Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam

Người Việt còn tồn tại cho tới ngày hôm nay đều được sinh ra và được trình diễn trong ầu hết các loại hình âm nhạc cổ truyền

những không gian và thời gian sinh hoạt văn hóa

nhất định. Ngoài những không gian và thời gian

sinh hoạt văn hóa ấy, tất thảy chúng đều “bất

động”. Nguyên nhân chủ yếu là sự lệ thuộc vào

chức năng xã hội của mỗi loại hình. Biểu hiện rõ

nhất của hiện tượng này là những loại hình âm

nhạc gắn liền với các không gian sinh hoạt văn hóa

khác nhau, như:

- Nhạc gắn liền với tín ngưỡng có hát Văn, hát

Chèo Tàu Tượng, hát Dô, hát Xoan, nhạc Tế đình,

nhạc nhà Phật và nhạc hiếu

- Nhạc gắn với lịch tiết nông nghiệp có Trống

quân, Cò lả, hát Đúm, hát Ví, hô Bài chòi,

- Nhạc gắn liền với lao động trên cạn, dưới nước

có hò sông Mã, hò sông Lam, hò khoan Lệ Thủy, hò

sông Hương, hò chèo ghe, hò Đồng Tháp, hò

khiêng xe nước, hò xay lúa, hò giã gạo

- Nhạc gắn liền với văn hóa Tế giao, Tế miếu,

với sinh hoạt văn chương ở cung đình có Nhã

nhạc, ca Huế.

- Nhạc gắn với đời sống của các nghệ sỹ sống

bằng nghề ca xướng có Ca trù, hát Xẩm.

pdf 6 trang yennguyen 5040
Bạn đang xem tài liệu "Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam

Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam
S 2 (47) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
47
Hầu hết các loại hình âm nhạc cổ truyềnngười Việt còn tồn tại cho tới ngày hôm nayđều được sinh ra và được trình diễn trong
những không gian và thời gian sinh hoạt văn hóa
nhất định. Ngoài những không gian và thời gian
sinh hoạt văn hóa ấy, tất thảy chúng đều “bất
động”. Nguyên nhân chủ yếu là sự lệ thuộc vào
chức năng xã hội của mỗi loại hình. Biểu hiện rõ
nhất của hiện tượng này là những loại hình âm
nhạc gắn liền với các không gian sinh hoạt văn hóa
khác nhau, như: 
- Nhạc gắn liền với tín ngưỡng có hát Văn, hát
Chèo Tàu Tượng, hát Dô, hát Xoan, nhạc Tế đình,
nhạc nhà Phật và nhạc hiếu 
- Nhạc gắn với lịch tiết nông nghiệp có Trống
quân, Cò lả, hát Đúm, hát Ví, hô Bài chòi,
- Nhạc gắn liền với lao động trên cạn, dưới nước
có hò sông Mã, hò sông Lam, hò khoan Lệ Thủy, hò
sông Hương, hò chèo ghe, hò Đồng Tháp, hò
khiêng xe nước, hò xay lúa, hò giã gạo
- Nhạc gắn liền với văn hóa Tế giao, Tế miếu,
với sinh hoạt văn chương ở cung đình có Nhã
nhạc, ca Huế.
- Nhạc gắn với đời sống của các nghệ sỹ sống
bằng nghề ca xướng có Ca trù, hát Xẩm.
Còn Đờn ca tài tử là một ngoại lệ.
Chơi Đờn ca tài tử không bị lệ thuộc vào không
gian, thời gian và luật trình diễn. Nó diễn ra một
cách phóng khoáng, thích thì chơi, vui thì chơi, gặp
bạn thì chơi. Có thể chơi trong nhà (gọi là ca salon),
chơi ngoài bờ kênh, chơi trên thuyền, chơi trong
bữa nhậu khi bạn bè hay bà con lối xóm có tiệc mời
nhau đến chung vui, chơi trên sân khấu để khán
giả thưởng thức. Mục đích của tất cả các cuộc chơi
là thưởng thức tài năng tấu nhạc, thưởng thức
giọng ca mùi mẫn, thưởng thức nội dung, ý nghĩa
của ca từ. Khi chơi đờn ca là những thời gian được
giải tỏa căng thẳng, được thư giãn, thậm chí giải
tỏa cả những mâu thuận trong cuộc sống đời
thường ở cộng đồng. 
Đờn ca tài tử ra đời không phải để thỏa mãn sự
cầu xin của con người với các đấng thần linh mong
ban phát cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc mà
chính là để thỏa mãn tình cảm của con người với
con người, thỏa mãn tình cảm của con người với
lịch sử quê hương, đất nước. 
Văn hóa nhạc về “người với người” ấy được sinh
ra trong quá trình mở đất với bao vất vả nhọc nhằn.
Họ phải dựa vào nhau mà sống, chung sức với
nhau mà khai hoang, khẩn hóa ở vùng đất “Muỗi
kêu như sáo thổi/Đỉa lội như bánh canh”. Cái tình
người với người ấy đã cung cấp cho Đờn ca tài tử
những giai điệu nhạc mềm mại, ấm áp, không đao
to búa lớn, có chút buồn, nhưng không quá ủy mị,
ai oán. Nhờ vậy mà Đờn ca tài tử dễ nhập vào lòng
người, dễ truyền cảm cho nhau. Nó đã trở thành
môn nghệ thuật như cơm ăn, nước uống của người
dân phương Nam.
Từ ý nghĩa văn hóa và phương thức sinh hoạt
nêu trên, chúng tôi xếp Đờn ca tài tử vào loại hình
ĐỜN CA TÀI TỬ - NHẠC GIẢI TRÍ CỦA 
NGƯỜI DÂN PHƯƠNG NAM
NG HOÀNH LOAN
48
ng Hošnh Loan: 	n ca tši tuthnang....
nghệ thuật âm nhạc giải trí để phân biệt với các loại
hình âm nhạc cổ truyền người Việt sinh ra trước đó.
Vậy, vì sao gọi là Đờn ca tài tử và Đờn ca tài tử ra
đời như thế nào?
Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ lối chơi đờn cây1,
tức đờn các bản nhạc lễ, nhạc hát Bội của các thầy
đờn nhạc lễ và nhạc hát Bội. Nhạc mục của lối chơi
đờn cây là các bản nhạc Xàng xê, Ngũ đối thượng,
Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Vạn giá, Tiểu
khúc, Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung. Khi chơi
các bản đờn cây với nhau, người ta gọi lối chơi đó
là chơi hòa đờn (vì chưa có lời ca). Mãi về sau, để
đáp ứng nhu cầu truyền bá tư tưởng của mình đến
công chúng, các thầy đờn đã dựa vào tuyến giai
điệu của các bản nhạc đờn cây để viết ca từ. Ca từ
ra đời trên các bản đờn cây là phương tiện hữu hiệu
lôi kéo công chúng đến với lối chơi nhạc giải trí này.
Lời ca ra đời cũng đã làm cho lối chơi đờn cây có
lời ca phát triển mau chóng trong đời sống sinh
hoạt của người dân phương Nam. Lối chơi đó sau
gọi là chơi hòa ca. 
Tới đầu thế kỉ XX, lối chơi hòa đờn và hòa ca đã
làm xuất hiện rất nhiều nghệ sỹ đờn giỏi, ca hay,
rất nhiều nghệ sỹ có tài năng ca đờn kiệt xuất.
Những nghệ sỹ đó được công chúng gọi tôn vinh là
các tài tử. Chiết tự thì tài là tài năng, tử là người. Vậy
tài tử là người có tài năng, có sáng tạo, có tính
chuyên nghiệp cao chứ không phải là người chơi
đờn thiếu tính chuyên nghề (amateur). Trong
truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có câu:
“Dập dìu tài tử giai nhân”; trong thơ của nữ sỹ Hồ
Xuân Hương có câu: “Tài tử văn nhân ai đó tá” đều
dùng từ tài tử để nói về người có tài. 
Về sau, người ta gộp lại và giản lược các từ hòa
đờn, hòa đờn ca và tài tử thành tên gọi Đờn ca tài
tử để chỉ một loại hình âm nhạc và cũng để chỉ một
lối chơi nhạc giải trí của người dân phương Nam. 
Vào đầu thế kỷ XIX, nghệ thuật hòa đờn ở
phương Nam đã phát triển rất mạnh. Theo sách Đại
Nam thực lục, vào năm Minh Mệnh thứ 8 (1827)
riêng ở Gia Định đã có tới 200 con hát. Vào khoảng
10 năm sau, Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt đã
nuôi hàng nghìn con hát trong nhà để mua vui. Từ
đó suy ra, cơ sở văn hóa nghệ thuật ở xã hội Nam
Bộ nửa đầu thế kỉ XIX cũng đã rất phong phú và
giàu có. 
Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương (1885 -
1895) đã xảy ra ở Nam Bộ. Vào thời điểm lịch sử đó,
có nhiều nhạc công, nhạc quan của triều đình nhà
Nguyễn vào Nam theo phong trào này. Họ đã được
giới chơi nhạc đờn cây Nam Bộ đón nhận bởi sự
hâm mộ tài năng chơi nhạc thính phòng Huế và
kiến thức Nhạc lễ cung đình của các nhạc công,
nhạc quan này. Đó cũng là thời điểm để các nhạc
công, nhạc quan triều đình nhà Nguyễn có dịp
hạnh ngộ với giới chơi đờn cây Nam Bộ. 
Từ đó, nhiều người chơi nhạc đờn cây đã theo
học đờn nhạc Huế, nhiều gia đình giàu có, yêu nhạc
đã mời các nhạc công, nhạc quan cung đình Huế
về nhà để truyền dạy nhạc Huế cho con cháu họ.
Quan hệ này là sự tác động qua lại rất quan trọng,
làm cho những người chơi đờn cây nâng cao ý thức
âm nhạc và kĩ năng chơi nhạc có tính chuyên
nghiệp; làm cho các thầy dậy đờn Huế có thời gian
tiếp cận với phong cách chơi nhạc đờn cây Nam Bộ.
Một quá trình truyền dạy và tiếp cận đã giúp các
thầy dạy nhạc Huế, các thầy chơi đờn cây chỉnh
sửa, hoàn thiện nhiều bài bản trong nhạc mục đờn
cây, sáng tác nhiều bài bản nhạc mới theo phong
cách đờn cây để truyền dạy cho các môn đệ.
Những bài bản chỉnh sửa và sáng tác ấy không chỉ
làm phong phú Nhạc mục giáo trình truyền dạy
của các thầy nhạc Huế mà nó còn được giới chơi cổ
nhạc toàn Nam Bộ chấp nhận và yêu thích. 
Kết quả đến nay giới chơi nhạc tài tử Nam Bộ
dường như vẫn chấp nhận với nhau có hai phong
cách nhạc tài tử: phong cách miền Đông và
phong cách miền Tây. Nguyên do có hai phong
cách bởi nó được sinh ra từ các bậc tiền bối ở hai
miền Đông - Tây.
Tiền bối của nhạc tài tử miền Đông được truyền
tụng là nhạc sư Nguyễn Quang Đại, tức Ba Đợi. Cụ
là nhạc quan triều đình nhà Nguyễn vào Nam
hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, là
người sáng tác nhiều bài bản cũng như chỉnh sửa
nhiều bài bản đờn ca trước đó trở thành những bài
bản trong nhạc mục Đờn ca tài tử sau này. Những
năm sống ở Sài Gòn và Cần Đước, cụ đã đào tạo
được rất nhiều nhạc sỹ cổ nhạc xuất sắc, như: Sáu
Thới, Cao Huỳnh Cư, Cao Huỳnh Diệu, Cao Hoài
Sang, Bảy Nhỏ
Ngày 19 tháng 1 Âm lịch (năm?) là ngày mất
của cụ, thi hài cụ được an táng tại Rạch Cát, quận 8,
Sài Gòn. Ngày 19 tháng 1 Âm lịch hàng năm được
chọn làm ngày “Giỗ tổ Đờn ca tài tử”2. Ngày nay,
giới tài tử Long An đã đưa chân nhang cố nhạc sư
về phối thờ tại đình Vạn Phước, huyện Cần Đước,
tỉnh Long An.
S 2 (47) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
49
Tiền bối của nhạc tài tử miền Tây được truyền
tụng là nhạc sư Lê Tài Khí (tức Nhạc Khị) (1862-
1924), người Bạc Liêu. Cụ có nhiều công chỉnh lí, hệ
thống hóa nhạc mục tiêu biểu của nhạc tài tử,
đồng thời đã sáng tác nhiều bản đờn nổi tiếng làm
giầu cho nhạc mục đờn ca. Các tài tử danh tiếng về
sau, như: Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Trịnh Thiên
Tư đều là học trò của cụ. Giới chơi cổ nhạc miền
Tây đã tôn vinh cụ là hậu tổ nhạc tài tử. 
Cùng thời này ở Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (ngày
nay là xã Vĩnh Kim, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang) có cụ Trần Quang Thọ, trước kia ở trong
ban nhạc cung đình Huế và sau có con trai cụ là
ông Trần Quang Diệm (1853 - 1927); ở Vĩnh Long,
Sa Đéc có các cụ Trần Quang Quờn, Phạm Đăng
Đàn, Tống Hữu Định; ở Sài Gòn (nay là thành phố
Hồ Chí Minh) có các cụ Nguyễn Liên Phong,
Nguyễn Tùng Bá, Phan Hiền Đạo, Tôn Thọ Tường là
những bậc thầy tài danh đã có nhiều công sáng tác
bài bản và truyền dạy đờn ca trong cộng đồng.
Một nhạc mục bài bản nhanh chóng ra đời và
cũng nhanh chóng được lan truyền trong cộng
đồng. Song, trước hết, phải kể tới “20 bản tổ”.
“20 bản tổ” là những bản đờn khuyết danh
nhưng được coi là những bản đờn kinh điển của
nhạc Đờn ca tài tử. Những bản đờn đó đã hội đủ
các yếu tố đặc trưng, phong cách đặc trưng của
nhạc tài tử, như: hơi, điệu, tiết tấu và cách thức hòa
đờn, hòa ca. Giới tài tử miền Đông và miền Tây đã
thống nhất phân chia biểu mục “20 bản tổ” thành
bốn nhóm:
- Nhóm thứ nhất gồm 6 bản Bắc, tính chất âm
nhạc trong sáng, khỏe khoắn, vui vẻ. Đó là các bản:
Lưu Thủy Trường (hoặc Lưu Thủy) Phú Lục Chấn
(hoặc Phú Lục), Bình Bán Chấn (hoặc Bình Bán), Cổ
Bản Trường (hoặc Cổ Bản), Xuân Tình Chấn (hoặc
Xuân Tình), Tây Thi Trường (hoặc Tây Thi).
- Nhóm thứ hai gồm 7 bản Nhạc (hoặc 7 bản
Lớn, hoặc 7 bản Hạ), tính chất âm nhạc trang
trọng, đĩnh đạc. Đó là các bản: Xàng Xê, Ngũ Đối
Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn
Giá, Tiểu khúc. 
- Nhóm thứ ba gồm 3 bản Nam, tính chất âm
nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, đượm một chút buồn
man mác. Đó là các bản: Nam Xuân, Nam Ai, Nam
Đảo (hoặc Đảo Ngũ Cung - Song Cước)
- Nhóm thứ tư gồm 4 bản Oán, tính chất âm
nhạc buồn thương, ai oán nhưng không u ám, sầu
não. Đó là các bản: Tứ Đại Oán (hoặc Tứ Đại), Phụng
Hoàng, Giang Nam (hoặc Giang Nam - Cửu Khúc)
và Phụng Cầu.
Cùng với nhạc mục “20 bản tổ” khuyết danh là
những bản đờn sáng tác của các thầy nhạc tiền bối
lừng danh (tức các bản đờn có tác giả). Những bản
đờn ca này3 cũng rất được giới chơi Đờn ca tài tử
yêu chuộng.
Trước hết, phải kể đến biểu mục Tám bản Ngự,
Năm bản Ngò Châu, do nhạc sư Ba Đợi, nhạc sư
Trần Quang Diệm4 cùng các nhạc sỹ cổ nhạc miền
Đông sáng tác. 
- Tám bản Ngự gồm các bản: Đường Thái
Tôn, Vọng Phu, Chiêu Quân, Ai Tử Kê, Bát Man
Tấn Cống, Tương Tư, Duyên Kì Ngộ và Quả Phụ
Hàm Oan. 
- Năm bản Ngũ Châu là các bản: Kim Tiền Bản,
Ngự Giá, Hồ Lan, Vạn Liên, Song Phi Hồ Điệp. 
Kế đó phải kể đến biểu mục Bốn bản Tứ Bửu do
nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc Khị) sáng tác. Đó là các
bản: Minh Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng
Lâu, Phò Mã Giao Duyên và Ái Tử Kê.
Cùng với những bản đờn nổi tiếng có tác giả
trên đây, còn phải kể đến bản Văn Thiên Tường
của nhạc sư Trần Quang Thọ5, bản Tứ Bửu Liêu
Thành, bản Liêu Giang của nhạc sư Lê Văn Chột
(Ba Chột)6. 
Theo cách sắp xếp nhạc mục tài tử của nhạc sư
Nguyễn Văn Thinh (Giáo Thinh) thì trong nhạc tài
tử còn có các điệu lí, các lối ngâm thơ và Thập thủ
liên hườn (còn gọi là bản Tàu), đó là các bản Phẩm
tuyết, Ngươn tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán,
Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã.
Ngày nay những bản nhạc này ít thấy chơi trong
mỗi buổi đờn ca. 
Có một bản nhạc đã trở thành sự kiện âm nhạc,
trong giới chơi Đờn ca tài tử và sân khấu Cải lương
hồi đầu thế kỉ XX không thể không nhắc đến đó là
bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sỹ cổ nhạc Cao Văn
Lầu. Ông sáng tác bản nhạc này vào năm 1913 ở
Bạc Liêu. Và, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn,
giới chơi Đờn ca tài tử và giới nghệ sỹ Cải lương đã
biến nó thành bản nhạc bất hủ với tên gọi Vọng cổ. 
Những nghệ sỹ đóng góp nhiều sáng tạo cho
bản Vọng cổ đó là tài tử Lư Hòa Nghĩa, là cô Bảy
Phùng Há, cô Ba Bến Tre, Năm Nghĩa, Út Trà Ôn,
Thành Được, Ngọc Giầu, Bạch Tuyết và rất nhiều
nghệ sỹ khác nữa. 
Vọng cổ ra đời đã đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ các kĩ năng chơi đờn, hòa đờn, kĩ năng
50
ng Hošnh Loan: 	n ca tši tuthnang....
ca và hòa ca của giới Đờn ca tài tử và Cải lương. 
Cho đến ngày nay, bản Vọng cổ đã trở thành
bản nhạc không thể thiếu vắng, không thể không
hát trong mỗi buổi chơi Đờn ca tài tử. Thậm chí, nó
luôn luôn là bản nhạc được chơi vào thời điểm kết
thúc mỗi buổi chơi đờn ca. Bởi nó - bản Vọng cổ là
bản nhạc đã để lại nhiều dư âm, những hẹn hò,
những nuối tiếc cho bạn đờn ca tri âm, cho người
nghe tri kỉ mỗi khi tiếng song lang gõ tiếng phách
cuối cùng chấm dứt buổi chơi đờn ca. Dẫu là vậy,
bản Dạ cổ hoài lang và con đẻ của nó là bản Vọng
cổ vẫn chưa được xếp vào danh mục các bản tổ.
Khác với lối tấu nhạc trong các không gian văn
hóa tín ngưỡng, các không gian văn hóa phong tục
của người Việt trong thời kì Đại Việt, người chơi
nhạc Đờn ca tài tử chỉ quan tâm tới bạn đờn ca với
mình là ai, người đó có phải là khách tri âm, là bạn
bè tri kỉ, người đó có đem đến một buổi hòa đờn
thấu tình, thấu nghĩa, thấu tài hay không. Vì vậy,
cho đến ngày nay, giới chơi Đờn ca tài tử vẫn tuân
thủ lối chơi truyền thống - chơi tâm tấu. Để giữ
được lối chơi tâm tấu trước hết các tài tử phải chọn
được bạn tri âm, tri kỉ. Những người bạn hiểu tính
tình của nhau, trọng tiếng đờn của nhau và biết thể
hiện tài năng, ngón đờn của mình một cách khiêm
nhường nhất, có khả năng đối thoại cao nhất để
cùng bạn tri âm trình tấu những bản đờn ăn ý nhất,
hay nhất, lôi cuốn người nghe nhất. 
GS.TS. Trần Văn Khê đã dùng phép Biến dịch,
Giản dịch và Bất dịch của Chu dịch để giải thích
hiện tượng hòa đờn ca này. Ông nói: “Thì trong Đờn
ca tài tử có cái lòng bản, những cái biến khúc mà
khi đờn tài tử gặp gỡ nhau, đờn tỳ với đờn kìm gặp
nhau phải đờn như thế nào, đờn tranh với đờn kìm
gặp nhau phải như thế nào. Khi nào mình nhường
để cho người kia đờn, khi nào hai cái hòa chung với
nhau. Trong khi đối thoại đó, trong khi biểu diễn có
thể ngẫu hứng sáng tác ra cái mới thì cái đó là cái
chất của Đờn ca tài tử”7. 
Còn nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã dùng xúc cảm
âm nhạc để mô tả cách hòa đờn của hai nhạc sư
vang bóng: Năm Vĩnh (đờn kìm), Hai Thơm (đờn vi-
olon). “Trong khi đàn, cả hai nhạc sỹ, ai cũng tung
ra những độc chiêu rất là kì bí. Khi thì ríu rít như
tiếng chim hót buổi sáng của violon, lúc buông rơi
từng chữ của đàn kìm, làm cho người nghe cảm
Mt bui sinh ho
t šn ca tši tuthnang Nam B - uhoasacnh: 
S 2 (47) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
51
thấy hai bên chực chờ quật ngã nhau, lôi cuốn
khách mộ điệu chuộng cái lối đàn gay cấn, mắc
mỏ, phập phồng hồi hộp, chẳng biết ai sẽ quật ngã
ai. Quả là kì phùng địch thủ”8. Cách mô tả của nhạc
sư Nguyễn Vĩnh Bảo làm cho người đọc có cảm
giác cuộc hòa đờn của của hai nhạc sư Năm Vĩnh và
Hai Thơm giống như cuộc chuyện trò của các vị
Đạo cốt tiên sinh vậy.
Tuy nhiên, để đạt được âm thanh vi diệu nhất
khi chơi đờn ca, giới tài tử đã tìm ra được những
nguyên tắc kết hợp âm sắc, tính năng của các nhạc
cụ khác nhau một cách khéo léo nhất. Những
nguyên tắc đó gồm có: sự kết hợp âm sắc của dây
tơ với dây sắt; âm sắc của nhạc cụ hơi với các nhạc
cụ dây gẩy, dây kéo; âm sắc của nhạc cụ trường âm
với nhạc cụ đoản âm. Sự kết hợp tính năng của
nhạc cụ chơi truyền âm, truyền ngón nhanh với
tính năng các nhạc cụ chơi những chữ đờn nhấn
nhá, thưa âm mà sâu sắc Sự sử dụng hạn chế số
lượng nhạc cụ khi hòa đờn hay hòa ca. Thông
thường, các tài tử hay sử dụng lối chơi hai nhạc cụ,
ba nhạc cụ, bốn nhạc cụ, hoặc năm nhạc cụ có âm
sắc hòa hiệp là cùng, mà ít khi sử dụng nhiều hơn
số nhạc cụ này. Đây là sự chọn lựa nhạc cụ, sự kết
hợp âm sắc nhạc cụ rất khôn khéo nhằm đạt được
hiệu quả phối khí cao khi hòa tấu một bản đờn.
Để thỏa mãn nhu cầu hòa đờn ca, tất cả các bản
đờn trong Đờn ca tài tử đều được các bậc tiền bối
xây dựng trên nguyên tắc đóng - mở của lòng bản.
Đóng là cấu trúc khung cố định của lòng bản một
bản đờn. Mở là “khoảng tự do” giữa các âm, ở lòng
bản dành cho các tài tử được phép thêm, bớt; mở
còn là “khoảng tự do” giữa các phách nội, ngoại,
ngưng nghỉ, bắt vào cũng như tăng giảm tốc độ
khi chơi lòng bản của bản đờn. Nắm chắc nguyên
tắc đóng - mở tức là nắm chắc nguyên tắc phát
triển lòng bản khi hòa đờn.
Lòng bản được xây dựng trên cơ sở câu nhạc,
lớp nhạc, nhịp nhạc, các chữ đờn, thang âm và
hơi. Thang âm có: thang âm Bắc, thang âm Nam
và thang âm Oán. Hơi có: hơi Bắc, hơi Hạ, hơi
Xuân, hơi Ai, hơi Đảo và hơi Oán. Có 10 chữ đờn
trong phạm vi quãng tám: Hò - Liu, Xự - Ú, Xang -
Xáng, Xê - Xế, Công - Cống. Để chơi được các chữ
đờn, người chơi đờn phải thành thạo các ngón
bấm kĩ thuật, như: rung, nhấn rung, nhấn mổ,
nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây;
các cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo;
các cách chầy hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp,
búng, phi, rải. Tùy thuộc khi chơi điệu nào, hơi
nào và chơi bằng cây đờn nào mà người chơi đờn
ứng dụng đúng các ngón bấm kĩ thuật phù hợp
với hơi đó, điệu đó, cây đờn đó.
Thuộc thấu đáo lòng bản, làm chủ các ngón
bấm kĩ thuật là cơ sở để tài tử thăng hoa, biến hóa
cách chơi lòng bản. Biến hóa cách chơi lòng bản “là
một trong nhiều cách viết âm nhạc khác nhau, mà
từ lâu danh từ âm nhạc thế giới đã gọi là hétéro-
phonie (hétéro là dị dạng, biến hóa khác nhau,
phonie là âm điệu, giai điệu). Nguyên lí chung đơn
giản của cách viết này là các bè (hát hoặc đàn, hay
cả hát lẫn đàn) đều là biến thể của cùng một giai
điệu, do hiện tượng biến hóa lúc phân, lúc hợp
trong sự kết hợp các bè ấy với nhau hình thành ít
hay nhiều những nhân tố phức điệu”9. Nhóm tài tử
bậc thầy Năm Cơ, Văn Vĩ, Bảy Bá đã thực hiện sành
sỏi cách sáng tác hétérophonie ngay khi hòa tấu
bản đờn: “Năm Cơ đẩy cái tính năng tác dụng, đẩy
cái nghệ thuật chữ nghĩa, nhịp nhàng, âm thanh
của cây đờn sến tuyệt vời. Văn Vĩ là một danh cầm
(Đệ nhất lục huyền cầm), cứ đi tới đâu ở làng quê
nào nghe người ta cầm cây ghi - ta (phím lõm) lên
là người ta đờn những cái thòng, những cái vô của
Văn Vĩ. Tiếng đờn tranh của Bẩy Bá trong những cái
hòa tấu, cái độc tấu, đặc biệt là những cái thòng,
những cai láy dứt câu một qua câu hai 8 nhịp, 12
nhịp đó là tuyệt vời của những cái chữ đờn”10.
Nguyên tắc đóng - mở trong lòng bản của nhạc
tài tử là chìa khóa giúp các tài tử có thể dễ dàng
thăng hoa khi hòa đờn mà không bao giờ lệch
nhau về nhịp phách, lệch nhau về câu cú, lệch nhau
về điệu và hơi. Nguyên tắc đóng - mở giúp các tài
tử tri âm dễ dàng thể hiện tài năng của mình, thi
thố kĩ năng chơi đờn của mình với các bạn đờn
trong mỗi dịp đờn ca. Vận dụng tài tình cách đóng-
mở của lòng bản, các tài tử sẽ dễ dàng chơi ngẫu
hứng thành những giai điệu mới, làm cho nhạc tài
tử luôn mới trên những bài bản cũ trong mỗi buổi
chơi đờn ca, biểu diễn đờn ca. Đó là cái vi diệu
nghệ thuật, cái kiệt tác âm nhạc của Đờn ca tài tử
phương Nam.
Để phát triển được tối đa phương pháp hòa
đờn ngẫu hứng, các tài tử đã tìm ra những ngón
đờn có kĩ năng phức tạp trên các nhạc cụ cổ truyền,
như đờn kìm (đàn nguyệt), đờn tranh (đờn thập
lục), đờn cò (đờn nhị), đờn bầu, đó là các ngón kĩ
thuật, như: rung, rung nhấn, nhấn mượn hơi, nhấn
kềm, mổ, á để thể hiện hết tinh thần của mỗi chữ
52
ng Hošnh Loan: 	n ca tši tuthnang....
đờn trong mỗi bản đờn. Không những thế, họ còn
làm phong phú thêm âm sắc nhạc cụ chơi đờn ca
bằng cách “tài tử hóa” một số cây đờn phương Tây
là đờn ghi-ta, đờn violon, đờn mandolin, đờn gui-
tare hawenne. Nhưng có lẽ cây đờn ghi - ta đã được
tài tử hóa một cách hoàn thiện hơn cả. Trước hết,
người ta khoét lõm các phím đờn ghi - ta xuống để
tạo điều kiện cho các ngón đờn nhấn nhá. Sau đó,
họ thay đổi toàn bộ cao độ các dây đờn ghi - ta
phương Tây thành cao độ dây đờn ghi - ta tài tử
(ghi- ta phím lõm). Còn các cây đờn khác chỉ thay
đổi đôi cách lên dây, cách ngồi chơi đờn mà thôi.
Xin thống kê các cách lên dây đờn ghi - ta tài tử để
làm rõ giá trị sáng tạo này:
- Dây Xề bóp có các âm: Lìu Xê Hò Xế (tương
đương các note Sòn Rê Son Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Sài Gòn có các âm: Lìu Xê Hò Xế (tương
đương các note Sòn Rê La Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Tứ nguyệt có các âm: Xề Hò Xê Liu (tương
đương các note Là Rê La Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Lai có các âm: Lìu Xang Hò Xê Líu (tương
đương các note Rề Sòn Rê La Rế trong nhạc
phương Tây).
- Dây Ngân Giang có các âm: Lìu Xê Hò Xư Xế
(tương đương các note Sòn Rê Son Si Rế trong
nhạc phương Tây).
- Dây bán Ngân Giang có các âm: Xề Liu Xê Xư
Xế (tương đương các note Rề Sòn Rê Si Rế trong
nhạc phương Tây).
Cách biến “đờn ngoài” thành “đờn ta” là một
cách tiếp biến văn hóa đã có tự ngàn xưa của người
Việt. Ấy vậy mà ngày nay, cách tiếp biến văn hóa
kiểu này dường như đã mất đi trong giới nhạc hiện
đại, thế vào đó là cách tiếp thu ồ ạt văn hóa âm
nhạc nước ngoài nguyên mẫu nhưng sống sượng.
Đờn ca tài tử chỉ ra đời cách nay trên một trăm
năm, nhưng xứng đáng được xếp vào danh mục
“Nhạc cổ truyền người Việt”. Bởi, nó đã kế thừa và
phát triển đến đỉnh cao những nguyên tắc hòa đờn
cổ truyền, đỉnh cao lối cấu trúc bài bản theo
nguyên tắc cổ truyền và cả đỉnh cao về nhu cầu
sinh hoạt văn hóa đời thường - văn hóa giải trí, một
mảng còn thiếu vắng trong hồ sơ âm nhạc cổ
truyền người Việt. 
Bằng các giá trị văn hóa và nghệ thuật cổ
truyền đỉnh cao, bằng lối sinh hoạt giản dị và lôi
cuốn, bằng sức sống mãnh liệt của Đờn ca tài tử
trong đời sống hiện đại mà Đờn ca tài tử đã được
thế giới công nhận và vinh danh vào Danh sách Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại
phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8, diễn ra tại thành
phố Bake, nước Cộng hòa Azerbaijan ngày 5 tháng
12 năm 2013. Đó là tin vui và cũng là niềm tự hào
về sự đóng góp một sáng tạo kiệt tác âm nhạc cổ
truyền của Việt Nam vào kho tàng những Kiệt tác
văn hóa phi vật thể nhân loại./.
.H.L
Chú thích và tài liệu tham khảo:
1- Lối chơi đờn cây là lối chơi các nhạc cụ cổ truyền không
có sự tham gia của kèn dăm, trống và các nhạc cụ gõ băng
đồng.
2- Nguyễn Tấn Nhì, Nhạc tài tử Nam Bộ, tài liệu chưa xuất
bản.
3- Bản đờn ca: là bản nhạc có thể tấu nhạc không lời và
cũng chính bản nhạc ấy lại trở thành người bạn đồng hành
của lời ca (tức đệm cho ca).
4- Nhạc sư Trần Quang Diệm là ông nội của GS.TS. Trần Văn
Khê.
5- Nhạc sư Trần Quang Thọ là nội tổ của GS.TS. Trần Văn
Khê.
6- Ông là con trai duy nhất của nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc
Khị).
7- Đặng Hoành Loan, Lời bình Phim Đờn ca tài tử - nhạc
truyền thống Nam Bộ Việt Nam, Viện Âm Nhạc xuất bản.
8- Nguyễn Vĩnh Bảo, Nhạc sỹ vang bóng một thời. Điểm
qua một số nhạc sư, tài liệu do Tám Kì cung cấp.
9- Hoàng Đạm, Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ
truyền người Việt, tr. 17. Viện Âm Nhạc - 2003.
10- Ngô Hồng Khanh, trong phim Đờn ca tài tử Nam Bộ,
Việt Nam, Viện Âm nhạc xuất bản 2011.
Đặng Hoành Loan: Đờn ca tài tử (Southern Amateur Music) – Entertainment Music of Southern
People
The paper shows the establishment and development of this type of traditional/folk music. Although
learnt much from history flow and exchanges, Đờn ca tài tử has been clearly reflecting open-minded feel-
ing of the local residents. The author also analyses rhythms, music standards with professional techniques
of practitioners. Đờn ca tài tử has been a light house of Southern cultural heritage.

File đính kèm:

  • pdfdon_ca_tai_tu_nhac_giai_tri_cua_nguoi_dan_phuong_nam.pdf