Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa

Từ 1990 đến 2002, trong hơn mười năm, chúng tôi đã tham gia hai chương trình

nghiên cứu về làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa

học giữa Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) với

Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), rồi với Viện Viễn Đông Bác

cổ (Pháp). Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un

village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề

còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3).

Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ

yếu trong các cuốn sách nói trên.

pdf 12 trang yennguyen 5780
Bạn đang xem tài liệu "Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa

Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa
51
CHUYÊN MỤC 
SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO 
VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI XƯA 
NGUYỄN TÙNG 
Từ 1990 đến 2002, trong hơn mười năm, chúng tôi đã tham gia hai chương trình 
nghiên cứu về làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa 
học giữa Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) với 
Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), rồi với Viện Viễn Đông Bác 
cổ (Pháp). Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un 
village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề 
còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3). 
Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ 
yếu trong các cuốn sách nói trên. 
1. LÀNG XÃ, VẤN ĐỀ THUẬT NGỮ 
Qua Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ta 
biết là ngay từ thế kỷ XV rất nhiều từ 
Hán Việt được dùng để chỉ đơn vị 
hành chính cơ sở ở Việt Nam: hương, 
giáp, phường, trại, động, sách, thôn... 
và nhất là xã (Nguyễn Trãi, 1976, tr. 
209-246). Tình trạng đó đã kéo dài ít 
ra cho đến đầu thế kỷ XIX như ta 
thấy trong cuốn Các trấn tổng xã 
danh bị lãm (1981), được viết vào 
khoảng các năm 1810-1813, nên cần 
định nghĩa cũng như bình luận về các 
từ nói trên. 
Xã: là từ thường gặp nhất (đến hơn 
90% trong Các trấn tổng xã danh bị 
lãm). Thông thường nó chỉ một làng 
lớn hay ít ra được chính quyền công 
nhận như thế. Nhưng nhiều xã ghi 
trong Các trấn tổng xã danh bị lãm chỉ 
có chưa đến mười dân nội tịch(4). Vào 
khoảng những năm 1930, ở Bắc Ninh 
khoảng 74% các làng thuộc loại “nhất 
xã nhất thôn” và 24% gồm từ hai đến 
bốn thôn (xem Nguyễn Văn Huyên, 
1996). Từ đầu thế kỷ XX trở đi, việc 
dùng từ xã để chỉ các đơn vị hành 
chính cơ sở ngày càng trở nên phổ 
biến: vào năm 1928, tất cả các đơn vị 
Nguyễn Tùng. Nhà nghiên cứu dân tộc học,
chuyên nghiên cứu về người Việt, trước
đây từng dạy ở đại học Paris Diderot và làm
việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
Khoa học (CNRS, Pháp). 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
52
hành chính cơ sở ở Bắc Kỳ đều được 
gọi là xã (xem Ngô Vi Liễn, 1928). 
Thôn: chỉ một xã nhỏ với tất cả các 
chức năng của một đơn vị hành chính 
cơ sở. Nhưng, như vừa trình bày trên 
đây, thôn cũng là một đơn vị địa vực 
nằm bên trong xã. Khác với xóm, thôn 
thường có đình và một số tập tục 
riêng, nên có bản sắc khá đậm nét so 
với các thôn khác cùng xã. Từ thời 
Minh Mạng (1820 - 1840), các thôn 
thuộc xã do phó lý cầm đầu. 
Phường: chỉ một xã ở đô thị hay một 
xã mà phần đông dân cùng làm một 
nghề, thủ công hay buôn bán. Phường 
còn được dùng để chỉ một hội ngành 
nghề. Trước thời Pháp thuộc, phủ 
Hoài Đức (tức nội thành Hà Nội ngày 
nay) có rất nhiều phường. 
Phường thủy cơ (hay thủy cơ): là làng 
ở trên sông. Theo Pierre Gourou (1965, 
tr. 437-442), vào những năm 1930, 
nó “gồm toàn thuyền hay bè, dân làng 
sống bằng nghề đánh cá hay vận tải”. 
Phường tứ chiếng: gồm toàn dân “tứ 
chiếng”, tức là những người đến từ 
nhiều nơi, có gốc gác không rõ. Hai 
thành ngữ trai tứ chiếng và gái giang 
hồ thường sóng đôi nhau với nghĩa rất 
xấu. Phải chăng từ tứ chiếng phái sinh 
từ tứ trấn bao quanh kinh thành 
Thăng Long dưới triều Lê (Kinh Bắc, 
Sơn Nam, Hải Dương và Sơn Tây)? 
Giáo phường: gồm những gia đình 
làm nghề hát xướng, đàn địch. 
Trang: chỉ các làng thời xưa (chủ yếu 
từ đời Lý Trần) vốn là điền trang do 
các ông hoàng, bà chúa, các nhà quý 
tộc hay quan lớn lập ra. 
Trại: chỉ các làng lúc đầu gồm các lều 
thô sơ để ở tạm do nhu cầu lao động. 
Chẳng hạn, vào đầu thế kỷ XIX, Mông 
Phụ (thuộc xã Đường Lâm, Hà Nội) có 
xóm Trại sẽ trở thành thôn Phụ Khang 
hiện nay có số dân gần bằng Mông 
Phụ. 
Sở: nguyên xưa đây là các sở đồn 
điền mà dường như, theo Đại Việt sử 
ký toàn thư (1968, III, tr. 276), Lê Thánh 
Tông là vị vua đầu tiên đã cho lập vào 
năm 1481 để phát triển nông nghiệp. 
Châu: làng được lập trên đất bồi ở ven 
sông. 
Vạn: làng chài. Trong từ điển của 
Alexandre de Rhodes xuất bản năm 
1651, vạn được định nghĩa là “nơi tụ 
tập nhiều thuyền bè để buôn bán”. Nó 
còn chỉ tập hợp những người làm 
chung một nghề, như vạn buôn, vạn 
xe, vạn cấy 
Giáp: từ này rất ít khi được dùng để 
chỉ đơn vị hành chính cơ sở, ngoại trừ 
ở Thanh Hóa và nhất là ở Nghệ An 
(xem thêm dưới đây phần viết về giáp 
như là tổ chức bên trong xã). 
Phố: trong từ điển của Alexandre de 
Rhodes xuất bản năm 1651, từ này 
chỉ một “con đường có các cửa hàng 
buôn bán” (Rhodes, 1651, tr. 602). 
Hiện nay ở các đô thị miền Bắc, các 
con đường vẫn được gọi là phố (phố 
Huế, phố Bà Triệu...), khác với cách 
gọi ở miền Nam. Trong Các trấn tổng 
xã danh bị lãm, các tỉnh miền núi Bắc 
Bộ có rất nhiều phố: 5 ở An Quảng, 6 
ở Tuyên Quang, 20 ở Cao Bằng, 40 ở 
Lạng Sơn. Ðiều đó chứng tỏ là vào 
đầu thế kỷ XIX, trao đổi hàng hóa 
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 7 (203) 2015 
53
bằng đường bộ giữa Việt Nam và 
Trung Quốc được thực hiện chủ yếu 
thông qua Cao Bằng và nhất là Lạng 
Sơn. Ở hai tỉnh này, còn có nhiều chợ 
và quán được ghi như là các đơn vị 
hành chính cơ sở. Ðiều đáng ghi nhận 
là các tỉnh đồng bằng bao quanh phủ 
Hoài Ðức (thuộc tỉnh Hà Nội, được lập 
sau này vào năm 1831) chỉ có một 
phố duy nhất là Tân Hội (nằm trên địa 
phận của xã Ðường Lâm ngày nay). 
Ðiều này cũng chứng tỏ là vào thời đó, 
ngoài Thăng Long ra, Đồng bằng sông 
Hồng có rất ít phố. Các phố có lẽ rất 
nhỏ: chỉ gồm vài cửa hàng, quán ăn 
và quán trọ. 
Ở các tỉnh miền núi, bản làng của các 
dân tộc ít người thường được gọi là 
sách hay động. Ngoài ra còn có nhiều 
từ khác như lũng, xưởng, mỏ, bến, 
chòm(5) cũng được dùng để chỉ xã thôn. 
Ở Nghệ An và Thanh Hóa, ta còn gặp 
nhiều từ khác nữa: nậu (làng do một 
nhóm thợ hay lái buôn lập ra), tích 
(làng của những người làm muối?)(6), 
đội (làng do một đội lính lập ra?), tộc 
(làng chỉ do những người cùng một 
tộc lập ra?), lăng (làng có nhiệm vụ 
bảo vệ, tu bổ một lăng vua?) và nhất 
là giáp. Cuối cùng, trong Ðại Nam 
thực lục (1970, IX, tr. 123), ta thấy 
trong số các làng do Nguyễn Công 
Trứ lập ra vào năm 1838, có 14 lý và 
27 ấp. Về lý xin xem dưới đây phần về 
giáp. Còn ấp thì đã xuất hiện trong 
các thành ngữ thái ấp, thang mộc ấp, 
thực ấp chỉ các điền trang mà các vua 
Lý, Trần ban cho các vương hầu. Ở 
Nam Bộ, ấp thường được dùng để chỉ 
các làng. 
Trong danh sách phủ huyện, làng xã 
ở Đàng Trong do Lê Quý Đôn chép lại 
vào năm 1776 trong Phủ biên tạp lục 
(1977, tr. 78-93), ta thấy ở hai xứ 
Thuận Hóa và Quảng Nam, ngoài xã 
và thôn, còn có phường, trang, châu, 
giáp, ấp, tộc, ty (?), man (làng của các 
dân tộc ít người?) và chợ (thị). 
2. VỀ TỪ XÃ VÀ CHẾ ĐỘ TỰ TRỊ XÃ 
THÔN 
Trong thời Bắc thuộc, vào đời Đường 
(618-907), Giao Châu được chia 
thành châu, huyện, hương và xã. 
Theo Cao Hùng Trưng trong An Nam 
Chí Nguyên, đại hương gồm từ 160 
đến 540 hộ và tiểu hương từ 70 đến 
150 hộ, đại xã gồm từ 40 đến 60 hộ 
và tiểu xã từ 10 đến 30 hộ. Dưới triều 
Hàm Thông (860-874) đời Đường, 
Cao Biền chia Giao Châu thành 159 
hương. Năm 907, Khúc Hạo đổi 
hương ra giáp do quản giáp điều 
khiển với sự trợ giúp của phó tri giáp; 
cả nước có 344 giáp (Việt sử thông 
giám cương mục, 1957, II, tr. 41; Phan 
Huy Lê, 1984, tr. 137). Vào thời này, 
theo Ngô Thì Sĩ, đơn vị hành chính cơ 
sở là xã do chánh lệnh trưởng và tá 
lệnh trưởng đứng đầu, ngoài ra còn có 
cả giáp trưởng, nhưng Ngô Thì Sĩ 
không nói gì đến giáp (Ngô Thì Sĩ, 
1997, tr. 138). Năm 1242, Trần Thái 
Tông đặt các chức đại tư xã (từ ngũ 
phẩm trở lên) và tiểu tư xã (từ lục 
phẩm trở xuống) cai trị từ hai đến bốn 
xã: mỗi xã do các xã quan quản lý 
được gọi là xã chính, xã sử và xã 
giám (Đại Việt sử ký toàn thư, 1967, II, 
tr. 17). Ngoài ra còn có chức câu 
đương lo giữ gìn an ninh trật tự (Đại 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
54
Việt sử ký toàn thư, 1967, II, tr. 34). 
Năm 1297, Trần Anh Tông lại đổi giáp 
thành hương. Năm 1397, Trần Nghệ 
Tông “bãi các chức đại, tiểu tư xã” 
nhưng vẫn giữ chức quản giáp (Đại 
Việt sử ký toàn thư, 1967, II, tr. 201). 
Trong thời Minh thuộc (1407-1427), 
vào năm 1419 Lý Bân lập ra một đơn 
vị hành chính mới là lý gồm khoảng 
110 hộ, đặt dưới sự điều khiển của lý 
trưởng được chỉ định mỗi năm (Đại 
Việt sử ký toàn thư, 1968, III, tr. 8). 
Vào đầu đời Hậu Lê, năm 1428, Lê 
Thái Tổ cho các xã lớn (từ 100 nội tịch 
trở lên) được có ba xã quan, các xã 
trung bình (từ 10 đến 50 nội tịch) có 
hai xã quan và các xã nhỏ (gồm 10 
nội tịch hay ít hơn) có một xã quan. 
Năm 1466, Lê Thánh Tông thay xã 
quan bằng xã trưởng (Đại Việt sử ký 
toàn thư, 1968, III, tr. 198). Để chống 
nạn gia đình trị, vào năm 1488 vua 
quy định tri phủ hay tri huyện chỉ được 
cử một người trong nhóm anh em ruột 
và anh em chú bác làm xã trưởng. 
Nhờ bi ký khắc vào năm 1543 ở chùa 
Hương Sơn (Phù Ninh, Phú Thọ) ta 
biết được rằng các chức xã chính, xã 
sử vẫn còn vào thế kỷ XVI (Đinh Khắc 
Thuân, 1996, tr. 68). Từ quan viên 
xuất hiện lần đầu trên bia của xã An 
Trạch (Nam Xương, Hà Nam) dựng 
vào năm 1531 (Đinh Khắc Thuân, 
1996, tr. 54), và sau đó ít lâu trên bia 
của xã Đệ Nhị (Mỹ Lộc, Nam Định) 
(Đinh Khắc Thuân, 1996, tr. 77). 
Điều đáng để ý là trong từ điển của 
Alexandre de Rhodes có ghi hai từ cai 
xã và ông xã như là “người đứng đầu 
xã”. Như vậy hai từ này đã được dùng 
trước năm 1651, ít ra ở Đàng Trong? 
Ở Đàng Ngoài, vào năm 1658, các xã 
trưởng, xã sử và xã tư được các tri 
phủ chọn trong số các Nho sĩ và người 
đậu sinh đồ. Năm 1670, dưới triều 
Cảnh Trị (1663-1672), các xã trưởng 
được chọn trong số con em của các 
gia đình lương thiện có khả năng giáo 
hóa dân; mỗi năm họ phải chịu khảo 
hạch và những người xuất sắc nhất 
được thăng làm tri huyện. Năm 1720, 
dưới triều Bảo Thái (1720-1731), họ 
được giao việc cai trị làng xã, thu thuế 
điền thổ và thuế thân; những người 
được điểm cao trong nhiều cuộc sát 
hạch kế tiếp nhau được ban tước. Từ 
năm 1732 trở đi, xã trưởng được chọn 
trong dân, nên mất đi sự quan trọng 
(Phan Huy Chú, 1992, tr. 479-480) và 
triều đình ngưng can thiệp trực tiếp 
vào công việc nội bộ của làng (Ngô 
Kim Chung, Nguyễn Đức Nghinh, 
1987). Dường như cũng từ năm 1732 
trở đi xã thôn trở thành “một cộng 
đồng tự cai trị lấy mình, tự giải quyết 
các tranh chấp giữa các thành viên, 
thu thuế cho nhà nước. Nhà nước 
không có quan hệ với dân làng mà với 
xã thôn. Và một khi hoàn thành được 
các nghĩa vụ đối với chính quyền, xã 
tự cai trị một cách tự do” (Gourou, 
1965, tr. 263). Như vậy sự tự trị của 
xã thôn có lẽ là một hiện tượng mới 
xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XVIII. 
Dường như dưới triều Minh Mạng 
(1820-1840), chức danh lý trưởng (do 
Lý Bân đưa vào Việt Nam dưới thời 
Minh thuộc) thay thế cho chức danh 
xã trưởng và các chức danh tiên chỉ, 
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 7 (203) 2015 
55
phó lý được đặt ra: hai chức danh sau 
chỉ được ghi trong các địa bạ lập ra từ 
năm 1832 trở đi. 
Lý trưởng được giao thi hành các 
quyết định với sự phụ giúp của phó lý 
hay hương trưởng. Là người duy nhất 
đại diện cho dân làng trước chính 
quyền, lý trưởng “thu và nộp lại thuế; 
tiến hành chia công điền; đóng dấu 
vào các văn tự bán hay cầm cố ruộng 
đất; các văn tự sẽ vô giá trị nếu không 
làm thủ tục đó; đảm nhận việc bảo vệ 
an ninh công cộng; trình báo lên quan 
các tội phạm hay các sự kiện nghiêm 
trọng xảy ra trong làng, như giết 
người, cháy nhà, mở sòng bạc, buôn 
lậu, trộm cướp... ” (Ory, 1894, tr. 190). 
“Lý trưởng có thể bị luật pháp trừng trị 
vì việc thu và nộp lại thuế lên quan [...] 
Ông ta phải chịu tội thay cho dân làng. 
Tài sản của ông ta - nếu không có thì 
lấy tài sản của các kỳ mục - phải đền 
bù vào số tiền thuế thu thiếu. Lý 
trưởng giữ triện của làng”. (Pasquier, 
1907, tr. 51-52). Vì chức lý trưởng cho 
phép khi mãn nhiệm kỳ được tham gia 
hội đồng kỳ mục, nên các gia đình 
kình địch thường tranh nhau chức vụ 
này. Trái lại, một khi đã được bầu, các 
lý trưởng thường tìm cách từ bỏ càng 
sớm càng tốt chức vụ quá nặng nề 
này, trước khi phạm lỗi. Tóm lại, thực 
quyền ở làng nằm trong tay tiên, thứ 
chỉ và những người kỳ mục; còn lý 
trưởng, phó lý và hương trưởng chỉ là 
tay chân thân tín của họ. 
Như ta biết sau năm 1945, chính quyền 
cách mạng đã lập ra xã (mới), tương 
đương với tổng thời xưa (ít ra về số 
dân), gồm nhiều xã (cũ): chẳng hạn 
hiện nay xã Ðường Lâm gồm cả thảy 
chín thôn (= xã dưới thời Pháp thuộc). 
Hậu quả của cải cách hành chính nói 
trên là khi gặp từ xã, lắm khi ta không 
biết đó là xã trước năm 1945 (= thành 
phần của tổng) hay là xã hiện nay 
(tương đương với tổng thời xưa vì 
gồm nhiều làng)! Ðể tránh lẫn lộn, 
phải chăng nên gọi xã (mới) là tổng 
như trước Cách mạng tháng Tám? Có 
lẽ cũng nên nói thêm rằng việc dùng 
hai từ tổng và xã để chỉ hai đơn vị 
hành chính không phải bắt chước của 
Trung Quốc mà là một sáng tạo của 
người Việt. 
Làng = xã? 
Theo Bùi Xuân Đính, “làng là đơn vị tụ 
cư truyền thống của người nông dân 
Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, 
cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cheo 
cưới, tang ma, khao vọng) thờ cúng 
riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ 
ngữ” (tiếng làng) riêng ”. Cho đến 
đây, ta có thể đồng ý với tác giả. 
Nhưng chúng tôi cho là ông đã lầm khi 
viết thêm: “làng có bộ máy quản lý 
tức hội đồng kỳ mục (từ 1921 trở đi là 
hội đồng tộc biểu)” (Bùi Xuân Đính, 
1998, tr. 97), vì từ làng không những 
chỉ các “nhất xã nhất thôn” mà cả các 
thôn thuộc xã. 
Các xã Kim Sơn, Chân Tảo, Linh Qui, 
Giao Tự, Giao Tất, Phú Thị, Tô Khê 
của tổng Kim Sơn (Gia Lâm, Bắc Ninh) 
cũng được gọi, theo thứ tự, là làng 
Then, làng Táo, làng Vụi, làng Chè, 
làng Keo, làng Sủi, làng To (Nguyễn 
Văn Huyên, 1996, tr. 13), các làng này 
đều là “nhất xã nhất thôn”. Nhưng khi 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
56
xã được chia thành hai hay nhiều thôn, 
thì sự lẫn lộn có thể xảy ra, vì làng 
lắm khi được dùng cho cả các thôn 
nằm bên trong của xã. Sau đây là một 
số bằng chứng rút ra từ công trình 
nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên: 
- Xã Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) gồm 
có bốn thôn là Bố Hạ hay làng Dinh, 
Bố Sơn hay làng Bo Non, làng Ðông 
hay Ðông Kênh, làng Thị hay Bo Chợ 
(Nguyễn Văn Huyên, 1996, tr. 150). 
- Xã Thúy Cầu (Lạng Giang, Bắc Giang), 
dù chỉ có 185 người dân, lại gồm đến 
11 thôn: Ðồng Bài, Ðồng Bằng, Ðồng 
Cây, Ðồng Hội, Ðồng Khanh, Ðồng 
Nội, làng Sanh, làng Ngoài, làng Sai, 
làng Trong, làng Thị (Nguyễn Văn 
Huyên, 1996, tr. 134). Khi các thôn 
bên trong xã được gọi là làng, chúng 
thường có đình, miếu (nhiều khi cả 
chùa)... và một số tập tục riêng, và vì 
thế có được bản sắc riêng. 
Trước 1945, nếu phải dùng xã hoặc 
thôn trong các quan hệ chính thức với 
chính quyền, thì trong cuộc sống hằng 
ngày, người Việt thường dùng từ làng 
vì nó có thêm một chút gì thân thương, 
tình cảm hay, nói như nhà dân tộc học 
Nguyễn Từ Chi (1993, tr. 55), là có 
“cảm xúc”. 
Ngoài ra, cũng nên nói thêm là, theo 
nghĩa rộng, làng còn được dùng trong 
các thành ngữ là ... c. 
Ở Mộ Trạch, lúc đầu có 6 giáp, sau 
chia thành 18 giáp, rồi hợp lại còn 12 
giáp; mỗi giáp gồm các đinh của một 
hay vài họ nhỏ hoặc một chi, phái của 
họ Vũ là họ đông nhất làng (Vũ Huy 
Phú, 1997, tr. 109). Còn ở Đông Ngạc, 
trước năm 1945, từ 18 tuổi lên, đinh 
nào muốn vào giáp nào cũng được, 
không có sự bó buộc (Phạm Văn 
Thuyết, 1963, tr. 183-185). 
Theo P. Gourou, “giáp là một tập hợp 
có tính cách tôn giáo mà người ta 
thuộc vào do gốc gác gia đình và có 
trung tâm là một ngôi đền” (1965, tr. 
266). Nhưng ông cũng công nhận 
rằng định nghĩa này không đầy đủ. 
Thật vậy, giáp phức tạp hơn nhiều, vì 
cách tổ chức và chức năng của nó 
thay đổi tùy theo làng. 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
58
Theo G. Dumoutier, trong một số làng, 
giáp là một hội lo việc tang ma, tương 
trợ; trong một số làng khác “giáp sinh 
hoạt như một hội có mục đích cùng 
làm một số nghi thức tôn giáo hay tập 
tục”; giáp cũng có thể chính thức đảm 
nhiệm việc phân chia cho các gia đình 
trong giáp phần sưu thuế mà họ phải 
đóng, tiến hành thu thuế má (Dumoutier, 
1907, tr. 309-312). Trong nhiều làng 
khác nữa, giáp lo bảo vệ an ninh trật 
tự hoặc lo tổ chức hàng năm việc thờ 
cúng thành hoàng và các lễ hội của 
làng. Chính ngày ghi tên vào sổ của 
giáp quy định ngôi thứ của mỗi thành 
viên trong giáp: nói khác đi, người ghi 
tên trước dù là một trẻ sơ sinh có ngôi 
thứ cao hơn người ghi sau cho dù 
người này là một ông lão trên 80 tuổi! 
Cũng theo G. Dumoutier, trong các xã 
thôn theo thiên tước (hay trọng xỉ, tức 
là sắp xếp ngôi thứ theo tuổi tác) 
không có giáp: các chức năng của nó 
được các tổ chức theo địa vực (thôn, 
xóm, ngõ) đảm nhiệm. Loại làng này ít 
hơn rất nhiều so với các làng theo 
vương tước (ngôi thứ được sắp xếp 
theo tước vị vua ban hay tước vị mua). 
Ví dụ: vào năm 1907, ở huyện Thanh 
Trì (Hà Đông) chỉ có tám làng (trên 99 
làng) theo vương tước. Nhưng thông 
thường việc sắp xếp ngôi thứ dựa trên 
cả tuổi tác lẫn tước vị. 
Ở Đông Ngạc vào khoảng nửa đầu 
thế kỷ XX, trong mỗi giáp, ngoài bốn 
người thôn trưởng chính thức đứng 
đầu, còn có thêm mấy người bàn nhì 
hay thôn trưởng sĩ bổ (đã làm xong 
mâm chay cỗ thờ). Những thành viên 
khác được gọi là nhưng bàn. 32 người 
thôn trưởng của tám giáp tạo thành 
hàng thôn trưởng hay hàng làng, 
được cấy ruộng của giáp để thu hoa 
lợi và phải lo các công việc của làng: 
sóc, vọng, vào đám (Phạm Văn 
Thuyết, 1963, tr. 183-185). 
Khác với Trần Từ (1984), chúng tôi 
không nghĩ rằng giáp được tổ chức 
theo lứa tuổi (classes d’âge), vì tuổi 
tác hay đúng hơn theo ngày ghi tên 
vào sổ giáp chỉ đóng vai trò phân định 
ngôi thứ trong giáp, chứ không kéo 
theo sự tổ chức thành lứa tuổi, nhất là 
theo nghĩa mà các nhà dân tộc học 
dùng khi nghiên cứu các xã hội ở 
châu Phi hay Nam đảo. Hơn nữa 
chúng ta cũng nhận thấy trong các 
giáp hầu như không có các nghi thức 
thụ pháp, kết nạp tập thể và chung 
sống biệt lập cho các thành viên cùng 
ở vào lứa tuổi vị thành niên. 
Giáp có của cải riêng bằng tiền và 
bằng ruộng đất: “tài sản đó là do các 
thành viên đóng góp, di tặng hay cho. 
Quỹ xã hội của giáp được dùng để 
cho các thành viên vay tiền hay thuê 
ruộng đất. Thu nhập được dùng để tài 
trợ các cuộc vui chơi công cộng, tiệc 
tùng, lễ hiến sinh hay cầu xin” 
(Nguyễn Văn Huyên, 1944, tr. 92). 
Về đơn vị tổng 
Là đơn vị hành chính nằm giữa huyện 
và xã (cũ), theo nhận xét của Trần Từ 
(1984, tr. 147), tổng giống như một 
miếng đất hoang chưa ai khai phá. Do 
đó, ngay cả hiện nay ta không biết vào 
thời nào từ Hán Việt tổng được dùng 
để chỉ đơn vị hành chính này, một 
nghĩa không có trong tiếng Hán. 
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 7 (203) 2015 
59
Trong một bài viết đăng vào năm 1990, 
chúng tôi đã dựa vào một tư liệu trong 
Phủ biên tạp lục (1977, tr. 44) mà Lê 
Quý Ðôn lấy từ Thiên Nam dư hạ tập(7) 
để đưa ra giả thuyết là chính Lê 
Thánh Tông đã lập ra tổng vào năm 
1490 khi ông “định lại bản đồ trong 
nước” hay nói khác đi là cải tổ hành 
chính (Nguyễn Tùng, 1990, tr. 22-24). 
Tài liệu xưa nhất có dùng từ tổng như 
là một đơn vị hành chính có lẽ là bài 
văn bia chùa Thiên Phúc (Xã Ða Phúc, 
huyện Quốc Oai, Hà Tây), được khắc 
vào năm 1538 (Ðinh Khắc Thuân, 
1996, tr. 55). 
Ðại Việt thông sử của Lê Quý Ðôn có 
ghi là cha của Trịnh Khả (sinh năm 
1403?), một đại công thần của Lê Lợi, 
từng làm chánh tổng (1978, tr. 207). 
Ðiều cần nói ngay là vào thời Lê Quý 
Ðôn người đứng đầu một tổng được 
gọi là cai tổng chứ không phải chánh 
tổng vì từ này chỉ được dùng từ đời 
Minh Mạng (1820-1840). Cũng có thể 
là người sao chép sách này vào thế 
kỷ XIX, đã sửa cai tổng thành chánh 
tổng. Nếu chi tiết trên đây là đúng thì 
đơn vị tổng đã được lập trước thế kỷ 
XV, nhưng theo ý chúng tôi điều đó 
không lấy gì làm chắc. Mặt khác, cũng 
có thể có tương quan nào đó giữa 
đơn vị tổng và các chức đại tư xã và 
tiểu tư xã do vua Trần Thái Tông đặt 
ra vào năm 1242, cai trị hai, ba hoặc 
bốn xã (Đại Việt sử ký toàn thư, 1967, 
tập II, tr. 17); hoặc giữa tổng với giáp 
(= hương) vì như đã nói trên đây đơn 
vị này bao gồm nhiều làng. 
Trong từ điển của Alexandre de 
Rhodes, được xuất bản ở Roma vào 
năm 1651, tổng được định nghĩa là 
“gồm chừng mười làng” và cai tổng là 
“ông quan cai trị mười làng” (Rhodes, 
1651, tr. 827). Ðịnh nghĩa này khá phù 
hợp với tình hình được phản ánh 
trong Các trấn tổng xã danh bị lãm 
(cho các trấn từ Nghệ An trở ra vào 
khoảng năm 1813) cũng như danh 
sách phủ, huyện, tổng, xã của Thuận 
Hóa và Quảng Nam mà Lê Quý Đôn 
chép lại vào năm 1776 trong Phủ biên 
tạp lục (1977, tr. 78-93). Trong cả hai 
tư liệu này, tên tổng hầu như luôn 
trùng với tên của một làng thành viên 
(được gọi là làng đầu tổng). Thí dụ: 
làng Cam Giá Thịnh là làng đầu tổng 
của tổng Cam Giá Thịnh. 
Ðiều đáng ngạc nhiên là trong các bộ 
chính sử trước đây, người cai tổng 
hay chánh tổng rất ít khi được nhắc 
đến: chẳng hạn Đại Việt sử ký toàn 
thư chỉ ghi có một lần là vào năm 
1618, triều thần làm tờ khải với Bình 
An vương Trịnh Tùng xin cho hỏi “bọn 
cai tổng cai xã” về “việc kiện về hộ 
hôn điền thổ” (1968, tập IV, tr. 246). 
Phải chăng vì thời xưa vua quan 
thường dựa vào các xã trưởng hay lý 
trưởng để thu thuế, bắt lính, bảo vệ an 
ninh trật tự..., vì họ có được sự trợ 
giúp hiệu quả của các tổ chức bên 
trong của làng như thôn, xóm, giáp, 
phiên..., mà các chánh tổng không có 
nên không đóng được vai trò của họ. 
Có lẽ chính trong cuốn Cours d'administation 
annamite (Giáo trình về hành chính 
Ðại Nam) do E. Luro giảng vào năm 
1864, ta tìm thấy nhiều thông tin chính 
xác nhất về vai trò của người cai tổng 
hay chánh tổng ở Nam Kỳ vào giữa 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
60
thế kỷ XIX. Dường như dưới thời Minh 
Mạng từ chánh tổng được tạo ra để 
thay thế cho từ cai tổng. 
Do các quan viên, kỳ mục trong tổng 
bầu ra, người chánh tổng, theo E. 
Luro có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi 
của dân trong tổng, thi hành các trát 
của quan trên, phân bổ và thu thuế 
má để nộp lên quan và giữ gìn an ninh 
trật tự trong tổng. Thông thường, 
chánh tổng được sự phụ tá của một 
phó tổng, và trong các tổng đông dân, 
của một bang biện hay sung biện phó 
tổng. “Là một người quan trọng nhờ tài 
sản và thế lực”, chánh tổng đồng thời 
cũng là “người đóng vai trò hòa giải về 
dân sự” (Luro, 1864, tr. 121-138). 
Vì vai trò của tổng quá mờ nhạt, thời 
xưa dường như người Việt ít quan 
tâm đến tổng: bằng chứng là các sách 
viết về tiểu sử như Đại Nam liệt truyện 
chẳng bao giờ nhắc đến tổng, mà luôn 
luôn ghi tên huyện, rồi lắm khi ghi 
thêm tên làng và/hay tên tỉnh. 
Khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu 
làng xã Việt Nam là thiếu tư liệu lưu 
trữ, ít ra cho đến thời kỳ Pháp thuộc. 
Chẳng những thế, vì các bộ biên niên 
sử của Việt Nam chỉ quan tâm đến 
các biến cố liên quan đến triều đình, 
đời sống kinh tế và xã hội của nhân 
dân hầu như không được biết đến, 
nhất là ở mức độ địa phương. Từ nửa 
sau của thế kỷ XIX, một số sĩ quan, 
linh mục và nhất là nhà cai trị Pháp đã
ghi lại các quan sát khá tỉ mỉ của họ 
về xã hội Việt Nam, rồi nhiều khi viết 
thành bài báo hay sách. Từ năm 1860 
trở đi, các văn kiện chính thức, những 
báo cáo hành chính... cũng đã được 
lưu trữ tương đối đầy đủ (đặc biệt về 
tỉnh Hà Đông): đây là điều hoàn toàn 
mới đối với Việt Nam. Hai nguồn tư 
liệu quan trọng khác là bi ký và địa bạ. 
Đáng tiếc là cho đến nay các nguồn 
sử liệu quý giá ấy dường như chưa 
được các nhà nghiên cứu Việt Nam 
khai thác đúng mức. Chính vì thế mà 
một số công trình nghiên cứu về “làng 
truyền thống” Việt Nam thường khá 
mơ hồ, cho ta cảm tưởng nó không 
biến đổi gì mấy qua hàng nghìn năm, 
kể cả trong thời Pháp thuộc. Khi 
nghiên cứu làng xã, chúng tôi đã băn 
khoăn về vài câu hỏi sau đây: Phải 
chăng có sự liên tục giữa các tổng 
thời xưa và các xã hiện nay? Phải 
chăng sau trên dưới năm mươi năm 
hiện hữu, các xã [mới] đã tạo được 
cho mình một bản sắc rất mạnh, nên 
làm lu mờ hoàn toàn bản sắc của làng 
mà thực tiễn cách mạng xóa đi mọi 
thực thể? Dù từ đầu những năm 1990 
có sự hồi sinh tự phát của làng truyền 
thống do tác động của nền kinh tế thị 
trường (chưa đầy đủ) ngày càng phát 
triển mạnh, nhưng rồi vai trò của thôn 
làng sẽ là gì trong xã hội Việt Nam? 
Thú thật là cho đến nay chúng tôi vẫn 
cứ phân vân về điều này.  
CHÚ THÍCH 
(1) Do Nguyễn Tùng chủ biên. 1999. Paris, L’Harmatan. Được viết lại bằng tiếng Việt: Mông 
Phụ, một làng ở Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Thông tin, 2003. 
(2) Do Philippe Papin và Olivier Tessier chủ biên và do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân 
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 7 (203) 2015 
61
văn Quốc gia (Việt Nam) cùng với Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp) và Đại học Quốc gia Hà 
Nội xuất bản, Hà Nội, 2002. 
(3) Nguyễn Tùng. 1992. La reconstruction d’un espace villageois du Centre-Việt Nam) Xây 
dựng lại một không gian làng ở miền Trung Việt Nam) trong Jacqueline Matras-Guin et 
Christian Taillard, Habitations et habitat d’Asie du Sud-Est continentale (Nhà ở và kiểu cư trú 
ở Đông Nam Á lục địa), Paris, L’Harmattan, 1992. 
(4) Chẳng hạn, ở trấn Sơn Nam Thượng, các xã Hoa Chúc (huyện Kim Bảng), Tiền Đường 
và An Lãng (huyện Nam Xang) chỉ có – theo thứ tự - sáu, tám và mười nội tịch (Các trấn 
tổng xã danh bị lãm, 1981, tr. 56-57). 
(5) Ví dụ: lũng Lũng Lai (châu Thượng Lăng, Cao Bằng), xưởng Nam Luân (châu Bạch 
Thông, Thái Nguyên), mỏ Vũ Lăng (huyện Vũ Nhai, Thái Nguyên), bến Câu Vu (huyện Phúc 
Yên, Tuyên Quang), chòm Hồng Nương (huyện Phúc Yên, Tuyên Quang). 
(6) Ví dụ: nậu Bàng Vạn (Thanh Chương, Nghệ An), ngày nay vẫn còn thành ngữ đầu nậu; 
tích Ly Hà, tích Ngân Tượng (Kỳ Hoa, Nghệ An); đội Cồn Cát, đội Phan Long (Thanh Hà, 
Nghệ An); tộc Hoàng Nghĩa (Hưng Nguyên, Nghệ An); lăng Chú Lai (Yên Ðịnh, Thanh Hóa). 
(7) Sách này có lẽ được soạn trong khoảng thời gian từ 1483 đến 1486; hiện nay chỉ còn ba 
trong số 100 quyển (xem Trần Văn Giáp, 1970, tr. 201-202). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bùi Xuân Đính. 1998. Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua qui mô cấp xã 
thời phong kiến, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên). Nghiên cứu Việt Nam, 
một số vấn đề lịch sử kinh tế-xã hội-văn hóa. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 
2. Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch Các trấn tổng xã danh bị lãm thành Tên làng 
xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra). 1981. Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội, 
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (Viện Sử học dịch). 1970. Ðại Nam thực lục, IX. Hà Nội: 
Nxb. Sử học. 
4. Dumoutier, Georges. 1907.Essai sur les Tonkinois (Luận về người Bắc Kỳ). Revue 
Indochinoise. 
5. Quốc sử quán triều Nguyễn (Viện Sử học dịch). Đại Nam liệt truyện (4 tập). 1993. 
Huế: Nxb. Thuận Hóa. 
6. Quốc sử quán triều Nguyễn (Phạm Trọng Điềm phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính). 
1971. Đại Nam nhất thống chí. Tập 4. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
7. Ngô Sĩ Liên (biên soạn). 1967-1968. Đại Việt sử ký toàn thư (4 tập). Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
8. Đinh Khắc Thuân. 1996. Văn bia đời Mạc. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
9. Gourou, Pierre. 1965. Les paysans du delta tonkinois (Nông dân châu thổ sông Hồng) 
(in lần thứ hai). Paris: La Haye, Mouton. 
10. Hoàng Xuân Hãn. 1920. Lý Thường Kiệt. Hà Nội: Nxb. Sông Nhị. 
11. Lê Quý Ðôn. 1977. Lê Quý Đôn toàn tập, tập III: Ðại Việt thông sử. Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
12. Lê Quý Ðôn. 1978. Lê Quý Đôn toàn tập, tập I: Phủ biên tạp lục. Hà Nội: Nxb. Khoa 
học Xã hội. 
NGUYỄN TÙNG – VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
62
13. Luro, Émile. 1864. Cours d’administration annamite (Giáo trình về hành chính Đại 
Nam) (bản chép tay). 
14. Ngô Kim Chung, Nguyễn Đức Nghinh. 1987. Propriété privée et propriété collective 
dans l’ancien Việt Nam (Sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể ở Việt Nam thời xưa). Paris: 
L’Harmattan. 
15. Ngô Thì Sĩ. 1997. Đại Việt sử ký tiền biên. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
16. Ngô Vi Liễn. 1928. Nomenclature des communes du Tonkin (Tên làng xã ở Bắc Kỳ). 
Hà Nội: Lê Văn Tân xuất bản. 
17. Nguyễn Tùng. 1990. Tìm hiểu về Tổng. Đoàn Kết, số 427. 
18. Nguyễn Từ Chi. 1993. Le làng traditionnel au Bắc Bộ, sa structure organisationnelle, 
ses problèmes (Làng truyền thống ở Bắc Bộ, cơ cấu tổ chức, các vấn đề), trong Le 
village traditionnel au Vietnam (Làng truyền thống Việt Nam). Hà Nội: Nxb. Thế Giới. 
19. Nguyễn Trãi. 1976. Dư địa chí trong Nguyễn Trãi toàn tập. Hà Nội: Nxb. Khoa học 
Xã hội. 
20. Nguyễn Văn Huyên. 1996. Ðịa lý hành chính Kinh Bắc. Tableau de géogaphie 
administrative d’une province vietnamienne: Le Bắc Ninh (ou Kinh Bắc). Hà Nội: Nxb. 
Văn hóa. 
21. Ory, Pierre. 1984. La Commune annamite (Làng xã Đại Nam). Paris: Augustin Challamel. 
22. Pasquier, Pierre. 1907. L’Annam d’autrefois, Essai sur la constitution de l’Annam 
avant l’intervention française (Đại Nam thời xưa, Luận về sự cấu tạo của Đại Nam trước 
khi Pháp can thiệp). Paris: Augustin Challamel. 
23. Phạm Văn Thuyết. 1963. Đông Ngạc tập biên. Sài Gòn. 
24. Phan Huy Chú. 1992. Lịch triều hiến chương loại chí. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
25. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo. 1995. Địa bạ Hà 
Đông. Hà Nội, Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam. 
26. Phan Huy Lê. 1984. Về tính chất và chức năng của nhà nước thời Khúc-Dương-
Ngô-Đinh-Tiền Lê), trong Thế kỷ X, những vấn đề lịch sử. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 
27. Rambaud, Placide. 1971. Sociologie du village (Xã hội học về làng), trong Villages 
en développement. Contribution à une sociologie villageoise (Làng mạc trên đà phát 
triển. Đóng góp cho một môn xã hội học về làng mạc). Paris: La Haye, Mouton, 
28. Rhodes, Alexandre de. 1651. Dictionnarium annamiticum lusitanum, et latinum (Từ 
điển Việt-Bồ-La). Roma. 
29. Trần Từ. 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Hà Nội: Nxb. Khoa 
học Xã hội. 
30. Quốc sử quán triều Nguyễn (Viện Sử học dịch). 1957. Việt sử thông giám cương 
mục. Tập 2. Hà Nội: Nxb. Văn Sử Địa. 
31. Vũ Huy Phú. 1997. Mộ Trạch, làng tiến sĩ. Hải Dương: Bảo tàng Hải Dương. 

File đính kèm:

  • pdfve_to_chuc_xa_hoi_o_viet_nam_thoi_xua.pdf