Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử Lớp 6 ở trường Trung học cơ sở phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

TÓM TẮT

Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề cao vai trò của sự hợp

tác thông qua trao đổi giữa các thành viên của nhóm trong các hoạt động tập thể, tinh thần trách

nhiệm, sự phối hợp của cá nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung. Các kết quả thu được nhờ

sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp.

để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm

trong dạy học Lịch sử lớp 6 ở trường trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển được những năng lực

và phẩm chất trong học tập: phát huy được sự sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, thu hút các em

say mê hoạt động góp phần phát triển toàn diện học sinh.

pdf 6 trang yennguyen 2660
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử Lớp 6 ở trường Trung học cơ sở phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử Lớp 6 ở trường Trung học cơ sở phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử Lớp 6 ở trường Trung học cơ sở phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 73 
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
*
, Hoàng Thị Trà Mi 
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề cao vai trò của sự hợp 
tác thông qua trao đổi giữa các thành viên của nhóm trong các hoạt động tập thể, tinh thần trách 
nhiệm, sự phối hợp của cá nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung. Các kết quả thu được nhờ 
sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp... 
để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm 
trong dạy học Lịch sử lớp 6 ở trường trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển được những năng lực 
và phẩm chất trong học tập: phát huy được sự sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, thu hút các em 
say mê hoạt động góp phần phát triển toàn diện học sinh. 
Từ khóa: Lịch sử; phương pháp dạy học; thảo luận nhóm; phát triển năng lực; đổi mới. 
Ngày nhận bài: 24/02/2020; Ngày hoàn thiện: 25/4/2020; Ngày đăng: 27/4/2020 
APPLY METHOD OF GROUP DISCUSSION IN TEACHING 
OF HISTORY AND HISTORY IN SECONDARY SCHOOL 
DEVELOPMENT OF QUALITY AND CAPACITY OF STUDENTS 
Hoang Thi My Hanh
*
, Hoang Thi Tra Mi 
TNU - University of Education 
ABSTRACT 
Teaching by group discussion method is a form of teaching organization that emphasizes the role 
of cooperation through exchanges between group members in collective activities, responsibility, 
and coordination of fish. for the collective to achieve the common goal. The results obtained by 
using historical methods combined with logical methods, analysis methods, synthesis ... to clarify 
the research problem. The article discusses the use of group discussion method in teaching 6th 
grade history in junior high school, helping students develop academic competencies and qualities: 
promoting creativity, stimulate learning interest, attract students to participate in activities that 
contribute to the comprehensive development of students. 
Keywords: History; teaching methods; group discussion; capacity development; innovation. 
Received: 24/02/2020; Revised: 25/4/2020; Published: 27/4/2020 
* Corresponding author. Email: hoangmyhanh@dhsptn.edu.vn
Hoàng Thị Mỹ Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 74 
1. Một số vấn đề về lí luận 
1.1. Khái niệm 
Trong quan điểm xây dựng chương trình giáo 
dục phổ thông đối với cấp THCS, chương 
trình môn Lịch sử tuân thủ quan điểm, mục 
tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực 
và kế hoạch giáo dục được xác định trong 
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1, 
tr. 3]. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, chương 
trình học ở các bậc học áp dụng phương pháp 
dạy học mới lấy học sinh (HS) làm trung tâm, 
học sinh đóng vai trò chủ đạo trong giờ học, 
đòi hỏi người thầy phải có những phương 
pháp dạy học mới để đáp ứng được yêu cầu 
phát triển năng lực, phẩm chất của người học. 
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có 
của con người như tính cách, ý chí, hứng thú, 
tính khí, phong cách. Năng lực là khả năng 
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và 
các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng 
thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện thành công 
một loại công việc trong bối cảnh nhất định. 
Năng lực của cá nhân được đánh giá qua 
phương thức và kết quả hoạt động của cá 
nhân đó khi giải quyết các vấn đề. Có thể xem 
xét riêng một cách tương đối phẩm chất và 
năng lực, nhưng năng lực hiểu theo nghĩa 
rộng (năng lực người) bao gồm cả phẩm chất 
và các năng lực theo nghĩa hẹp [2, tr. 7]. 
Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm còn 
được gọi là dạy học hợp tác, hoạt động nhóm... 
giáo viên là người tổ chức cho học sinh học tập 
trong những nhóm nhỏ, học sinh cùng thực hiện 
một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian 
nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của 
nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá 
nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm, chia sẻ 
kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết 
nhiệm vụ được giao [3, tr. 62]. 
Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm có 
những ưu điểm và hạn chế nhất định. Về ưu 
điểm, thảo luận nhóm giúp tăng cường sự tham 
gia tích cực của HS: HS được chủ động tham 
gia, được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng...; kết 
quả học tập của HS được nâng cao; các kĩ năng 
xã hội của HS được hình thành: giao tiếp, hợp 
tác, giải quyết vấn đề, trình bày, tổ chức, lãnh 
đạo, đánh giá và tự đánh giá... Hiện nay, dạy 
học hợp tác theo nhóm nhỏ đã được thực hiện 
tương đối phổ biến nhưng chưa thực sự hiệu 
quả do một số hạn chế như: Không gian lớp học 
(lớp đông, phòng học hẹp); quỹ thời gian còn ít; 
một số học sinh chưa có tính tự giác cao; hoạt 
động nhóm mang tính hình thức [3, tr. 62]. 
Đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực 
của HS, dạy học theo phương pháp thảo luận 
nhóm giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu 
thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn 
nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, 
có dẫn chứng minh họa, phát triển được tư 
duy khoa học. Giúp HS phát triển các kĩ năng 
nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các 
phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức 
như các phương pháp tìm đọc tài liệu tham 
khảo, phương pháp quan sát và ghi chép 
ngoài thực địa, trong sách giáo khoa, sách có 
liên quan Thông qua thảo luận có thể làm 
thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các 
sự kiện, thông tin một cách lôgic từ các học 
sinh trong nhóm. Quá trình thảo luận dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên (GV) còn tạo ra mối 
quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, 
giúp cho GV nắm được hiệu quả giáo dục về 
các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu 
hướng hành vi của HS. 
2.2. Hình thức và các bước tiến hành thảo 
luận nhóm 
2.2.1. Hình thức thảo luận nhóm 
Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học 
Lịch sử trên lớp rất đa dạng, có thể được tiến 
hành dưới các hình thức như: Thảo luận một 
vấn đề học tập; tìm hiểu, trao đổi xung quanh 
một đề tài; tranh luận về một nội dung học 
tập; ôn tập, tổng kết kiến thức sau một số bài, 
chương; đưa ra dự án về một đề tài; thực hiện 
một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, 
tranh ảnh, hiện vật, sự kiện lịch sử; tổng kết 
một hoạt động. 
Để việc thảo luận nhóm đạt kết quả tốt, GV 
cần phải quan tâm đến các khâu quan trọng 
như sau : 
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận. 
+ Tổ chức thảo luận. 
+ Tổng kết thảo luận. 
Hoàng Thị Mỹ Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 75 
Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội 
dung học tập mà giáo viên chia thành bao 
nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. 
Tùy theo mục tiêu và yêu cầu vấn đề học tập 
mà các nhóm được phân ngẫu nhiên hoặc mặc 
định, được duy trì ổn định trong cả tiết học 
hoặc thay đổi theo từng hoạt động của tiết 
học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ 
hoặc khác nhiệm vụ. 
Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể điểm 
danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập. 
Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, GV 
nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới, 
không khí học tập sẽ vui vẻ hơn. 
Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý 
đặc điểm của học sinh (trình độ, thái độ, tính 
cách, giới tính) để cơ cấu nhóm cho phù 
hợp. Các hình thức nhóm cụ thể: 
+ Nhóm nhỏ (2-3 HS): thường dùng khi cần 
học sinh trao đổi, thảo luận những vấn đề cụ 
thể, đơn giản, thời gian ngắn. 
+ Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu, phân 
tích, trao đổi về một số vấn đề phức tạp đòi 
hỏi có sự cộng tác cao. 
+ Nhóm 4-6 HS: dùng khi HS trao đổi ý kiến 
hoặc thực hành một công việc cụ thể đòi hỏi nỗ 
lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận. 
+ Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội 
dung có nhiều vấn đề, nhiều quan điểm trong 
khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề 
cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung 
đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện 
chung cho cả lớp. 
+ Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: dùng 
khi thu thập thông tin và các vấn đề thảo luận, 
rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin. 
2.2.2. Các bước tiến hành thảo luận nhóm 
+ Bước 1: GV tập hợp chung cả lớp, chia 
nhóm, nêu vấn đề học tập xác định nhiệm vụ 
nhận thức cho nhóm, gợi ý và hướng dẫn HS 
cách thảo luận. 
+ Bước 2: HS phân công nhiệm vụ cho các 
thành viên trong nhóm. GV quan sát, theo dõi 
và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần. 
+ Bước 3: HS cử đại diện báo cáo kết quả của 
nhóm, góp ý và bổ sung cho nhau. 
+ Bước 4: GV đánh giá, nhận xét, bổ sung, 
kết luận 
2.2.3. Tiến hành các khâu trong quá trình 
thảo luận 
- Chuẩn bị nội dung thảo luận: 
+ Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề 
thích hợp cho HS thảo luận. 
+ Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải 
xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì về chủ 
đề đã nêu ra. 
+ Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng 
yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh 
chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia 
thảo luận. 
+ Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của 
đề tài, các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực 
hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của 
từng cá nhân 
- Tổ chức thảo luận: 
+ Mở đầu thảo luận. 
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, 
quy trình và nguyên tắc thảo luận. 
+ Hướng dẫn thảo luận. 
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ 
quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến 
thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ 
phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận không 
đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng 
thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thể 
đưa ra các câu, giống như “ván nhún” hoặc 
nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi 
cho buổi thảo luận. Tạo không khí thân mật, 
cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi 
HS trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải 
nghe cẩn thận những điều học HS nói để hiểu 
HS định nói cái gì. 
- Tổng kết thảo luận: 
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên 
một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến 
thống nhất và chưa thống nhất; tham gia ý kiến 
về những điều chưa thống nhất và bổ sung 
thêm những điều cần thiết. Những ý kiến chưa 
thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận 
sau; GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, 
nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của 
tập thể, của nhóm và cá nhân HS [4, tr. 168]. 
Hoàng Thị Mỹ Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 76 
2. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm 
trong dạy học lịch sử lớp 6 ở trường THCS 
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của 
học sinh [5] 
2.1. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 
để khai thác nội dung kênh hình trong Sách 
giáo khoa 
Ví dụ 1: 
Trong bài 9 “Đời sống của người nguyên 
thủy trên đất nước ta”, sau khi dạy hết phần 1 
và 2, đến phần 3. Giai đoạn phát triển của 
người tinh khôn có gì mới trang 23, GV cho 
HS hoạt động nhóm như sau: 
+ Bước 1: GV chia lớp thành 04 nhóm, nêu 
vấn đề học tập cho từng nhóm như sau: 
* Nhóm 1 + 2: 
Quan sát hình 26. Vòng tay và khuyên tai đá 
trang 28 (tương đương với hình 1 trong bài 
báo) và trả lời những câu hỏi sau: 
Hình 1. Vòng tay và khuyên tai đá [5] 
1/ Cho biết trong những hoạt động ở Hòa 
Bình - Bắc Sơn - Hạ Long các nhà khảo cổ 
còn tìm thấy những gì? 
2/ Có những loại hình nào? Và làm bằng gì? 
3/ Sự xuất hiện những đồ trang sức của người 
nguyên thủy có ý nghĩa gì? 
* Nhóm 3 + 4 : 
Quan sát hình 27. Hình mặt người khắc trên 
vách hang Đồng Nội (Hòa Bình) (tương 
đương với hình 2 trong bài báo) cho biết 
những hình ảnh đó thể hiện điều gì? 
Hình 2. Hình mặt người khắc trên vách hang 
Đồng Nội (Hòa Bình) [5] 
+ Bước 2: Tổ chức để các nhóm cử nhóm 
trưởng, thư ký, từ đó nhóm trưởng sẽ phân 
công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. 
Trong thời gian các nhóm thảo luận, GV quan 
sát nếu nhóm nào cần trợ giúp sẽ tới gợi ý để 
HS tìm ra câu trả lời. 
+ Bước 3: Sau thời gian thảo luận 7 phút GV 
yêu cầu các nhóm 1 và nhóm 3 cử đại diện 
báo cáo kết quả của nhóm. 
+ Bước 4: GV tổ chức cho nhóm 2 và nhóm 4 
đánh giá, nhận xét, bổ sung, vào kết quả thảo 
luận của nhóm 1 và nhóm 3. 
Sau đó GV sẽ làm trọng tài để chỉ ra những 
kiến thức đúng và chốt lại phần kiến thức vừa 
thảo luận trước toàn lớp. 
Ví dụ 2: 
Bài 15. Nước Âu Lạc, khi học tới phần 4. 
Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng trang 
43, GV yêu cầu từng cặp đôi theo bàn quan 
sát hình 41 (tương đương với hình 3 trong bài 
báo). Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa, trang 
44 SGK và quan sát các tranh ảnh về thành 
Cổ Loa trên bảng. 
+ Bước 1: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 
theo bàn, nêu vấn đề học tập chung cho từng 
cặp đôi như sau: 
1. An Dương Vương đã cho xây dựng thành 
Cổ Loa như thế nào? Em có nhận xét gì về 
việc xây dựng công trình thành Cổ Loa? 
2. Vì sao nói Cổ Loa là một quân thành? 
Hoàng Thị Mỹ Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 77 
Hình 3. Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa [5] 
+ Bước 2: Dành thời gian để các thành viên 
trong nhóm phân công nhiệm vụ xem ai 
nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi số 1, ai 
nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi số 2. 
+ Bước 3: Sau thời gian các cá nhân trong cặp 
đôi tự tìm hiểu từng câu hỏi, sẽ dành thời gian 
để cả 2 HS trong cặp đôi thảo luận về câu trả 
lời của từng thành viên. Sau khoảng 5 – 7 
phút GV yêu cầu đại diện 1 cặp đôi trong lớp 
báo cáo kết quả. 
+ Bước 4: GV tổ chức cho các cặp đôi khác 
trong lớp đánh giá, nhận xét, bổ sung vào kết 
quả thảo luận. 
Sau đó GV sẽ làm trọng tài để nhận xét, đánh 
giá các câu trả lời của từng cặp đôi và chốt lại 
phần kiến thức vừa thảo luận trước toàn lớp. 
2.2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 
trong hoạt động luyện tập 
Sau khi học xong tiết 22 bài 20 “Từ sau Trưng 
Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế k ỉ I – 
Giữa thế k ỉ VI)” GV tổ chức chia lớp thành 2 
nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Bước 1: GV chia lớp thành 04 nhóm và nêu 
vấn đề học tập cho các nhóm như sau: 
1/ Nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước 
ta từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế? 
2/ Theo em, các chính sách văn hóa của 
phong kiến phương Bắc nhằm mục đích gì? 
Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập 
quán và tiếng nói của tổ tiên? 
+ Bước 2: Dành thời gian để trong 1 nhóm 
điểm danh theo thứ tự từ 1 đến hết và yêu cầu 
tất cả những HS thuộc số thứ tự lẻ trong 
nhóm tìm hiểu tài liệu và trả lời câu hỏi số 1, 
những học sinh thuộc số thứ tự chẵn nghiên 
cứu tài liệu trả lời câu hỏi 2. 
+ Bước 3: Sau thời gian các cá nhân có số thứ 
tự lẻ hoặc chẵn trong nhóm tự tìm hiểu tài liệu 
để trả lời từng câu hỏi, sẽ dành thời gian thích 
hợp để các thành viên trong nhóm có thứ tự lẻ 
hoặc chẵn sẽ thảo luận để có câu trả lời cho 
câu hỏi tương ứng rồi báo cáo trước lớp. 
+ Bước 4: Sau thời gian thảo luận, GV yêu 
cầu nhóm những em có số thứ tự lẻ ở nhóm 1 
trao đổi phiếu học tập với nhóm 2, tổ chức để 
nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm 
2, nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận của 
nhóm 1, GV treo bảng phụ có nội dung trả lời 
các câu hỏi, căn cứ vào đáp án trên bảng yêu 
cầu nhóm 1 chấm điểm cho nhóm 2, nhóm 2 
chấm điểm cho nhóm 1 và công bố điểm 
trước lớp. GV có lời khen cho nhóm có điểm 
cao hơn và lời động viên tới nhóm có điểm 
thấp hơn. 
Hoàng Thị Mỹ Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 73 - 78 
 Email: jst@tnu.edu.vn 78 
2.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 
để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử 
Cũng trong bài 20, khi học đến phần 4 Cuộc 
khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) trang 56, giáo 
viên tổ chức hoạt động nhóm như sau: 
+ Bước 1: GV chia lớp thành 04 nhóm và nêu 
vấn đề học tập cho các nhóm như sau: 
1/Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc 
khởi nghĩa Bà Triệu? 
2/ Qua bài ca dao cuối bài thể hiện ý chí Bà 
Triệu như thế nào? 
+ Bước 2: Dành thời để nhóm cử nhóm 
trưởng, thư ký phân công các thành viên trong 
nhóm nghiên cứu tài liệu để trả lời các câu 
hỏi. GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ các 
nhóm thảo luận nếu cần. 
+ Bước 3: Trong thời gian thảo luận, giáo 
viên nếu thấy nhóm nào xong trước có thể cử 
các bạn trong nhóm đã hoàn thành câu trả lời 
tới làm “chuyên gia” giúp cho các nhóm chưa 
hoàn thành. Sau đó gọi đại diện 1 nhóm lên 
trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
+ Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo 
viên cho các nhóm tự nhận xét về mức độ tích 
cực của các thành viên trong nhóm trong việc 
tham gia vào thảo luận, động viên các thành 
viên chưa tích cực, tuyên dương những học 
sinh tích cực trong hoạt động nhóm. 
Từ một số ví dụ vận dụng phương pháp thảo 
luận nhóm trong dạy học Lịch sử lớp 6 ở 
trường THCS, có thể thấy rõ hiệu quả của 
phương pháp thảo luận nhóm đã đáp ứng yêu 
cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta: 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và 
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; 
khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ 
máy móc [6]. 
3. Kết luận 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang 
tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã 
hội và lĩnh vực giáo dục cũng không nằm 
ngoài quy luật đó. Qua quá trình dạy – học, 
con người nắm bắt, chiếm lĩnh được tri thức và 
làm chủ cuộc sống của mình [7]. Có thể thấy 
rằng, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm 
trong dạy học Lịch sử ở trường THCS giúp 
học sinh phát triển được những năng lực và 
phẩm chất trong học tập: phát huy được sự 
sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, thu hút 
các em say mê hoạt động góp phần phát triển 
toàn diện học sinh. Tuy nhiên, trong điều kiện 
thực tế, cơ sở vật chất còn khó khăn, lớp học 
quá đông, bàn ghế chưa phù hợp; một số học 
sinh tính tự giác chưa cao, hay ỷ lại, dựa dẫm 
vào học sinh khá, giỏi; một số giáo viên áp 
dụng còn mang tính hình thức như tổ chức quá 
nhiều hoạt động nhóm trong một giờ học, thời 
gian cho một hoạt động quá ngắn không đủ để 
học sinh suy nghĩ, thảo luận, nhiệm vụ không 
rõ ràng, do vậy, hiệu quả học tập chưa cao. Để 
khắc phục những khó khăn trên, GV cần hiểu 
rõ ý nghĩa, yêu cầu và các đặc điểm cơ bản của 
phương pháp dạy học thảo luận nhóm; đặc biệt 
là biết vận dụng một cách sáng tạo vào bài 
giảng, phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy 
học cụ thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Ministry of Education and Training, History 
and Geography curriculum (lower secondary 
school), 2018. 
[2]. T. T. T. Tran (Editor), Integrated teaching 
capacity development for students. Publishing 
House of Pedagogy University, Hanoi, 2016. 
[3]. L. B. Nguyen (Editor), and H. T. Do, Active 
teaching and learning - Some teaching 
methods and techniques. Hanoi University of 
Pedagogy Publishing House, Hanoi, 2019. 
[4]. V. S. Huynh, K. H. Nguyen, and T. D. M. 
Nguyen, Teaching methodology to develop 
high school students' capacity. Ho Chi Minh 
City University of Education Publishing 
House, 2018. 
[5]. Ministry of Education and Training, 6th 
Grade History Book. Education Publishing 
House, Hanoi, 2008. 
[6]. T. K. T. Trinh, “Some solutions to renovate 
teaching methods of Ho Chi Minh Thought 
subjects by group discussion method to 
promote student's activeness,” TNU - Journal 
of Science and Technology, vol. 198 , no. 5, p. 
84, 2019. 
[7]. T. H. Phung, “The method of using group 
discussion method in teaching Ho Chi Minh 
Thought subject under the orientation of 
developing learners' capacity,” TNU - Journal 
of Science and Technology, vol. 198, no. 5, p. 
64, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_trong_day_hoc_lich_su_lo.pdf