
(1965) 
Phát huy thắng lợi trong 2 ngày 3, 4 tháng 4 
năm 1965, quân và dân Thanh Hóa còn giành thắng 
lợi bằng những trận đánh trả địch trong toàn tỉnh, 
bảo vệ vùng trời, vùng biển và hải đảo. 
Ngày 30 tháng 4 năm 1965, Mỹ sử dụng 26 
chiếc máy bay đánh liên tục 30 phút xuống Hàm 
Rồng. Tiếp đó ngày 27/5/1965, dùng 36 chiếc đánh 
một giờ liền. Quân dân Hàm Rồng cảnh giác cao độ, 
đã bắn rơi 9 chiếc máy bay của địch. Đặc biệt, ngày 
26 tháng 5, địch tổ chức đánh phá bên bờ sông Mã. 
Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, tàu 136 do mất 
sức cơ động bị địch bắn trúng, nhiều cán bộ chiến sĩ 
hải quân thương vong. Trước tình hình đó, khu đội 
trưởng Nguyễn Thị Hằng quyết định để lại bộ phận 
chiến đấu, còn tất cả đi tiếp đạn, xuống tàu chi viện 
cho pháo thủ. Đạn trên tàu hết, quân dân Nam Ngạn 
tiếp tục vác đạn, chở thuyền tiếp tế cho tàu hải quân 
của ta đánh địch. Như được tiếp thêm sức mạnh, 
Ngô Thị Tuyển một mình đã vác trên vai hai hòm 
đạn pháo cao xạ nặng 98kg chạy băng băng giữa làn 
bom đạn địch. Đến 16 giờ 45 phút, đợt tấn công 
cuối cùng của địch chấm dứt, địch bị mất 5 máy 
bay. 
Trận phối hợp chiến đấu của tàu hải quân và 
dân quân Nam Ngạn ngày 26/5/1965, là trận đánh 
nổi bật về sự kết hợp và phát huy sức mạnh tổng 
hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương 
và dân quân du kích. Đây là trận điển hình về ý chí 
quyết tâm và tinh thần dũng cảm. Với những chiến 
công to lớn trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu từ 
8 Bộ chỉ huy Quân sự Thanh Hóa (1994), Thanh Hóa- Lịch sử 
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Thanh Hóa, 
tr.52. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X2-2017 
Trang 18 
đầu tháng 4 năm 1965 đến tháng 1 năm 1967, Tiểu 
khu Nam Ngạn đã được Quốc Hội và Chính phủ 
tuyên dương Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ 
tranh nhân dân. Yên Vực (Hoằng Long, Hoằng 
Hóa) bên bờ Bắc sông Mã được gọi là pháo đài 
chiến tranh nhân dân kiên cường đánh Mỹ 
2.4. Những chiến công đảo Hòn Mê (1965-
1966) 
Cùng với đồng bằng, rừng núi, Thanh Hóa còn 
có cả một vùng biển dài 102km từ giáp Ninh Bình 
đến Nghệ An, có nhiều cửa sông, cửa lạch quan 
trọng, có các đảo Hòn Mê, Hòn Nẹ, Nghi Sơn. 
Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại đây là vùng 
sung yếu nhất. 
Đảo Hòn Mê là hòn đảo nằm cách bờ 15km, là 
vị trí tiền tiêu trong khu vực, là nơi máy bay địch 
thường xuyên đánh phá. Sáng ngày 15/5/1965, địch 
đánh trận đầu tiên vào đảo. Tiếp đó, 7 giờ sáng ngày 
28/5/1965, 6 chiếc F105 đã oanh tạc vào đài quan 
sát của ta trên đảo. Trong điều kiện người ít, súng ít, 
phương tiện ít, nhưng với tinh thần cảnh giác cao 
độ, sẵn sàng chiến đấu, ngày 11/8/1965, Quân dân 
trên đảo đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc AD4 của giặc 
Mỹ; tiếp đó, ngày 16, 18 và đêm 20 tháng 10 năm 
1965, liên tục bắn rơi 3 chiếc máy bay nữa9. Đây là 
đơn vị bắn rơi máy bay trong đêm đầu tiên của tỉnh 
Thanh Hóa. Với những thắng lợi mà quân dân đảo 
Hòn Mê đạt được, Tỉnh ủy, UBHC Tỉnh tặng cờ 
Anh dũng, kiên cường, bất khuất, Trung ương Đảng 
và Chính phủ tặng Huân chương chiến công hạng 
Nhất và Huân chương quân công hạng Ba. 
Tại Tĩnh Gia, ngày 14/3/1966, đã diễn ra trận 
vận động đánh địch cứu phi công trên biển. Trận 
đánh diễn ra trong điều kiện gấp, địch lại hơn hẳn ta 
về vũ khí và trang bị, quân và dân vùng ven biển 
của huyện, đã phối hợp với bộ đội chủ lực, tiêu diệt 
được 8 tên địch, bắn cháy 1 thuỷ phi cơ, 1 máy bay 
F4, bắn bị thương một số chiếc khác. Cuộc chiến 
đấu diễn ra trên vùng biển dài 10 km, xa bờ 3km, 
9 Bộ chỉ huy quân sự Thanh Hóa (2005), Những trận đánh của 
lực lượng vũ trang Thanh Hóa (1954-1975), Nxb Quân đội 
Nhân dân, tr145 
bao gồm dân quân các xã Hải Thanh, Hải Yến, Hải 
Bình, Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia) tham gia. Đây là 
trận đánh phản ánh nét đặc sắc của chiến tranh nhân 
dân diễn ra trên mặt biển tương đối lớn của Thanh 
Hóa. 
Gần một tháng sau, vào đêm 9/4/1966, 6 chiến 
sĩ dân quân Quảng Trường (nay là thị xã Sầm Sơn) 
đánh tàu biệt kích Mỹ - nguỵ, Trận đánh thể hiện 
quyết tâm tìm địch mà đánh, dũng cảm, mưu trí, lấy 
thô sơ đánh địch, bí mật bất ngờ. Thắng lợi của 
quân ta làm địch khiếp sợ, không dám liều lĩnh cho 
tàu tiếp cận bờ biển, ta làm chủ được bờ biển gần, 
đẩy địch ra xa biển. Có thể nói, việc đưa chiến tranh 
du kích ra biển là nét độc đáo, nét phát triển mới của 
quân và dân Thanh Hóa. Trên miền Bắc và trên thế 
giới trong thời kì này chưa ở đâu có những chiến 
công trên biển như vậy. 
2.5. Chặn địch vào từ biển Đông trong chiến 
tranh phá hoại lần thứ 2 (1972) 
Ngày 15/4/1972, Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình 
Dương mở cuộc pháo kích giữ dội từ Hạm đội 7 vào 
Hàm Rồng, Ghép, đảo Mê, đảo Nẹ Ngày 
17/9/1972, tàu địch lại vào đánh phá bờ biển tỉnh 
Thanh Hóa. Các đội pháo binh 5, 9 thuộc trung đoàn 
57 đã bắn một tàu khu trục hạm của giặc. Chiến 
công này đã cỗ vũ các lực lượng pháo bờ biển chiến 
đấu và chiến thắng. Ngày 24/4 đến ngày 2/6/1972, 
bộ đội đảo Mê, đại đội 16 pháo binh, bộ đội địa 
phương, bộ đội pháo binh trung đoàn 57 và dân 
quân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) lại liên tiếp bắn 
cháy 3 tàu chiến của địch10. 
Ngày 11/5/1972, đế quốc Mỹ tiến hành thủ 
đoạn mới, chúng thả hàng trùm thủy lôi, bom TN 
xuống Lạch Hới, Lạch Ghép nhằm phá hoạt động 
giao thông vận tải của ta trên sông Ghép, sông Mã11. 
Nhận đúng âm mưu của địch, ta chủ trương tổ 
chức lực lượng chốt giữ các trọng điểm Lèn, Bái 
Thượng, Đảo Mê, Đảo Nghi Sơn Với tinh thần 
lập công xuất sắc, ngày 31/5 và ngày 3/9/1972, quân 
10 Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa 
(1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập II, Nxb Chính trị Quốc 
gia, tr 218. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 
 Trang 19 
và dân Đảo Nghi Sơn bắn rơi 2 chiếc máy bay, ngày 
30/6 và ngày 11/9/1972, tiểu đoàn 7 bắn rơi 2 chiếc; 
ngày 29/5, dân quân Thanh Thủy bắn rơi 1 chiếc; 
ngày 30/7 nữ dân quân Hoa Lộc bắn rơi 1 chiếc 
Thắng lợi to lớn của quân dân Thanh Hóa trong 
năm 1972, đã góp phần xứng đáng vào chiến công 
chung của quân và dân hai miền Nam - Bắc, đánh 
bại chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh” của đế 
quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải kí Hiệp định 
Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở 
Việt Nam. Thắng lợi đó đã mở ra một bước ngoặt 
lịch sử hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển 
của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời là 
thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tính chất thời đại của 
các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình 
trên thế giới. 
3. Kết luận 
1. Vùng biển đảo Thanh Hóa nhìn từ góc độ 
Địa-Quân sự-Lịch sử cho thấy có vị trí chiến lược 
quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, Quân khu 4 và 
tuyến ven biển từ Bắc miền Trung trở ra phía Bắc 
trong công cuộc bảo vệ vùng hải đảo của Tổ quốc 
Việt Nam hiện nay. Trong tiến trình lịch sử dân tộc 
và thời hiện đại đã minh chứng điều đó. Trong 6 
huyện, thị xã vùng biển đảo của xứ Thanh, với tổng 
số 43 xã, phường có nhiều xã và đồn biên phòng 
được tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng 
vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của 
Mỹ bằng không quân và hải quân. 
2. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ 
tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo chiến lược quân sự tài 
giỏi của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đảng 
bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Thanh Hóa 
nói chung và vùng biển đảo nói riêng, đã vượt qua 
muôn vàn gian khổ, hy sinh, anh dũng kiên cường 
chiến đấu, bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay Mỹ, bắt 
sống và tiêu diệt nhiều giặc lái; bắn cháy, bắn chìm 
nhiều tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ - ngụy; giữ vững 
giao thông vận tải, trật tự trị an, bảo vệ vững chắc 
vùng trời, vùng biển đảo ở địa phương, làm thất bại 
mọi âm mưu, thủ đoạn của địch tấn công vào vùng 
biển đảo của Thanh Hóa. 
3. Thắng lợi to lớn của Đảng bộ, nhân dân và 
lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh 
phá hoại của đế quốc Mỹ là sự kết tinh của nhiều 
yếu tố hợp thành. Nó bắt nguồn từ truyền thống anh 
hùng, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, 
đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng 
đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự 
vận dụng sáng tạo đường lối chính trị, quân sự, kinh 
tế của Đảng trong chiến tranh vào điều kiện cụ thể 
của địa phương của các cấp ủy Đảng, các cấp chỉ 
huy quân sự, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng 
cảm, và thông minh của nhân dân, chiến sĩ và các 
lực lượng vũ trang trong tỉnh nói chung và quân dân 
6 huyện vùng biển đảo xứ Thanh nói riêng, đã đoàn 
kết một lòng quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại 
xâm. 
4. Thực tiễn kháng chiến cứu nước của Đảng 
bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Thanh 
Hóa trên vùng biển đảo đã để lại nhiều bài học kinh 
nghiệm trong công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. 
Thứ nhất, chú trọng phát triển tiềm lực quốc phòng, 
trang bị vũ khí hiện đại để nâng cao khả năng phòng 
vệ ở tuyến biển đảo nói riêng và chủ quyền của Tổ 
quốc nói chung. Thứ hai, phát triển kinh tế biến, kêu 
gọi hợp tác đầu tư, quan tâm hơn nữa đến việc đóng 
tàu lớn, hiện đại để ngư dân bám biển ra khơi khẳng 
định chủ quyền biển đảo; kêu gọi đầu tư phải gắn 
liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ vùng biển đảo 
thiêng liêng của Tổ quốc. Thứ ba, phát huy tinh thần 
tự lực tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong 
mọi tình huống, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế 
trong công cuộc bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X2-2017 
Trang 20 
The role of sea and islands 
in the resistance war to save the country 
in Thanh Hoa province (1946-1972) 
 Vu Quy Tung Anh 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Thanh Hoa is one of the 28 provinces and 
cities in Vietnam which have sea and islands, 
which leads to Thanh Hoa’s involvement in 
Vietnam national maritime strategy. In the 
course of history, the two wars against the 
French colonialism and the US imperialism to 
defend the country have proved its vital role. 
The paper clarifies the role of the sea and 
islands in Thanh Hoa province, which means a 
great deal in Vietnam maritime strategy now. 
Keywords: Thanh Hoa’s sea and islands, resistance wars 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam 
tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh 
Hóa tập II (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
[2]. Bộ chỉ huy Quân sự Thanh Hóa (1991), Thanh 
Hóa- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 
(1954-1975). Nxb Thanh Hóa. 
[3]. Bộ chỉ huy Quân sự Thanh Hóa (1994), Thanh 
Hóa- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 
(1954-1975), Nxb Thanh Hóa. 
[4]. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa (2002), 55 năm 
lực lượng vũ trang Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa. 
[5]. Bộ chỉ huy Quân sự Thanh Hóa (2005), Những trận 
đánh của lực lượng vũ trang Thanh Hóa (1954-
1975), Nxb Quân dội nhân dân, Hà Nội. 
[6]. Bộ Tống tham mưu, Tổng kết chiến tranh nhân dân 
địa phương – chuyên đề Chỉ đạo xây dựng và hoạt 
dộng chiến đấu của lực lượng phòng không địa 
phương chống chién tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 
trên miền Bắc (1954-1975), Nxb Quân đội nhân 
dân, Hà Nội, tr. 78. 
[7]. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại 
chí, bản dịch Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội , Tập I. 
[8]. Sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam nhất thống 
chí, bản dịch Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, Tập II 
[9]. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử 
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954- 1975 , 
Tập VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_bien_dao_trong_qua_trinh_khang_chien_cuu_nuoc_o.pdf