Xác lập khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam

Vấn đề kế toán ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã được đề cập trong nhiều bài viết. Bài này trình bày tóm tắt đặc điểm chuẩn mực kế toán

quốc tế cho DNNVV và quy định kế toán cho DNNVV ở một số quốc gia

tiêu biểu như Mỹ, Pháp, Romania, Trung Quốc và VN, đồng thời làm rõ

sự khác biệt trong quy định giữa các quốc gia này, từ đó rút ra những vấn

đề cần phải nghiên cứu và tiếp cận trong tiến trình hoàn thiện khung pháp

lý kế toán phù hợp với các DNNVV VN đồng thời đảm bảo sự tương thích

với thông lệ kế toán quốc tế.

pdf 7 trang yennguyen 8020
Bạn đang xem tài liệu "Xác lập khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác lập khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam

Xác lập khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và bài học cho Việt Nam
Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
51
1. Đặt vấn đề
Các quốc gia trên thế giới khác 
nhau về trình độ phát triển, môi 
trường kinh doanh, môi trường 
pháp lý, tốc độ phát triển, đặc điểm 
văn hoádo đó hệ thống kế toán 
các nước không giống nhau là 
điều tất yếu. Hệ thống kế toán các 
quốc gia khác nhau chủ yếu ở một 
số điểm như: Các tổ chức lập quy 
đảm nhận việc ban hành các quy 
định về kế toán, các nguyên tắc và 
phương pháp kế toán, mức độ chi 
tiết trong các quy định về kế toán, 
tính thống nhất và linh hoạt trong 
kế toán, vấn đề ghi nhận, đánh giá, 
trình bày và công bố các thông tin 
trên báo cáo tài chínhCác quy 
định kế toán cho các DNNVV 
cũng không ngoại lệ. Để tìm hiểu 
rõ hơn sự khác biệt này, bài viết tập 
trung làm rõ các vấn đề liên quan 
đến chuẩn mực kế toán quốc tế cho 
DNNVV (IFRS for SMEs) và quy 
định kế toán cho DNNVV ở một số 
quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Pháp, 
Romania, Trung Quốc, từ đó rút 
ra những vấn đề cần phải nghiên 
cứu và tiếp cận trong tiến trình 
hoàn thiện khung pháp lý kế toán 
cho DNNVV VN. Sở dĩ chúng tôi 
lựa chọn nghiên cứu quy định kế 
toán cho DNNVV tại các nơi này 
là vì mỗi quốc gia được lựa chọn 
mang tính đại diện cao, có thể tiếp 
cận để học hỏi được nhiều vấn đề.
Mỹ là quốc gia có sức mạnh kinh 
tế, tiềm lực chính trị và có sức ảnh 
hưởng lớn trong lĩnh vực kế toán, 
quốc gia này đại diện cho trường 
phái kế toán Anglo-Saxon. Trong 
khi đó, Pháp là quốc gia lớn ở châu 
Âu và là nước đại diện cho trường 
phái kế toán châu Âu lục địa, mà 
VN lại là nước chịu ảnh hưởng rất 
lớn từ nền kế toán này do các đặc 
điểm về lịch sử, văn hóa. Nếu như 
hai quốc gia trên là các nước lớn, hệ 
thống kế toán đã phát triển ở mức 
cao thì Romania là nước đi lên từ 
chủ nghĩa xã hội, chịu ảnh hưởng 
của kế toán Pháp nói riêng và mang 
các đặc điểm của trường phái châu 
Âu lục địa nói chung tương tự như 
VN. Có thể nói, xuất phát điểm của 
hệ thống kế toán Romania có nét 
tương đồng với VN. Tuy nhiên chỉ 
trong một khoảng thời gian không 
dài, kế toán Romania đã có những 
bước phát triển đáng kể theo xu 
hướng hội nhập toàn diện với kế 
toán quốc tế. Lịch sử phát triển hệ 
thống kế toán Romania cũng trãi 
qua nhiều giai đoạn, trong đó có 
những cuộc bứt phá chúng ta cần 
xem xét để học hỏi kinh nghiệm, 
đặc biệt là vấn đề ban hành và vận 
dụng các văn bản pháp lý trong 
công tác kế toán của doanh nghiệp, 
nhất là đối với DNNVV. Bên cạnh 
đó còn có nước láng giềng Trung 
Xác lập khung pháp lý kế toán 
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Kinh nghiệm nước ngoài 
và bài học cho Việt Nam
ThS. TRầN Thị ThaNh hải
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Vấn đề kế toán ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã được đề cập trong nhiều bài viết. Bài này trình bày tóm tắt đặc điểm chuẩn mực kế toán 
quốc tế cho DNNVV và quy định kế toán cho DNNVV ở một số quốc gia 
tiêu biểu như Mỹ, Pháp, Romania, Trung Quốc và VN, đồng thời làm rõ 
sự khác biệt trong quy định giữa các quốc gia này, từ đó rút ra những vấn 
đề cần phải nghiên cứu và tiếp cận trong tiến trình hoàn thiện khung pháp 
lý kế toán phù hợp với các DNNVV VN đồng thời đảm bảo sự tương thích 
với thông lệ kế toán quốc tế.
Từ khóa: Kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
52
Quốc, quốc gia có hệ thống kế toán 
với nhiều điểm tương đồng như 
VN nên nghiên cứu các văn bản 
pháp lý chi phối công tác kế toán 
DNNVV Trung Quốc để từ đó rút 
ra bài học kinh nghiệm cho VN là 
cần thiết.
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho 
DNNVV (IFRS for SMEs)
IFRS for SMEs do Hội đồng 
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) 
soạn thảo và ban hành chính thức 
vào năm 2009. Chuẩn mực này 
gồm 230 trang, được tổ chức theo 
từng chủ đề (topic), mỗi chủ đề 
này được trình bày tách biệt thành 
một phần riêng (section) và có 
tổng cộng 35 phần như thế. Về nội 
dung, cơ bản IFRS for SMEs được 
soạn thảo trên cơ sở bộ chuẩn mực 
kế toán quốc tế (IAS/ IFRS), tuy 
nhiên có sự rút gọn, giảm bớt hoặc 
đơn giản hóa các quy định để phù 
hợp với đặc điểm hoạt động của 
DNNVV, đồng thời giúp cân đối 
lợi ích – chi phí. Một số cách thức 
đơn giản hóa quy định của IAS/ 
IFRS khi soạn thảo IFRS for SMEs 
được Ủy ban soạn thảo chuẩn mực 
giới thiệu như: Lược bỏ những nội 
dung phức tạp không liên quan 
đến hoạt động của DNNVV, giảm 
sự lựa chọn về chính sách kế toán, 
đơn giản hóa một số nguyên tắc 
ghi nhận và đánh giá, đơn giản hóa 
yêu cầu trình bày và công bố thông 
tin, đơn giản hóa ngôn ngữ và cách 
thức diễn đạt. 
2. Kinh nghiệm ở một số quốc 
gia
2.1. Đặc điểm văn bản pháp lý về 
kế toán áp dụng cho DNNVV ở 
Mỹ
Hệ thống kế toán của Mỹ cũng 
như các quốc gia thuộc trường phái 
Anglo - Saxon nói chung mang tính 
linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp rất 
cao, trong đó chuẩn mực kế toán có 
vai trò xương sống trong hệ thống 
kế toán, chi phối toàn bộ hoạt động 
kế toán tại quốc gia này. Các chuẩn 
mực kế toán này do Ủy ban chuẩn 
mực kế toán tài chính (FASB) soạn 
thảo và ban hành. Đây là tổ chức 
chịu trách nhiệm ban hành các 
chuẩn mực nghề nghiệp kế toán và 
kiểm toán cũng như các nguyên tắc 
kế toán được chấp nhận rộng rãi. 
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán 
Mỹ (SEC) cũng có ảnh hưởng đến 
việc thiết lập các chuẩn mực kế 
toán trong việc đáp ứng nhu cầu sử 
dụng thông tin của các nhà đầu tư 
và việc trình bày báo cáo tài chính. 
Do ở Mỹ, thị trường chứng khoán 
là nơi cung cấp tài chính chủ yếu 
cho các doanh nghiệp, khi đó người 
sử dụng thông tin kế toán chủ yếu 
là nhà đầu tư. Vì vậy yêu cầu của 
các đối tượng này về chất lượng 
thông tin kế toán cung cấp cần phải 
đảm bảo tính trung thực hợp lý ở 
mức cao nhất. Cuộc khủng hoảng 
kinh tế thế giới năm 1929 đã làm 
cho kế toán Mỹ chuyển hướng, các 
nhà đầu tư yêu cầu doanh nghiệp 
phải công bố thông tin kế toán chi 
tiết hơn và cần phải có sự can thiệp 
phần nào của nhà nước trong việc 
kiểm tra tính tuân thủ quy định. 
Tuy nhiên sự can thiệp của nhà 
nước ở đây chỉ dừng lại ở mức độ 
thúc đẩy các doanh nghiệp quan 
tâm hơn tới tính trung thực, khách 
quan của báo cáo tài chính công bố 
cũng như việc tuân thủ các chuẩn 
mực kế toán.
Tháng 5 năm 2012, Ủy ban 
chuẩn mực kế toán Mỹ (FASB) 
thành lập Hội đồng công ty tư nhân 
(Private Company Council – PCC) 
(Ở Mỹ, công ty tư nhân thường là 
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 
không phải là công ty đại chúng). 
PCC là một bộ phận trực thuộc 
FASB, hợp tác cùng FASB và tư 
vấn cho tổ chức này trong quá trình 
soạn thảo các chuẩn mực kế toán 
cho công ty tư nhân. Trước hết 
PCC sẽ xem xét lại tính phù hợp 
trong các quy định kế toán của Mỹ 
(US GAAP) đối với các công ty tư 
nhân để từ đó đề xuất những thay 
đổi cần thiết nhằm mục đích cuối 
cùng là mang lại thông tin đáp ứng 
nhu cầu người sử dụng báo cáo tài 
chính. Theo kế hoạch, FASB sẽ 
nghiên cứu để ban hành chuẩn mực 
kế toán cho các công ty tư nhân 
trên cơ sở IFRS for SMEs của quốc 
tế. Về cơ bản, quan điểm của Mỹ 
theo hướng hòa hợp và hội tụ với 
kế toán quốc tế nhưng FASB muốn 
đưa ra bộ chuẩn mực riêng để phù 
hợp hơn với đặc điểm DNNVV ở 
quốc gia này. Tuy nhiên, cho tới 
nay (tháng 11/2013), PCC mới chỉ 
cho ra đời một số bản thảo luận, 
một số hướng dẫn cho các công ty 
không phải là công ty đại chúng về 
các vấn đề như: việc áp dụng giá 
trị hợp lý, kế toán trường hợp hoán 
đổi lãi suất, kế toán lợi thế thương 
mại trong hợp nhất kinh doanh đối 
với công ty tư nhân,
2.2. Đặc điểm văn bản pháp lý kế 
toán cho DNNVV ở Pháp
Pháp là quốc gia điển hình cho 
trường phái kế toán châu Âu lục 
địa. Hệ thống kế toán của các quốc 
gia thuộc nhóm châu Âu lục địa nói 
chung và Pháp nói riêng mang tính 
thống nhất cao, với sự quy định 
chặt chẽ của Nhà nước và dựa trên 
luật định là chủ yếu. 
Ở Pháp, Ủy ban quy định kế 
toán (CRC) là cơ quan trực thuộc 
Hội đồng kế toán quốc gia (CNC) 
nắm quyền ban hành các quy 
định kế toán, sắc lệnh về kế toán 
và được chính phủ cho phép thực 
hiện cải cách những vấn đề về kế 
toán khi cần thiết. Sau đó, Ủy ban 
chuẩn mực kế toán Pháp (ANC) 
Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
53
được thành lập năm 2009, thay 
thế cho CNC và CRC và tổ chức 
này đảm nhiệm chức năng tương 
tự. Các quy định về kế toán của 
Pháp không được ban hành dưới 
dạng các chuẩn mực theo kiểu Mỹ 
và các quốc gia Anglo - Saxon mà 
dưới hình thức một hệ thống kế 
toán thống nhất bao gồm các tài 
khoản kế toán thống nhất, thường 
được gọi là tổng hoạch đồ kế toán 
(PCG). Nội dung PCG này đưa 
ra các định nghĩa, nguyên tắc kế 
toán, hệ thống tài khoản, quy định 
cách thức hạch toán, mẫu biểu và 
cách thức lập BCTC cũng như các 
hướng dẫn về kế toán quản trị. Sau 
khi Cộng đồng châu Âu yêu cầu 
các doanh nghiệp tham gia trên thị 
trường chứng khoán châu Âu áp 
dụng chuẩn mực kế toán quốc tế từ 
năm 2005, thì tại Pháp, tổng hoạch 
đồ kế toán (PCG) áp dụng cho 
BCTC riêng, còn Quy định CRC 
99-02 áp dụng cho BCTC hợp nhất 
đối với các doanh nghiệp không 
phải là công ty đại chúng và chuẩn 
mực báo cáo tài chính quốc tế được 
áp dụng cho các doanh nghiệp là 
công ty đại chúng (Thịnh, 2013 
trích từ Degos & Ouvrad, 2008).
Khi phân loại các doanh nghiệp 
nhỏ ở Pháp, người ta thường chia 
làm ba loại chủ yếu là doanh nghiệp 
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ không 
niêm yết và doanh nghiệp nhỏ có 
niêm yết. Theo quy định của Ủy 
ban châu Âu, việc áp dụng IFRS là 
bắt buộc đối với báo cáo tài chính 
các công ty niêm yết, điều này 
tạo ra gánh nặng lớn đối với các 
doanh nghiệp nhỏ niêm yết. Đối 
với các DNNVV nói chung, ANC 
luôn nỗ lực để đảm bảo các doanh 
nghiệp này được lợi từ những quy 
định kế toán đơn giản, ổn định và 
thích hợp. Các quy định được cải 
thiện theo hướng đơn giản hóa và 
hiện đại hóa các quy định kế toán 
cho doanh nghiệp nói chung, có 
điều chỉnh giảm yêu cầu pháp lý 
về vấn đế công bố thông tin (trích 
từ kế hoạch của ANC năm 2011 – 
2012). Theo đó ANC đã đưa ra bản 
dự thảo quy định đối với các doanh 
nghiệp nhỏ có niêm yết, trong đó 
đưa ra mẫu biểu BCTC cụ thể cũng 
như các quy định kế toán đối với 
các doanh nghiệp này, giảm yêu 
cầu công bố thông tin và giảm bớt 
yêu cầu tuân thủ một số chuẩn mực 
kế toán quốc tế (IAS1.38, IAS 1. 
10, IAS 8.30, IFRS 5. 34, IAS 33. 
67,)
Năm 2010, sau khi IFRS for 
SMEs được IASB chính thức ban 
hành, CNC đã tiến hành khảo sát 
10.000 DNNVV ở Pháp, trong đó 
chủ yếu là các công ty gia đình, các 
doanh nghiệp nhỏ dưới 50 lao động 
về mong đợi và nhu cầu của các 
doanh nghiệp này đối với việc áp 
dụng IFRS for SMEs. Ý kiến phản 
hồi từ cuộc khảo sát cho thấy việc 
áp dụng IFRS for SMEs là thích 
hợp với nhu cầu của các đối tượng 
bên trong lẫn bên ngoài doanh 
nghiệp, tuy nhiên sẽ tốn kém và 
phức tạp hơn. Hầu như tất cả các 
công ty được khảo sát đều hài lòng 
với việc áp dụng các quy định của 
Pháp hơn là IFRS for SMEs. Mặc 
dù vậy, theo bản kế hoạch chiến 
lược năm 2011 – 2012 của ANC 
thì tổ chức này cũng sẽ xem xét 
nội dung IFRS for SMEs và có thể 
chỉnh sửa một số nội dung phù hợp 
với đặc thù các DNNVV ở Pháp 
tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng 
tôi thì cho đến nay chưa có kết quả 
nào được công bố.
2.3. Đặc điểm văn bản pháp lý kế 
toán cho DNNVV ở Romania
Romania là quốc gia có xuất 
phát điểm từ chủ nghĩa xã hội, hệ 
thống kế toán chịu ảnh hưởng của 
kế toán Pháp nói riêng và trường 
phái châu Âu lục địa nói chung. Ở 
quốc gia này, Bộ Tài chính công 
(the Ministry of Public Finance) là 
cơ quan chịu trách nhiệm ban hành 
các văn bản pháp lý chi phối công 
tác kế toán doanh nghiệp. Trải qua 
nhiều giai đoạn phát triển, mặc dù 
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, 
Romania được xem là nước tiêu 
biểu cho xu hướng hội tụ IFRS. 
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã 
hội năm 1989, cuộc cách mạng kế 
toán ở Romania có thể chia làm 3 
giai đoạn: giai đoạn 1990-1998 là 
giai đoạn thiết lập hệ thống kế toán 
phù hợp với nền kinh tế thị trường; 
tiếp đó là giai đoạn từ 1999 – 2005: 
giai đoạn hội tụ với kế toán châu 
Âu và chuẩn mực kế toán quốc tế; 
từ 2006 đến nay: giai đoạn tuân 
thủ hướng dẫn kế toán châu Âu và 
chuẩn mực quốc tế (Stefan Bunea, 
2012). Cuộc cải tổ hệ thống kế 
toán Romania lần thứ nhất (1990-
1998) chịu ảnh hưởng của Pháp. 
Vì thế, các nguyên tắc kế toán, sơ 
đồ tài khoản và mẫu biểu báo cáo 
tài chính chịu ảnh hưởng từ hệ 
thống kế toán Pháp, do vậy trong 
giai đoạn này kế toán Romania có 
các đặc điểm như sử dụng giá gốc, 
tồn tại mối quan hệ rất gần gũi giữa 
quy định của kế toán và thuế, bảo 
thủ, bảo vệ chủ nợ và thông tin kế 
toán thiếu minh bạch. Giai đoạn 
thứ 2 của cuộc cải tổ (1999-2005) 
nhằm vào việc áp dụng chuẩn mực 
kế toán quốc tế cho các doanh 
nghiệp lớn trong khi các DNNVV 
áp dụng quy định trên cơ sở chỉ thị 
số bốn của Ủy ban châu Âu (The 
Fourth European Directive), đây 
là quy định chịu ảnh hưởng của 
trường phái Anglo-Saxon ở một 
mức độ nhất định. Sở dĩ có sự lựa 
chọn này là do Romania muốn tạo 
ra môi trường đầu tư thuận lợi, 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
54
chứng tỏ quốc gia này nơi có quy 
định pháp lý rõ ràng đảm bảo cho 
hoạt động kinh doanh. Romania 
đưa ra các nguyên tắc hết sức linh 
hoạt, các khái niệm và chính sách 
kế toán lấy từ chuẩn mực quốc tế. 
Tuy nhiên thực tế vận dụng cho 
thấy, ở giai đoạn này mục tiêu đặt 
ra mới chỉ đạt được phần nào, giá 
gốc tiếp tục được sử dụng, mối 
quan hệ giữa thuế và kế toán vẫn 
tiếp tục duy trì, việc sử dụng các 
xét đoán nghề nghiệp còn hạn chế, 
chất lượng thông tin kế toán và tính 
minh bạch của thông tin còn thấp. 
Giai đoạn thứ 3 của cuộc cải cách 
kế toán bắt đầu từ năm 2005 với sự 
ra đời của OMFP 1752/2005 (thay 
thế cho OMFP 94/2001). Theo văn 
bản này thì các chuẩn mực kế toán 
quốc tế bắt buộc áp dụng đối với 
các doanh nghiệp vừa và lớn của 
Romania, đối với các doanh nghiệp 
nhỏ thì được đơn giản hóa các quy 
định. Cụ thể, văn bản này quy định 
khác nhau về nguyên tắc áp dụng 
và yêu cầu công bố thông tin giữa 
hai nhóm doanh nghiệp: Nhóm thứ 
nhất bao gồm các DN thỏa mãn 
2 trong 3 đặc điểm: 50 lao động, 
doanh số 3.650.000 EUR và tổng 
tài sản 7.300.000 EUR. Các doanh 
nghiệp này được xem là có quy mô 
vừa và lớn nên phải công bố bảng 
cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh 
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, 
báo cáo về sự thay đổi của vốn chủ 
sở hữu và bản thuyết minh BCTC, 
đồng thời các BCTC này yêu cầu 
phải được kiểm toán. Nhóm còn lại 
gồm các DN không thỏa đặc điểm 
trên được xem là DN nhỏ và siêu 
nhỏ chỉ cần trình bày bảng cân đối 
kế toán dạng giản đơn, báo cáo kết 
quả kinh doanh và bản thuyết minh 
BCTC (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 
không bắt buộc).
Nội dung OMEP quy định chủ 
yếu dựa theo tinh thần của chuẩn 
mực quốc tế tuy nhiên khi đưa 
vào áp dụng nảy sinh một số vấn 
đề mâu thuẫn liên quan đến nhu 
cầu thông tin của người sử dụng, 
thói ... ính có 2 cơ quan giúp việc 
là Vụ Chế độ kế toán (Accounting 
Regulatory Department - ARD) và 
Cục thanh tra giám sát (Supervision 
Department). Trong đó ARD là 
đơn vị chịu trách nhiệm soạn thảo, 
hướng dẫn áp dụng và giám sát thực 
hiện chuẩn mực kế toán và chế độ 
kế toán cho tất cả các ngành, lĩnh 
vực như doanh nghiệp, hành chính 
sự nghiệp, chứng khoán, ngân 
hàng, bảo hiểm... Còn Cục thanh 
tra giám sát việc tuân thủ các chuẩn 
mực kế toán, kiểm toán đặt văn 
phòng ở tất cả các tỉnh, thành phố. 
Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
55
Như vậy có thể thấy cũng giống 
như Pháp và một số quốc gia khác, 
tổ chức nghề nghiệp ở Trung Quốc 
không phát triển mạnh mẽ, vai trò 
của tổ chức này còn khá hạn chế 
mà Nhà nước giữ vai trò then chốt 
trong việc định hướng phát triển 
nghề nghiệp, quản lý, ban hành các 
quy định, chính sách, chuẩn mực. 
Hành lang pháp lý về kế toán ở 
Trung Quốc bao gồm Luật Kế toán, 
chuẩn mực kế toán và hệ thống kế 
toán doanh nghiệp. Quốc gia này 
sử dụng song song hai hệ thống: Hệ 
thống chuẩn mực kế toán (CAS) và 
hệ thống kế toán doanh nghiệp. Sự 
phối hợp này cho phép Trung Quốc 
vừa hội nhập vừa kiểm soát được 
kế toán tại doanh nghiệp. Theo 
Xiao et al (2004), việc tồn tại song 
song hai hệ thống là cần thiết vì 
hệ thống kế toán doanh nghiệp đã 
gắn với người kế toán Trung Quốc 
từ rất lâu nên việc từ bỏ chúng và 
thay đổi bằng một hệ thống chuẩn 
mực theo kiểu chuẩn mực báo cáo 
tài chính quốc tế sẽ khó thực hiện. 
(Thịnh, 2013). Về bước đi, Trung 
Quốc thay đổi tùy theo khả năng và 
yêu cầu của mỗi giai đoạn. Từ năm 
1993, với sự tài trợ của Ngân hàng 
Thế giới, Trung Quốc bắt đầu soạn 
thảo và ban hành các chuẩn mực 
kế toán Trung Quốc (CAS). Năm 
1998, hệ thống kế toán dành cho 
các công ty niêm yết ra đời đáp ứng 
sự phát triển của thị trường chứng 
khoán và các giao dịch đặc thù của 
loại hình doanh nghiệp này. Năm 
2001, Trung Quốc ban hành hệ 
thống kế toán doanh nghiệp mới, 
trước mắt áp dụng cho các công ty 
niêm yết, các doanh nghiệp khác 
được khuyến khích sử dụng. Năm 
2006, Trung Quốc công bố toàn bộ 
hệ thống chuẩn mực kế toán, gồm 
một chuẩn mực chung và 38 chuẩn 
mực cụ thể, áp dụng cho các công 
ty niêm yết từ ngày 01/01/2007, 
cho các doanh nghiệp nhà nước 
kiểm soát từ năm 2008 và các 
doanh nghiệp quy mô vừa và lớn 
khác từ năm 2009. Các chuẩn mực 
kế toán của quốc gia này được phát 
triển độc lập nhưng dựa trên cơ sở 
chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS/ 
IAS), bao gồm hầu hết các vấn 
đề của chuẩn mực quốc tế dù vẫn 
có những khác biệt nhất định, tuy 
nhiên nội dung của chuẩn mực có 
thể cung cấp thêm các đoạn tư liệu 
giải thích bổ sung
Số lượng các DNNVV Trung 
Quốc hết sức đông đảo và không 
ngừng gia tăng. Tuy góp phần 
quan trọng trong nền kinh tế Trung 
Quốc nhưng khung pháp lý về kế 
toán cho các doanh nghiệp này 
lại không được chuẩn bị kỹ lưỡng 
như các doanh nghiệp lớn. Theo 
quy định hiện nay, các công ty 
niêm yết áp dụng theo chuẩn mực 
kế toán Trung Quốc trong khi các 
DNNVV, các công ty không niêm 
yết vẫn áp dụng hệ thống kế toán 
doanh nghiệp, nền tảng là hệ thống 
tài khoản và báo cáo tài chính được 
quy định thống nhất. Như vậy, 
quy định kế toán đối với DNNVV 
không có sự khác biệt đáng kể so 
với các doanh nghiệp lớn, chỉ giảm 
bớt một số yêu cầu theo hướng đơn 
giản hóa (như không bắt buộc lập 
báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Từ khi 
Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc 
tế ban hành IFRS for SMEs năm 
2009, Trung Quốc cũng tuyên bố 
sẽ dựa trên đó để ban hành riêng 
một bộ chuẩn mực tương tự phù 
hợp với DNNVV tại quốc gia này, 
tuy nhiên cho tới nay theo tìm hiểu 
của tác giả, vẫn chưa có bản dự 
thảo nào được đưa ra.
3. Bài học kinh nghiệm cho VN
3.1. Đặc điểm văn bản pháp lý kế 
toán cho DNNVV VN hiện nay
Do đặc điểm lịch sử nên hệ 
thống kế toán VN chịu ảnh hưởng 
của trường phái châu Âu lục địa 
nói chung và kế toán Pháp nói 
riêng. Ở VN, cơ quan nhà nước, cụ 
thể là Bộ Tài chính là tổ chức lập 
quy, chịu trách nhiệm ban hành các 
văn bản pháp lý về kế toán. Khung 
pháp lý điều tiết hoạt động kế toán 
DNNVV hiện nay bao gồm nhiều 
cấp văn bản: Luật Kế toán và Nghị 
định hướng dẫn thi hành luật; Hệ 
thống chuẩn mực kế toán và các 
thông tư hướng dẫn chuẩn mực; 
cùng với Chế độ kế toán hướng 
dẫn thực hành công tác kế toán.
Xét một cách tổng quát thì các 
quy định pháp lý về kế toán cho 
DNNVV VN hiện nay có một số 
điểm tương đồng so với các nước 
trên thế giới xuất phát từ mục tiêu 
cung cấp thông tin hữu ích và xu 
hướng hội tụ kế toán quốc tế. Mặc 
dù chưa có bộ chuẩn mực kế toán 
riêng cho DNNVV nhưng VN 
cũng đã xem xét giới hạn phạm vi 
áp dụng bộ chuẩn mực hiện tại cho 
DNNVV. Đồng thời VN cũng có 
chế độ kế toán riêng áp dụng cho 
các doanh nghiệp này theo Quyết 
định 48/2006/QĐ-BTC. Khung 
pháp lý điều tiết hoạt động kế toán 
ở các doanh nghiệp này được thiết 
kế theo hướng dựa trên khung 
pháp lý kế toán cho doanh nghiệp 
nói chung, có giảm bớt các nguyên 
tắc cần tuân thủ, giảm bớt yêu cầu 
trình bày thông tin, cắt bỏ những 
quy định về những vấn đề không 
liên quan hoặc hiếm khi xảy ra ở 
DNNVV, tuy nhiên việc thu hẹp 
và rút gọn này còn mang nặng yếu 
tố cảm tính, chưa được nghiên cứu 
một cách bài bản, khoa học.
3.2. Bài học rút ra từ việc xem xét 
đặc điểm khung pháp lý kế toán 
cho DNNVV ở một số quốc gia.
Những năm gần đây, toàn cầu 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
56
hóa hoạt động kinh tế và sự phát 
triển nhanh chóng của thị trường 
vốn làm nảy sinh nhu cầu về bộ 
chuẩn mực báo cáo tài chính được 
chấp nhận toàn cầu (F.F. Hussain, 
2012). Chuẩn mực kế toán quốc tế 
cho DNNVV (IFRS for SMEs) ra 
đời để đáp ứng nhu cầu cấp thiết 
đó và hiện đã có hơn 80 quốc gia 
đưa vào áp dụng hoặc thông báo 
kế hoạch áp dụng. (IASB cập 
nhật đến tháng 7/2013). Một số 
nước Đông Nam Á như Malaysia, 
Myanmar, Philippines, Singapore, 
Campuchia cũng nằm trong số này. 
Có thể thấy quy định về kế toán cho 
DNNVV giữa các quốc gia cũng 
như trong chuẩn mực kế toán quốc 
tế có một số điểm khác biệt do bị 
chi phối bởi đặc điểm môi trường 
kế toán như văn hóa, chính trị, hệ 
thống luật pháp, Đối với Pháp, 
quốc gia này tách biệt rõ quy định 
đối với doanh nghiệp niêm yết, dù 
là doanh nghiệp nhỏ cũng phải áp 
dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 
(IFRS), các DNNVV không niêm 
yết thì quy định kế toán đơn giản 
hơn, giảm bớt yêu cầu về trình bày 
và công bố thông tin. Xu hướng 
trong tương lai, Pháp có kế hoạch 
ban hành quy định riêng cho các 
DNNVV trên cơ sở IFRS for SMEs 
nhưng có chỉnh sửa nội dung phù 
hợp với đặc thù của DNNVV tại 
quốc gia này. Trong khi đó, Ủy ban 
chuẩn mực kế toán Mỹ cũng đang 
nỗ lực thực hiện dự án ban hành 
chuẩn mực kế toán riêng cho các 
công ty tư nhân trên cơ sở IFRS 
for SMEs nhưng cho đến nay cũng 
chỉ mới đưa ra một số bản thảo 
luận, hướng dẫn một số vấn đề liên 
quan cho các công ty không niêm 
yết. Romania và Trung Quốc tình 
hình cũng tương tự. Nhìn chung 
các nước này đều chung quan điểm 
ban hành quy định riêng cho các 
DNNVV theo hướng đơn giản hóa 
so với quy định kế toán cho các 
doanh nghiệp nói chung áp dụng 
lý thuyết về việc điều chỉnh báo 
cáo tài chính theo quy mô doanh 
nghiệp dựa trên sự cân nhắc về nhu 
cầu thông tin kế toán của các đối 
tượng sử dụng và mối quan hệ lợi 
ích - chi phí. 
Rõ ràng, chuẩn mực quốc tế cho 
DNNVV giúp cải thiện khả năng so 
sánh, tính minh bạch và chất lượng 
báo cáo tài chính. (Jermakowicz, 
2004; Veneziani & Teodori, 2008, 
theo Albu et al, 2010). Tuy nhiên, 
điều đó không có nghĩa là chúng ta 
nên áp dụng nguyên bản bộ chuẩn 
mực này vào cho DNNVV VN vì 
sẽ dẫn tới những khó khăn và thách 
thức nhất định. Những vấn đề khó 
khăn được Albu và các cộng sự chỉ 
ra như: bản chất phức tạp của các 
chuẩn mực, thiếu hướng dẫn, thiếu 
liên kết giữa báo cáo tài chính và 
các luật thuế, cách hiểu không thống 
nhất, sự thay đổi thường xuyên của 
IFRS, thiếu kiến thức về IFRS, 
cần thay đổi tư duy của người làm 
công tác tài chính (Jermakowicz 
& Gornik-Tomaszewski, 2006; 
Larson & Street, 2004; Albu et 
al, 2010); ngoài ra chuẩn mực 
này được xây dựng theo hướng 
đưa ra các nguyên tắc (Principles-
Based) hơn là đi sâu vào các quy 
định cụ thể (Rules-Based) nên khó 
đưa vào áp dụng trong điều kiện 
VN. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận 
thấy hiện nay có hai xu hướng: 
hướng thứ nhất, một số quốc gia 
(Brazil, Nam Phi, Hồng Kông, 
Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Malaysia, 
Philippines,...) đưa nguyên bản 
IFRS for SMEs vào áp dụng cho 
DNNVV tại quốc gia mình (Hana 
Bohusova, 2011); Hướng thứ hai 
được nhiều quốc gia (như Mỹ, 
Pháp, Trung Quốc,..) lựa chọn đó 
là dựa trên chuẩn mực kế toán quốc 
tế để xây dựng riêng bộ chuẩn mực 
phù hợp với đặc điểm các DNNVV 
tại nước mình. VN không thể tách 
mình ra khỏi các xu thế đó. 
Trong điều kiện các DNNVV 
VN, cũng giống như đã làm đối với 
các doanh nghiệp lớn, hướng khả 
thi nhất đối với VN là nên chọn con 
đường thứ hai trong hai xu thế nói 
trên bởi vì hội tụ với kế toán quốc tế 
mang lại lợi ích cho các nước đang 
phát triển, nó đưa đến cho các nước 
này hệ thống các chuẩn mực được 
soạn thảo kỹ lưỡng cũng như nền 
tảng kế toán và các nguyên tắc kế 
toán có chất lượng cao nhất (Wolk, 
Francis & Tearney,1989; Zeghal & 
Mhedhbi, 2006), mặt khác các quy 
định này được thiết kế, chỉnh sửa 
lại sẽ phù hợp hơn trong điều kiện 
VN.
4. Kết luận
Nói tóm lại, tạo ra sự tương 
thích trong sự phù hợp với môi 
trường pháp lý, môi trường kinh 
doanh, môi trường văn hóa luôn là 
vấn đề có tính nguyên tắc khi xây 
dựng hệ thống văn bản pháp lý kế 
toán áp dụng cho doanh nghiệp nói 
chung và áp dụng cho DNNVV 
nói riêng. Việc nghiên cứu và học 
tập kinh nghiệm để có cơ sở khoa 
học khi nghiên cứu và soạn thảo 
hành lang pháp lý kế toán cho 
DNNVV phù hợp với đặc thù của 
nền kinh tế VN chứ không phải là 
sao chép và sử dụng một cách máy 
móc nhằm giúp hoạt động kế toán 
tại các doanh nghiệp này được thực 
hiện trong khuôn khổ pháp lý hoàn 
chỉnhl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán 
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo 
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 
14/09/2006, Bộ Tài chính, Hà Nội.
Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
57
Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh 
nghiệp, theo Quyết định số 15/2006/
QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Bộ tài chính, 
Hà Nội.
Cătălin Nicolae Albu and Nadia Albu, 
Szilveszter Fekete (2010), “The 
context of the possible IFRS for SMEs 
implementation in Romania, An 
exprolatory Study”, Accounting And 
Management Information Systems, vol 
9, No.1: 45-71.
Daniel Zeghal, Karim Mhedhbi (2006), 
“An analysis of the factors affecting 
the adoption of international accounting 
standards by developing countries”, The 
International Journal of Accounting No. 
41 (2006): 373-386.
Hongxia Liu & Ali Salman Saleh (2009), 
“The development of a financial index 
to examine the financial performance of 
SMEs in China”, Asia Pacific Journal 
of Economics & Business, Vol.13 No.1, 
June 2009: 57-62.
Songlan Peng (2005), The harmonization 
of Chinese accounting standards with 
international accounting standards: An 
Empirical evaluation, Thesis, ProQuest 
Dissertation and Thesis. 
Stefan Bunea, Marian Săcărin & Mihaela 
Minu (2012), “Romanian professional 
accountants’ perception on the differential 
financial reporting for small and 
medium-sized enterprises”, Accounting 
and Management Information Systems, 
Vol.11, No.1: 27-43.
Trần Quốc Thịnh (2013), Định hướng xây 
dựng chuẩn mực báo cáo tài chính VN 
đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, 
Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế 
TP.HCM.
h t t p : / / w w w. a n c . g o u v. f r / s e c t i o n s /
textes_et_reponses_2/reponses_aux_
questio/efrag/22_avril_2010_efrag/
downloadFile/file/22_avril_2010_
e f r a g _ I F R S _ f o r _ S M e s _ w i t h _
the_EU_Account ing_Direc t ives .
pdf?nocache=1272619940.13 access 
26/07/2013
h t t p : / / w w w. a n c . g o u v. f r / s e c t i o n s /
normes_pr ivees / rappor ts /proje t_
ifrs-pme_iasb5017/downloadFile/
f i l e / p r o j e t _ i f r s - p m e _ i a s b _ a n g .
pdf?nocache=1317192725.33 access 
26/07/2013
presentation_detaill/plan_strategique_
d e / d o w n l o a d F i l e / f i l e / P l a n _
strategique_de_l_Anc_2010-2011.
pdf?nocache=1283247115.54 access 
26/07/2013
p u b l i c a t i o n s / n o s _ p u b l i c a t i o n s _
f i c / s m a l l _ l i s t e d _ c o m p a n i /
downloadFi le / f i le /Smal l_ l i s ted_
companies_-_MAJ_oct_2011_VDEF.
pdf?nocache=1318521111.88 access 
26/07/2013
publications/nos_publications_fic/
plan_strat_anc_2011-/downloadFile/
f i l e /p lan_s t ra t_ANC2011_2012 .
pdf?nocache=1326902771.39 access 
26/07/2013
reponses_2/reponses_aux_questio/iasb/
documents_2013/anc_ed_2013_05_
r e g u l / d o w n l o a d F i l e / f i l e / A N C _
ED_2013_05_Regulatory_Deferral_
Accounts.pdf?nocache=1374564529.41 
access 26/07/2013
Documents/Fact-Sheet/SME-Fact-
Sheet-July-2013.pdf access 02/11/2013
ge&pagename=FASB%2FPage%2FSec
tionPage&cid=1351027243391 access 
02/11/2013
h t t p : / / w w w . f a s b . o r g / j s p /
F A S B / D o c u m e n t _ C /
DocumentPage&cid=1176162350559 
access 02/11/2013
4. Kết luận
Với khả năng ứng dụng cao 
và hiệu quả Z – score trong dự 
báo khả năng phá sản của doanh 
nghiệp giúp NHTM theo dõi, 
kiểm soát rủi ro tín dụng của 
mình, Z – score có thể xem là 
công cụ bổ trợ đắc lực trong quá 
trình quản trị rủi ro tín dụng tại 
các NHTM. Điều này giúp hệ 
thống NHTM hoạt động an toàn 
và hiệu quả hơn trong tương 
lail
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Altman, Edward (1968), Financial Ratios, 
Discriminant Analysis and the Prediction 
of Corporate Bankruptcy.
Altman, Edward (2000), Predicting 
Financial Distress of Companies.
Altman, Edward (2002), Revisiting 
Credit Scoring Models in a Basel II 
Environment.
Basel II - Bản tiếng Anh
Công ty cổ phần Bibica (2011), Báo cáo tài 
chính.
Frederic S.Mishkin (2004), The Economics 
of Money, Banking and Financial 
market, 7th Edition.
Gay Hatfield & Carol Lancaster (2000), The 
signaling effects of Bank loan – loss 
reverse additions.
Kyung-Shik Shin, Yong-Joo Lee (2002), 
A genetic algorithm application in 
bankruptcy prediction modeling.
Leonardo Becchetti, Jaime Sierra (2003), 
Bankruptcy risk and productive efficiency 
in manufacturing firms.
Ming-Yuan Leon Li, Peter Miu (2010), A 
hybrid bankruptcy prediction model with 
dynamic loadings on accounting-ratio-
based and market-based information: A 
binary quantile regression approach.
Tomasz Korol (2013), Early warning 
models against bankruptcy risk for 
Central European and Latin American 
enterprises.
Y. Wu, C. Gaunt, S. Gray (2010), A 
comparison of alternative bankruptcy 
prediction models.
Ứng dụng mô hình Z-score....
(Tiếp theo trang 50 )

File đính kèm:

  • pdfxac_lap_khung_phap_ly_ke_toan_cho_doanh_nghiep_nho_va_vua_ki.pdf