Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18

TÓM TẮT Giới thiệu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm thiết lập một phương pháp định lượng các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ (CVM) trong giai đoạn 7-18 tuổi. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 180 cá thể (91 nam và 89 nữ) trong độ tuổi từ 7-18, lấy từ nhóm nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến khám, điều trị chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt trong giai đoạn từ tháng 8/2001 đến 12/2012. Phim sọ nghiêng và phim X quang bàn-cổ tay được chụp cùng một thời điểm. Năm giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ được phân nhóm theo 11 giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay theo Fishman (SMI). Các đặc điểm hình thái đốt sống cổ trong năm giai đoạn này được đo lường và phân tích. Kết quả: Các biến AB3/CB3, h4/w4, α2, α4 được chọn để xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ. Một phương trình hồi quy đa biến nhằm ước lượng giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ được thiết lập: giai đoạn CVM = 1,92+0,04*α2+0,03*α4–1,12*AB3/CB3+3,17 *h4/w4. Kết luận: Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng là một phương pháp khách quan và hiệu quả nhằm giúp các bác sĩ Chỉnh Hình Răng Mặt xác định thời điểm tối ưu trong các điều trị chỉnh hình can thiệp và chỉnh hình phẫu thuật ở độ tuổi vị thành niên

pdf 6 trang yennguyen 2840
Bạn đang xem tài liệu "Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18

Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 223
XÁC ĐỊNH GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG: 
NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG ĐỘ TUỔI 7 -18 
Hồ Thị Thuỳ Trang*, Hoàng Tử Hùng* 
TÓM TẮT 
Giới thiệu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm thiết lập một phương pháp định lượng các giai đoạn trưởng 
thành xương đốt sống cổ (CVM) trong giai đoạn 7-18 tuổi. 
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 180 cá thể (91 nam và 89 nữ) trong độ tuổi từ 7-18, lấy từ nhóm 
nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến khám, điều trị chỉnh hình răng mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt trong 
giai đoạn từ tháng 8/2001 đến 12/2012. Phim sọ nghiêng và phim X quang bàn-cổ tay được chụp cùng một thời 
điểm. Năm giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ được phân nhóm theo 11 giai đoạn trưởng thành xương 
bàn-cổ tay theo Fishman (SMI). Các đặc điểm hình thái đốt sống cổ trong năm giai đoạn này được đo lường và 
phân tích. 
Kết quả: Các biến AB3/CB3, h4/w4, α2, α4 được chọn để xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống 
cổ. Một phương trình hồi quy đa biến nhằm ước lượng giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ được thiết lập: 
giai đoạn CVM = 1,92+0,04*α2+0,03*α4–1,12*AB3/CB3+3,17 *h4/w4. 
Kết luận: Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng là một phương 
pháp khách quan và hiệu quả nhằm giúp các bác sĩ Chỉnh Hình Răng Mặt xác định thời điểm tối ưu trong các 
điều trị chỉnh hình can thiệp và chỉnh hình phẫu thuật ở độ tuổi vị thành niên. 
Từ khóa: Xương đốt sống cổ, phim X quang bàn-cổ tay, các giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ, các 
giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay. 
ABSTRACT 
QUANTITATIVE CERVICAL VERTEBRAL MATURATION ASSESSEMENT FROM 7 TO 18 YEARS 
OLD ON CEPHALOMETRIC FILMS 
Ho Thi Thuy Trang, Hoang Tu Hung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 223 - 228 
Objective: The purpose of this study was to establish a quantitative method to assess the cervical vertebral 
maturation (CVM) stages among subjets from 7 to 18 years-old on cephalometric films. 
Materials and method: The subjects included 180 children and adolescents (91 boys and 89 girls) from 7 to 
18 years-old, selected from the study group of craniofacial morphology and patients at the Faculty of Odonto-
Stomatology, University of Medicine and Pharmcy at Ho Chi Minh City. The cephalometric and hand-wrist films 
of each subject were taken at the same time. Five cervical vertebral maturation stages were grouped according to 
11 maturation groups of Fishman hand-wrist skeletal maturity indicators. The morphological characteristics of 
the second, third and fourth cervical vertebrae at 5 development stages were measured and analyzed. 
Results: Four characteristic parameters (AB3/CB3, h4/w4, α2, α4) were selected to determine the 
classification of CVM. An equation estimating the maturation of cervical vertebrae was established: CVM stage = 
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM 
Tác giả liên lạc: ThS Hồ Thị Thùy Trang, ĐT: 0978829720, Email: thuytranghothi@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 224
1.92+0.04*α2+0.03*α4–1.12*AB3/CB3+3.17*h4/w4. 
Conclusion: The quantitative CVM method is an objective, efficient approach to help orthodontists 
determine the optimal time for interceptive orthodontic treatment. 
Key words: Cervical vertebrae, hand-wrist film, CVM - Cervical Vertebral Maturation, SMI- Skeletal 
Maturity Indicators. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xác định các giai đoạn trưởng thành xương 
là cần thiết đối với Bác sĩ CHRM đặc biệt khi cần 
tác động những điều trị bất hài hòa xương hàm 
trong giai đoạn vị thành niên. Một công cụ chẩn 
đoán xác định các giai đoạn trưởng thành xương 
là dựa vào phim X quang bàn-cổ tay(13,16,17,28). 
Phim bàn-cổ tay được xem là chuẩn vàng để xác 
định tuổi xương (giai đoạn trưởng thành xương) 
của mỗi cá thể. Tuy nhiên, một bệnh nhân điều 
trị CHRM cần chụp nhiều phim sọ nghiêng để 
chẩn đoán, theo dõi tăng trưởng và điều trị. 
Phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với 
bệnh nhân CHRM. Vì vậy, nếu có thể đưa ra 
được một phương pháp đánh giá trưởng thành 
xương trên cùng một phim sọ nghiêng thì thuận 
lợi và tránh nhiễm thêm tia X cho bệnh nhân. 
Đốt sống cổ cũng trải qua những thay đổi 
hình thái trong giai đoạn dậy thì. Trong giai 
đoạn dậy thì có năm trung tâm cốt hóa cấp II 
xuất hiện trên mỗi đốt sống cổ (một ở trên mỏm 
gai, hai ở trên hai mỏm ngang và hai ở trên bề 
mặt trên và dưới của mỗi thân đốt sống). Sự tăng 
trưởng của thân đốt sống cổ xảy ra từ lớp sụn ở 
bề mặt trên và dưới của mỗi đốt sống. Các trung 
tâm cốt hóa cấp II đều sát nhập vào với nhau khi 
sự tăng trưởng đốt sống cổ hoàn tất(23,24,25,26). Trên 
phim X quang sọ nghiêng của chỉnh hình răng 
mặt có thể quan sát được sự thay đổi hình ảnh 
đốt sống cổ trong giai đoạn này. 
Đã có nhiều nghiên cứu so sánh phương 
pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ 
trong giai đoạn dậy thì với phương pháp cổ 
điển, phương pháp đánh giá trưởng thành 
xương bàn-cổ tay. 11 giai đoạn trưởng thành 
xương bàn-cổ tay tương ứng 6 giai đoạn trưởng 
thành xương đốt sống cổ: giai đoạn khởi đầu 
(SMI 1,2=CVM I), giai đoạn tăng tốc (SMI 
3,4=CVM II), giai đoạn chuyển tiếp(SMI 5,6= 
CVM III), giai đoạn giảm tốc (SMI 7,8=CVM IV), 
trưởng thành (SMI 9,10=CVM V), giai đoạn hoàn 
tất (SMI 11=CVM VI). Hầu hết các nghiên cứu 
(Hassel và Farman(14), 1995; Garcia-Fernandez(11), 
1998; Kucukkeles, 1999; Mito, San Roman(21,29), 
2002; Gandini, Kamal, Uysal và Flores-
Mir(12,18,33,8), 2006; Soegiharto(32), Akhal(1), 2008; 
Wong(34), Stiehl(31) và Muller, 2009; Chen(7), 
Litsas(19) và Ari-Demirkaya, năm 2010) đều kết 
luận phương pháp đánh giá trưởng thành xương 
đốt sống cổ có tương quan cao và có độ tin cậy 
như phương pháp đánh giá trưởng thành xương 
bàn-cổ tay trong giai đoạn dậy thì... 
Có hai dạng phương pháp đánh giá trưởng 
thành xương đốt sống cổ: phương pháp định tính, 
so sánh hình ảnh sự thay đổi thân đốt sống cổ 
của đối tượng nghiên cứu với hình ảnh chuẩn/ 
tiêu chuẩn định tính (cong lõm bờ dưới thân đốt 
sống cổ, hình dạng thân đốt sống cổ: dạng hình 
thang, hình chữ nhật ngang, hình vuông hay 
hình chữ nhật đứng). Điển hình là phương pháp 
của Lamparski (1972), Hassel và Farman (1995), 
O’Reilly và Yanniello (1998), Franchi (2000), 
Bacetti (2005). Phương pháp định lượng: đo đạc 
kích thước, góc độ hoặc tỉ lệ các kích thước của 
thân đốt sống cổ. Điển hình là phương pháp của 
San Roman (2002), Mito (2002), Fudalej và Bollen 
(2010), Chen (2010)(2,3,4,9,10,17,22,30). 
So với bàn-cổ tay, đốt sống cổ ít có chỉ thị 
trưởng thành xương hơn và những dấu hiệu 
thay đổi hình thái khó xác định hơn. Vì vậy nếu 
so sánh với hình ảnh chuẩn hoặc những thay đổi 
hình dạng bằng phương pháp định tính sẽ mang 
tính chất chủ quan. Phương pháp định lượng 
giúp xác định khách quan hơn các giai đoạn 
trưởng thành xương trong giai đoạn tăng trưởng 
dậy thì. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 225
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định các giai đoạn trưởng thành đốt 
sống cổ (CVM) bằng phương pháp định lượng. 
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu gồm mẫu 180 cá thể 
(91 nam và 89 nữ) từ 7-18 tuổi được chọn theo 
phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ nhóm 
nghiên cứu hình thái và nhóm bệnh nhân đến 
khám và điều trị chỉnh hình răng mặt tại Khoa 
Răng Hàm Mặt trong giai đoạn từ tháng 8/2001 
đến 12/2012. Mỗi đối tượng được chụp phim X 
quang sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay tại cùng 
thời điểm. 
Mẫu được chia thành 5 nhóm (tương ứng 5 
giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ) được 
phân loại dựa theo 11 giai đoạn trưởng thành 
xương bàn-cổ tay (SMI) của Fishman: nhóm I 
(SMI 1-4) gồm 46 cá thể, nhóm II (SMI 5-6) gồm 
27, nhóm III (SMI 7-9) gồm 24, nhóm IV (SMI 8-
10) gồm 18 và nhóm V (SMI 11) gồm 65 đối 
tượng. 39 đặc điểm hình thái đốt sống cổ trong 
năm giai đoạn này được đo lường và phân tích. 
Với 39 đặc điểm hình thái đốt sống cổ được 
đo lường, phân tích (Hình 1, Bảng 1) và so sánh 
tương quan với 5 giai đoạn trưởng thành xương. 
Các giá trị được đo đạc bằng phần mềm 
AutoCAD với tỉ lệ 1: 1. 
Bảng 1: Mô tả các thông số đo đốt sống cổ trên phim 
X quang sọ nghiêng. 
STT Thông số Mô tả 
1 α2 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C2 
2 α3 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C3 
3 α4 Góc lõm phía trước bờ dưới thân C4 
4 α2’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C2 
5 α3’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C3 
6 α4’ Góc lõm phía sau bờ dưới thân C4 
7 h3 Chiều cao thân C3 
STT Thông số Mô tả 
8 w3 Chiều rộng thân C3 
9 ah3 Chiều cao phía trước thân C3 
10 ph3 Chiều cao phía sau thân C3 
11 h4 Chiều cao thân C4 
12 w4 Chiều rộng thân C4 
13 ah4 Chiều cao phía trước thân C4 
14 ph4 Chiều cao phía sau thân C4 
15 AB3 Chiều dài bờ dưới thân C3 
16 BC3 Chiều dài bờ trước thân C3 
17 CD3 Chiều dài bờ trên thân C3 
18 DA3 Chiều dài bờ sau thân C3 
19 AB4 Chiều dài bờ dưới thân C4 
20 BC4 Chiều dài bờ trước thân C4 
21 CD4 Chiều dài bờ trên thân C4 
22 DA4 Chiều dài bờ sau thân C4 
23 d1 Khoảng gian ñốt sống phía trước giữa 
C2 và C3 
24 d2 Khoảng gian ñốt sống phía sau giữa C2 
và C3 
25 d3 Khoảng gian ñốt sống phía trước giữa 
C3 và C4 
26 d4 Khoảng gian ñốt sống phía sau giữa C3 
và C4 
27 AB2 Chiều dài bờ dưới thân C2 
28 h3/w3 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C3 
29 h4/w4 Tỉ lệ chiều cao, chiều rộng thân C4 
30 ah3/ph3 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C3 
31 ah4/ph4 Tỉ lệ chiều cao trước, sau của thân C4 
32 AB3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của 
thân C3 
33 AB3/CD3 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân 
C3 
34 DA3/BC3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân 
C3 
35 DA3/AB3 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân 
C3 
36 AB4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trước của 
thân C4 
37 AB4/CD4 Tỉ lệ chiều dài bờ dưới, bờ trên của thân 
C4 
38 DA4/BC4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ trước của thân 
C3 
39 DA4/AB4 Tỉ lệ chiều dài bờ sau, bờ dưới của thân 
C4 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 226
Hình 1 A, B: Các số đo đốt sống cổ 
Phân tích thống kê 
Số liệu thu thập được được phân tích thống 
kê bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên 
bản 11.5. Phân tích thống kê mô tả (trung bình và 
độ lệch chuẩn) được tính cho tất cả các biến. 
Tính hệ số tương quan giữa các biến kỳ vọng, 
phân tích ANOVA, phân tích hồi quy đa biến và 
cộng tuyến (Co-linearity diagnostics) giữa các 
biến độc lập. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Phân tích sự tương quan giữa 39 biến, chúng 
tôi xác định có 27 biến có tương quan dương với 
CVM, 8 biến tương quan âm với CVM và 4 biến 
không có tương quan (Bảng 2). 
Bảng 2: Tương quan của 42 biến độc lập với SMI. 
Tương quan Biến ñộc lập 
Dương α2’, α3’, α4’, α2, α3, α4, h3, ah3, ph3, h4, w4, 
ah4, ph4, AB3, BC3, CD3, DA3, AB4, BC4, 
CD4, DA4, AB2, h3/w3, h4/w4, ah4/ph4, 
DA4/AB4, DA3/AB3 
Âm d1, d3, d4, AB3/BC3, DA3/BC3, AB3/CD3, 
DA4/BC4, AB4/BC4 
Không w3, d1, ah3/ph3, AB4/CD4 
Phân tích tương quan giữa 39 biến và CVM 
và hệ số tương quan R được xếp theo thứ tự 
giảm dần (Bảng 3). 
Bảng 3: Hệ số tương quan R giữa 38 biến và CVM. 
Biến số r Biến số r Biến số r 
α2 0,861 ph4 0,903 AB2 0,445 
α3 0,848 AB3 0,317 h3/w3 0,812 
α4 0,847 BC3 0,918 h4/w4 0,898 
α2’ 0,757 CD3 0,149 ah3/ph3 - 
α3’ 0,740 DA3 0,906 ah4/ph4 0,664 
α4’ 0,739 AB4 0,426 AB3/BC3 -0,898 
Biến số r Biến số r Biến số r 
h3 0,917 BC4 0,904 AB3/CD3 -0,121 
w3 - CD4 0,445 DA3/BC3 -0,749 
ah3 0,545 DA4 0,905 DA3/AB3 0,882 
ph3 0,904 d1 -0,748 AB4/BC4 -0,884 
h4 0,925 d2 - AB4/CD4 - 
w4 0,608 d4 -0,578 DA4/BC4 -0,662 
ah4 0,910 d3 -0,794 DA4/AB4 0,884 
Sử dụng phương pháp đưa vào/ rút ra bằng 
phần mềm SPSS trong phân tích hồi quy đa biến, 
chúng tôi xác định được 2 nhóm biến có tương 
quan rất ý nghĩa với CVM gồm: (1) Nhóm 1: 
ah4/ph4, AB3/BC3, h4/w4 và (2) Nhóm 2: α2, α4, 
AB3/BC3, h4/w4, ah4/ph4. Tuy nhiên, khi phân 
tích cộng tuyến giữa các biến nhóm 2, chúng tôi 
thấy không có hiện tượng cộng tuyến ở cả 2 
nhóm. Chúng tôi chọn những biến có hệ số 
tương quan cao trên 8,5 và loại bỏ nhóm biến có 
chứa biến có hệ số tương quan nhỏ dưới 8,5 là 
ah4/ph4 (r=0,664). 
Một phương trình ước lượng mức độ tương 
quan giữa các giai đoạn trưởng thành của đốt 
sống cổ và các biến độc lập như sau: 
Giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ = 
1,92 - 1,12 * AB3 / BC3 + 0,04 * α2 + 0,03*α4 + 3,17* 
h4/ w4. 
Với r = 0,957, r2 = 0,916 và r2 hiệu chỉnh = 
0,914. 
Từ phương trình trên ta có thể xác định từng 
giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ: CVM 
I < 2,547; 2,547 ≤ CVM II < 3,333; 3,333 ≤ CVM III < 
4,356; 4,356 ≤ CVM IV < 5,392; CVM V ≥ 5,392. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 227
BÀN LUẬN 
Sự thay đổi hình ảnh xương bàn cổ tay cũng 
như sự thay đổi hình thái xương đốt sống cổ 
trong giai đoạn dậy thì là những chỉ báo tăng 
trưởng trong giai đoạn này(8,12,14,18). Phương pháp 
xác định các giai đoạn trưởng thành xương trên 
phim X quang bàn-cổ tay là phương pháp kinh 
điển và là một tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán 
mức độ trưởng thành xương của cơ thể. 
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có 
mối tương quan giữa sự trưởng thành xương 
bàn tay (SMI) và đốt sống cổ (CVM) trong giai 
đoạn vị thành niên(31,32,33,34). 
Các phương pháp xác định giai đoạn trưởng 
thành xương đốt sống cổ bằng định tính trong 
giai đoạn vị thành niên đã cho thấy sự thay đổi 
hình thái thân đốt sống cổ C2, C3 và C4 từ hình 
chêm đến hình chữ nhật ngang, hình vuông và 
cuối cùng là hình chữ nhật đứng(2,3,9,11,29). Tuy 
nhiên việc xác định bằng định tính thường mang 
tính chất chủ quan và thường khó phân biệt khi 
có sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn tăng trưởng 
kế cận nhau. Từ đó cũng có các phương pháp 
định lượng ra đời giúp xác định các giai đoạn 
trưởng thành một cách khách quan hơn(7,10,20). 
Trong số 39 biến số định lượng về hình thái 
đốt sống cổ được xem là có liên quan đến quá 
trình tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì, có 27 
biến số có tương quan dương với CVM, 8 biến có 
số tương quan âm và 4 biến số không có tương 
quan (Bảng 2). Hệ số tương quan (r) tương đối 
cao, cao nhất là 0,918 và 17 biến có R > 0,812 
(Bảng 3). Các biến số w3, ah3/ph3, d2, AB4/BC4 
không có tương quan ý nghĩa với CVM. Các biến 
số chiều ngang đốt sống cổ (w3, AB3, CD3, w4, 
AB4, CD4) không tương quan hoặc ít tương 
quan với CVM trong khi các biến số chiều đứng 
đốt sống cổ (h3, BC3, DA3, h4, BC4, DA4) có 
tương quan cao với CVM. Điều này có thể cho 
thấy sự tăng trưởng đốt sống cổ theo chiều 
ngang hoàn tất ở giai đoạn sớm. Sự tăng trưởng 
đốt sống cổ xảy ra chủ yếu theo chiều đứng 
trong giai đoạn vị thành niên. Các góc giữa bờ 
dưới đốt sống cổ và mặt phẳng ngang (α2, α3, 
α4, α2’, α3’, α4’) cũng tăng dần tương quan với 
các giai đoạn trưởng thành xương. Như vậy sự 
thay đổi hình thái xương đốt sống cổ trong 
nghiên cứu này phù hợp với sự thay đổi mô học 
của xương đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì. 
Có nhiều phương trình hồi quy xác định 
giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ, tuy 
nhiên phương trình hồi quy xác định giai 
đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ có 
tương quan với hai biến số đo góc (α2, α4) và 
hai biến tỉ lệ (AB3/BC3, h4/w4) được chọn lựa, 
vì các biến về góc và tỉ lệ ít bị ảnh hưởng so 
với các biến về kích thước do hình ảnh phóng 
đại khi chụp các phim sọ nghiêng ở các máy 
chụp phim khác nhau. 
KẾT LUẬN 
Bằng phương pháp phân tích tương quan và 
phân tích hồi qui đa biến giữa các biến định 
lượng hình thái đốt sống cổ C2, C3 và C4 của 183 
đối tượng từ 7-18 tuổi, chúng tôi đã thiết lập một 
phương trình xác định các giai đoạn trưởng 
thành xương đốt sống cổ: giai đoạn CVM = 
1,92+0,04*α2+0,03*α4-1,12*AB3/CB3+3,17*h4/w4. 
Theo phương trình này, có 5 giai đoạn 
trưởng thành xương đốt sống cổ: CVM I < 2,547; 
2,547 ≤ CVM II < 3,333; 3,333 ≤ CVM III < 4,356; 
4,356 ≤ CVM IV < 5,392; CVM V ≥ 5,392. 
Phương pháp định lượng giai đoạn trưởng 
thành xương đốt sống cổ trong giai đoạn 7-18 
tuổi là một phương pháp khách quan, có độ tin 
cậy cao, có thể giúp các bác sĩ chỉnh hình răng 
mặt xác định thời điểm tối ưu trong các điều trị 
chỉnh hình răng mặt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alkhal HA (2008). Correlation between chronological age, 
cervical verterbral maturation and Fishman”s skeletal 
maturity indicators in Southern Chinese. The Angle 
Orthodontist, 78 (4): 591-696. 
2. Baccetti T (2002). An improved version of the Cervical 
verterbral maturation (CVM) method for the assessment of 
mandibular growth. The Angle Orthodontist, 72( 4): 316-323. 
3. Baccetti T (2005). The Cervical Verterbral Maturation (CVM) 
method for the assessment of optimal treatment timing in 
dentofacial orthopedics. Seminar in Orthodontics, 11: 119-129. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 228
4. Chatzigianni A (2009). Geometric morphometric evaluation of 
cervical verterbrae shape and its relationship to skeletal 
maturation. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 136(4): 481-489. 
5. Chen F (2004). A New method of predicting mandibular 
length increment on the basis of cervical verterbrae. The Angle 
Orthodontist, 74(5): 630-634. 
6. Chen L (2008). Quantitative cervical verterbral maturation 
assessment in adolescents with normal occlusion: a mixed 
longitudinal study. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 134: 
720.e1-720.e7. 
7. Chen L (2010). Quantitative skeletal cvaluation based on 
cervical verterbral maturation: a longitudinal study of 
adolescents with normal occlusion. Int J Oral Maxillofac Surg, 
39: 653-659. 
8. Flores-Mir C (2006). Correlation of skeletal maturation stages 
determined by cervical verterbrae and hand-wrist evaluations. 
The Angle Orthodontist, 76: 1-5. 
9. Franchi L (2000). Mandibular growth as related to cervical 
verterbral maturation and body height. Am J Orthod 
Dentofacial Orthop, 118(3): 335-340. 
10. Fudalej P (2010). Effectiveness of the cervical verterbral 
maturation method to predict postpeak circumpubertal 
growth of craniofacial structures. Am J Orthod Dentofacial 
Orthop, 137: 59-65. 
11. Gacia-Fernandez P (1998). The cervical verterbrae as 
maturational indicators. Journal Clinical Orthodontics, 32(4): 
221-225. 
12. Gandini P (2006). A comparison of hand-wrist bone and 
cervical verterbrae analyses in measuring skeletal maturation. 
The Angle Orthodontist, 76(6): 983-989. 
13. Greulich WW, Pyle SI (1959). Radiographic Atlas of Skeletal 
Development of Hand and Wrist, 2nd edition. Stanford 
University Press, 1-256. 
14. Hassel B, Farman AG (1995). Skeletal maturation evaluation 
using cervical vertebrae. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 
107: 58-66. 
15. Hellsing E (1991). Cervical verterbral dimensions in 8, 11 and 
15 year old children. Acta Odontol Scand, 49: 207-213. 
16. Hồ Thị Thùy Trang (2012). Đánh giá trưởng thành xương bàn-
cổ tay trên phim X quang - Ứng dụng trong chỉnh hình răng 
mặt. Chuyên đề Nghiên cứu sinh. 
17. Hồ Thị Thùy Trang (2012). Đánh giá trưởng thành xương đốt 
sống cổ trên phim sọ nghiêng - Ứng dụng trong chỉnh hình 
răng mặt. Chuyên đề Nghiên cứu sinh. 
18. Kamal M (2006). Comparative evaluation of hand-wrist 
radiographs with cervical verterbrae for skeletal maturation in 
10-12 year old children. Journal of Indian Society of 
Pedodontics and Preventive Dentistry, 24(3): 127-135. 
19. Litsas G (2010). Comparison of cervical bone age to hand-wrist 
skeletal age, relationship with chronological age. Eur J 
Paediatr Dent, 11(4): 176-180. 
20. Mitani H, Sato K (1992). Comparison of mandibular growth 
with other variables during puberty. The Angle Orthodontist, 
63(3): 217- 222. 
21. Mito T (2002). Cervical verterbrae bone age in girls. Am J 
Orthod Dentofacial Orthop, 122: 380-385. 
22. Mito T (2003). Predicting mandibular growth potential with 
cervical verterbral bone age. Am J Orthod Dentofacial 
Orthop,124: 173-177. 
23. Nguyễn Trí Dũng (2001). Phôi thai người. NXB Đại học Quốc 
gia Tp.HCM, Chương 8,12. 
24. Nguyễn Trí Dũng (2009). Mô học Đại cương. NXB Khoa học 
và Kỹ thuật, Chương 5. 
25. Ngô Trí Hùng (2006). Bài giảng Giải phẫu học. NXB Y học, 
Chương 4. 
26. Phan Chiến Thắng (2005). Mô học. NXB Y học, Chương 7,8. 
27. O’Reilly MT, Yanniello GJ (1988). Mandibular Growth 
changes and maturation of cervical verterbrae - A longitudinal 
cephalometric study. The Angle Orthodontist, April: 179-184. 
28. Proffit WR (2007). Contemporary Orthodontics, 4th edition. 
Mosby, Chapter 2, 4. 
29. San RP (2002). Skeletal maturation determined by cervical 
vertebrae development. European Journal of Orthodontics, 24: 
303-311. 
30. Sato K, Mito T, Mitani H (2001). An accurate method of 
predicting mandibular growth potential based on bone 
maturity. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 120: 286-290. 
31. Stiehl J (2009). The development of the cervical verterbrae as 
an indicator of skeletal maturity: comparison with the classic 
method of hand-wrist radiograph. Journal of Orofacial 
Orthopedics, 70: 327-325. 
32. Soegiharto BM (2008). Discrimatory ability of skeletal 
maturation index and cervical verterbrae maturation index in 
detecting peak pubertal growth in Indonesian and white 
subjects with receiver operating characteristics analysis. Am J 
Orthod Dentofacial Orthop, 134(2): 227-237. 
33. Uysal T (2006). Chronologic age and skeletal maturation of the 
cervical verterbrae and hand-wrist: Is there a relationship?. 
Am J Orthod Dentofacial Orthop, 130: 622-628. 
34. Wong RWK (2009). Use of cervical verterbral maturation to 
determine skeletal age. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 136: 
484.e1-e6. 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_giai_doan_truong_thanh_xuong_dot_song_co_bang_phuon.pdf