Xác định hàm lượng sắc tố a-xta-xan-tin trong tế bào của chủng nấm men Phaffia rhodozyma NT5 được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thuỷ sản
A-xta-xan-tin có rất nhiều chức năng sinh
học đối với sinh vật: khả năng chống oxy hóa,
chống ung thư Ngoài ra, hợp chất này còn có
vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp
nuôi trồng thuỷ sản. Nếu thiếu a-xta-xan-tin, sản
lượng và độ sống sót của cá và các động vật giáp
xác nuôi trong trang trại có thể giảm đáng kể.
Hơn nữa, đặc tính tạo màu của a-xta-xan-tin còn
làm cho thịt cá hồi và vỏ động vật giáp xác có
màu đỏ hồng. Màu đỏ hồng này là một thuộc
tính cảm quan, liên quan chặt chẽ tới chất lượng
và giá trị của sản phẩm. Cá hồi và các động vật
giáp xác không tự tổng hợp được a-xta-xan-tin
mà chúng phải lấy a-xta-xan-tin từ các nguồn
thức ăn [1].
Bạn đang xem tài liệu "Xác định hàm lượng sắc tố a-xta-xan-tin trong tế bào của chủng nấm men Phaffia rhodozyma NT5 được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định hàm lượng sắc tố a-xta-xan-tin trong tế bào của chủng nấm men Phaffia rhodozyma NT5 được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thuỷ sản
82 29(1): 82-88 Tạp chí Sinh học 3-2007 Xác định hàm l−ợng sắc tố a-xta-xan-tin trong tế bào của chủng nấm men Phaffia rhodozyma NT5 đ−ợc sử dụng làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thuỷ sản Tống Kim Thuần, Trần Thanh Thủy Viện Công nghệ sinh học A-xta-xan-tin có rất nhiều chức năng sinh học đối với sinh vật: khả năng chống oxy hóa, chống ung th− Ngoài ra, hợp chất này còn có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản. Nếu thiếu a-xta-xan-tin, sản l−ợng và độ sống sót của cá và các động vật giáp xác nuôi trong trang trại có thể giảm đáng kể. Hơn nữa, đặc tính tạo màu của a-xta-xan-tin còn làm cho thịt cá hồi và vỏ động vật giáp xác có màu đỏ hồng. Màu đỏ hồng này là một thuộc tính cảm quan, liên quan chặt chẽ tới chất l−ợng và giá trị của sản phẩm. Cá hồi và các động vật giáp xác không tự tổng hợp đ−ợc a-xta-xan-tin mà chúng phải lấy a-xta-xan-tin từ các nguồn thức ăn [1]. Hiện nay, Phaffia rhodozyma là loài nấm men duy nhất đ−ợc biết đến là có khả năng sinh chất màu a-xta-xan-tin [2]. Theo lý thuyết, loài nấm men P. rhodozyma sinh ra một số các carotenoit, trong đó a-xta-xan-tin chiếm tới 83- 87%, β-caroten 2-2,5%, echinenon 2-4% và phoenicoxanthin 5-7%. Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ a-xta-xan-tin chỉ chiếm khoảng 50-80% tổng số l−ợng carotenoit trong tế bào. A-xta- xan-tin đ−ợc tổng hợp bên trong tế bào nấm men. Vì vậy, để tách chiết a-xta-xan-tin cần phải phá vỡ tế bào, sau đó dùng các dung môi hữu cơ khác nhau để tách chiết. A-xta-xan-tin phân cực nên kém tan trong n−ớc, nh−ng dễ tan trong các dung môi hữu cơ có độ phân cực thấp hay trung bình nh−: clô-rô-phoóc, a-xê-tôn, mê-ta-nol, ê- tyl a-xê-tát, ê-ta-nol, đi-ê-tyl ê-te, he-xan, ê-te dầu mỏ Để tách chiết a-xta-xan-tin từ các mẫu sinh khối t−ơi, ng−ời ta th−ờng dùng các dung môi có khả năng trộn lẫn với n−ớc nh−: a- xê-tôn, mê-ta-nol và ê-ta-nol Các dung môi này vừa có tác dụng làm khan mẫu, vừa hòa tan a-xta-xan-tin. Dịch chiết sau đó đ−ợc chuyển sang một dung môi không trộn lẫn với n−ớc nh− he-xan hoặc ê-te dầu mỏ để loại bỏ các tạp chất tan trong n−ớc. Sau đó, cho bay hơi dung môi để cô đặc dịch chiết và xác định hàm l−ợng a-xta- xan-tin có trong mẫu [3, 4]. Hàm l−ợng a-xta- xan-tin của các chủng nấm men P. rhodozyma khác nhau là rất khác nhau; nó phụ thuộc vào chủng giống, điều kiện nuôi cấy, ph−ơng pháp tách chiết và dung môi sử dụng. Để xác định đ−ợc chính xác hàm l−ợng a-xta-xan-tin trong sinh khối của nấm men P. rhodozyma chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn các dung môi và các ph−ơng pháp tách chiết a-xta-xan-tin phù hợp với điều kiện của Việt Nam. I. Ph−ơng pháp nghiên cứu 1. Nguyên liệu Chủng nấm men P. rhodozyma NT5 đ−ợc phân lập ở Việt Nam, đang đ−ợc l−u giữ trong Bộ s−u tập chủng giống vi sinh vật của Phòng Các chất hoạt tính sinh học từ vi sinh vật, Viện Công nghệ sinh học. 2. Ph−ơng pháp a. Môi tr−ờng nuôi cấy Chủng nấm men P. rhodozyma NT5 đ−ợc nuôi cấy trên môi tr−ờng Phaffia [2, 5] cải tiến bao gồm (g/l): đ−ờng kính: 20; cao nấm men: 2; (NH4)2SO4: 2; KH2PO4: 1; MgCl2.6H2O: 0,5; CaCl2.2H2O: 0,1; n−ớc cất: 1000 ml; pH = 5 chỉnh bằng H2SO4 và NH4OH, dịch giống ban đầu là 4%. b. Nuôi cấy Nuôi cấy lắc 200 vòng/phút trong bình tam giác ở 22oC. Sau 5 ngày, ly tâm dịch nuôi cấy 5000 vòng/phút trong 10 phút. Sinh khối đ−ợc sử dụng để xác định hàm l−ợng a-xta-xan-tin. 83 c. Xác định trọng l−ợng khô Bằng ph−ơng pháp xấy ở 105oC đến trọng l−ợng không đổi. d. Tách chiết và phân tích hàm l−ợng a-xta- xan-tin - Phá vỡ tế bào: + Phá vỡ tế bào bằng cát thủy tinh: cân 0,1 g sinh khối khô hoặc 0,7 g sinh khối t−ơi + 1 g cát thủy tinh. Trộn đều và nghiền bằng cối sứ. Cứ sau mỗi 5 phút lại lấy mẫu ra soi kính và quan sát số l−ợng tế bào bị phá vỡ. + Phá vỡ tế bào bằng bi thủy tinh: cân 0,1 g sinh khối khô hoặc 0,7 g sinh khối t−ơi + 3 g bi thủy tinh có đ−ờng kính 0,2 cm. Trộn đều và lắc trên máy Vortex. Cứ sau mỗi 5 phút lại lấy mẫu ra soi d−ới kính hiển vi và quan sát số tế bào bị phá vỡ. + Phá vỡ tế bào bằng áp lực: tế bào nấm men đ−ợc phá vỡ bằng áp lực ở 30.000 psi trên máy phá tế bào. Cứ sau mỗi 5 phút lại lấy mẫu ra soi d−ới kính hiển vi và quan sát số tế bào bị phá vỡ. - Tách chiết a-xta-xan-tin: A-xta-xan-tin đ−ợc tách chiết trực tiếp từ 0,7 g sinh khối t−ơi của nấm men đv đ−ợc phá vỡ thành tế bào bằng các dung môi khác nhau: a-xê-tôn, cồn tuyệt đối, cồn 90° + n: he-xan, a-xê-tôn + ê-te dầu mỏ (PE) theo các ph−ơng pháp đv đ−ợc cấp bằng phát minh sáng chế (patent) về công nghệ sinh học (1994) [4], ph−ơng pháp của Johnson M. J. (1979) [5] và của Kelly C. E - Harmon A. W. (1972) [8]. - Xác định hàm l−ợng a-xta-xan-tin: bằng ph−ơng pháp đo độ hấp thụ A trên máy quang phổ UV-VIS (Spectrophotometer) [7,8] và hàm l−ợng a-xta-xan-tin đ−ợc tính theo công thức của Kelly-Harmon 1972 [8]. II. Kết quả và thảo luận 1. Nghiên cứu khả năng sinh tr−ởng và sinh tổng hợp a-xta-xan-tin của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 Chủng nấm men NT5 đ−ợc nuôi cấy trong bình tam giác 500 ml có chứa 100 ml môi tr−ờng, lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 22°C. Tỷ lệ tiếp giống ban đầu là 4%. Lấy mẫu để xác định khả năng sinh tr−ởng và sinh tổng hợp a-xta-xan-tin sau 0, 16, 24, 42, 72, 96 và 120 giờ nuôi cấy. Bảng 1 Khả năng sinh tr−ởng và sinh tổng hợp a-xta-xan-tin của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 Thời gian (h) Sinh khối t−ơi (g/l) Sinh khối khô (g/l) Độ hấp thụ a-xta-xan-tin (467 nm) Hàm l−ợng a-xta-xan-tin (àg/g SKK) 0 KXĐ KXĐ KXĐ KXĐ 16 26,2 6,55 KXĐ KXĐ 24 41,6 10,37 0,082 33,32 42 42,6 10,4 0,139 125,2 72 43,6 10,9 0,182 172,3 96 44,6 11,15 0,244 225,8 120 45,7 11,42 0,386 296,4 Ghi chú: tách chiết a-xta-xan-tin bằng dung môi a-xê-tôn; KXĐ. không xác định; SKK. sinh khối khô. Từ bảng 1 cho thấy sinh khối nấm men tăng mạnh từ 0 đến 24 giờ nuôi cấy, sau đó tăng chậm dần từ 42 đến 96 giờ và đạt cực đại sau 120 giờ (11,42 g/l). Hàm l−ợng a-xta-xan-tin cũng tăng theo thời gian và đạt cực đại sau 120 giờ nuôi cấy (296,4 àg/g sinh khối khô). 2. Nghiên cứu khả năng phá vỡ tế bào của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 Hiện nay, có rất nhiều ph−ơng pháp phá vỡ tế bào nh−: ph−ơng pháp cơ học, ph−ơng pháp hóa học và ph−ơng pháp xử lý bằng enzim[4]. Trong thí nghiệm này, chúng tôi trình bày kết quả phá vỡ tế bào bằng ph−ơng pháp cơ học. Cụ thể ở đây tế bào nấm men khô đ−ợc phá vỡ bằng cát thủy tinh, bi thủy tinh và kết quả đ−ợc so sánh với ph−ơng pháp phá vỡ tế bào bằng máy phá áp lực cao. Kết quả thí nghiệm đ−ợc thể hiện ở bảng 2. 84 Bảng 2 Khả năng phá vỡ tế bào khô của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 bằng ph−ơng pháp cơ học Số tế bào bị phá vỡ (%) Thời gian phá vỡ tế bào (phút) Cát thủy tinh Bi thủy tinh Máy phá áp lực 0 0 0 0 5 15 20 28 10 20 27 35 15 35 50 80 20 50 70 100 25 60 83 100 30 75 92 100 35 78 93 100 40 84 95 100 45 85 100 100 Kết quả ở bảng 2 cho thấy: phá vỡ tế bào bằng máy áp lực cao cho kết quả tốt nhất. Chỉ sau 20 phút, số l−ợng tế bào bị phá vỡ hoàn toàn đạt tới 100%. Trong khi đó, nếu phá vỡ tế bào bằng bi thủy tinh, thì kết quả này chỉ đạt đ−ợc sau 45 phút. Phá vỡ tế bào bằng cát thuỷ tinh cho kết quả thấp nhất (sau 45 phút, chỉ có 85% tế bào bị phá vỡ). Dùng ph−ơng pháp phá vỡ tế bào bằng máy phá áp lực cho kết quả cao, tốn ít thời gian hơn 2 ph−ơng pháp còn lại nh−ng chúng tôi không thể chọn ph−ơng pháp này cho các thí nghiệm tiếp sau đ−ợc vì ph−ơng pháp phá vỡ tế bào bằng áp lực thao tác khá phức tạp và không thể phá vỡ l−ợng sinh khối nấm men lớn. Do đó, trong các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi sẽ sử dụng ph−ơng pháp phá tế bào bằng bi thủy tinh. Ph−ơng pháp này tiến hành vừa đơn giản lại cho hiệu quả cũng không kém hơn so với ph−ơng pháp phá vỡ tế bào bằng máy phá áp lực. Nh−ng ph−ơng pháp phá tế bào bằng bi thủy tinh lại mất nhiều thời gian. Do đó, chúng tôi cần phải nghiên cứu để rút ngắn thời gian đó lại. Để rút ngắn thời gian phá vỡ thành tế bào và nâng cao hiệu xuất tế bào bị phá vỡ từ cùng một l−ợng sinh khối nh− nhau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng phá vỡ tế bào từ nguồn nguyên liệu sinh khối nấm men khô và sinh khối t−ơi bằng bi thuỷ tinh. Kết quả thể hiện ở bảng 3 và đ−ợc minh hoạ trên hình 1, 2. Bảng 3 Khả năng phá vỡ tế bào nấm men P. rhodozyma NT5 từ sinh khối khô và t−ơi bằng ph−ơng pháp nghiền với bi thuỷ tinh Số tế bào bị phá vỡ (%) Thời gian phá vỡ tế bào (phút) Sinh khối khô Sinh khối t−ơi 0 0 0 5 20 26 10 27 50 15 50 67 20 70 80 25 83 93 30 92 100 40 95 100 45 100 100 85 Hình 1. Tế bào P. rhodozyma NT5 tr−ớc khi bị phá vỡ bằng bi thủy tinh Hình 2. Tế bào P. rhodozyma NT5 sau 30 phút bị phá vỡ bằng bi thủy tinh Từ kết quả ở bảng 3 và các hình 1, 2 cho thấy: hiệu quả phá vỡ tế bào từ sinh khối t−ơi của nấm men tốt hơn sinh khối khô rất nhiều. Chỉ sau 30 phút, toàn bộ tế bào từ sinh khối t−ơi hầu nh− đv bị phá vỡ hoàn toàn. Trong khi đó, chỉ có 92% tế bào từ sinh khối khô bị phá vỡ. Từ các kết quả nghiên cứu này, trong các thí nghiệm sau, chúng tôi sẽ sử dụng bi thủy tinh để phá vỡ tế bào từ sinh khối t−ơi. 3. Nghiên cứu ảnh h−ởng của các dung môi tới quá trình tách chiết a-xta-xan-tin A-xta-xan-tin là một hợp chất rất dễ bị oxy hoá và bị phá huỷ ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng rất nhạy cảm với axit và bazơ. Vì vậy, để ngăn ngừa các tác nhân trên ảnh h−ởng đến a-xta-xan-tin, quá trình tách chiết phải đ−ợc thực hiện ở nhiệt độ thấp và nhất thiết phải bổ sung vào dung môi tách chiết các chất chống oxi hoá nh−: butyl hydroxytoluen (BHT), butyl hydroxyanisol (BHA). Trong thí nghiệm này, quá trình tách chiết a- xta-xan-tin đ−ợc thực hiện ở 20°C. A-xta-xan-tin đ−ợc tách chiết trực tiếp bằng các dung môi: cồn tuyệt đối, cồn 90° + n: he-xan, a-xê-tôn, a-xê-tôn + ê-te dầu mỏ (PE) nh− đv nêu trong phần ph−ơng pháp 2. Kết quả đ−ợc thể hiện trong bảng 4. Bảng 4 ảnh h−ởng của các loại dung môi tới quá trình xác định hàm l−ợng a-xta-xan-tin từ sinh khối t−ơi của nấm men P. rhodozyma NT5 Dung môi Hàm l−ợng a-xta-xan-tin (àg/g) tính theo TLT Hàm l−ợng a-xta-xan-tin (àg/g) tính theo TLK Cồn tuyệt đối 29,74 118,96 Cồn 90° + n: he-xan 72,5 290,00 A-xê-tôn 74,1 296,40 A-xê-tôn + PE 81,75 327,00 Ghi chú: TLT. trọng l−ợng t−ơi; TLK. trọng l−ợng khô. Bảng 4 cho thấy: sử dụng dung môi là a-xê- tôn + PE cho hàm l−ợng a-xta-xan-tin cao nhất, đạt 327,0 àg/g trọng l−ợng khô. Sử dụng dung môi là a-xê-tôn, cồn 90° + n: hexane để tách chiết a-xta-xan-tin cho hàm l−ợng thấp hơn (290- 296,4 àg/g). Hàm l−ợng a-xta-xan-tin trong sinh khối nấm men thấp nhất khi sử dụng dung môi tách chiết là cồn tuyệt đối (118,96 àg/g). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết vì a-xê-tôn có độ phân cực thấp hơn ê-ta-nol. Do đó, a-xê-tôn thích hợp hơn cho việc chiết các phân tử a-xta- xan-tin kém phân cực [3]. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy hàm l−ợng a-xta-xan-tin của chủng nấm 86 men P. rhodozyma NT5 cũng gần bằng với hàm l−ợng a-xta-xan-tin (303,3 àg/g) của chủng nấm men hoang dại P. rhodozyma ATCC24202 khi lên men mẻ (Pulsed fed batch fermentation) trong nghiên cứu của Danilo Gomes Moriel et al., 2005 [9] và thấp hơn hàm l−ợng a-xta-xan-tin trong sinh khối chủng vi khuẩn cổ −a mặn Halobacterium sp. BCC 12460 phân lập từ thực phẩm lên men truyền thống Thái Lan (555 àg/g) [10]. Hàm l−ợng a-xta-xan-tin ở sinh khối của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 cao hơn rất nhiều so với hàm l−ợng a-xta-xan-tin (59,4 àg/g) tách chiết đ−ợc từ phế liệu vỏ tôm t−ơi trong nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ An (2002) [6]. 4. Mô tả quy trình xác định hàm l−ợng a- xta-xan-tin từ chủng nấm men P. rhodozyma NT5 Cân chính xác 0,7 g sinh khối t−ơi cho vào ống Hatch 10 ml. Thêm 2ml a-xê-tôn (có chứa 200 mg BHT/lít), đậy kín, lắc đều trong 30 phút. Tách lấy dịch chiết a-xê-tôn. Bv còn lại đ−ợc chiết thêm 2 lần nữa với a-xê-tôn và sau đó chiết thêm 3 lần với ê-te dầu mỏ (PE). Bv chiết lúc này gần nh− không màu. Gộp tất cả dịch chiết a- xê-tôn và PE lại, cho vào ống ly tâm, thêm n−ớc cất vào, lắc đều. Sau đó ly tâm 3000 vòng/phút trong 3 phút ở 4°C. Tách lấy pha PE ở trên. Lớp a-xê-tôn ở d−ới lại tiếp tục chiết 1-2 lần nữa bằng PE cho đến khi dịch chiết ở trên không màu. Gộp tất cả dịch chiết PE lại và rửa 2 lần bằng n−ớc cất. Sau đó, dịch chiết PE đ−ợc cho vào bình sẫm màu, lắc kỹ với Na2SO4 khan để hút hết n−ớc còn lại. Thu toàn bộ dịch chiết a- xta-xan-tin đv đ−ợc hoà tan trong PE và định l−ợng đến một thể tích chính xác (D ml). - Đo độ hấp thụ (A) của dung dịch thu đ−ợc trên máy quang phổ UV-VIS với b−ớc sóng 467 nm, cuvette 1 cm (dung dịch đối chứng là ê-te dầu mỏ). - Hàm l−ợng a-xta-xan-tin tổng số trong mẫu đ−ợc tính theo công thức của Kelly- Harmon (1972) [7, 8]: GdE DAY cm .. 10.. %1 1 4 = Ghi chú: Y. àg/g a-xta-xan-tin/g trọng l−ợng t−ơi; A. độ hấp thụ của dung dịch ở 467 nm; D. thể tích pha lovng (ml); G. trọng l−ợng t−ơi của sinh khối nấm men (gram); d. bề dày cuvette (d = 1 cm); E. hệ số tắt của a-xta-xan-tin (tức độ hấp thụ của dung dịch a- xta-xan-tin 1% với cuvette 1 cm) trong dung môi PE. Hình 3. Quy trình tách chiết a-xta-xan-tin từ sinh khối nấm men P. rhodozyma NT5 Chủng nấm men Phaffia rhodozyma NT5 sau 5 ngày nuôi ở 22°C, lúc 200v/ph Thu sinh khối t−ơi Ly tâm 5000v/ph trong 5 phút Chiết xuất a-xta-xan-tin - a-xê-tôn chứa 200 mg BHT - Nhiệt độ 20°C - PE, Na2SO4 Dịch chứa a-xta-xan-tin Xác định độ hấp thụ a-xta- xan-tin bằng máy quang phổ UV-VIS 87 III. Kết luận 1. Nuôi cấy lắc chủng nấm men P. rhodozyma NT5 trong môi tr−ờng dịch thể chứa 2% đ−ờng kính, pH = 5; tỷ lệ giống ban đầu 4%, nhiệt độ 22oC cho sinh khối khô và hàm l−ợng a-xta-xan-tin trong tế bào cao nhất sau 120 giờ nuôi cấy. 2. Ph−ơng pháp cơ học phá vỡ tế bào bằng nghiền với bi thủy tinh cho kết quả cao hơn so với ph−ơng pháp nghiền với cát thuỷ tinh. Ph−ơng pháp này đơn giản, dễ áp dụng. 3. Ph−ơng pháp phá vỡ tế bào của chủng nấm men P. rhodozyma NT5 từ sinh khối t−ơi bằng bi thuỷ tinh cho hiệu xuất cao hơn từ sinh khối khô. 4. Dung môi a-xê-tôn + ê-te dầu mỏ cho hàm l−ợng a-xta-xan-tin và hiệu quả tách chiết cao nhất. 5. Đv đ−a ra qui trình tách chiết a-xta-xan- tin từ sinh khối chủng nấm men P. rhodozyma NT5 cho hiệu xuất cao. Tài liệu tham khảo 1. 2. Andrewes A. G. and Starr M. P., 1976: Phytochemistry, No. 15: 1009-1012. 3. Schiedt K. and Liaaen-Jensen S., 1995: Carotenoids, Vol I A: Isolation and Analysis., Birkhauser Verlag Basel, Switzerland, 81-108. 4. s/1994patents/05356810.html. 5. Johnson E. A. and Lewis M. J., 1979: J. Gen. Microbiol., 115: 173-183. 6. Hoàng Thị Huệ An, 2002: B−ớc đầu nghiên cứu chiết xuất astaxanthin từ phế liệu vỏ tôm. Luận văn Thạc sỹ Hóa học. 7. Meyers S. P. and Thibodeaux P., 1983: J. Aquariculture & Aquatic Sciences, Vol III, No 4, 64-70. 8. Kelly C. E. and Harmon A. W., 1972: Fish. Bull, 70: 111-113. 9. Danilo Gomes Moriel et al., 2005: ISSN 1516-8913 printed in Brazil, 48(3): 397-401. 10. Thithiwat B. May et al., 2004: J. Aquariculture & Aquatic Sciences, II 5: 45- 52. Determination of the pigment carotenoid astaxanthin content in the cells of the yeast strain Phaffia rhodozyma NT5 used as additive foods in aquaculture Tong Kim Thuan, Tran Thanh Thuy Summary Astaxanthin is the main carotenoid pigment found in aquatic animals. salmonid, sea breams and shrimps cannot synthesize astaxanthin, therefore, dietary astaxanthin is the only source of body astaxanthin. The yeast P. rhodozyma is one of the new natural astaxanthin sources of biomass product of the Phaffia yeast is used as a color additive in aquaculture feeds to increase pink color of salmonid flesh. The culture conditions, the astaxanthin content of the yeast P. rhodozyma NT5 isolated from Vietnam and the influence of astaxanthin extracting methods were studied. The results showed that: 1. The growth of the yeast strain P. rhodozyma NT5 in shaked flasks under cultural conditions (concentration of sucrose 2%, pH = 5; temperature 220C ) reached its maximum value after 120 hours (11.42 g/l). The astaxanthin pigment formation began at 24 hours (33.32 àg/g) and the yield of the astaxanthin pigment reached its highest level (285.4 àg/g) after 120 hours. The cell mass were not significantly different from day 3 to day 5. 88 2. The mechanical method of the cell wall rupture with glass balls having a diameter of 2mm showed the best results. After 30 minutes, 92% of yeast cells were ruptured compared with 75% ones by glass powders. The rupture of the fresh cell walls gave better result (100% compared with 92% of dry cells). 3. The extract of the pigment astaxanthin from fresh yeast mass with acetone + petroleum ether (PE) gave the highest effect; the astaxanthin content reached 327 àg/g dry mater. At the time, astaxanthin content extracted with acetone or ethanol reached only 296.4 àg/g and 118.96 àg/g, respectively. Ngày nhận bài: 5-10-2006
File đính kèm:
- xac_dinh_ham_luong_sac_to_a_xta_xan_tin_trong_te_bao_cua_chu.pdf