Giá trị văn hóa của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam qua nghi lễ vòng đời người

Tóm tắt – Nghi lễ vòng đời người là những

nghi lễ liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra đến

khi chết. Xét dưới góc độ thuần túy xã hội - nhân

văn, các lễ nghi liên quan đến nghi lễ vòng đời

người giúp nhận diện nhân sinh quan, thế giới

quan và phản ánh cách đối nhân xử thế của tộc

người Cơ Tu. Trong nghiên cứu này, tác giả vận

dụng phương pháp điền dã dân tộc học, phương

pháp tiếp cận địa - văn hóa, phương pháp liên

ngành nhằm làm rõ các khía cạnh: những nghi

lễ chính, giá trị nhân sinh, giá trị nghệ thuật, giá

trị đạo đức liên quan đến nghi lễ vòng đời của

người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam.

pdf 10 trang yennguyen 4520
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị văn hóa của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam qua nghi lễ vòng đời người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị văn hóa của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam qua nghi lễ vòng đời người

Giá trị văn hóa của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam qua nghi lễ vòng đời người
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018
20
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CƠ TU TỈNH QUẢNG NAM
QUA NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI
Nguyễn Văn Dũng1
CULTURAL VALUES OF THE CO TU PEOPLE IN QUANG NAM PROVINCE
THROUGH THE HUMAN CYCLE RITUAL
Nguyen Van Dung1
Tóm tắt – Nghi lễ vòng đời người là những
nghi lễ liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra đến
khi chết. Xét dưới góc độ thuần túy xã hội - nhân
văn, các lễ nghi liên quan đến nghi lễ vòng đời
người giúp nhận diện nhân sinh quan, thế giới
quan và phản ánh cách đối nhân xử thế của tộc
người Cơ Tu. Trong nghiên cứu này, tác giả vận
dụng phương pháp điền dã dân tộc học, phương
pháp tiếp cận địa - văn hóa, phương pháp liên
ngành nhằm làm rõ các khía cạnh: những nghi
lễ chính, giá trị nhân sinh, giá trị nghệ thuật, giá
trị đạo đức liên quan đến nghi lễ vòng đời của
người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa: nghi lễ, nghi lễ vòng đời người,
giá trị văn hóa, người Cơ Tu.
Abstract – Life cycle rituals are related to
individual from birth to death. Under completely
human social view, the life cycle rituals help
identify human life opinion and world point of
view. They also reflect the way of Co Tu people’s
behaviour. In this study, the author uses ethno-
graphic approach, geocultural approach and in-
terdisciplinary method in order to study aspects:
Main rituals, human, artistic and moral values
related to the life cycle rituals of Co Tu people
in Quang Nam province.
1Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh
Quảng Nam
Ngày nhận bài: 6/3/2018; Ngày nhận kết quả bình duyệt:
01/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 19/7/2018
Email: nguyenvandungpct@gmail.com
1Campus of HaNoi University of Home Affairs in
Quang Nam
Received date: 6th March 2018; Revised date: 01st July
2018; Accepted date: 19th July 2018
Keywords: ritual, life cycle ritual, cultural
value, Co Tu people.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giá trị văn hóa là yếu tố được sáng tạo và kết
tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng
dân tộc. Đó là những thành tựu của một cá nhân
hay một dân tộc đã đạt được trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên - xã hội. Giá trị văn hóa
hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và khát vọng
của cộng đồng về những điều tốt đẹp, từ đó bồi
đắp và nâng cao bản chất người. Tìm hiểu giá
trị văn hóa thông qua nghi lễ vòng đời của tộc
người Cơ Tu, một mặt giúp chúng ta thấy được
đặc trưng văn hóa trong đời sống của tộc người
này, mặt khác góp phần khẳng định sự phong
phú, đa dạng trong bức tranh nhiều màu sắc về
văn hóa tộc người thiểu số ở Việt Nam hiện nay.
Cơ Tu là tộc người thiểu số có ngôn ngữ thuộc
nhóm Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á), chữ viết
được trình bày trên cơ sở dùng chữ Latin để phiên
âm. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống
kê năm 2009, tộc người Cơ Tu có số dân 61.588
người, chiếm 0,1% dân số toàn quốc. Tại tỉnh
Quảng Nam, người Cơ Tu chiếm 45.715 người,
đứng hàng thứ hai về dân số sau người Việt, có
vai trò rất quan trọng trong phát triển vùng chiến
lược phía Tây của tỉnh [1]. Trong đời sống tinh
thần, tộc người này còn bảo lưu rất nhiều lễ hội,
lễ nghi mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước. Trong đó, nghi lễ vòng đời người
được xem là một môi trường khá bền vững trong
việc bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Bởi chính
những nghi lễ ấy chứa đựng mọi yếu tố của bản
sắc văn hóa: từ không gian (chiều rộng) đến thời
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
gian (chiều dài) của văn hóa; từ văn hóa cá nhân
đến văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, nghi lễ
vòng đời người là một môi trường tốt nhất để
bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn làm
rõ một số vấn đề về giá trị văn hóa liên quan đến
nghi lễ vòng đời của tộc người Cơ Tu tỉnh Quảng
Nam gồm hệ thống nghi lễ vòng đời người, giá
trị nhân sinh, giá trị nghệ thuật, giá trị đạo đức.
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. Các học giả nước ngoài
Giá trị văn hóa của người Cơ Tu luôn là đối
tượng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước chú ý, quan tâm. Một trong số các học giả
phương Tây nghiên cứu về lịch sử phát triển, điều
kiện tự nhiên, phong tục tập quán các dân tộc
vùng Đông Nam Á, đặc biệt người Cơ Tu ở Nam
Lào là tác giả Nancy A. Costell. Các công trình
nghiên cứu [2]–[4] đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
về ngôn ngữ, tập tục, truyền thống văn hóa, nghệ
thuật dân gian của người Cơ Tu. Là một nhà ngôn
ngữ học nên trong các tác phẩm của mình, ông
chủ yếu đề cập tới các vấn đề về truyện cổ dân
gian, tập tục tang ma, ghi lại lời kể của người
Cơ Tu về cuộc sống, lễ nghi nông nghiệp và chỉ
dành vài dòng viết về trang phục miền núi các
dân tộc ở Trường Sơn.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, tác phẩm
gây được tiếng vang lớn đối với các học giả nước
ngoài quan tâm về các dân tộc ở miền Trung Việt
Nam là “Les chasseurs de Sang” (Những kẻ săn
máu) của Le Pichon (1938). Với cách viết theo
lối văn kí sự, Le Pichon đã đưa công trình này trở
thành một trong những công trình sơ khảo dân
tộc học Việt Nam ấn tượng ở thời điểm đó. Sách
được trình bày theo nhóm các vấn đề sau: làng,
nhà và nghệ thuật Katu, những bài hát Katu, cái
chết - sự thờ cúng người chết, những cuộc săn
máu, các tập tục mê tín, lễ hội, vũ điệu Katu [5].
Nguồn tư liệu trong thời kì này của các học giả
nước ngoài (chủ yếu là Pháp) đều nhằm mục đích
phục vụ cho chính quyền thực dân và công cuộc
khai thác thuộc địa. Những tập du khảo, trang bút
kí, báo cáo khoa học được công bố phần nhiều
nặng về miêu thuật những hiện tượng rời rạc, ít
nhiều cho thấy cách nhìn và chủ trương của họ
đối với tộc người thiểu số ở miền Trung – Tây
Nguyên nói chung và người Cơ Tu nói riêng. Mặc
dù còn hạn chế, nhưng không thể phủ nhận đây
là những nguồn tài liệu xuất hiện sớm, có những
đóng góp nhất định cho buổi đầu phát triển ngành
Dân tộc học ở Việt Nam thông qua nghiên cứu
của các học giả nước ngoài.
B. Các học giả trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam, không ít tác giả đã
đi sâu nghiên cứu giá trị văn hóa của các tộc
người thiểu số. Trong đó, tộc người Cơ Tu cũng
đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận, khai thác
trên nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu đề cập tới nghi lễ vòng đời
của tộc người Cơ Tu là rất khiêm tốn, nếu có đề
cập thì chỉ dừng lại ở khía cạnh “miêu thuật”,
khái quát chung chứ chưa đi sâu khai thác giá trị
văn hóa của người Cơ Tu thông qua nghi lễ vòng
đời người.
Trong những công trình nghiên cứu về giá trị
văn hóa của người Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam
nói riêng và người Cơ Tu sinh sống ở dọc vùng
Trường Sơn nói chung (ở các tỉnh thành như:
Huế, Đà Nẵng), các tác giả tập trung khai thác
những nét cơ bản về văn hóa của người Cơ Tu ở
từng khía cạnh khác nhau như: nguồn gốc xuất
xứ của người Cơ Tu, kinh tế - xã hội, kiến trúc,
nghề dệt, luật tục, hôn nhân, tang ma. Về khía
cạnh này, tiêu biểu có các bài viết, công trình sách
của Tạ Đức [1], Lưu Hùng [6], Nguyễn Thượng
Hỷ [7], Bh’riu Liếc [8], Nguyễn Hữu Thông [9],
Trần Tấn Vịnh [10] - [11],...
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà khoa
học đã quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu văn
hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và đời sống
vật chất nói chung của tộc người Cơ Tu. Ở nhóm
dòng họ, hôn nhân, gia đình, khá nhiều công
trình đã được công bố của các tác giả Phạm Thị
Xuân Bốn [12], Phan Hữu Dật [13], Lưu Hùng
[6], Phạm Quang Hoan [14], Nguyễn Xuân Hồng
[15], Nguyễn Hữu Thấu [16]... Trong đó, các
nghiên cứu [13], [14], [16] là những khảo cứu
chuyên sâu về hôn nhân và gia đình các dân tộc
Bắc Trường Sơn nói chung và ở người Cơ Tu nói
riêng. Các tác giả đã giới thiệu và phân tích một
cách hệ thống đặc điểm hình thái hôn nhân và
gia đình của tộc người, các tàn tích liên minh
hôn nhân ba thị tộc, khái niệm dòng họ, các đặc
21
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
tính cơ bản của dòng họ - đơn vị có vai trò rất
quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình
của người Cơ Tu.
Ngoài ra, chúng ta còn có một số nghiên cứu
riêng lẻ về ăn uống, nhà cửa, trang phục, nghề
thủ công, tín ngưỡng, lễ hội, ngôn ngữ, văn học
và tranh ảnh về tộc người Cơ Tu dưới dạng sách,
luận án, báo, bài viết của các tác giả Đinh Hồng
Hải [17], Trần Đức Sáng [18], Lê Anh Tuấn [19],
Trần Tấn Vịnh [20]... Bằng phương pháp tiếp cận
và mục đích nghiên cứu khác nhau, các tác giả
đã giới thiệu khái quát văn hóa người Cơ Tu ở
Việt Nam trên các phương diện đời sống văn hóa
xã hội tộc người.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu
trên đã giới thiệu khái quát về văn hoá của người
Cơ Tu ở một số phương diện: văn hoá vật thể và
văn hoá phi vật thể bằng các phương pháp tiếp
cận và mục đích nghiên cứu khác nhau. Trên cơ
sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên
cứu đi trước cùng với kết quả điền dã trong năm
2016 tại ba huyện của tỉnh Quảng Nam (huyện
Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang), tác giả tập
trung đi sâu tìm hiểu, khai thác các giá trị văn
hóa của tộc người Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam liên
quan đến nghi lễ vòng đời người.
III. NHỮNG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA
NGƯỜI CƠ TU TỈNH QUẢNG NAM
A. Khái niệm nghi lễ vòng đời
Nghi lễ vòng đời người xuất hiện cùng với xã
hội loài người. Trải qua thời gian, những nghi
lễ ấy một mặt được duy trì, một mặt được phát
triển, hoàn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới.
Tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung và các
tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng, tùy vào
mức độ, biểu hiện lễ thức khác nhau, đều có các
nghi lễ cuộc đời con người. Mặt khác, nghi lễ
vòng đời góp phần tạo ra các chuẩn mực xã hội,
phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và đóng
góp lớn vào việc khẳng định bản sắc văn hóa
tộc người.
Tylor, trong công trình nghiên cứu Văn hóa
nguyên thủy [21] đã dành một chương lớn viết
về nghi lễ và lễ nghi do con người sáng tạo ra.
Theo ông, nghi lễ là “Phương tiện giao tiếp với
những thực thể linh hồn” [21, tr.946] và “Tốt
nhất có lẽ nên đặt niềm tin vào các thực thể tinh
thần (Spirituels) như một định nghĩa tối thiểu về
tôn giáo” [21, tr.508]. Trong cuốn Nghi lễ của
sự chuyển tiếp [22], Gennep chia đời người làm
ba giai đoạn quan trọng: sinh, trưởng thành và
tử. Trong mỗi giai đoạn lớn, Gennep lại chia ra
làm ba giai đoạn nhỏ. Giai đoạn sinh gồm: chửa,
đẻ và tuổi sơ sinh, tuổi thiếu niên. Giai đoạn
trưởng thành gồm: tuổi thiếu niên, lễ thành đinh
và hôn nhân, tuổi con người cộng đồng. Giai đoạn
tử gồm: lên lão, sự chết đi đối với tang ma và
cuộc sống ở thế giới bên kia [22]. Theo Ngô Đức
Thịnh, nghi lễ vòng đời người là “những nghi lễ
liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi
chết” [23, tr.23].
Tóm lại, nghi lễ vòng đời người là những nghi
lễ thuộc về mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến
khi chết, nhưng nó được gia đình, dòng họ, cộng
đồng thực hiện. Do vậy, nghi lễ vòng đời không
chỉ liên quan đến một con người, mà liên quan
đến cả cộng đồng. Nó là sự thừa nhận của cộng
đồng với mỗi cá nhân trong từng giai đoạn quan
trọng của cuộc đời. Thông qua nghi lễ vòng đời,
con người cá nhân hòa nhập với gia đình, dòng
họ và cộng đồng.
B. Lễ nghi đặt tên con
Với người Cơ Tu, họ xem lễ đặt tên con như
một thành tố văn hóa, tôn giáo đặc biệt quan
trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Lễ đặt tên khi đứa
trẻ được sinh ra sau một tuần. Khi đặt tên con,
người Cơ Tu thường lấy họ cha, không đặt tên
trùng với người già trong dòng họ hoặc những
người đã chết. Theo họ, nếu làm vậy sẽ xúc phạm
đối với tổ tiên và điều này sẽ là nguyên nhân đưa
những hồn ma về làm hại đứa trẻ.
Lễ vật trong lễ đặt tên con của người Cơ Tu
là gà và xôi. Nghi lễ được thực hiện với ý nghĩa
thông báo với Yang (thần linh) về sự có mặt của
đứa trẻ và cầu mong Yang phù hộ để đứa trẻ
chóng lớn, khỏe mạnh, đồng thời tạ ơn Yang đã
cho đứa trẻ hình hài lành lặn. Khi làm lễ đặt tên,
người Cơ Tu làm một con gà, dùng máu chấm lên
trán đứa trẻ với ý nghĩa chúc phúc và đánh dấu sự
hiện hữu một thành viên mới của gia đình, cộng
đồng Vêêl (làng), tạ ơn thần linh đã chấp nhận
cho họ, một sự bổ sung vào cộng đồng một mầm
sống. Lễ đặt tên con của người Cơ Tu thường có
sự góp mặt đông đủ người thân trong gia đình,
dòng họ.
22
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
Trước đây, phụ nữ Cơ Tu khi mang thai và sinh
nở phải kiêng cử ăn nhiều thứ. Khi sinh, người
phụ nữ phải ở một mình trong cái chòi riêng để
tránh sự phóng uế, sợ thần linh trừng phạt. Sinh
xong ba ngày hoặc một tuần, sản phụ có thể đi
làm. Ngày nay, khi điều kiện y tế phát triển, người
mẹ khi mang thai được trang bị đầy đủ kiến thức
về ăn uống và chăm sóc thai nhi. Đến ngày sinh
nở, người mẹ được đưa tới trạm xá hoặc trung
tâm y tế của huyện. Sau sinh, bà mẹ được nghỉ
ngơi để giữ gìn sức khỏe và chăm sóc con nhỏ
được tốt nhất. Do vậy, tình trạng người mẹ sinh
non, chết thai hay sản phụ tử vong đã hạn chế
rất nhiều.
C. Lễ trưởng thành
Để đánh dấu sự trưởng thành của một cá nhân
trong làng (Vêêl), người Cơ Tu phải trải qua lễ
cưa răng và lễ căng tai. Nếu ai chưa trải qua nghi
thức này, dù lớn tuổi vẫn bị xem là người chưa
trưởng thành. Đây là hai lễ nghi quan trọng được
người Cơ Tu gìn giữ và duy trì cho đến tận ngày
hôm nay.
Lễ cưa răng thường được tiến hành vào lúc
nông nhàn. Theo tập tục của người Cơ Tu, số
lượng cưa răng phải cân đối giữa hai hàm trên và
dưới (trên sáu, dưới sáu). Khi công việc cưa răng
kết thúc, ba người chủ trì dùng lá đót (Ateeng)
nhét đầy vào ống tre đựng máu, đặt lên một tảng
đá gần đó, nếu ống tre bị ngã trong khi đặt thì
người bị cưa răng sẽ gặp điều chẳng lành. Đó
là sự báo hiệu của các thế lực hung ác đang đe
dọa các đối tượng bị cưa răng. Do vậy, người này
phải thực hiện việc cúng tế ngay sau đó. Gươl là
nơi mà các thanh niên sau khi cưa răng được đưa
về ở. Họ phải ở đó ba đêm và được người thân
chăm sóc.
Ngoài lễ cưa răng, sự trưởng thành của một
thành viên trong Vêêl còn được đánh dấu bằng
lễ căng tai (caxic cơr tơr). Lễ căng tai được thực
hiện cho cả nam và nữ. Đây là hình thức thẩm
mĩ, làm duyên, làm đẹp cho cơ thể trong độ tuổi
trưởng thành và tìm hiểu bạn đời. Nghi lễ này
còn thể hiện sự giàu có của một số cá nhân, gia
đình, dòng tộc. Các đồ vật thường dùng xâu vào
tai là hạt cây Tà vạt, Tà dil. Thông thường sau
những nghi thức này, người Cơ Tu làm lễ ăn mừng
với quy mô nhỏ mang tính chất gia đình là chủ
yếu. Ngày nay, mỗi gia đình người Cơ Tu đều có
những thay đổi nhất định trong quan niệm về cái
đẹp. Đối với những gia đình truyền thống, họ vẫn
còn duy trì quan niệm thẩm mĩ này. Tuy nhiên,
những gia đình người Cơ Tu có con kết hôn với
người Việt đã dần thay đổi phong tục này. Sự
trưởng thành của con cái không nhất thiết phải
trải qua lễ cưa răng và lễ căng tai nữa.
D. Lễ nghi cưới xin
Trong phong tục, tập quán của người Việt
Nam, việc dựng vợ gả chồng cho con cái được
xem là cột mốc hệ trọng đánh dấu sự trưởng thành
của đôi thanh niên nam nữ, khẳng định xã hội đã
thừa nhận tình yêu của họ. Trước kia, lễ cưới được
xem là một trong bốn lễ quan trọng (quan, hôn,
tang, tế). Ngày nay, hôn nhân của người Cơ Tu dù
có đăng kí kết hôn với chính quyền địa phương
nơi cư tr ...  đau ốm, họ
phải kiêng cữ nhiều thứ, chẳng hạn không ăn một
số con vật như rắn, rùa, nhím, chuột và một số
loại hoa quả như ớt, dứa, ổi. Ngay cả khi đặt tên
cho đứa trẻ, người Cơ Tu cũng rất coi trọng. Tên
con cái không được trùng với tên của người đã
chết hoặc người cao tuổi trong dòng họ. Điều đặc
biệt sự trưởng thành của đứa trẻ đều phải trải qua
lễ cưa răng và lễ căng tai. Đây không chỉ là tập
tục truyền thống của người Cơ Tu, mà còn là quy
ước về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân
đối với cộng đồng mà mình đang sinh sống.
Với người Cơ Tu, trong chu kì vòng đời người,
lễ Têng ping là một trong số những nghi lễ quan
trọng không thể thiếu, là mắt xích kết nối, quan
hệ giữa người sống và người chết. Người Cơ Tu
quan niệm, lễ Têng ping không chỉ là nghi lễ
dành cho người chết, mà còn mang ý nghĩa cầu
mùa cho cả bản làng và gia đình. Mặt khác, nghi
lễ cũng là tâm niệm của người Cơ Tu cầu mong
làm giảm cơn tức giận của thần linh, giải tỏa tâm
lí sợ hãi, nặng nề trước nỗi ám ảnh của cái chết,
đồng thời mang lại sự bình yên cho cuộc sống.
Có thể nói, lễ Têng ping là lễ nghi quan trọng
trong các nghi lễ chu kì vòng đời của người Cơ
Tu. Nó thể hiện rõ nét nhân sinh quan, thế giới
quan của người Cơ Tu. Giai đoạn chuyển tiếp
này, vừa để cuộc chia li được kéo dài cho vơi bớt
niềm thương nhớ, cũng như người sống sẽ được
hồn thiêng che chở trước khi đoạn tuyệt mọi mối
quan hệ. Người Cơ Tu xem đó là một quy luật, là
đạo lí của người sống, là niềm an tâm của người
sống nghĩ về người đã khuất.
Như vậy, trong đời sống tâm linh của người Cơ
Tu tại Quảng Nam, nghi lễ vòng đời người phản
ánh rõ nét về thế giới quan và nhân sinh quan
của con người. Đó cũng chính là những tư tưởng
triết lí về không gian, thời gian tâm linh vốn đã
ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Các lễ nghi
trong chu kì đời người phản ánh rất rõ mối quan
hệ văn hóa mang giá trị đạo đức trên – dưới, gia
đình – làng bản, cá nhân – cộng đồng. Từ việc
sinh con, nuôi dạy con cái trưởng thành, lấy vợ
và chết đi đều có những tập tục thể hiện rất rõ
quan niệm sống của người Cơ Tu sinh sống tại
tỉnh Quảng Nam.
B. Giá trị nghệ thuật
Trong đời sống của các dân tộc thiểu số sinh
sống ở Trường Sơn – Tây Nguyên, tộc người Cơ
Tu là một trong những dân tộc còn bảo lưu nhiều
giá trị của văn hóa truyền thống liên quan đến
nghi lễ vòng đời người. Những giá trị ấy đã làm
nên nét riêng biệt, độc đáo của tộc người này so
với các tộc người khác cùng sinh sống trên cùng
một địa bàn.
26
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
Một trong những nét độc đáo trong đám cưới
của người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam là hát lí và
điệu múa tung tung da dá. Hát lí được hai bên
gia đình thực hiện để kết nối và giao lưu tại nhà
trai sau buổi đón dâu. Hát lí có nhiều tầng, nhiều
lớp ý nghĩa. Hát lí thể hiện khả năng ứng khẩu,
trình độ, kinh nghiệm của nghệ nhân, người hát.
Các làn điệu làm nên âm hưởng của người hát
lí là Ka lơi, cha chốp, xa lâu – Ka lênh và điệu
nơ ơi. Trong hát lí, người hát phải biết lên bổng
xuống trầm đúng lúc, đúng điệu. Cái hay của hát
lí là dùng một hình tượng để chỉ một sự việc với
những hình ảnh ví von, vì thế ngôn từ luôn ẩn ý.
Chẳng hạn, nếu hình tượng là con suối thì người
tham gia hát phải biết được con suối đó là suối
cát hay đá, nước trong hay nước đục, sâu hay
cạn, có nước bốn mùa hay chỉ có trong một mùa
mưa. Sau hát lí và trao của hồi môn là nghi thức
Dưm (nghi thức cảm tạ đất trời), đây là nghi thức
truyền thống độc đáo có hàng trăm năm nay của
người Cơ Tu. Đám cưới sẽ tiếp tục bằng lễ đâm
trâu. Ý nghĩa của lễ đâm trâu là để cầu khấn thần
linh cho mùa màng bội thu, buôn làng được no
ấm, hạnh phúc.
Nét độc đáo trong nghệ thuật của người Cơ Tu
không chỉ biểu hiện qua các điệu múa và hát lí,
mà còn được khắc họa qua kiến trúc, điêu khắc
nhà mồ. Dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh qua
các huyện Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang
tỉnh Quảng Nam, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều
ngôi nhà mồ của đồng bào Cơ Tu với nhiều màu
sắc và phong cách khác nhau. Tuy vật liệu được
làm bằng gỗ, dụng cụ sử dụng để làm tượng mồ
đơn sơ (rìu, cưa tay, rựa, đục) nhưng qua cách
chế tác tỉ mỉ, công phu, các nghệ nhân Cơ Tu đã
khắc họa rất sống động những vật thể, hình ảnh
sinh động, gần gũi với đời sống thường ngày của
tộc người này.
Lễ Têng ping của người Cơ Tu không thể thiếu
nghệ thuật tạo hình. Nó được thể hiện rõ nét trên
roọc (quan tài nhỏ), trên nóc (Achua), Apớ abhui,
bốn góc xung quanh, các cột của nhà mồ. Ở đó sẽ
xuất hiện tượng người phụ nữ đang múa (padil
yơ yã), người đàn ông thổi kèn và đánh trống
(pal trui ting tung). Ngoài ra, ở đó còn có hoa
văn như mặt trời (Pơlanh), mặt trăng (Cơ xee),
các hoa Atút (đùng đình), cá, gà, chim. Người
Cơ Tu quan niệm rằng, trong điêu khắc, các con
vật làm chủ đề thường được bố trí theo cặp đối
xứng trong không gian, hay tuân thủ các yếu tố
đực - cái. Theo đó, nó sẽ tạo nên một cảnh quan
hài hòa giữa thiên nhiên, con người và các mối
quan hệ xã hội như láng giềng, thông gia. Điều
này thể hiện ước muốn của người chết ở thế giới
bên kia, nơi mà những con vật trên sẽ đi theo
để cùng sống với họ. Quanh nhà mồ, họ trồng
một số cây lương thực (lúa, ngô, sắn. . . ) với ngụ
ý làm nguồn lương thực cho người chết. Đối với
người chết là phụ nữ, các nghệ nhân còn tạc một
số đồ dùng trong sinh hoạt như gùi, cuốc. Đối
với người chết là đàn ông, các nghệ nhân còn tạc
một số đồ dùng như rìu, rựa, mũi lao. Đặc biệt,
ở phía trước của ngôi nhà mồ, các nghệ nhân bố
trí cặp mặt nạ ma thuật (Cơb hây/ká bel) ở hai
bên và vị thần bảo vệ cầm cây dao dài được đặt ở
giữa để bảo vệ nhà mồ. Dù mặt nạ ma thuật được
làm bằng gỗ nhưng nó rất có sức sống, trông nó
bất động nhưng người Cơ Tu vẫn xem mặt nạ
ma có linh hồn riêng, trở thành một trong những
thiết chế không thể thiếu trong cấu trúc nhà mồ
của đồng bào Cơ Tu vùng núi Quảng Nam. Như
vậy, nét độc đáo trang trí trong nhà mồ được các
nghệ nhân Cơ Tu chế tác một cách rất tỉ mỉ, khắc
họa rất sống động những vật thể, hình ảnh sinh
động, gần gũi với đời sống thường ngày bằng cả
tấm lòng, tình cảm chân thành dành cho người
đã khuất.
Văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu nói
riêng, các tộc người thiểu số sinh sống trên địa
bàn Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung góp
phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống
nhất của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, việc
gìn giữ những giá trị văn hóa vốn được xem là
riêng biệt đó cần rất nhiều giải pháp. Trong đó,
nghi lễ vòng đời người có thể xem là môi trường
tốt nhất để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống của đồng bào Cơ Tu. Ở từng giai đoạn
quan trọng của cuộc đời mỗi con người, nhiều
giá trị văn hóa - nghệ thuật được tái hiện (điệu
múa, hát lí, điêu khắc nhà mồ...). Tất cả đã làm
nên nét độc đáo trong đời sống văn hóa của tộc
người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam.
C. Giá trị đạo đức
Nghiên cứu nghi lễ vòng đời của con người
là hướng tiếp cận khá phổ biến về văn hóa tộc
27
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
người. Xét dưới góc độ thuần túy xã hội – nhân
văn, nghi lễ vòng đời là cách thức về đối nhân
xử thế và quy phạm đạo đức của một tộc người
(hay dân tộc). Với tộc người Cơ Tu, các lễ nghi
liên quan đến nghi lễ vòng đời người đều phản
ánh rất rõ mối quan hệ đạo đức trên - dưới, trước
- sau, gia đình - làng, cá nhân - cộng đồng.
Trong hôn nhân, các nghi lễ, nghi thức thể hiện
rõ tư tưởng và đạo đức của tộc người này. Người
Cơ Tu quan niệm, hôn nhân chính là kết quả sau
thời kì tự do tìm hiểu, lúc chàng trai và cô gái đã
trải qua các nghi lễ trưởng thành và được Vêêl
thừa nhận. Một trong những tập tục tiêu biểu,
độc đáo của người Cơ Tu là “ngủ duông” (lướt
zướng) hay còn gọi là “ngủ mái”. Đây là giai
đoạn tiền hôn nhân của người Cơ Tu sinh sống
ở các huyện thuộc khu vực miền núi phía Tây
của tỉnh Quảng Nam (gồm các huyện Tây Giang,
Đông Giang, Nam Giang). Trong thời gian “ngủ
duông”, đôi trai gái không giới hạn về mặt thời
gian, mà chỉ cần kết quả tìm hiểu nhau có thành
vợ thành chồng hay không mà thôi. Điều đặc biệt
trong phong tục này là họ chỉ tâm tình dưới đêm
trăng chứ không bao giờ có những chuyện đi quá
giới hạn trên thân xác.
Sau khi hai bên gia đình thực hiện các lễ nghi
theo phong tục, đôi trai gái chính thức nên vợ
nên chồng. Tuy nhiên, đôi trái gái còn thực hiện
nhiều lễ nghi để cảm ơn người mai mối, trả ơn
bố mẹ, tri ân bà con dân làng. Lễ tắp blo, prơ pơ
lăng được xem là lễ quan trọng thể hiện sự tri ân
của đôi nam nữ và gia đình đối với bà con dân
làng. Ngoài ra, sau khi cưới, người Cơ Tu còn tổ
chức lễ trơ ping cơlưng (cảm ơn người mai mối
cho đôi nam nữ nên vợ thành chồng) và lễ prơ rơ
lăng/prơ rơ lêh (có ý nghĩa trả ơn bố mẹ vợ). Để
đáp lại nghi lễ này, bên nhà vợ cũng tổ chức lễ
vui bua (gùi rượu) với các lễ vật như gà, cá, xôi,
rượu để đãi nhà trai. Sau những nghi lễ này, đôi
nam nữ mới thấy an tâm, thoải mái vì đã thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với hai bên gia đình
[25]. Dù xét ở phương diện nào đi chăng nữa,
lễ cưới xin của người Cơ Tu cũng phần nào thể
hiện tính nhân văn trong đời sống tinh thần của
người Cơ Tu.
Nét độc đáo trong đời sống của người Cơ Tu
còn thể hiện trong nghi lễ tang ma. Người Cơ Tu
quan niệm: khi chết, linh hồn của người đó sẽ về
với thế giới bên kia, về đoàn tụ với tổ tiên. Sau
lễ mở cửa mả thì linh hồn người chết mới hoàn
toàn cắt đứt ràng buộc với người sống. Do phong
tục truyền thống của người Cơ Tu là không thờ
người chết, không cúng giỗ hằng năm như người
Việt nên sau khi lễ mở cửa mả đã kết thúc thì mọi
người sẽ “quên” hẳn người chết, không còn nhớ
thương gì nữa. Người Cơ Tu xem lễ bỏ mả là nghi
lễ cuối cùng đối với người chết. Để bày tỏ tâm
tư, tình cảm và sự tiếc thương với người đã chết,
trước khi làm lễ, người thân sẽ nói chuyện với
người chết. Vì trong đời sống tâm linh của người
Cơ Tu, khi đó linh hồn người chết vẫn còn quẩn
quanh bên gia đình, người thân của họ. Cách ứng
xử của người Cơ Tu đối với người đã khuất đã
phần nào cho thấy ẩn sâu trong đời sống tâm linh
của họ là sợi dây liên hệ mật thiết với tổ tiên, tạo
sự kết nối giữa quá khứ với thực tại.
Có thể nói, nghi lễ vòng đời là một hiện tượng
văn hóa tộc người, mà thông qua đó, con người,
với tư cách là chủ thể văn hóa, bộc lộ văn hóa ứng
xử của mình. Văn hóa ứng xử này phản ánh mối
quan hệ giữa những người sống với nhau, giữa
người sống với người đã chết và giữa con người
với thế giới thần linh, siêu nhiên. Ở Việt Nam,
nghi lễ vòng đời mang dấu ấn của văn hóa có
nguồn gốc nông nghiệp lúa nước với đặc trưng:
tính cộng đồng sâu sắc, ứng xử giữa con người
với môi trường xã hội, tôn trọng hòa hợp trong
ứng xử với môi trường tự nhiên.
V. KẾT LUẬN
Trong tiến trình phát triển và sáng tạo văn hóa,
tộc người Cơ Tu là một trong số ít tộc người thiểu
số ở Việt Nam còn bảo lưu được nhiều giá trị văn
hóa truyền thống tương đối nguyên vẹn, mang sắc
thái riêng biệt, độc đáo. Tìm hiểu giá trị văn hóa
Cơ Tu thông qua nghi lễ vòng đời sẽ có ý nghĩa
thiết thực, cụ thể trong việc tiếp cận với nền văn
hóa cổ xưa. Các lễ nghi trong nghi lễ vòng đời
người phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan
trong nhận thức của cộng đồng người này, thể
hiện sự phong phú trong đời sống tâm linh, tôn
giáo và thẩm mĩ, cũng như tính thống nhất, đa
dạng của văn hóa vùng.
Bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, việc
di dời, phân vùng, kinh tế mới, sự biến đổi văn
hóa đang tác động đến văn hóa truyền thống
28
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
của các tộc người ở Việt Nam. Trước bối cảnh
đó, những giá trị văn hóa tộc người nói chung,
giá trị văn hóa của tộc người Cơ Tu nói riêng,
đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Tại
tỉnh Quảng Nam, nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của người Cơ Tu, đặc biệt là các lễ nghi
trong nghi lễ vòng đời người cũng đang dần bị
biến đổi.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định,
nhưng chúng tôi hi vọng rằng kết quả đạt được
của bài viết sẽ góp phần giúp các nhà quản lí
tỉnh Quảng Nam đưa ra các giải pháp thiết thực,
khoa học và có chính sách kịp thời trong công tác
quản lí, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của người Cơ Tu nói chung và giá trị văn
hóa trong nghi lễ vòng đời người vốn được xem
là nguyên sơ của tộc người này nói riêng một
cách phù hợp, hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Đức. Tìm hiểu văn hóa Cơtu. Huế: Nhà Xuất bản
Thuận Hóa; 2001.
[2] Costello, Nancy A. Katu-Vietnamese-English. Tủ sách
Ngôn - ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam; 1991.
[3] Costello, Nancy A. Katu folktales and society. Tủ
sách Ngôn - ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam; 1993.
[4] Costello, Nancy A. Death and burial in Katu culture.
Tủ sách Ngôn - ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam; 1980.
[5] Le Pichon. Les chassenrs de sang. BAVH. 1938;4.
[6] Lưu Hùng. Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơtu. Hà
Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội; 2007.
[7] Nguyễn Thượng Hỷ. Kiến trúc, điêu khắc của người
Cơ Tu. Văn hóa Nghệ thuật. 2005;3:75–78.
[8] Bh’riu Liếc. Văn hóa người Cơ Tu. Nhà Xuất bản Đà
Nẵng; 2009.
[9] Nguyễn Hữu Thông. Katu - Kẻ sống đầu ngon nước.
Huế: Nhà Xuất bản Thuận Hóa; 2004.
[10] Trần Tấn Vịnh. Người Cơ-tu ở Việt Nam. Hà Nội:
Nhà Xuất bản Thông tấn; 2009.
[11] Trần Tấn Vịnh. Nghề dệt và trang phục cổ truyền
của dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam [Luận án Tiến
sĩ]. Viện Nghiên cứu Văn hóa; 2009.
[12] Phạm Thị Xuân Bốn. Hôn nhân của người Cơ Tu
ở huyện Hiên tỉnh Quảng Nam [Luận văn Thạc sĩ].
Viện văn hóa; 2007.
[13] Phan Hữu Dật. Cơ sở dân tộc học. Hà Nội: Nhà Xuất
bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp; 1973.
[14] Phạm Quang Hoan. Về quan hệ hôn nhân gia đình
của người Cơtu. Ban Dân tộc Quảng Nam, Tam Kỳ;
2005.
[15] Nguyễn Xuân Hồng. Phong tục tập quán và lễ hội
các dân tộc ở Quảng Nam. Sở Văn hóa – Thông tin
Quảng Nam; 2003.
[16] Nguyễn Hữu Thấu. Đôi nét về quan hệ hôn nhân gia
đình người Pa Cô, Pa Hi và Ca Tu ở tây Thừa Thiên,
Quảng Nam. Dân tộc học. 1976;1:87–96.
[17] Đinh Hồng Hải. Linh hồn các tác phẩm nghệ thuật
người Cơ Tu. Văn hóa Nghệ thuật. 2003;4:57–62.
[18] Trần Đức Sáng. Nghi lễ Teeng Ping trong đời sống
người Cơ tu. Văn hóa Nghệ thuật. 2007;7:87–96.
[19] Lê Anh Tuấn. Biểu tượng cột tế Xơnur trong không
gian xã hội tộc người Cơtu vùng Trường Sơn - Tây
Nguyên. Nghiên cứu Đông Nam Á. 2016;8:56–66.
[20] Tấn Vịnh. Hoa văn kết hạt cườm trên thổ cẩm Cơ
Tu. Văn hóa Nghệ thuật. 2005;3:79–83.
[21] Tylor E B. Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch).
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 2001;.
[22] Gennep A V. Các nghi thức chuyển tiếp (Riter de
passage). Hà Nội: Picard, Paris; 1981. Bản dịch đánh
máy vi tính chưa xuất bản của Viện Nghiên cứu Văn
hoá Dân gian, Hà Nội năm 2002.
[23] Ngô Đức Thịnh. Văn hóa, văn học tộc người và văn
hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã
hội; 2006.
[24] Võ Thành Hùng. Nghi lễ vòng đời người Khmer tỉnh
Sóc Trăng. Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc;
2010.
[25] Nguyễn Văn Dũng. Nghi lễ vòng đời của người Cơ
Tu. Văn hóa Nghệ thuật. 2016;385:30–33.
29

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_van_hoa_cua_nguoi_co_tu_tinh_quang_nam_qua_nghi_le_v.pdf