Xác định các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT. Trong nghiên này nhóm tác giả đã nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 200 DNVVN tại Đồng Nai và xử lý phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả cho thấy có 7 nhóm tiêu chí để xác định tính hiệu quả gồm có: Quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn; thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; cải thiện quá trình ra quyết định; HTTTKT tích hợp; hiệu quả hoạt động. Từ đó, các nhà quản trị và người sử dụng hệ thống của các DN có thể đánh giá được HTTTKT của DN mình hiện tại, qua đó, có thể đưa ra những giải pháp để kiểm soát các quy trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của HTTTKT tại đơn vị mình.

pdf 5 trang yennguyen 10320
Bạn đang xem tài liệu "Xác định các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Xác định các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU  
Tp chí Khoa hc Lc Hng      
Tp chí Khoa hc Lc Hng92
XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ 
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN 
TỈNH ĐỒNG NAI 
Determination of criteria for evaluation of the effectiveness of accounting 
information systems of SMEs in Dong Nai province 
Nguyễn Văn Dũng1,*, Nguyễn Khánh Hạ2, Nguyễn Thị Minh Thương3 
1,2,3Khoa Tài chính Kế toán; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam 
TÓM TẮT. Trong nghiên này nhóm tác giả đã nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế 
toán tại các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 200 DNVVN tại Đồng Nai và xử lý 
phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả cho thấy có 7 nhóm tiêu chí để xác định tính hiệu quả gồm có: Quá trình xử lý 
các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn; thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; cải 
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; cải thiện quá trình ra quyết định; HTTTKT tích hợp; hiệu quả hoạt động. Từ đó, các nhà 
quản trị và người sử dụng hệ thống của các DN có thể đánh giá được HTTTKT của DN mình hiện tại, qua đó, có thể đưa ra 
những giải pháp để kiểm soát các quy trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của HTTTKT tại đơn vị mình. 
TỪ KHOÁ: Hệ thống thông tin; Kế toán; Hiệu quả; DNVVN; Đồng Nai 
ABSTRACT. In this study, the authors studied the criteria for assessing the effectiveness of the accounting information system 
of SMEs in Dong Nai. The group conducted a survey of 200 SMEs in Dong Nai and analyzed the analysis using SPSS 
software 20. The results showed that there are 7 groups of criteria to determine the effectiveness of the process of handling 
economic operations easier. The Satisfying users' information needs; improve the quality of financial reports; improve the 
internal control system; improve the decision-making process; Integrated system; performance. Administrators and system 
users can evaluate their existing accounting information systems and then provide solutions to real-time process control. 
Improving the efficiency of the accounting information system in enterprises. 
KEYWORDS: Information systems; Accountant; Effective; SMEs; Dong Nai 
1. GIỚI THIỆU 
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một trong những hệ 
thống thông tin sản xuất ra nhiều lượng dữ liệu để cung cấp 
cho các nhà quản trị ra quyết định cả trong và ngoài tổ chức. 
Vì thông tin kế toán có thể đo lường và trình bày các sự kiện 
kinh tế thông qua báo cáo tài chính cho người sử dụng 
(Sajady, Dastgir et al. 2012). Theo Hiệp hội Kế toán Mỹ 
(AAA) hệ thống thông tin kế toán là một phần của hệ thống 
thông tin quản trị (MIS) để thu thập, phân loại và thực hiện 
các dữ liệu cho việc ra quyết định. Trong quản lý tổ chức và 
thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ thì vai trò của hệ 
thống thông tin kế toán là rất quan trọng (Nicolaou 2000). 
Lợi ích của hệ thống thông tin kế toán có thể được đánh giá 
bởi những tác động của nó đối với việc cải tiến quá trình ra 
quyết định, chất lượng thông tin kế toán, đánh giá hiệu quả, 
kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các giao dịch của doanh 
nghiệp, qua đó cho thấy hiệu quả của AIS rất quan trọng đối 
với tất cả các doanh nghiệp (Sajady, Dastgir et al. 2012). 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các 
đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại 
Đồng Nai. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng 
trong nền kinh tế mỗi quốc gia, kể cả các quốc gia có trình 
độ phát triển cao (Zhihua Liu 2012). Trong xu thế hội nhập 
và toàn cầu hoá như hiện nay thì các nước đều quan tâm và 
chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn 
lực và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm (Nguyễn Thị Tâm 
2015). Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin 
ngày nay, chúng ta không thể đo lường hết phạm vi ứng dụng 
công nghệ thông tin (CNTT) cũng như những gì mà CNTT 
mang lại cho toàn xã hội, trong đó có hoạt động sản xuất, 
kinh doanh của doanh nghiệp (Phan Đức Dũng 2015). Do đó, 
để giúp cho các DNVVN có thể mở rộng thị trường ra quốc 
tế và và đặc biệt là tiếp cận những thành tựu của cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói 
riêng để đánh giá hiệu quả hoạt động là điều hết sức cần thiết 
để một DN có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển 
bền vững. 
2. TỔNG QUAN 
2.1 Hệ thống thông tin kế toán 
Nghiên cứu của Mihalache (2011) nhấn mạnh rằng 
HTTTKT là thành phần chính của hệ thống thông tin doanh 
nghiệp, vì nó là hệ thống duy nhất có thể cung cấp thông tin 
tổng thể của DN cho cả người dùng nội bộ và bên ngoài. Mặt 
khác, hệ thống thông tin kế toán (AIS) được khái niệm là “hệ 
thống của con người, dùng để ghi chép, xử lý dữ liệu và cung 
cấp thông tin cho tổ chức, và chúng bao gồm các tổ chức thực 
hiện quy trình thủ công và tự động nhằm mục đích hỗ rợ quản 
lý (Iacopo Ennio Inghirami 2013). Bên cạnh đó Ulric J. 
Gelinas, Richard B. Dull et al. (2015) cũng cho rằng hệ thống 
thông tin kế toán là một hệ thống con của hệ thống thông tin 
mà mục đích là để thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin 
liên quan đến các khía cạnh tài chính của hoạt động kinh 
doanh. Ngoài ra Romney (2012) đã định nghĩa rằng hệ thống 
thông tin kế toán (AIS) là một hệ thống thu thập, lưu trữ, và 
xử lý dữ liệu để sản xuất thông tin cho người ra quyết định. 
Có cùng quan điểm này Bagranoff (2010), (Weygandt 2010, 
Kieso 2011) nói rằng hệ thống thông tin kế toán là việc thu 
thập, xử lý dữ liệu và sau đó cung cấp các thông tin tài chính 
cho các bên quan tâm. 
Received: April, 4th, 2018 
Accepted: May, 7th, 2018 
*Corresponding author. 
E-mail: dungnv@lhu.edu.vn 
 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 93
Xác định các tiêu chí đề đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai 
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một cấu trúc mà doanh 
nghiệp sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, truy xuất 
và báo cáo dữ liệu mang tính chất tài chính để cung cấp thông 
tin cho các bên sử dụng như kế toán, các nhà phân tích kinh 
doanh, các nhà quản lý, kiểm toán viên và cơ quan quản lý 
thuế. Hệ thống thông tin kế toán gồm sáu cấu thành chính 
bao gồm: con người, thủ tục và hướng dẫn, dữ liệu, phần 
mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và kiểm soát nội bộ 
(Amy Fontinelle, 2017). 
2.2 Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán 
Có thể nói rằng hệ thống thông tin kế toán (AIS) được xem 
như một công cụ, quy trình tạo ra thông tin kế toán, chính vì 
vậy khi xem xét tính hiệu quả của AIS cần xem xét chất 
lượng thông tin kế toán do AIS tạo ra và quy trình tạo ra 
thông tin kế toán của AIS. Có rất nhiều quan điểm và tiêu 
chuẩn khác nhau về tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế 
toán dựa trên các nhận xét, kết luận từ các nhà nghiên cứu 
trước đây. Theo Otley (1980) hệ thống thông tin kế toán được 
xem là hữu hiệu khi nó cung cấp thông tin phục vụ nhiều hơn 
so với những yêu cầu thông tin của người sử dụng. Hay Hall 
(2008) lập luận tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 
qua thước đo sự thành công về khả năng đáp ứng các mục 
tiêu đã được lập ra trước đó. Sự hài lòng của người sử dụng 
đo lường mức độ hài lòng của người dùng hệ thống thông tin 
kế toán, và Doll and Torkzadeh (1988) sử dụng một số khái 
niệm về sự hài lòng của người sử dụng như nội dung thông 
tin chính xác, kịp thời, dễ sử dụng, để đo lường sự hữu 
hiệu của hệ thống thông tin kế toán. Huber (2000) cho rằng 
sự kết hợp giữa hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động 
trong tổ chức sẽ giúp nâng cao chất lượng quyết định. Hay 
Narasimhan and Kim (2001) lập luận rằng tính hữu hiệu của 
hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào chất lượng thông 
tin của người dùng, như độ tin cậy, kịp thời của thông tin, 
hình thức, mức độ quan trọng của quyết định hiệu quả của 
AIS. Nghiên cứu của Sajady, Dastgir et al. (2012) về tính 
hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán đã đưa ra mô hình để 
đánh giá tính hiệu quả của AIS thông qua những tác động 
của nó với các giả thuyết bao gồm: Hệ thống thông tin kế 
toán giúp cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị tốt 
hơn; hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn; nâng cao chất 
lượng của báo cáo tài chính; cải tiến về quá trình đánh giá 
hiệu quả hoạt động; và hoàn thiện quy trình xử lý nghiệp vụ 
tài chính tại các doanh nghiệp. Ngoài ra Hafnawi (2001) đã 
tuyên bố rằng hệ thống thông tin kế toán phải sở hữu các đặc 
điểm sau đây thì mới có hiệu quả: Chính xác kịp thời; Cung 
cấp thông tin cần thiết cho kiểm soát và đánh giá các hoạt 
động kinh tế; Cung cấp hỗ trợ thông tin cần thiết cho nhà 
quản trị giúp họ lập kế hoạch; Hệ thống thông tin kế toán 
phải tích hợp và linh hoạt để phù hợp với những thay đổi môi 
trường. 
2.3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 
Trong nghiên cứu về DNVVN, Trần Thế Nữ (2011) cho 
rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là những doanh 
nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn hay lao động. Doanh 
nghiệp vừa và nhỏ có tầm quan trọng ngày càng lớn do phạm 
vi hoạt động của chúng có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của 
nền kinh tế. Ước tính, các DNVVN chiếm tới 90 % số lượng 
doanh nghiệp trên thế giới và đóng góp khoảng 40-50 % 
GDP của các nước. Tại khu vực APEC, số lượng doanh 
nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60 % 
lực lượng lao động. Theo đánh giá của Phòng Thương mại 
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2015, khu vực 
DNVVN chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của 
Việt Nam. Cụ thể, DNVVN chiếm trên 97% tổng số DN cả 
nước, đóng góp 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước 
(NSNN), tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 
49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đóng góp 
của DNNVV vào tăng trưởng kinh tế của đất nước là khá ấn 
tượng là một trong những nhân tố tích cực giúp cho nền kinh 
tế của nước ta duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm 
vừa qua. Việc Nhà nước sử dụng biện pháp giải quyết vấn đề 
việc làm thông qua việc khuyến khích phát triển DNNVV là 
một cách làm hợp lý. Ở Việt Nam, theo thống kê trong Sách 
Trắng năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tới 97,6% 
doanh nghiệp đang hoạt động là các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ (DNVVN). Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan 
trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, kể cả các quốc gia có 
trình độ phát triển (Zhihua Liu 2012). Khi TPP có hiệu lực, 
sẽ mở ra một sân chơi chung cho doanh nghiệp các nước 
thành viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là 
DNVVN (Mai Xuân Hợi 2015). Đồng Nai là tỉnh nằm trong 
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Theo báo cáo kinh tế của 
Đảng bộ tỉnh năm 2017 có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 
đạt 13,2% trên năm, cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng của 
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 1,9 lần mức bình 
quân chung cả nước. Sự tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực ở tỉnh Đồng Nai có sự 
đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết 
Tp chí Khoa hc Lc Hng94
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khánh Hạ, Nguyễn Thị Minh Thương 
Từ phần tổng quan tài liệu và khảo sát ý kiến các chuyên 
gia, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như trên và 
giả thuyết các tiêu chí để nhận diện tính hiệu quả của hệ 
thống thông tin kế toán như sau: 
Giả thuyết H0: Trung bình nhân tố <3 
Giả thuyết H1: Trung bình nhân tố >3 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để kiểm định mô hình và đo lường các nhân tố trong mô 
hình đã đề xuất, tiếp theo là thực hiện nghiên cứu định lượng, 
tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Là xây dựng bảng hỏi: 
Tất cả các biến quan sát trong thành phần đều sử dụng thang 
đo Likert 5 điểm. Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết 
để khảo sát: Theo Hair, Black et al. (2010) cho rằng kích 
thước mẫu phải tối thiểu để có thể phân tích EFA là 50, tốt 
hơn là 100, tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt 
hơn là 10:1. Theo quan điểm của Bollen (1989), cho rằng 
kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần 
ước lượng. Trong mô hình nghiên cứu tác giả dùng 35 câu 
hỏi, vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 35 x 5 = 175 mẫu. Tác 
giả đã gửi 300 bảng câu hỏi đến các doanh nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Đồng Nai. Bước 3: Gửi phiếu khảo sát: Nhóm tác 
giả dùng phương pháp thuận tiện theo hình thức gửi trực tiếp 
và online. Bước 4: Là thu nhận phản hồi: Nhóm tác giả gửi 
đi 300 bảng hỏi đến các DN cần khảo sát. Kết quả thu thập 
247 phiếu trả lời, trong đó có 47 phiếu không hợp lệ, 200 
phiếu đạt yêu cầu để phân tích, đạt tỷ lệ 66%. Bước 5: Xử lý 
dữ liệu bằng công cụ phân tích SPSS 20: Dữ liệu được thu 
thập, tổng hợp từ phiếu khảo sát trực tiếp và công cụ Google 
Document, được kiểm tra, mã hóa. Bảng hỏi được nhóm tác 
giả mã hóa như sau: Về biến Xử lý thông tin với 4 quan sát 
XL1, XL2, XL3, XL4. Biến Nhu cầu sử dung thông tin với 5 
quan sát NC1, NC2,NC3,NC4,NC5. Biến Báo cáo tài chính 
với 7 quan sát BC1,BC2,BC3,BC4,BC5,BC6,BC7. Biến Quá 
trình ra quyết định với 5 quan sát QT1, QT2, QT3, QT4, 
QT5. Biến Hiệu quả hoạt động với 4 quan sát HQ1, HQ2, 
HQ3, HQ4. Biến Kiểm soát nội bộ với 5 quan sát KS1, KS2, 
KS3, KS4, KS5. Biến Hệ thống tích hợp với 5 quan sát HT1, 
HT2, HT3, HT4, HT5. Làm sạch dữ liệu và tiến hành các 
phân tích kết quả thông qua phân tích độ tin cậy và giá trị 
của dữ liệu cũng như giá trị thang đo Cronbach’s Alpha và 
EFA. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1 Đánh giá trung bình các thành phần tiêu chí 
Kết quả thống kê Bảng 1 của 7 tiêu chí đánh giá hiệu quả 
HTTTKT với 35 biến quan sát cho thấy giá trị trung bình đều 
lớn hơn 3 nên có thể kết luận 35 biến quan sát này đều là các 
tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của HTTTKT tại các DNVVN 
tại Đồng Nai. Mức độ đồng thuận trong đánh giá mức độ 
quan trọng của các tiêu chí có sự chênh lệch giữa các đối 
tượng khảo sát thông qua cột độ lệch chuẩn. Tuy nhiên, độ 
lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1 cho thấy độ tin cậy và mức độ đánh 
giá của các tiêu chí hiệu quả của HTTTKT là tốt. 
Bảng 1. Mô tả thống kê trung bình các nhân tố 
Items N 
Minimum 
Value 
Maximum 
Value 
Mean Sig 
Xu ly thong tin 200 1.00 5.00 4.08 0.0716 
Nhu cau su dung thong tin 200 1.00 5.00 4.12 0.0508 
Bao cao tai chinh 200 1.00 5.00 4.13 0.0466 
Qua trinh ra quyet dinh 200 1.00 5.00 4.27 0.0482 
Hieu qua hoat dong 200 1.00 5.00 4.10 0.0733 
Kiem soat noi bo 200 1.00 5.00 4.15 0.0624 
He thong tich hop 200 1.00 5.00 4.03 0.0432 
Biểu đồ 1. Giá trị trung bình các tiêu chí đánh giá
4.2 Đánh giá độ tin cậy và kiểm định giá trị thang đo 
Cronbach’s Alpha 
Theo kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của bảng 2 cho 
các nhóm nhân tố như sau: Về biến Xử lý thông tin với 4 
quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 3.0 Cronbach’s 
Alpha của tổng nhóm là 0.931, các biến quan sát đều có hệ 
thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Nhu cầu sử dung thông 
tin với 5 quan sát, trung bình mỗi biến đều lớn hơn 3.0 
Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.964, các biến quan sát 
đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Báo cáo tài 
chính với 7 quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 3.0 
Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.953, các biến quan sát 
đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Quá trình ra 
quyết định với 5 quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 
3.0 Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.951, các biến quan 
sát đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Hiệu quả 
hoạt động với 4 quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 
3.0 Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.888, các biến quan 
sát đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Kiểm soát 
nội bộ với 5 quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 3.0 
Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.918, các biến quan sát 
4,08
4,12
4,13
4,27
4,1
4,15
4,03
Xu ly thong tin
Nhu cau su dung thong tin
Bao cao tai chinh
Qua tr inh ra quyet dinh
Hieu qua hoat dong
Kiem soat noi bo
He thong tich hop
Tp chí Khoa hc Lc Hng 95
Xác định các tiêu chí đề đánh giá tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai 
đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Biến Hệ thống tích 
hợp với 5 quan sát trung bình mỗi biến đều lớn hơn 3.0 
Cronbach’s Alpha của tổng nhóm là 0.925, các biến quan sát 
đều có hệ thống tương quan lớn hơn 0.3. Kết quả kiểm định 
cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến 
phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 nên đạt yêu 
cầu về độ tin cậy. 
Bảng 2. Reliability Statistics 
Variable 
Cronbach's 
Alpha 
N of Items 
Xu ly thong tin 0.931 4 
Nhu cau su dung thong tin 0.964 5 
Bao cao tai chinh 0.953 7 
Qua trinh ra quyet dinh 0.951 5 
Hieu qua hoat dong 0.888 4 
Kiem soat noi bo 0.918 5 
He thong tich hop 0.925 5 
4.3 Đánh giá phân tích nhân tố khám phá EFA 
Căn cứ vào kết quả kiểm định thang đo, nhóm tác giả tiến 
hành sử dụng tiêu chí hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) Trị 
số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là 
điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp và để xem xét 
đánh giá sự thích hợp của các nhân tố. Và kiểm định Bartlett 
(Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan 
sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kết quả 
cho thấy 0.5<KMO=0.801 ≤ 1, sig=0.000<0.5 cho thấy rằng 
các dữ liệu thích hợp cho các tiêu chí đánh giá và các biến có 
tương quan với nhau. 
Bảng 3. KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling 
Adequacy. 
.801 
Bartlett's Test of Sphericity 
Approx. Chi-
Square 
7654.246 
Df 595 
Sig. .000 
 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của nhóm tác giả) 
Giá trị Eigenvalue = 2.731 ≥ 1 và trích được 7 nhân tố 
mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. ® Tổng phương sai 
trích = 81.133 ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như 
vậy, 7 nhân tố được trích cô đọng được 81.133% biến thiên 
các biến quan sát. 
Bảng 4. Total Variance Explained 
Component 
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings 
Total 
% of 
Variance 
Cumulative 
% 
Total 
% of 
Variance 
Cumulative 
% 
1 5.958 17.024 17.024 5.958 17.024 17.024 
2 4.889 13.969 30.993 4.889 13.969 30.993 
3 4.37 12.485 43.478 4.37 12.485 43.478 
4 3.844 10.982 54.461 3.844 10.982 54.461 
5 3.6 10.286 64.747 3.6 10.286 64.747 
6 3.005 8.585 73.331 3.005 8.585 73.331 
7 2.731 7.802 81.133 2.731 7.802 81.133 
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của nhóm tác giả)
4.4 Đánh giá sự khác biệt quan điểm giữa những đối 
tượng khảo sát có các đặc tính khác nhau 
Nhóm tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy đa biến bằng 
mô tả ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm đối 
tượng khảo sát qua những đặc tính về chức vụ nghề nghiệp, 
trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Với các giá trị 
trung bình của V1 Mean = 8.34E-15, độ lệch chuẩn là 0.908 
gần bằng 1, của V2 Mean = 2.00E-15, độ lệch chuẩn là 0.908 
gần bằng 1, của V3 Mean = 8.08E-15, độ lệch chuẩn là 0.908 
gần bằng 1 như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ 
chuẩn. Giá trị R2 hiệu chỉnh lần lượt bằng 0.903, 0.49, 0.01 
cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 90.3% 
sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 9.7% là do các biến 
ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin – Watson 
= 1.921, 1.864, 1.945, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên 
không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. 
Do đó, có thể kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các 
nhóm chức vụ nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm 
làm việc khi được hỏi về các tiêu chí đánh giá hiệu quả 
HTTTKT trong các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 
Biểu đồ 2. Kiểm tra các giả định hồi quy 
Tp chí Khoa hc Lc Hng96
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Khánh Hạ, Nguyễn Thị Minh Thương 
Bảng 5. Model Summary 
Variable Model R 
R 
Square 
Adjusted 
R Square 
Std. Error of 
the Estimate 
Durbin-
Watson 
V1 1 .959a 0.92 0.903 0.208 1.921 
V2 1 .762a 0.58 0.49 0.297 1.864 
V3 1 .429a 0.184 0.01 0.698 1.945 
 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của nhóm tác giả) 
Bảng 6. ANOVA 
Variable Model 
Sum of 
Squares 
df Mean Square F Sig. 
V1 1 
Regression 81.716 35 2.335 54.091 0.000b 
Residual 7.079 164 0.043 
Total 88.795 199 
V2 1 
Regression 19.952 35 0.57 6.473 0.000b 
Residual 14.443 164 0.088 
Total 34.395 199 
V3 1 
Regression 18.056 35 0.516 1.058 0.392b 
Residual 79.944 164 0.487 
Total 98 199 
 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS của nhóm tác giả) 
5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN 
Thông qua các kết quả phân tích các tiêu chí đánh giá tính hiệu 
quả của hệ thống thông tin kế toán của các DNVVN tại tỉnh Đồng 
Nai, nhóm tác giả kết luận rằng có 7 nhóm tiêu chí để xác định tính 
hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán như sau: Quá trình xử lý 
các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn; thỏa mãn nhu cầu người sử dụng 
thông tin; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; cải thiện hệ thống 
kiểm soát nội bộ; cải thiện quá trình ra quyết định; cải thiện hiệu 
quả hoạt động và hệ thống thông tin kế toán tích hợp. Do đó, các 
nhà quản trị và người sử dụng hệ thống thông tin kế toán của các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Nai có thể đánh giá được hệ thống 
thông tin kế toán của DN mình hiện tại đồng thời có cơ sở đưa ra 
những giải pháp để kiểm soát các quy trình thực hiện để nâng cao 
hiệu quả của HTTTKT tại đơn vị. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu 
quả của các DN nói chung và DNVVN nói riêng, đặc biệt Đồng Nai 
là một tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, là một 
trong những tỉnh thành có nhiều DN nhất cả nước đặc biệt là các 
DNVVN chiếm đến hơn 90% tại Đồng Nai. Vì vậy, nghiên cứu này 
nhằm giúp ích phần nào cho các DNVVN phát triển hiệu quả hơn. 
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Amy Fontinelle. Introduction to Accounting Information 
Systems, 2017. 
[2] Bagranoff, N. A. Accounting Information Systems, 2010. 
[3] Bollen, K. A. A new incremental fit index for general 
structural equation models. Sociological Methods & Research, 
1989, 17(3): 303-316. 
[4] Doll, W. J. and G. Torkzadeh. The measurement of end-user 
computing satisfaction. MIS quarterly, 1988, 259-274. 
[5] Hafnawi, M. Accounting Information System. New jersey 
Lawrence Erlbaum Associate, 2001. 
[6] Hair, J., RE, & Tatham, RL. Multivariate Data Analysis; 
Prentice Hall, 2010. 
[7] Hall, J. A. Accounting information systems; Mason: South-
Western Cengage Learning, 2008, 837- 888. 
[8] Huber, G. P. A theory of the effects of advanced information 
technologies on organizational design, intelligence, and 
decision making; Knowledge, Groupware and the Internet, 
Elsevier: 221-254, 2000. 
[9] Iacopo Ennio Inghirami. Defining Accounting Information 
Systems Boundaries, 2013. 
[10] Kieso, D. E., Weygandt, Jerry J. & Warfield, Terry D. 
Intermediate Accounting, 2011. 
[11] Mai Xuận Hợi. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh 
nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến 
lược xuyên thái bình dương. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 
2015. 
[12] Mihalache, A. S. Risk Analysis of Accounting Information 
System Infrastructure, 2011. 
[13] Narasimhan, R. and S. W. Kim. Information system utilization 
strategy for supply chain integration. Journal of business 
logistics, 2001, 22(2): 51-75. 
[14] Nguyễn Thị Tâm. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia 
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạp chí Kế toán và Kiểm 
toán, 2015. 
[15] Nicolaou, A. I. A contingency model of perceived 
effectiveness in accounting information systems: 
Organizational coordination and control effects. International 
Journal of Accounting Information Systems, 2000, 1(2), 91-
105. 
[16] Otley, D. T. The contingency theory of management 
accounting: achievement and prognosis. Readings in 
accounting for management control; Springer, 1980, 83-106. 
[17] Phan Đức Dũng, P. A. T. Accounting information system 
affecting efficiency of Vietnam’s small and medium 
enterprises in the ASEAN Economic Community (AEC). 
Phát triển và hội nhập, 2015. 
[18] Romney, M. B., and Steinbart, Paul J. Accounting 
Information System, 2012. 
[19] Sajady, H., et al. Evaluation of the effectiveness of accounting 
information systems. International Journal of Information 
Science and Management (IJISM), 2012, 6(2): 49-59. 
[20] Trần Thế Nữ. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong 
các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, 
2011, 28. 
[21] Ulric J. Gelinas, et al. Accounting Information Systems, 2015. 
[22] Weygandt, J. J., Kimmel, Paul D and Kieso, Donald E. 
Accounting Principle, 2010. 
[23] Zhihua Liu. The Construction of SME Accounting 
Information System; Management & Engineering, 2012, 838-
5745. 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_cac_tieu_chi_de_danh_gia_tinh_hieu_qua_cua_he_thong.pdf